Hoà bình, độc lập tự do là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cảu mỗi quốc gia. Nền hoà bình độc lập của đất nước Việt Nam hiện nay đã phải đổi bằng máu xương sinh mạng và trí tuệ của bao người dân Việt Nam mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho sự hi sinh cao cả đó. Nâng nưu, trân trọng và phát triển nền hào bình là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống, máu đào dân tộc đã tô thắm lá cờ hoà bình . Thế hệ con cháu hôm nay luôn tự hào và phát huy tinh thần dân tộc đó.
Những người lính Cụ Hồ năm xưa đã từng bôn ba chiến đấu trên khắp các chiến trường, giờ đây đang từng ngày từng giờ nhìn quê hương đổi mới. Tuổi thanh xuân của họ đã gửi lại chiến trường, còn lại bây gìơ là sức lực một thời hào khí. Chiến tranh đã qua rồi, để lại sau lưng là khúc ca khải hoàn, là chiến thắng và sự hi sinh của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ việt nam anh hùng – những người con đã đi vào lịch sử dân tộc. Được Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam kính trọng suốt đời biết ơn và đền đáp.
Hiện nay khi cơ chế thị trường phát triển, guồng máy kinh tế hoạt động liên hoàn kéo theo là nhiều vấn đế xã hội nẩy sinh. Những hiện tượng đó đã và đang làm cho đời sống của một bộ phận người có công trong cả nước gặp phải không ít những khó khăn. Nếu không nhận được sự quan tâm của Nhà nước, sự giúp đỡ từ phía nhân dân thì đời sống người có công sẽ gặp khó khăn.
47 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1154 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng công tác bảo trợ xã hội ở phòng tổ chức lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên, tỉnh Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Hoà bình, độc lập tự do là nền tảng vững chắc cho sự phát triển cảu mỗi quốc gia. Nền hoà bình độc lập của đất nước Việt Nam hiện nay đã phải đổi bằng máu xương sinh mạng và trí tuệ của bao người dân Việt Nam mà Chủ Tịch Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời cho sự hi sinh cao cả đó. Nâng nưu, trân trọng và phát triển nền hào bình là trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người dân Việt Nam. Thế hệ cha anh đi trước đã ngã xuống, máu đào dân tộc đã tô thắm lá cờ hoà bình . Thế hệ con cháu hôm nay luôn tự hào và phát huy tinh thần dân tộc đó.
Những người lính Cụ Hồ năm xưa đã từng bôn ba chiến đấu trên khắp các chiến trường, giờ đây đang từng ngày từng giờ nhìn quê hương đổi mới. Tuổi thanh xuân của họ đã gửi lại chiến trường, còn lại bây gìơ là sức lực một thời hào khí. Chiến tranh đã qua rồi, để lại sau lưng là khúc ca khải hoàn, là chiến thắng và sự hi sinh của các anh hùng liệt sỹ, các thương binh, bệnh binh, các Bà mẹ việt nam anh hùng – những người con đã đi vào lịch sử dân tộc. Được Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam kính trọng suốt đời biết ơn và đền đáp.
Hiện nay khi cơ chế thị trường phát triển, guồng máy kinh tế hoạt động liên hoàn kéo theo là nhiều vấn đế xã hội nẩy sinh. Những hiện tượng đó đã và đang làm cho đời sống của một bộ phận người có công trong cả nước gặp phải không ít những khó khăn. Nếu không nhận được sự quan tâm của Nhà nước, sự giúp đỡ từ phía nhân dân thì đời sống người có công sẽ gặp khó khăn.
I / khái quát đặc điểm tình hình chung ở phòng Tổ chức - Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên
1. Đặc điểm tình hình chung ở phòng Tổ chức - Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên.
Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển .
Với sự ra đời của bộ máy quản lý Nhà nước ở các cấp và từ các vấn đề xã hội nẩy sinh mà do đó cần có sự quản lý từng mặt, từng lĩnh vực đời sống và do nhu cầu thực tế của bộ máy cần có các bộ phận, phòng ban giúp chính quyền các cấp thực hiện chức năng nhiệm vụ riêng để phục vụ bộ máy quản lý và tính tất yếu đó phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội ra đời năm 1946 để thực hiện nhiệm vụ của UBND huyện giao phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên trải qua những giai đoạn phát triển như sau:
Năm 1965 do sắp xếp lại các phòng ban trong đó có phòng Tổ chức - Lao động thương binh xã hội (Gồm các lĩnh vực Lao động Thương binh và xã hội, thi đua khen thưởng, tổ chức chính quyền).
