Hoạt động tiếp khách là một hoạt động thường xuyên diễn ra trong mỗi gia đình, mỗi cơ quan công sở. Hoạt động này đã được hình thành từ rất lâu đời, từ khi con người có sự giao tiếp, đi lại, quan hệ với nhau. Tuy không tạo ra của cải vật chất nhưng hoạt động này lại giúp cho các mối quan hệ trở nên thân mật, gần gũi hơn, thúc đẩy sự thành công trong hợp tác, làm ăn, buôn bán.Vì vậy mà mỗi gia đình, mỗi cơ quan công sở luôn luôn dành ra một không gian sang trọng lịch sự nhất của mình làm không gian tiếp khách. Sự sang trọng lịch sự của mỗi không gian tiếp khách cũng ngày càng hoàn thiện hơn cùng với sự phát triển của tư duy, sáng tạo và óc thẩm mỹ của con người, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tiếp khách.
Trường Đại học Lâm nghiệp là một trong những trường Đại học đầu ngành của cả nước, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Lâm nghiệp. Với sự phát triển ngày càng lớn về quy mô và chất lượng đào tạo của Nhà trường, hiện nay trường đã và đang mở rộng các mối quan hệ giao, lưu hợp tác với các trường, các tổ chức trong nước và quốc tế. Hàng năm có hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế tới thăm và làm việc tại trường, điều đó đòi hỏi Nhà trường phải có một không gian tiếp khách thật sang trọng, lịch sự, ấn tượng để các hoạt động tiếp khách diễn ra tốt đẹp nhất, mở rộng các mối quan hệ của Nhà trường.
Trước những điều kiện thực tiễn đó, được sự đồng ý của trường Đại học Lâm nghiệp, cùng sự cho phép của khoa Chế biến lâm sản tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thiết kế phòng khách quốc tế trường đại học Lâm nghiệp". Đây là một đề tài hoàn toàn mới, được áp dụng cho một đối tượng cụ thể đó là trường Đại học Lâm nghiệp.
53 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế phòng khách quốc tế trường đại học Lâm nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
§Æt vÊn ®Ò
Hoạt động tiếp khách là một hoạt động thường xuyên diễn ra trong mỗi gia đình, mỗi cơ quan công sở. Hoạt động này đã được hình thành từ rất lâu đời, từ khi con người có sự giao tiếp, đi lại, quan hệ với nhau. Tuy không tạo ra của cải vật chất nhưng hoạt động này lại giúp cho các mối quan hệ trở nên thân mật, gần gũi hơn, thúc đẩy sự thành công trong hợp tác, làm ăn, buôn bán....Vì vậy mà mỗi gia đình, mỗi cơ quan công sở luôn luôn dành ra một không gian sang trọng lịch sự nhất của mình làm không gian tiếp khách. Sự sang trọng lịch sự của mỗi không gian tiếp khách cũng ngày càng hoàn thiện hơn cùng với sự phát triển của tư duy, sáng tạo và óc thẩm mỹ của con người, nhằm mục đích nâng cao hiệu quả tiếp khách.
Trường Đại học Lâm nghiệp là một trong những trường Đại học đầu ngành của cả nước, chuyên nghiên cứu về lĩnh vực Lâm nghiệp. Với sự phát triển ngày càng lớn về quy mô và chất lượng đào tạo của Nhà trường, hiện nay trường đã và đang mở rộng các mối quan hệ giao, lưu hợp tác với các trường, các tổ chức trong nước và quốc tế. Hàng năm có hàng trăm đoàn khách trong nước và quốc tế tới thăm và làm việc tại trường, điều đó đòi hỏi Nhà trường phải có một không gian tiếp khách thật sang trọng, lịch sự, ấn tượng để các hoạt động tiếp khách diễn ra tốt đẹp nhất, mở rộng các mối quan hệ của Nhà trường.
Trước những điều kiện thực tiễn đó, được sự đồng ý của trường Đại học Lâm nghiệp, cùng sự cho phép của khoa Chế biến lâm sản tôi tiến hành nghiên cứu đề tài "Thiết kế phòng khách quốc tế trường đại học Lâm nghiệp". Đây là một đề tài hoàn toàn mới, được áp dụng cho một đối tượng cụ thể đó là trường Đại học Lâm nghiệp.
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Trên cơ sở tìm hiểu về đặc điểm, yêu cầu cơ bản của phòng khách công sở, kết hợp với việc tìm hiểu thực trạng hoạt động ngoại giao, tiếp khách của Nhà trường để chọn ra các trang thiết bị và vật liệu nội thất cho phù hợp với một phòng khách quốc tế.
