Đề tài Thiết kế trang web động hỗ trợ dạy học

Trong thời đại ngày nay, khi mà chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tin học với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng Internet toàn cầu. Công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ cho khoa học kỹ thuật mà nó đi sâu vào đời sống xã hội và trở thành cần thiết với những lợi ích mà nó mang lại. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà, công nghệ thông tin cũng mang lại những đóng góp quan trọng. Những ứng dụng đầu tiên của công nghệ thông tin vào ngành giáo dục là quản lý đào tạo, xây dựng bài giảng trên máy vi tính, xây dựng website trợ giúp giảng dạy v.v.

Với ngành giáo dục , trang web hỗ trợ rất nhiều cho công tác giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, các khoa ngành Khi có trang web, mọi thông tin luôn được cập nhật, mọi sinh viên và giáo viên của một trường hay một khoa có thể vào trang web để cập nhật về tình hình hoạt động, trao đổi về các nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể thông báo tới sinh viên của mình vể tiến trình giảng dạy, có thể đưa lên trang web các bài giảng và giáo trình của mình, còn sinh viên có thể vào trang web đó để trao đổi với nhau về các vấn đề học tập, đồng thời có thể cập nhật các bài giảng giáo trình trên mạng để có thể tự học.

Em là sinh viên Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật, em được giao nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế trang web động hỗ trợ dạy học”, trang web này được thiết kế nhằm phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu của thầy và trò khoa Sư Phạm Kỹ Thuật-ĐHBKHN, em mong rằng trang web sẽ giúp được công tác dạy và học của khoa, đó cũng là thành quả mà em đạt đựơc trong suốt quá trình học tập của mình.

 

doc74 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1137 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế trang web động hỗ trợ dạy học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Lời nói đầu……………………………………………………………...5 Chương 1: Giới thiệu đề tài…………………………………………...7 Mô tả đề tài……………………………………………………..7 Khảo sát sơ bộ…………………………………………………..8 Cấu trúc đồ án…………………………………………………..8 Phương pháp nghiên cứu………………………………………..9 Chương 2: Các vấn đề về mạng máy tính…………………………....9 Internet là gì ?..............................................................................9 Intranet là gì ?............................................................................10 Internet Information Server là gì ?.............................................10 Chương 3: Ngôn ngữ lập trình ASP và chuỗi kết nối ADO……..19 Giới thiệu ASP…………………………………………………..19 1. Active Server Page là gì………………………………………..19 2. Hoạt động của Active Server Page……………………………..19 3. Các hoạt động của ASP………………………………………...20 4. Cấu trúc các File ASP………………………………………….22 5. Các tính chất của ASP………………………………………….22 Ngôn ngữ sử dụng lập trình với ASP…………………………...23 1. Các lệnh Script của ASP……………………………………….23 2. Ngôn ngữ Script và Script Engine……………………………...24 3. Viết các thủ tục với ngôn ngữ………………………………....26 Những vấn đề liên quan đến xây dựng ứng dụng ASP……………27 1. File Global.asa………………………………………………....27 2. Khai báo đối tượng và biến cố………………………………....29 Các đối tượng trong ASP…………………………………………32 1. Đối tượng Request………………………………………….....33 2. Đối tượng Response…………………………………………...34 