Tên gọi: Phòng tổ chức dân chính
Năm 1974: Được tách riêng thành 3 phòng: Phòng Lao động; Phòng: Thương binh liệt sỹ; phòng: Tổ chức chính quyền.
Đến năm 1988: Do yêu cầu của tổ chức lại được sát nhập (Tên gọi Phòng Tổ chức xã hội).
Năm 2002: Thực hiện Quyết định 328/2002/QĐ - UB của UBND tỉnh Hà Nam về việc sắp xếp các phòng ban cấp huyện (tên gọi: Phòng Tổ chức lao động thương binh xã hội) với chức năng nhiệm vụ được giao như sau:
1.2. Chức năng nhiệm vụ và hệ thống tổ chức bộ máy.
Trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển, phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên trở thành một bộ phận quan trọng cấu thành bộ máy quản lý Nhà nước của huyện. Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên góp phần vào việc ổn định và nâng cao đời sống kinh tế xã hội an ninh – trật tự trên địa bàn.
1.2.1 Chức năng
- Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên là cơ quan chuyên môn của UBND huyện có chức năng giúp UBND huyện quản lý Nhà nước về lĩnh vực Tổ chức – Lao động – Người có công và xã hội ở địa phương. Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên chịu sự quản lý toàn diện của UBND huyện và quản lý chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ của Sở Lao động - Thương binh và xã hội và Sở Nội Vụ Tỉnh Hà Nam .
1.2.2 Nhiệm vụ :
- Căn cứ vào tình hình kinh tế xã hội của huyện xây dựng kế hoặch công tác hàng năm báo cáo UBND huyện, Sở Nội Vụ và Sở Lao động thương binh xã hội.Tổ chức hướng dẫn và thực hiện kế hoặch đề ra.
Tổ chức tuyên truyền ,hướng dẫn kiểm tra đôn đốc các ngành các xã, thị trấn thực hiện chính sách về tổ chức cán bộ và bộ máy thuộc UBND huyện, cán bộ cơ sỏ, cán bộ công nhân viên chức khối doanh nghiệp, và 7 đối tượng người có công với nước, những vấn đề về lao động việc làm và lĩnh vực xã hội .
Chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan tổ chức thực hiện các quy định của Nhà nước về lĩnh vực: Tổ chức, Lao động, Thương binh liệt sỹ, người có công và xã hội, đồng thời quản lý Nhà nước và giải quyết các vướng mắc, thắc mắc của nhân dân trên địa bàn.
Thực hiện chế độ, thông tin báo cáo với UBND huyện, Sở Nội Vụ, Sở lao động thương binh xã hội theo quy định.
1.2.3 Hệ thống Tổ chức bộ máy của Phòng Tổ chức - Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên.
Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ cũng như hoàn thành tốt các hoạt động công tác xã hội trên địa bàn, Phòng Tổ chức - Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã xây dựng và sắp xếp tổ chức bộ máy hoạt động như sau:
Sơ đồ 1: Mô hình trực tuyến chức năng: Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên.
Trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Phó trưởng phòng
Kế toán – tài vụ
Tổ chức chính quyền
Lao động thương binh và xã hội
Hệ thống Tổ chức bộ máy của phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội thể hiện rõ chức năng nhiệm vụ , quyền hạn của từng cán bộ, cụ thể :
a, Đối với trưởng phòng:
-Trưởng phòng chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của phòng về các mặt công tác thuộc lĩnh vực tổ chức, lao động thương binh và xã hội trước UBND huyện và Sở Lao động thương binh xã hội, Sở Nội vụ tỉnh Hà Nam.
Trưởng phòng làm việc theo chế độ thủ trưởng tôn trọng chức năng tham mưu, giúp việc của phó phòng và cán bộ chuyên môn.
b, Đối với phó trưởng phòng.
- Phó trưởng phòng giúp việc cho trưởng phòng và được trưởng phòng giao phụ trách một phần công việc của phòng, chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về công việc được giao, ý kiến của phó phòng được coi như ý kiến của trưởng phòng.Phó phòng làm nhiệm vụ thay trưởng phòng điều hành công việc được trưởng phòng uỷ quyền khi đi vắng.
c, Nhiệm vụ của từng bộ phận chuyên môn.