- Đưa ra được phương án bố trí các yếu tố nội thất của phòng khách. Phương án bố trí này dựa trên cơ sở nghiên cứu về các hoạt động tiếp khách của Trường, đảm bảo các yêu cầu về công năng cũng như tính thẩm mỹ cao, đồng thời cũng phải phù hợp với những điều kiện vật chất hiện tại.
- Đưa ra được thiết kế sơ bộ một số đồ đạc chính (sản phẩm mộc) của phòng khách quốc tế trường §¹i häc L©m nghiÖp.
1.2 Nội dung nghiên cứu
- Tìm hiểu về các đặc điểm và các yêu cầu cơ bản đối với phòng khách nơi công sở, phòng khách quốc tế.
- Tìm hiểu về trang thiết bị và vật liệu nội thất phục vụ cho phòng khách nơi công sở.
- Thiết kế phòng khách quốc tế trường Đại học Lâm nghiệp trên cơ sở nghiên cứu về điều kiện thực tiễn của nhà trường.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
- Các vấn đề tìm hiểu chỉ dừng lại ở những yếu tố chung, cơ bản nhất chứ không đi sâu vào tìm hiểu cho từng loại phòng khách công sở cụ thể.
- Các trang thiết bị phục vụ cho phòng khách quốc tế trường Đại học Lâm nghiệp được lựa chọn cho phù hợp với ý đồ thiết kế.
- Thiết kế sơ bộ một số sản phẩm nội thất.
- Đề tài chỉ dừng lại ở công đoạn thiết kế chứ không đi vào thi công cụ thể.
1.4 Phương pháp nghiên cứu.
-Phương pháp kế thừa được thực hiện trong việc tổng hợp các tư liệu nghiên cứu về các nguyên tắc thiết kế phòng khách nơi công sở.
-Việc nghiên cứu về bản chất, quy luật các hoạt động tiếp khách và tìm hiểu tình hình tiếp khách của trường Đại học Lâm nghiệp để xây dựng ý đồ thiết kế được thực hiện bằng phương pháp khảo sát thực tế và tư duy logic.
CHƯƠNG II
CƠ SỞ THIẾT KẾ
2.1. Lịch sử của vấn đề nghiên cứu
Có thể nói rằng hoạt động tiếp khách là một loại hình hoạt động hết sức quan trọng, nó đã xuất hiện từ khi con người có mối quan hệ qua lại với nhau và ngày càng phát triển cùng với sự phát triển của xã hội. Hoạt động này tuy không trực tiếp tạo ra được của cải vật chất nhưng nó lại có tác động đến sự thành công của các mối quan hệ làm ăn buôn bán, giao lưu, hợp tác,... Vì vậy mà các hoạt động tiếp khách rất được quan tâm ở mọi nơi trên Thế Giới. Các nhà khoa học, các kiến trúc sư đã phải bỏ ra nhiều công sức để nghiên cứu tâm sinh lý, hoạt động của con người khi tham gia các hoạt động tiếp khách, các yếu tố tác động đến tâm sinh lý của con người, từ đó đưa ra các phương án thiết kế không gian nội thất của phòng khách cho phù hợp với từng hoàn cảnh, từng điều kiện cụ thể.
Qua các nghiên cứu và phân tích người ta đã chia phòng khách làm hai dạng chính đó là: phòng khách gia đình và phòng khách nơi công sở. Sự khác biệt cơ bản giữa hai loại phòng khách này đó là số lượng khách: đối với phòng khách gia đình thường số lượng khách rất ít chỉ một vài người, còn đối với phòng khách nơi công sở thì khách thường đến theo đoàn vì vậy lượng khách sẽ đông hơn, từ đó dẫn đến việc bố trí nội thất và không gian phòng khách cũng khác nhau.
Ở Việt Nam hiện nay phòng khách cũng được phân làm hai loại đó là phòng khách gia đình và phòng khách công sở. Vấn đề nội thất phòng khách công sở hiện nay đang được quan tâm rất nhiều. Ở một số trường ĐH như: ĐH Kiến Trúc, ĐH Xây Dựng, ĐH Mỹ Thuật Công Nghiệp,... và một số công ty thiết kế nội thất hiện nay đã có nhiều đề tài nghiên cứu về phòng khách công sở. Tuy nhiên, các đề tài này chỉ là thiết kế cho một cơ quan cụ thể nào đó.
Đề tài "Thiết kế phòng khách quốc tế trường ĐHLN" là một đề tài hoàn toàn mới vì nghiên cứu này được thực hiện trong một điều kiện cụ thể, ứng dụng cho một đối tượng cụ thể đó là trường Đại học Lâm nghiệp Việt Nam.
