Công cuộc đổi mới được triển khai ngày càng sâu rộng đến nay đã sang năm thứ 12. Chúng ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, đối nội, đối ngoại.bộ mặt của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi rất nhiều. Đó là một sự thật hiển nhiên mà nhân dân ta đều thấy rõ và thế giới thừa nhận. Tất cả chứng tỏ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của đất nước ta và xu thế chung của thời đại.
Bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng thấy nảy sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn, suy thoái như tham nhũng, buôn lậu, xa hoa, lãng phí, phân hoá giàu nghèo, chạy theo tiền tài, danh vị, quan liêu, dối trá, luồn lách, cơ hội. có tệ nạn đã trở thành quốc nạn, có tệ nạn càng chống lại càng phát triển rộng hơn, nghiêm trọng hơn. Đó cũng là sự thật nhưng là sự thật đáng buồn, hay nói các khác đó là mặt trái của tình hình đã và đang làm cho mọi Đảng chân chính cũng như mọi người dân lương thiện băn khoăn, lo lắng có khi đã có những bất bình đáng tiếc xảy ra.
Chúng ta phải thấy rõ hai mặt của tình hình, đánh giá khách quan đúng mức, không thổi phồng, cường điệu bất cứ mặt nào. Khẳng định thành tựu để làm cho những gì là tốt đẹp, là tích cực không phải chỉ là kết quả đổi mới mà còn phải trở thành mặt chủ đạo của đời sống xã hội, trở thành tiền đề cho sự phát triển tiếp tục của đất nước, trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Mặt khác, phải nhận diện cho đúng, cho hết những tệ nạn, tiêu cực, suy thoái, đang là lực cân con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Hơn nữa Bác Hồ đã nói những cái đó còn là những “giặc nội xâm”, là “đồng minh” của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta. Sự phá hoại ấy tập chung vào mấy việc: một là, làm sao cho ngày càng có nhiều người mất lòng tin và đi đến từ bỏ chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hai là làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đi đến làm mất vai trò lãnh đạo ấy, ba là làm sao xoá bỏ được định hướng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, bốn là tích tụ tâm trạng dao động, hoài nghi, bi quan, bất mãn, kích động những hành vi chống đối, manh động nhằm gây mất ổn định xã hội tạo nên tình trạng rối loạn ngày càng lớn hơn. Nguy cơ “diễn biến hoà bình” chính là nhằm vào mục tiêu đó. Sự “diễn biến hoà bình” từ ngoài với nhiều âm mưu, thủ đoạn, hành động và phương tiện khác nhau, chủ yếu là nhằm tạo ra được sự “diễn biến từ trong”, ngay trong hàng ngũ những người cách mạng, ngay trong tầng lớp nhân dân. Hoàn toàn có căn cứ để khẳng định rằng nếu bên trong chúng ta vững vàng thì mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” từ ngoài nhất đinh đều bị thất bại.
Nhìn nhận được thấy mặt trái của tình hình Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang cố gắng tìm mọi cách đẩy lùi, khắc phục, ngăn chặn những tiêu cực, tệ nạn, suy thoái đang diễn ra, cùng nha đưa ra ý kiến, đề xuất để giải quyết tốt vấn đề này. Người ta tập chung vào hai loại vấn đề là: một là kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, hai là dân chủ và sự lãnh đạo của Đảng.
Về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có ý kiến cho rằng kinh tế thị trường không thể đi đôi với chủ nghĩa xã hội, nếu chấp nhận chủ nghĩa xã hội thì phải từ bỏ kinh tế thị trường, không thể “bắt cá hai tay” được. Làm như hiện nay thì chỉ đẻ ra một nền kinh tế hỗn loạn, không ra kinh tế thị trường, không ra kinh tế chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một cách nói nhập nhằng, chỉ tạo ra tình trạng nước đôi, nửa vời, vừa làm vừa run, chỉ có lợi cho những kẻ đục nước béo cò mà thôi. Từ đó đi đến nhận định: kinh tế thị trường đảm bảo cho nền kinh tế của đất nước, đem lại lợi ích cho các tầng lớp nhân dân, còn việc gắn định hướng xã hội chủ nghĩa vào đây chỉ là vì lợi ích của Đảng chứ không đem lại lợi ích gì cho tuyệt đại đa số nhân dân.
Cuối cùng người ta đã nói rõ: hãy chon kinh tế thị trường và từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, từ bỏ sự lựa chọn theo hệ tư tưởng do Đảng đề xướng, thực chất là do Đảng áp đặt cho toàn xã hội, hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là ngõ cụt, là con đường đi đến thất bại, định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là nói thế thôi , chưa có gì rõ cả, thực ra là ta đang chuệch choạc. Ở đây không một chữ nào đề cập đến chủ nghĩa tư bản, nhưng ý đồ định hướng cho đất nước ta đi theo chủ nghĩa tư bản đã quá rõ ràng. Từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ chọn kinh tế thị trường thì nền kinh tế thị trường ấy sẽ tất yếu dẫn đến chủ nghĩa tư bản.
