Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ cho ngành tài chính, học tập kinh nghiệm quản lý, sản xuất, công nghệ để phát huy một cách tối đa tiềm năng của nền kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích to lớn, không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội.
Hiện nay, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu chính là chủ trương kinh tế trọng điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã được khẳng định tại Đại Hội Đảng VIII thông qua Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính trị. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, chủng loại xuất khẩu.
Công ty TMCP Gia Phú với thị trường xuất khẩu trọng điểm là Đài Loan, kể từ ngày thành lập đã vượt qua một chặng đường gian nan và vất vả. Dưới sự lãnh đạo sáng xuốt cùng sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được những thành tích nhất định. Nhưng không dừng lại ở đó, Gia Phú luôn mang trong mình hoài bão, chọn cho mình một hướng đi thích hợp để bảo đạm sự tồn tại và phát triển của công ty.
Chính vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài :” Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan” với hy vọng đóng góp một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của công ty TMCP Gia Phú nói riêng và Việt Nam nói chung.
54 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1321 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty thương mại cổ phần Gia Phú sang thị trường Đài Loan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỞ ĐẦU
1. Tính tất yếu khách quan của việc lựa chọn đề tài:
Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong hoạt động thương mại quốc tế, là phương tiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Việc mở rộng xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ cho ngành tài chính, học tập kinh nghiệm quản lý, sản xuất, công nghệ để phát huy một cách tối đa tiềm năng của nền kinh tế. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng tiêu dùng sẽ mang lại lợi ích to lớn, không chỉ về kinh tế mà còn về văn hóa, xã hội.
Hiện nay, vấn đề đẩy mạnh xuất khẩu chính là chủ trương kinh tế trọng điểm của Đảng và Nhà nước Việt Nam, đã được khẳng định tại Đại Hội Đảng VIII thông qua Nghị quyết 01 NQ/TW của Bộ Chính trị. Với mục tiêu chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá hướng về xuất khẩu, chúng ta cần phải tăng cường mở rộng thị trường xuất khẩu, chủng loại xuất khẩu.
Công ty TMCP Gia Phú với thị trường xuất khẩu trọng điểm là Đài Loan, kể từ ngày thành lập đã vượt qua một chặng đường gian nan và vất vả. Dưới sự lãnh đạo sáng xuốt cùng sự đoàn kết của cán bộ công nhân viên Công ty đã đạt được những thành tích nhất định. Nhưng không dừng lại ở đó, Gia Phú luôn mang trong mình hoài bão, chọn cho mình một hướng đi thích hợp để bảo đạm sự tồn tại và phát triển của công ty.
Chính vì những lý do đó mà tôi chọn đề tài :” Thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú sang thị trường Đài Loan” với hy vọng đóng góp một số ý kiến nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài của công ty TMCP Gia Phú nói riêng và Việt Nam nói chung.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
2.1.Mục đích nghiên cứu đề tài:
Nghiên cứu hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty TMCP Gia Phú ra nước ngoài, trọng điểm là thị trường Đài Loan.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu đề tài:
Để thực hiện được mục đích trên, đề tài cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa những vấn đề lí luận về xuất khẩu
- Phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan của công ty TMCP Gia Phú, từ đó rút ra những thành công và những mặt tồn tại, hạn chế cũng như nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế đó.
- Từ định hướng của xuất khẩu hàng hóaViệt Nam và của công ty TMCP Gia Phú, dự báo những cơ hội và thách thức của công ty Gia Phú khi xuất khẩu hàng hóa sang thị trường Đài Loan, mở rộng sang thị trường Đông Nam Á, trên cơ sở đó đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa của công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài:
3.1 Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu hàng tiêu dùng của công ty Gia Phú sang thị trường Đài Loan.
