Đề tài Thị trường chứng khoán phi tập trung ( OTC )

Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động được hơn 10 năm (tháng 7/2000) và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chỉ số VN index có lúc lên đến gần 1200 điểm nhưng có lúc lại xuống gần 250 điểm. Đã có lúc người ta tranh nhau mua cổ phiếu bằng mọi giá để rồi trở thành “đại gia” trong thời gian ngắn và cũng có lúc nhà đầu tư ào ạt bán ra để “bỏ của chạy lấy người” chấp nhận thua lỗ nhưng vẫn không thể bán được, họ không dám nghĩ đến TTCK nữa. Thế nhưng sự cám dỗ của lợi nhuận đã làm cho con người nhanh chóng quên đi nỗi sợ hãi và tiếp tục bỏ tiền vào TTCK. Đó chính là nét đẹp, nét đặc thù riêng của TTCK không chỉ có ở Việt Nam mà nó đã tồn tại và phát triển từ vài trăm năm qua trên thế giới. Đóng góp không nhỏ tới sự thành công, sức hấp dẫn của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam chính là Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC). Nhằm biết thêm nhưng thông tin về Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) và sức hấp dẫn của việc đầu tư trên thị trường này, Tôi quyết định tìm hiểu đề tài: Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC)

Trong quá trình biên soạn sẽ khó lòng tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, rất mong sự góp ý chân tình của giảng viên hướng dẫn.

 

doc36 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Thị trường chứng khoán phi tập trung ( OTC ), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam đã ra đời và đi vào hoạt động được hơn 10 năm (tháng 7/2000) và trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm, chỉ số VN index có lúc lên đến gần 1200 điểm nhưng có lúc lại xuống gần 250 điểm. Đã có lúc người ta tranh nhau mua cổ phiếu bằng mọi giá để rồi trở thành “đại gia” trong thời gian ngắn và cũng có lúc nhà đầu tư ào ạt bán ra để “bỏ của chạy lấy người” chấp nhận thua lỗ nhưng vẫn không thể bán được, họ không dám nghĩ đến TTCK nữa. Thế nhưng sự cám dỗ của lợi nhuận đã làm cho con người nhanh chóng quên đi nỗi sợ hãi và tiếp tục bỏ tiền vào TTCK. Đó chính là nét đẹp, nét đặc thù riêng của TTCK không chỉ có ở Việt Nam mà nó đã tồn tại và phát triển từ vài trăm năm qua trên thế giới. Đóng góp không nhỏ tới sự thành công, sức hấp dẫn của Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam chính là Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC). Nhằm biết thêm nhưng thông tin về Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) và sức hấp dẫn của việc đầu tư trên thị trường này, Tôi quyết định tìm hiểu đề tài: Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) Trong quá trình biên soạn sẽ khó lòng tránh khỏi những sai lầm thiếu sót, rất mong sự góp ý chân tình của giảng viên hướng dẫn. Xin chân thành cảm ơn ! ĐàNẵng, ngày 11/11/2010 Sinh Viên Thực Hiện. Nguyễn Thanh Vinh MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU PHẦN I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN PHI TẬP TRUNG OTC Khái niệm Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) là loại thị trường chứng khoán xuất hiện sớm nhất trong lịch sử hình thành và phát triển của thị trường chứng khoán. Thị trường được mang tên OTC (Over The Counter) có nghĩa là “Thị trường qua quầy”. Điều này xuất phát từ đặc thù của thị trường là các giao dịch mua bán trên thị trường được thực hiện trực tiếp tại các quầy của của các ngân hàng hoặc các công