Đề tài Thực trạng đầu tư và tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua

Kể từ khi bắt đầu đổi mới đến nay, chúng ta luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Điều này thể hiện con đường phát triển đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Trên con đường phát triển của mình, chúng ta đã xác định nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là đầu tư.

Đã có rất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu các mô hình tăng trưởng kinh tế và tác động của đầu tư. Tuy nhiên, không phải mô hình nào cũng hoàn hảo mà đều ẩn chứa trong đó những hạn chế và tồn tại. Bởi vậy thật khó để xác định con đường phát triển của đất nước theo một mô hình cụ thể. Bởi từ lý thuyết đến thực tế luôn là một khoảng cách khá xa. Chúng ta chỉ có thể nhìn con đường phát triển của mình dưới các mô hình để từ đó chỉ ra được những hạn chế dưới góc độ đó. Do đó mục đích của đề tài cung cấp cho các bạn các kiến thức về đầu tư và tăng trưởng và qua đó thấy được những hạn chế trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế dưới góc độ các lý thuyết về đầu tư.

 

doc27 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1302 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng đầu tư và tăng trưởng phát triển kinh tế ở Việt Nam trong thời gian qua, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Kể từ khi bắt đầu đổi mới đến nay, chúng ta luôn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Điều này thể hiện con đường phát triển đúng đắn mà Đảng và Nhà nước ta đã lựa chọn. Trên con đường phát triển của mình, chúng ta đã xác định nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng và trong đó yếu tố quan trọng nhất chính là đầu tư. Đã có rất nhiều nhà kinh tế đã nghiên cứu các mô hình tăng trưởng kinh tế và tác động của đầu tư. Tuy nhiên, không phải mô hình nào cũng hoàn hảo mà đều ẩn chứa trong đó những hạn chế và tồn tại. Bởi vậy thật khó để xác định con đường phát triển của đất nước theo một mô hình cụ thể. Bởi từ lý thuyết đến thực tế luôn là một khoảng cách khá xa. Chúng ta chỉ có thể nhìn con đường phát triển của mình dưới các mô hình để từ đó chỉ ra được những hạn chế dưới góc độ đó. Do đó mục đích của đề tài cung cấp cho các bạn các kiến thức về đầu tư và tăng trưởng và qua đó thấy được những hạn chế trong quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế dưới góc độ các lý thuyết về đầu tư. phần i Các lý thuyết kinh tế về vai trò của Đầu tư đối với tăng trưởng phát triển kinh tế I. Một số lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế 1. Khái niệm Ngày nay các quốc gia độc lập, có chủ quyền đều đề ra những mục tiêu phấn đấu cho sự tiến bộ của quốc gia mình. Tuy có những khía cạnh khác nhau nhất định trong quan niêm, nhưng nói chung, sự tiến bộ trong một giai đoạn nào đó của một nước thường được đánh giá trên hai mặt: sự gia tăng về kinh tế và sự biến đổi về mặt xã hội. Trên thực tế, người ta thường dùng hai thuật ngữ tăng trưởng và phát triển để phản ánh sự tiến bộ đó. - Tăng trưởng kinh tế thường được quan niệm là sự tăng thêm (hay gia tăng) về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời ký nhất định. Đó là kết quả của tất cả các hoạt động sản xuất và dịch vụ của nền kinh tế tạo ra. Do vậy, để biểu thị sự tăng trưởng kinh tế, người ta dùng mức tăng thêm của tổng sản lượng nền kinh tế (tính