Đề tài Thiết kế website giới thiệu nơi mình sinh sống

Ngày nay Internet đã trở thành siêu xa lộ thông tin thế giới, có rất nhiều ứng dụng và dịch vụ dựa trên nó. Một trong những ứng dụng đáng quan tâm nhất là World Wide Web(thường gọi tắt là Web). Ứng dụng đầu tiên của Web là thay đổi cách biểu diễn văn bản toàn bằng chữ nhàm chán sang kiểu thông tin có hình ảnh, âm thanh sinh động. Với một trình duyệt(brower) có trang bị các tiện ích đồ họa trên máy tính ta sẽ dễ dàng xử lý thông tin có kèm theo hình ảnh như đồ thị, sơ đồ, các bức ảnh chụp và các thông tin đa phương tiện khác.

Web đã hỗ trợ rất nhiều cho việc kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu mở rộng, đa dạng thị trường tiêu thụ, quảng cáo thông tin của các nhà sản xuất, kinh doanh. Thông tin chuyển tải trên Web luôn luôn mới, phong phú và hấp dẫn.Thông qua Web những người truy cập Internet, bằng những trình duyệt mạnh như: Internet Explorer, .họ luôn có những thông tin về tất cả các lĩnh vực như: âm nhạc, thời sự, thị trường giá cả,.mà mình ưa thích. Ngoài ra họ cũng có thể mua những mặt hàng như một chiếc máy tính thông qua các cửa hàng, siêu thị trên Web.mà không cần phải di chuyển ra khỏi nhà.

Web thật sự là một mảnh đất mới cho thị trường quảng cáo và tiêu dùng. Trên cơ sở đó em đã thực hiện việc giới thiệu về tỉnh mình trên Web đến với bạn đọc khắp mọi miền tổ quốc để mọi người có thể biết nhiều hơn về địa hình, khí hậu và những nét đặc trưng cùng với tình cảm chân thành, bản sắc văn hóa các dân tộc của tỉnh miền núi trung du phía Bắc – Bắc Kạn này.

 

doc53 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1136 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế website giới thiệu nơi mình sinh sống, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục GIỚI THIỆU CHUNG Ngày nay Internet đã trở thành siêu xa lộ thông tin thế giới, có rất nhiều ứng dụng và dịch vụ dựa trên nó. Một trong những ứng dụng đáng quan tâm nhất là World Wide Web(thường gọi tắt là Web). Ứng dụng đầu tiên của Web là thay đổi cách biểu diễn văn bản toàn bằng chữ nhàm chán sang kiểu thông tin có hình ảnh, âm thanh sinh động. Với một trình duyệt(brower) có trang bị các tiện ích đồ họa trên máy tính ta sẽ dễ dàng xử lý thông tin có kèm theo hình ảnh như đồ thị, sơ đồ, các bức ảnh chụp và các thông tin đa phương tiện khác. Web đã hỗ trợ rất nhiều cho việc kinh doanh và đáp ứng được nhu cầu mở rộng, đa dạng thị trường tiêu thụ, quảng cáo thông tin…của các nhà sản xuất, kinh doanh. Thông tin chuyển tải trên Web luôn luôn mới, phong phú và hấp dẫn.Thông qua Web những người truy cập Internet, bằng những trình duyệt mạnh như: Internet Explorer, ..họ luôn có những thông tin về tất cả các lĩnh vực như: âm nhạc, thời sự, thị trường giá cả,..mà mình ưa thích. Ngoài ra họ cũng có thể mua những mặt hàng như một chiếc máy tính thông qua các cửa hàng, siêu thị trên Web..mà không cần phải di chuyển ra khỏi nhà. Web thật sự là một mảnh đất mới cho thị trường quảng cáo và tiêu dùng. Trên cơ sở đó em đã thực hiện việc giới thiệu về tỉnh mình trên Web đến với bạn đọc khắp mọi miền tổ quốc để mọi người có thể biết nhiều hơn về địa hình, khí hậu và những nét đặc trưng cùng với tình cảm chân thành, bản sắc văn hóa các dân tộc của tỉnh miền núi trung du phía Bắc – Bắc Kạn này. Nội dung đồ án gồm có: Phần 1: TỔNG QUAN Chương 1: INTERNET VÀ WWW(WORLD WIDE WEB) Chương 