Từ khi bước vào đổi mới, chúng ta đã đổi mới tư duy, đổi mới khá nhiều những quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Trong những quan điểm mới, có vấn đề chấp nhận kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, vì kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường không phải chỉ riêng chủ nghĩa tư bản, nó xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có sản xuất hàng hoá. Chúng ta đã đi đến nhất trí nền kinh tế mà chúng ta cần xây dựng không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp như trước đây mà là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là vấn đề mà Đảng và nhà nước ta đặt mối quan tâm chủ yếu trong việc xây dựng đất nước ta. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta cố gắng tìm mọi cách điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện cơ chế kinh tế mới, nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi đi vào kinh tế thị trường, làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng hơn, sử dụng tột kinh tế thị trường phục vụ cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm sao kinh tế nhà nước không bị thua lỗ để đóng được vai trò chủ đạo, làm sao phát huy được năng lực của các thành phần kinh tế. Như vậy việc ra đời đề án này là rất cần thiết, kịp thời, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, phù hợp với mục tiêu phương hướng mà chúng ta đặt ra.
Hiện nay, những người Việt Nam trong nước cũng như những người Việt Nam sống ở nước ngoài, vẫn có người nghĩ rằng chỉ cần đặt vấn đề “xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh” là đủ, không cần phải đưa nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì nói như vậy vừa thừa vừa làm rối tư duy, theo họ chủ nghĩa nào cũng được miễn là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, dòng sông tự nó chảy ra biển, việc gì phải uốn nắn, định hướng, làm một việc thừa trái quy luật. Lập luận trên không phải không có tác động đến một số người, nhất là lớp người chưa qua kinh nghiệm đấu tranh, muốn an phận, “tuần tự nhi tiến”, “khắc đi khắc đến”.
Thực tế diễn ra mấy năm nay, trên thế giới cũng như trong nước, cho phép chúng ta kết luận rằng: suy nghĩ trên là hời hợt và nguy hiểm. Nguy hiểm vì nó sùng bái tính tự phát, hơn nữa nó tước mất lý tưởng của một dân tộc, tức là tước đi ý chí chiến đấu của dân tộc. Một xã hội muốn tồn tại, một dân tộc muốn ngang hàng với các dân tộc khác, phải có tư tưởng của mình. Chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta: đó là tư tưởng về định hướng xã hội chủ nghĩa.
Định hướng là “nghệ thuật nhận biết được mình đang ở đâu bằng cách xác định được những đặc điểm then chốt”. Còn tính từ “xã hội chủ nghĩa” là thể hiện được nguyên tắc, tinh thần, đặc điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học. Theo từ điển chủ nghĩa công sản khoa học của Liên Xô “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để chỉ đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội của những nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sau chiến tranh thế giới thứ 2, được giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua chủ nghĩa tư bản.
Từ sau đại hội VII, khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” được sử dụng rộng rãi trng các văn kiện của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, trong các công trình khoa học ở nước ta.
Theo văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII “định hướng xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là phấn đấu thực hiện sáu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà đại hội VII đã thông qua. Trong văn kiện đó viết: “Đại hội VII đã nêu lên sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. đại hội cũng đã chỉ rõ bảy phương hướng cơ bản để từng bước thực hiện trong các thực tế các đặc trưng ấy. Đó chính là định hướng xã hội chủ nghĩa mà các hội nghị Trung ương (khoá VII) đã cụ thể hoá để chỉ đạo thực hiện”. Nói cách khác, “ định hướng xã hội chủ nghĩa “ là khái niệm dùng để chỉ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cần đạt tới cùng những phương hướng cơ bản để từng bước tiến tới mục tiêu đó.
Đi đôi với việc hiểu thế nào là định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cũng cần hiểu rõ về kinh tế thị trường. Có hai loại ý kiến khác nhau:
Một là, xem “kinh tế thị trường” là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu, lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là một phương thức tổ chức vận hành kinh tế xã hội. Kinh tế thị trường là “phương thức”, “phương tiện”, “công cụ” vận hành nền kinh tế có hiệu quả. Tự nó không mang tính giai cấp-xã hội, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật “trung tính”, là “công nghệ sản xuất” ai sử dụng cũng được.
Hai là, xem “kinh tế thị trường” là một loại quan hệ kinh tế xã hội chính trị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng sản xuất làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không phải chỉ là cá nhân riêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội những giai cấp. Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giai cấp này, có hại cho tầng lớp, giai cấp khác. Cho nên kinh tế thị trường có mặt tích cực có mặt tiêu cực nhất định không thể nhấn mạnh chỉ một mặt trong hai mặt của nó.