2.2 Cơ sở lý thuyết
2.2.1. Các nguyên lý thiết kế mỹ thuật
Thiết kế nội thất bên trong liên quan đến việc lựa chọn các thành phần thiết kế và sự bố trí các thành phần đó giữa không gian để thoả mãn các yêu cầu về công năng và tính thẩm mỹ. Để đảm bảo các yêu cầu này thì quá trình thiết kế cần phải tuân theo các nguyên tắc thiết kế đó là:
* Tỷ lệ
Tỷ lệ cho biết mối quan hệ giữa phần này với phần khác trong cùng một vật hay giữa vật này với vật khác trong cùng một không gian cụ thể. Mối quan hệ này có thể là về số lượng, về kích cỡ hay mức độ,...khi lựa chọn hay bố trí các sản phẩm nội thất phải bố trí tỷ lệ giữa các vật vì kích thước của một vật sẽ bị ảnh hưởng bởi kích thước tương đối của vật khác đặt trong môi trường của nó. Các phần của một thành phần thiết kế, giữa một vài thành phần, hình thức và sự khép kín không gian, như vậy sẽ làm cho không gian nội thất trở nên cân đối, hợp lý nâng cao giá trị thẩm mỹ cho căn phòng,...
* Tỷ xích
Nguyên lý thiết kế của tỷ xích là sự liên quan tỷ lệ giữa các bộ phận cho cân đối. Tỷ xích cũng như tỷ lệ đều có quan hệ với kích thước của mọi vật.
Tỷ xích thị giác nói tới độ lớn của vật nào đó xuất hiện khi có sự so sánh với các vật khác xung quanh nó. Như vậy, tỷ xích của một vật thường là những nhận xét chúng ta đưa ra dựa vào sự liện hệ hay dựa vào kích thước của một vật nào khác gần đó hoặc những yếu tố xung quanh. Tỷ xích không chỉ xuất hiện giữa các đồ vật mà còn xuất hiện trong mối quan hệ giữa người và đồ vật.
Sự xác định tỷ xích của một không gian nội thất không bị hạn chế bởi các mối quan hệ của ai cả. Các thiết bị nội thất có thể liên quan đồng thời tới toàn bộ không gian và tới các thiết bị khác tới những người sử dụng không gian phòng đó. Một vật có thể có tỷ xích bình thường với vật này nhưng lại có tỷ xích khác thường nếu đem so sánh với các vật khác. Những yếu tố tỷ xích có thể thu hút sự chú ý, tạo nên điểm nhấn cho căn phòng.
* Sự cân bằng
Không gian nội thất và các yếu tố quanh nó như: đồ đặc, đèn sáng và
các yếu tố trang trí khác thường một tổng thể hình thể, kích thước, màu sắc và chất liệu. Những yếu tố này được nhận biết như thế nào là do sự đáp ứng, sự
thích dụng của đồ đạc để đạt được nhu cầu thẩm mỹ. Lúc này những yếu tố sẽ thu xếp để đạt được sự cân bằng thị giác, một sự cân bằng giữa thị giác được tạo bởi các thành phần, giữa thành phần trong tổng thể không gian nội thất đều có những nét đặc trưng riêng về hình khối về kích thước, màu sắc, chất liệu.
Có hai kiểu cân bằng cơ bản có thể sử dụng trong phòng khách quốc tế Đại học Lâm nghiệp đó là:
- Cân bằng đối xứng trục: Đây là kết quả sự sắp xếp các yếu tố chuẩn, sự tương ứng trong hình dáng, kích thước và vị trí liên quan đến một đường hay trục gọi là trục đối xứng.
- Cân bằng đối xứng xuyên tâm: Đây là kết quả của việc tổ chức các yếu tố xung quanh điểm trung tâm. Nó tạo ra một bố cục tập trung và nhấn mạnh điểm giữa như một điểm trọng tâm của căn phòng.
Đây là hai phương pháp có sức thuyết phục để thiết lập quy tắc thi giác, tạo nên sự đồng nhất cho căn phòng và đơn giản hoá trong việc tổ chức bố cục của phòng.
* Sự hài hoà
Sự hài hoà có thể được hiểu là sự phù hợp hay hài lòng về các thành phần trong một bố cục. Nguyên tắc hài hoà đòi hỏi sự chọn lọc kỹ lưỡng các yếu tố, chia những nét riêng hay những đặc tính chung như hình dáng, màu sắc, chất liệu hay vật liệu. Nó lặp lại ở một điểm chung đó là tạo ra một sự thống nhất và hài hoà thị giác giữa các yếu tố trong nội thất.