3.2 Phạm vi nghiên cứu- Về mặt hàng: Các mặt hàng xuất khẩu: gạo, cafe, hạt tiêu, ...
- Về không gian: Lấy trọng tâm là thị trường Đài Loan
- Về thời gian: Từ năm 2006- 2010
4. Kết cấu của đề tài:
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG KHÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CT TMCP GIA PHÚ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CT TMCP GIA PHÚ
CHƯƠNG 3: ĐỊNH LÝ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA CT TMCP GIA PHÚ
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG KHÓA VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU CỦA CT TMCP GIA PHÚ
1.1/ MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU:
1.1.1 Khái niệm:
Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thương mại quốc tế là việc bán hàng hóa và dịch vụ cho nước ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nước ngoài. Theo điều 28, mục 1, chương 2 luật thương mại việt nam 2005, xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ việt nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.
Hoạt đông xuất khẩu chính là hình thức cơ bản của hoạt động ngoại thương xuất hiện từ lâu và đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.
Hoạt động xuất khẩu khác với hoạt động buôn bán trao đổi hàng hóa trong nước. Nếu như với buôn bán nội địa, hàng hóa được vận chuyển trong phạm vi quốc gia, đông tiền thanh toán chủ yếu là đông nội tệ của quốc gia đó, các bên chủ thể tham gia hoạt động này có chung quốc tịch thì ngược lại, với hoạt đông xuất khẩu, hàng hóa sẽ được vận chuyển qua biên giới giữa các quốc gia, đồng thời đồng tiền thanh toán là ngoại tệ của một hoặc cả hai bên tham gia, các bên chủ thế phải có quốc tịch của hai quốc gia khác nhau.
1.1.2 Đặc điểm
Hoạt động xuất khẩu là một mặt của hoạt động thương mại quốc tế nên nó mang những đặc trưng của hoạt động thương maị quốc tế, nó có liên quan đến hoạt động thương mại quốc tế khác như bảo hiểm quốc tế, thanh toán quốc tế, vận tải quốc tế...Hoạt động xuất khẩu không giống như hoạt động buôn bán ở trong nước ở đặc điểm là nó có sự tham gia buôn bán của đối tác nước ngoài, hàng hoá phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng ở phạm vi nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu được diễn ra ở tất cả các lĩnh vực, trong mọi điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Từ xuất khẩu hàng tiêu dùng tới công nghệ máy móc, dịch vụ. Tất cả những hoạt động đó đều mang một mục đích chung là mang lại lợi ích kinh tế, văn hóa xã hội cho các quốc gia tham gia.
Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian. Nó có thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dài hàng năm, có thể đước diễn ra trên phậm vi một quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.
Hoạt động xuất khẩu mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia. Nó không chỉ đem lại lợi ích cho các doanh nghiệp mà còn góp phần thúc đẩy mạnh sản xuất trong nước nhờ tích luỹ từ khoản thu ngoại tệ cho đất nước, phát huy tính sáng tạo của các đơn vị kinh tế thông qua cạnh tranh quốc tế. Kinh doanh xuất nhập khẩu còn là phương tiện để khai thác các lợi thế về tự nhiên, vị trí địa lý, nhân lực và các nguồn lực khác. Ngoài ra hoạt động xuất khẩu còn thúc đẩy quan hệ hợp tác quốc tế giữa các nước và đẩy mạnh tiến trình hội nhập nên kinh tế toàn cầu
Một số hình thức xuất khẩu được như xuất khẩu ủy thác, xuất khẩu hàng đổi hàng, xuất khẩu tự doanh, xuất khẩu liên doanh.v..v.
1.1.3 Vai trò của xuất khẩu:
1.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu đối với nền kinh tế
Xuất khẩu là một trong những tố tạo đà, thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia.
Theo như hầu hết các lý thuyết về tăng trưởng và phát triển kinh tế đều khẳng định và chỉ rõ để tăng trưởng và phát triển kinh tế mỗi quốc gia cần có bốn điều kiện đó là: nguồn nhân lực, vốn, tài nguyên, kỹ thuật công nghệ. Nhưng hầu hết với các quốc gia đang phát triển (như Việt Nam hiện nay ) đều thiếu vốn và kỹ thuật công nghệ. Do vậy vấn đề đặt ra là làm thế nào để có vốn và công nghệ?