29 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế từ khi đổi mới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mở đầu
Công cuộc đổi mới được triển khai ngày càng sâu rộng đến nay đã sang năm thứ 12. Chúng ta đã giành được nhiều thành tựu to lớn và quan trọng trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, an ninh-quốc phòng, đối nội, đối ngoại...bộ mặt của đất nước, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã thay đổi rất nhiều. Đó là một sự thật hiển nhiên mà nhân dân ta đều thấy rõ và thế giới thừa nhận. Tất cả chứng tỏ công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo là hoàn toàn đúng đắn, đáp ứng yêu cầu của đất nước ta và xu thế chung của thời đại.
Bên cạnh những thành tựu, chúng ta cũng thấy nảy sinh nhiều tiêu cực, tệ nạn, suy thoái như tham nhũng, buôn lậu, xa hoa, lãng phí, phân hoá giàu nghèo, chạy theo tiền tài, danh vị, quan liêu, dối trá, luồn lách, cơ hội... có tệ nạn đã trở thành quốc nạn, có tệ nạn càng chống lại càng phát triển rộng hơn, nghiêm trọng hơn. Đó cũng là sự thật nhưng là sự thật đáng buồn, hay nói các khác đó là mặt trái của tình hình đã và đang làm cho mọi Đảng chân chính cũng như mọi người dân lương thiện băn khoăn, lo lắng có khi đã có những bất bình đáng tiếc xảy ra.
Chúng ta phải thấy rõ hai mặt của tình hình, đánh giá khách quan đúng mức, không thổi phồng, cường điệu bất cứ mặt nào. Khẳng định thành tựu để làm cho những gì là tốt đẹp, là tích cực không phải chỉ là kết quả đổi mới mà còn phải trở thành mặt chủ đạo của đời sống xã hội, trở thành tiền đề cho sự phát triển tiếp tục của đất nước, trở thành động lực thúc đẩy mạnh mẽ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay. Mặt khác, phải nhận diện cho đúng, cho hết những tệ nạn, tiêu cực, suy thoái, đang là lực cân con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta. Hơn nữa Bác Hồ đã nói những cái đó còn là những “giặc nội xâm”, là “đồng minh” của các thế lực thù địch đang tìm mọi cách phá hoại sự nghiệp đổi mới của Đảng và nhân dân ta. Sự phá hoại ấy tập chung vào mấy việc: một là, làm sao cho ngày càng có nhiều người mất lòng tin và đi đến từ bỏ chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh, hai là làm giảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng Sản Việt Nam, đi đến làm mất vai trò lãnh đạo ấy, ba là làm sao xoá bỏ được định hướng xã hội chủ nghĩa để đưa đất nước ta đi theo con đường tư bản chủ nghĩa, bốn là tích tụ tâm trạng dao động, hoài nghi, bi quan, bất mãn, kích động những hành vi chống đối, manh động nhằm gây mất ổn định xã hội tạo nên tình trạng rối loạn ngày càng lớn hơn. Nguy cơ “diễn biến hoà bình” chính là nhằm vào mục tiêu đó. Sự “diễn biến hoà bình” từ ngoài với nhiều âm mưu, thủ đoạn, hành động và phương tiện khác nhau, chủ yếu là nhằm tạo ra được sự “diễn biến từ trong”, ngay trong hàng ngũ những người cách mạng, ngay trong tầng lớp nhân dân. Hoàn toàn có căn cứ để khẳng định rằng nếu bên trong chúng ta vững vàng thì mọi âm mưu “diễn biến hoà bình” từ ngoài nhất đinh đều bị thất bại.
Nhìn nhận được thấy mặt trái của tình hình Đảng, Nhà nước và toàn dân ta đang cố gắng tìm mọi cách đẩy lùi, khắc phục, ngăn chặn những tiêu cực, tệ nạn, suy thoái đang diễn ra, cùng nha đưa ra ý kiến, đề xuất để giải quyết tốt vấn đề này. Người ta tập chung vào hai loại vấn đề là: một là kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội, hai là dân chủ và sự lãnh đạo của Đảng.
Về kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có ý kiến cho rằng kinh tế thị trường không thể đi đôi với chủ nghĩa xã hội, nếu chấp nhận chủ nghĩa xã hội thì phải từ bỏ kinh tế thị trường, không thể “bắt cá hai tay” được. Làm như hiện nay thì chỉ đẻ ra một nền kinh tế hỗn loạn, không ra kinh tế thị trường, không ra kinh tế chủ nghĩa xã hội, kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là một cách nói nhập nhằng, chỉ tạo ra tình trạng nước đôi, nửa vời, vừa làm vừa run, chỉ có lợi cho những kẻ đục nước béo cò mà thôi. Từ đó đi đến nhận định: kinh tế thị trường đảm bảo cho nền kinh tế của đất nước, đem lại lợi ích cho các tầng lớp nhân dân, còn việc gắn định hướng xã hội chủ nghĩa vào đây chỉ là vì lợi ích của Đảng chứ không đem lại lợi ích gì cho tuyệt đại đa số nhân dân.