Sự hài hoà khi sử dụng quá nhiều yếu tố có đặc điểm giống nhau có thể dẫn đến bố cục không linh hoạt. Sự đa dạng trong trường hợp khác khi lạm dụng nó để làm cơ sở cho sự phong phú có thể dẫn đến sự hỗn loạn thị giác. Một sự đa dạng làm sinh động và tạo sự thú vị của khung cảnh nội thất.
* Nhịp điệu
Nguyên lý thiết kế nhịp điệu là dựa vào sự lặp đi lặp lại của các yếu tố trong không gian. Sự lặp l¹i này không chỉ tạo nên sự thống nhất thị giác mà còn tạo nên sự chuyển động mang tính nhịp điệu mà mắt và tâm trí người quan sát có thể theo hướng nào đó bên trong một bố cục hoặc xung quanh không gian.
Hình thái đơn giản nhất là sự nhắc lại các không gian đều đặn của các yếu tố giống nhau theo một đường kẻ. Khi những kiểu mẫu này trở nên quá
đơn điệu nó có thể dùng để thiết lập một nhịp điệu cho những phần chính hoặc để xác định một tuyến chất cho đường viền hay để trang trí.
Các hình mẫu phức tạp có nhịp điệu được thực hiện bằng cách tạo mối quan hệ thị giác cho các yếu tố, tức là liên kết các vật liền kề nhau hoặc phân chia các điểm cơ bản giữa chúng.
Không gian của các yÕu tố liên tục của nhịp độ của nhịp điệu thị giác có thể thay đổi, tạo thành và nhấn mạnh những điểm cần thiết trong khối. Hiệu quả về nhịp điệu có thể làm duyên dáng, truyền cảm, dứt khoát và đột ngột. Mỗi chuỗi hình mẫu có nhịp điệu, nhưng khi sự đột biến của một yếu tố độc đáo có thể làm tăng tính tự nhiên của hình mẫu.
Trong khi những yếu tố lặp lại để có tính liên tục, phải có một đặc điểm thông thường, chúng ta có thể thay đổi hình thù, chi tiết, màu sắc, chất liệu. Những sự khác biệt có thể tạo thành sự phong phú thị giác và có thể dẫn tới những mức độ đa dạng khác nhau. Một nhịp điệu xen kẽ có thể đặt nằm ngang, hoặc những biến tấu có thể được sắp xếp tăng lên về kích cỡ, giá trị, màu sắc để định hướng cho chuỗi.
Nhịp điệu thị giác rễ ràng nhận ra nhất khi tạo thành một mẫu theo đường, trong một không gian nội thất chuỗi không theo tính chất tuyến gần những hình thù, màu sắc và chất liệu có thể cung cấp những nhịp điệu tinh tế hơn mà mắt thường không thể nhận thấy ngay.
* Sự nhấn mạnh
Nguyên lý nổi bật của sự nhấn mạnh luôn tồn tại cùng với điểm nhấn và phụ thuộc vào các yếu tố trong việc sắp đặt của người thiết kế néi thất. Một không gian nội thất không có điểm nhấn sẽ gây sự buồn tẻ, tuy nhiên nếu nhiều điểm nhấn quá sẽ gây sự hỗn loạn, nhàm chán, giảm giá trị từ cái có giá trị.
Một yếu tố đặc biệt nổi bật có thể cho ta cái nổi bật đó bởi kích thước, màu sắc, kết cấu ... nó tuỳ vào không gian cụ thể. Một yếu tố hay nét đặc biệt có thể nổi bật bởi vị trí đặc biệt và hướng của nó trong không gian.
Để làm tăng sự nổi bật một yếu tố có thể đặt hướng tương phản với các bình diện bình thường trong không gian và các yếu tố khác trong nó, nó có thể được chiếu sáng đặc biệt, những đường phụ, yếu tố phụ có thể sắp xếp hướng tới điểm chú ý, điểm đặc biệt mà ta cần nhấn mạnh.
2.2.2. Ánh sáng nội thất
Ánh sáng nội thất là yếu tố đầu tiên đánh thức không gian nội thất, không có ánh sáng thì sẽ không có hình thể, màu sắc, vật liệu hay khoanh
vùng không gian nội thất. Chức năng thiết kế chiếu sáng là để chiếu ánh sáng nhân tạo hay tự nhiên vào không gian của một môi trường nội thất và cho phép những người sử dụng thực hiện các hoạt động với nhịp độ thích hợp, chính xác, thoải mái, ngoài ra nó còn có tác dụng trang trí làm tăng thêm giá trị thẩm mỹ của căn phòng.
