Hiện nay,nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa,nhưng mới chỉ là thời kỳ đầu -thời kỳ quá độ.Chính sách kinh tế đa thành phần đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành và phát triển.Các công ty TNHH,công ty cổ phần ,doanh nghiệp tư nhân.mọc lên hàng loạt và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nhà nước.Bên cạnh đó chính sách kinh tế mở đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nước ta dưới dạng hình thức công ty liên doanh,khu chế suất .càng khiến cho nền kinh tế nước ta sôi động hẳn lên.Các thành phần kinh tế đã cạnh tranh với nhau một cách công bằng hơn,có nhiều khởi sắc mới và đã tạo ra nhiều thành quả đáng khích lệ .Trong điều kiện như vậy ,hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM)cuãng có nhiều đổi mới hơn để phù hợp và góp một phần đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước.
Với hoạt động chủ yếu là kinh doanh trên lĩnh vực tài chính -tiền tệ .Ngân hàng có nhiệm vụ nhận tiền gửi ,thanh toán hộ và cho ay đối với các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư .Với vai trò là trung gian của nền kinh tế ,Ngân hàng đống vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Thông qua việc thực hiện chức năng trung gian thanh toán và trung gian tín dụng ,NHTM đã góp phần tạo ra được các nguồn tích luỹ cho chính bản thân mình và cho nền kinh tế -Quá trình tích luỹ này đã tận dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ xung kịp thời cho nhu cầu sử dụng vốn làm cho vốn được luân chuyển tuần hoàn trong nền kinh tế ,với nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, thu đổi và mua bán ngoại tệ ngân hàng là nơi phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu .
Với các hoạt động cơ bản như trên và là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn trong toàn quốc hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội ,Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã đóng góp 1 phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển tế của cả nước nói chung và của Thủ đô nói riêng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNHVN) gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp có tên giao dịch quốc tế là Vietnam bank for Agriculture and Rural Development(VBARD)có trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ -Dống Da -Hà Nội
Tổ chức tiền thân của NHNN&PTNTVN hiện nay là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam ,được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1998 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ,nay là thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,là ngân hàng chuyên doanh phát triển nông thôn Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay ,ngân hàng đã trải qua 2 lần đổi tên .Lần thứ nhất được đổi tên là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của thủ tướng chính phủ .Lần thứ hai được đổi tên là NHNN&PTNHVN theo quyế định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc ngân hàng Nhà nước đựơc thủ tướng chính phủ uỷ quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/7/1996.
Ngày 22/11/1997 thống đốc ngân hàng nhà nước đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNN&PTNTVN là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước ,có tư cách pháp nhân ,thời hạn hoạt động là 99 năm ,trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội ,có quyền tự chủ về tài chính ,tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn NHNN&PTNTVN do hội đồng quản trị quản lý và tổng giám đốc điều hành. Thực hiện chức năng kinh doanh đa năng ,chủ yếu là kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước và ngoài nước ;đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội;uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ ,các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước trong các ngành kinh tế ,trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp ,nông thôn ,nông dân.
NHNN&PTNTVN là NHTM quốc doanh có mạng lưới rộng lớn tại tất cả các đô thị và các vùng nông thôn ,với công nghệ ngày càng tiên tiến ,bao gồm 22000 nhân viên được đào tạo hệ thống ,làm việc tại 1322 sở giao dịch ,chi nhánh tỉnh ,thành phố ,huyện ,liên huyện ,xã ,liên xã.Ngoài ra còn có 8 công ty chuyên doanh ,tham gia liên doanh ,liên kết với 1 số tổ chức tài chính ngân hàng ,trong đó có ngân hàng chuyên doanh Việt-Thái :VINASIAM.