2: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH ASP Chương 3: HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU ACCESS Chương 4: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH VBSCRIPT Phần 2: PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG Chương 1: PHÂN TÍCH HỆ THỐNG Chương 2: THIẾT KẾ VÀ CÀI ĐẶT HỆ THỐNG Chương 3: KẾT LUẬN DANH SÁCH HÌNH VẼ Hình 1: Mô hình Client/Server Hình 2: Mô hình tổng quát hoạt động của ASP Hình 3: Mô hình ứng dụng Web qua công nghệ ASP Hình 4 : Mô hình ki ến trúc ODBC Hình 5: Sơ đồ phân cấp chức năng Hình 6: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 0 Hình 7: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 1 Hình 8: Sơ đồ luồng dữ liệu mức 3 BẢNG THUẬT NGỮ VÀ CÁC TỪ VIẾT TẮT Các từ viết tắt: BDF(Business Function Diagram): Sơ đồ phân cấp chức năng DFD(Data Flow Diagram): Sơ đồ luồng dữ liệu NSD : Người sử dụng Hình vẽ Chú thích Biểu diễn tác nhân ngoài Biểu diễn chức năng Dòng dữ liệu Biểu diễn kho dữ liệu CÁC QUY ƯỚC Quy ước hình vẽ PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT CHƯƠNG 1: INTERNET VÀ WWW(WORLD WIDE WEB) 1.1 Internet Trong những năm gần đây, mạng máy tính Internet đã phát triển mạnh mẽ, và trở thành mạng máy tính toàn cầu. Có rất nhiều hoạt động trên mạng, nhằm nhiều mục đích thương mại, giáo dục.. Internet có rất nhiều ứng dụng trong thực tế và cho hàng trăm triệu người dùng trên toàn thế giới. Giờ đây không thể phủ nhận vai trò to lớn của Internet đối với con người. 1.2 World Wide Web (WWW) WWW là một hình thức hoạt động của của Internet. Mạng web mới chỉ phổ biển khoảng chục năm trở lại đây. Để có thể đọc và truyền thông tin qua mạng giải pháp đưa ra là văn bản được định dạng bằng ngôn ngữ HTML(HyperText MarkupLanguage) Và được truyền đi băng giao thức HTTP(HyperText Transfer Protocol). Sau này người ta quen gọi là văn bản Web và được xem bởi trình duyệt (browser). Đây là phần mềm cho phép hiển thị thông tin trang web. Hiện nay có nhiều Browser hỗ trợ cho nhiều hệ thống khác nhau như Internet Explorer, Netscape Navigator. Kỹ thuật siêu văn bản tạo nên một loại hình hoạt động hấp dẫn trên Internet và ngày càng trở nên sôi động do những lợi ích thương mại mà hoạt động này tạo ra. Khối dữ liệu khổng lồ được lưu trữ dưới dạng văn bản web trên các máy chủ. Nhờ trình duyệt chúng ta có thể tìm kiếm thông tin trên khắp thế giới. Cách xử lý trên web: Người dùng thông qua trình duyệt Web Browser sẽ gửi các yêu cầu đi. Web Server sẽ kiểm tra các yêu cầu này của người dùng. Nếu yêu cầu đó được đáp ứng, thì Server sẽ gửi thông tin về lại cho người dùng thông qua nghi thức HTTP (Hypertext Transfer Protocol), ngược lại sẽ thông báo lỗi. URL (Uniform Resource Locator) là một thuật ngữ để chỉ ra vị trí tài nguyên (Resource) trên Internet. Các kết nối từ một tài liệu HTML đến một File hoặc một Service khác phải được viết theo dạng sau: scheme://server [:port]/path/ dataname[#anchor] - Scheme: Chỉ ra loại protocol mà tài nguyên sử dụng (hay nói cách khác là kiểu dữ liệu mà URL chỉ tới). - Server: chỉ ra server mà trên đó chứa dữ liệu user cần. - Port: Là điểm truy cập dịch vụ ở lớp transport chỉ ra nếu server không sử dụng port mặc nhiên (ví dụ port mặc nhiên của Gopher Server là 70 ) - Path / dataname: Đường dẫn tương đối hoặc tuyệt đối đến file trên server. Được quy bởi quy ước đặt tên chung ( Uniform Naming Convention ) #anchor: Chỉ ra vị trí trong một trang tài liệu HTML. Dưới đây là minh hoạ cho các khái niệm trên: SCHEME DATA TYPE SAMPLE URL File Data files file://c:/Luanan/hinhanh.txt http HTML Files Gopher Gopher server gopher://ttdt01/localweb ***** *********** **************** Ngoài ra qua URLs, WWW còn cho phép sử dụng các services khác như: ftp, finger, usenet, telnet, E-mail, wais….. 