- Xuất khẩu tạo nguồn vốn cho nhập khẩu, phục vụ công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Đối với những quốc gia đang phát triển thì bước đi thích hợp nhất là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước để khắc phục tình trạng nghèo làn, lạc hậu, chậm phát triển. Tuy nhiên, quá trình này phải có một lượng vốn lớn để nhập khẩu công nghệ thiết bị tiên tiến.
Trên thực tế, để có nguồn vốn nhập khẩu một quốc gia có thể sử dụng nguồn vốn huy động chính như sau:
+ Đầu tư nước ngoài, vay nợ các nguồn viện trợ nước ngoài.
+ Thu từ các hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ trong nước.
+ Thu từ hoạt động xuất khẩu.
Tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài thì không một ai có thể phủ nhận được, song việc huy động chúng không phải là điều rễ dàng. Sử dụng nguồn vốn này, các nước đi vay đều phải chịu thiệt thòi và chịu một số điều kiện bất lợi và sẽ phải trả sau này.
Bởi vì vậy xuất khẩu là một hoạt động tạo ra nguồn vốn quan trọng nhất. Xuất khẩu tạo tiền đề cho nhập khẩu, nó quyết định đến qui mô tốc độ tăng trưởng của hoạt động nhập khẩu. Ở một số nước, một trong những nguyên nhân chủ yếu của tình trạng kém phát triển là do thiếu tiềm năng về vốn, do đó họ cho rằng nguồn vốn ở bên ngoài là chủ yếu, song mọi cơ hội đầu tư vay nợ và viện trợ của nước ngoài chỉ thuận lợi khi chủ đầu tư và người cho vay thấy được tiềm năng sản xuất và xuất khẩu – nguồn vốn duy nhất để trả nợ thành hiện thực .
- Xuất khẩu thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển
Dưới tác động của xuất khẩu, cơ cấu sản xuất và tiêu dùng của thế giới đã, đang và sẽ thay đổi một cách mạnh mẽ. Xuất khẩu làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các quốc gia từ nông nghiệp chuyển sang công nghiệp và dịch vụ.
Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Thứ nhất, chỉ xuất khẩu những sản phẩm thừa so với nhu cầu tiêu dùng nội địa. Nhưng trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu và chậm phát triển, sản xuất trên cơ bản là chưa đủ tiêu dùng, nếu chỉ thụ động chờ ở sự dư thừa thì xuất khẩu chỉ bó hẹp trong phạm vi nhỏ và tăng trưởng chậm, do đó các ngành sản xuất không có cơ hội phát triển.
Thứ hai, coi thị trường thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu. Quan điểm này tác động tích cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế thúc đẩy xuất khẩu. Nó thể hiện:
+ Xuất khẩu tạo tiền đề cho các ngành khác cùng có cơ hội phát triển. Ví dụ như: khi phát triển ngành dệt may xuất khẩu, các ngành khác như bông, kéo sợi, nhuộm, tẩy…sẽ có điều kiện phát triển.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ, góp phần ổn định sản xuất, tạo lợi thế nhờ quy mô.
+ Xuất khẩu tạo điều kiện mở rộng khả năng cung cấp đầu vào cho sản xuất, mở rộng thị trường tiêu dùng của một quốc gia. Xuất khẩu cho phép một quốc gia có thể tiêu dùng tất cả các mặt hàng với một số lượng lớn hơn nhiều lần giới hạn khả năng sản xuất của quốc gia đó thậm chí cả những mặt hàng mà họ không có khả năng sản xuất được.
