Hệ thống e-learning bao gồm
Đầu tiên, e-Learning có hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System) giúp xây dựng các lớp học trực tuyến hiệu quả.
Một thành phần quan trọng nữa của hệ thống e-Learning là hệ thống quản lí nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) cho phép tạo và quản lý nội dung học tập.
Ngoài ra e-Learning còn cung cấp các công cụ làm bài giảng (authoring tools) một cách sinh động, dễ dùng, và đầy đủ multimedia.
Điều quan trọng hơn là e-Learning đã được thế giới chuẩn hoá nên các bài giảng có thể trao đổi với nhau trên toàn thế giới cũng như giữa các trường học ở Việt Nam. Các bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn bằng cách ghé thăm hệ thống kiến thức e-learning và học liệu mở của chúng tôi
32 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1422 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thiết kế phần cứng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Dự án bách khoa e-learningĐề tài:thiết kế phần cứng Thực hiện Group 2 Giới thiệu chung về e-learning Trong những năm qua, công nghệ thông tin, đặc biệt là Internet đã có những bước tiến vượt bậc, hỗ trợ đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học. E-Learning đáp ứng được những tiêu chí giáo dục mới: học mọi nơi, học mọi lúc, học theo sở thích, và học suốt đời (lifelong learning). E-Learning tồn tại cùng và bổ sung cho học tập truyền thống. Nhận thức được lợi ích và tầm quan trọng của việc xây dựng hệ thống e-learning nhóm chúng tôi đã nghiên cứu đưa ra giải pháp e-learning áp dụng cho trường đại học bách khoa TP Hồ Chí Minh. Hệ thống e-learning bao gồm Đầu tiên, e-Learning có hệ thống quản lý học tập (LMS - Learning Management System) giúp xây dựng các lớp học trực tuyến hiệu quả. Một thành phần quan trọng nữa của hệ thống e-Learning là hệ thống quản lí nội dung học tập (LCMS - Learning Content Management System) cho phép tạo và quản lý nội dung học tập. Ngoài ra e-Learning còn cung cấp các công cụ làm bài giảng (authoring tools) một cách sinh động, dễ dùng, và đầy đủ multimedia. Điều quan trọng hơn là e-Learning đã được thế giới chuẩn hoá nên các bài giảng có thể trao đổi với nhau trên toàn thế giới cũng như giữa các trường học ở Việt Nam. Các bạn có thể tìm hiểu kĩ hơn bằng cách ghé thăm hệ thống kiến thức e-learning và học liệu mở của chúng tôi Sơ đồ quản lí của hệ thống ISP Tường lửa HUB SWITCH WEB server MAIL server PROXY server DOMAIN NAME server HUB HUB HUB Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa 100Mbps 1Gbps 1Gbps 1Gbps 1Gbps:cáp quang 100Mbps: dây UTP Đầu nối RJ45 Mô hình triển khai e-learning hệ thống mạng dự kiến cho e-learning tai đại học bách khoa Giải pháp tổng thể cho hệ thống Trong thời gian qua, hầu hết các trường đại học, cao đẳng, phổ thông đều lần lượt trang bị các Phòng Học Ngoại Ngữ (Lab) - Phòng Tin Học. Tuy nhiên, trước tiến bộ nhanh chóng của ngành công nghệ thông tin (CNTT), cộng với một số quan điểm đầu tư trang thiết bị giáo dục không tương thích với tiêu chuẩn