toàn bộ hay tính bình quân theo đầu người) của thời kỳ sau so với thời kỳ trước. Như vậy, tăng trưởng kinh tế được xem xét trên 2 mặt biểu hiện: đó là mức tăng tuyệt đối hay mức tăng phần trăm (%) hàng năm, hoặc bình quân trong một giai đoạn. Sự tăng trưởng được so sánh theo các thời điểm liên tục trong một giai đoạn nhất định, sẽ cho ta khái niệm tốc độ tăng trưởng. Đó là sự tăng thêm sản lượng nhanh hay chậm so với thời điểm gốc. - Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên (hay tăng tiến) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định. Trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng (tăng trưởng) và sự tiến bộ về cơ cấu kinh tế- xã hội. Những vấn đề cơ bản nhất định của định nghĩa trên bao gồm: Trước hết sự phát triển bao gồm cả sự tăng thêm về khối lượng của cải vật chất, dịch vụ và sự biến đổi tiến bộ về cơ cấu kinh tế và đời sống xã hội. Tăng thêm qui mô sản lượng và tiến bộ về cơ cấu kinh tế – xã hội là hai mặt có mối quan hệ vừa phụ thuộc vừa độc lập tương đối của lượng và chất. Sự phát triển là một quá trình tiến hoá theo kịp thời gian do những nhân tố nội tại của bản thân nền kinh tế quyết định Kết quả của sự phát triển kinh tế –xã hội là kết quả của một quá trình vận động khách quan, còn mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội đề ra là thể hiện sự tiếp cận tới các kết quả đó. 2. Một số chỉ tiêu đánh giá Phát triển kinh tế là một khái niệm chung nhất về một sự chuyển biến của nền kinh tế, từ trạng thái thấp lên một trạng thái cao hơn. Do vậy, không có tiêu chuẩn chung về sự phát triển. Các nhà kinh tế học phân quá trình đó ra các nấc thang: kém phát triển, đang phát triển và phát triển… gắn với các nấc thang đó là những giá trị nhất định, mà hiện tại chưa có sự thống nhất hoàn toàn. Một số thước đo của sự tăng trưởng: tổng sản phẩm trong nước (GDP), tổng sản phẩm quốc dân (GNP), thu nhập bình quân đầu người Một số chỉ số về cơ cấu kinh tế: chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội, chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M), chỉ số về mức tiết kiệm - đầu tư (I). 2.1 Một số thước đo của sự tăng trưởng 2.1.1 Tổng sản phẩm trong nước (hay tổng sản phẩm quốc nội – GDP) Thường được hiểu là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ mới được tạo ra trong năm bằng các yếu tố sản xuất trong pham vi lãnh thổ quốc gia. Có nhiều cách tiếp cận khác nhau: + Về phương diện xa, GDP có thể được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước. Giá trị gia tăng được xác định dựa trên cơ sở hạch toán các khoản chi phí, các yếu tố sản xuất và lợi nhuận cảu các cơ sở sản xuất và dịch vụ. Giá trị Giá trị Chi phí các yếu tố gia tăng = sản lượng trung gian(đầu vào) (Y) (GO) (IE) + Về phương diện tiêu dùng, thì GDP biểu hiện ở toàn bộ hàng hoá và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ quốc gia hàng năm Xác định GDP theo tiêu dùng thường dựa trên cơ sở thống kê thực tế về tổng các khoản tiêu dùng của các hộ gia đình (C), tổng đầu tư cho sản xuất của các doanh nghiệp (I), các khoản chi tiêu của Chính phủ (G) và phần xuất khâu ròng (X-Mso sánh trong năm. GDP=C + I + G + (X-M) Do tính GDP theo giá hiện hành của thị trường, nó đã bao gồm cả thuế gián thu (Te), cho nên GDP tính theo giá thị trường sẽ chênh lệch với GDP tính theo các chi phí các yếu tố sản xuất một lượng giá trị, đó là