Việt Nam tham gia vào AFTA từ 1/1/1996 việc hộ nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vừa là tất yếu khách quan của xu thế thời đại, vừa là yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam,đó là bước khởi động đầu tiên có ý nghĩa quết định đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Một trong những khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là xây dựng chiến lược và các giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập nhanh chóng vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo trương trình CEPT được ấn định vào năm 2006. Đây không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của nền kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ AFTA.
26 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1182 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA
lời mở đầu
Việt Nam tham gia vào AFTA từ 1/1/1996 việc hộ nhập vào khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA) vừa là tất yếu khách quan của xu thế thời đại, vừa là yêu cầu nội tại của nền kinh tế Việt Nam,đó là bước khởi động đầu tiên có ý nghĩa quết định đối với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và toàn cầu của nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam nói riêng.
Một trong những khó khăn thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay là xây dựng chiến lược và các giải pháp khả thi để nâng cao năng lực cạnh tranh, hội nhập nhanh chóng vào lộ trình cắt giảm thuế quan theo trương trình CEPT được ấn định vào năm 2006. Đây không chỉ là yêu cầu tất yếu mà còn là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của nền kinh tế Việt Nam trong khuôn khổ AFTA.
I. tổng quan về ASEAN, AFTA:
1. Liên kết KTQT:
Từ xa xưa kinh nghiệm phát triển kinh tế của các quốc gia trên thế giới đã cho thấy: để có một nền kinh tế quốc gia hùng mạnh thì mọi chính sách và các hoạt động không thể bó hẹp trong phạm vi một quốc gia mà phải có mối quan hệ với các nền kinh tế khác đó là điều kiện tất yếu để phát triển.
Hiện này trong xu thế toàn cầu hoá kinh tế, trên thế giới đã xuất hiện nhiều liên kết kinh tế quốc tế và các tổ chức kinh tế quốc tế để cùng hợp tác phát triển các vấn đề kinh tế có tính chất liên quốc gia.
Liên kết kinh tế quốc tế là một hình thức trong đó diễn ra quá trình xã hội hoá có tính chất quốc tế đối với quá trình tái sản xuất giữa các chủ thể kinh tế kinh tế quốc tế. Đó là sự thành lập một tổ chức hợp kinh tế quốc tế của các nhóm thành viên nhằm tăng cường phối hợp điều chỉnh các lợi ích giữa các bên tham gia giảm bớt sự khác biệt về điều kiện phát triển giữa các bên và thúc đẩy quan hệ quốc tế phát triển cả bề rộng và bề sâu.
Liên kết kinh tế quốc tế có thể được phân chia thành bốn hình thức:
+ khuvực mậu dịch tự do
+ liên minh thuế quan
+ thị trường chung
+ liên minh tiền tệ
+ liên minh kinh tế
Ví dụ thực tế của các liên kết kinh tế quốc tế đó là khu vược mậu dịch tự do châu âu EFTA, khu vực mậu dịch tự do bắc mĩ NAFTA, khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA cộng đồng kinh tế châu âu EEC, khối đồng minh BENILUX là liên minh giữa Bỉ, Hà LAN, Luxămbua.