11 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 914 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng hoạt động của sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
Số trang
Lời nói đầu
A.Tổng quan về ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
Việt Nam
B.Giới thiệu chung về Sở giao dịch - ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
I.Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
II.Các hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch
III.Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch
1.Bối cảnh ảnh hưởng tới hoạt đọng của Sở giao dịch NHNH&PTNTVN
a.Khó khăn
b.Thuận lợi
2.Kết quả hoạt động kinh doanh
IV.Nhân lực và đào tạo nhân lực
A.Tổng quan về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam:
Hiện nay,nền kinh tế nước ta đang chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng Xã hội chủ nghĩa,nhưng mới chỉ là thời kỳ đầu -thời kỳ quá độ.Chính sách kinh tế đa thành phần đã tạo điều kiện cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh hình thành và phát triển.Các công ty TNHH,công ty cổ phần ,doanh nghiệp tư nhân..mọc lên hàng loạt và cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp nhà nước.Bên cạnh đó chính sách kinh tế mở đã thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào nước ta dưới dạng hình thức công ty liên doanh,khu chế suất ..càng khiến cho nền kinh tế nước ta sôi động hẳn lên.Các thành phần kinh tế đã cạnh tranh với nhau một cách công bằng hơn,có nhiều khởi sắc mới và đã tạo ra nhiều thành quả đáng khích lệ .Trong điều kiện như vậy ,hệ thống Ngân hàng thương mại (NHTM)cuãng có nhiều đổi mới hơn để phù hợp và góp một phần đặc biệt quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế đất nước.
Với hoạt động chủ yếu là kinh doanh trên lĩnh vực tài chính -tiền tệ .Ngân hàng có nhiệm vụ nhận tiền gửi ,thanh toán hộ và cho ay đối với các tổ chức kinh tế, các thành phần dân cư .Với vai trò là trung gian của nền kinh tế ,Ngân hàng đống vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, Thông qua việc thực hiện chức năng trung gian thanh toán và trung gian tín dụng ,NHTM đã góp phần tạo ra được các nguồn tích luỹ cho chính bản thân mình và cho nền kinh tế -Quá trình tích luỹ này đã tận dụng được nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để bổ xung kịp thời cho nhu cầu sử dụng vốn làm cho vốn được luân chuyển tuần hoàn trong nền kinh tế ,với nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, thu đổi và mua bán ngoại tệ ngân hàng là nơi phục vụ đắc lực cho hoạt động xuất nhập khẩu .
Với các hoạt động cơ bản như trên và là một trong 4 NHTM quốc doanh lớn trong toàn quốc hoạt động trên địa bàn thành phố Hà Nội ,Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã đóng góp 1 phần đáng kể cho sự nghiệp phát triển tế của cả nước nói chung và của Thủ đô nói riêng.
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (NHNN&PTNHVN) gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp có tên giao dịch quốc tế là Vietnam bank for Agriculture and Rural Development(VBARD)có trụ sở chính đặt tại số 2 Láng Hạ -Dống Da -Hà Nội
Tổ chức tiền thân của NHNN&PTNTVN hiện nay là Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam ,được thành lập theo quyết định số 53/HĐBT ngày 26/3/1998 của chủ tịch Hội đồng bộ trưởng ,nay là thủ tướng chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ,là ngân hàng chuyên doanh phát triển nông thôn Việt Nam.
Từ khi thành lập đến nay ,ngân hàng đã trải qua 2 lần đổi tên .Lần thứ nhất được đổi tên là Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam theo quyết định số 400/CT ngày 14/11/1990 của thủ tướng chính phủ .Lần thứ hai được đổi tên là NHNN&PTNHVN theo quyế định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của thống đốc ngân hàng Nhà nước đựơc thủ tướng chính phủ uỷ quyền ký quyết định thành lập tại văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11/7/1996.
Ngày 22/11/1997 thống đốc ngân hàng nhà nước đã phê chuẩn điều lệ tổ chức và hoạt động của NHNN&PTNTVN là doanh nghiệp nhà nước đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước ,có tư cách pháp nhân ,thời hạn hoạt động là 99 năm ,trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội ,có quyền tự chủ về tài chính ,tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn NHNN&PTNTVN do hội đồng quản trị quản lý và tổng giám đốc điều hành. Thực hiện chức năng kinh doanh đa năng ,chủ yếu là kinh doanh tiền tệ tín dụng và các dịch vụ ngân hàng đối với khách hàng trong nước và ngoài nước ;đầu tư các dự án phát triển kinh tế xã hội;uỷ thác tín dụng đầu tư cho chính phủ ,các chủ đầu tư trong nước và ngoài nước trong các ngành kinh tế ,trước hết trong lĩnh vực kinh tế nông nghiệp ,nông thôn ,nông dân.
NHNN&PTNTVN là NHTM quốc doanh có mạng lưới rộng lớn tại tất cả các đô thị và các vùng nông thôn ,với công nghệ ngày càng tiên tiến ,bao gồm 22000 nhân viên được đào tạo hệ thống ,làm việc tại 1322 sở giao dịch ,chi nhánh tỉnh ,thành phố ,huyện ,liên huyện ,xã ,liên xã.Ngoài ra còn có 8 công ty chuyên doanh ,tham gia liên doanh ,liên kết với 1 số tổ chức tài chính ngân hàng ,trong đó có ngân hàng chuyên doanh Việt-Thái :VINASIAM.