thuế gián thu (Te). GDPsản xuất = GDPtiêu dùng – Te = C + I + G +(X-M) +Xác định theo phương diện thu nhập, GDP là toàn bộ giá trị mà các hộ gia đình, các doanh nghiệp và các tổ chức Nhà nước thu được từ giá trị gia tăng đem lại.Suy đến cùng thì đó là các khoản mà các hộ gia đinh được quyền tiêu dùng (C1), các doanh nghiệp tiết kiệm được (S1) dùng để đầu tư, bao gồm cả thuế khấu hao (S1 = I1) và chi tiêu của Nhà nước từ nguồn thu thuế (T) GDPthu nhập = Cp + Ip + T GDP theo cách xác định trên đã thể hiện là một thước đo sự tăng trưởng kinh tế do các hoạt động sản xuất trong phạm vi lãnh thổ quốc gia tạo ra, không phân biệt sở hữu trong hay ngoài nước đối với kết quả đó. Do vậy, GDP phản ánh chủ yếu khả năng sản xuất của nền kinh tế một nước. 2.1.2. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra và có thể thu nhập trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện ở trong nước hay ngoài nước. Như vậy, GNP là thước đo sản lượng gia tăng mà nhân dân của một nước thực sự thu nhập được. So với GDP thì GNP chênh lệch một khoản thu nhập tài sản với nước ngoài. GNP = GDP + Thu nhập tài sản ròng từ nước ngoài Với ý nghĩa là thước đo thu nhập của nền kinh tế với sự tăng thêm GNP thực tế đó chính là sự gia tăng tăng trưởng kinh tế, nó nói lên hiệu quả của các hành động kinh tế đem lại. GNP thực tế là GNP được tính theo giá cố định nhằm phản ánh đúng sản lượng gia tăng hàng năm, loại trừ những sai lệch do biến động giá cả tạo ra. Khi GNP tính theo giá thị trường thì đó là GNP danh nghĩa. 2.1.3. Thu nhập bình quân đầu người Khả năng nâng cao phúc lợi vật chất cho nhân dân một số nước, không chỉ là tăng sản lượng của nền kinh tế, mà còn liên quan đến vấn đề dân số- con người. Nó tỷ lệ thuận với qui mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên hằng năm. Do vậy chỉ số thu nhập bình quân đầu người là một chỉ số thích hợp hơn để phản ánh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế. Mặc dù vậy, nó vẫn chưa nói lên mặt chất mà sự tăng trưởng đưa lại. Cho nên để nói lên sự phát triển người ta dùng hệ thống các chỉ số. 2.2. Một số chỉ số về cơ cấu kinh tế 2.2.1. Chỉ số cơ cấu ngành trong tổng sản phẩm quốc nội Chỉ số này phản ánh tỷ lệ của các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ trong GDP. Nền kinh tế càng phát triển thì tỷ lệ sản lượng của công nghiệp và dịch vụ ngày càng cao trong GDP, còn tỷ lệ của nông nghiệp thi giảm đi tương đối. 2.2.2. Chỉ số về cơ cấu hoạt động ngoại thương (X-M) Tỷ lệ của giá trị sản lượng xuất khẩu và nhập khẩu thể hiện sự mở cửa của nền kinh tế với thế giới. Một nền kinh tế phát triển thường có mức xuất khẩu ròng trong GDP tăng lên. 2.2.3. Chỉ số về mức tiết kiệm – đầu tư (I) Tỷ lệ tiết kiệm - đầu tư trong tổng sản phẩm quốc dân (GNP) thể hiện rõ hơn vể khả năng tăng trưởng kinh tế trong tương lai. Đây là một nhân tố cơ bản của sự tăng trưởng. Những nước có tỷ lệ đầu tư cao (từ 20 – 30% GDP) thường là các nước có mức tăng trưởng cao. Tuy nhiên tỷ lệ này còn phụ thuộc vào qui mô của GNP và tỷ lệ giành cho tiêu dùng (C) theo cơ cấu: I = GNP – C + X - M 3. Các quan điểm về tăng trưởng và phát triển kinh tế 3.1. Quan điểm nhấn mạnh vào tăng trưởng. Những người theo quan điểm này cho rằng tăng thu nhập là quan trong nhất. Thực tế cho thấy những nước theo quan điểm này đã đạt được tốc độ tăng trưởng cao, không ngừng tăng