Bố trí ánh sáng và hình thức chiếu sáng được kết hợp với đặc điểm không gian kiến trúc và việc sử dụng. Từ chỗ mắt của chúng ta nhìn phải được chiếu sáng tốt nhất và độ sáng phải được pha chộn mạnh nhất trong phạm vi hoạt động. Việc kết hợp này đặc biệt quan trọng trong việc quy hoạch từng nguồn sáng theo khu vực hoặc chiếu sáng theo nhiệm vụ của từng nơi.
Một nguồn sáng có thể là một hình thức, một tuyến, một mặt phẳng hay một khối và với mỗi nguốn sáng lại có ba phương pháp chiếu sáng khác nhau đó là: Chiếu sáng tổng thể, chiếu sáng tập trung và chiếu sáng cục bộ. Việc lựa chọn loại nguồn sáng và phương pháp chiếu sáng không chỉ dựa theo nhu cầu cụ thể mà còn dựa theo không gian tự nhiên và hoạt động của người sử dụng. Thiết kế chiếu sáng không chỉ đưa ra được lượng ánh sáng theo yêu cầu mà còn phải đảm bảo được chất lượng chiếu sáng.
* Một số đặc điểm của ánh sáng
- Độ chiếu sáng
Độ chiếu sáng mà chỉ tiêu số liệu thiết kế chiếu sáng là thông lượng ánh sáng trên một đơn vị diện tích:
: Thông lượng ánh sáng (lm).
A: Diện tích (m2).
E: Độ chiếu (lx).
- Độ sáng
Là trình độ ngời sáng (sáng tỏ) của bản thân vật thể, đơn vị là cd/m2. Để giảm mệt mỏi của mắt, độ sáng của các bộ phận và tỷ lệ phản xạ của môi trường tác nghiệp yêu cầu phân bố hợp lý nhất định.
- Tỷ lệ độ sáng
Giữa mục tiêu thị giác và bối cảnh ( phía sau lưng) phải thiết kế độ so sánh độ sáng (tỷ lệ độ sáng) hợp lý, độ so sánh dùng hệ số k biểu thị. k = (L0-Lb)/Lb
L0: Độ sáng mục tiêu thị giác.
Lb: Độ sáng bối cảnh.
Hệ số độ sáng nhỏ nhất có thể nhận biết vật thể gọi là độ nhận biết nhỏ nhất, 1/kmin gọi là độ nhạy sáng, tức là độ nhạy nhìn rõ vật thể.
- Quan hệ giữa độ chiếu sáng và độ sáng
Độ sáng của (vật thể) gia cụ, tường....liên quan đến tỷ lệ phản quang bề mặt và độ chiếu bề mặt. Quan hệ của nó như sau:
B = 0,32.R.E
B: Độ sáng của vật thể.
R: Hệ số phản xạ bề mặt vật thể.
E: Độ chiếu toàn bộ vật thể.
2.2.3 Mầu sắc
Mọi hình ảnh thường ngày mà mắt chúng ta thâu nhận được đều có mầu sắc. Mầu s¾c giúp chóng ta nhanh chóng phân biệt giữa đồ vật này với đồ vật khác không chỉ qua khối dáng và đặc tính. Mầu sắc cßn giúp thể hiện tính cách, sự sang trọng của chủ nhân sở hữu vật có mầu sắc đó. Trong văn học các nhà văn mưîn mầu sắc để xây dựng nên cá tính nhân vật của mình. Trong giao thông, mầu sắc được áp dụng cho các tín hiệu của đèn luật lệ giúp cho mọi người dễ dàng nhận biết và chấp hành nghiêm chỉnh. Trong kiÕn tróc néi thÊt mầu s¾c thêng ®îc sö dông ®Ó t¹o ra c¸c c¶m gi¸c tÝch cùc trong c¸c phương án thiết kế cô thÓ, ®Ó che lÊp ®i nh÷ng khuyÕt tËt kh«ng ®¸ng thÊy t¹o nªn vÎ ®Ñp hoµn thiÖn h¬n cho bản thiết kế.
Mầu sắc sử dụng trong thiết kế kiến trúc và nội thất thường sử dụng hệ thống biểu thị mầu của Munsell.
Hệ thống biểu thị mầu của Munsell lấy trục không gian ba chiều để biểu thị ba thuộc tính của mầu sắc là: Sắc tương (hue), độ sắc (chroma), độ sáng (value).