Cuối cùng người ta đã nói rõ: hãy chon kinh tế thị trường và từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa, từ bỏ sự lựa chọn theo hệ tư tưởng do Đảng đề xướng, thực chất là do Đảng áp đặt cho toàn xã hội, hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là ngõ cụt, là con đường đi đến thất bại, định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ là nói thế thôi , chưa có gì rõ cả, thực ra là ta đang chuệch choạc. ở đây không một chữ nào đề cập đến chủ nghĩa tư bản, nhưng ý đồ định hướng cho đất nước ta đi theo chủ nghĩa tư bản đã quá rõ ràng. Từ bỏ định hướng xã hội chủ nghĩa chỉ chọn kinh tế thị trường thì nền kinh tế thị trường ấy sẽ tất yếu dẫn đến chủ nghĩa tư bản.
Từ khi bước vào đổi mới, chúng ta đã đổi mới tư duy, đổi mới khá nhiều những quan niệm về chủ nghĩa xã hội. Trong những quan điểm mới, có vấn đề chấp nhận kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, vì kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường không phải chỉ riêng chủ nghĩa tư bản, nó xuất hiện và tồn tại trong các xã hội có sản xuất hàng hoá. Chúng ta đã đi đến nhất trí nền kinh tế mà chúng ta cần xây dựng không phải là nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp như trước đây mà là nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đây là vấn đề mà Đảng và nhà nước ta đặt mối quan tâm chủ yếu trong việc xây dựng đất nước ta. Trong những năm qua Đảng và nhà nước ta cố gắng tìm mọi cách điều chỉnh, bổ sung, từng bước hoàn thiện cơ chế kinh tế mới, nhằm giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa khi đi vào kinh tế thị trường, làm cho định hướng xã hội chủ nghĩa rõ ràng hơn, sử dụng tột kinh tế thị trường phục vụ cho mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm sao kinh tế nhà nước không bị thua lỗ để đóng được vai trò chủ đạo, làm sao phát huy được năng lực của các thành phần kinh tế... Như vậy việc ra đời đề án này là rất cần thiết, kịp thời, phù hợp với mục tiêu nghiên cứu xu hướng phát triển kinh tế hiện nay, phù hợp với mục tiêu phương hướng mà chúng ta đặt ra.
Hiện nay, những người Việt Nam trong nước cũng như những người Việt Nam sống ở nước ngoài, vẫn có người nghĩ rằng chỉ cần đặt vấn đề “xây dựng một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội công bằng và văn minh” là đủ, không cần phải đưa nó theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bởi vì nói như vậy vừa thừa vừa làm rối tư duy, theo họ chủ nghĩa nào cũng được miễn là dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng văn minh, dòng sông tự nó chảy ra biển, việc gì phải uốn nắn, định hướng, làm một việc thừa trái quy luật. Lập luận trên không phải không có tác động đến một số người, nhất là lớp người chưa qua kinh nghiệm đấu tranh, muốn an phận, “tuần tự nhi tiến”, “khắc đi khắc đến”.
Thực tế diễn ra mấy năm nay, trên thế giới cũng như trong nước, cho phép chúng ta kết luận rằng: suy nghĩ trên là hời hợt và nguy hiểm. Nguy hiểm vì nó sùng bái tính tự phát, hơn nữa nó tước mất lý tưởng của một dân tộc, tức là tước đi ý chí chiến đấu của dân tộc. Một xã hội muốn tồn tại, một dân tộc muốn ngang hàng với các dân tộc khác, phải có tư tưởng của mình. Chủ nghĩa Mac-LêNin và tư tưởng Hồ Chí Minh là nền tảng tư tưởng của Đảng ta: đó là tư tưởng về định hướng xã hội chủ nghĩa.
Định hướng là “nghệ thuật nhận biết được mình đang ở đâu bằng cách xác định được những đặc điểm then chốt”. Còn tính từ “xã hội chủ nghĩa” là thể hiện được nguyên tắc, tinh thần, đặc điểm của chủ nghĩa xã hội khoa học. Theo từ điển chủ nghĩa công sản khoa học của Liên Xô “định hướng xã hội chủ nghĩa” là để chỉ đường lối đi lên chủ nghĩa xã hội của những nước dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản sau chiến tranh thế giới thứ 2, được giải phóng khỏi ách thống trị của nước ngoài đi thẳng lên chủ nghĩa xã hội, không qua chủ nghĩa tư bản.