1.3 Mô hình Client/Server Mô hình client/Server là mô hình giải pháp phân mềm cho việc khắc phục tình trạng quá tải qua mạng và vượt qua ngăn cách về sự khác nhau trong cấu trúc vật lý cũng như hệ điều hành của các máy tính khác nhau trên mạng. Mỗi mô hình phân mềm được xây dựng theo mô hình Client/Server được chia làm hai phần. Phần hoạt động trên máy chủ gọi là server, phần hoạt động trên máy trạm gọi là Client. Nhiệm vụ của mỗi phần ấy được quy định như sau: Phần phía server quản lý các giao tiếp môi trường bên ngoài tại server và với client. Tiếp nhận yêu cầu dưới dạng sâu ký tự, phân tích, xử lý dữ liệu rồi gửi kết quả trả lời về phía client. Phía client tổ chức giao tiếp với người dùng, với môi trường bên ngoài tại trạm làm việc và với các server, tiếp nhận yêu cầu của người dùng, thành lập các query string gửi về server, tiếp nhận kết quả và trình diễn chúng. Với mô hình này, dung lượng thông tin trên đường truyền giảm đi rất đáng kể vì: Từ phía server, không phải toàn bộ dữ liệu được gửi đi mà chỉ một số thành phần của chúng sau khi được xử lý qua các lọc thông tin từ phía server. Không còn các chương trình phải gửi đi trên đường truyền từ máy chủ tới máy trạm. Máy trạm không phải cập nhật toàn bộ dữ liệu sau khi đã xử lý về máy chủ. Với mô hình này, dễ dàng vượt qua sự khác biệt về cấu trúc vật lý và hệ điều hành vì giao tiếp thông tin giữa chúng là các dữ liệu dạng ASCII text. Máy Server Máy Client Môi trường Server Môi trường Client Phần mềm phía Server Phần mềm phía client Dữ liệu Dữ liệu Kết quả xử lý dữ liệu Query string Hình 1: Mô hình Client/Server Hiện nay có nhiều phần mềm Web Server khác nhau như: Apache, IIS,… mỗi loại đều có những ưu và nhược điểm riêng. Em đã sử dụng phần mềm IIS (Internet Information Services), là phần mềm tích hợp luôn trên hệ điều hành. Trong quá trình cài hệ điều hành ta cài luôn ra bằng cách: vào Start / Settings / Control Panel / Add or Remove Programs / Add\Remove Windows Components . Sau đó chọn IIS và ấn nút Next , đợi một lúc cho chương trình chạy sau đó cho đĩa CD cài hệ điều hành vào sau đó lại đợi và ấn Finish để kết thúc quá trình cài đặt. Đây là một phần mềm được phát triển bởi hãng Microsoft và nó rất thích hợp với các trình dịch của Micrsoft tuy nhiên khả năng chống và chịu lỗi của IIS không cao bằng các phần mềm khác. CHƯƠNG 2: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH 2.1 Giới thiệu ASP 2.1.1 Khái niệm ASP ASP (Active Server Page) là môi trường kịch bản trên máy chủ (Server- Side Scripting Enviroment) Microsoft Active Server Page là một ứng dụng giúp ta áp dụng các ngôn ngữ Script để tạo ra những ứng dụng động, có tính bảo mật cao và làm tăng khả năng giao tiếp của chương trình ứng dụng. Với các người dùng khác nhau khi truy cập vào những trang Web này có thể sẽ nhận được các kết quả khác nhau. Nhờ những đối tượng có sẵn (Built_in Object) và khả năng hỗ trợ các ngôn ngữ Script như VBScript và JavaScript, ASP giúp người xây dựng ứng dụng dễ dàng và nhanh chóng tạo ra các trang Web chất lượng. 