Trong lịch sử Điện ảnh Cách mạng Việt Nam có một sự kiện thật đẹp. Đó là vào năm 1954, Tháng Mười, có một chuyến bè chở toàn bộ đoàn đoàn thiết bị và cán bộ công nhân viên của ngành Điện ảnh từ Đồi Cọ về Hà Nội.
Dựa vào sự kiện lịch sử này, tôi sáng tạo câu chuyện về một chàng trai Hà Nội làm nghề thuyết minh phim. Anh đi trên chuyến bè ấy, qua những bản làng, con bè dừng lại để chiếu phim phục vụ bà con hai bên bờ sông Lô và sông Hồng. Trong những buổi chiếu phim lạ lùng ấy, có bao nhiêu chuyện vui buồn xảy ra, và chàng trai càng nhận thức nhiều điều về cuộc sống.
Xin trân trọng giới thiệu
83 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1276 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thử yêu lần nữa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Thử yêu lần nữa
(Kịch bản phim truyện điện ảnh)
Lời tác giả
Tư tưởng chủ đề: Mối tình đầu đối với Điện ảnh
Tình yêu Hà Nội
Nội dung:
Trong lịch sử Điện ảnh Cách mạng Việt Nam có một sự kiện thật đẹp. Đó là vào năm 1954, Tháng Mười, có một chuyến bè chở toàn bộ đoàn đoàn thiết bị và cán bộ công nhân viên của ngành Điện ảnh từ Đồi Cọ về Hà Nội.
Dựa vào sự kiện lịch sử này, tôi sáng tạo câu chuyện về một chàng trai Hà Nội làm nghề thuyết minh phim. Anh đi trên chuyến bè ấy, qua những bản làng, con bè dừng lại để chiếu phim phục vụ bà con hai bên bờ sông Lô và sông Hồng. Trong những buổi chiếu phim lạ lùng ấy, có bao nhiêu chuyện vui buồn xảy ra, và chàng trai càng nhận thức nhiều điều về cuộc sống.
Xin trân trọng giới thiệu.
1. Khu đồi cọ - Ngoại - Đêm - Một ngày đầu tháng 10 năm 1954.
Tại một bãi cỏ rộng nằm trong thung lũng bao quanh là những ngọn đồi, đội chiếu bóng lưu động đang chiếu phim phục vụ bà con.
Trên màn ảnh là những hình ảnh cuối cùng của bộ phim bài ca người lính.
Ngồi bên cạnh máy chiếu phim là nhân viên thuyết minh. Anh ta tên là Hoàng. Ai cũng gọi là Hoàng xinê, trạc tuổi 20.
Hoàng ăn mặc như tài tử hề xiếc, áo đỏ bỏ trong quần. Bên ngoài khoác áo gi - lê xanh, đầu đội mũ phớt, dáng cao.
Mắt Hoàng nhìn lên màn ảnh, tay gập quyển thuyết minh nhàu nát cho vào túi sau, giọng Hoàng liến thoắng đọc như thuộc lòng.
Hoàng Xinê
Cuộc chia tay của Aliôsa với bà mẹ thật cảm động, khiến chúng ta nhớ đến cuộc chia tay trong ca khúc “Biệt ly” của nhạc sĩ Doãn Mẫn: “Biệt ly, nhớ nhung từ đây! Ôi còi tàu xé đôi lòng!!! Bà con và các bạn chú ý, tiếng còi xe tải như một mũi dùi nung đỏ, xuyên giữa, cắt đôi hai mẹ con. Thật là ghê gớm! Thật đau lòng! Anh lính Nga sẽ xa bà mẹ Nga. Nhưng chúng ta tin sức mạnh của bà mẹ sẽ tiếp sức cho anh trở thành một anh hùng.
Tiếng vỗ tay vang lên.
Nhiều người không cầm được nước mắt khi nhìn lên màn ảnh thấy hình ảnh bà mẹ lồng lộng hiện ra.
Đèn bật sáng.
Đám đông khán giả tản ra.
Nhiều người chạy đến chỗ máy chiếu xem các anh trong đội chiếu bóng thu xếp phim.
Mấy cô gái chen nhau đứng cạnh Hoàng ríu rít.
Cô gái 1
Anh Hoàng xinê! Mai chiếu ở đâu?
Hoàng Xinê
Đồng Bẩm.
Cô gái 2
Cho em đi với!
Hoàng Xinê
Vẫn chiếu phim này thôi.
Cô gái 3
ứ, em cứ xem, phim xem hai lần rồi vẫn không chán.
Bỗng xuất hiện anh Lục, đội trưởng đội chiếu phim. Lục tầm 30 tuổi, da ngăm đen, mặt vuông chữ điền, lông mày lưỡi mác. Giọng Lục vừa thì thào vừa vang lên như mệnh lệnh.
Lục
Về Hà Nội! Về Hà Nội! Tiếp quản Thủ đô! Tiếp quản Thủ đô! Chuẩn bị nhanh lên!