2. ASEAN và AFTA
Vào những năm 60 ở đông nam á đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề và phải từng bước xuống thang chiến tranh và chuyển sang chiến lược Việt Nam hoá chiến tranh. Các nước đứng trước thách thức chính trị và kinh tế trong nội bộ từng nứơc và những thách thức xung đột từ bên ngoài. Để đối phó lại các nước này đã chủ trương thành lập hiệp hội các nước đông nam á ASEAN
ASEAN được thành lập ngày 8/8/1967 sau khi bộ trưởng ngoại giao các nước Indonesia, Malaisia, Philiphine, Xingapone, Thailan ký bản tuyên bố ASEAN (tuyên bố Băngcokc)
ngày 8/1/1984 Brunây Daluxalam được kết nạp vào ASEAN
Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thànhviên thứ 7 của ASEAN
7/1997 Lào và Mianma gia nhập ASEAN
Ngày 30/4/1999 Căm puchia trở thành thành viên thứ 10
Trong thời kì đầu, ASEAN chỉ là một tổ chức khu vực bình thường như nhiều tổ chức khác ở khắp các châu lục trên thế giới. Tuy nhiên trong hai thập kỷ gần đây các nước này gặt hái được những thành công đáng kể về mặt kinh tế trong thời gian dài các nước ASEAN đã duy trì được tốc độ tăng trưởng khá cao, bình quân 6%/ năm đặc biệt các nước phát triển mạnh như Singapo, Malaixia, Thailan trong nhiều năm đạt mức tăng trưởng hai con số.Singapo được xếp vào hạng các nước công nghiệp mới còn Malaixia và Thailan đều đang ngấp nghé nghưỡng cửa này trong tương lai không xa:
Các mục tiêu lớn của ASEAN là:
Thúc đẩy phát triển kinh tế ; xã hội và văn hoá
Bảo vệ sự ổn định chính trị và kinh tế của khu vực:
Là diễn đàn để giải quết các vấn đề khác biệt trong nội bộ khu vực:
Các nước ASEAN đã hợp tác với nhau trong nhiều lĩnh vực như: hợp tác thương mại, đầu tư, phát triển công nghiệp, nông nghiệp, năng lượng, và vấn đề đáng quan tâm hiện nay là khu vực mậu dịch tự do ASEAN AFTA.
AFTA ra đời từ đầu những năm 90, do môi trường chính trị, kinh tế quốc tế và khu vực có những thay đổi khi chiến tranh lạnh kết thúc, vị trí của khối ASEAN đã được cải thiện và các cam kết kết quốc tế của Hoa kỳ, Trung quốc và Nga đã thay đổi AFTA ra đời vời ba mục tiêu cơ bản là: Tự do hoá thương mại,thu hút đầu tư nước ngoài và mở rộng quan hệ thương mại với các nước. các mục tiêu có quan hệ với nhau trong đó mục tiêu thu hút đầu tư nứơc ngoài là mục tiêu trung tâm. Khu vực AFTA hình thành trên cơ cở các yếu tố:
Chương trình ưu đãi thuế quan có chiến lược chung
Thống nhất và công nhận tiêu chuẩn hàng hoá giữa các nước thành viên
Công nhận việc cấp giấy xác nhận xuất xứ hàng hoá
Xoá bỏ những qui định hạn chế đối với hoạt động thương mại
Tăng cường hoạt động tư vấn kinh tế vĩ mô. Theo qui định của CEPT hàng hoá muốn được hưởng ưu đãi thuế quan trong khuôn khổ CEPT cần có các điều kiện:
Phải là các sản phẩm được đưa vào danh mục giảm thuế và đã được hội đồng AFTA công nhận
Chỉ có các sản phẩm đã ở mức thuế 29% trở xuống và nằm trong danh mục giảm thuế giữa hai nước thành viên
Các sản phẩm phải có ít nhất 40% thành phần được sản xuất chế tạo, có xuất xứ từ ASEAN. Hiệp định CEPT cũng qui định việc thực hiện sẽ được tiến hành theo hai quá trình: Chương trình cắt giảm nhanh (fast track) và chương trình cắt giảm bình thường (normal track). Trong tuyên bố Xingapho năm 1992, năm 1992 các nước ASEAN đã quết định đưa ra một nhóm mặt hàng vào diện giảm thuế nhanh là giầu thực vật, xi măng, hoá chất, dược liệu, phân bón, đồ nhựa, các sản phẩm cao su, các sản phẩm da, bột giấy, hàng dệt, các sản phẩm gốm và thuỷ tinh đá quí và đồ trang sức, đồ điện tử và đồ dùng bằng gỗ, song mây
Theo hiệp định CEPT ký năm 1992 thì thời gian hoàn thành AFTA sẽ là 15 năm bắt đầu từ 1/1/ 1993 và kết thúc 1/1/2008.gần đây một tiến trình mới được đề nghị trong đó qui định thời gian cắt giảm cắt giảm thuế chỉ còn 10 năm. Như vậy AFTA sẽ hoàn thành vào năm 2003 thay vì 2008 như trước đây. Gia nhập ASEAN tháng 7/1995 Việt Nam cam kết thực hiện CEPT năm 1996, chậm hơn 3 năm so với các nước. Như vậy thời gian kết thúc của Việt Nam sẽ là 2006