+ Xuất khẩu góp phần thúc đẩy chuyên môn hoá, tăng cường hiệu quả sản xuất của từng quốc gia. Nó cho phép chuyên môn hoá sản xuất phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu. Trong nền kinh tế hiện đại mang tính toàn cầu hoá như ngày nay, mỗi sản phẩm con người có thể nghiên cứu thử nghiệm ở nước thứ nhất, chế tạo ở nước thứ hai, lắp ráp tại nước thứ ba, tiêu thụ ở nước thứ tư và thanh toán thực hiện ở nước thứ 5. Như vậy, hàng hoá sản xuất ra ở mỗi quốc gia và tiêu thụ ở một quốc gia cho thấy sự tác động ngược trở lại của chuyên môn hoá tới xuất khẩu.
Với đặc điểm quan trọng là tiền tệ sản xuất sử dụng làm phương tiện thanh toán, xuất khẩu luôn góp phần làm tăng dự trữ ngoại tệ một quốc gia. Đặc biệt, với các nước đang phát triển, đồng tiền không có khả năng chuyển đổi thì ngoại tệ có được nhờ xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong việc điều hoà về cung cấp ngoại tệ, ổn định sản xuất, qua đó góp phần vào tăng trưởng và phát triển nền kinh tế.
- Xuất khẩu có tác động tích cực tới việc giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống cho nhân dân.
Với công ăn việc làm, xuất khẩu thu hút được hàng triệu lao động thông qua việc sản xuất hàng xuất khẩu. Mặt khác, xuất khẩu tạo ra ngoại tệ để nhập khẩu hàng tiêu dùng đáp ứng yêu cầu sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú của nhân dân.
- Xuất khẩu là cơ sở để mở rộng và thúc đẩy sự phát triển mối quan hệ kinh tế đối ngoại.
Xuất khẩu và các mối quan hệ kinh tế đối ngoại, ngoại giao có tác động qua lại và phụ thuộc lẫn nhau. Hoạt động xuất khẩu trên cơ sở là tiền đề vững chắc để xây dựng các mối quan hề kinh tế đối ngoại trong tương lai, từ đó kéo theo các mối quan hệ khác như phát triển du lịch quốc tế, bảo hiểm quốc tế, tín dụng quốc tế… Ngược lại, sự phát triển của các ngành này lại tác động trở lại hoạt động xuất khẩu làm cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu phát triển.
Có thể nói, xuất khẩu nói riêng và hoạt động thương mại quốc tế nói chung sẽ dẫn tới những sự thay đổi trong sinh hoạt tiêu dùng hàng hoá của nền kinh tế bằng hai cách:
+ Khối lượng hàng tiêu dùng nhiều hơn với số hàng hoá được sản xuất ra.
+ Kéo theo sự thay đổi có lợi và phù hợp với các đặc điểm của sản xuất.
Tuy nhiên, tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng quốc gia mà các tác động của xuất khẩu đối với các quốc gia khác nhau là khác nhau.
1.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp
Với sự bùng nổi của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị trường quốc tế là một xu hướng chung tất yếu của tất cả các quốc gia và các doanh nghiệp trên thế giới. Xuất khẩu là một trong những cách quen thuộc để các doanh nghiệp thực hiện kế hoạch bành trướng, phát triển, mở rộng thị trường của mình.
+Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệp sẽ không chỉ được các khách hàng trong nước biết đến mà còn có mặt ở thị trường nước ngoài.
+Xuất khẩu phát huy được cao độ tính năng động, sáng tạo của cán bộ XNK. Luôn tích cực tìm tòi và phát triển các mặt trong khả năng xuất khẩu tại các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng thâm nhập.
+Xuất khẩu tạo nguồn thu ngoại tệ cho doanh nghiệp, tăng nguồn dự trữ, qua đó nâng cao khả năng nhập khẩu, thay thế, bổ sung, nâng cấp máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu… phục vụ cho quá trình phát triển tất yếu của doanh nghiệp.
+Xuất khẩu buộc doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và cải thiện công tác quản trị kinh doanh. Đồng thời nó giúp doanh nghiệp kéo dài tuổi thọ của chu kỳ sống đối với một sản phẩm.