Hình 1. Bảng hệ thống mầu của Munsell
- Sắc tương
Lập thể mầu munsell chia sắc tương ra làm 100 loại, trong đó 10 loại mầu cơ bản như sau: Hồng (R), vàng (Y), lục (G), lam (B), tím (P), da cam (RT), vàng lục (GY), lam lục (GB), lam da cam (PB), tím hồng (RP).
Sau đó hai loại mầu sắc cơ bản lại được chia làm 10 cấp cấu thành vòng sắc tương hệ biểu thị mầu Munsell.
- Độ sáng
Hệ thống biểu thị mầu Munsell quy định từ 0-10 có 11 cấp độ sáng, lấy đáy của trục thẳng đứng là mầu đen lý tưởng 0, đỉnh là mầu trắng lý tưởng 10, ở giữa là mầu xám 1-9 , trục này là trục không sắc mầu .
- Độ mầu
Độ mầu của hệ thống biểu thị màu Munsell lấy mức độ tách khỏi trục không sắc mầu để đánh giá. Độ mầu trên trục không sắc mầu là cấp 0, cách trục càng xa độ mầu càng lớn, sắc tương khác nhau thì độ mầu lớn nhất ở độ sáng khác nhau cũng khác nhau, trong tất cả các độ mầu tỷ số lớn nhất là 14 cấp.
- Sắc mầu và hiệu ứng tri giác
Mầu sắc kích thích người có thể gây nên hiệu ứng tâm lý tri giác cña người. Loại hiệu ứng này có tính phổ biến nhưng thay đổi theo thời gian, địa điểm và các điều kiện khác nhau. Hiệu ứng tâm lý của sắc mầu có 6 loại chủ yếu.
+Cảm giác nhiệt độ
Khi con người ở trong môi trường có mầu sắc khac nhau sẽ có cảm giác nhiệt độ khác nhau: Màu hồng, mầu da cam đem lại cảm giác ấm áp, chúng thuộc sắc mầu ấm. Mầu lam và lam lục đưa lại cảm giác lạnh lẽo, chúng thuộc hệ mầu sắc lạnh. Tuy nhiên đây chỉ là tương đối vì khi ghép một mầu ở cạnh hai mầu khác nhau thì sẽ cho cảm giác khác nhau. Khi thiết kế nội thất có thể lợi dụng cảm giác nhiệt độ của sắc mầu để điều tiết không khí môi trường nội thất.
+Cảm giác khoảng cách
Khoảng cách thực tế như nhau nhưng nếu mầu sắc khác nhau sẽ tạo ra
cảm giác khoảng cách khac nhau. Sắc tương và độ sáng ảnh hưởng đến khoảng cách. Bình thường, hệ mầu sắc ấm áp, độ sáng cao tạo nên cảm giác đột xuất (cận cảm) gọi là mầu đột xuất hay mầu cận cảm, mầu sắc hệ mầu lạnh tạo cảm giác lùi( cảm giác xa). Loại hiệu ứng tâm lý mầu sắc này có thể dùng để điều tiết kích thước không gian nội thất.
Vàng, da cam, đỏ, lục , tím, lam
Xa dần
+ Cảm giác trọng lượng
Mầu sắc có cảm giác nặng nhẹ, độ sáng có ảnh hưởng rất lớn đến cảm giác nặng nhẹ. Độ sáng càng lớn cảm giác càng nhẹ, mầu sắc lạnh, độ mầu yếu cảm giác nhẹ. Trong thiết kế nội thất, thiết bị trên đỉnh ( trần ) nên dùng mầu sắc có cảm giác nhẹ, phần đáy nên thể hiện nặng so với đỉnh, như vậy sẽ tạo ra cảm giác ổn định, an toàn cho người.
Đen lam hồng da cam lục vàng trắng
Nhẹ dần
+ Cảm giác nổi bật
Mầu sắc khác nhau gây sự chú ý của người khác nhau. Sắc tương ảnh hưởng lớn nhất đến cảm giác nổi bật. Thứ tự của cảm giác nổi bật là:
Hồng > lam > vàng > lục > trắng. Tính cảm giác nổi bật của mầu vật thể là :Mầu hồng > mầu da cam. Tính nổi bật của sắc mầu kiến trúc còn chịu ảnh hưởng của mối quan hệ của sắc mầu bối cảnh. Trong bối cảnh màu đen hoặc mầu xám thì cảm giác nổi bật là: Mầu vàng > da cam > hồng > lục > lam. Còn ở bối cảnh mầu xám là: Lam > lục > hồng > da cam > vàng.