ty chứng khoán mà không phải thông qua các trung gian môi giới để đưa vào đấu giá tập trung. Như vậy, có thể hiểu, thị trường OTC là thị trường không có trung tâm giao dịch tập trung, đó là một mạng lưới các nhà môi giới và tự doanh chứng khoán mua bán với nhau và với các nhà đầu tư, các hoạt động giao dịch của thị trường OTC được diễn ra tại các quầy ( sàn giao dịch ) của các ngân hàng và công ty chứng khoán. Những đặc điểm cơ bản của thị trường OTC Thị trường OTC ở mỗi nước có những đặc điểm riêng biệt, phù hợp với điều kiện và đặc thù mỗi nước. Tuy nhiên, hệ thống thị trường OTC trên thế giới hiện nay chủ yếu được xây dựng theo mô hình thị trường NASDAQ của Mỹ. Vì vậy, có thể khái quát một số đặc điểm chung của thị trường OTC ở các nước như sau: Về hình thức tổ chức thị trường. Thị trường OTC được tổ chức theo hình thức phi tập trung, không có địa điểm giao dịnh mang tính tập trung giữa bên mua và bên bán. Thị trường sẽ diễn ra tại các địa điểm giao dịch của các ngân hàng, công ty chứng khoán và các địa điểm thuận tiện cho người mua và bán. Chứng khoán giao dịch trên thị trường OTC bao gồm 2 loại: Thứ nhất, chiếm phần lớn là các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết trên Sở giao dịch song đáp ứng được các điều kiện về tính thanh khoản và yêu cầu tài chính tối thiểu của thị trường OTC, trong đó chủ yếu là các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, công ty công nghệ cao và có tiềm năng phát triển. Thư hai là các loại chứng khoán đã niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Như vậy, các loại chứng khoán niêm yết và giao dịch trên thị trường OTC rất đa dạng và có độ rủi ro cao hơn so với các chứng khoán niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán. Cơ chế các lập giá trên thị trường OTC chủ yếu được thực hiện thông qua phương thức thương lượng và thỏa thuận song phương giữa bên mua và bên bán, khác với cơ chế đấu giá tập trung trên Sở giao dịch chứng khoán. Hình thức khớp lệnh trên thị trường OTC rất ít phổ biến và chỉ được áp dụng đối với các lệnh nhỏ. Giá chứng khoán được hình thành qua thương lượng và thỏa thuận riêng biệt nên sẽ phụ thuộc vào từng nhà kinh doanh đối tác trong giao dịch và như vậy sẽ có nhiều mức giá khác nhau đói với một chứng khoán tại một thời điểm. Tuy nhiên, với sự tham gia của các nhà tạo thị trường và cơ chế báo giá tập trung qua mạng máy tính điện tử như ngày này dẫn đến sự cạnh tranh giá mạnh mẽ giữa các nhà kinh doanh chứng khoán. Vì vậy, khoảng cách chênh lệch giữa các mức giá sẽ thu hẹp do diễn ra sự “đấu giá” giữa các nhà tạo lập thị trường với nhau, nhà đầu tư chỉ việc lựa chọn giá tốt nhất trong các báo giá của các nhà tạo lập thị trường. Thị trường có sự tham gia và vận hành của các nhà tạo lập thị trường, đó là các công ty giao dịch – môi giới. Các công ty này có thể hoạt động giao dịch dưới hai hình thức: Thư nhất là mua bán chứng khoán cho chinh mình, bằng nguồn vốn của công ty – đó là hoạt động giao dịch. Thứ hai là làm môi giới đại lý chứng khoán cho khách hàng để hưởng hoa hồng – đó là hoạt động mua giới. Là thị trường sử dụng hệ thống mạng máy tính điện tử diện rộng liên kết tất cả các đối tượng tham gia thị trường. Vì vậy, thị trường OTC còn được gọi là thị trường mạng hay thị trường báo giá điện tử. Hệ thống mạng của thị trường được các đôi tượng tham gia thị trường sử dụng để đặt lệnh giao dịch, đàm phán thương