+Xuất khẩu tất yếu dẫn đến cạnh tranh, theo dõi lần nhau giữa các đơn vị tham gia xuất khẩu trong và ngoài nước. Đây là một trong những nguyên nhân buộc các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu phải nâng cao chất lượng hàng hoá xuất khẩu, các doanh nghiệp phải chú ý hơn nữa trong việc hạ giá thành của sản phẩm, từ đó tiết kiệm các yếu tố đầu vào, hay nói cách khác tiết kiệm các nguồn lực.
Sản xuất hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao động tạo ra nguồn thu nhập ổn định giúp nâng cao đời sống cán bộ của công nhân viên và tăng thêm thu nhập ổn định cho đời sống cán bộ của công nhân viên và cũng tăng thêm lợi nhuận cho doanh ngiệp.
Doanh nghiệp tiến hành hoạt động xuất khẩu luôn có cơ hội mở rộng quan hệ buôn bán kinh doanh, thương mại với nhiều đối tác nước ngoài dựa trên cơ sở đôi bên cùng có lợi.
1.2/ GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CT TMCP GIA PHÚ
Công ty cổ phần thương mại GIA PHÚ
- Tên công ty:
Tên bằng tiếng Việt: Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phú
Tên bằng tiếng Anh: Gia Phu Trading joint Stock Company
Tên viết tắt: Giaphu, JSC
- Trụ sở chính của Công ty:
Trụ sở:Phòng 601,lô 5, ô D, khu đô thị mới Cầu giấy, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, TP Hà Nội
Điện thoại: 04- 62690521
Công ty xuất nhập khẩu Gia Phú được thành lập tháng 01/2005 với hi vọng mang lại nguồn lợi nhuận từ hoạt động xuất nhập khẩu, tạo nguồn thu nhập ổn định cho cán bộ công nhân viên.
Công ty có quyền tự chủ về tài chính, có tư cách pháp nhân được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng con dấu riêng theo thể thức Nhà nước quy định.
Công ty Gia Phú với các hoạt động chủ yếu là xuất khẩu các mặt hàng tiêu dùng sang thị trường Đài Loan.
Cơ cấu tổ chức
- Quy mô công ty: 60 người
- Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm:
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc và các cán bộ, đơn vị trực thuộc
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu bộ máy quản lý của công ty
* Về thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty.
Là một Công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh xuất nhập khẩu hiện Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh, buôn bán với hơn 40 nước trên thế giới cả Châu Á, Châu Âu, Châu Phi và Châu Mỹ trong đó thị trường chủ yếu là Châu Á chiếm từ 80-85% tổng doanh thu trong đó phải kể đến các nước như: Đài Loan, Malaysia, Nhật, Singapore, Hồng Kông, Indonexia, Trung Quốc...
* Về mặt hàng và số lượng mặt hàng của Công ty.
Đối với xuất khẩu thì Công ty chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng nông, lâm sản như: cà phê, hoa quả sấy, rượu các loại, bột giặt, nước xả, kem đánh răng vv...
* Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Công ty Cổ phần Thương mại Gia Phú
+ Chức năng của công ty.
Trực tiếp xuất nhập khẩu theo giấy phép của Bộ Thương mại với Đài Loan và các nước trên thế giới nhằm góp phần thúc đẩy sự phát triển, hợp tác, quan hệ với các quốc gia trên thế giới đồng thời đáp ứng nhu cầu hội nhập của nền kinh tế đất nước vào thị trường thế giới.
Sản xuất và gia công các mặt hàng phục vụ cho xuất khẩu.
Liên doanh, liên kết hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế trong và ngoài nước.
+ Nhiệm vụ của công ty.