+Cảm giác to nhỏ
Mầu sắc của vật thể khác nhau tạo cho người cảm giác to nhỏ khác nhau. Bình thường, vật thể có độ sáng cao và độ mầu lớn cảm giác lớn, thứ tự là : Trắng > hồng > vàng > xám > lục > xanh > tím > đen.
+ Cảm giác tính cách
Mầu sắc có tác dụng làm cho con người hưng phấn và trấn tĩnh. Sắc tương gây tác dụng chủ yếu, bình thường mầu hồng, mầu da cam, vàng, tím hồng là mầu hưng phấn ; còn mầu lam, lam lục, tím lam, là mầu trầm tĩnh; mầu vàng lục, mầu lục, tím là mầu trung tính.
2.3. Cơ sở thực tiễn
2.3.1. Đôi nét về trường Đại học Lâm nghiệp
Hình 1: Nhà hiệu bộ trường Đại học Lâm nghiệp
Trường ĐHLN được thành lập từ năm 1964 tại Đông Chiều - Quảng Ninh, cho tới năm 1984 Trường chuyển về Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Tây. Qua nhiều giai đoạn phát triển, trước đây trường chỉ có hai khoa chủ yếu đào tạo về hai lĩnh vực trong ngành Lâm nghiệp đó là Lâm Sinh và Chế biến lâm sản. Cho tới nay trường đã có nhiều ngành nghề đào tạo khác nhau với 7 khoa và 3 trung tâm nghiên cứu với quy mô lớn đó là : khoa Lâm học, khoa Quản lý bảo vệ, khoa Lâm nghiệp xã hội, khoa Chế biến lâm sản, khoa Công nghiệp và phát triển nông thôn miền núi, khoa Quản trÞ kinh doanh, khoa Mác_Lênin, trung tâm Lâm nghiệp xã hội, trung tâm Chuyển giao công nghiệp công nghệ rừng, trung tâm Nghiên cứu phát triển rừng. Tổng số sinh viên trong trường hiện nay co khoảng 5050 sinh viên bao gồm cả sinh viên chính quy, sinh viên tại chức và học viên cao học.
Hiện nay trường có quan hệ với khoảng hơn 20 trường đai học và trung tâm nghiên cứu của hơn 10 nước trên thế giới đó là :
+ Trung Quốc:
- Đại học Lâm nghiệp Lam Kinh;
- Học viện Lâm nghiêp Tây Nam;
- Viện Lâm nghiêp nhiệt đới Quảng Tây;
- Trung tâm nghiên cứu tre trúc Hoàng Châu.
+ Đức:
- Trường Đại học kỹ thuật Dresden;
- Viên Lâm nghiệp và gỗ quốc tế Tharadt;
- Trường Đại học Gothingen.
+ Canada:
- Trường Đại học Selkirk;
- Trường Đại học Olds;
- Viện Đại học Fraser Valley.
+ Thái Lan:
- Trường Đại học Kasetrart;
- Trung tâm đào tạo Lâm nghiệp cộng đồng RECOFTC.
+ Nhật:
- Đại học Kyoto.
+ Lào:
- Đại học quốc tế Lào.
+ Mỹ :
- Đại học bang Colorodo.
+ Philipin:
- Đại học Los Banos.
+ Uc:
- Đại học Melbourne.
+ Nga:
- Đại học Lâm nghiệp Saint Perterburg
+ Campuchia:
- Trường Đại học Nông lâm Hoàng Gia
Trường ĐHLN trực thuộc bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn, chịu sự quản lý của nhà nước, của bộ giáo dục và đào tạo. Trường hiện nay là một trong các trường đào tạo về lĩnh vực Lâm nghiệp lớn nhất Đông Dương, cơ sở hạ tầng đã và đang được Chính phủ đặc biệt quan tâm cải tạo và nâng cấp.
2.3.2. Thực trạng kiến trúc của không gian thiết kế
Không gian thiết kế được lựa chọn là không gian phòng khách cũ của nhà trường. Đây là một căn phòng khá rộng với chiều dài là 11 (m), chiều rộng là 6 (m), chiều cao là 4,1 (m). Kết cấu của công trình là kết cấu bê tông cốt thép.
Không gian này nằm trong không gian tổng thể của toà nhà hiệu bộ của nhà trường tại vị trí tầng 3 dãy bên phải. Phòng có hai cửa ra vào nằm ở hai đầu của mặt tường B-B, chiều rộng của cửa là 1,2 (m), chiều cao là 2,2 (m). Trên mặt tường B-B còn có 3 cửa sổ với kích thước mỗi cửa là 1,65x1,5(m). Trên mặt tường C-C cũng có ba cửa sổ có kích thước 2,4x1,5 (m). Mặt trần của phòng được chia ra làm 3 ngăn bởi hai dầm đỡ ngang.