- Được trưởng phòng phân công đảm nhiệm những công việc cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ của phòng, phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ được giao, tích cực học tập nghiên cứu nắm chắc chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực được giao và các lĩnh vực khác thuộc chức năng nhiệm vụ của phòng.
- Chịu trách nhiệm trước trưởng phòng về những công việc được giao, chủ động tham mưu với lãnh đạo để triển khai công việc.
2.3 Đội ngũ cán bộ, công chức và lao động.
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên có 9 cán bộ đang công tác.Trong đó có 7 cán bộ nằm trong biên chế Nhà nước và 2 cán bộ hợp đồng.
Trong 9 cán bộ của phòng thì có 6 cán bộ là nam và 3 cán bộ là nữ. Độ tuổi của cán bộ phòng cũng rất khác nhau: Lớn nhất là 58 tuổi và trẻ nhất là 23 tuổi.
Hiện nay mức lương cuả đội ngũ cán bộ theo quy định của Nhà nước là tương đối ổn định. Mức trung bình lương là 700.000 đ/ người / tháng. Mức lương cao nhất là 1.200.000 đ và thấp nhất là 340.000đ/tháng.
Trong những năm qua để đáp ứng đòi hỏi của thực tế công tác mà trình độ cán bộ phòng ngày càng được nâng cao. Ban lãnh đạo phòng luôn khuyến khích , động viên cán bộ trong phòng không ngừng học tập trau rồi kiến thức để nâng cao trình độ chuyên môn và kiến thức xã hội.
Do thế mạnh của tuổi trẻ, nên hầu hết các cán bộ trong phòng đều rất năng động ham học hỏi, sử dụng máy vi tính thành thạo. Hàng năm khi có các lớp tập huấn, lớp đào tạo nghiệp vụ, phòng đều cử cán bộ đi học, đặc biệt là khi anh chị em có nhu cầu học tập thì đều được ban lãnh đạo phòng khuyến khích. Hiện nay phòng đang có 3 cán bộ đang theo học lớp Quản lý Nhà nước, 1 cán bộ theo học khoá đào tạo kế toán trưởng. Đặc biệt phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên có 3 cán bộ tốt nghiệp và có bằng cử nhân Cao Đẳng Lao Động Xã Hội.
1.4 Điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật :
Phòng có một dãy nhà với 4 phòng làm việc và một khuôn sân rộng. Các phòng đều được trang bị đầy đủ bàn ghế, tủ đựng hồ sơ, giâý tờ. Đặc biệt phòng đã trang bị được 3 máy vi tính kèm theo 2 máy in và một máy pho to phục vụ đắc lực cho công tác quản lý hồ sơ và công văn giấy tờ, 2 máy điện thoại phục vụ cho việc liên lạc.
2. Những thuận lợi và khó khăn .
2. 1. Những thuận lợi
Từ đặc điểm tình hình chung của phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên, đã tạo nên những điều kiện thuận lợi trực tiếp đến kết quả hoạt động của đơn vị, thể hiện trên những mặt như sau :
Lịch sử hình thành và phát triển : phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên có bề dày lịch sử thành lập, trải qua nhiều năm tồn tại và phát triển với nhiều lần thay đổi tên gọi. Điều đó nói nên rằng đời sống của người có công trên địa bàn huyện được quan tâm từ rất sớm. Đây cũng là điều kiện cho cán bộ phòng tích luỹ kinh nghiệm làm việc và đúc rút nhiều bài học bổ ích trong hoạt động của phòng.
- Về chức năng nhiệm vụ, tổ chức bộ máy :
+ Để hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ của mình, phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên luôn được sự chỉ đạo thường xuyên của Sở lao động thương binh xã hội và Sở Nội Vụ tỉnh Hà Nam.
+ Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyên Duy Tiên còn nhận đựơc sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của thường trực huyện uỷ, HĐND, UBND huyện trong thực hiện chức năng và nhiệm vụ công tác .
+ Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên luôn tạo được sự phối kết hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, chính quyền các xã, thị trấn. Các ban thương binh xã hội xã để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
+Thực hiện Quyết định 1529/QĐ-UB của UBND tỉnh về việc áp dụng cơ chế "1cửa "taị UBND huyện. Cơ chế phòng một cửa là điểm mới trong công tác cải cách hành chính của Nhà nước, mà phòng đang áp dụng, đã giảm bớt sự phiền hà và tạo được lòng tin của nhân dân.
- Về đội ngũ cán bộ: Đội ngũ lãnh đạo của phòng có nhiều kinh nghiệm trong quản lý, tham mưu cho huyện uỷ, HĐND, UBND huyện thực hiện tốt vai trò lãnh đạo của mình.
Về cơ sở vật chất: Với hệ thống nhà làm việc, máy điện thoại và máy vi tính đã giúp cho tiến độ công việc được đẩy nhanh, hồ sơ giấy tờ được quản lý chặt chẽ, các công văn, văn bản, thông báo được soạn thảo và chuyển đi nhanh chóng.
2.2 Những khó khăn.
- Với nhiều lần thay đổi tên gọi, đã lầm cho người dân không rõ tên chính thức của phòng. Dẫn đến nhầm lẫn và mất thời gian khi tìm đến cơ quan giải quyết công việc.
- Trên địa bàn huyện Duy Tiên, đời sống của người có công vẫn còn gặp một số những khó khăn, trình độ nhận thức thấp chưa nắm bắt được các chính sách của Nhà nước. Do đó ảnh hưởng tới việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên lĩnh vực Thương binh – liệt sỹ và người có công.
- Gần 75% dân số trong huyện làm nghề nông, do đó tỷ lệ hộ nghèo cao thiếu việc làm, tệ nạn xã hội gia tăng, thiên tai đe doạ, gây ảnh hưởng đến việc hoàn thành chức năng nhiệm vụ trên các lĩnh vực lao động việc làm, cứu trợ xã hội và tệ nạn xã hội.
- Do tính chất công việc phức tạp, đối tượng quản lý rộng, đội ngũ cán bộ lao động thương binh xã hội xã, thị trấn nhiều nơi còn yếu về chuyên môn nghiệp vụ.
Trước những khó khăn trên Phòng đã bám sát vào sự lãnh đạo cuả huyện uỷ, UBND huyện, Sở Nội Vụ và Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội về chuyên môn nghiệp vụ phấn đấu hoàn thành các kế hoặch được giao.
2.3 Thành tích đạt được .
Với những thuận lợi là cơ bản, trong những năm qua phòng Tổ chức – Lao động Thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã đạt được nhiều thành tích cao trên các mặt công tác :
- Về công tác Thương binh – Liệt sỹ và người có công: Công tác chính sách, gia đình liệt sỹ và người có công theo NĐ28/CP của Chính Phủ và pháp lệnh ưu đãi NCC từ năm 1995 đến nay đã được chỉ đạo thực hiên tốt, giải quyết chế độ chính sách đầy đủ kịp thời đúng đối tượng, các vướng mấc sai xót đã dược giải quyết dứt điểm kịp thời, được dư luận xã hội quan tâm và ủng hộ .
- Về công tác xã hội: Về quản lý theo dõi đối tượng tệ nạn xã hội (Mại dâm, Ma tuý ) đơn vị đã phối hợp với công an huyện, phòng văn hoá thông tin thể thao, trung tâm y tế các xã, thị trấn tổ chức kiểm tra nắm đối tượng.Tuyên truyền giáo dục, tổ chức đi cai nghiện cho 13 đố tượng nghiện ma tuý, góp phần ổn định an ninh trật tự trên địa bàn và hạn chế sự gia tăng các tệ nạn xã hội.
Giải quyết chế độ cho 686 người trực tiếp bị nhiễm chất độc màu da cam và con đẻ của họ do Mỹ sử dụng trong chiến tranh kịp thời đảm bảo đúng chế độ.
Về xoá đói gảm nghèo: Năm 2004 tổ chức điều tra đói nghèo hàng năm các xã, thị trấn đều bổ sung danh sách hộ nghèo ở địa phương làm cơ sở cho cấp uỷ Đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể có biện pháp xoá đói giảm nghèo (vay vốn, hỗ trợ nhà ở, cấp thẻ BHYT, miễn giảm học phí ……..).