Thời gian biểu thực hiện CEPT của các nước ASEAN như sau:
Theo chương trình cắt giảm thuế quan bình thường thì các mặt hàng có mức thuế trên 20% sẽ giảm xuống còn 20% trong 5 năm và 0 – 5% trong 5 năm tiếp theo. Đối với các mặt hàng có mức thuế 20% trở xuống thì trong vòng 7 năm sẽ xuống còn 0% - 5%
Theo chương trình cắt giảm nhanh thì các mặt hàng có mức thuế trên 20% sẽ giảm xuống còn 0% - 5% trong vòng 7 năm. Đối với các mặt hàng có 20% trở xuống thì trong vòng 5 năm sẽ còn 0% - 5%
Danh mục các sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế thì trong vòng 5 năm. Mỗi năm phải đưa 20% số sản phẩm tạm thời chưa giảm thuế vào danh mục giảm thuế
Đối với danh mục mặt hàng loại trừ hoàn toàn đây là sản phẩm có ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, đạo đức xã hội, cuộc sống sức khoẻ con người,các giá trị văn hoá nghệ thuật,di tích, lịch sử khảo cổ. Mặt hàng này sẽ không được xem xét đến theo trương trình CEPT.Đối với danh mục nhạy cảm của hàng nông sản chưa chế biến, lúc đầu nông sản chưa chế biến không được đưa vào chương trình CEPT. Nhưng theo chương trình CEPT sửa đổi,các nông sản chưa chế biến này sẽ được đưa vào ba loại danh mục khác nhau là danh mục giảm thuế, danh mục loại trừ tạm thời và danh mục nhạy cảm của hàng nông sản chưa chế biến
* Về việc thuyên giảm hàng rào phi thuế quan (NTB)
Nhằm giảm bớt và dần xoá bỏ hàng rào phi thuế quan trong buôn bán nội bộ ASEAN. Các nước ASEAN đã thành lập nhóm thương lượng về ưu đãi buôn bán.Các cuộc thảo luận của nhóm nhằm thực hiện thoả thuận về việc duy trì và thuyên giảm các biện pháp phi thuế quan. Hình thức thảo luận, thương lượng chủ yếu là song phương, nhìn chung những cuộc thương lượng chưa đem lại nhiều kết quả thiết thực, tuy nhiên các nước ASEAN đều cam kết thực hiện thuyên giảm các hàng rào phi thuế quan trong quá trình thực hiện tự do hoá thương mại. Hiệp định CEPT cũng qui định các nước ASEAN phải cam kết xoá bỏ các hàng rào phi thuế quan liên quan 5 năm, sau khi AFTA hoàn thành
II. Thực trạng cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình hội nhập AFTA
1. Việt Nam và AFTA
Việt Nam thực hiện CEPT tham gia AFTA là chặng đầu tiên trong tiến trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Tiến trình này bắt đầu từ những năm 1990 bằng việc kí hiệp định khung về hợp tác kinh tế với EU và tham gia hội nhập ASEAN năm 1995, tham gia APEC năm 1998, kí hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ năm 2000 và đang tích cực chuẩn bị hành trang đứng trong tổ chức thương mại thế giới (WTO) thời gian tới.-
Ngay sau khi là thành viên của ASEAN, Việt Nam đã cam kết tham gia các hoạt động hợp tác kinh tế của hiệp hội, trong đó có CEPT / AFTAmới gia nhập và có trình độ phát triển chưa cao Việt Nam cũng có những thuận lợi vvà khó khăn vừa mang tính đặc thù vừa mang tính phổ biến của ASEAN khi tham gia hiệp định CEPT thành lập AFTA và các hoạt động kinh tế quốc tế và khác.Đặc thù dễ nhận thấy nhất là ở thể chế và cơ chế quản lý kinh tế ; ở khoảng cách về trình độ phát triển kinh tế của Việt Nam với các nước trong ASEAN đã có nền kinh tế thị trường phát triển ở năng lực các doanh nghiệp doanh nghiệp bao gồm các nhà nước và tư nhân trong điều kiện cạnh tranh trong điều kiện của nền kinh tế thị trường mở của hội nhập kinh tế toàn cầu theo hướng tự do hoá ; đến các yếu tố cơ bản khác của nền kinh tế đang chuyển đổi sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và các kết cấu hạ tầng phần cứng (giao thông, chính sách....) và các nguồn lực, đặc biệt là nguồn nhân lực có trình độ và công nghệ hiện đại chưa đảm bảo sự tham gia vào quá trình hội nhập chủ động có hiệu quả.