lương giá, truy cập và thông báo các thông tin liên quan đến giao dịch chứng khoán… Chức năng của mạng được sử dụng rộng rãi trong giao dịch mua bán và quản lý trên thị trường OTC. Quản lý thị trường OTC. Cấp quản lý thị trường OTC tương tự như quản lý hoạt động của thị trường chứng khoán tập trung và được chia thành 2 cấp: F cấp quản lý nhà nước: do cơ quan quản lý thị trường chứng khoán trực tiếp quản lý theo pháp luật về chứng khoán và các luật có liên quan, cơ quan này thường là Ủy ban chứng khoán nhà nước. F cấp tự quản: có thể do Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán quản lý như ở Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản… hoặc do trực tiếp Sở giao dịch đồng thời quản lý như Anh, Pháp, Canada… Nhìn chung, nội dung và mức độ quản lý ở mỗi nước có khác nhau, tùy thuộc vào điều kiện và đặc thù của từng nước nhưng đều có chung mục tiêu là đảm bảo sự ổn định và phát triển liên tục của thị trường. Cơ chế thanh toán trên thị trường OTC là linh hoạt và đa dạng Do phần lớn các giao dịch mua bán trên thị trường OTC được thực hiện trên cơ sở thương lượng và thỏa thuận nên phương thức thanh toán trên thị trường OTC rất linh hoạt giữa người mua và bán. Thời hạn thanh toán cũng rất đa dạng trên cùng một thị trường, tùy theo thương vụ và sự phát triển của thị trường. Phân biệt thị trường OTC với các thị trường chứng khoán khác F Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tập trung THỊ TRƯỜNG OTC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TẬP TRUNG Điểm giống nhau - Đều là các thị trường có tổ chức, chịu sự quản lý, giám sát của Nhà nước - Hoạt động của thị trường chịu sự chi phối của hệ thống Luật chứng khoán và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Điểm khác nhau - Địa điểm giao dịch là phi tập trung. - Địa điểm giao dịch tập trung, có trung tâm giao dịch cụ thể. - Giao dịch bằng cơ chế thương lượng và thỏa thuận giá là chủ yếu, hình thức khớp lệnh thường sử dụng đối với các lệnh nhỏ tại các thị trường OTC mới hình thành. - Giao dịch thông qua đấu giá tập trung. - Trên thị trường có thể có nhiều mức giá đối với một chứng khoán trong cùng một thời điểm. - Chỉ có một mức giá đối với một chứng khoán trong cùng một thời điểm. - Giao dịch các loại chứng khoán có độ rủi ro cao. - Giao dịch các loại chứng khoán có độ rủi ro thấp hơn. - Sử dụng hệ thống mạng máy tính diện rộng để giao dịch, thông tin và quản lý. - Có thể sử dụng mạng diện rộng để giao dịch hoặc không. - Có các nhà tạo lập thị trường cho một loại chứng khoán. - Chỉ có một nhà tạo lập thị trường cho một loại chứng khoán, đó là chuyên gia chứng khoán của Sở. - Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao dịch hoặc Hiệp hội các nàh kinh doanh chứng khoán. - Tổ chức quản lý trực tiếp là Sở giao dịch. - Cơ chế thanh toán là linh hoạt và đa dạng. - Cơ chế thanh toán bù trừ đa phương thống nhất F Thị trường OTC và thị trường chứng khoán tự do THỊ TRƯỜNG OTC THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN TỰ DO Điểm giống nhau - Địa điểm giao dịch là phi tập trung - Chủ yếu áp dụng cơ chế xác lập giá qua thương lượng và thỏa thuận - Các chứng khoán giao dịch phần lớn là các chứng khoán có tỷ lệ sinh lợi cao, độ rủi ro lớn. Điểm khác nhau - Là thị trường có tổ chức chặt chẽ - Là thị trường không có tổ chức - Giao dịch thông qua thỏa thuận qua mạng - Giao dịch thỏa thuận trực tiếp - Các chứng khoán