Tóm lại : Với tinh thần trách nhiệm cao của cán bộ trong phòng cùng với sự quan tâm lãnh đạo của huyện uỷ, UBND huyện, Sở Nội Vụ và Sở Lao Động Thương Binh Xã Hội trong những năm qua đơn vị đã hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình một cách nhanh chóng khoa học và đạt hiệu quả cao …. Hàng năm phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đều được UBND Tỉnh tặng bằng khen và nhiều giấy khen của Sở Nội Vụ và Sở Lao động thương binh và xã hội Tỉnh Hà Nam cũng như UBND huyện và UBND Tỉnh tặng cờ đơn vị thi đua xuất sắc.
II thực trạng công tác bảo trợ xã hội ở phòng tổ - chức lao động thương binh xã hội huyện duy tiên
1 Công tác thương binh – liệt sỹ và người có công.
1.1 Tình hình thực hiện chế độ ưu đãi xã hội đối với người có công ở phòng tổ chức – lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên .
Quy mô cơ cấu đối tượng:
Đối tượng
Số lượng
Thương binh – Người hưởng chính sách như thương binh
1380
Quân nhân bị tai nạn lao động
48
Bệnh binh
797
Liệt sỹ
3506
Tuất liệt sỹ
1262
Tuất thương bệnh binh
106
Người tham gia hoạt động cách mạng tháng 8 năm 1945
5
Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc và làm nghĩa vụ quốc tế
13000
Người hoạt động cách mạng bị địch bắt tù đày
104
Các anh hùng
1
Bà mẹ việt nam anh hùng
96(còn 11)
Người phục vụ thương bệnh binh
51
Quân nhân bị bệnh nghề nghiệp
234
Như vậy trên toàn huyện Duy Tiên cho đến thời điểm tháng 3 /2005 có 3845 đối thượng người có công đang được hưởng trợ cấp do phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên thực hiện chi trả.
* Về cơ cấu đối tượng :
- Về cơ cấu giới: Toàn bộ Thương Binh, Liệt sỹ, Quân Nhân Bị Tai Nạn Lao Động hầu như là nam giới. Riêng có đối tượng tiền tuất Ưu đãi xã hội có 90% là nữ và 10 % là nam giới, có 11 bà mẹ việt nam anh hùng còn sống.
- Cơ cấu tuổi: Hầu hết các đối tượng NCC đều đã cao tuổi, trung bình từ 50-60 tuổi.
1.1.2 Tình hình thực hiện các chính sách, chế độ của Nhà nước theo quy định mới với thương binh – Liệt sỹ và người có công.
Thời gian từ 12/2004 đến 3/ 2005 phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên thực hiện chi trả chế độ cho các đối tượng theo Nghị Định số 03/2004/NĐ - CP của Chính Phủ. Kể từ tháng 3/3005 phòng thực hiện chi trả theo Nghị Định số 210/2004 /NĐ - CP của Chính Phủ ngày 20/12/2004. Cụ thể như sau:
a, Đối với người hoạt động cách mạng trước CMT8 /1945.
Tổng số người được công nhận và hưởng trợ cấp là 15 người.Trong đó có:14 cán bộ thoát ly và 01 người không thoát ly.
Theo Quy định tại Nghị Định số 210/2004/NĐ-CP cụ thể :
- Diện thoát ly, trợ cấp :250.000đ/ tháng
- Diện không thoát ly, trợ cấp 540.000đ/tháng
- Thân nhân của LTCM hưởng trợ cấp tuất mức: 495.000đ/ tháng
- Cán bộ tiền khởi nghĩa: 292.000đ / tháng
Đối tượng là người hoạt động cách mạng trước cách mạng tháng 8 năm 1945 ở Duy Tiên còn lại là 5 người (3/2005). Phòng đã tiến hành chi trả đúng theo quy định tại NĐ210 NĐ-CP của Chính Phủ ngày 20/10/2004 như sau :
- Chi trả cho 1 LTCM từ 1936 – 1945, số tiền: 540.000 đồng/tháng.
- Chi trả cho 4 cán bộ tiền khởi nghĩa, số tiền là: 1168000 đồng/tháng.
- Chi trả tuất Lão thành Cách mạng được hưởng Định xuất cơ bản cho 01thân nhân với số tiền là: 292.000đ/tháng.
- Chi trả tuất Lão thành cách mạng hưởng chênh lệch là 176.000 đồng/tháng.