Vừa nói Lục vừa nhẩy vào cùng đội chiếu bóng thu xếp dây điện, phông màn, cây cọc ...
Giọng Lục dõng dạc.
Lục
Hiệp định Giơ-ne-vơ ký rồi. Quân Pháp phải rút. Trả Hà Nội cho mình.
Và anh hét tướng lên như trẻ con.
Lục
Về đến đây rồi! Hà Nội ơi! Người đi kháng chiến 9 năm rồi.
Hoàng Xinê
Bao giờ về hả anh Lục?
Lục
Ngay bây giờ! Ngay đêm nay!
Vừa lúc đó, bà con mang đến cho đội chiếu phim nào nước chè tươi, nào sắn, nào ngô nào chuối.
ấm nước chè mọi người trong đội chuyền tay nhau ngửa cổ tu. Họ bóc chuối, ăn sắn, gặm ngô ngon lành.
2. Ngoại - Ngày. Trên đường về vị trí tập kết.
Chiếc xe Jeep chở đội trưởng Lục, kiêm thợ máy chiếu và Hoàng Xinê thuyết minh phim đang đi trên đường bỗng sa vào một vũng lầy.
Xe chết máy, lái xe làm cách nào cũng không được.
Lục, Kiên, Hoàng Xinê phải nhảy xuống.
Người cầm xẻng bới bùn.
Người đi nhặt cành xanh.
Người tìm gạch đá chèn.
Lái xe ngồi lên, nổ máy, rồ ga.
Ba người hò dô ta cùng đẩy.
Bánh xe lăn, bùn bắn tung vào mặt ba người, họ mặc kệ, vẫn đẩy, tiếng hò reo vang lên không ngừng.
Bỗng chiếc xe nhúc nhích, nó trườn lên khỏi hố bùn, máy chiếu phim bị đổ nghiêng, những hộp băng văng ra, rơi xuống đường.
3. Ngoại - Ngày. Khu đồi cọ.
Không khí đóng hàng nhộn nhịp.
Những thùng hàng được đóng xếp liền kề bên nhau.
Hoàng Xinê xếp những hộp phim vào thùng.
Lục xếp những chồng tài liệu, anh xem những tờ giấy nào cần lưu, những tờ giấy nào loại bỏ, đôi lúc anh đọc những lá thư, vò nát, ném đi.
Kiên cố chèn vào vali mấy quyển sách, nhưng anh cứ đóng vào, vali lại bật nắp ra.
Hoàng Xinê bê ống sơn và cây chổi đi đánh số thứ tự các thùng hàng: 1 - 2 ... 15 - 16 ... 29 ... 42... vẫn chưa hết.
Có tiếng xe tải đi ngang qua.
Hoàng nhìn ra.
Những đoàn xe quân đội trở đầy hàng và người đang xuôi về Hà Nội. Hoàng giơ tay vẫy chào.
Họ vẫy tay lại, có anh còn đưa tay lên miệng làm còi, huýt một tiếng dài vang xa.
4. Ngoại - Ngày - Khu đồi cọ.
Hoàng và Lục bước vào lối nhỏ.
Họ ngẩng đầu nhìn dòng chữ chạy ngang: “Cục vận tải quân sự”.
Lục
Chào anh! Chúng tôi ở đội chiếu bóng. Muốn nhờ các anh chở giùm ít phim về Hà Nội.
Sĩ quan
Phim hả? Hay đấy! Nhưng xe tải chúng tôi điều lên mặt trận Điện Biên hết rồi.
Hoàng Xinê
Anh cố gắng tìm xe giúp. Xe chiến lợi phẩm của quân Pháp đâu? Chúng tôi chiếu phim phục vụ các anh. Lúc cần chở phim các anh lại từ chối?
Sĩ quan
Đâu phải thế. Sau đợt đi Điện Biên, chúng tôi sẽ chở giúp các cậu.
Hoàng Xinê
Lúc đấy chúng tôi đi bộ cũng đến Hà Nội từ lâu rồi.
Sĩ quan
Tùy! Cứ thử đi.
5. Ngoại - Ngày - Khu đồi cọ.
Trước mặt họ là tấm biển “Cục Hậu Cần”. Thấy bóng Hoàng và Lục, nhiều cánh cửa từ từ khép lại.
Hoàng thấy mấy bóng người trốn ra cửa sau.
Hoàng
Tại sao thấy xinê lại chạy trốn?
Chiến sĩ 1
Về Hà Nội, bọn tôi xem phim trong rạp, chứ đâu xem ngoài bãi cơ nữa.
Chiến sĩ 2
Xe không có đâu. Các anh thuê xe bò mà chở máy chiếu về Hà Nội.
Chiến sĩ 1
Theo tôi, các anh vứt béng hết đi. Hà Nội thiếu gì máy mới. Người Hà Nội, toàn xem phim lãng mạn, trữ tình. Mấy cái phim ùng oàng chiến tranh... ma cũng không xem nữa.
Hai chiến sĩ cười ngạo nghễ.