mua bán là các chứng khoán được phát hành ra công chúng - Các chứng khoán mua và bán tất cả các chứng khoán phát hành - Cơ chế quản lý, giám sát của Nhà nước và tổ chức tự quản - Không có sự quản lý của Nhà nước Vị trí và vai trò của thị trường OTC Vị trí của thị trườn OTC Thị trường OTC là một bộ phận cấu thành thị trường chứng khoán, luôn tồn tại và phát triển song song với thị trường chứng khoán tập trung. Tuy nhiên, do đặc điểm khác biệt với thị trường tập trung ở cơ chế xác lập giá thương lương và thỏa thuận là chủ yếu, hàng hóa trên thị trường đa dạng. Vì vậy, thị trường OTC có vị trí quan trọng trong cấu trúc thị trường chứng khoán, là thị trường bộ phận hỗ trợ cho thị trường tập trung. Vai trò của thị trường OTC - Hỗ trợ và thúc đẩy thị trường chứng khoán tập trung phát triển - Hạn chế, thu hẹp thị trường tự do, góp phần đảm bảo sự ổn định và lành mạnh của thị trường chứng khoán - Tạo thị trường cho các chứng khoán của các công ty vừa và nhỏ, các chứng khoán chưa đủ điều kiện niêm yết - Tạo môi trường đầu tư linh hoạt, thuận lợi cho các nhà đầu tư. PHẦN II.TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN OTC TẠI VIỆT NAM Theo kết quả điều tra của Tổng cục Thống kê về thực trạng doanh nghiệp năm 2001-2003, tính đến cuối năm 2002, cả nước có 2829 công ty cổ phần. Trong đó 557 công ty nhà nước được cổ phần hóa, 2272 công ty cổ phần không có vốn nhà nước. Tổng vốn tự có của các doanh nghiệp này là 20937 tỷ đồng, gấp 20 lần tổng vốn điều lệ và gấp 10 lần vốn hóa của các công ty niêm yết tại thời điểm đó. Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2005, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và trên 3000 công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ của các công ty này lớn hơn rất nhiều khối lượng vốn hóa trên thị trường chính thức. Đây chính là nguồn cung của thị trường Chứng khoán phi tập trung (OTC). Hay nói cách khác của một số người thường nói thì Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng. Thị trường chứng khoán phi tập trung (OTC) được các nhà đầu tư việt nam biết đến với tên gọi là Thị trường UPCOM(UNLISTED PUBLI COMPANY MARKET) Ngày 20/11/2008, Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 108/2008-QĐ-BTC về việc ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán công ty đại chúng (CtyĐC) chưa niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Đây là cơ sở pháp lý quan trọng trong việc triển khai thị trường UPCOM (Thị trường giao dịch cổ phiếu của CTĐC chưa niêm yết). UPCOM (Unlisted Public Company Market) là tên gọi của thị trường giao dịch chứng khoán của các công ty đại chúng chưa niêm yết được tổ chức tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội. F Điều kiện đăng ký giao dịch - Công ty đại chúng có vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng và tối thiểu có 100 cổ đông sở hữu ( Luật Chứng Khoán Điều 25 ) - Là chứng khoán đã được đăng ký lưu ký tại Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam - Được một công ty chứng khoán là thành viên hệ thống đăng ký giao dịch của Sàn giao dịch chứng khoán Hà Nội cam kết hỗ trợ F Hồ sơ đăng ký giao dịch Hồ sơ đăng ký giao dịch chứng khoán của công ty đại chúng chưa niêm yết bao gồm các tài liệu sau: - Giấy đề nghị đăng ký giao dịch chứng khoán tại SGD Chứng khoán Hà Nội; - Bản công bố thông tin; - Giấy chứng nhận đăng ký lưu ký chứng khoán do TTLKCK cấp Trường