3. Đối tượng Session……………………………………………..35 4. Đối tượng Application………………………………………...36 5. Đối tượng Server……………………………………………...37 ADO (ActiveX Data Object)…………………………………….38 Thành phần truy cập cơ sở dữ liệu…………………………….....38 Giao diện ADO…………………………………………………..38 Các đối tượng trong ADO………………………………………..39 1. Đối tượng Connection…………………………………………...39 2. Đối tượng Command…………………………………………….43 3. Đối tượng Recordset……………………………………………..46 Chương 4: Phân tích và thiết kế hệ thống Website………………..51 Sơ đồ phân cấp chức năng……………………………………….51 Định nghĩa các chức năng……………………………………….52 2.1. Chức năng trang phổ biến kiến thức…………………………52 2.2. Chức năng trang báo điện tử…………………………………53 2.3. Chức năng đăng nhập…………………………………………53 2.4. Chức năng quản trị hệ thống………………………………….54 2.4.1. Chức năng quản lý người dùng…………………………...54 2.4.2. Chức năng quản lý bài học………………………………..55 2.4.3. Chức năng quản lý trang tin………………………………56 Thiết kế cơ sở dữ liệu…………………………………………….57 3.1. Bảng user………………………………………………………57 3.2. Bảng phân quyền………………………………………………57 3.3. Bảng môn học…………………………………………………57 3.4. Bảng bài học…………………………………………………..58 3.5. Bảng cấu hình…………………………………………………58 3.6. Bảng chủ đề tin………………………………………………..58 3.7. Bảng nội dung tin……………………………………………..58 3.8. Các quan hệ cơ bản giữa các bảng trong cơ sở dữ liệu……….59 Chương 5: Cài đặt và sử dụng Website…………………………….60 1. Bảo mật Password đối với hệ thống website……………………..60 1.1. Quá trình xử lý Password khi tạo người dùng mới…………...60 1.2. Quá trình kiểm tra Password khi người dùng đăng nhập…….60 1.3. Bảo mật từng trang ………………………………………….61 2. Các Modul cơ sở dữ liệu…………………………………………63 2.1. Trang ADO.asp………………………………………………63 2.2. Các modul phần trang báo điện tử…………………………...63 2.3. Các trang web được xuất ra để truy cập……………………...64 3. Các trang mô tả chức năng quản trị người dùng…………………66 3.1. Trang mô tả chức năng thêm người dùng mới………………66 3.2. Trang tìm kiếm, update và xoá user………………………....67 4. Các trang mô tả chức năng quản trị môn học……………………68 4.1. Trang mô tả chức năng thêm môn học mới……………….....68 4.2. Trang mô tả chức năng tìm kiếm, update và xoá môn học….69 5. Các trang mô tả chức năng quản trị bài học……………………...70 5.1. Trang mô tả chức năng thêm bài học mới……………………70 5.2. Trang mô tả chức năng tìm kiếm, update và xoá bài học…….71 6. Các trang mô tả chức năng quản trị trang báo…………………...72 6.1. Trang mô tả chức năng soạn tin bài mới…………………….72 6.2. Trang mô tả chức năng hiển thị, cập nhật và xoá tin bài……75 Lời nói đầu Trong thời đại ngày nay, khi mà chúng ta đang sống trong kỷ nguyên tin học với sự phát triển vượt bậc của ngành công nghệ thông tin và sự bùng nổ của mạng Internet toàn cầu. Công nghệ thông tin không chỉ dừng lại ở mục đích phục vụ cho khoa học kỹ thuật mà nó đi sâu vào đời sống xã hội và trở thành cần thiết với những lợi ích mà nó mang lại. Trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước nhà, công nghệ thông tin cũng mang lại những đóng góp quan trọng. Những ứng dụng đầu tiên của công nghệ thông tin vào ngành giáo dục là quản lý đào tạo, xây dựng bài giảng trên máy vi tính, xây dựng website trợ giúp giảng dạy v.v. Với ngành giáo dục , trang web hỗ trợ rất nhiều cho công tác giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, các khoa ngành … Khi có trang web, mọi thông tin luôn được cập nhật, mọi sinh viên và giáo viên của một