B.Giới thiệu chung về Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (số 2 Láng Hạ):
Mặc dù NHNN&PTNTVN chính thức ra đời từ năm 1988 theo quyết định 53/HĐBT về việc xây dựng một hệ thống ngân hàng hai cấp nhưng phải đến tháng 5/1999,Sở giao dịch mới được thành lập theo quyết định số 232/QĐ/HĐBT 02.Trong cơ cấu bộ máy tổ chức của NHNN&PTNT,Sở giao dịch là một dơn vị hạch toán phụ thuộc loại 1.Với sự cố gắng của lãnh đạo sở và tập thể cán bộ công nhân viên ,được sự quan tâm của hội đồng quản trị ,ban điều hành và các ban nghiệp vụ tại trung tâm diều hành ,Sở đã đảm nhiêm chức năng sở đầu mối của toàn ngành .
I. Cơ cấu tổ chức bộ máy của Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp (SGDNHNo):
Theo qui chế tổ chức và hoạt đọng của Sở giao dịch NHNN&PTNTVN,Giám đốc là người điều hành trực tiếp mọi hoạt động của sở .Giám đốc được sự giúp đỡ của 3 phó giám đốc ,trong đó có 1 phó giám đốc thường trực .Dưới ban giám đốc ,sở giao dịch có 7 phòng chức năng:
1.Phòng kinh doanh ngoại tệ:
Phòng này có một số chức năng như:đại diện theo uỷ quyền của NHNo trên thị trường liên ngân hàng ,quyết định mua bán để cân đối về trạng thái ngọai tệ, kinh doanh vốn trên tài khoản ,điều hoà vốn ngoại tệ trên toàn hệ thống. Ngoài ra ,đây còn là nơi thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận và triển khai một số sản phẩm, dịch vụ mới .
2. Phòng kinh doanh:
Phòng kinh doanh thực hiện hai nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay (dưới cả hình thức chiết khấu,cho vay theo dự án ,đồng tài trợ,bảo lãnh ..theo các kỳ hạn ngắn ,trung ,dài bằng đồng Việt Nam )phòng kinh doàn cũng chịu trách nhiệm quản lý việc chi tiêu cuat các dự án (hiện có khoảng 6,7 dự án )và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng .Các kế hoạch về kinh doanh cũng do bộ phận này đảm nhận nhiệm vụ hoạch định .
3. Phòng thanh toán quốc tế:
Ngoài nhiệm vụ chính là thực hiện các nghiệp vụ về thanh toán quốc tế (bao gồm chiết khấu và tái chiết khấu bộ chứng từ ,mở và theo dõi thư bảo lãnh ,thư tín dụng theo lệnh của Tổng giám đốc NHNN&PTNHVN,thanh toán quốc tế..),phòng này còn thực hiện một chức năng quan trọng là tham gia đào tạo và tổ chức hướng dẫn các nghiệp cụ về thanh toán quốc tế trong hệ thống NHNN&PTNTVN.
4. Phòng SWIFT:
Là đầu mối quan hệ đối với các cơ quan ,tổ chức có liên quan tới SWIFT,phòng này có nhiệm vụ quản trị ,cập nhật và vận hành hệ thống SWIFT,telex..của NHNN&PTNTVN.Bên cạnh đó ,phòng còn thực hiện thiết lập ,quản lý và sử dụng mật mã thanh toán quốc tế cũng như thiết lập và duy trì hệ thống đại lý song phương với các ngân hàng trên thế giới .Do phòng SWIFT có chức năng kiểm soát và thanh toán ngoại tệ ra ngoài hệ thống theo chỉ định của thống đốc NHNo nên các nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các chi nhánh cũng đều phải được thực hiện qua đây ,Cũng giống như phòng thanh toán quốc tế,phòng SWIFT cũng tham gia công tác đào tạo thực hiện nghịêp vụ thanh toán quốc tế theo tiêu chuẩn SWIFT .
5. Phòng kiểm tra - kiểm toán nội bộ:
Giống như bộ phận chức năng về kiểm toán ,kiểm tra ở bất kỳ một đơn vị nào khác ,phòng kiểm tra kiểm toán nội bộ của NHNo thực hiện việc rà soát lại hệ thống kế toán và các quy chế kiểm toán nội bộ ,kiểm tra các thông tin do kế toán cung cấp ,xem xét việc tính và ghi các chỉ tiêu tren các báo cáo tài chính, kiểm tra tính hiệu lực và hiệu quả trong đơn vị .