Khó khăn to lớn đang trở thành thách thức làm thế nào để chủ động và tích cực tham gia vào dòng chảy hội nhập kinh tế khu vực và thế giới mà vẫn bảo vệ và phát huy lợi ích quốc gia bản sắc dân tộc, gắn liền với lợi ích khu vực theo mục tiêu đoàn kết, hòa bình ổn định và thịnh vượng. Đây có thể là thách thức lớn nhất trước mắt và trực tiếp trong công cuộc hội nhập. Tuy nhiên Việt Nam với hướng thuận lợi căn bản là trong khi vẫn nỗ lực phát triển theo con đường riêng của mình đã tranh thủ tận dụng những hình thức, xu thế hợp tác tích cực ở nhiều cấp độ với khu vực và thế giới. Những thuận lợi đó trước hết là ở chính con người Việt Nam thông minh, hiếu học cần cù vượt khó, ở một lực lượng lãnh đạo thống nhất kiên trung, đường lối đổi mới toàn diện phát huy tối đa nội lực và sức mạnh dân tộc tích cực tranh thủ ngoại lực và gắn kết với thế mạnh của đoàn kết khu vực ngày nay và với chính sách đối ngoại đúng đắn nâng cao vị thế của Việt Nam trong trường quốc tế, do đó Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực chủ động trong hiệp hội và càng thu hút được nhiều thành công trong tiến trình hội nhập AFTA
Với chủ trương tích cực và chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường quốc tế (Việt Nam đã có kế hoạch cụ thể để chủ động thực hiện các cam kết trong khuôn khổ AFTA.Trong năm qua Việt Nam đã công bố các danh mục hàng hoá hàng năm thực hiện hiệp định CEPT ngay từ những năm 1996 Việt Nam đã công bố danh mục hàng hoá và mức thuế suất của 857 mặt hàng vào thực hiện CEPT, thuộc danh mục IL, năm 1997, Việt Nam tiếp tục công bố đưa thêm vào thực hiện CEPT 621 mặt hàng ; Năm 1998 công bố đưa thêm 137 mặt hàng; Năm 1999 là 1949 mặt hàng và năm 2000 có thêm 640 dòng thuế nữa vào mục thực hiện CEFT. Cho đến nay, tổng các mặt hàng được đưa vào danh mục cắt giảm gồm 4 230 dòng thuế, trong đó có 2 960dòng thuế có thuế suất 0-5%. Dự kiến có khỏng 1940 dòng thuế thuộc danh mục tạm thời được chuyển vào cắt giảm trong những năm 2001 –2003 để đến năm 2006 thuế suất nhập khẩu toàn bộ các dòng thuế thực hiện AFTA đúng theo cam kết 0 –5%. Trong giai đoạn 2001 – 2006 Việt Nam phải thực hiện tiến trình cắt giảm thuế quan 6210 dòng thuế nhập khẩu trong tổng số 6400 dòng thuế hiện hành bao gồm 4200 đã được đưa vào thực hiện CEPT trước năm 2001; 720 dòng thuế cắt giảm trong năm 2001 khoảng 510 dòng thuế ở năm 2002 và 710 dòng thuế ở 2003.Theo lịch trình tổng thể đã được thông qua về nguyên tắc nên đến 2006, khoảng 95% mặt hàng nhập khẩu từ ASEAN có mức thuế suất 5% và không bị áp dụng biện pháp phi thuế quan.