thu nhập cho nền kinh tế. Song cũng cho thấy những hạn chế cơ bản của việc lựa chọn này: + Sự tăng trưởng quá mức nhanh chóng vì những động cơ có lợi ích cục bộ trước mắt đã đưa đến sự khai thác bừa bãi không chỉ ở phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi quốc tế. Điều đó đã ảnh hưởng trực tiếp tới sự phát triển của các nước chậm tiến và các thế hệ sau này. + Cùng với sự tăng trưởng là những bất bình đẳng về kinh tế và chính trị xuất hiện, tạo ra những mâu thuẫn và xảy ra xung đột gay gắt: - Xung đột giữa khu vực sản xuất công nghiệp và nông nghiệp. Nông nghiệp không những chỉ giảm tỷ lệ tương đối mà còn bị thu hẹp cả không gian sản xuất. Đất đai bị mất, bị thoái hoá, môi trờng bị huỷ hoại. - Xung đột giữa các giai cấp chủ và thợ, gắn với nạn thất nghiệp tràn lan. - Xung đột các dân tộc, sắc tộc, tôn giáo: xảy ra mâu thuẫn về lợi ích kinh tế- xã hội, do quá trình tăng trưởng không đều tạo nên. + Phát triển đưa lại những giá trị mới song nó cũng phá huỷ và hạ thấp một số giá trị truyền thống tốt đẹp: nền giáo dục gia đình, thuần phong mỹ tục, đạo đức… Đồng thời với việc làm giầu băng bất cứ giá nào thì các tội ác cũng phát triển. + Sự tăng trưởng và phát triển nhanh chóng còn đưa đến những diễn biến khó lường trước, cả mặt tốt và không tốt. Do vậy đời sống kinh tế – xã hội thường bị đảo lộn, mất ổn định, khó có thể lường trước được hậu quả. 3.2. Quan điểm nhấn mạnh vào công bằng và bình đẳng trong xã hội Theo quan điểm này, sự phát triển sản xuất được đầu tư dàn đều cho các ngành, các vùng và sự phân phối được tiến hành theo nguyên tắc bình quân. Những người lựa chọn quan điểm này đã hạn chế được sự bất bình đẳng trong xã hội. Đại bộ phận dân cư đều được chăm sóc về văn hoá, giáo dục, y tế của Nhà nước. Những hạn chế cơ bản của việc lựa chọn này là nguồn lực hạn chế lại bị phân phối dàn trải nên không thể tạo ra được tốc độ tăng trưởng cao và việc phân phối đồng đều cũng không tạo được động lực thúc đẩy người lao động. 3.3 Quan điểm phát triển toàn diện Đây là sự lựa chọn trung gian giữa hai quan điểm trên. Vừa nhấn mạnh về số lượng, vừa chú ý về chất lượng của sự phát triển. Theo quan điểm này tuy tốc đọ tăng trưởng có hạn chế nhưng các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết. II. Xem xét mô hình về mối quan hệ giữa đầu tư và tăng trưởng phát triển kinh tế theo quan điểm lịch sử. 1. Các mô hình dựa vào sự phân tích quá trình đầu tư tác động đến tổng cung của nền kinh tế. 1.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái cổ điển. - Các yếu tố cấu thành tổng cung của nền kinh tế: Theo Ricardo (1772-1823) nông nghiệp là ngành kinh tế quan trọng nhất, từ đó ông cho rằng các yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế là đất đai, lao động và vốn. Trong từng ngành và phù hợp với một trình độ kỹ thuật nhất định các yếu tố này kết hợp với nhau theo một tỷ lệ nhất định, không thay đổi. Trong ba yếu tố này đất đai là yếu tố quan trọng nhất. - Sự giới hạn tăng tổng cung của nền kinh tế: Do đất đai là yếu tố quan trọng nhất nhưng chính đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Khi sản xuất nông nghiệp gia tăng trên những đất đai mầu mỡ hơn thì giá lương thực, thực phẩm sẽ tăng lên. Do đó tiền lương danh nghĩa của công nhân cũng phải tăng lên tương ứng, lợi nhuận của nhà tư bản có xu hướng giảm. Nếu cứ tiếp tục như vậy