6. Phòng hành chính nhân sự:
Với chức năng hành chính ,phòng hành chính nhân sự thực hiện công tác văn thư, hành chính ,quản trị ,tuyên truyền ,tiếp thị ,lễ tân ,tiếp khách ..nhằm mục tiêu xây dựng Sở giao dịch văn minh ,lịch sự.Với chức năng nhân lực, Phòng giúp giám đốc quy hoạch ,sắp xếp và bố trí cán bộ của Sở ,thực hiện các quyết định khen thưởng ,kỷ luật cán bộ khi có quyết định của Hội đồng khen thưởng và kỷ luật ,thực hiện các chế độ ,chính sách đối với người lao động cũng như đề xuất cho cán bộ của Sở đi học tập tham quan..
7. Phòng kế toán -ngân quĩ:
Các cán bộ của Phòng kế toán ngân quĩ không chỉ hạch toán các nghiệp vụ kinh doanh của Sở theo qui định của NHNo mà còn tổ chức hạch toán,theo dõi các quĩ ,vốn tập trung toàn hệ thống NHNo.Phòng này có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ rút tiền tự động ,két sắt ,thu ,chi tiền mặt ,ngân phiếu thanh toán ,vận chuyển tiền ,quản lý kho ,quĩ nghiệp vụ ,tham gia thanh toán liên hàng ..Phòng đảm nhận các công viẹc về tài chính của Sở từ khâu xây dựng kế hoạch tài chính ,phân tích hoạt động tài chính ..cho đến việc nộp ngân sách nhà nước theo qui định .
II.Các hoạt động chủ yếu của Sở giao dịch:
Về căn bản Sở giao dịch thực hiện một số hoạt động sau:
1. Huy động vốn
Các hình thức huy đọng vốn mà Sở giao dịch được phép huy động gồm:tiền gửi tiết kiệm không và có kỳ hạn ,tiền gửi thanh toán của mọi tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ ,chứng chỉ tiền gửi ,trái phiếu ,kỳ phiếu ngân hàng ,vốn tài trợ ,vốn uỷ thác của chính phủ ,các tổ chức kinh tế ,cá nhân trong và ngoài nước ,vốn vay ngắn,trung và dài hạn theo qui định của NHNo
2. Cho vay ngắn ,trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ đối với khách hàng:
3. Thực hiện các dịch vụ ngân hàng như thanh toán quốc tế ,bảo lãnh và tái bảo lãnh ,chiết khấu và tái chiết khấu chứng từ ,mua bán ngoại tệ ,máy rút tiền tự động ,thẻ tín dụng ,chiết khấu giấy tờ có giá ,các dịch vụ ngân quĩ và các dịch vụ khác được nhà nước cho phép
4. Thực hiện quan hệ đại lý thanh toán và dịch vụ ngân hàng đối với các ngân hàng nước ngoài
5. Đầu tư dưới nhiều hình thức: hùn vốn ,mua cổ phần ,liên doanh ..với các doanh nghiệp ,tổ chức kinh tế khi được NHNo cho phép
Bên cạnh các hoạt động trên để thực hiện chức năng ngân hàng ,Sở giao dịch còn thực hiện một số hoạt động khác với tư cách là đại diện cho NHNo
6. Quản lí nội và ngoại tệ tạm thời nhàn rỗi của NHNo ,cân đối ,điều hoà vốn trong cả hệ thống NHNovà thực hiện các qui chế về dự trữ bắt buộc ,trạng thái ngoại tệ của ngân hàng Nhà nước .
7. Làm đàu mối thanh toán quốc tế,quản lý tiền gửi ngoại tệ của các đơn vị thành viên tại Sở giao dịch cũng như của NHNo tại các ngân hàng khác.
