Chủ nghĩa Marx hiện ra như một quan niệm về thế giới, cùng lúc, nó bao gồm trong đó tất cả triết học, lịch sử, xã hội, kinh tế chính trị.
Bởi vì, dựa trên khối kiến thức rất rộng lớn, Mác(1818-1883) và Ănggel(1820-1895) tổng hợp, so sánh và tiếp nối những cuộc nghiên cứu trước đây, các ông đã phức hợp triết học thực chứng về lịch sử của Hêgel, kinh tế chính trị ở Anh( Adam Smith, Ricardo), chủ nghĩa xã hội Pháp (Saint Simon, Fourier Proudhon) và các tác phẩm về lịch sử khi đó (Augustin Thierry, Guizot).
Kể từ đó, kể từ những cuộc tranh luận rời rạc có thực này, Mác và Ănggel đã tổng hợp, đã sáng lập ra một lý thuyết tổng quát. Với việc đề ra cho mô hình lý thuyết tổng quát này, một sự giải thích khoa học về tính thực tại và về lịch sử xã hội.
16 trang |
Chia sẻ: zimbreakhd07 | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Thắng lợi cuối cùng của giai cấp vô sản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Marx và Engels
1. Mô hình lý thuyết tổng quát
Chủ nghĩa Marx hiện ra như một quan niệm về thế giới, cùng lúc, nó bao gồm trong đó tất cả triết học, lịch sử, xã hội, kinh tế chính trị.
Bởi vì, dựa trên khối kiến thức rất rộng lớn, Mác(1818-1883) và Ănggel(1820-1895) tổng hợp, so sánh và tiếp nối những cuộc nghiên cứu trước đây, các ông đã phức hợp triết học thực chứng về lịch sử của Hêgel, kinh tế chính trị ở Anh( Adam Smith, Ricardo), chủ nghĩa xã hội Pháp (Saint Simon, Fourier Proudhon) và các tác phẩm về lịch sử khi đó (Augustin Thierry, Guizot).
Kể từ đó, kể từ những cuộc tranh luận rời rạc có thực này, Mác và Ănggel đã tổng hợp, đã sáng lập ra một lý thuyết tổng quát. Với việc đề ra cho mô hình lý thuyết tổng quát này, một sự giải thích khoa học về tính thực tại và về lịch sử xã hội.
2. Chính trị
Mác và Ănggel xem chính trị như một hiện tượng mới, một sự phụ thuộc vào kinh tế. Như Ănggel viết: “Cái quan niệm rằng những hoạt động chính trị của tầng lớp thứ nhất là nhân tố quyết định trong lịch sử, xưa như chính công trình sử liệu”. Tuy nhiên, “khía cạnh quan hệ kinh tế trong lịch sử thì cơ bản hơn khía cạnh chính trị”. F. Ănggel- Chống During, Londres, 1878, tr.fr.1971, nhà xuất bản xã hội, trang 188
Động cơ chính trị chỉ là sự thể hiện của động cơ xã hội- cuộc đấu tranh của các giai cấp mà nó sinh ra từ chính nền kinh tế. Vậy nên, trong khi tìm mọi cách để phân tích “cái nền tảng hiện thực” của những hiện tượng xã hội và chính trị, Mác và Ănggel đã dẫn đến bỏ xót một vài sự phân tích về chính đời sống chính trị.