Hoàng và Lục tức điên người. Hoàng xông vào đấm đá túi bụi hai chiến sĩ. May mà Lục vội xông đến, kéo Hoàng ra.
6. Ngoại - Ngày - Khu đồi cọ.
Hoàng và Lục lại chạy sang Cục Quân Nhu.
Một sĩ quan đang nói chuyện qua điện thoại, chỉ nghe tiếng anh ta vâng dạ liên tục.
Một sĩ quân nhu khác đeo ca - táp, tay anh ta cầm một đống giấy tờ. Anh ta vỗ vỗ vào ca - táp.
Sĩ quan quân nhu
Trong này nhiều cơ quan quan trọng lắm! Chúng tôi không giải quyết thì ... ( sĩ quan đưa tay lên cắt ngang cổ)
Hoàng
Anh bảo cơ quan nào quan trọng?
Sĩ quan quân nhu
Chính phủ này! Cơ yếu này! Bộ ngoại giao này! Bộ nội vụ này! Bộ ...
Hoàng
Thôi đi! Không biết ngượng. Càng kể trông anh càng giống một kẻ ... phục vụ nhiều ông chủ.
Sĩ quan quân nhu
Tớ phục vụ các ông chủ này, sau này tớ còn có cơ trở thành ông chủ. Chứ phục vụ các cậu, tớ mãi là ... khán giả à?
Hoàng
Trước đây, tôi cũng là khán giả, bây giờ tôi là thuyết minh phim đàng hoàng.
Sĩ quan quân nhu
Nhưng tớ đếch có năng khiếu.
Sĩ quan nói điện thoại lúc nãy cứ vừa nói vừa gườm gườm nhìn Hoàng và Lục.
Lúc này, vừa nói xong, anh ta đập ống nghe xuống, chạy ra vác theo khẩu súng ngắn.
Sĩ quan quân nhu 2
Chúng tao là Sa - pa - ép. Chỉ có năng khiếu “giữ làng giữ nước” thôi.
Nói rồi, anh ta lên đạn, bắn “pằng! pằng!” hai phát lên trời.
7. Ngoại - Ngày. Khu đồi cọ.
Hoàng và Lục đi dọc đống hàng.
Chiếc xe Jeep nhỏ xíu nằm lọt thỏm bên những thùng hàng.
Kiên ốm, người quấn chăn, ho sù sụ.
Anh y tá đến, khám qua loa, cho Kiên mấy viên thuốc.
Kiên ngửa cổ, dốc bi đông, tu mấy viên thuốc vào miệng.
Cạnh đấy có mấy lồng gà lồng vịt, có lồng nhốt cả gà mẹ lẫn gà con. Tiếng gà tiếng vịt kêu râm ran.
Có một chú gà nhỏ thoát ra ngoài, đói không có gì ăn, mỏ mổ to, kêu rất thảm.
Hoàng nhìn nó, anh đến bên Lục.
Hoàng
Anh Lục! Thả gà mẹ ra đi!
Lục
Làm thịt hết! Mình liên hoan! Tẩm bổ cho thằng Kiên! Đếch mời thằng nào.
Nói rồi, Hoàng và Lục cúi xuống, mở lồng, thả hết gà vịt ra.
8. Ngoại - Ngày - Khu đồi cọ
Lục và Hoàng nhìn cảnh chia tay lưu luyến của các cặp vợ chồng.
Vợ là bộ đội thông tin, chồng là thợ chiếu phim. Vợ đeo máy thông tin lên xe của đơn vị bộ đội, chị vợ mang theo đứa con.
Người chồng đứng bên những hộp phim, vẫy tay cười ứa nước mắt chào vợ và con.
Chị vợ cũng không cầm được nước mắt.
Người chồng chạy đến bên xe, đưa hai tay lên, một tay cầm tay vợ, tay kia cầm tay con. Anh bóp cả hai bàn tay hơi chặt làm đứa con khóc thét lên, rụt tay lại.
Đứa con
Mẹ! Bố bóp tay con đau quá! Mẹ đánh bố đi, đánh bố đi!
Nó giục mẹ đánh bố khiến bố mẹ vừa như cười vừa như mếu.
ở một chỗ khác lại có cảnh ngược lại. Chồng là bộ đội lên xe về trước. Vợ ở đội chiếu phim, phải ở lại sau.
Anh chồng ở trên xe tung cho vợ hộp phim.
Chị vợ đỡ lấy. Nắp hộp tung ra, ở trong đó toàn những gạo là gạo.
9. Ngoại - Ngày - Bên bờ sông Lô.
Hoàng và Lục buông câu bên dòng sông ngầu đỏ.
Họ ném lưỡi câu ra xa liên tục vì dòng nước cứ cuốn đi.
Bỗng một cô gái chèo thuyền ngang qua.
Cô ngâm thơ Tố Hữu.
Cô gái
Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi!
Rừng cọ đồi chè đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói xông Lô hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca.
Vừa dứt câu thơ, cô gái liền đon đả mời hai chàng trai.