cho đến khi lợi nhuận hạ thấp, không thể bù dắp đựoc rủi ro trong kinh doanh làm cho nền kinh tế trở nên bế tắc. - Đầu tư làm giảm sự giới hạn đó: Ricardo cho rằng muốn hạn chế sự giới hạn đó thì chỉ có cách xuất khẩu hàng công nghiệp để mua lương thực rẻ hơn từ nước ngoài, hoặc phát triển công nghiệp để rồi tác động vào nông nghiệp. Muốn vậy, chúng ta cần phải đầu tư sang lĩnh vực công nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng ngành công nghiệp. Điều này thể hiện vai trò của đầu tư trong việc tăng trưởng ngành nông nghiệp dẫn đến làm giảm sự giới hạn tăng trưởng chung. - Hạn chế của lý thuyết: Các nhà kinh tế cổ điển cho rằng thị trường tự do được một bàn tay vô hình dẫn dắt để gắn lợi ích cá nhân với lợi ích xã hội. Thị trường với sự linh hoạt của giá cả và tiền công có khả năng tự điều chỉnh những mất cân đối của nền kinh tế để xác lập những cân đối mới. Như vậy, Ricardo chưa thấy vai trò của chính phủ cũng như chính sách đầu tư phát triển của Nhà nước. Theo ông, chính phủ không có vai trò gì trong tăng trưởng kinh tế thậm chí hạn chế sự tăng trưởng. 1.2. Quan điểm tăng trưởng kinh tế của Marx (1818-1883) - Các yếu tố của quá trình tái sản xuất: Theo ông có bốn yếu tố tác động đến quá trình tái sản xuất là: đất đai, lao động, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật. Ông đặc biệt quan tâm đến vai trò của lao động trong việc tạo ra giá trị thặng dư. - Sự cần thiết phải tích luỹ tư liệu sản xuất cho tái sản xuất: Theo Mark, giữa cung và cầu của thị trường luôn có một khoảng cách. Để giải quyết khoảng cách này cần thiết phải có tích luỹ sản xuất, tích luỹ hàng hoá. Đây cũng là hoạt động đầu tư hàng tồn trữ. Cũng theo ông, sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng có chu kỳ, để tiếp tục phát triển, các nhà tư bản phải tiến hành đổi mới tư bản cố định với quy mô lớn làm cho nền kinh tế tiến đến phục hồi, hưng thịnh. Để đổi mới được tư bản cố định, các nhà tư bản cũng nhất thiết cần có hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ. Đây cũng chính là vai trò của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. 1.3. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái tân cổ điển - Các yếu tố cấu thành tổng cung của nền kinh tế: Các nhà kinh tế tân cổ điển đã giải thích nguồn gốc sự tăng trưởng thông qua hàm sản xuất: Y = f(K, L, R, T) Trong đó: Y- Đầu ra; K- Vốn sản xuất; L- Lao động; R-Tài nguyên; T- Khoa học công nghệ. - Vai trò của vốn qua hàm sản xuất Cobb – Douglas: g = t +aK + bL + cR Trong đó g: tốc độ tăng trưởng; a: tốc độ tăng trưởng của yếu tố vốn Qua đó ta thấy rằng sự tăng trưổng của yếu tố vốn cũng như yếu tố đầu tư cũng góp phần vào tăng trưởng kinh tế nói chung. - Hạn chế của lý thuyết: Trường phái này cũng không thấy được vai trò của chính phủ trong tăng trưởng kinh tế. Vai trò của chính phủ là mờ nhạt trong phát triển kinh tế. 1.4. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái Keynes Keynes đã rất coi trọng vai trò của đầu tư trong tăng trưởng kinh tế. Dựa vào tư tưởng này của Keynes, vào những năm 40, hai nhà kinh tế học Harrod ở Anh và Domar ở Mỹ đã đưa ra mô hình về mối quan hệ giữa vốn và tăng trưởng. Mô hình này coi đầu ra của bất kỳ một đơn vị kinh tế nào, dù là một công ty, một ngành công nghiệp hay toàn bộ nền kinh tế phụ thuộc vào tổng số vốn đầu tư cho nó. Mô hình này cũng chỉ ra nguồn gốc của vốn đầu tư và mối quan hệ giữa vốn đầu tư và vốn sản xuất. Theo hai ông thì tiết kiệm là nguồn gốc của đầu tư nên về lý thuyết đầu tư luôn bằng tiết kiệm. Đồng thời, đầu tư chính là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất. Các ông đã thiết lập các mối quan hệ như sau: Đầu tư = Tiết kiệm => s = Đầu tư / Sản lượng. Với s: tỷ lệ tiết kiệm trong GDP . Đầu tư = Vốn sản xuất => k = Đầu tư / Mức tăng trưởng với k là tỷ số gia tăng giữa vốn và đầu ra. - Vai trò của vốn sản xuất với năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế qua mô hình Harrod-Domar: Từ các mối liên hệ trên chúng ta có mô hình Harrod-Domar như sau: g = s/k với g là tốc độ tăng trưởng kinh tế . ở đây, k là hệ số ICOR (hệ số gia tăng vốn đầu ra). Hệ số này chỉ ra rằng vốn được tạo ra bằng đầu tư là yếu tố cơ bản của tăng trưởng; tiết kiệm của nhân dân và các công ty là nguồn gốc của đầu tư. Hệ số cũng phản ánh trình độ kỹ thuật của sản xuất và là số đo năng lực sản xuất của đầu tư. Như vậy, mô hình Harrod – Domar chỉ ra sự tăng trưởng là do kết quả tương tác giữa tiết kiệm với đầu tư và đầu tư là động lực cơ bản của sự phát triển kinh tế. Theo hai ông chính đàu tư phát sinh ra lợi nhuận và gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế. 1.5. Căn cứ vào các lý thuyết tăng trưởng kinh tế của trường phái kinh tế hiện đại: Trường phái kinh tế học hiện đại đã xây dựng một lý thuyết kinh tế hỗn hợp trong đó thị trường trực tiếp xác định những vấn đề cơ bản của tổ chức kinh tế và Nhà nước tham gia điều tiết có mức độ nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của thị trường. Thực chất nền kinh tế hỗn hợp là sự gần nhau của học thuyết kinh tế Tân cổ điển và học thuyết của trường phái Keynes - Lý thuyết hiện đại cũng thống nhất với mô hình kinh tế Tân cổ điển về xác đinh các yếu tố tác động tổng cung nền kinh tế: lao động, vốn, đất đai, tài nguyên, khoa học. Y = f( K, L, R, T). Tuy nhiên, Samuelson cho tầm quan trọng của các yếu tố là như nhau. Như vậy, trường phái hiện đại cũng cho rằng vốn đóng góp một phần cho sự tăng trưởng . - Vai trò của đầu tư với năng lực sản xuất và tăng trưởng kinh tế + Dựa vào mô hình Cobb-Douglas: G = t + ak + bL +cR với g là tốc độ tăng trưởng; a là tốc độ tăng trưởng của vốn còn K là vốn . Như vậy, sự tăng thêm của vốn và quy mô vốn là một phần của tăng trưởng kinh tế + Dựa vào mô hình Harros Domar: g= s/ k; với k là hệ số ICOR chỉ ra được vai trò cua vốn đầu tư đối với vốn sản xuất và tăng trưởng kinh tế. 2. Đầu tư là nhân tố kích thích tổng cầu nền kinh tế 2.1. Vai trò của kích cầu trong tăng trưởng kinh tế Các học thuyêý kinh tế trước trường phái Keynes thường chủ yếu quan tâm đến yếu tố cung và đồng nhất sự tăng cung với tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên vào những năm 30 của thế kỷ 20, khủng hoảng kinh tế và thất nghiệp diễn ra thường xuyên và lý thuyết của trường phái Keynes đã ra đời đánh dấu sự phát triển mới về kinh tế. Lý thuyết này nhấn mạnh đến yếu tố cầu và coi tổng cầu là nguyên nhân của sự tăng trưởng cũng như suy thoái kinh tế. Cầu tiêu dùng giảm dẫn đến hàng hoá ế thừa, kinh tế trì trệ: Theo ông, khi mức thu nhập tăng lên thì xu hướng tiêu dùng giảm đi còn xu hường tiết kiệm trung bình tăng lên, do đó xu hướng tiết kiệm cận biên sẽ tăng lên. Việc giảm xu hướng tiêu dùng sẽ dẫn đến cầu tiêu dùng