Mức sống của bản thân và gia đình đối tượng so với mức sống của người dân địa phương là mức sống trung bình khá:
+ Số đối tượng có mức sống giàu và khá: 3 hộ, chiếm 60%.
+ Số đối tượng có mức sống trung bình :2 hộ, chiếm 40%.
b, Đối với liệt sỹ và gia đình liệt sỹ.
* Đối với liệt sỹ.
Những năm tháng chiến tranh ác liệt theo tiếng gọi của Tổ quốc cùng với lòng yêu nước căm thù giặc sâu sắc, biết bao người dân Duy Tiên ra đi và không bao giờ trở lại, họ đã hy sinh để giành độc lập, vì sự nghiệp bảo về Tổ quốc.
Tính đến thời điểm tháng 3/2005 theo Tổng hợp báo của Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên có 3.056 liệt sỹ đã được xác nhận và giải quyết chế độ.
Trong đó có: Số liệt sỹ được xác nhận từ 31/12/1994 trở về trước là 2875 liệt sỹ.
Số liệt sỹ được xác nhận từ 1/1/1995 đến nay là: 181 liệt sỹ.
Cũng trong 3 tháng đầu năm Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã xác nhận thêm 2 liệt sỹ và thực hiện chi trả đầy đủ các chế độ liệt sỹ và thân nhân của họ theo đúng quy định của Nhà nước. Cụ thể như sau:
- Tiền tổ chức lễ báo tử : 240.000/1 liệt sỹ
- Tiền Mai táng phí: 2.400.000 đồng/liệt sỹ
- Được bảo quản phần mộ.
Hiện nay Duy Tiên có 20/21 xã, thị trấn đều có nghĩa trang liệt sỹ. Chăm sóc bảo quản phần mộ của liệt sỹ là trách nhiệm của chính quyền các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân trong cả nước. Đảng bộ và nhân dân Duy Tiên luôn biết ơn sâu sắc đối với những chiến sỹ đã hy sinh. Việc bảo quản và xây dựng nghĩa trang liệt sỹ được thực hiện rất nghiêm trang.
Hàng năm vào ngày 27/7 Phòng Tổ chức – LĐTBXH huyện Duy Tiên kết hợp với Đảng uỷ, UBND, các cấp các ngành trong huyện tổ chức thăm viếng mộ liệt sỹ tại nghĩa trang quê nhà.
* Gia đình liệt sỹ.
Thân nhân liệt sỹ là những người đã phải ghánh chịu hậu quả của chiến tranh tàn phá, họ đã mất đi người chồng, người con thân yêu ruột thịt, nỗi đau, mất mát đó không gì có thể bù đắp được. Chính vì thế, sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với gia đình họ cũng chỉ lạ sự chia sẻ phần nào cho họ vơi đi nỗi đau thương mất mát đó.
Tính đến tháng 3/2005 tổng số gia đình được công nhận và giải quyết chế độ là 1840 gia đình.
Trong đó : Số gia đình có 01 con là liệt sỹ là: 1125 gia đình.
Số gia đình có 02 con là liệt sỹ : 715 gia đình.
Trong 1840 gia đình liệt sỹ thì có 1262 thân nhân được hưởng trợ cấp ưu đãi
Thực hiện theo đúng quy định tại nghị định 210/2004 Phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội đã thực hiện chi trả ưu đãi tiền tuất cho thân nhân liệt sỹ như sau:
- Chi trả trợ cấp tuất cho 1150 thân nhân với tổng số tiền là: 335.800.000 đồng.
- Chi trả trợ cấp tuất thân nhân 02 liệt sỹ là 32 người với tổng số tiền là 15.840.000 đồng.
- Chi trả trợ cấp tuất hưởng định xuất nuôi dưỡng là 80 người với tổng số tiền là 39.600.000 đồng.
Hiện nay Duy Tiên có 703 gia đình liệt sỹ không còn thân nhân hưởng tiền tuất hàng tháng, số thân nhân này đã chết nên việc thờ cúng liệt sỹ chuyển cho anh em ruột thịt trong dòng họ đảm nhiệm nhưng không được hưởng trợ cấp tuất hàng tháng vì họ không phải là thân nhân chủ yếu của liệt sỹ.