Như vậy Việt Nam muốn phát triển kinh tế trong bối cảnh tổng hợp CEPT / AFTA đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết ở các cấp nghành từ trung ương đến địa phương
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam
là động lực của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực tăng cường sức cạnh tranh của hàng hoá dịch vụ thích ứng với quá trình hội nhập trực tiếp là CEPT và AFTA. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam tham gia AFTA cũng có nghĩa là chấp nhận một cuộc chơi cạnh tranh trong sân chơi bình đẳng ngay trong khu vực và tại nước mình. Thành công hay thất bại của doanh nghiệp phụ thuộc vào khả năng cạnh tranh. Khi đã nâng cao được khả năng cạnh tranh, sản xuất được thúc đẩy và doanh nghiệp phát triển. Một sự chuẩn bị tích cực để tham gia hợp tác, hội nhập trên nhiều phương diện ở nhiều cấp độ không chỉ phụ thuộc vào những điều kiện cần thuộc phạm vi chính sách vĩ mômà còn liên quan đến nhiều yếu tố khác, đặc biệt là khả năng nội lực chủ động thích ứng của các doanh nghiệp. Nâng cao khả năng cạnh tranh, đáp ứng của các doanh nghiệp Việt Nam đối với AFTA đang là yêu cầu cấp thiết, liên quan trực tiếp đến các lợi ích của các chủ thể tham gia công cuộc hội nhập khu vực và quốc tế, trong đó có doanh nghiệp và người tiêu dùng
2. Những cơ hội và thách thức của các danh nghiệp Việt Nam khi tham gia AFTA
2. 1) Cơ hội:
Quan điểm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cho rằng, tham gia vào AFTA doanh nghiệp Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn thách thức hơn là cơ hội. Lý giải cho quan điểm này bắt nguồn từ thực trạng yếu kém của các DNVN cũng như khả năng cạnh tranh của các DNVN trước các đối tác ASEAN, đặc biệt là ASEAN 5. Tuy nhiên nếu xem xét nội dung AFTA đối chiếu vào hoạt động của DNVN, có thể thấy nếu các DNVN có chiến lược, giải pháp đúng đắn sẽ tận dụng được những cơ hội thuận lợi.
Thứ nhất: Quá trình hội nhập sẽ ép buộc DNVN phải tự đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tích cực áp dụng các thành tựu khoa học công nghệ và cung cách làm ăn mới. Hội nhập bắt buộc và khuyến khích các DNVN tập trung vào những nghành được ưu đãi lớn và ngừng sản xuất những mặt hàng không có tính cạnh tranh. Sức ép to lớn đó đòi hỏi các DNVN phải đuổi kịp và vượt các nước khác về mẫu mã, chất lượng và gia cả hàng hoá, nếu không sẽ phá sản và trao thị trường Việt Nam cho các đối thủ khu vực và thế giới
Thứ hai: DNVN có thể hạ giá thành sản phẩm do mua được nguyên vật liệu đầu vào rẻ hơn. Đây là cơ hội không dễ có được với bất cứ một doanh nghiệp nào. Những khó khăn khan hiếm nguyên liệu cho sản xuất sẽ được giải quyết. Nếu DNVN tận dụng tốt cơ hội này họ sẽ đủ sức vươn lên cạnh tranh với các đối thủ khác.
Thứ ba: DNVN sẽ tự trải qua quá trình sàng lọc tự nhiên thông qua cạnh tranh quốc tế. Những doanh nghiệp nhà nước (DNNN) xưa nay làm ăn thua lỗ nhưng vẫn được trợ cấp sẽ nhanh chóng bị thay thế bởi các doanh nghiệp nước ngoài hay doanh nghiệp trong nước có đủ khả năng. Do đó sản xuất trong nước sẽ hiệu quả hơn và thích ứng nhanh chóng với các điều kiện thay đổi
Thứ tư: AFTA tạo điều kiện thuận lợi mở rộng thị trường hàng hoá dịch vụ xuất khẩu cho các DNVN hội nhập vào thương mại khu vực
Nội dung của AFTA đã đưa ra các nguyên tắc về xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan, thực hiện nguyên tắc không phân biệt đối xử trong thương mại, các tranh chấp thương mại được gíải quết công bằng, thực hiện bình đẳng trong đàm phán. Thông qua các nguyên tắc này, khi các DNVN tham gia AFTA các sản phẩm sẽ được hưởng thuế suất ưu đãi hơn cả thuế suất tối huệ quốc (MFN) mà các nước ASEAN sẽ dành cho các nước thành viên WTO.