trường hay một khoa có thể vào trang web để cập nhật về tình hình hoạt động, trao đổi về các nhiệm vụ học tập. Giáo viên có thể thông báo tới sinh viên của mình vể tiến trình giảng dạy, có thể đưa lên trang web các bài giảng và giáo trình của mình, còn sinh viên có thể vào trang web đó để trao đổi với nhau về các vấn đề học tập, đồng thời có thể cập nhật các bài giảng giáo trình trên mạng để có thể tự học. Em là sinh viên Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật, em được giao nhiệm vụ làm đồ án tốt nghiệp với đề tài: “Thiết kế trang web động hỗ trợ dạy học”, trang web này được thiết kế nhằm phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu của thầy và trò khoa Sư Phạm Kỹ Thuật-ĐHBKHN, em mong rằng trang web sẽ giúp được công tác dạy và học của khoa, đó cũng là thành quả mà em đạt đựơc trong suốt quá trình học tập của mình. Chương 1: Giới thiệu đề tài Mô tả đề tài. Khoa Sư Phạm Kỹ Thuật là khoa mới thành lập của trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội. Khoa nhằm mục đích đào tạo giáo viên dạy môn kỹ thuật công nghiệp cho các trường dạy nghề, các trường trung học chuyên nghiệp, các trường cao đẳng nghề… Mọi thông tin về khoa sư phạm kỹ thuật còn đang chưa thực sự rõ ràng đến sinh viên, nên việc cập nhật thông tin của khoa đến sinh viên và những người quan tâm đến khoa là rất cần thiết. Công tác dạy và học của khoa hiện tại là những giờ trên giảng đường, sinh viên còn vấp phải thụ động trong quá trình học tập bởi những giờ giảng trên lớp. Việc có một trang web giới thiệu về khoa là hết sức cần thiết, mọi thông tin về khoa luôn được cập nhật, các thông tin cơ cấu tổ chức, lịch sử phát triển, tương lai phát triển, những dự án và kế hoạch học tập luôn cập nhật tới sinh viên, để họ có thể dễ dàng vào trang web đó để cập nhật thông tin về khoa các tình hình hoạt động và lịch học tập. Quan trọng hơn, trang web hỗ trợ công tác đào tạo dạy học của khoa, ở trang web cung cấp các giáo trình bài giảng của từng bộ môn của từng thầy giáo của bộ môn đó. Người thầy giáo có thể đưa bài giảng và giáo trình của mình lên Website thông qua một hệ thống upload và có thể tải chính bài giảng của mình vể để chỉnh sửa, update và thêm vào trong cơ sở dữ liệu những bài giảng và giáo trình mới. Là sinh viên có thể vào trang web để xem thông tin,cập nhật bài giảng và giáo trình và cũng cho phép download các bài giảng về để tự học… Ngoài ra trang web cũng cung cấp một forum để thầy và trò trong khoa có thể trao đổi với nhau các nhiệm vụ học tập và nghiệp vụ sư phạm thông qua hệ thống đăng ký thành viên diễn đàn. Trang web được xây dựng bằng ngôn ngữ lập trình web ASP, kết hợp với hệ quản trị cơ sở dữ liệu được tổ chực bằng Micrsoft ACCESS. Khảo sát sơ bộ. 1. Mục tiêu xây dựng.. Website xây dựng hỗ trợ 3 lớp người sử dụng : admin, thầy giáo và viewer. Những người quản trị có thể thực hiện các thao tác trên cơ sở dữ liệu như : thêm, xoá, chỉnh sửa, thay đổi … 2. Các yêu cầu đặt ra với hệ thống.. Đối với người quản trị hệ thống (admin) có các quyền sau: có thể thêm, sửa, xoá user, quản lý trang tin, quản lý thành viên, quản lý bài học, quản lý forum. Đối với thầy giáo (user) có các quyền: thêm, xoá bài giảng của mình và có thể download về chỉnh sửa và update bài học mới. Đối với thành viên (sinh viên) chỉ có quyền vào xem các thông tin và đăng ký tham gia diễn đàn, và không có quyền sửa đổi