Thông qua hoạt động xuất nhập khẩu công ty đẩy mạnh và phát triển quan hệ thương mại, hợp tác đầu tư và các hoạt động khác có liên quan đến kinh tế đối ngoại với các tổ chức kinh tế Việt Nam và nước ngoài. Đặc biệt là với Đài Loan, Công ty hoạt động theo pháp luật của nước CHXHCN Việt Nam và những quy định riêng trong toàn công ty.
Xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh của Công ty theo quy chế pháp luật hiện hành để thực hiện mục đích và nội dung hoạt động của công ty.
Tuân thủ các chính sách, chế độ, pháp luật của Nhà nước về quản lý kinh tế tài chính, quản lý xuất nhập khẩu. Trong giao dịch đối ngoại thực hiện nghiêm chỉnh các cam kết hợp đồng kinh tế mà công ty đã ký. Trực tiếp xuất nhập khẩu hàng hóa giữa nước ta với Đài Loan cùng một số nước khác, Nhận ủy thác xuất nhập khẩu và nhận làm các dịch vụ thuộc phạm vi kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của khách hàng trong và ngoài nước.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực nhằm mục đích thực hiện tốt các nhiệm vụ kinh doanh của Công ty.
Nghiên cứu và thực hiện có hiệu quả các biện pháp nâng cao chất lượng hàng hóa, nâng cao sức cạnh tranh và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Góp phần tăng nguồn thu ngoại tệ.
+ Quyền hạn của công ty.
Công ty Thương mại Cổ phần Gia Phú là một doanh nghiệp độc lập, có tư cách pháp nhân, thứ hai là có tài sản riêng, thứ ba tự chịu trách nhiệm độc lập về hoạt động kinh doanh bằng tài sản của mình, thứ tư khi tham gia vào các quan hệ kinh tế với tư cách là nguyên đơn hoặc bị đơn trước các cơ quan tài phán. Do vậy được quyền chủ động giao dịch, đàm phán ký kết và thực hiện các hợp đồng kinh tế, hợp đồng mua bán ngoại thương và các văn bản hợp tác liên doanh liên kết với khách hàng, đối tác trong và ngoài nước.
Được vay vốn trong và ngoài nước, được thực hiện liên doanh hợp tác sản xuất với các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần kinh tế ở trong nước và ngoài nước phù hợp với quy chế của pháp luật hiện hành của nhà nước.
Công ty được tham gia tổ chức hội chợ triển lãm quảng cáo hàng hóa, tham gia các hội nghị, hội thảo, chuyên đề liên quan đến hoạt động của Công ty trong và ngoài nước.
Công ty được cử các cán bộ của Công ty đi công tác ở nước ngoài hoặc mời bên nước ngoài vào Việt Nam để giao dịch, đàm phán ký kết hợp đồng và các vấn đề thuộc lĩnh vực kinh doanh của Công ty...
Tổ chức doanh nghiệp theo hình thức có tự chủ pháp nhân thực hiện chế độ hạch toán kinh tế độc lập, có tài khoản tại ngân hàng, có con dấu riêng theo quy định của Nhà nước.
Sổ sách kế toán và việc phân phối lợi nhuận của Công ty được thực hiện theo quy chế pháp luật hiện hành của Nhà nước
1.3/ TỔNG QUAN CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
1.3.1 Tổng quan về Đài Loan
Đài Loan thủ đô là Đài Bắc, với diện tích 35.980km2 là một hòn đảo nằm trong vùng Đông Á, với dân số 22,97 triệu người nhưng ngành công nghiệp và nông nghiệp chỉ chiếm 36% tỷ trọng kinh tế luôn là lựa chọn hàng đầu cho các doanh nghiệp xuất khẩu hàng tiêu dùng.
Thể chế hành chính - Theo thể chế Dân chủ nghị viện, chế độ lưỡng viện. Có 21 đơn vị hành chính, 16 hạt và 5 thành phố.
Hiến pháp thông qua ngày 1 tháng Giêng năm 1947, sửa đổi năm 1992, 1994 và 1997.