2.1.2 Các đặc điểm chính của ASP Các mã lệnh script được xử lý trên Server rồi gửi kết quả về máy trạm cho người sử dụng. Các đoạn mã lệnh kịch bản script được nhúng trong các tag HTML Tiết kiệm thời gian bảo trì Web. Các mã lệnh script được xử lý trên Server rồi gửi kết quả về máy trạm cho người sử dụng. Cung cấp chế độ bảo mật tốt vì các mã(codes) trong trang ASP không thể nhìn thấy được từ trình duyệt(Browser) sau khi đã được máy chủ server xử lý trả về là các trang HTML. Cung cấp phương thức truy nhập, kết nối tới cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng và an toàn. Với các built-in Objects đã được xây dựng sẵn như Request, Response, Server, Application, Session,…rất tiện dụng cho việc phát triển Web động 2.1.3 Một số ưu và khuyết điểm của ASP 2.1.3.1 Ưu điểm: - ASP giúp người dùng xây dựng các ứng dụng Web với những tính năng sinh động. Các trang ASP không cần phải hợp dịch. Dễ dàng tương thích với các công nghệ của Microsoft. ASP sử dụng ActiveX Data Object (ADO) để thao tác với cơ sở dữ liệu hết sức tiện lợi. Với những gì ASP cung cấp, các nhà phát triển ứng dụng web dễ dàng tiếp cận công nghệ này và nhanh chóng tạo ra các sản phẩm có giá trị. Điều này hết sức có ý nghĩa trong điều kiện phát triển như vũ bão của tin học ngày nay. Nó góp phần tạo nên một đội ngũ lập trình web lớn mạnh. ASP có tính năng mở. Nó cho phép các nhà lập trình xây dựng các component và đăng ký sử dụng dễ dàng. 2.1.3.2 Khuyết điểm: - ASP chỉ chạy và tương thích trên môi trường Window điều này làm ASP bị hạn chế rất nhiều. - Dùng ASP chúng ta sẽ gặp không ít khó khăn trong việc can thiệp sâu vào hệ thống. - Các ứng dụng ASP chạy chậm hơn công nghệ Java Servlet. - Tính bảo mật thấp do các mã ASP đều có thể đọc được nếu người dùng có quyền truy cập vào web server. Có lẽ đây là lý do mà người dùng ít khi chọn công nghệ ASP. 2.1.4 Môi trường ứng dụng và phát triển Active Server Page chạy trên các môi trường sau đây: - Microsoft Internet Information Server version 3.0 trở lên trên Windows NT, Win 2000, Win XP. Microsoft Peer Web Sevices version 3.0 trên Windows NT Workstation Microsoft Personal Web Server trên Windows 9x. Có rất nhiều môi trường phát triển cho phép chúng ta tạo và thực thi thử nghiệm với các trang ASP. Sau đây là một số môi trường thông dụng: Notepad. Microsoft visual InterDev Drumbeat. Microsoft ProntPage. MacroMedia. Flash. 2.2 Cấu trúc của ASP Trang ASP đơn giản là một trang văn bản với phần mở rộng .asp gồm có 3 phần: Dữ liệu văn bản (text) Các thẻ HTML(Hypertex Markup Language-Ngôn ngữ định dạng siêu liên kết cho phép định dạng và bổ sung hình ảnh, âm thanh và video, cũng như lưu tất cả và một tập tin dưới dạng văn bản mà bất cứ máy tính nào cũng có thể đọc được thông qua trình duyệt Web). Các đoạn Script asp: Khi thêm các đoạn script vào HTML, ASP dùng dấu phân cách để phân biệt giữa đoạn HTML và đoạn ASP. Dấu để kết thúc đoạn script. Có thể xem trang ASP như một trang HTML có bổ sung các ASP script command. Ví dụ: Bạn bắt đầu với trang ASP này ngày : 2.3 Hoạt động của trang ASP Mô hình hoạt động của Active Server Pages: Hình 2: Mô hình tổng quát hoạt động của ASP Khi một trang ASP được yêu cầu bởi Web Browser, Web server sẽ duyệt tuần tự trang ASP này và chỉ dịch các Script ASP. Tuỳ theo người xây dựng trang Web này quy định mà kết quả do Web server dịch sẽ trả về lần lượt cho trình duyệt của người dùng hay là chỉ trả về khi dịch xong tất cả các Script. Kết quả trả về này mặc định là một trang theo cấu trúc ngôn ngữ HTML. Hoạt động của mô hình ASP được mô tả tóm tắt qua 3 bước: Một ASP bắt đầu chạy khi trình duyệt yêu cầu một file .asp cho Web server. File .asp đó được nạp vào bộ nhớ và thực hiện (tại máy chủ). Các đoạn chương trình Script trong file .asp đó có thể là mở dữ liệu, thao tác với dữ liệu để lấy những thông tin mà người dùng cần đến. Trong giai đoạn này, file .asp đó cũng xác định xem là đoạn Script nào chạy trên máy người sử dụng. Sau khi thực hiện xong thì kết quả thực hiện của file .asp đó sẽ được trả về cho Web server browser của người sử dụng dưới dạng trang Web tĩnh. Mô hình ứng dụng cơ sở dữ liệu trên Web: Thao tác giữa Client và Server trong một ứng dụng Web có thể được thể hiện khái quát như sau: Trình duyệt WEB Client DB Server DBMS SQL Server ASP ADO OLEDB ODBC HTTP Web Server Hình 3: Mô hình ứng dụng Web qua công nghệ ASP - Web Server: Là nơi tiếp nhận và trả lời các yêu cầu của người dùng (Web Client), đồng thời cũng thực hiện việc kết nối đến hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS) trên Database Server theo yêu cầu truy cập dữ liệu của trang ASP. ADO (Active Database Object) cung cấp giao diện lập trình cho người phát triển xây dựng các lệnh truy cập cơ sở dữ liệu. Các lệnh này được chuyển đến cho hệ DBMS để thi hành thông qua các thành phần OLEDB (và ODBC). Kết quả truy vấn dữ liệu sẽ được Server đưa ra hiển thị trên trình duyệt. - Database Server Là nơi diễn ra việc thực thi các thao tác trên cơ sở dữ liệu như truy vấn, cập nhật, cũng như đảm bảo tính toàn vẹn dữ liệu của hệ DBMS. - Browser: Giao diện với người dùng là nơi tiếp nhận yêu cầu của người dùng, cũng như hiển thị kết quả yêu cầu. Ngoài ra trình duyệt còn là nơi kiểm tra sơ bộ tính hợp lệ của dữ liệu trước khi chuyển đến cho Web Server. - Includ file: Khi tạo ra một ứng dụng Web, bao gồm nhiều trang ASP, nếu như toàn bộ các trang này đều cần sử dụng những thông tin chung như các hằng, hyperlink,…để tránh việc định nghĩa lại các giá trị này ở mỗi trang, ASP cho phép ta Include file bằng cách sử dụng hướng dẫn tiền xử lý sau: Trong đó file được Include phải có phần mở rộng là .inc, filename bao gồm cả đường dẫn và tên file. Tham số Virtual chỉ định đường dẫn bắt đầu bằng một Virtual Directory. Tham số file chỉ định đường dẫn bắt đầu với tên thư mục chứa filename cần Include. 2.4 Các đối tượng trong ASP ASP có sẵn năm đối tượng mà ta có thể dùng được mà không cần phải tạo các instance. Chúng được gọi là các Built-in Object. 2.4.1 Đối tượng Request Bởi vì kịch bản được thực thi trên Web Server nên đối tượng Request được coi như là đối tượng Input. Đối tượng này lưu trữ thông tin từ Browser(trình duyệt) gửi đến Web Server. Mặc dù đối tượng Request có nhiều tập hợp nhưng nó chỉ có một thuộc tính và một phương thức. Các tập hợp này lưu trữ các đối tượng hiển thị thông tin từ Browser gửi đến Web Server như Client Certificate( tập hợp giá trị của tất cả các trường hay mục trong client certificate mà người dùng trình cho Server khi truy xuất một trang hay tài nguyên. Các thành phần của tập đều là giá trị chỉ đọc.), Cookies(một file có kích thước nhỏ được lưu trữ trên máy client), thông tin từ bảng thông báo gửi đến, thông tin từ câu lệnh truy vấn gửi qua URL(địa chỉ của trang Web), thông tin về Server và phiên làm việc hiện hành. Các phần còn lại tóm tắt các tập hợp này với thuộc tính và phương thức đơn giản.Các tập hợp quan trọng nhất là Cookies và Form. 2.4.2 Đối tượng Response Khác với đối tượng Request Response là đối tượng output. Đối tượng Response cho phép bạn lấy thông tin từ Web Server gửi trả về Browser .