hợp công ty đại chúng có tổ chức cam kết hỗ trợ phải nộp Hợp đồng cam kết hỗ trợ theo mẫu quy định. Hồ sơ ĐKGD được lập thành 02 bộ trong đó có 01 bộ gốc và 01 bộ bản sao F Trình tự và thủ tục đăng ký giao dịch - Công ty đại chúng hoặc Tổ chức cam kết hỗ trợ (trường hợp CTĐC có tổ chức cam kết hỗ trợ) nộp hồ sơ ĐKGD chứng khoán của Công ty đại chúng cho SGD Chứng khoán Hà Nội đủ điều kiện, theo quy định của pháp luật để đưa vào hệ thống ĐKGD của SGD Chứng khoán Hà Nội. - Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ ĐKGD đầy đủ, hợp lệ, SGD Chứng khoán Hà Nội ra thông báo chấp thuận ĐKGD tại SGD Chứng khoán Hà Nội. Trường hợp từ chối chấp thuận ĐKGD, SGD Chứng khoán Hà Nội trả lời tổ chức cam kết hỗ trợ bằng văn bản và nêu rõ lý do. - Trong vòng 5 ngày làm việc kể từ khi Công ty đại chúng được cấp Thông báo chấp thuận ĐKGD tại SGD Chứng khoán Hà Nội, tổ chức cam kết hỗ trợ có trách nhiệm thực hiện các công việc sau: */ Thực hiện công bố thông tin về việc ĐKGD trên trang thông tin điện tử của công ty và trên ít nhất một (01) kỳ của một (01) tờ báo Trung ương hoặc một (01) tờ báo địa phương nơi tổ chức đăng ký giao dịch có trụ sở chính hoặc tờ Bản tin chứng khoán tại SGD Chứng khoán Hà Nội */ Đăng ký ngày chính thức giao dịch tại SGD Chứng khoán Hà Nội. Ngày đăng ký không được vượt quá chín mươi (90) ngày kể từ ngày được cấp Thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch của SGD Chứng khoán Hà Nội - Trong vòng năm (05) ngày làm việc kể từ ngày được cấp Thông báo chấp thuận đăng ký giao dịch tại TTGDCKHN, tổ chức đăng ký giao dịch có trách nhiệm thực hiện công bố thông tin về việc được chấp thuận đăng ký giao dịch trên trang thông tin điện tử của công ty mình TRÌNH TỰ ĐĂNG KÝ F HƯỚNG DẪN NHÀ ĐẦU TƯ THAM GIA GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TRÊN SGDCK HÀ NỘI SGDCK Hà Nội tổ chức giao dịch chứng khoán thứ cấp với 3 thị trường: - Thị trường giao dịch cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp niêm yết: thị trường giao dịch cho chứng khoán của tổ chức phát hành có điều kiện niêm yết chứng khoán quy định tại Điều 9 Nghị định số 14/2007/NĐ-CP ngày 19/01/2007 của Chính phủ, quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Chứng khoán. - Thị trường giao dịch chứng khoán công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCOM): thị trường giao dịch cho các chứng khoán công ty đại chúng (CTĐC) chưa niêm yết theo Phương án tổ chức và quản lý thị trường đã được Bộ Tài chính phê duyệt tại Quyết định số 3567/QĐ-BTC ngày 8/10/2007 và Quyết định số 108/2008/QĐ-BTC về việc Ban hành Quy chế tổ chức và quản lý giao dịch chứng khoán CTĐC chưa niêm yết. - Thị trường giao dịch trái phiếu Chính phủ: thị trường giao dịch các loại trái phiếu Chính phủ (TPCP) theo Quyết định số 46/2008/QĐ-BTC ngày 01/7/2008 của Bộ Tài chính, ban hành Quy chế Quản lý giao dịch TPCP tại TTGDCK Hà Nội. Để tham gia giao dịch chứng khoán trên SGDCK Hà Nội, nhà đầu tư cần thực hiện các bước sau: Bước 1. Mở tài khoản Nhà đầu tư mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại công ty chứng khoán thành viên của SGDCK Hà Nội. Các công ty chứng khoán thành viên của SGDCK Hà Nội luôn sẵn sàng hướng dẫn nhà đầu tư các thủ tục cần thiết để mở tài khoản và giao dịch chứng khoán. Trường hợp NĐT đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì sử dụng luôn tài khoản đó để giao dịch chứng khoán trên