các cơ sở dữ liệu. Cấu trúc của đồ án . Đồ án có cấu trúc gồm các chương : Chương 1: Giới thiệu đề tài Chương 2: Các vấn đề về mạng máy tính Internet và Intranet Chương 3: Ngôn ngữ lập trình ASP và chuỗi kết nối ADO Chương 4: Phân tích và thiết kế hệ thống Chương 5: Cài đặt và sử dụng Website Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện tốt đồ án với các yêu cầu đó, em đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu : Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Phương pháp nghiên cứu tài liệu Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia Phương pháp điều tra (phỏng vấn, lấy ý kiến, yêu cầu). Chương 2 : Các vấn đề về mạng máy tính Internet và Intranet Internet là gì ? Internet là một mạng máy tính toàn cầu sử dụng một ngôn ngữ truyền thông chung nó tương tự như một hệ thống điện thoại quốc tế và được kết nối theo cách làm việc của một mạng lớn. World Wide Web cho ta một hình ảnh dễ dàng giao tiếp và tìm kiếm dữ liệu trên Internet. Các dữ liệu này được liên kết với nhau thông qua một trang web. Các file, các trang được nối kết với nhau thông qua các mối liên kết là text hoặc hình ảnh được gọi là Hyperlink. Các trang web có thể chứa văn bản, hình ảnh, âm thanh. Các trang này có thể được đặt trên một máy tính ở một vị trí nào đó trên mạng(server). Khi ta nối kết tới Internet ta có thể truy xuất thông tin trên toàn cầu. Hyperlink là các text hay hình ảnh mà được gắn địa chỉ Web trên đó, bằng cách click vào hyperlink ta có thể nhảy tới một trang thành phần của cả website. Mỗi một website có một trang chủ của Website đó và có một địa chỉ duy nhất gọi là URL( Uniform Resource Locator ). URL xác định chính xác tên của máy tính và đường dẫn tới một trang Web nhất định. Intranet là gì ? Intranet dựa vào TCP/IP Network nhưng không nối kết tới Internet mà chỉ sử dụng chuẩn truyền thông Internet và các công cụ của nó dùng để cung cấp thông tin tới người sử dụng trên một mạng riêng. Ví dụ một công ty có thể cài đặt một Web server chỉ cho các thành viên của công ty trao đổi thư từ tin tức và thông tin thương mại…Các thành viên truy xuất thông tin bằng cách dùng các web browser. Internet Information Server (IIS) là gì ? Internet Information Server là một Web server cho phép ta công bố thông tin trên mạng Intranet hay Internet. Internet Information Server(IIS) truyền tải thông tin bằng cách dùng Hyperlink Transfer Protocol(HTTP), Internet Information Server cũng có thể dùng phương thức FPT(File Transfer Protocol) hoặc Gopher . Internet Information Server làm việc như thế nào ? Web là một hệ thống yêu cầu ( Request ) và đáp ứng ( Response ). Web browser yêu cầu thông tin bằng cách gửi một URL tới Web Server, Web server đáp ứng lại bằng cách trả lại một trang HTML cho Web browser. Web browser Web server Client Server Internet và Intranet HTML có thể là một trang web tĩnh đựơc lưu sẵn ở trên Web server hoặc có thể là một trang động mà server tạo ra khi đáp ứng yêu cầu của người sử dụng hoặc là một trang ở thư mục nào đó trên server. Web Browser URL Request Mỗi trang Web trên mạng Intranet hoặc Internet có có một URL duy nhất. Web browser yêu cầu một trang bằng cách gửi một URL tới một Web server. Web server sử dụng thông tin trong URL để xác định và cho hiển thị trang Web theo yêu cầu của Web browser. Cú pháp URL là một chuỗi văn bản tuần tự gồm có : Protocol, Domain Name, và