Cô gái
Hai anh mua cá cho em đi, cá Lăng đấy!
Lục
Anh chỉ thích hến thôi. Có hến bán không?
Cô gái
Em không đùa đâu. Các anh câu chỗ này, nước siết làm sao có cá.
Hoàng
Câu chơi thôi. Bọn anh đang chán đời đây.
Cô gái
Mình vừa thắng Điện Biên Phủ, lẫy lừng thế giới. Các anh sao lại chán đời.
Hoàng
Muốn về Hà Nội không được! Em lui ra, anh nhảy xuống sông tự tử cho xong.
Cô gái
Đàn ông ngữ các anh chỉ đáng ở nhà giặt váy vợ. Muốn về Hà Nội thiếu gì đường!
Lục
Cô nói nghiêm túc đấy chứ?
Cô gái
Mua cá cho em, em mới nói.
Lục
Được! Cho xem cá nào.
Cô gái ghé thuyền vào, tay cô nhấc lên con cá Lăng còn tươi.
Lục
Bao nhiêu?
Cô gái
Hai đồng.
Lục
Đồng rưỡi.
Cô gái
Thôi, bán kỉ niệm cho các anh. Mai xa nhau rồi.
Lục trả tiền cho cô gái.
Hoàng
Thế cô mách lối nào về Hà Nội?
Cô gái chèo thuyền ra xa, cười tươi.
Cô gái
Không phải em mách đâu. Nhà thơ mách đấy.
Hoàng
Ai? Mách thế nào?
Cô gái (đọc to và bơi thuyền ra xa)
Sông Thao nao nức sóng dồi
Ai về Hà Nội thì xuôi cùng thuyền.
Lục và Hoàng mở to mắt ngạc nhiên, họ nhìn nhau thật lâu, ôm lấy nhau, nhẩy cẫng lên.
Khi họ nhìn ra xa, thuyền cô gái đã khuất trong hoàng hôn.
10. Ngoại - Ngày - Sông Lô
Với nhịp điệu nhanh, khỏe mạnh, những cây gỗ và bương vầu được ghép lại với nhau tạo thành một khối bè mảng đẹp đẽ và rộng rãi.
Trên bè mảng, người ta còn dựng cả phòng tắm và nhà vệ sinh.
Hoàng Xinê cẩn thận viết hai tấm biển nhỏ treo bên ngoài, một tấm ghi rõ “Phòng tắm”, tấm thứ hai đề “W.C”.
11. Ngoại - Ngày - Sông Lô.
Vẫn với nhịp điệu khẩn trương và nhanh mạnh, những thành viên trong đội chiếu bóng lưu động khuân vác những thùng hàng lớn, những chiếc máy chiếu phim cồng kềnh, những thùng phim cùng nhiều thứ đồ đạc khác xuống bè.
Từ xa nhìn lại, họ làm việc nhịp nhàng như một đàn kiến cần mẫn.
12. Ngoại - Ngày - Sông Lô
Bà con dân tộc người Tày, Thái, Cao Lan và người Kinh rối rít tặng quà cho đội chiếu bóng.
Người tặng cho Hoàng cân chè.
Người tặng cho Lục rổ khoai.
Người tặng cho Kiên rổ sắn.
Có người đào vội cây măng vầu trong vườn tặng đội.
Đội chiếu bóng lưu động đứng dưới bè nhìn lên đưa tay vẫy.
Trên bờ, bà con cũng vẫy chào.
Những chiếc sào cắm xuống dòng sông Lô.
Chiếc bè mảng từ từ rời bến.
13. Ngoại - Đêm - Sông Lô.
Hai bên bè mảng, những chiếc măng - sông được treo lên và thắp sáng.
Bè mảng trôi trên dòng sông Lô với hai dàn đèn sáng trưng. Nhìn xa như một du thuyền lộng lẫy đang bình yên trôi trên dòng sông cuộn sóng.
14. Ngoại - Ngày - Sông Lô
Bình minh trên sông Lô.
Nắng vàng chói chang chiếu xuống mặt nước sóng lấp lánh.
Trên bè, Hoàng đứng ngắm phong cảnh.
Gió lồng lộng, khuôn mặt Hoàng rực sáng.
Anh cất tiếng hát bài “Hướng về Hà Nội” của Hoàng Dương.
Hoàng
Hà Nội ơi! Nhớ về thành phố xa xôi.
ánh đèn giăng mắc muôn nơi.
áo màu trong gió chơi vơi.
Hà Nội ơi! Phố phường rải ánh trăng mơ.
Liễu mềm rủ gió ngây thơ
Thấu chăng lòng khách bơ vơ
Hà Nội ơi! Dáng người tha thướt đê mê
Tóc thề thả gió lê thê
Biết đâu ngày ấy anh về!
Một ngày! Mùa chinh chiến ấy
Chim đã xa bầy.
Mịt mờ bên trời mây.
Đến đoạn cao trào, giọng Hoàng vút cao và chân anh bước những bước dài trên bè, mắt nhắm tịt lại.