của nhà sản xuất thiết kế nên hệ thống thiết bị trước đây vẫn còn một số tồn tại sau: Khi lắp đặt hệ thống thiết bị Phòng Lab, chủ đầu tư đã không tuân thủ tiêu chuẩn của nhà sản xuất mà lắp đặt thiết bị vượt quá số chỗ quy định (48, 52 chỗ - thay vì chỉ 24). Nguyên nhân có thể là số lượng học viên trong mỗi lớp ở Việt Nam cao hơn so với các nước nên tiêu chuẩn của nhà sản xuất không phù hợp; từ đó các đơn vị lắp đặt đã cải tiến, nâng cấp nhằm tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, do sự nâng cấp này không tương thích nên hiệu quả dạy và học không cao. Hệ thống thiết bị Phòng Nghe Nhìn, Phòng Lab và Phòng Thiết Bị Tin Học được lắp đặt độc lập. Vì vậy, chi phí phải bỏ ra cho ba loại phòng này là khá cao, trong khi quá trình sử dụng lại không thể tận dụng dùng chung, hoặc để học các môn khác. Rút kinh nghiệm từ những tồn tại trên chúng tôi quyết định đưa ra giải pháp mới vừa tiếc kiệm vừa tận dụng được những trang thiết bị hiện đại của trường một cách triệt để cho việc dạy và học phù hợp với phương châm tiếc kiệm của Đảng và nhà nước ta Giải pháp về hệ thống mạng giáo dục đa truyền thông(Multimedia ) là một giải pháp phần cứng với những tính năng khá cao, phần nào giúp khắc phục những mặt tồn tại kể trên. Hệ thống mạng giáo dục đa truyền thông có gì lạ? Hệ thống này có các tính năng sau:Tính linh động của hệ thống: Là một giải pháp tổng thể cho môi trường giáo dục tối ưu, hoàn toàn phù hợp với môi trường giáo dục nhiều nước. Giải pháp này sẽ liên kết các trạm làm việc của học viên và giáo viên, thêm vào hệ mạng máy tính một hộp điều khiển ngoài, một khối khuếch đại đường truyền và một hộp gọi giáo viên. Nhờ vậy, hệ thống mạng này có thể chuyển tải đa phương tiện nhanh và hiệu quả tới tất cả học viên trong phòng học, giúp các học viên luôn hoạt động độc lập. Bên cạnh đó, giáo viên có thể quan sát, hỗ trợ kịp thời (định hướng) trong tiết học. Chi phí thực tế: Giải pháp này biến Phòng Máy Tính sẵn có thành Phòng Dạy Ngoại Ngữ và tất cả các môn học khác thông qua các bộ sách điện tử CD, DVD và cả làm việc trực tuyến với các website, internet... mà không phải trang bị Phòng Lab độc lập với Phòng Máy Tính. Chỉ riêng với chức năng giảng dạy ngoại ngữ, tin học và nghe nhìn, hệ mạng giáo dục truyền thông đa phưong tiện này có giá thành trang bị tổng cộng chỉ bằng 55% so với cách trang bị ba phòng Nghe Nhìn, Lab, Tin Học theo cách làm "truyền thống". Chi phí cho một phòng máy Nhờ áp dụng phương thức trên nên chi phí thực tế của việc xây dựng một phòng máy chỉ khoảng 500 triệu trong đó có một máy chủ, một máy tính của giáo viên có ổ cứng, 48 máy tính của học viên không ổ cứng, thiết bị kết nối mạng, bàn ghế bục bảng, máy điều hoà, ổn áp, phần mềm dạy học … Giải pháp phần cứng cho hệ thống Mạng cho các phòng máy e-learning Hệ thống cơ bản gồm có Hệ mạng hỗ trợ IILS(hệ thống các phần mềm hổ trợ giảng dạy) Máy tính giáo viên (Teacher P C) Các máy tính học viên (Students Learning Station) Server Phần mềm Moodle Hệ kết nối Hệ mạng hỗ trợ IILS IISL