thị trường UPCOM. Danh sách công ty chứng khoán thành viên của SGDCK Hà Nội: Bước 2. Lưu ký chứng khoán và ký quĩ tiền trước khi giao dịch - NĐT phải lưu ký chứng khoán tại công ty chứng khoán và đảm bảo có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trên tài khoản giao dịch chứng khoán; - Khi đặt lệnh mua chứng khoán, NĐT ký quĩ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với CTCK nơi NĐT mở tài khoản; Bước 3. Lựa chọn chứng khoán giao dịch NĐT tìm hiểu thông tin về chứng khoán công ty niêm yết, công ty đăng ký giao dịch trên UPCOM trên các phương tiện công bố thông tin và lựa chọn chứng khoán giao dịch. Nhà đầu tư có thể tìm hiểu thông tin về tình hình quản trị công ty, tình hình tài chính, kết quả sản xuất kinh doanh và các thông tin khác của các tổ chức niêm yết/tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán trên SGDCK Hà Nội trên các phương tiện sau: - Thiết bị đầu cuối hay các thiết bị khác được phép kết nối vào sàn giao dịch đặt tại trụ sở các công ty chứng khoán; - Trang thông tin điện tử của SGDCKHN ( - Trang thông tin điện tử của các công ty chứng khoán; - Trang thông tin điện tử của tổ chức niêm yết/tổ chức đăng ký giao dịch chứng khoán; - Bản tin chứng khoán của SGDCKHN và của các công ty chứng khoán; - Các phương tiện thông tin đại chúng. - Các phương tiện khác. Bước 4. Đặt lệnh giao dịch - NĐT đặt lệnh mua/bán chứng khoán theo mẫu phiếu lệnh của CTCK; giá đặt mua/đặt bán của NĐT phải nằm trong phạm vi biên độ dao động giá của ngày giao dịch quy định cho từng thị trường. - Nếu chọn hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục: Các lệnh nhập vào hệ thống sẽ được tự động khớp ngay với các lệnh đối ứng có mức giá thoả mãn tốt nhất đã chờ sẵn trong hệ thống. - Nếu chọn hình thức giao dịch thỏa thuận: Trường hợp đã tìm được đối tác giao dịch, NĐT thực hiện phương thức thoả thuận và CTCK nhập kết quả giao dịch vào hệ thống để xác nhận. Bước 5: Nhận kết quả giao dịch - NĐT sẽ nhận được kết quả giao dịch chi tiết tại CTCK nơi NĐT mở tài khoản. Bước 6. Nhận tiền và chứng khoán theo kết quả giao dịch - Sau thời hạn thanh toán, tiền và chứng khoán theo kết quả giao dịch của NĐT được tự động chuyển tới tài khoản của NĐT thông qua hệ thống thanh toán và bù trừ chứng khoán. TRÌNH TỰ F Quy định chung hệ thống giao dịch thị trường UPCOM */ Thời gian giao dịch: Thời gian thành viên hệ thống đăng ký giao dịch nhập lệnh vào hệ thống đăng ký giao dịch hàng ngày từ 08h30 đến 15h00. Thời gian nghỉ từ 11h30 đến 13h30. */ Phương thức giao dịch: SGDCKHN tổ chức giao dịch đối với chứng khoán ĐKGD thông qua hệ thống ĐKGD theo 2 phương thức: + Phương thức khớp lệnh liên tục là phương thức giao dịch được thực hiện trên cơ sở so khớp các lệnh mua và lệnh bán chứng khoán ngay khi lệnh được nhập vào hệ thống ĐKGD. + Phương thức thoả thuận là phương thức giao dịch trong đó bên mua, bên bán tự thoả thuận với nhau về các điều kiện giao dịch và thông tin giao dịch được nhập vào hệ thống ĐKGD để xác nhận. - Đối với hình thức giao dịch khớp lệnh liên tục, thành viên phải nhập lệnh ngay vào hệ thống ĐKGD theo thứ tự ưu tiên về thời gian. - Đối với hình thức giao dịch thoả thuận, thành viên có trách nhiệm chuyển ngay kết quả giao dịch đã được thoả thuận vào hệ thống ĐKGD trong thời gian giao dịch của SGDCKHN theo thứ tự ưu tiên về thời gian. - Lệnh giao dịch theo phương thức khớp lệnh liên tục là lệnh giới