Hoàng
Một ngày tả tơi hoa lá
Thoáng trôi về xa
Luyến thương hình bóng qua ...
Hoàng cong người xuống hát. Bỗng anh bước giật lùi, cả người anh rơi tõm xuống dòng sông.
15. Ngoại - Ngày - Sông Lô
Chiều xuống. Mặt trời đang rơi xuống sau dãy núi.
Chiếc bè ghé lại một bản làng ven sông Lô.
Đội chiếu phim lên bờ, đóng cọc, kê đá làm bếp.
Những bếp lửa được đốt lên.
Những cột khói cuộn đen bên bờ sông.
Nghe tin có đội chiếu bóng ghé qua, bà con dân tộc Cao Lan và Kinh từ trong bản chạy ra xem.
Trong số quần chúng, nổi lên ba người là ông chủ tịch xã , cậu thanh niên dân tộc Cao Lan Triệu Văn Pấng và cô thôn nữ Bàn Thị Giang.
Bỗng trời nổi gió.
Cây cối rung chuyển.
Mây đen kéo về.
Sấp chớp rạch xé bầu trời.
Nhưng mọi người vẫn làm như không có chuyện gì xảy ra, cứ bám chặt lấy đội chiếu bóng.
Chủ tịch xã
Mưa cũng chiếu, chúng tôi đâu biết phim ảnh là cái gì!
Đội trưởng Lục
Chỉ sợ bà con ướt thôi!
Đám đông
- Mưa thì ngày nào chả có, phim thì cả đời chưa thấy một lần.
- Chiếu đi! Chiếu đi! Đừng nấu cơm nữa, chúng tao mang cơm ra cho mà ăn.
- Có cả rượu nữa! Tao mổ con bò luôn.
Trước thịnh tình và khao khát của bà con, đội chiếu bóng không thể chối từ.
Mưa bắt đầu rơi.
Lục hỏi các thành viên trong đội.
Lục
Các cậu thấy thế nào?
Hoàng
Chiếu thì chiếu! Mình còn chiếu trong bom đạn được. Mấy hạt mưa bọ, sá gì!
Đám trẻ con reo ầm lên, vỗ tay hoan hô.
Ngay lập tức, màn hình được dựng lên ngay ở bãi cỏ lớn bên dòng sông.
Mưa bắt đầu nặng hạt.
16. Ngoại - Ngày - Trong bản.
Dưới trời mưa tầm tã, bà con dân tộc Cao Lan và người Kinh, người đội nón, người che ô, kéo từng đoàn đi xem phim.
Những dẫy đèn đuốc lập lòe từ nhiều hướng, tạo thành những đường lửa dài, rộn ràng kéo về bãi chiếu bóng.
Có người trượt chân ngã, lại mau đứng dậy.
Có người địu cả con nhỏ đi cùng.
Có người cõng bà già trên lưng đi xem.
Có chị mang bầu, nhờ hai trai tráng khiêng võng, cáng mình đi xem. Mặt chị tươi như hoa. Hai thanh niên, dù nặng, vẫn cười toe toét.
17. Ngoại - Đêm - Bên sông Lô
Dưới mưa, buổi chiếu bắt đầu.
Màn hình bật sáng.
Khán giả, người che ô, người che lá chuối, người đội lá dọc mùng, say mê nhìn lên màn ảnh.
Có đám trẻ con ngồi trên cành cây.
Tại khu vực máy chiếu, Hoàng ăn mặc khá tài tử, chuẩn bị đọc thuyết minh.
Trên màn hình đang chiếu một bộ phim tài liệu. Hình ảnh những trẻ em đói nghèo, mặt mũi lấm lem, bới rác.
Giọng Hoàng sôi nổi.
Hoàng
Thưa bà con, dưới sự thống trị của thực dân Pháp và bọn quan lại phong kiến, đời sống của nhân dân cực khổ trăm bề. Trẻ em không được đến trường. Cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.
Trên màn hình vẫn tiếp tục chiếu những hình ảnh miêu tả cảnh cực khổ của người dân.
Một số trẻ em tụt xuống khỏi các ngọn cây.
Một số em khác lặng lẽ từ từ bò ra khỏi bãi chiếu phim.
18. Ngoại - Đêm - Bờ sông Lô
Trên màn hình, cảnh trẻ em Triều Tiên, Trung Quốc, Liên Xô đói khổ hiện ra.
Giọng Hoàng thuyết minh.
Hoàng
Thưa bà con, không những trẻ em Việt Nam mà trẻ em các nước khác như Triều Tiên, Liên Xô, Trung Quốc cũng cực khổ không kém. Dưới gầm trời này, nếu bọn trọc phú ở đâu cũng đều giống nhau thì những người nghèo khổ ở đâu cũng không khác nhau...
Bỗng “Bụp! Bụp!” Trên màn ảnh xuất hiện nhiều vật lạ tới tấp ném lên.
Người lớn lao xao.
Buổi chiếu ồn ào.
Màn hình dừng lại.