giảm xuống. Cầu giảm dẫn đến hàng hoá ế thừa, không bán được. Các nhà sản xuất bi quan về nền kinh tế sẽ thu hẹp qui mô sản xuất hoặc nếu không sẽ bị phá sản. Chính những điều này dẫn đến hiện tượng thất nghiệp xảy ra, tệ nạn xã hội sẽ bùng phát. Theo Keynes, sự sụt giảm cầu chính là nguyên nhân của khủng hoảng kinh tế xã hội ở các nước Tư bản vào những năm 30. Cũng theo Keynes tổng cầu tăng sẽ kích thích tổng cung tăng và tạo ra nền kinh tế đạt tới một sự cân bằng mới ở mức sản lượng cao hơn mức sản lượng cũ.Từ đó, kinh tế sẽ tăng trưởng. 2.2. Quan điểm của Keynes về vai trò của đầu tư với tổng cầu - Vai trò của đầu tư thông qua mô hình số nhân: Theo ông việc tăng đầu tư sẽ bù đắp những thiếu hụt về cầu tiêu dùng. Để đảm bảo đầu tư gia tăng liên tục ông đưa ra nguyên lý số nhân. Số nhân là tỷ số giữa tốc độ tăng thu nhập và tăng đầu tư. Nếu ký hiệu dR là tăng thu nhập, dS là tăng tiết kiệm, dC là tăng tiêu dùng, k là số nhân thì: k = = = Mô hình số nhân phản ánh mối quan hệ giữa tăng thu nhập với tăng đầu tư. Theo ông, mỗi sự gia tăng về đầu tư đều kéo theo sự gia tăng về nhu cầu bổ sung công nhân, nâng cao về tư liệu sản xuất. Do vậy làm tăng cầu tiêu dùng, tăng giá bán hàng, làm tăng việc làm cho công nhân và tất cả điều đó làm tăng thu nhập. Tóm lại, đầu tư làm tăng tổng cầu kéo theo sự tăng lên của thu nhập và tăng trưởng kinh tế nói chung. - Vai trò của đầu tư thông qua các chính sách đầu tư của Nhà nước: Keynes đã chỉ ra vai trò của Chính phủ và đầu tư trong việc kích thích tổng cầu: AD = C + G + I Trong đó AD là tổng cầu, C: tiêu dùng, G: chi tiêu chính phủ, I: đầu tư. Như vậy trong đẳng thức trên đầu tư và chính phủ đều có vai trò hết sức quan trọng đối với tổng cầu. Đầu tư tăng sẽ làm cho tổng cầu tăng và ngược lại. Chi tiêu của Chính phủ cũng góp phần tăng tổng cầu. Nhà nước sử dụng ngân sách của Nhà nước để kích thích đầu tư của khu vực tư nhân và Nhà nước. Như vậy, đầu tư thông qua các chính sách của Chính phủ để kích cầu, kích thích sản xuất phát triển. Tuy nhiên Keynes đã quá chú trọng vai trò của Nhà nước trong việc phát triển kinh tế song ông lại bỏ qua vai trò của thị trường tự do, của bàn tay vô hình, của cân bằng tổng quát. 3. Mô hình đầu tư tạo điều kiện cho việc phát triển ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó tạo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 3.1. Mô hình các giai đoạn phát triển kinh tế của W.Rostow Theo ông, quá trình phát triển kinh tế của một quốc gia phải trải qua năm giai đoạn: xã hội truyền thống, chuẩn bị cất cánh, cất cánh, trưởng thành và mức tiêu dùng cao. Giai đoạn xã hội truyền thống: sản xuất nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu trong hoạt động kinh tế, năng suất lao động thấp, nhìn chung nền kinh tế không có những biến đổi mạnh. Giai đoạn chuẩn bị cất cánh: ngành công nghiệp bắt đầu phát triển, nhu cầu đầu tư tăng lên đã thúc đẩy sự hoạt động của ngân hàng và sự ra đời của các tổ chức huy động vốn. Giai đoạn cất cánh: đây là giai đoạn trung tâm của sự phát triển các giai đoạn phát triển của W.Rosrow. Những yếu tố cơ bản đảm bảo cho sự cất cánh là: huy động được nguồn vốn đầu tư cần thiết: tỷ lệ tiết kiềm và đầu tư tăng từ 5% đến 10% và cao hơn trong thu nhập quốc dân thuần tuý (NNP), ngoài vốn đầu tư huy động trong nước vốn đầu tư huy động nước ngoàI có ý nghĩa quan trọng. Đầu tư