8. Làm đầu mối kinh doanh trên thị trường liên ngân hàng trong và ngoài nước.
9. Quản lý ,phát triển hệ thống ngân hàng đại lý của NHNo
10. Trực tiếp thử nghiệm các dịch vụ ,sản phẩm mới trong hoạt động kinh doanh ngân hàng.
11. Kiểm tra ,kiểm toán nội bộ ,báo cáo thống kê và các nhiệm vụ được Tổng giám đốc NHNo giao.
III.Thực trạng hoạt động của Sở giao dịch:
1. Bối cảch ảnh hưởng tới hoạt động của Sở giao dịch ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
a. Các khó khăn:
Hoạt động khá rộng rãi ở địa bàn nông nghiệp ,nông thôn với một số lượng đông đảo khách hàng hoạt động nông nghiệp,các đợt thiên tai kéo dài và dồn dập trên cả nước thời gian qua đã gây những bất lợi không nhỏ đến hoạt động của cả hệ thống NHNo,qua đó ,không có tác dụng thúc đẩy một số mặt hoạt động của Sở giao dịch .Hơn nữa ,tình hình tiêu thụ chậm một số sản phâmt do cung đã vượt quá cầu cũng như những bất ổn về giá ,đặc biệt của một số loại nông sản đã làm giảm thu nhập ,sức mua của cả nền kinh tế nói chung .
Nền kinh tế tăng trưởng thật vững chắc ,tính cạnh tranh của các sản phẩm hàng hoá trong nước chưa cao nên khả năng xuất khẩu hàng thu ngoại tệ vẫn còn hạn chế ,Hơn nữa ,tỷ giá liên tục tăng cao đã tạo nên một sức ép lớn tới các hoạt động thanh toán quốc tế và dịch vụ ngân hàng.
Trên địa bàn Sở giao dịch hoạt động ,sự cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại về các dịch vụ mới ,các kỹ năng ngân hàng hiện đại đã tạo một sức ép lớn cho Sở .
b. Thuận lợi :
Bối cảnh chung đem lại cho Sở giao dịch nhiều yếu tố thuận lợi để phát triển.Nền kinh tế Việt Nam trong hai năm gần đay đã cho thấy một sự phục hồi mạnh sau sự đi xuống do tác động của khủng hoảng tài chính khu vực .Các chỉ tiêu về tốc độ tăng trưởng GDP,sản xuất công ,nông nghiệp ,dịch vụ ,xuất khẩu ,tín dụng ngân hàng ..nhìn chung đều đạt hoặc vượt dự kiến .Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách ,cơ chế ,giải pháp ,đặc biệt là các chính sách để phát triển nông nghiệp ,nông thôn và nông đan đẻ phát triển nền kinh tế ,tháo gỡ những khó khăn cho các tổ chức tín dụng(TCTD).Cộng thêm sự phục hồi của nhiều nước sau khủng hoảng ,tạo thêm thị trường cho Việt Nam ,có thể nói rằng ,NHNo nói chung ,Sở giao dịch nói riêng đang đứng trước nhiều cơ hội ,thời cơ thuận lợi để phát triển .
2. Kết quả hoạt động kinh doanh :
a. Huy động vốn:
STT
Chỉ tiêu
Năm 1999
Năm2000
Mức đạt
(tỷ đồng)
So 1998
Mức đạt
(tỷ đồng)
Tăng/giảm
So 1999
1
Tổng nguồn vốn huy động
564
48,5%
1623
+187,8%
2
Nguồn vốn nội tệ
Nguồn vốn ngoại tệ
626
35748 nghìn $
758
59633 nghìn $
111,9%
+66.8%
3
Nguồn vốn không kỳ hạn
Nguồn vốn kỳ hạn <12 tháng
Nguồn vốn kỳ hạn >12 tháng
14682
171
264.4
372
364
587
+153.4%
+112.9%
+122%
4
Vay của các TCTD
300
Do Sở giao dịch mới mới chỉ nhận tiền gửi nọi tệ từ tháng 10/1998 và thực hiện huy động tiết kiệm nội tệ từ tháng 3/1999 nên nguồn vốn nội tệ năm 1999 ,tuy chỉ chiếm một tỷ trọng không đáng kể trong tổng nguồn vốn nhưng đã cho thấy một nỗ lực lớn của Sở giao dịch .Năm 2000 ,nguồn vốn nội tệ đã tăng lên rất mạnh(hơn 1000%).Đó là kết quả của việc triển khai các hình thức huy đọng vốn đa dạng nhằm khai thác tối đa nguồn vốn huy động như kỳ phiếu hai năm ,nhận vốn của các tổ chức tài chính tín dụng ,tham gia giao dịch trên thị trường liên ngân hàng .Trong công tác huy động vốn ,Sở đã cố gắng theo dõi sát diễn biến lãi suất thị trường trên địa bàn để có sự điều chỉnh kịp thời ,tạo cơ chế lãi suất sinh hoạt .Để khuyến khích khách hàng gửi tiền có kỳ hạn với số lượng lớn ,tăng trưởng nguồn vốn ,Sở có cơ chế lãi suất cho nguồn vốn cá biệt và phù hợp với từng mức vốn và thời hạn gửi.