Hoàng chạy lên xem.
Trước mặt anh cảnh tượng lạ lùng.
Bọn trẻ con đang thi nhau ném nào ngô, nào khoai, nào sắn, nào hoa quả lên màn ảnh cho các bạn đói nghèo.
Hoàng
Không được ném! Không được ném! Đây chỉ là những hình ảnh giả thôi!
Lục
Sao lại giả! Đặc trưng của phim tài liệu là những hình ảnh chân thật nhất!
Hoàng
Anh đi mà lý luận với bọn dân tộc. Bảo chúng nó đi mà ném sang Liên Xô, Triều Tiên, Trung Quốc!
Lục
Láo! Ai cho phép cậu ra lệnh cho tôi! Tôi ra lệnh cho cậu phải ngăn chặn vụ này ngay lập tức!
Bọn trẻ con vẫn tiếp tục bê ngô, khoai, sắn và trái cây ném tiếp.
Hoàng thấy mấy đứa trẻ đang chạy về bản.
Anh đuổi theo.
Đến nhà, qua cổng, vào bếp, thấy cô Bàn Thị Giang đang bê một rổ đầy ngô ra.
Hai người va phải nhau, cùng ngã lăn ra đất.
Ngô bắn xung quanh.
19. Ngoại – ngày – Trong rừng
Buổi sáng, Hoàng chạy tập thể dục trong rừng. Bóng anh thấp thoáng sau hàng cây.
Bỗng Hoàng gặp Giang. Cô đang đeo gùi đi trong rừng.
Giang nhìn theo Hoàng say mê như gặp một người lạ.
Giang
Anh Hoàng! Anh đang làm gì đấy?
Hoàng
Anh tập thể dục.
Giang
Thể dục là cái gì?
Hoàng
Thể dục là… là thế này này!
Hoàng làm vài động tác tay, chân, vươn thở, rướn… làm Giang cười rũ rượi.
Giang
Hay quá! Anh tập cho em được không?
Hoàng lộn một vòng, đầy vẻ trình diễn.
Sau đó anh chống tay, đi kiểu chồng cây chuối.
Giang nhìn mê ly, sán lại gần Hoàng.
Giang
Anh Hoàng, anh phải dạy em đấy!
Hoàng
Được thôi, nhưng mình phải đi thật xa. ở đây mọi người nhìn thấy, lộ hết bí mật.
Hai người đi dạo trong rừng. Hoàng tiện tay ngắt một cành lá. Theo thói quen, anh đưa lên miệng nhấm nháp.
Giang
Anh Hoàng ở rừng mấy năm rồi?
Hoàng
Chín năm.
Giang
Anh yêu rừng không?
Hoàng
Rất yêu. Anh yêu nhất là những người rừng núi, đặc biệt là… con gái.
Giang
Thế anh có hiểu rừng không?
Hoàng
Có gì… mà… không…
Hoàng đang nói cười rôm rả, bỗng anh thấy khoảng rừng phía trước chao đảo, bước chân anh loạng choạng, miệng anh sùi bọt mép.
Hoàng ngã vật xuống.
Miệng anh nôn thốc nôn tháo.
Giang vẫn bình tĩnh nhìn Hoàng nôn. Anh ôm bụng quằn quại.
Hoàng
Giang! Em cứu anh! Anh không thể bỏ xác ở đây! Gần đến Hà Nội rồi! Chết phí lắm!
Giang
Anh đứng dậy. Thế! Thế… cố gắng lên!
Giang đỡ Hoàng đứng dậy.
Giang
Bây giờ anh làm theo lời em. Anh nhắm mắt lại.
Hoàng làm theo.
Giang
Anh giơ hai tay ra.
Hoàng làm theo.
Giang
Anh tiến lên phía trước. Đi về phía nào cũng được. Gặp bất kỳ cái lá rừng nào, anh hãy nhắm mắt, hái và cho vào miệng.
Hoàng
ôi, ăn lá nữa à? Cho chết hẳn ư?
Giang
Không đùa! Anh làm ngay đi.
Hoàng làm theo lời Giang.
Anh sờ được cái lá.
Anh cho vào mồm nhai một cách dè dặt.
Hoàng
Nuốt không?
Giang
Nuốt
Hoàng làm theo.
Bỗng anh cảm thấy người khỏe hẳn. Hết nôn.
Hoàng tươi cười, nhảy lên reo.
Hoàng
Sống rồi! Sống rồi! Giang ơi! Em làm sao tài thế?
20. Ngoại - Ngày – ruộng bậc thang.
Hoàng Xinê ăn mặc như một tài tử.
Giang trong trang phục dân tộc Cao Lan.
Hoàng và Giang ra rẫy bẻ ngô.
Giang
Người Kinh các anh yêu thế nào?
Hoàng
Đầu tiên là tán.
Giang
Tán là thế nào?
Hoàng
Đại khái là khen cô gái đẹp.
Giang
Đẹp thế nào?
Hoàng (cầm tay Giang)
Ngón tay đẹp như búp măng.