đường dẫn (Path) tới thông tin yêu cầu. Protocol là chuẩn truyền thông dùng để truyền tải thông tin như là : HTP, FTP, và Gopher. Domain Name chính là Domain Name System (DNS) của máy tính chứa thông tin. Path là đường dẫn chứa thông tin yêu cầu trên máy tính. Ví dụ : Phương thức Tên Domain Đường dẫn (Path) Http:// www.microsoft.com /backoffice Https:// (sourseHTTP) www.truongthi.com /catalog/orders.htm Gopher:// Gopher.university.edu Research/astronnmy/index.htm ftp:// Orion.bureau.gov /stars/alpha quadrant/starlist.txt Một URL cũng có thể chứa thông tin mà Web server cần phải xử lý trước khi trả lại một trang, dữ liệu trong URL được gắn thêm vào cuối đường dẫn. Web server gửi dữ liệu này tới một chương trình hay một script để xử lý và trả lại kết quả cho một trang web. Ví dụ : Request Type URL Static HTML page ISAPI application Internet Database Connector Common Gateway Interface(CGI) script Web Server Response Web server đáp ứng yêu cầu của Web browser bằng cách trả lại một trang HTML. Trang trả lại có thể là trang HTML tĩnh, trang HTML động hoặc là trang trong danh sách thư mục. Trang HTML tĩnh(Static Page) Một trang HTML tĩnh là trang đã được chuẩn bị sẵn cho các yêu cầu nhất định và được đặt sẵn trên Web server. Người sử dụng yêu cầu một trang HTML tĩnh bằng cách gõ trực tiếp URL hoặc là click vào Hyperlink của URL nào đó, URL được gửi tới server. Server đáp ứng lại bằng cách trả lại trang HTML tĩnh. Web server Web browser client server Home.htm Internet hoặc Intranet www.copany.com Trang HTML động ( Dynamic Page) Các trang động được tạo ra trong quá trình đáp ứng cho yêu cầu của người sử dụng. Một Web browser thu thập thông tin bằng cách thực hiên một trang có các Text box, Menu, Checkbox… cho phép người sử dụng điền vào hoặc lựa chọn. Khi sử dụng click vào một nút (Button) trên Form, dữ liệu từ form được gửi tới Web server. Server đưa dữ liệu này tới một script hoặc một trình ứng dụng để xử lý. Sau đó server gửi lại kết quả cho browser bằng một trang HTML. Ví dụ sau đây cho phép người sử dụng gửi yêu cầu tới một Internet Server API (ISAPI), ứng dụng này dùng để cộng 2 số. Người sử dụng nhập 2 số được cộng sau đó click một button để gửi 2 số đó tới web server. Web server gọi một ISAPI để cộng 2 số, sau đó trả lại kết quả cho browser bằng một trang HTML. Web browser Add.dll Web server The answer to your problem is 2+2=4 client server www.company.com Minh hoạ sau đây cho phép người sử dụng truy cập vào database bằng cách dùng Internet Database Conector. Người sử dụng hoàn thành một Form sau đó click vào một button để gửi dữ liệu tới server. Server nạp dữ liệu vào database sau đó trả lại một trang HTML kết quả cho browser. Database Web browser InternetDatabase Connector Web server Thank for your order! server client www.company.com Sử dụng Internet Information Server(IIS) như thế nào ? Internet Information Server đủ khả năng đáp ứng các chức năng quan trọng cho các tổ chức khác nhau. Chúng ta có thể sử dụng một Server cho một Website hoặc cũng có thể sử dụng nhiều server cho một website. Một trong những nhân tố để xác định cấu hình IIS là nó được sử dụng bên trong nội bộ của một mạng Intranet hay nó được nối kết với Internet. Các kịch bản sau đây giúp ta hiểu thêm phạm vi và khả năng sử dụng của Internet Information Server. Kịch bản Intranet : Trong một nhóm (Workgroup) ta có thể tích hợp