Thực tế thương mại hai chiều giữa Việt Nam và các nước ASEAN kể từ khi Việt Nam là thành viên chính thức của ASEAN (1995) và khi Việt Nam tham gia AFTA (1996) cho đến nay cho thấy các sản phẩn đóng góp của DNVN trong thương mại nội bộ khu vực tăng lên.
1995
1996
1997
1998
1999
2000
2001
XK
1,112
1,364
1,911
2,372
2,463
NK
2,378
2,788
3,166
3,749
3,288
Gross
3,490
4,152
5,077
6,122
5,751
%
23,9 %
33,4 %
25,5 %
29,7%
28,4 %
Nguồn: vụ hợp tác đa biên bộ thương mại
Thứ năm: Thông qua AFTA các DNVN có cơ hội thuận lợi mở rộng hợp tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, tận dụng lợi thế về nhân công, tài nguyên thiên nhiên nhằm năng cao khả năng cạnh tranh.
Khi môi trường thương mại nội bộ khu vực ngày càng tự do cũng có nghĩa là mức độ hội nhập kinh tế giữa các nước thành viên ngày càng tăng lên. Các hình thức liên kết khác như: đầu tư nội bộ ASEAN(AIA), hợp tác công nghiệp (AICO), tài chính, giao thông vận tải, năng lượng... đang tạo điều kiện cho các DNVN có đủ khả năng nâng cao hiệu quả sản xuất và chất lượng sản phẩm. Mặt khác do có đảm bảo bằng cam kết đa phương nên các nhà đầu tư ASEAN và nước ngoài yên tâm đầu tư và chuyển giao công nghệ tại thị trường Việt Nam cũng như các DNVN đầu tư ra nước ngoài được đối xử bình đẳng.
Thứ sáu: tham gia AFTA, các NDVN có khả năng rút ngắn khoảng cách tụt hậu, tranh thủ và bổ sung các lợi thế sắn có giữa các doanh nghiệp trong nội bộ khu vực.
Mặc dù có sự trùng lặp về cơ cấu ngoại thương giữa Việt Nam và ASEAN nhưng có nhiều lĩnh vực DNVN có thể khai thác từ thị trường ASEAN như: Việt Nam có thế mạnh về các sản phẩm nông sản, hàng dệt may mặc trong khi đó ta cũng có nhu cầu nhập khẩu máy móc hạng trung bình, các sản phẩm hoá chất, bán thành phẩm từ các nước ASEAN với giá thấp hơn so với khu vực khác trên thế giới. Nếu tranh thủ được các lợi thế này DNVN sẽ có lợi do tăng được khả năng cạnh tranh với các đối thủ bên ngoài ASEAN về giá cả, chi phí vận chuyển. Ngoài ra trong quá trình hội nhập kinh tế, các DNVN có thể học hỏi kinh nghiệm quản lý,tiếp thu kỹ thuật công nghệ, đặc biệt đối với các doanh nghiệp có qui mô vừa và nhỏ từ các nước ASEAN khác.
THứ bẩy:vị thế của DNVN được cải thiện nhờ quá trình đa phương hoá, đa dạng hoá các mối quan hệ khu vực và thế giới. Trên cơ sở nguyên tắc đồng thuận cũng như sức mạnh tập thể của tổ chức ASEAN, các DNVN sẽ tạo được thế và lực trong đàm phán thương mại song phương và đa phương với các cường quốc kinh tế cũng như các tổ chức quốc tế như APEC, EU, WTO....