hạn, có hiệu lực kể từ khi nhập vào hệ thống ĐKGD cho đến khi bị huỷ bỏ hoặc kết thúc thời gian giao dịch. */ Giá tham chiếu: Giá tham chiếu của cổ phiếu đang giao dịch là bình quân gia quyền của các giá giao dịch thực hiện theo phương thức khớp lệnh liên tục của ngày giao dịch gần nhất trước đó. Trường hợp cổ phiếu mới đăng ký giao dịch, trong ngày giao dịch đầu tiên, SGDCKHN chỉ nhận lệnh giao dịch khớp lệnh liên tục và không áp dụng biên độ dao động giá. Nếu trong ngày giao dịch đầu tiên không có giá thực hiện thì giá tham chiếu sẽ được xác định trong ngày giao dịch kế tiếp cho đến khi giá giao dịch được xác lập trên hệ thống. */ Đơn vị giao dịch, khối lượng giao dịch, đơn vị yết giá và biên độ dao động giá: - Đơn vị GD: Đơn vị giao dịch khớp lệnh liên tục là 100 cổ phiếu hoặc 100 trái phiếu. Không quy định đơn vị giao dịch đối với giao dịch thoả thuận. Áp dụng khối lượng giao dịch tối thiểu đối với giao dịch thoả thuận là mười (10) cổ phiếu hoặc mười (10) trái phiếu. - Đơn vị yết giá: CP: 100; không quy định với TP; - Biên độ giao động giá: ±10% với CP; không áp dụng đối với TP; */ Nguyên tắc giao dịch: - NĐT mở tài khoản giao dịch chứng khoán và đặt lệnh mua/bán chứng khoán tại công ty chứng khoán thành viên thị trường UPCOM. Trong trường hợp NĐT đã có tài khoản giao dịch chứng khoán niêm yết thì không cần mở thêm tài khoản giao dịch trên thị trường UPCOM. - Ký quỹ giao dịch: Khi đặt lệnh bán chứng khoán, nhà đầu tư phải có đủ số lượng chứng khoán đặt bán trong tài khoản giao dịch chứng khoán. Khi đặt lệnh mua chứng khoán, nhà đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thoả thuận với CTCK thành viên. - NĐT đặt lệnh giao dịch chứng khoán, giá đặt mua/đặt bán của NĐT phải nằm trong phạm vi biên độ dao động giá của ngày giao dịch. - Trường hợp đã tìm được đối tác giao dịch, NĐT thực hiện phương thức thoả thuận và CTCK nhập kết quả giao dịch vào hệ thống. - Trường hợp chưa tìm được đối tác giao dịch, NĐT tham khảo thông tin chào mua/chào bán tốt nhất trên thị trường qua hệ thống thông tin giao dịch trực tuyến tại các CTCK, và đặt lệnh mua/bán cho mình theo giá tốt nhất có thể thông qua hệ thống giao dịch của các CTCK theo phương thức khớp lệnh liên tục. Ưu nhược điểm của Thị trường UPCOM */ Ưu điểm: - Với nhà nước và cơ quan quản lý +/ Thu hẹp thị trường tự do, mở rộng thị trường chính thức: các công ty khi lên sàn UPCOM thì các chứng khoán được giao dịch chính thức, giảm dần giao dịch chứng khoán chợ đen. +/ Tạo điều kiện dễ dàng hơn cho việc quản lý: Với việc các công ty đại chúng đều phải lưu kí tại Thi trường lưu kí chứng khoán nhà đầu tư giao dịch thông qua tài khoản mở tại Công ty chứng khoán, Kết quả các giao dịch báo cáo về HNX để xá nhận và thanh toán qua trung tâm lưu kí để từ đó nắm bắt được thông tin và có thể quản lí tốt hơn. +/ Tăng thêm nguồn thu từ thuế +/ Tăng tính thanh khoản của Thị trường: Cổ phiếu của các Công ty đại chúng tham gia thị trường UPCOM để từ đó công chúng biết đến nhiều hơn làm tăng giao dịch dẫn đến tăng tính thanh khoản. - Với Nhà đầu tư +/ Tiết kiệm thời gian và chi phí +/ Tìm kiếm được thông tin minh bạch và dễ dàng: Ở trong thị trường tự do, các thông tin thường thiếu chuẩn xác, nhưng ở UPCOM các công ty phải thường xuyên báo cáo tình hình của doanh nghiệp, công khai thông tin một cách rõ ràng và minh bạch +/ Được kí quỹ để mua chứng khoán: Khi đặt lệnh mưa chứng, nhà