Trong tháng 3 Phòng Tổ chức - Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên xác nhận thêm 02 trường hợp là liệt sỹ và giải quyết chế độ cho gia đình liệt sỹ như sau:
+ Tặng bằng Tổ quốc ghi công cho mỗi liệt sỹ.
+ Chế độ trợ cấp lần đầu là 3.000.000 đồng/ gia đình.
+ Chế độ tiền tuất hàng tháng hưởng định xuất cơ bản cho 4 thân nhân với tổng số tiền là 1.160.000 đồng/tháng.
+ Giải quyết chế độ thờ cúng liệt sỹ cho những liệt sỹ không còn thân nhân chủ yếu cho 8 người trợ cấp 1 lần là 4.800.000 đồng và giữ bằng tổ quốc ghi công.
VD : Cô Nguyễn Thị Phồng xã Yên Bắc là vợ liệt sỹ Phạm Văn Trung hi sinh tháng 1/1975 tại chiến trường Miền Nam. Tính đến thời điểm tháng 3/2005 cô Phồng được trợ cấp là 292.000 đ/ tháng.
c, Bà mẹ Việt Nam anh hùng, anh hùng lao động .
*Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
Tổng số bà mẹ Việt Nam anh hùng được phong tặng và truyc tặng là 97 mẹ.
Trong đó: Số bà mẹ có một con duy nhất là liệt sỹ là 5 mẹ.
Số bà mẹ có hai con là liệt sỹ là 10 mẹ.
Số bà mẹ có ba con trở lên là liệt sỹ là 20 mẹ.
Số bà mẹ có một con là liệt sỹ, chồng và bản thân là liệt sỹ là 15 mẹ.
Tổng số Bà mẹ được phong tặng hiện nay còn sống là 11 mẹ. Trong đó có 10 mẹ sống cô đơn.
Thực hiện chế độ trợ cấp ưu đãi do Nhà nước quy định đối với Bà mẹ việt nam anh hùng. phòng Tổ chức – Lao đông thương binh xã hội Duy Tiên đã tiến hành chi trả trợ cấp theo đúng Nghị Định 210/2004 như sau :
- Bà mẹ việt nam anh hùng hưởng định xuất cơ bản là 1 mẹ, số tiền là 710.000đ/ tháng
- Bà mẹ việt nam anh hùng hưởng định xuất nuôi dưỡng là 10 mẹ với tổng số tiền là 710.000.000 đ/ tháng
* Anh hùng lao động: ở huyện Duy Tiên còn lại là 1 người đó là anh hùng Nguyễn Văn Giằng xã Tiên Ngoại hưởng định xuất cơ bản với số tiền là 250.000đ / tháng.
*Mức sống của Bà mẹ việt nam anh hùng so vơi mức sống của người dân địa phương là mức sống khá.
d, Đối với Thương binh, Bệnh binh và Người hưởng chính sách như thương binh.
* Đối với Thương binh và người hưởng chính sách như thương binh.
Từ tháng 02/2005 thực hiện theo Nghị Định mới: NĐ số 210/2004/NĐ - CP ngày 20/12/2004 như sau:
Đối vơí Thương binh, Người hưởng chính sách như thương binh căn cứ vào tỷ lệ mất sức lao động do thương tật mà nhận trợ cấp. Cụ thể cứ 1% mất sức lao động thì hưởng 9.400 đ trợ cấp.
Như vậy nếu :
+ Thương binh có tỷ lệ thương tật 21% thì mức trợ cấp là : 197.000đ/ tháng .
+ Thương binh có tỷ lệ thương tật 100% thì mức trợ cấp là : 940.000đ/ tháng.
Riêng Thương binh, Người hưởng chính sách như thương binh được hưởng phụ cấp:
+Thương binh có tỷ lệ thương tật 81% trở lên, phụ cấp 150.000 đ/ tháng.
+Thương binh có tỷ lệ thương tật 81% trở lên, có vết thương đặc biệt nặng, phụ cấp 292.000 đ/ tháng.
Cụ thể trong tháng 03/2005 phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã tiến hành chi trả trợ cấp cho 1380 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh với tổng số tiền là: 461.201.000 đ.Trong đó:
+ Chi trả trợ cấp cho 925 TB, MSLĐ từ 21% - 40% với tổng số tiền là 183.304.000đ.