2.2) Thực trạng năng lực cạnh tranh và khó khăn thách thức của các DNVN trong quá trình hội nhập AFTA:
Trong cạnh tranh, xét về phương diện sản phẩm đầu ra, sự thắng hay thua của một doanh nghiệp được quyết định bởi bốn yếu tố chính: gia bán (thấp); chất lượng (cao); tổ chức tiêu thụ (hợp người tiêu dùng) và uy tín của doanh nghiệp cao. Sản phẩm của các DNVN chỉ một số rất ít, còn đại đa số đều yếu kém hơn các sản phẩm cùng loại của các nước ASEAN hoặc của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Nguyên nhân này bắt nguồn từ sự yếu kém của các yếu tố đầu vào cuả DNVN là:
Thứ nhất: Giá đầu vào cao
Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam tiến hành điều tra 800 doanh nghiệp mới đây cho thấy các DNVN chỉ dám chấm 2,87 điểm (theo thang điểm từ 1-5) cho khả năng cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Trong khi đó khả năng cạnh tranh với các đối thủ trong nước được các DNVN đánh gía ở mức 3,55 điểm. Đặc biệt so với năm 1999 thang điểm về sức cạnh tranh của các DNVN tại thị trường trong nước đã tăng từ 3,6 lên 3,7 điểm trong năm 2000. Rõ ràng sự vững tin trong cạnh tranh của các DNVN chỉ thực sự mạnh mẽ trong thị trường với những đối thủ quen thuộc. Cũng theo cuộc điều tra trên có tới 29% doanh nghiệp trong số 800 doanh nghiệp được hỏi vẫn phải sử dụng trên 40% nguyên phụ liệu nhập khẩu thậm chí có nghành phải sử dụng 70 - 80% nguyên phụ liệu nhập khẩu. Chính vì phương thức sản xuất này mà tỷ lệ giá trị gia tăng trong hàng hóa xuất khẩu của các DNVN được đánh giá thấp.Trong xu thế giảm giá hàng xuất khẩu công nghiệp của thế giới, thị việc giữ thị trường trong nước và mở rộng thị trường ASEAN cho hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam đứng trước thách thức lớn.
Thứ hai: Chi phí trung gian cao.
So với thời điểm 1996 đến nay, giá xăng dầu tăng 42,2%, giá cước phí vận chuyển tăng 130%, tiền công tăng 75%, thuế sử dụng đất tăng 90,9% điện tăng 37,5 %, ngoại tệ tăng 20,2%, ngoài ra còn thêm các loại tiêu cực phí cũng góp phần không nhỏ làm tăng chi phí cho doanh nghiệp.
Thứ ba: Các doanh nghiệp Việt Nam hiện đang phải đối mặt với tình trạng máy móc thiết bị cũ, lạc hậu làm cho năng suất lao động không cao, chất lượng sản phẩm thấp, dẫn đến gia sản phẩm cao. Các số liệu cho thấy hiện có khoảng 53000 doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế với ba triệu lao động.Tuy nhiên nếu so sánh với doanh nghiệp của các nước ASEAN phần lớn các doanh nghiệp Việt Nam là các doanh nghiệp qui mô nhỏ, trình độ công nghệ lạc hậu.Tài sản cố định bình quân cho một lao động của DNVN chỉ có 44 triệu đồng.Đối với các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm 23000 doanh nghiệp, vốn tài sản cố định chỉ chiếm 16% tổng số vốn tài sản cố định của doanh nghiệp Việt Nam. Trình độ cong nghệ của Việt Nam hiện tụt hậu khoảng 25 - 30 năm so với Thailan, dẫn đến chi phí đầu vào cao hơn từ 30 - 50 % so với các đối tác ASEAN khác. Đặc biệt trong các doanh nghiệp nhà nước có khoảng 30% doanh nghiệp thường xuyên kinh doanh thua lỗ, 30% thất thường và 40% còn lại có lãi, đây cũng chỉ lá số liệu dựa trên các báo cáo chính thức của các doanh nghiệp, mà tính chân thực của các báo cáo này không ai dám khảng định. Hơn nữa các DNVN làm ăn có lãi thường rơi vào những doanh nghệp độc quyền của nhà nước như bưu chính viễn thông, điện lực, xăng dầu... vì thế không phản ánh đúng thực lực kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Thứ tư: kinh nghiệm về kinh doanh, năng lực quản lý, công tác tiếp thị, sự hiểu biết về thị trường, thông tin kinh doanh của các DNVN còn yếu kém, chất lượng lao động chưa cao, chưa có tính chuyên nghiệp, các doanh nghiệp chưa có chiến lược phát triển lâu dài ổn định, chiến lược cạnh tranh quốc tế mà phần lớn mới chỉ có chiến lược kinh doanh ngắn hạn, thậm chí chỉ là kế hoạch kinh doanh trong từng thương vụ.