Internet Information Server với một Server. Web server của workgroup có khả năng tổ chức các loại trang web để đáp ứng cho các ứng dụng trong workgroup như là cho phép giao tiếp với Database SQL hay là cho phép truy xuất tài nguyên từ xa(Remote Access Service). Lap top Win NT running IIS RAS server SQL server File and Print Services Printer RAS Client Intranet Trong một mạng thương mại lớn có nhiều bộ phận (workgroup), mỗi bộ phận chạy IIS trên server của mình. Một server trung tâm dùng để phối hợp và quản lý tất cả các thông tin trên mạng. Win NT Server running IIS Win NT Server running IIS Win NT Server running IIS Engineering Finance Central IIS Intranet Sales Các kịch bản Internet : Internet Information Server có thể là một Web server đơn giản trên Internet như ví dụ minh hoạ sau đây : Internet Win NT Server running IIS Trong các site lớn hơn ta có thể cho phép các thành viên trong mạng truy suất tới Web server và sử dụng các công cụ chế tác như Fronpage để chế tác nội dung cho Web server. Internet SQL server client client Client running Internet Assitant for Microsoft Window Sự tích hợp IIS với Window NT có thể tạo ra các server có nhiều chức năng. Ví dụ như một công ty có nhiều site khác nhau trên thế giới, có thể dùng IIS để truyền thông giữa các site này với nhau, và ta cũng có thể dùng RAS để cho phép truy cập tới Intranet hoặc Internet. Chương 3: Ngôn ngữ lập trình ASP và chuỗi kết nối ADO. Giới thiệu vể ASP. Active Server Page là gì ? Microsoft ActiverServer Page là một trường hỗ trợ cho các script chạy trên máy chủ (Server), cho phép chúng ta tạo ra và chạy cácứng dụng Web Server động. ASP hoạt động dựa vào các Script do người lập trình tạo ra. Active Server Page chạy trên các môi trường : Microsoft Internet Information Server trên window NT Workstation. Microsoft Peer Web Services trên Window NT Workstation. Microsoft Personal Web Server trên Window 95, Window 98. Hoạt động của Active Server Page. Mô hình tổng quát hoạt động của ASP. Web Server Active Server Pages HTTP Request HTTP Response Browser Cách hoạt động của ASP : Các Script của ASP được chứa trong các File văn bản (File Text) có tên mở rộng là .ASP. Trong các Script có chứa các lệnh của một số ngôn ngữ nào đó. Khi một Web Browser gửi một yêu cầu (Request) tới một File .ASP thì Script chứa trong file sẽ chạy để trả kết quả về cho trình duyệt (Browser) đó. Khi Web Server nhận được yêu cầu (Request) tới một file .ASP thì nó sẽ đọc từ đầu đến cuối File .ASP đó, thực hiện các lệnh Script trong đó kết quả trả về cho Web Browser dưới dạng của một trang HTML. Mô hình chi tiết hoạt động của ASP Internet Information Server ISAPI Application CGI Application Server Side Includes(SSI) Giao diện DLL cho ASP Perl awk etc CGI Script Mạng Internet Or Intranet VBscript Interpretor Jscript Interpretor Active Database Compenents(ADO) Custom Componen Active Server Components ODBC Driver Active Server Pages (.ASP files) Data Cấu trúc của File ASP : Một File ASP có tên mở rộng là .ASP, nó bao gồm các thành phần như : Văn bản (Text) Thẻ HTML (HTML Tags) Lệnh Script (Script commands) Các tính chất của ASP : Với ASP ta có thể chèn các Script thực thi được vào trực tiếp các file HTML. Khi đó việc tạo rat rang HTML và xử lý Script trở nên đồng thời, điều này cho phép ta tạo ra các hoạt động của Website một cách linh hoạt uyển chuyển, có thể chèn