Đối tượng Response có nhiều thuộc tính và nhiều phương thức nhưng chỉ có một tập hợp. Các thành phần quan trọng như là tập hợp Cookie, phương thức Rediect và phương thức Write. 2.4.3 Đối tượng Server Đối tượng Server không là một phần của môi trường kịch bản như các đối tượng kịch bản mà là một phần của Webserver. Chúng tái hiện lại toàn bộ môi trường Server của bạn và cho phép bạn lấy thông tin để tạo ra các chương trình ứng dụng. Nói cách khác nó là đối tượng cung cấp cách thức truy cập vào phương thức và thuộc tính trên Server. 2.4.4 Đối tượng Application Đối tượng Application quản lý một tập các đối tượng tồn tại song song với ứng dụng. Sử dụng đối tượng Application chúng ta có thể điều khiển các đặc tính liên quan đến việc khởi động và dừng ứng dụng, cũng như việc lưu trữ các thông tin có thể được truy nhập bởi các ứng dụng nói chung. Đối tượng được khởi tạo khi người dùng đầu tiên triệu gọi bất kì trang nào của ứng dụng Web. Và kết thúc khi không còn người dùng nào tương tác với ứng dụng đó nữa (khi ứng dụng ngừng hoạt động). 2.4.5 Đối tượng Session Đối tượng Session dùng để lưu trữ những thông tin hay thay đổi các thiết lập đối với mỗi user. Các biến Session lưu trữ thông tin riêng biệt về phiên làm việc của một user nào đó, các biến sẽ được tồn tại ở tất cả các trang trong cùng một ứng dụng và user đó có thể truy cập tại bất kỳ một trang nào. Các thông tin có thể là tên, id, sở thích,…Server sẽ tự động tạo một đối tượng Session mới ứng với từng user mới đồng thời nó sẽ huỷ đối tượng Session khi Session đó hết hạn. 2.5 Các thành phần(Components) của ASP Khái niệm: ActiveX Server Component (trước đây được gọi là Automation Server) được thiết kế để chạy trên Web server như là một phần của ứng dụng trên Web. Component chứa đựng những đặc trưng chung mà ta không cần phải tạo lại những đặc trưng này. Component thường được gọi là những file.asp. Tuy nhiên, ta có thể gọi những component này từ các source khác nhau như là một ứng dụng ISAPI, một server component hoặc một ngôn ngữ tương thích OLE(OLE-compatible language). ASP cung cấp sẵn 5 ActiveX Server Component bao gồm: - Advertisement Rotator Component (Quảng cáo xoay vòng) - Browser Capabilities Component (Thông tin về Browser) - Database Access Component (Truy cập cơ sở dữ liệu) - Content Linking Component (Liên kết nội dung). - TextStream Component (Truy cập file text). 2.6 Các tính chất của ASP Với ASP ta có thể chèn các script thực thi được vào trực tiếp các file HTML. Khi đó việc tạo ra trang HTML và xử lý script trở nên đồng thời, điều này cho phép tạo ra các hoạt động của website một cách linh hoạt uyển chuyển, có thể chèn các thành phần HTML động vào trang Web tùy vào từng trường hợp cụ thể. ASP có các tính chất sau: - Có thể kết hợp với file HTML. - Dễ sử dụng, tạo các script dễ viết, không cần phải biên dịch hay kết nối các trương trình được tạo ra. - Hoạt động theo hướng đối tượng, với các build-in Object rất tiện dụng: Request, Response, Server, Apllication, Session. - Có khả năng mở