Từ sau đại hội VII, khái niệm “định hướng xã hội chủ nghĩa” được sử dụng rộng rãi trng các văn kiện của Đảng, nhà nước và các tổ chức chính trị, xã hội, trong các công trình khoa học ở nước ta.
Theo văn kiện hội nghị đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khoá VII “định hướng xã hội chủ nghĩa” có nghĩa là phấn đấu thực hiện sáu đặc trưng của chủ nghĩa xã hội mà đại hội VII đã thông qua. Trong văn kiện đó viết: “Đại hội VII đã nêu lên sáu đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa mà nhân dân ta xây dựng. đại hội cũng đã chỉ rõ bảy phương hướng cơ bản để từng bước thực hiện trong các thực tế các đặc trưng ấy. Đó chính là định hướng xã hội chủ nghĩa mà các hội nghị Trung ương (khoá VII) đã cụ thể hoá để chỉ đạo thực hiện”. Nói cách khác, “ định hướng xã hội chủ nghĩa “ là khái niệm dùng để chỉ mục tiêu xã hội chủ nghĩa mà chúng ta cần đạt tới cùng những phương hướng cơ bản để từng bước tiến tới mục tiêu đó.
Đi đôi với việc hiểu thế nào là định hướng xã hội chủ nghĩa chúng ta cũng cần hiểu rõ về kinh tế thị trường. Có hai loại ý kiến khác nhau:
Một là, xem “kinh tế thị trường” là phương thức vận hành kinh tế lấy thị trường hình thành do trao đổi và lưu thông hàng hoá làm người phân phối các nguồn lực chủ yếu, lấy lợi ích vật chất, cung cầu thị trường và mua bán giữa hai bên làm cơ chế khuyến khích hoạt động kinh tế. Nó là một phương thức tổ chức vận hành kinh tế xã hội. Kinh tế thị trường là “phương thức”, “phương tiện”, “công cụ” vận hành nền kinh tế có hiệu quả. Tự nó không mang tính giai cấp-xã hội, không tốt mà cũng không xấu. Tốt hay xấu là do người sử dụng nó. Theo quan điểm này, kinh tế thị trường là vật “trung tính”, là “công nghệ sản xuất” ai sử dụng cũng được.
Hai là, xem “kinh tế thị trường” là một loại quan hệ kinh tế xã hội chính trị, nó in đậm dấu ấn của lực lượng sản xuất làm chủ thị trường. Kinh tế thị trường là một phạm trù kinh tế hoạt động, có chủ thể của quá trình hoạt động đó, chủ thể hoạt động trong kinh tế thị trường không phải chỉ là cá nhân riêng lẻ, đó còn là những tập đoàn xã hội những giai cấp. Sự tác động qua lại của các chủ thể hoạt động đó có thể có lợi cho người này, tầng lớp hay giai cấp này, có hại cho tầng lớp, giai cấp khác. Cho nên kinh tế thị trường có mặt tích cực có mặt tiêu cực nhất định không thể nhấn mạnh chỉ một mặt trong hai mặt của nó.
I. Một số vấn đề lý luận về giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế.
Ngày nay chúng ta dùng “định hướng xã hội chủ nghĩa”, “giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa” bao hàm ý:
Một là, dứt khoát đi theo con đường tiến lên chủ nghĩa xã hội, không chọn lựa con đường phát triển tư bản chủ nghĩa hay con đường thứ ba nào khác.
Hai là, chúng ta không có đủ điều kiện thực hiện kiểu quá độ trực tiếp. Trong điều kiện đó, chúng ta đã, đang và sẽ phải sử dụng một số nhân tố trước hết là nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường...mà do bản chất khách quan của nó, khả năng phát triển theo định hướng tư bản chủ nghĩa là có thật, bất cứ lúc nào cũng có thể chệch hướng, nếu Đảng ta nói riêng, hệ thống chính trị nước ta không đủ mạnh.
Ba là, trong giai đoạn này, chúng ta chưa thể thực hiện được ngay một lúc tất cả những đặc trưng của xã hội xã hội chủ nghĩa, mà là thực hiện từng bước các đặc trưng đó.
1.Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chủ nghĩa tư bản-một tất yếu lịch sử.
Toàn thế giới đã bước vào thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn đã khẳng định chủ nghĩa tư bản là chế độ xã hộ đã lỗi thời về mặt lịch sử, sớm hay muộn cũng phải được thay bằng hình thái kinh tế xã hội cộng sản chủ nghĩa mà giai đoạn đầu là giai đoạn xã hội chủ nghĩa. Cho dù hiện nay, với những cố gắng thích nghi với tình hình mới, chủ nghĩa tư bản thế giới vẫn đang có những thành tựu phát triển nhưng vẫn không vượt qua khỏi những mâu thuẫn cơ bản của nó, những mâu thuẫn này không dịu đi mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Chủ nghĩa tư bản không phải là tương lai của loài người. Đi theo dòng chảy của thời đại cũng tức là đi theo quy luật phát triển tự nhiên của lịch sử.