các thành phần HTML động vào các Web tuỳ vào từng trường hợp cụ thể. ASP cho ta các tính chất sau : Có thể kết hợp với file HTML. Dễ sử dụng, dễ tạo các script, không cần phải biên dịch (Compiling) hay kết nối (Linking) các chương trình được tạo ra. Hoạt động theo hướng đối tượng, với các đối tượng được cài đặt sẵn (build – inobject) rất tiện dụng : Request, Response, Server, Application, Session. Có khả năng mở rộng các thành phần Activex Server (ActiveX Server Components). Môi trường của ASP sẽ được cài đặt trên máy chủ (Server) cùng với Web Server. Một ứng dụng viết bằng ASP là một File hay nhiều File văn bản (File text) có phần mở rộng là .ASP, các File này được đặt trong một thư mục ảo (Vitual Dirrectory) của Web Server. Các ứng dụng ASP dễ tạo vì chúng ta dùng các ASP script để viết các ứng dụng. Khi tạo các script của ASP ta có thể dùng bất kỳ ngôn ngữ nào, chỉ cần có script Engine là Visual Basic Script (VBscript) và Java Script (Jscript). Ngoài ra ASP còn cung cấp sẵn các ActiveX Component rất hữu dụng, ta có thể dùng chúng để thực hiện các công việc phức tạp như truy xuất cơ sở dữ liệu, truy xuất file,… không những thế mà ta còn có thể tự mình tạo ra các thành phần (component) của riêng mình và thêm vào để sử dụng trong ASP. ASP tạo ra các trang HTML tương thích với Web Browser chuẩn. Ngôn ngữ lập trình sử dụng với ASP. 1. Các lệnh Script (Sript Command) của ASP : Một script là một chuỗi các lệnh gán biến, các lệnh yêu cầu Web Server gửi thông tin đến một trình duyệt (Browser) (Như giá trị biến). Các lệnh này kết hợp lại thành thủ tục (Procedure) hay (Function) để thực hiện một công việc cụ thể. Mỗi script của ASP được chứa trong một file .ASP. Mỗi file của .ASP có thể coi như một file HTML có thể chèn vào các lệnh của ngôn ngữ Script nào đó. Thực ra nó là một file văn bản (File text) nhưng các văn bản (Text) đó có những vùng mà khi Web Server đọc tới thì nó hiểu đó là những vùng script chứa những lệnh của một ngôn ngữ script nào đó, Web Server sẽ gọi tới các Script Engine để thực thi các lệnh Script trong khi đó. ASP quy định một vùng script nằm giữa hai dấu hoặc trong vùng của hai thẻ và . Script là đoạn chương trình thể hiện các yêu cầu của người lập trình đối với ASP, nó chứa các câu lệnh mà người lập trinh muốn ASP thực hiện và nội dung người đó muốn tạo ra trên các trang HTML kết quả trả về cho Web Browser gọi đến ứng dụng. Ta thấy Script giống như một chương trình được người lập trình viết ra để thực thi trên môi trường hoạt động của ASP, cũng giống như mọi ngôn ngữ lập trình khác như C, Pascal…, chỉ có điều khác là chương trình của ngôn ngữ khác phải biên dịch ra dạng thực thi được và dùng dạng thực thi được để chạy trên một môi trường cụ thể (DOS, Windows,..);Còn script thì không phải biên dịch trước ra dạng thực thi được mà đem dạng văn bản (Text) chạy thẳng trên môi trường của ASP. Ví dụ minh hoạ : <% myname=”tang thanh cao” If Time >=#12:00:00 am # AND time < #12:00:00 pm # then %> Goodmorning “&myname” Chào bạn 2. Ngôn ngữ Script (Script language) và Script Engine : Script của ASP được cấu thành từ các lệnh của ngôn ngữ Script (Script Language) nào đó, xen lẫn vào đó là nội dung dạng HTML, để trả về kết quả cuối cùng ở dạng HTML. Ngôn ngữ (Script Languague) nằm ở khoảng ngôn ngữ siêu văn bản(HTML) và các ngôn ngữ lập trình như Java, C, C++, Visual Basic…Ta biết HTML dùng