Tuy vậy, rất nhiều công trình nghiên cứu của họ mang lại sự hấp dẫn trực tiếp cho khoa học chính trị hơn. Đặc biệt, chúng ta có thể kể tên những cuốn sách được Mác và Ănggel cộng tác viết: Hệ tư tưởng Đức(1845-1846) và Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản(1848). Của Mác: Phê phán về triết học về luật pháp của Hêgel (1843- 1844); Những bản thảo viết tay của năm 1844; Cuộc đấu tranh giai cấp ở Pháp (1850); Ngày 18 tháng Sương mù của Louis Napoléon Bonaparte (1852); Phác thảo phê bình kinh tế chính trị học (1859); Tư bản (tập 1- năm 1867); Nội chiến ở Pháp (1871). Của Ănggel: M.E.During xáo trộn khoa học( loạt bài tóm tắt chung vào năm 1878, và nổi tiếng hơn dưới tiêu đề Chống During); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước(1884); Phê phán về chương trình của Erfurt(1891).Những ngày tháng nêu lên là những ngày tháng khởi thảo hoặc xuất bản lần đầu
Bài 1: Chủ nghĩa duy vật lịch sử: Sự phụ thuộc của chính trị
Mác và Ănggel đã đưa ra một sự giải thích duy vật và quyết định của lịch sử. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là chủ nghĩa duy vật biện chứng, phỏng theo Hêgel.
1.1. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
Sự phát triển của xã hội là do sự phát triển của các điều kiện của đời sống vật chất. Ở cái nền tảng đã chỉ cho thấy tư liệu sản xuất( phương tiện và kỹ thuật sản xuất, sức lao động của con người và những đồ vật có thể áp dụng được công việc này). Tư liệu sản xuất này sinh ra quan hệ sản xuất: đó là những quan hệ mà những cá nhân nuôi nấng nhau nhờ cơ may sản xuất. Hai yếu tố này- tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất- cùng nhau tạo thành phương thức sản xuất. Phương thức (hoặc hệ thống) sản xuất này chủ yếu là am tường, bởi vì một xã hội được xác định đồng thời bởi mức tư liệu sản xuất và bởi tình trạng quan hệ sản xuất.
Những quan hệ sản xuất này rập khuôn theo cấu trúc xã hội, sự phân chia các tầng lớp xã hội (nhóm cá thể cùng giữ một cương vị như nhau trong phương thức sản xuất). Và cấu trúc xã hội này đã đưa ra một số cách nghĩ, một vài sự tin tưởng, một số thể chế và luật pháp, v.v…
Tóm lại, cơ sở hạ tầng – điều đó có nghĩa là những tư liệu sản xuất và những quan hệ sản xuất – xác định một kiến trúc thượng tầng mà nó phản ánh lại cơ sở hạ tầng. Kiến trúc thượng tầng này bao gồm thể chế chính trị, luật pháp, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, v.v.
Mác viết: “Trong nền sản xuất xã hội của đời sống hiện tại của họ, con người xen lẫn vào đó những quan hệ nhất định, tự do về ý chí. Những quan hệ sản xuất tương đương với trình độ phát triển nhất định về tư liệu sản xuất vật chất của họ. Toàn bộ quan hệ sản xuất này làm thành cấu trúc kinh tế của xã hội, nền tảng cụ thể mà trên đó đạt đến một thượng tầng kiến trúc pháp lý và chính trị, tương ứng với những hình thái ý thức xã hội nhất định. Cách thức sản xuất của đời sống vật chất quyết định tiến trình của đời sống xã hội, chính trị, tinh thần nói chung (phỏng theo phác thảo phê bình kinh tế chính trị học).
Tóm lại, phương thức sản xuất chế ngự sự phát triển của kiến trúc thượng tầng. Nền kinh tế này phụ thuộc hoàn toàn vào cái còn lại.
1.2. Sự thiếu vắng quyền tự trị về chính trị
Quả vậy, Mác đã nhận thấy rằng, có thể có ở đó sự tương tác, rằng kiến trúc thượng tầng có thể tác động theo thứ tự lên cơ sở hạ tầng xã hội. Bởi vì có sự hoạt động và sự phản ứng của tất cả các nhân tố. Nhưng cái mà được giữ lại - và cái mà là chủ yếu – chính là kiến trúc thượng tầng được sinh ra bởi cơ sở hạ tầng xã hội. Hiện tượng chính trị là sự phản ánh quan hệ sản xuất.
Chế độ chính trị là thành quả của phương thức sản xuất. Cơ chế chung của sự phụ thuộc này có thể tóm lại như vậy, trong khi nâng lên hoặc trong khi giảm xuống chuỗi quan hệ nhân quả.