b.Cho vay:
Chỉ tiêu
Mức đạt (qui về VND)
Mức tăng
(qui về VND)
%tăng /giảm
1999
2000
1999
2000
1999
2000
1.Doanh số cho vay
223
405
59
182
35
81
2.Doanh số thu nợ
Doanh số thu nợ quá hạn
230
21,4
321
4,1
107
86,9
3.Dư nợ đến 31/12
Dư nợ cho vay nội tệ
183
66
236
-25
+18
+53
-12
+37
+29
4.Nợ quá hạn đến 31/12
39,7
8,194
-31,4
-1,22
-18
Nhìn chung ,công tác tín dụng đã có bước chuyển biến tích cực thẻ hiện ở doanh số cho vay tăng và tính an toàn ,hiệu quả ,không phát sinh nợ quá hạn của các khoản cho vay trong năm 2000.Sở đã thu hút được 3 khách hàng mới có tình hình sản xuất kinh doanh tương đối ổn định và tình hình tài chính lành mạnh là Tổng công ty xây dựng công nghiệp ,công ty may xuất khẩu và công ty vật tư ngân hàng .Trong công tác cho vay ,việc phân tích tài chính doanh nghiệp ,phân loại khách hàng để làm cơ sở áp dụng cơ chế ưu đãi khách hàng cũng được Sở giao dịch quan tâm.
Tuy thế ,khách hàng của Sở vẫn chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ ,chất lượng không đồng đèu ,hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực kinh doanh thương mại. Sở lại chưa thực hiện cho vay hộ gia đình và cá nhân nên chưa thẻ tăng trưởng dư nợ một cách ổn định và vững chắc .
Năm 1999,nợ quá hạn tuy cao(39.7tỷ đòng),chiếm 21.72% tổng dư nợ (mặc dù đã giảm 1.22% so với 31/12/1998) nhưng chủ yếu là nợ quá hạn của các khoản vay ngoại tệ từ năm 1998 trở về trước. Các khoản vay của năm 1999 phát sinh nợ quá hạn là 7.1 tỷ đồng, đã thu nợ ngay trong năm,còn lại nợ quá hạn đén 31/12/1999 là 0.3 tỷ đồng. Cho vay bằng nội tệ không có phát sinh nợ quá hạn .
Đến năm 2000,nợ quá hạn đã giảm đáng kể nhưng vẫn tiềm ẩn phát sinh nợ quá hạn do một số khách hàng đang gặp khó khăn tài chính như cồn ty 89 Bộ Quốc Phòng,xí nghiệp xây lắp đường dây và trạm điện ..Ngoài ra ,một sốkhách hàng trực tiếp của Sở giao dịch có nợ quá hạn lâu ngày không có khả năng trả nợ đã thành nợ khê đọng khó đòi ,khả năng thu nợ khó khăn.
Có thể nói việc xử lý tín dụng đã có những kết quả đáng khích lệ và có những bước đi cụ thể thích hợp :Sở thường xuyên phối hợp ,tranh thủ sự giúp đỡ củ viện kiểm sát nhân dân thành phố Hải Phòng để bán tài sản thế chấp ,thu hồi nợ quá hạn khó đòi trên địa bàn Hải Phòng.Trong năm 2000,công tác này đã thu được 4,1 tỷ đồng ,trong đó thu về cho Sở giao dịch 3.2 tỷ đồng .Bên canh đó ,Sở luôn kiên trì chủ trương bàn giao nợ về chi nhánh ,đã bàn giao nợ ngoại tệ dứt điểm về chi nhánh Hải Phòng số tiền 2878439 USD tương đương 40914 triệu VND.Sỏ cũng đang tiếp tục phối hựop cùng chi nhánh Hà Tĩnh để bàn giao nốt soó dư ngoại tệ của công ty Việt Hà và công ty GENTRADIMEX về chi nhánh quản lý đôn đốc và thu hồi nợ.