Địa lý - Vùng lãnh thổ Đài Loan nằm ở Đông á, gồm đảo Đài Loan và một số đảo nhỏ xung quanh trong đó quần đảo Bành Hổ, được Thái Bình Dương và eo biển Đài Loan bao bọc.
Khí hậu: Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, mùa mưa có gió tây-nam; nhiệt độ trung bình tháng Bảy là 280C, mùa đông, tháng Giêng là 180C; lượng mưa trung bình hàng năm 2.540mm. có động đất và thường xuyên có bão.
Kinh tế - Công nghiệp chiếm 33%, nông nghiệp: 3% và dịch vụ: 64%.
Kinh tế Đài Loan liên tục trong vòng hơn 40 năm phát triển với tốc độ nhanh và ổn định, trở thành điển hình kinh tế trong số các nước đang phát triển trên thế giới, đồng thời được cộng đồng quốc tế tặng cho danh hiệu “kỳ tích Đài Loan”. Sự phát triển của nền kinh tế Đài Loan không chỉ giới hạn ở ngành chế tạo các sản phẩm công nghệ cao mà còn ở lĩnh vực cải cách kỹ thuật trong các ngành nghề truyền thống và khả năng áp dụng công nghệ tiên tiến.
Nền kinh tế năng động, được coi là một con Rồng ở Đông á. Tài nguyên nghèo nàn: có than đá (trữ lượng nhỏ), khí tự nhiên, đá vôi, đá cẩm thạch, a-mi-ăng; sản xuất công nghiệp chủ yếu là hàng điện tử, hàng dệt, hoá chất, quần áo, thực phẩm, gỗ dán, xi măng; sản xuất điện năng 133,6 tỷ kWh, sử dụng 124,3 tỷ kWh. Nông nghiệp sản xuất gạo, ngô, đậu, rau, chè, thịt lợn, gia cầm, thịt bò, sữa, cá; xuất khẩu 121,6 tỷ USD, nhập khẩu 101,7 tỷ USD; nợ nước ngoài: 35 tỷ USD. Các mặt hàng xuất khẩu là máy móc và thiết bị điện, các sản phẩm điện tử, các sản phẩm dệt, hoá chất, luyện kim. Các mặt hàng nhập khẩu: máy móc và các thiết bị điện, các sản phẩm điện tử, hoá chất và các dụng cụ chính xác.
Hệ thống hạ tầng rất phát triển: có 38 sân bay, nhiều cảng lớn, đường bộ, đường ống dẫn dầu dài 3.400km, khí đốt 1.800km; có 2.481 km đường sắt, 1/4 đã điện khí hoá; tăng trưởng GDP hàng năm 8,5%, tỷ lệ thất nghiệp thấp, dự trữ ngoại tệ đứng thứ ba thế giới. Các ngành công nghiệp truyền thống dùng nhiều lao động đang được chuyển ra nước ngoài và thay thế bằng các ngành dùng nhiều vốn và công nghệ. Do quản lý chặt chẽ về tài chính và tính năng động nên Đài Loan đã tránh được cuộc khủng hoảng tài chính khu vực năm 1998.
Văn hoá - xã hội - Số người biết đọc, biết viết đạt 94%.
Đài Loan hết sức coi trọng giáo dục, vì kinh tế tri thức đòi hỏi con người phải có kiến thức và kỹ năng tay nghề cao. Việc học bắt buộc, miễn phí trong 9 năm (tới 15 tuổi) và đang có dự định tăng lên 12 năm. Đại học được khuyến khích, có trình độ quốc tế, song vẫn nhiều sinh viên ra học ở nước ngoài, nhất là học trên đại học.
Hệ thống y tế khá hiện đại. Bảo hiểm y tế tư nhân được coi trọng, chính quyền chỉ cung cấp dịch vụ y tế cho những người nghèo.
Tuổi thọ trung bình đạt 76,35 tuổi, nam 73,62, nữ: 79,32 tuổi.