Cách mạng Việt Nam phát triển theo con đường độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Tính tất yếu lịch sử ấy xuất hiện từ những năm 20 của thế kỷ XX. Nhờ đi con đường ấy, nhân dân ta đã làm cách mạng Tháng Tám thành công, đã tiến hành thắng lợi hai cuộc kháng chiến hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc. Ngày nay, chỉ có đi lên chủ nghĩa xã hội mới giữ vững được độc lập, tự do cho dân tộc, mới thực hiện được mục tiêu làm cho mọi người dân được ấm no, tự do hạnh phúc. Sự lựa chọn con đường độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta như vậu là sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc lại vừa phù hợp với xu thế của thời đại đã làm cho sự quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ở nước ta là một tất yếu lịch sử.
Mặc dù kinh tế còn lạc hậu, nước ta vẫn còn những khả năng và tiền đề để quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản ngay cả trong điều kiện không còn Liên Xô.
Về khả năng khách quan, trước hết phải kể đến nhân tố thời đại, tức xu thế quá độ lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới.
Nhân tố thời đại đóng vai trò tích cực làm thức tỉnh các dân tộc, các quốc gia, không những làm cho sự quá độ bỏ qua chế độ tư bản trở thành một tất yếu mà còn đem lại những điều kiện và khả năng khách quan cho sự quá độ này. Quá trình quốc tế hoá sản xuất và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nước ngày càng tăng lên, cũng như sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ về khách quan đã tạo ra những khả năng đẻ các nước phát triển đi sau có thể tiếp thu và vận dụng vào nước của mình những lực lượng sản xuất hiện đại của thế giới và những kinh nghiệm của các nước đi trước để thực hiện “con đường phát triển rút ngắn”. Xu thế toàn cầu hóa sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng lên tuy có chứa đựng những nguy cơ và thách thức nhưng vẫn tạo khả năng khách quan cho việc khặc phục khó khăn về nguồn vốn và kỹ thuật hiện đại cho các nước chậm phát triển nếu có đường lối chính sách đúng.
Về những tiền đề chủ quan:
Việt Nam là nước có số dân tương đối đông, nhân lực dồi dào, tài nguyên đa dạng. Nhân dân ta đã lập nên chính quyền nhà nước dân chủ nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, làm nhiệm vụ lịch sử của chuyên chính vô sản, đã xây dựng được những cơ sở ban đầu về chính trị, kinh tế của chủ nghĩa xã hội. So sánh với Liên xô trước đây khi bắt đầu thời kỳ quá độ ta tuy có mặt yếu, nhưng cũng có mặt thuận lợi hơn trong công cuộc xây dựng đất nước quá độ lên chủ nghiã xã hội.
Cách mạng Việt Nam do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo-một Đảng giàu tinh thần cách mạng, sáng tạo và trí tuệ khoa học, có đường lối đúng đắn và gắn bó quần chúng, đó là nhân tố chủ quan có ý nghĩa vô cùng quan trọng đảm bảo cho thắng lợi của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Nhân dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam đã từng chiến đấu, hy sinh không chỉ nhằm mục đích giành lại độc lập dân tộc, mà còn vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Những yêu cầu đó chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp ứng được. Vì vậy, quyết tâm của nhân dân sẽ trở thành lực lượng vật chất đủ sức vượt qua mọi khó khăn và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
2.Bản chất và nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.1.Bản chất giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
Đại hội VII của Đảng đã xác định bản chất giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa: “xây dựng nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường, đi đôi với tăng cường quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”, “...phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”.
2.1.1.Nền kinh tế mà chúng ta cần có là nền kinh tế hàng hóa phát triển tức là kinh tế thị trường hiện đại.
Đã là kinh tế thị trường thì có cơ chế vận hành vốn có của nó-cơ chế thị trường.Khi chuyển sang kinh tế thị trường chúng ta đứng trước một thực trạng là:đất nước đã và đang từng bước quá độ lên chủ nghĩa xã hội từ một xã hội vốn là thuộc địa nửa phong kiến với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất xã hội rất thấp. Đất nước lại trải qua hàng chục năm chiến tranh hậu quả để lại còn nặng nề. Những tàn dư thực dân, phong kiến còn nhiều, lại chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp.