tạo điều kiện phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn, đóng vai trò chủ đạo trong việc lôi kéo các ngành khác phát triển. Giai đoạn trưởng thành: tỷ lệ đầu tư đã tăng từ 10% đến 20% thu nhập quốc dân thuần tuý. Đồng thời ở giai đoạn này đã xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới. Giai đoạn tiêu dùng cao: thu nhập bình quân đầu người tăng cao… Tóm lại, đầu tư sẽ thúc đẩy tăng trưởng các ngành cụ thể trong tong giai đoạn. Điều đó tạo điều kiện cho nền kinh tế tăng trưởng cao hơn. 3.2. Mô hình nhị nguyên của Lewis và Oshima - Theo mô hình của Lewis: Do ảnh hưởng của Ricardo, Lewis cũng cho rằng đất đai là giới hạn của tăng trưởng. Do vậy nông nghiệp sẽ luôn bị giảm sút và lợi nhuận giảm dần. Theo ông, để tránh tạo ra sự dư thừa vô ích lao động trong nông nghiệp thì cần phải phát triển công nghiệp. Do đó ông đã khẳng định tăng trưởng kinh tế cần phát triển ngành công nghiệp sau đó thúc đẩy ngành nông nghiệp. Vai trò của đầu tư ở đây là tạo điều kiện ngành công nghiệp phát triển. Khi đã có đầu tư cho ngành công nghiệp, qui mô các xí nghiệp công nghiệp tăng nhanh và đường cầu lao động dịch chuyển sang phải. Lao động sẽ dịch chuyển dần từ khu vực nông nghiệp sang công nghiệp. Như vậy đầu tư mở rộng sản xuất và tạo điều kiện cho ngành công nghiệp phát triển. Khi công nghiệp phát triển đến một giai đoạn cần tiếp tục đầu tư cho nông nghiệp. Từ đó, tạo ra sự tác động qua lại giữa công nghiệp và nông nghiệp trong quá trình phát triển. - Theo mô hình của Oshima: Theo ông tăng trưởng kinh tế có thể phát triển cả ở hai ngành công nghiệp và nông nghiệp. Nông nghiệp có thể phát triển bằng sự tự nỗ lực của nông dân cùng với sự hỗ trợ của Nhà nước. Quá trình công nghiệp hoá diễn ra liên tục, kéo dài nhiều năm và cùng song hành với sự phát triển của nông nghiệp. Vai trò của đầu tư chính là tạo ra sự hài hoà giữa phát triển nông nghiệp và phát triển công nghiệp. Nhờ sự đầu tư của Nhà nước vào nông nghiệp như xây dựng hệ thống kênh, đập tưới tiêu nước…Quá trình phát triển công nghiệp cũng diễn ra dần với sự đầu tư vào các ngành công nghiệp ít vốn sau đó chuyển sang các ngành công nghiệp có lợi thế xuất khẩu. Qua hai mô hình trên, ta thấy rằng đầu tư tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành kinh tế mũi nhọn, từ đó đã tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. 4. Đầu tư được coi là cú huých từ bên ngoài giúp các nước đang phát triển thoát khoủi vòng luẩn quẩn của đói nghèo 4.1. Mô hình vòng luẩn quẩn của Samuelson Theo ông, các nước có nền kinh tế tăng trưởng thấp thường rơi vào vòng luẩn quẩn Tiết kiệm và đầu tư thấp Thu nhập bình quân thấp Tốc độ tích luỹ vốn thấp Năng suất thấp Đầu tư nước ngoài là cú huých bên ngoài giúp kinh tế thoát khỏi vòng luẩn quẩn và tiếp tục tăng trưởng. Như vậy, để phát triển phải “có cú huých từ bên ngoài”. Điều này có nghĩa là phải có đầu tư của nước ngoài vào các nước đang phát triển. Muốn vậy phải tạo ra các điều kiện thuận lợi nhằm kích thích tích cực đầu tư của tư bản nước ngoài. Đây chính là vai trò của đầu tư nước ngoài đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế của các nước đang phát triển. 4.2. Lý thuyết đầu tư nước ngoài của Vernon về chu kỳ sống sản phẩm và mô hình của Akamateu Đầu tư nước ngoài giú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50812.doc
Tài liệu liên quan