Trong không gian này hiện nay đã được bố trí nội thất cho phòng khách và phòng họp. Tuy nhiên sự bố trí này là chưa hợp lý: Phần sàn bố trí quá nhiều ghế gây lên sự chật chội cho căn phòng, khó khăn cho sự di chuyển của mọi người trong phòng, không có lối di riêng cho nhân viên phục vụ. Các mặt tường bố trí con quá sơ sài chưa đảm bảo cho một không gian nội thất phòng khách quốc tế của Nhà trường.
Thực trạng của phòng khách được thể hiện qua b¶n vÏ 01:
bản vẽ 01
2.3.3. Thực trạng về hoạt động ngoại giao tiếp khách của nhà trường
Với các chính sách mở rộng quan hệ ngoại giao hợp tác nên hiện nay nhà trường có quan hệ với hầu hết tất cả các trường Đại học trong cả nước, ngoài ra nhà trường còn mở rộng quan hệ với các trường Đại học của khoảng 10 nước trên thế giới, với các tổ chức kinh tế, xã hội khác như: FAO, UNDP... vì vậy mà hàng năm có hàng trăm đoàn khách trong và ngoài nước đến thăm và làm việc tại trường. Tính riêng lượng khách quốc tế năm 2004 có đến 44 đoàn, số lượng khách mỗi đoàn khác nhau có đoàn chỉ 2 - 3 người nhưng cũng có đoàn có tới 10 - 12 người. Nếu tính cả các vị đại diện của trường đón khách thì với những buổi tiếp khách lớn, quan trọng trong phòng khách có thể có đến 16 - 18 người, ngoài ra còn đội ngũ nhân viên phục vụ, phiên dịch.
2.4 Các vấn đề tìm hiểu
2.4.1 Đặc điểm, yêu cầu cơ bản của phòng khách công sở
+ Đặc điểm
- Phòng khách công sở là nơi diễn ra các hoạt động tiếp khách, thường theo từng đoàn, có thể là khách thăm quan, có thể là đối tác làm ăn... Số lượng khách của mỗi đoàn thường khác nhau, có thể là một vài người mà cũng có thể là hàng chục người. Các đoàn khách có thể đến từ nhiều nơi, nhiều nước khác nhau.
- Phòng khách công sở có thể kết hợp làm nơi bàn bạc, ký kết các hợp đồng...
+ Yêu cầu
- Phải đảm bảo không gian thoải mái cho hoạt động tiếp khách.
- Có đủ các trang thiết bị nghe nhìn, người phiên dịch khi cần thiết.
- Các trang thiết bị, các yếu tố nội thất phải bố trí hợp lý để đảm bảo tính công năng và thẩm mỹ cao.
2.4.2 Các trang thiết bị và nguyên vật liệu
2.4.2.1 Trang thiết bị
* Các sản phẩm mộc nội thất
Các sản phẩm mộc nội thất thường sử dụng trong phòng khách nơi công sở thường là bàn ghế ngồi, bµn ®«n vµ bàn trang trí. Các sản phẩm này khá đa dạng về chủng loại còng như mẫu mã, kiểu dáng và nguyên vật liệu, có thể mang phong cách cổ điển hay phong cách hiện đại; nguyên liệu cũng có thể hoàn toàn là gỗ tự nhiên hay có thể kết hợp giữa gỗ tự nhiên và các nguyên vật liệu khác như ván nhân tạo, đệm mút, vải sợi, kim loại hay nhựa...Tuỳ từng nơi, từng điều kiện cụ thể mà ta có thể lựa chọn các sản phẩm cho phù hợp.
* Hệ thống thiết bị nghe nhìn
Đối với các phòng khách lớn, các buổi tiếp khách quan trọng có thể phải sử dụng đến thu phát âm thanh, máy quay phim chụp ảnh... các hệ thống thu phát âm thanh cần phải chú ý đến âm lượng, công suất cho phù hợp với điều kiện của phòng khách. Các thiết bị này có thể là sản xuất trong nước hay là nhập ngoại tuỳ điều kiện của từng cơ quan.
* Hệ thống thiết bị chiếu sáng
Hệ thống thiết bị chiếu sáng chủ yếu là hệ thống đèn điện dùng để chiếu sáng cho không gian phòng khách và trang trí để tăng thêm tính thẩm mỹ cho căn phòng. Các loại đèn này cũng rất đa dạng v
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 231.DOC