Với những đặc điểm xuất phát như trên, có thể nhận xét rằng: nền kinh tế nước ta không còn hoàn toàn là nền kinh tế tự nhiên tự cung tự cấp, nhưng cũng chưa phải là kinh tế hàng hoá theo nghĩa đầy đủ. Mặt khác do có sự đổi mới về mặt kinh tế cho nên nền kinh tế nước ta cũng không còn là nền kinh tế chỉ huy. Có thể nói thực trạng kinh tế nước ta khi chuyển sang kinh tế thị trường là nền kinh tế hàng hoá kém phát triển còn mang nặng tính tự cấp tự túc và chịu ảnh hưởng nặng nề của cơ chế tập chung quan liêu bao cấp.
Để phát triển nền kinh tế thì nền kinh tế nước ta phải được chuyển sàn nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tuy nhiên với tất cả tính phức tạp và các mặt tiêu cực xảy ra trên thị trường, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường vẫn chưa tới bước tiến bộ về mặt kinh tế hơn hẳn trước đây mà nhiệm đặt ra hiện nay là nước ta cần xây dựng một nền kinh tế thị trường hiện đại với tính chất xã hội hiện đại. Mặc dù nền kinh tế nước ta đang nằm trong tình trạng lạc hậu và kém phát triển nhưng khi nước ta chuyển sang phát triển nền kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường, thì thế giới đã chuyển sang giai đoạn kinh tế thị trường hiện đại. Bởi vậy, chúng ta không thể và không nhất thiết phải trải qua giai đoạn kinh tế thị trường tự do, mà đi thẳng vào phát triển kinh tế thị trường hịên đại. Đây là nội dung và yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Mặt khác, thế giới vẫn đang nằm trong thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, cho nên sự phát triển kinh tế xã hội phải theo định hướng xã hội chủ nghĩa là cần thiết, khách quan và cũng là nộ dung, yêu cầu của sự phát triển rút ngắn. Sự nghiệp “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”vừa là mục tiêu, vừa là nội dung, nhiệm vụ của việc phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Chúng ta đang phấn đấu xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đạt trình độ kinh tế thị trường phát triển với đặc trưng:
Hệ thống thị trường được phát triển đầy đủ: thị trường hàng hoá, thị trường công nghệ, các dịch vụ thông tin, tư vấn, tiếp thị, pháp lý, tài chính, ngân hàng, kiểm toán, bảo hiểm, bảo lãnh, thị trường sức lao động, thị trường khoa học, kỹ thuật, công nghệ, thị trường bất động sản, thị trường vốn, thị trường chứng khoán...Tất cả các loại thị trường đó liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một chỉnh thể hữu cơ. Hệ thống thị trường này trở thành đầu mối mọi tác động qua lại của hoạt động kinh tế xã hội.
Mỗi thực thể kinh tế có lợi ích riêng và là chủ thể của thị trường, tham gia hoạt động của thị trường và cạnh tranh với nhau.
Việc vận hành kinh tế xã hội được thực hiện trong sự kết hợp giữa đường lối, chủ trương, chính sách, kế hoạch với việc sử dụng các loại tín hiệu kinh tế mà thị trường cung cấp, việc lưu trữ tài nguyên được điều tiết bởi thông tin thị trường và kế hoạch cân đối sản xuất.
Dựa trên quy luật thống nhất mà hình thành một trật tự thị trường, sản xuất xã hội, lưu thông, hình thành mạng lưới sản xuất xã hội có trật tự của kinh tế thị trường, chính phủ thực hiện việc điều chỉnh và khống chế vĩ mô cần thiết, hữu hiệu, vận dụng chính sách kinh tế, pháp luật kinh tế, chỉ đạo kế hoạch và phương pháp hành chính cần thiết để hướng dẫn sự phát triển của kinh tế thị trường.
Đã là kinh tế thị trường thì có cơ chế vận hàng vốn có của nó-cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường chín là “bộ máy” kinh tế điều tiết toàn bộ sự vận động của kinh tế thị trường, điều tiết quá trình sản xuất và lưu thông hàng hoá thông qua sự tác động của các quy luật kinh tế trên thị trường đặc biệt là quy luật giá trị-quy luật kinh tế căn bản của sản xuất và lưu thông hàng hoá.
Sự tồn tại và phát triển của cơ chế thị trường là yêu cầu khách quan đối với những xã hội còn tồn tại nền kinh tế hàng hoá. Coi nhẹ hay bỏ qua vai trò của kinh tế thị trường là một trong những nguyên nhân thất bại trên lĩnh vực kinh tế.
Trong lịch sử cơ chế thị trường có được không gian rộng lớn ở giai đoạn cạnh tranh tự do tư bản chủ nghĩa. Vì vậy tác đông của cơ chế thị trường được phát hiện khá sớm. Cơ chế thị trường được coi là “bàn tay vô hình” điều tiết sự vận động của nền kinh tế hàng hoá.
2.1.2.Tính định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường.