là một hệ thống học và giãng dạy dự trên mạng máy tính tích hợp với phần mềm Multimedia Interactive Learning Software mà động cơ chính là hổ trợ giáo viên và thúc đẩy học viên đạt được mục tiêu đào tạo cũng như việc học tập của học sinh dựa trên những công cụ nghe nhìn uyển chuyển và hiện đại nhất. Nói chung đây là giải pháp hổ trợ cho các nhà sư phạm cách tiếp cận hai chiều với học sinh một cách tối ưu. Hệ thống gồm nhiều máy trạm (còn gọi là máy Students Learning Station) cùng một nhóm cấu hình không ổ cứng; một máy tính đủ mạnh về cấu hình (gọi là máy Teacher PC). Tất cả được kết nối về một máy chủ (Server ) đủ mạnh để hỗ trợ cho Student Learning Station không ổ cứng. Máy tính giáo viên (Teacher P C) Là máy mạnh, dung lượng ổ cứng lớn, đầy đủ các hỗ trợ về truyền thông đa phương tiện (DVD, Sound, Head Phone, Micro, TV Out, Modem,...). Giúp điều khiển giảng dạy, theo dõi giám sát từng máy học viên tại màn hình của mình mà không cần đến nơi học viên để trực tiếp chỉ dẫn. Cấu hình yêu cầu Số Linh Kiện i42553-Q6600 Chipset Intel G965 Bus 1066 Bộ nhớ 1GB DDR2-667 Vi Xử lýCore 2 Quad Q6600 (2.4Ghz/1066/4MB) Đồ hoạ Tích hợp Intel GMA X3000 Âm thanh Tích hợp 7 kênh âm thanh Card mạng Tích hơp Intel 10/100/1000 Ổ cứng 250GB SATA2 Ổ CD DVD-RW Bàn phím/chuột Elead PS/2 Màn hình 19" LCD Ổ đọc thẻ 4 in 1 Loa Creative 4.1 Hệ Điều Hành N/A giá 15.872.000vnd Các máy tính học viên (Students Learning Station Cấu hình trung bình - nhưng phải cùng cấu hình, tích hợp card âm thanh, tai nghe có micro (headphone). Mỗi máy học viên có thể hỏi, xem những ứng dụng trên máy giáo viên hay giữa các máy học viên với nhau khi có yêu cầu. Đặc biệt, máy học viên không cần có ổ cứng. Tất cả phần mềm đều được tích hợp trên máy Server, qua Boot Rom máy học viên kết nối mạng và share các phần mềm này. Cấu hình yêu cầu Mainboard: AUS P5GC-MX (chipintel 945GC/ICH7 bus 800 ,DDR2 553,VGA+Sound(6ch)+lan(NIC 10/100 –Network Interface Card)Onboard,8USB2.0 Không ổ cứng Bộ vi xử lí : Intel Celeron 3.06GHZ hay AMD Sempron 2200+ Ram : DDR2 512 bus 667 hiệu kingmax(board vàng) Đầu đọc : DVD16X Samsung combo Sound card :creative5.1 Case : LANDROVER (500w -24pin) Key : MITSUMI Mouse : GIGABYTE Loa :SoundMax A-140 (số lượng 2) Server Là máy chủ chuyên dụng và mạnh để hỗ trợ các ứng dụng trên máy con. Do Server hỗ trợ chạy Boot Rom cho các máy trạm không ổ cứng nên cần có băng thông và dung lượng tốt nhất. Cấu hình yêu cầu Processor : Intel® Xeon® Dual Core 3050 (2MB Cache L2, 2.13GHz, Bus 1066 MHz). Number of Processor : 1 of 1. Max. Processor 2 : 2 System Chipset :Intel® 3000 Server Chipset Memory :2 x 512MB (1GB) DDR2 667, Max. 4GB Hard Drive :2 x 80GB SATA2 (3GB/s); Max. 4 SATA2 HDD Optical Driver :DVD-ROM/CD-RW (COMBO). RAID Support :RAID 0,1,10.. Network :Dual Gigabit LAN Slots :5; 1 x PCI Express* x8; 1 x PCI Express x4;1 xPCI Express x1; 2 x PCI 32-bit/33 MHz. PSU :PSU for Server 700W (8-Pins support) Monitor Elead 15’CRT Giá 173.000.000.vnd Phần mềm quản lí moodle và những lợi ích của nó