Sự đua tranh chính trị chủ yếu là sự phản ánh cuộc đấu tranh của các giai cấp. Chính các giai cấp được rập khuôn bởi hệ thống sản xuất. Cuối cùng là chính nó được sinh ra bởi tình trạng tư liệu sản xuất (và đặc biệt là kỹ thuật sản xuất).
Trong trật tự nhân quả đối nghịch, sơ đồ về sự phụ thuộc của những hiện tượng chính trị liên quan đến cơ sở hạ tầng công nghệ- kỹ thuật như sau: Tư liệu sản xuất- Phương thức sản xuất- Giai cấp xã hội- Đấu tranh giai cấp- Cuộc đua tranh chính trị.
1.3. Những loại hình nhà nước
Lịch sử đã chỉ ra rằng: ở mỗi phương thức sản xuất, tương đương là một kiểu nhà nước.
Như vây, những kỹ thuật ban đầu sinh ra phương thức sản xuất từ thời kỳ xa xưa, với cuộc đấu tranh của những ông chủ và những người nô lệ, và nhà nước nô lệ . Kỹ thuật nông nghiệp cổ đại đã sinh ra i hệ thống sản xuất phong kiến, với cuộc đấu tranh của những lãnh chúa và những nông nô, và nhà nước của chế độ cũ. Kỹ thuật công nghiệp đã sinh ra hệ thống sản xuất tư bản, với cuộc đấu tranh của những nhà tư bản và những người vô sản, và nhà nước tư sản.
Bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản cũng chứa đựng những hình ảnh này, “máy xay bằng tay đem đến một xã hội với sự bá chủ, máy xay bằng hơi đem đến một xã hội với nhà tư bản công nghiệp”.
Cuối cùng, chính sự phát triển của kỹ thuật công nghiệp có khuynh hướng gạt bỏ chế độ tư hữu của phương thức sản xuất- nền tảng của những phương thức trước kia- và thiết lập một hệ thống sản xuất xã hội, chấm dứt cuộc đấu tranh của các giai cấp, và dẫn đến sự ra đời của nhà nước chủ nghĩa xã hội, rồi đến là sự lụi bại của nhà nước.
Như vậy, tồn tại bốn kiểu hình nhà nước: nhà nước nô lệ, nhà nước phong kiến, nhà nước tư sản và nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mỗi loại hình tương đương với một phương thức sản xuất đặc thù, và vậy nên cũng tương ứng với một hệ thống của giai cấp xác định.
1.4. Những hình thái Nhà nước
Tiếp theo đó, trong phạm vi của mỗi loại hình Nhà nước, sự phân tích của Mác lại đưa vào những sự phân biệt mà được gọi là hệ thống các loại hình cổ điển.
Ở bên trong của mỗi “loại hình Nhà nước” tồn tại, một thực tế, rất nhiều “các hình thái Nhà nước”. Khái niềm về “hình thái Nhà nước” này gần đồng nghĩa với khái niệm cổ điển về chế độ chính trị. Một “loại hình” Nhà nước đưa ra khả năng tự thể hiện trong những “ loại hình” đa dạng.
Nhà nước nô lệ của thời Cổ đại khi thì là một chế độ chuyên chế(Ai Cập, Ba Tư), khi thì là một chế độ độc tài (trong một số thành cổ Hy Lạp), khi thì là một chế độ dân chủ(trong một số thành cổ Hy Lạp khác), khi thì là một đế chế (Ý).
Nhà nước phong kiến tiến triển từ sự phân quyền, được lập ra trên những vùng đất độc chiếm, rất biệt lập với nhau, vào khoảng thời kỳ của Louis 14 ở chế độ dân chủ tập trung.
Nhà nước Tư sản khi thì là một Nhà nước dân chủ tự do, khi thì là một nhà nước chuyên quyền, độc đoán.