Trong thời đại ngày nay, mọi nền kinh tế thị trường đều có sự quản lý của nhà nước. Cho nên tính đặc thù của nền kinh tế mà chúng ta đang xây dựng so với các nền kinh tế thị trường đang có ở các nước tư bản chủ nghĩa không phải ở chỗ có hay không có sự quản lý của nhà nước mà là ở tính định hướng xã hội chủ nghĩa của nó.
Kinh tế thị trường ở Việt Nam sẽ được phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là sự định hướng của một xã hội mà sự hùng mạnh của nó nhờ vào sự giàu có và hạnh phúc của dân cư xã hội không còn chế độ người bóc lột người, dựa trên cơ sở “nhân dân lao động làm chủ, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, bất công, làm theo năng lực, hưởng theo lao động, có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện cá nhân”. Xã hội có nền kinh tế phát triển cao trên cơ sở khoa học, công nghệ và lực lượng sản xuất hiện đại.
Định hướng xã hội chủ nghĩa nêu trên không chỉ phản ánh nguyện vọng và lí tưởng của Đảng ta, nhà nước và nhân dân ta, mà còn là xu thế phát triển khách quan của thời đại cũng như quy luật tiến hoá của lịch sử.
Hiện nay tình hình thế giới đã và đang biến đổi phức tạp.Trong nhiều thập kỷ vừa qua, các nước tư bản chủ nghĩa lợi dụng được những thành tựu của khoa học công nghệ, tranh thủ và mở rộng phát triển nền kinh tế của mình.Họ đã ra sức điều chỉnh để thích nghi, nên đã đưa lại sự tăng trưởng kinh tế cao và có sự cải thiện nhất định về mặt xã hội. Song điều đó cũng cho thấy những tiền đề về kinh tế và xã hội cho một xã hội tương lai được chuẩn bị ngay trong lòng chủ nghĩa tư bản.
Lịch sử phát triển của chủ nghĩa tư bản đã cho thấy khi hình thành những yếu tố khẳng định quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa thì cũng đồng thời xuất hiện những yếu tố tự phủ định nó. Sự tác động của những yếu tố này không có tính nhất thời mà là cả một quá trình. Chủ nghĩa tư bản không phải là cả một hình thái kinh tế xã hội vĩnh viễn. Theo quy luật tiến hoá và lý luận về hình thái kinh tế xã hội của Mác thì sớm hay muộn chủ nghĩa tư bản cũng phải nhường chỗ cho một xã hội văn minh hơn đó là chủ nghĩa hội. Đúng như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VII, Đảng cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Lịch sử thế giới đang trải qua những bước quanh co song loài người cuối cùng nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa hội. Đó là quy luật tiến hoá của lịch sử.”
Định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường ở nước ta là cần thiết và có tính khách quan. Xây dựng nền kinh tế thị trường không có gì mâu thuẫn với định hướng xã hội chủ nghĩa. Đại hội lần thứ VIII của Đảng ta đã khẳng định: “cơ chế thị trường đã phát huy tác dụng tích cực to lớn đên sự phát triển kinh tế xã hội. Nó chẳng những không đối dập mà còn là một nhân tố khách quan cần thiết của việc xây dựng và phát triển đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa.
2.2.Nội dung giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.1.Thực hiện nhất quán, lâu lài chính sách phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.
Tìm mọi biện pháp để khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế và hình thức tổ chức kinh doanh. Các thành phần kinh tế tiến hành sản xuất hàng hoá tuy có bản chất kinh tế khác nhau, nhưng chúng đều là những bộ phận của một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất với các quan hệ cung-cầu, tiền tệ, giá cả chung. Bởi vậy, chúng vừa hợp tác, vừa cạnh tranh với nhau. Mỗi đơn vị kinh tế là một chủ thể độc lập, tự chủ và tất cả đều bình đẳng trước pháp luật.
Tuy nhiên, cần nhận thức rõ rằng mỗi thành phần kinh tế chịu sự tác động của các quy luật kinh tế riêng. Chính sự tác động của các quy luật kinh tế khác nhau này mà bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những khác nhau và mâu thuẫn khiến cho nền sản xuất hàng hoá ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Vì vậy cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế này, nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiên tượng tiêu cực, hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế này theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2.2.2.Chủ động đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo.
Tính chất nhiều thành phần kinh tế là nét đặc trưng có tính quy luật của nền kinh tế quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Mỗi thành phần kinh tế có bản chất và những quy luật kinh tế hoạt động riêng, dưa trên một hình thức sở hữu nhất định về lực lượng sản xuất, và có khả năng tái sản xuất một cách tương đối độc lập lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tương ứng. Tuy nhiên, các thành phần kinh tế không tồn tại một cách biệt lập, mà có mối liên hệ và tác động qua lại, đan xen. Để đảm bảo nền kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, trong quá trình vận động vừa hợp tác vừa cạnh tranh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 50024.doc