Phần mềm nguồn mở giúp trường đại học của bạn không phụ thuộc vào một công ty phần mềm đóng. Ví dụ 1 – LMS (Learning Management System) đóng có thể ảnh hưởng rất sâu đến một trường đại học cho đến mức mà bạn không thể quay lại. Giáo viên quá quen với nó. Sinh viên và các nhân viên khác cũng vậy. Đến lúc này công ty bán LMS nhận ra sự phụ thuộc của bạn vào sản phẩm này và bắt đầu tăng giá, hỗ trợ ít hơn, bắt bạn mua các sản phẩm bổ sung và bạn bắt buộc phải làm theo, không còn sự lựa chọn nào khác. Ví dụ 2 – Nếu bạn cần hỗ trợ, bạn phải dựa vào công ty bán sản phẩm cho bạn nâng cấp và chỉnh sửa vì bạn không thể có mã nguồn trong tay. Với mã nguồn mở, bạn có thể tự sửa hoặc trả cho các công ty khác hỗ trợ bạn, thường thì rẽ hơn vì bạn có thể chọn được nhiều công ty. Hơn nữa, nếu bạn không hài lòng với một công ty, bạn có thể tìm các công ty khác để hỗ trợ. Moodle có khoảng 20 công ty có thể hỗ trợ bạn. Hơn nữa, nếu bạn có những chuyên gia tin học tốt thì bạn không cần thuê bên ngoài. Tùy biến được (Customizable) – Moodle có thể tùy biến và cấu hình mềm dẻo một cách đáng ngạc nhiên. Mã mở được đưa ra công khai do đó bạn có thể tùy biến hệ thống để phù hợp với các yêu cầu đào tạo và thuê lâp trình viên làm chuyện đó thay cho bạn. Ví dụ, nếu trường đại học muốn xây dựng một module XYZ thì họ có thể tự phát triển bên trong hoặc gửi yêu cầu đó lên cộng đồng mã nguồn mở và một người lập trình viên có thể xây dựng module đó miễn phí . Ngay cả khi bạn không phải là một lập trình viên, bạn vẫn có thể cài đặt Moodle trên một server , tạo các khóa học, và cài thêm các module bổ sung, và gỡ các rắc rối với sự trợ giúp của cộng đồng Moodle. Hỗ trợ - Các mức độ hỗ trợ cho một phần mềm mã nguồn mở tốt thật đáng kinh ngạc. Cộng đồng, nhân viên IT có sẵn, hoặc các công ty bên ngoài là các lựa chọn cho bạn. Chất lượng – Đôi khi phần mềm mã nguồn mở, như trong trường hợp của Moodle và Sakai, bằng hoặc tốt hơn blackboard/WebCT trong các khía cạnh. Bởi cộng đồng các nhà giáo dục, chuyên gia máy tính, và các chuyên gia thiết kế giảng dạy chính là những người phát triển Moodle, và kết quả là bạn có trong tay một sản phẩm đáp ứng tốt các yêu cầu người dùng. Ví dụ, Moodle có các tính năng hướng tới giáo dục vì chúng được xây dựng bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục. Moodle được hỗ trợ tích cực bởi những người làm trong lĩnh vực giáo dục- Họ là những người có trình độ IT tốt và có kinh nghiệm trong giảng dạy. Họ chính là những người dùng LMS và có thể hỗ trợ bạn. Sự tự do – Bạn có nhiều sự lựa chọn hơn và không bao giờ có cảm giác là ‘nô lệ’ của phần mềm Ảnh hưởng trên toàn thế giới – Bởi vì Moodle có một cộng đồng lớn như vậy, phần mềm được dịch ra 70 ngôn ngữ và được sử dụng tại 138 nước khác nhau. Bạn rất ít khi tìm được một phần mềm đóng thông dụng được dịch ra hơn 10 ngôn ngữ khác nhau. Moodle, giống như các công nghệ mã nguồn mở khác, có thể tải về và sử dụng miễn phí. Mã nguồn mở dùng mô hình kinh doanh khác với mô hình mà chúng ta từng biết. Ví