+ Chi trả trợ cấp cho 244 TB, MSLĐ từ 41% - 60% với tổng số tiền là 107.243.000đ.
+ Chi trả trợ cấp cho 31 TB, MSLĐ từ 61% - 80% với tổng số tiền là 20.934.000đ.
+ Chi trả trợ cấp cho 51 TB, MSLĐ từ 81% - trở lên với tổng số tiền là 47.378.000đ.
+ Chi trả trợ cấp cho 18 TB nặng có vết thương đặc biệt nặng với tổng số tiền là 40.106.000đ.
+ Chi trả trợ cấp cho 41 người phục vụ TB, với tổng số tiền là 12.236.000đ
- Mức sống của thương binh, Người hưởng chính sách như thương binh so với mưc sống của người dân địa phương là mức trung binh khá trở lên.
- Năm 2004 phòng Tổ chức – Lao đông thương binh và xã hội huyện Duy Tiên phối hợp cùng với Sở Lao đông thương binh xã hội cùng các nghành các cấp có liên quan tổ chức cho 167 thương binh, người hưởng chính sách như thương binh đi giám định lại thương tật để lên hạng mới.
VD : Đồng chí Phạm Văn Ba, xã Duy Minh nhập ngũ tháng 10/1980 đơn vị ở Sơn Tây. Bị thương trong lúc truy đuổi tội phạm 12/1985. Tỷ lệ mất sức lao động do thương tật là 85%. Xuất ngũ về gia đình tháng /1986.
Hiện nay (03/2005) Đồng chí Ba được phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội chi trả trợ cấp như sau :
TCTT : 85%*9.400 =799.000 đ
PC, MSLĐ 85% :150.000đ
Tổng trợ cấp tháng 3/2005 : 949.000 đ
*Đối với Quân nhân bị tai nạn lao động .
Theo Quy định tại NĐ 210/2004/NĐ - CP cụ thể :
Đối với Quân nhân bị tai nạn lao động (Thương binh loại B cũ ). Mức trợ cấp được tính theo tỷ lệ % MSLĐ. Cứ 1% MSLĐ thì được trợ cấp là 7.250đ.
Tính đến hết tháng 03/2005 toàn huyện có 48 đối tượng là quân nhân bị tai nạn lao động do phòng Tổ chức – Lao động binh xã hội thực hiện chi trả theo đúng Nghị Định 210 như sau:
+ QNBTNLĐ Từ 21% - 60% là 32 người với tổng số tiền là 6.891.000 đ.
+ QNBTNLĐ Từ 61% - 80% là 10 người với tổng số tiền là 3.676.000đ.
+ QNBTNLĐ Từ 81% - trở lên là 6 người với tổng số tiền là 4.487.000 đ.
Ngoài ra phòng còn tiến hành chi trả cho thân nhân phục vụ của đối tượng này như sau :
- Phục vụ QNBTNLĐ nặng 2 người với tổng số tiền là: 584.000 đ
- Phục vụ QNBTNLĐ có vết thương đặc biệt nặng 4 người với tổng số tiền là 1.520.000 đ.
*Đối với Bệnh binh.
Thực hiện theo NĐ số 210/2004 /NĐ -CP. Đối với bệnh binh căn cứ vào tỷ lệ mất sức lao động do thương tật mà được nhận trợ cấp cụ thể như sau:
+ MSLĐ 61%-70%, trợ cấp :489.000 đ.
+ MSLĐ 71%-80%, trợ cấp :564.000 đ.
+ MSLĐ 81%-90%, trợ cấp :677.000 đ.
+ MSLĐ 91%-100%, trợ cấp :752.000 đ.
Riêng đối với trường hợp sau thì đựoc nhận phụ cấp:
BB MSLĐ từ 81% trở lên phụ cấp: 150.000đ.
BB MSLĐ từ 81% trở lên có bệnh tật đặc biệt nặng, phụ cấp : 292.000đ.
Thân nhân của BB từ trần hưởng trợ cấp tuất là 175.000đ.
Thân nhân của BB từ trần nếu sống cô đơn không nơi nương tựa hưởng trợ cấp tuất là 390.000đ.
Trong tháng 3 /2005 phòng Tổ chức – Lao động thương binh xã hội huyện Duy Tiên đã tiến hành cho trả cho đối tượng là BB như sau:
+ Chi trả cho 782 BB,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- dfdfcdf.doc