rộng các thành phần ActiveX server. Môi trường của ASP sẽ được cài đặt trên Server cùng với Web server. Một ứng dụng viết bằng ASP là một file hay nhiều file văn bản có phần tên mở rộng là .asp, các file này được đặt trong thư mục ảo (Vitual directory) của web server. Các ứng dụng asp dễ tạo vì ta dùng các Asp script để viết các ứng dụng. Khi tạo các Script của asp ta có thể dùng bất kỳ một ngôn ngữ script nào, chỉ cần có scripting engine tương ứng với ngôn ngữ đó mà thôi. Asp cung cấp sẵn cho ta hai scripting engine là Visual basic script và Java script. Ngoài ra ASP còn cung cấp sẵn các ActiveX Component rất hữu dụng, ta có thể dùng chúng để thực hiện các công việc phức tạp như truy xuất cơ sở dữ liệu, truy xuất file,… Không những thế ta còn có thể tạo ra các component của riêng mình và thêm vào để sử dụng trong asp. Asp tạo ra các trang HTML tương thích với các web browser chuẩn. 2.7 Cơ sở dữ liệu và cách truy xuất dữ liệu 2.7.1 Chuẩn kết nối Open Data Base Connectivity (ODBC) Khái niệm: Trong mỗi hệ thống thông tin, cách lưu dữ liệu rất riêng biệt. Do đó, để truy cập tới các CSDL của mỗi hệ thống, ta phải tìm hiểu và nghiên cứu về cấu trúc lưu giữ dữ liệu của hệ đó hoặc phải có DBMS (Database Management System ) của CSDL đó và nhờ DBMS để truy cập. Mặt khác, với thời đại hiện nay, mạng máy tính tín phát triển mạnh, đòi hỏi các hệ khác nhau phải chia sẽ thông tin được với nhau. Do đó cần phải có một môi trường trung gian để có thể truy cập được các CSDL khác nhau. Microsoft giải quyết vấn đề đó bằng chuẩn ODBC (Open Data Base Connectivity). Phát triển ODBC, Microsoft muốn cung cấp một giao diện lập trình ứng dụng duy nhất cho các ứng dụng có thể truy cập dữ liệu trên nhiều CSDL khác nhau. ODBC có đặc điểm: - ODBC là một giao diện lập trình sử dụng SQL: ODBC sẽ sử dụng các lệnh SQL để truy cập xuất các CSDL ODBC tách các nhà phát triển ứng dụng khỏi sự phức tạp của việc kết nối tới một nguồn dữ liệu: Mục tiêu chính được đề cho ODBC là nó phải dễ dàng cho người lập trình ứng dụng có thể tạo ra các kết nối của người sử dụng cuối tới nguồn dữ liệu thích hợp mà không phải trở thành một chuyên gia về mạng. - Kiến trúc ODBC cho phép nhiều ứng dụng truy xuất nhiều nguồn dữ liệu. ODBC cung cấp một mô hình lập trình “thích ứng” (adaptive). ODBC cung cấp các chức năng mà nó có thể được sử dụng với tất cả các DBMS (Database Management System) trong khi vẫn cho phép một ứng dụng khai thác các khả năng riêng của mỗi DBMS. Nó cung cấp các Interrogation function mà một ứng dụng có thể chủ động sử dụng để xác định các khả năng của một DBMS. Các Interrogation funtion cho phép một ứng dụng hỏi một driver về một vài chức năng đặc biệt có được cung cấp trong một DBMS nào đó hay không. Kiến trúc ODBC Client Application ODBC Data Source ODBC Driver Manager ODBC Driver DB Hình 4 : Mô hình ki ến trúc ODBC Các thành phần cơ bản trong kiến trúc của ODBC Applications: Các ứng dụng đảm nhận việc tương tác với người sử dụng qua user interface và gọi các ODBC funtion để đưa ra các câu lệnh SQL và nhận các kết quả trả về. Driver Manager: Như tên gọi của nó, nhiệm vụ của nó là quản lý sự tương tác giữa các chương trình ứng dụng và các driver, nhiều ứng dụng và nhiều driver có thể được quản lý cùng một lúc. Driver manager cung cấp sự liên kết giữa các ứng dụng và các driver, cho phép nhiều ứng dụng truy xuất dữ liệu qua nhiều