Giang (cười tươi)
Thế nào nữa?
Hoàng (tiến lên phía trước, xoay người lại, nhìn vào mắt Giang)
Mắt bồ câu này.
Giang (cười tít mắt)
Thế nào nữa?
Hoàng (đặt tay lên ngực Giang)
Chỗ này như hai trái cau non.
Giang (lắc lư người vì buồn)
Thế nào nữa anh?
Hoàng (ôm eo Giang)
Chỗ này thì giống như lưng con ong.
Giang (lắc lư người mạnh hơn)
Thế nào nữa?
Hoàng (ra vẻ suy nghĩ, bỗng đặt tay lên mũi Giang)
Cái mũi thì ví như dọc dừa.
Giang (nhíu mày)
Dọc dừa là gì?
Hoàng (lúng túng)
Dọc dừa là ... là ... cây dừa.
Giang (dỗi)
Tưởng các anh văn minh thế nào, chứ toàn ví bọn em với cây cỏ và côn trùng.
Giang bỏ đi, Hoàng vội chạy theo.
Hoàng
Giang, anh xin lỗi. Đâu phải anh ví em như thế. Đấy là người xưa họ ví thế. Bây giờ ... họ chết cả rồi.
Giang lườm Hoàng, cô bứt một bông hoa cài lên tóc.
Giang
Em hỏi tiếp, các anh tán xong thì làm gì?
Hoàng (đi được vài bước, tỏ vẻ suy nghĩ, bỗng quay ngoắt lại)
Bọn anh tán xong thì ... tặng quà!
Giang đi tiếp và im lặng.
Hoàng
Chẳng hạn, anh tặng em món quà này.
Họ dừng lại.
Hoàng lôi từ trong túi áo ra một tấm bưu ảnh đã cũ. Đó là tấm ảnh chụp Cột Cờ Hà Nội. Trên đó lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay.
Giang cầm tấm ảnh lên xem.
Họ dừng lại dưới một lùm cây.
Hoàng
Đây là Cột Cờ Hà Nội. Nếu đứng ở chỗ này, em sẽ nhìn thấy khắp Thủ Đô.
Giang
Thật không?
Hoàng
Sao lại không! Đi về phía này là nhà Bác Hồ, chếch chỗ này là quảng trường Ba Đình. Nơi này là chỗ làm việc của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Giang
Anh biết hết chỗ ấy à?
Hoàng
Đương nhiên.
Giang
Không biết bao giờ em mới được về Hà Nội.
Hoàng (ghé tai thì thầm)
Đi về cùng anh. Anh sẽ đưa em đi.
Hoàng cứ sát lại Giang.
Cô gái phải đứng tựa vào thân cây.
Hơi thở của Hoàng khiến Giang thổn thức.
Cô nhìn Hoàng.
Anh nhìn cô.
ánh mắt họ đắm đuối.
Hoàng từ từ đặt một nụ hôn lên môi Giang.
Cô nhắm nghiền mắt lại.
Vừa lúc đó, Pấng xuất hiện. Anh đi săn về, vai đeo súng, tay cầm một chú thỏ rừng.
Thấy Pấng, Hoàng dừng hôn.
Còn Giang vẫn đứng tựa vào cây, mắt vẫn nhắm nghiền trong cơn đê mê.
Pấng
Hoàng, mày làm gì người yêu tao mà để cho nó ngủ lâu thế kia?
Hoàng (định chạy)
Tao ... tao ... tao có làm gì đâu!
Pấng
Tao thấy mày ... mày ... ngửi mồm nó mà!
Hoàng
Nó ... Nó kêu đau răng. Tao chỉ nhìn vào xem có con sâu nào không thôi.
Pấng đến bên Giang, đập tay vào vai cô, lay lay.
Pấng
Giang! Giang! Mở mắt ra, xem thằng Hoàng Xinê nói đúng không?
Giang bỗng choàng tỉnh, mở to mắt, đưa tay lên dụi, ú ớ gật đầu.
Bỗng Pấng nhìn thấy tấm ảnh trong tay Giang.
Anh giật lấy.
Pấng
Cái gì đây? Lá bùa à?
Bỗng Pấng nhìn lại, anh tròn xoe mắt.
Pấng
Quốc kỳ à? Cái này ... giá trị đấy! Cho tao nhé! Tao về treo ở ủy ban xã!
Pấng nhìn Hoàng, anh kéo tay Giang.
Pấng
Nhưng mày không được yêu nó đâu. Nó là của tao.
Giang (gạt tay Pấng ra)
Chưa hẳn. Để tôi xem ai tài hơn đã.
21. Ngoại - Ngày - Nhà Giang
Đám đông trẻ con và dân bản tụt tập xem cuộc thi tài giữa Pấng và Hoàng.
Giang mặc bộ quần áo dân tộc Cao Lan, ngồi trên cầu thang.
Cuộc thi bắt đầu.
Pấng thổi một điệu khèn của người Cao Lan.