Vấn đề này liên quan đế nhiều yếu tố. Trước hết, mức độ phổ cập các thông tin lien quan đến vấn đề AFTA đối với các doanh nghiệp còn thiếu và không đồng bộ. Nội dung của trương trình AFTA đối với các doanh nghiệp còn mang tính chất khái quát mà chưa có những nội dung cụ thể gắn với mụctiêu và chính sách hội nhập kinh tế của doanh nghiệp. Ngoài ra lịch trình cắt giảm thuế theo nội dung CEPT về tổng thể được chuẩn bị tương đối đầy đủ nhưng các danh mục sản phẩm cắt giảm thuế của từng doanh nghiệp triển khai chậm và lúng túng. Nhìn chung các DNVN chưa định ra được chiến lược và chính sách cạnh tranh sản phẩm để tiến tới 2006, khi kết thúc chương trình tự do hoá thương mại của Việt Nam trong khuôn khổ AFTA, các doanh nghiệp có khả năng chủ động cạnh tranh để chiếm thị phần tiêu thụ sản phẩm ở thị trường trong nước và khu vực.Phần lớn cơ cấu sản phẩm của các DNVN hiện nay chủ yếu là sản phẩm sơ chế,sản phẩm nhiều lao động do đó giá trị gia tăng thấp, khả năng cạnh tranh yếu so với doanh nghiệp của một số nước ASEAN khác.
Thứ năm: vấn đề cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư sản xuất của các DNVN vẫn còn những vấn đề bất ổn.
Nếu so sánh với tiềm năng nguồn vốn của một số doanh nghiệp các nước ASEAN khác như:singapore, thailan, malayxia... các doanh nghiệp Việt Nam đều trong tình trạng thiếu vốn nghiêm trọng. Theo các số liệu, DNVN cần phải huy động khoảng 20 000 tỷ VND chưa kể các nguồn vốn đầu tư đến cơ sở hạ tầng, mặt bằng sản xuất,... Riêng nguồn vốn lưu động của các DNVN mới chỉ đáp ứng được 60% nhu cầu. Đây là bài toán khó đặt ra cho ngân sách nhà nước. Tuy nhiên điều nghịch lý ở chỗ một số DNVN mặc dù thiếu vốn nhưng ngại vay vốn từ ngân hàng hoặc huy động vốn từ các nguồn vốn khác.Thực tế cho thấy, lãi suất cho vay của các ngân hàng đối với các doanh nghiệp hiện nay khá thấp, kèm theo các thủ tục vay vốn đơn giản nhưng cũng không thu hút được nhiều doanh nghiệp vay vốn. Sở dĩ có tình trạng này là do các doanh nghiệp lúng túng khi làm thủ tục giải ngân cũng như khó khăn tìm đầu ra bao tiêu sản phẩm.
Mặt khác chính sách thẩm định nguồn vốn cho vay của ngân hàng còn bộc lộ nhược điểm khi đánh giá thực trạng và năng lực kinh doanh của từng doanh nghiệp.Chính vì vậy dẫn đến tình trạng những doanh nghuiệp kinh doanh lành mạnh, cần vốn đầu tư chưa được đáp ứng kịp thời. Ngược lại có những doanh nghiệp sản xuất không hiệu quả, sử dụng vốn sai mục đích do có những mối quan hệ với những các bộ phụ trách ngân hàng đã chiếm dụng vốn đáng kể gây thất thoát ngiêm trọng cho nguồn ngân sách.
Thứ sáu: khả năng tiêu thụ của thị trường nội địa chậm hạn chế đến việc kích thích các DNVN nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Vấn đề này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam mà còn làm giảm tốc độ đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100050.doc