Cuối cùng, chúng ta có thể thêm rằng Nhà nước xã hội chủ nghĩa có thể khoác nhiều loại hình khác nhau: loại hình Xô Viết, loại hình mềm dẻo hơn của chế độ dân chủ nhân dân, loại hình Trung Quốc, cứng nhắc hơn v.v…
Tuy vậy, ở bên trong của mỗi kiểu hình Nhà nước, dưới những phương diện khác nhau, cuộc đấu tranh chủ yếu vẫn còn tồn tại. Mà cuộc đấu tranh được diễn tiến giữa những ông chủ và những người nô lệ( Nhà nước nô lê), giữa lãnh chúa và nông nô (Nhà nước phong kiến), giữa nhà tư bản và người vô sản (Nhà nước Tư bản). Trong tất cả các trường hợp, sự đấu tranh này nhằm chống đối những ông chủ sở hữu những phương tiện sản xuất và những người mà chỉ sống nhờ sức lao động của họ.
Bài 2: Đấu tranh giai cấp
“Lịch sử của tất cả các xã hội cho đến tận ngày nay là lịch sử của đấu tranh giai cấp. Người tự do và người nô lệ, quý tộc và bình dân, chúa đất và nông nô, trùm phường và thợ bạn, nói tóm lại, những kẻ bị áp bức và những người bị áp bức, luôn luôn đối lập với nhau, dẫn đến một cuộc chiến tranh liên tục…” (Bản tuyên ngôn).
Luôn luôn có một giai cấp thống trị và một hoặc nhiều giai cấp bị thống trị, giai cấp bóc lột và các giai cấp bị bóc lột và giữa hai phe đối lập này luôn có đấu tranh. Sự đối kháng của các giai cấp là một sự thường kỳ trong những xã hội được dựng lên trên chế độ tư hữu về phương tiện sản xuất. Và cuộc đấu tranh của các giai cấp đối kháng này là nguyên nhân của động thái xã hội.
2.1. Khái niệm về giai cấp
Người ta có thể định nghĩa giai cấp xã hội như một nhóm cá nhân mà chiếm cùng một địa vị như nhau trong phương thức sản xuất. Lênin trong đó cũng đưa ra định nghĩa sau:
“Người ta gọi giai cấp xã hội là những tập đoàn người rộng rãi, khác nhau về địa vị trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định do lịch sử quy định, khác nhau về quan hệ của họ (thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong cách họ nhận được phần của cải của xã hội, như vậy, là khác nhau về số phần của cải xã hội nhiều hay ít mà họ được sử dụng. Giai cấp xã hội là những tập đoàn người, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ nhất định của kinh tế xã hôi”.
Vì vậy, các tầng lớp xã hội được xác định bởi vị trí của họ trong hệ thống sản xuất, và đặc biệt, được xác định bởi địa vị của họ trong quan hệ về sở hữu tư liệu sản xuất, thể hiện hợp pháp về những quan hệ sản xuất.
2.2. Giai cấp xã hội thể kỷ 19
Giai cấp thống trị là giai cấp sở hữu những tư liệu sản xuất, do đó, giai cấp thống trị thay đổi khi thay đổi chủ yếu cách thức sản xuất của cải.
Vào thế kỷ 18, đất đai còn là nhân tố sản xuất chính; giai cấp thống trị vẫn là tầng lớp quý tộc ruộng đất. Ngược lại, vào thể kỷ thứ 19, tư liệu sản xuất chủ yếu là những chất liệu sơ đẳng và thiết bị công nghiệp; khi đó giai cấp thống trị mới là nhà tư sản tư bản. Những nhà tư sản tư bản sở hữu những tư liệu sản xuất này .
Mặt khác, Mác và Ănggel nhấn mạnh, làm cho tình hình sáng tỏ ra. Ở một số thời kỳ, đấu tranh của các giai cấp thì lộn xộn, bởi vì có rất nhiều giai cấp bị bóc lột và đôi khi thậm chí có nhiều giai cấp bóc lột. Nhưng, đến thể kỷ 19, sơ đồ trở nên đơn giản: “Tính chất đặc trưng ở thời đại của chúng ta, của thời đại giai cấp tư sản, là đã làm đơn giản những đối kháng giai cấp. Xã hội càng ngày càng được phân chia thành hai phe lớn thù địch nhau, trong hai giai cấp lớn hoàn toàn chống đối nhau: giai cấp tư sản và giai cấp vô sản.”(Bản tuyên ngôn).