c.Hoạt động kinh doanh ngoại tệ :
Với nhiệm vụ là đầu môí duy nhất trong thanh toán và kinh doanh ngoại tệ, từ cuối tháng 3/1999,Sở giao dịch đã có nhiều cố gắng và bước đàu đã thực hiện được vai trò của Sở đàu mối ,vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho các chi nhánh làm dịch vụ cho khách hàng ,vừa kinh doanh ngọi tệ có hiệu quả .Từ cuối tháng 6/1999 ,Sở đã tiếp nhận REUTERS phục vụ cho hoạt động kinh doanh ngoại tệ .Đến nay ,các giao dịch mua bán ngoại tệ ,giao dịch tiền gửi ,trao đổi thông tin của ngân hàng Nông nghiệp trên thị trường liên ngân hàng trong nước và quốc tế đều được thực hiện qua hệ thống này .Hệ thống REUTERS đã nâng cao tính chuyên nghiệp của bộ phận mua bán ngoại tệ trong việc góp phần đảm bảo các nhu cầu về các loại hình ngoại tệ cho khách hàng với tỷ gía cạnh tranh như thực hiện kinh doanh đầu cơ ngoại tệ chênh lệch tỷ giá
d.Hoạt động quản lý và kinh doanh vốn trên tài khoản:
Từ tháng 4/1999 Sở giao dịch được giao nhiệm vụ quản lý toàn bộ tài khoản NOTRO của NHNo.Sở đã sử dụng có hiệu quả nguồn vốn nhàn rỗi trên tài khoản này,vừa đảm bảo nhu cầu thanh toán,an toàn vốn ,vừa thu lợi nhuận caothông qua việc điều chuyển vốn giữa các ngân hàng có mức chênh lệch lãi suất khác nhau.Năm 1999,Sở thực hiện 200 giao dịch gửi kỳ hạn USD (tổng doanh số 1,7 tỷ USD)với số dư bình quân khoảng 50 triệu USD,thu chênh lệch lãi đối với lãi suất tiền gửi không kỳ hạn tại các ngân hàng nước ngoài là 187000 USD.Trong năm 2000 tận dụng vốn tạm thời nhàn rỗi trên tài khoản,Sở đã thực hiện giao dịch gửi có kỳ hạn VND và USD trong đó có 341 giao dịch tiền gửi kỳ hạn ngoại tệ với số dư bình quân 100 triệu USD,thu chênh lệch lãi suất so với tiền gửi không kỳ hạn cao nhất là 250000 USD.
Từ tháng 8/1999 ,được tổng giám đốc giao cho tận dụng nguồn vốn nội tệ tạm thời nhàn rỗi của toàn ngành gửi tại các chi nhánh ngân hàng nước ngoài ở Việt Nam ,trong năm 1999,Sở đã thực hiện 167 giao dịch tiền gửi,doanh số 3460 tỷ đồngvới số dư thường xuyên khoảng200_250 tỷ đồng ,chênh lệch thu lã so với gửi ngân hàng nhà nước là 3,3 tỷ. Năm 2000 với 237 giao dịch tiền gửi kỳ hạn nội tệ với số dư bình quân là 300 tỷ đồng, Sở đã thu 7.7 tỷ đồng chênh lệch so với tiền gưi tại NHNN.
Lãi do kinh doanh vốn trên tài khoản nội tệ và ngoại tệ đã bù đắp được một phần chi phí huy động vốn cho Sở giao dịch.
e.Hoạt động thanh toán quốc tế
Nếu như doanh số thanh toán quốc tế phục vụ khách hàng tại Sở giao dịch năm 1999 tăng 53,45% so với năm 1998 (đạt mức 243 triệu USD) thì đến năm 2000,các mảng hoạt động thanh toán quốc tế đều không tăng so với năm 1999,thậm chí một số mặt còn giảm .Chuyển tiền đến giảm tới 46896 nghìn USD do từ 5/4/2000,các món chuển tiền đến không được hạch toán qua phòng thanh toán quốc tế.Cụ thể ,năm 1999 thanh toán hàng nhập đạt 163,5 triệu USD ,thanh toán hàng xuất đạt 76 triệu USD,thanh toán kiều hối đạt 3,5 triệu USD.Các con
số tương ứng của năm 2000 là :28,891 triệu USD;164,171triệu USD;4342 USD .Dịch vụ thanh toán quốc tế Sở giao dịch thực hiện khá đa dạng như thanh toán L/C, nhờ thu, kiều hối, bảo lãnh. Nhìn chung,việc thanh toán quốc tế đợoc dảm bảo thông suốt không có rủi ro .Tuy nhiên ,khách hàng vay vốn thanh toán quốc tế tại sở giao dịch không nhiều ,doanh số lại không cao nên không đẩy nhanh được doanh số thanh toán quốc tế.