Nhu cầu trên thị trường hàng tiêu dùng của Đài Loan:
Đài Loan có một chuỗi siêu thị cực kỳ đa dạng và phong phú khoảng do hơn 15 công ty quản lý. Với hệ thống siêu thị trải trên tất cả các tỉnh thành, đặc biệt với mật độ dày đặc ở Đài Bắc. Nổi hơn hết là những cái tên như : Carefour, A-mark, Matsusei, Wellcome, RT-mark, vv... Các siêu thị phân phối sản phẩm ở Đài Loan thực sự đa dạng về xuất sứ hàng hóa, vào siêu thị và bạn có thể tìm kiếm được rất nhiều hàng hóa tới từ các mơi khác nhau, nhưng chủ yếu là Mỹ, Pháp, và một số nước Đông Nam Á khác.
Bạn hàng của CT TMCP Phú Gia là Sinon, một chuỗi siêu thị tại Đài Trung. Với 21 cửa hàng, hiện nay kinh doanh siêu thị Sinon đã trở thành lớn nhất tại miền Trung Đài Loan. Tuy nhiên, đó cũng chính là hạn chế cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của công ty TMCP Gia Phú. Hàng hóa khi xuất khẩu vào Đài Loan mới chỉ được tiêu thụ tại thị trường Đài Trung, dưới hệ thống phân phối của siêu thị Sinon, chưa được tiếp cận với các thị trường khác, đặc biệt là Đài Bắc, thị trường hàng hóa tuy khắt khe hơn nhưng sẽ là nguồn tiêu thụ cựu lớn.
Với nền nông nghiệp sản xuất chủ yếu gạo, ngô, đậu, rau, chè, thịt lợn, gia cầm, thịt bò, sữa, cá chỉ chiếm 3% tỷ trọng nền kinh tế nên nhu cầu về các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu là cực kỳ lớn. Các mặt hàng đã qua chế biến với nguồn nguyên liệu khan hiếm tại Đài Loan là những mặt hàng trọng điểm cần đánh tới ví dụ như café, hoa quả sấy, mỳ tôm vv.. Tiếp đó Đài Loan với nền công nghiệp chiếm 33% luôn chú trọng tới các sản phẩm máy móc, điện tử, dệt may..thi các sản phẩm dùng hàng ngày như kem đánh răng, xà bông, bột giặt, nước tinh khiết vv.. cũng là những mặt hàng xuất khẩu có thị phần trong thị trường này.
Ngoài ra, với nguồn lao động nước ngoài tại Đài Loan một phần không nhỏ là lao động đến từ Việt Nam thì nhu cầu dùng hàng Việt càng được đây mạnh.
1.4/ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA VIỆT NAM VÀO THỊ TRƯỜNG ĐÀI LOAN
1.4.1 Nhân tố vĩ mô:
* Chính trị và pháp luật:
Việt Nam, với một nền chính trị luôn ổn định đã tạo điều kiện tốt nhất cho các doanh nghiệp tham gia hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên Đài Loan lại là một đất nước có tình hình chính trị rắc rối liên quan tới Trung Quốc. Việc khẳng định chủ quyền của Trung Hoa Dân Quốc hiện đang làm mối quan hệ giữa Đài Loan- Trung Quốc ấm dần lên, và quan hệ này ảnh hưởng không nhỏ tới việc kinh doanh thương mại của các nước đối với Đài Loan và Trung Quốc. Tuy vậy CT TMCP Gia Phú lại là một đơn vị lấy thị trường trọng tâm là Đài Loan và ít có mối liên hệ với thị trường Trung Quốc, nên ảnh hưởng này là không rõ ràng.
* Chính sách thuế quan và phi thuế quan:
Hệ thống thuế quan và phi thuế quan ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất nhập khẩu. Thuế xuất khẩu và nhập khẩu mà doanh nghiệp phải chịu sẽ gây ảnh hưởng tới mức giá của sản phẩm xuất khẩu và lợi nhuận thu được từ hoạt động xuất khẩu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 112665.doc