để định dạng và liên kết các văn bản, còn các ngôn ngữ lập trình có khả năng tạo ra chuỗi các lệnh phức tạp cho máy tính thực hiện. Đối với script language, nó nằm ở giữa, tuy nhiên nó gần với ngôn ngữ lập trình hơn là HTML. Khác nhau cơ bản giữa ngôn ngữ Script(Script Language) và các ngôn ngữ lập trình là ở chỗ các luật và cú pháp của ngôn ngữ Script (Scripting Language) linh hoạt và hiểu hơn ngôn ngữ lập trình. Script Engine là các đối tượng có nhiệm vụ xử lý các Script. ASP cung cấp một môi trường chủ cho các script Engine và phân phối các script trong các file. ASP cho các máy (Engine) này để xử lý. Để sử dụng được một ngôn ngữ lập trình Script (Script Language) cùng với ASP ta phải cài đặt Script Engine tương ứng với Web Server. Ví dụ như Visual Basic Script (VBscript) là Script Language mặc định của ASP, do đó ta phải có VBscript. Tương tự ASP có thể cung cấp môi trường Script cho các ngôn ngữ script (Scripting Language) như Jscript, Rexx, Perl,… ASP cho phép nhà lập trình dùng nhiều ngôn ngữ script (Scripting Language) cùng lúc để tạo các thủ tục phức tạp mà không phải bận tâm các Browser có trợ giúp các ngôn ngữ script (Scripting Language) hay không. Vì tất cả các Script đều được thực thi ở máy chủ (Server). Không những thế ta còn có thể dùng nhiều ngôn ngữ script (Scripting Language) trong cùng một file .ASP chỉ cần bằng cách một thẻ HTML (HTML Tag) để khai báo ngôn ngữ Script nào được dùng. ASP mặc định sử dụng ngôn ngữ script (Scripting Language) chính (Primary Scripting Language) là VBscript. Tuy nhiên ta vẫn có thể định dạng lại ngôn ngữ script (Scripting Language) chính trong cả hai phạm vi là toàn bộ môi trường ASP, hay chỉ trong một file .ASP nào đó. Để thay đổi ngôn ngữ script (Scripting Language) chính trong toàn bộ môi trường ASP ta phải thay đổi tên ngôn ngữ script (Scripting Language) trong giá trị của một Registry Entry của hệ thống có tên là Default Script Language. Ví dụ như mặc định là VBscript, ta có thể thay đổi lại hay Jscript,… Để thay đổi ngôn ngữ script (Script Language) chính chỉ trong một file .ASP nào đó, ta chỉ cần đặt ở đầu File một thẻ đặc biệt có dạng : với một ngôn ngữ script (Scripting Language) là tên ngôn ngữ script (Scripting Language) muốn đặt làm ngôn ngữ script (Scripting Language) chính như VBscript, Jscript,… 3. Viết các thủ tục và ngôn ngữ : Một trong các đặc tính mạnh của ASP là khả năng kết hợp nhiều ngôn ngữ script (Scripting Language) trong một file .ASP. Nếu biết tận dụng khả năng này ta có được một công cụ rất mạnh để thực hiện những công việc phức tạp. Một thủ tục (Procedure) là một nhóm các dòng lệnh Script thực hiện một tác vụ nhất định. Ta có thể tạo ra các thủ tục (Procedure) để dùng nhiều lần trong các script. Có thể định nghĩa các thủ tục (Procedure) bên trong các dấu phân cách (Delimeter) nếu như có được viết bằng ngôn ngữ script (Scripting Language) chính. Nếu không thì có dùng trong các thẻ (Tag). Ta có định nghĩa các thủ tục (Procedure) trong các file .ASP có gọi đến nó trong các file riêng chỉ chứa các thủ tục (Procedure) rồi Include File đó vào khi cần gọi thủ tục (Procedure) đó. Thường các file Include trong ASP quy ước có đuôi .INC. Những vấn để liên quan tới việc xây dựng ứng dụng ASP : Khi xây dựng một ứng dụng trên môi trườn

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docWeb day hoc-76.doc
Tài liệu liên quan