dụ, bạn có thể mở một công ty tư vấn Moodle và thuê một lập trình viên để phát triển phần mềm và chia sẻ nó miễn phí cho cộng đồng bởi vì càng có nhiều người dùng nó công ty của bạn càng có cơ hội kinh doanh. Cơ hội cho các sinh viên tham gia dự án . Thật là tốt khi bạn tạo điều kiện cho các sinh viên khoa học máy tính (công nghệ thông tin) có cơ hội để phát triển một module cho LMS Moodle. Sinh viên có thể xây dưng module cho LMS Moodle và chia sẻ nó cho cộng đồng toàn cầu. Nếu module đủ tốt, nó sẽ được tích hợp vào phiên bản mới Moodle thường được phát hành 6 tháng một lần. Bởi vì Moodle thiết kế dựa trên module, xây dựng module mới cho Moodle khá đơn giản nếu bạn biết PHP. (Ví dụ như sinh viên Phạm Minh Đức - Đại học BK Hà Nội đã phát triển thành công module scorm 2004, sau đó đóng góp cho cộng đồng Moodle). Với mô hình mở như Moodle, cho phép bạn trao đổi trực tiếp với chính những người phát triển phần mềm, góp ý kiến và yêu cầu chỉnh sửa. Với những thế mạnh như vậy thì không có lí do nào để chúng ta từ chối việc sử dụng moodle cho dự án của chúng ta Còn các bạn có cho như vậy không? Hệ thống kết nối Cable Cat 5, hoặc 5e, hoặc 6 Switch Hub 10/100 Card Net Intel 10/100 hỗ trợ Rom PXE. Tính kinh tế của giải pháp: Có thể tận dụng các mạng đã được trang bị trong ngành giáo dục (miễn sao các hệ mạng này phải cùng cấu hình máy trạm). Giải pháp có thể hỗ trợ đến 50 học viên trên một Server. Số lượng học viên có thể mở rộng ra bất kỳ trên hệ phục vụ đa liên kết. Chi phí kết nối và bộ card sound, headphone, cùng phần mềm MISL có giá chỉ bằng khoảng 20% so với giải pháp phần cứng hiện có. Một số phương tiện hổ trợ cho e-learningcho các sinh viên truy cập qua mạng Để giúp các sinh viên có thể truy cập internet can có một proxy server chia sẽ đường truyền Đặt biệt do trên mạng internet có lượng thông tin rất phong phú, theo quan điểm của từng quốc gia, của từng chủng tộc hay địa phương, các nhà cung cấp dịch vụ internet khu vực đó sẽ phối hợp proxy với kỹ thuật tường lửa để tạo ra một bộ lọc gọi là firewall proxy nhằm ngăn chặn các thông tin độc hại hoặc trái thuần phong mỹ tục đối với quốc gia, đói với chủng tộc hay địa phương đó. Địa chỉ các websit mà khách hàng yêu cầu truy cập sẽ được lọc tại bộ lọc này, nếu địa chỉ không bị cấm thì yêu cầu của khách hàng tiếp tục được gửi đi, tới các DNS server của các nhà cung cấp dịch vụ. Firewall proxy sẽ lọc tât cả những thông tin trước khi đến nơi người sử dụng Thiết bị phuc vụ cho tổ chức thi cử MÁY IN HP LASERJET 9040N (Q7698A) Máy photocopy Sharp AR-5320E $2,920 $1,121 Tổng chi phí cho dự án Tổng chi phí cho việc xây dựng 5 phòng máy là 2 tỉ đồng. Chi phí cho việc lắp đường truyền là 200 triệu đồng. Bài thuyết trình này có tham khảo tư liệu tại: Cuối cùng nhóm chúng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi Chân thành cảm ơn những ý kiến đóng góp quý giá của thầy để dự án hoàn thiện hơn. Chào thân ái!!!!
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- gioi_thieu_chung_ve_e_learning_7557.ppt