g.Hoạt động đại lý và SWIFT
Đến 31/12/1999 Sở đã có quan hệ đại lý với 600 ngân hàng ở 72 nước trên thế giới (riêng năm 1999 đã thiết lập được thêm 19 ngân hàng đại lý )
Với chức năng làm đầu mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước có liên quan SWIFT,Sở giao dịch đã hoàn thành nhiệm vụ đảm bảo hệ thống của NHNo hoạt động liên tục không gây ách tắc thanh toán quốc tế trong toàn hệ thống.Sở đã triển khai mạng SWIFT cho 10 chi nhánh trong năm 1999 và 11 chi nhánh trong năm 2000,đưa số chi nhánh đã tham gia mạng SWIFT lên 46 chi nhánh ,từng bước hoàn thiện mạng trong hệ thống NHNo,đáp ứng yêu câu ngày càng tăng và tính đa dạng của nghiệp vụ thanh toán quốc tế .
Năm 1999 Sở đã thực hiện chuyển tiếp 31382 diện giao dịch cho toàn hệ thống,trong đó ,16802 diện chuyển tiếp ra ngoài hệ thống và 14580 diện chuyển từ các ngân hàng đại lý tới các chi nhánh.Năm 2000 các con số tương ứng là: 51497;25374;26105.
h. Công tác kế toán ngân quĩ:
Tháng 3/1999 phòng kế toán -ngân quĩ nhận tài khoản tiền gửi ngoại tệ của các chi nhánh ,tài khoản NOTRO từ Sở 2 bàn giao sang.Tháng 5/1999,Sở đã tiếp tục nhận bàn giao các tài khảon theo dõi vốn vay,quĩ và cốn tập trung của toàn ngành từ sở giao dịch 1.Khối lượng nghịêp vụ thời gian này tăng đột biến, lượng chứng từ bình quân ngày là 600 chứng từ .
Từ đó đến nay Sở đã thực hiện công việc chuyển đổi tài khoản cũ sang hệ thống tài khoản mới,đảm bảo phục vụ các chi nhánh và khách hàng kịp thời.Công tác kế toán đã có nhiều cải tiến đảm bảo hạch toán kịp thời ,thanh toán nhanh đáp ứng yêu cầu của khách hàng ,cũng như các chi nhánh .
Kết quả kinh doanh:
Chỉ tiêu
1999
2000
Mức đạt
(tr. đồng)
Tỷ trọng
(%)
Mức đạt
(tr.đồng)
Tỷ trọng
(%)
I.Tổng thu:
1.Thu lãi cho vay
2.Thu lãi tiền gửi
3.Thu dịch vụ thanh toán
4.Thu kinh doanh ngoại tệ
5.thu khác
124.889
42.715
59.887
4.186
4.502
13.598
34,2
47,95
3,35
3,61
10,89
126.238
7.762
101.414
3.809
12.783
450
6
80
3
10
1
II.Tổng chi:
1.Chi huy động vốn
2.Chi nộp thuế
3.Chi cho nhân viên
4.Chi cho quản lý
5.Chi về tài sản
6.Trích dự phòng rủi ro
101.646
67.762
243
903
1.747
673
30.277
66,69
0,24
0,89
1,72
0,66
29,8
95.075
52.866
1.716
5.594
1.976
32.923
55,6
1,8
5,9
1,9
34,6
Chênh lệch thu chi
23.244
36.328
IV. Nhân lực và đào tạo nhân lực:
Số lượng cán bộ nhân viên Sở giao dịch không nhiều (60-70 người ).Năm vừa qua ,Sở đã tiếp tục củng cố nhân sự và tăng cường biên chế cho các phòng. Đội ngũ này thường xuyên được phổ biến các văn bản ,qui định của ngành, của NHNN&PTNT cũng như được bồi dưỡng phong cách giao dịch tận tình ,văn minh, lịch sự ,nhất là các cán bộ giao dịch .Tuy nhiên ,Sở vẫn chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa chuyên môn và các đoàn thể để tổ chức phong trào thi đua và nâng cao trách nhiệm của người lao động . Điều này một phần có ảnh hưởng hạn chế đến hoạt động của Sở. Để giải quyết, ngay từ cuối năm 1999, Sở đã đề ra giải pháp: thường xuyên tổ chức học tập, tự hoc tập chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trong Sở, từng bước nâng cao khả năng tự giải quyết công việc trong phạm vi chức trách dược phân công của mỗi cán bộ, đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ khách hàng và chi nhánh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 32.doc