driver. Driver Manager có thể quản lý được đồng thời nhiều driver và người lập trình ứng dụng không phải lo lắng đến việc quản lý chi tiết các driver. Một ứng dụng có thể sử dụng ODBC tại cùng một thời điểm với một ứng dụng khác mà không cần phải biết đến ứng dụng này. Drivers: Các driver xử lý các ODBC function được gọi, đưa ra các yêu cầu SQL để chỉ định các nguồn giữ liệu, và trả kết quả cho các ứng dụng. Các driver cũng đảm nhận việc tương tác với bất cứ các lớp phần mềm nào cần thiết để truy xuất nguồn dữ liệu. Data sources: Bao gồm các tập hợp dữ liệu và các môi trường tương ứng của chúng. Bao gồm các hệ điều hành, các DBMS và các phần mềm mạng. 2.7.3 Truy cập dữ liệu sử dụng ADO(Active Data Object) Khái niệm ADO: ADO (Active Data Object) là đối tượng điều khiển dữ liệu động. Được xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển các ứng dụng khai thác dữ liệu trên Internet. Nó là sự kết hợp các điểm mạnh của các phương pháp truy nhập DAO (Data Access Object) và RDO (Remote Data Object “truy cập dữ liệu từ xa”) đồng thời mở rộng việc cung cấp truy cập dữ liệu trên Internet. Lợi điểm của ADO là dễ dùng, tốc độ xử lý cao, tận dụng tối đa bộ nhớ, tiết kiệm dung lượng đĩa. Sử dụng ADO, ta có thể xây dựng nền tảng cho việc truy nhập dữ liệu trực tiếp ở tốc độ một cách mềm dẻo. ADO kết hợp với ODBC, OLEDB và RDO để thiết kế các ứng dụng nhiều tầng. Các đối tượng ADO: Có 8 đối tượng trong ADO: Recordset, Connection, Command, Parameter, Record, Field, Stream, Error. Trong đó 3 đối tượng chính thường xuyên được sử dụng đólà: Connection, Recordset và Command. Đối tượng Connection: Đối tượng này dùng để thiết lập một kết nối tới một CSDL. Khi đối tượng này được tạo và mở, có nghĩa là đã thiết lập một liên kết đến CSDL. Khi đó ta có thể sử dụng các đối tượng mà ADO cung cấp để xử lý CSDL đó. Một số phương thức và thuộc tính của Conection: + Phương thức: Open Mở một liên kết. Close Đóng một liên kết. Execute Thực hiện một truy vấn. + Thuộc tính ConnectionString Xâu mô tả kết nối. Đối tượng Command: Thay vì dùng phương thức Execute của Connection, ADO cung cấp đối tượng Command cũng để thực hiện các truy vấn đến CSDL. + Phương thức: CreateParameter: Tạo một Parameter. Execute: Thực hiện câu lệnh lưu trong thuộc tính Command Text. + Thuộc tính. Command Text: Chỉ định câu lệnh thực hiện trên CSDL CommandType: Cho biết kiểu của Query trong CommandText. Đối tượng RecordSet: Đối tượng RecordSet để nhận lại kết quả của một truy vấn khi thực hiện phương thức Execute của Connection hay Command. ADO cung cấp đối tượng RecordSet với các thuộc tính và phương thức hỗ trợ việc lấy dữ liệu, nghiên cứu kết quả và cập nhật CSDL. + Các thuộc tính: RS. EOF: Cho biết con trỏ bản ghi ở cuối RecordSet. RS. BOF: Cho biết con trỏ ghi ở đầu RecordSet. RS.RecordCount: Cho biết số bản ghi của RecordSet. RS.RecordCount: Cho biết số trường của RecordSet. RS(i). Name: Tên của trường i, i=0 đến RS.Fields.Count-1 + Các phương thức thông dụng RS.MoveFirst: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về bản ghi đầu tiên. RS.MoveNext: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về bản ghi kế tiếp. RS.MovePrevious: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về bản ghi ngay trước bản ghi hiện tại. RS.MoveLast: Dịch chuyển con trỏ bản ghi về b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc2257.doc
Tài liệu liên quan