đầu tư thực hiện ký quỹ tiền giao dịch theo mức thỏa thuận với thành viên và phải đảm bảo khả năng thanh toán giao dịch đúng thời hạn quy định. Đây là hình thức không cần đủ 100% tiền mà vẫn mua được chứng khoán +/ Giảm thiểu rui ro: Khi thông tin minh bạch, rõ ràng thị trường có tính lỏng cao thì nhà đầu tư sẽ giảm bớt rủi ro hơn thị trường tự do. - Với các doanh nghiệp +/ Nâng cao khả năng huy động vốn của doanh nghiệp: Khi thông tin và giá minh bạch, giao dịch là xác thực. uy tín tăng, tiếp cận được các nguồn vốn dài hạn, hoặc các ngân hàng tin tưởng có thể cho doanh nghiệp vay tiền +/ Các doanh nghiệp không đủ điều kiện niêm yết có thể phát hành chứng khoán đến công chúng +/ Là bước đệm cho các doanh nghiệp có ý định chuyển lên niêm yết trên sàn niêm yết: Làm quen với việc công bố thông tin rõ ràng, minh bạch trên các phương tiện thông tin. +/ Tăng tính minh bạch cho doanh nghiệp, quảng bá thương hiệu: Tham gia thị trường UPCOM nghĩa là doanh nghiệp đã gửi gắm cổ phiếu của mình vào một “sàn đấu” có đầy đủ khuôn khổ, quy đinh, giúp cổ phiếu thanh khoản tốt hơn, giá trị thương hiệu của doanh nghiệp được nâng cao hơn +/ Thủ tục đăng ký nhanh chóng hơn sàn niêm yết */ Nhược điểm: +/ Phương thức giao dịch không được linh hoạt: Giao dịch đặc trưng theo hình thức thỏa thuận và không được xé lệnh khiến nhiều nhà đầu tư lâm vào tình trạng không thể mua được cổ phiếu trên UPCOM do không tìm được người bán có khối lượng cổ phiếu và giá bán phù hợp. +/ Chưa thấy vai trò của nhà tạo lập thị trường: Với tính thanh khoản kém của thị trường hiện tại thì công ty chứng khoán chưa có vai trò quan trọng của 1 nhà tạo lập thị trường +/ Biên độ bị quản lý là 10%, trong khi đó ở sàn HNX là 7%, HOSE là 5%, thị trường tự do không giới hạn về biên độ dẫn đến giảm tính hấp dẫn của thị trường UPCOM. +/ Hạn chế về thời gian thanh toán, chưa nhận được sự quan tâm nhiều của các Doanh nghiệp, Nhà đầu tư +/ Hàng hóa đơn điệu, thanh khoản kém. ĐỊNH HƯỚNG, DIỄN BIẾN CỦA SÀN UPCOM VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT F ĐỊNH HƯỚNG – DIỄN BIẾN CỦA THỊ TRƯỜNG UPCOM - Lộ trình phát triển Thị trường UPCOM bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 26/06/2009 tạo tiền đề cho HNX xây dựng thị trường OTC có quản lý, góp phần thu hẹp thị trường tự do và hướng tới một thị trường hiện đại. +/ Mục tiêu ban đầu là năm 2009 sẽ có 30 doanh nghiệp lên sàn +/ Theo đó, Ngày 4/6/2009: Ủy ban chứng khoán Nhà nước ( UBCKNN ) đã có công văn số 1044/UBCK-QLPH gửi các công ty đại chúng chưa niêm yết về lộ trình đăng lý, lưu ký cho các công tu đại chúng chưa niêm yết. Giai đoạn 1 ( Từ ngày 1 - 15/06/2009): 15-20 công ty đại chúng chưa niêm yết đăng ký tham gia giai đoạn đầu của thị trường Giai đoạn 2 ( Từ ngày 15 - 30/06/2009): Các công ty đại chúng chưa niêm yết có công tu chứng khoán quản lý sổ cổ đông theo danh sách do các công ty chứng khoán báo cáo Ủy ban chứng khoán Nhà nước và các công ty đại chúng tự nguyện Giai đoạn 3 ( Từ ngày 30 - 31/12/2009): Các công ty đại chúng còn lại tham gia vào Thị trường UPCOM Theo công văn số 1044/UBCK-QLPH ở trên, sau khi đăng ký, lưu ký tập trung, các công ty sẽ phải chọn một trong hai phương án lên sàn UPCOM hoặc niêm yết. Ủy ban chứng khoán nhà nước cho biết tính đến 15/05/2009, cả nước có 963 tập đoàn, công ty và ngân

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docthi_truong_ck_otc.doc