Anh vừa thổi vừa nhảy. Tiếng khèn da diết, trữ tình. Vừa thổi anh vừa hướng cái nhìn đầy yêu thương về phía Giang.
Tiếng khèn vừa dừng lại, tiếng vỗ tay vang lên.
Đến lượt Hoàng.
Đầu tiên anh biểu diễn những động tác tung hứng 3 quả bóng.
Đám đông, kể cả Pấng và Giang trố mắt ngạc nhiên.
Chưa hết, Hoàng còn làm động tác ảo thuật.
Anh rút trong túi quần tấm vải dù, anh phủ tấm vải lên 3 quả bóng.
Khi anh nhấc tấm vải ra, cả 3 quả bóng biến đâu mất.
Đám đông vỗ tay liên hồi.
Chưa hết, Hoàng còn quấn chiếc khăn lại.
Anh bỏ vào túi áo.
Lát sau, lấy tấm khăn ra.
Hoàng rũ khăn.
Một con chim bay lên.
Đám đông hò reo vang rừng.
Mặt Hoàng rạng rỡ.
Giang vội nhảy xuống bậc thang.
22. Ngoại - Ngày - Nhà Giang
Cuộc thi tiếp tục.
Pấng bắn cung.
Anh chọn cây cung lớn nhất trong số những cây cung treo trong nhà.
Anh chọn bó tên dài nhất trong số những hộp tên.
Pấng ra bãi bắn.
Trước mặt anh là tấm bia.
Pấng đặt tên lên dây cung.
Anh lùi một bước.
Tay giương cung.
Mắt nhìn thẳng.
Phựt! Mũi tên bay vút đi.
Tiếng gió xé.
Mũi tên cắm vào đích.
Rồi hai, ba, bốn ... tám, chín, mười mũi tên cắm vào đích.
Tiếng vỗ tay nổi lên.
Đến lượt Hoàng Xinê.
Anh mang ra bao nhiêu áp phích phim.
Hoàng
Thưa bà con, trong trái tim tôi có bao câu chuyện anh hùng lẫm liệt. Đây là tấm gương Bạch Mao Nữ (anh giơ áp phích phim lên)
Hoàng (tiếp)
Một cô gái căm thù giặc ngút trời, chỉ một đêm tóc cô bạc trắng như bông lau, như mây trời.
Đám đông tròn xoa mắt.
Hoàng (tiếp)
Còn đây là anh hùng Sapaep. Trăm trận trăm thắng, trăm phát trăm trúng. Anh Pấng chỉ 10 phát 10 trúng. Còn anh hùng Sapaep gấp 10 lần
Đám đông trầm trồ.
Hoàng (tiếp)
Còn gì nữa? Chúng tôi có sức mạnh vĩ đại của Lênin. Đây là Lênin trong Cách mạng Tháng Mười. Đây là Lênin năm 1918. Còn đây là Lênin ở Balan. Đó là ba ông Lênin, tổng hợp sức mạnh, tổng hợp trí thông minh, tôi đều có được.
Đám đông kinh ngạc.
Hoàng (tiếp)
Tôi lại vừa đánh trận Điện Biên về nữa. Huân chương, huy chương đầy ngực. Tôi chưa muốn đeo. Về Hà Nội, gặp Bác Hồ, tôi sẽ báo công.
Pấng
Thế anh có biết võ không?
Hoàng
Tôi là bộ đội cụ Hồ, những cũng là lính của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng họ Võ. Đương nhiên là tôi phải biết võ.
Hoàng liền đứng trung bình tấn, làm vài động tác võ, lộn nhào, nhảy song phi, miệng hô “Hây! Hây”, bụi đất mù mịt.
Đám đông vỗ tay kinh ngạc.
Pấng và Giang cũng vỗ tay.
Trong khi đó, giữa đám bụi mịt mù, Hoàng Xinê ngã rập xuống đất, miệng hơi tóe máu, nhưng anh vội quệt ngay đi, ngậm chặt miệng lại, nuốt máu vào trong kẻo mọi người nhìn thấy.
23. ngoại – ngày – bến sông Hồng
Trên bè, mọi người trong đội chiếu phim chuẩn bị rời bến.
Bỗng từ trong bản, từng đoàn người lũ lượt, rồng rắn kéo nhau chạy ra bến. Người gánh, người gùi, người mang theo những đồ đạc trong nhà, người dắt theo trẻ em… Tất cả cùng chạy ra bến.
Đám đông
Cho chúng tôi về Hà Nội với!
Về Hà Nội!
Về Hà Nội!
Đám đông xôn xao chạy xuống bè.
Ông Lục vội chạy ra, giang hai tay ngăn bà con.
Ông Lục
Bà con về Hà Nội làm gì?
Đám đông
Xem phim!
Thăm Bác Hồ!
Xem Hà Nội!
ông Lục
Thưa bà con! Hà Nội lúc này, quân Pháp đang rút đi, chưa an toàn đâu! Bà con muốn thăm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- KB- Yeuthemlannua lan4.doc