Giai cấp tư sản nắm giữ vốn, điều đó có nghĩa là sự tư hữu về về tư liệu sản xuất, và lợi dụng sức lao động của người khác. Vậy nên, Ănggel định nghĩa: đó là “giai cấp tư sản hiện đại là những chủ sở hữu các tư liệu sản xuất và lợi dụng tiền công”( Bài tựa 1888 của Bản tuyên ngôn).
Giai cấp đối kháng là giai cấp vô sản, “ giai cấp công nhân hiện đại”. Người vô sản chỉ có hai bàn tay để làm việc. Bi buộc phải bán sức lao động cho nhà tư bản, người vô sản được trả thù lao ở mức đáp ứng nhu cầu sống tối thiểu, trong khi mà giai cấp tư sản nhận về mình sự chênh lệch (cân đối) giữa nhu cầu tối thiểu của đời sống này và sản phẩm thực tế của công việc, điều đó có nghĩa là “giá trị thặng dư”.
Ngoài hai giai cấp lớn đối kháng này, sự phân tích của Mác cho thấy sự tồn của các giai cấp khác. Như “vô sản lưu manh”, “vô sản rách” này, “giai tầng vô sản lớp dưới” này, “mùi hôi này, chất thải này, cạn bã của tất cả các giai tầng của xã hội này”, tạo thành một khối lộn xộn và hỗn tạp. Như các giai cấp trung gian- “tiểu chủ, tiểu thương, thợ thủ công, nông dân”(Bản tuyên ngôn)- làm thành những nhóm xã hội trước xã hội tư bản, tàn tích của phương thức sản xuất cũ, mà chủ nghĩa tư bản tập trung có nguy cơ làm biến mất. Các tầng lớp trung gian có thể làm cách mạng. Nhưng các tầng lớp trung gian này thường thường có tính chất phản động, bởi vì “ họ tìm cách làm cho bánh xe lịch sử quay ngược trở lại”.
2.3. Nhà nước trong xã hội có giai cấp
Về phía Nhà nước, không nhất thiết phải đứng trung lập trong cuộc đấu tranh của các giai cấp này. Dù Nhà nước có tham vọng tự xưng ở trên xã hội, dù nó mang vẻ bề ngoài của một trọng tài công minh ở bên trên các giai cấp. Lợi ích chung, đại đa số thực sự bằng với điều hoang đường. Trên thực tế, Nhà nước không biểu lộ, không thể hiện và chỉ thừa nhận sự thống trị của một giai cấp. Đó là “quyền lực có tổ chức của một giai cấp với mục đích để áp bức một giai cấp khác” (Bản tuyên ngôn). Bộ máy quan liêu và quân đội kếch xù “Nhà nước không là cái gì khác, chỉ là một cái máy của sự áp bức của một giai cấp đối với một giai cấp khác” (Ănggel).
Nhà nước là công cụ ép buộc sự áp bức và sự trấn áp, được giai cấp thống trị sử dụng để duy trì sự thống trị. Giai cấp thống trị, đồng thời, là giai cấp hữu sản( sở hữu những phương tiện sản xuất) và giai cấp cầm quyền (chỉ huy bộ máy Nhà nước). Nhà nước chỉ là một công cụ thống trị, khai thác của một giai cấp đối với một giai cấp khác.
Trong Nguồn gốc của gia đình,của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Ănggel viết: “Vì Nhà nước được sinh ra từ sự cần thiết phải kìm hãm những cuộc đối địch của các giai cấp. Nhưng vì nó được sinh ra trong cùng thời điểm, ở giữa cuộc xung đột của các giai cấp, trong trật tự này, Nhà nước là Nhà nước của giai cấp có sức mạnh hơn, của giai cấp thống trị về phương diện kinh tế. Và nhờ có kinh tế, nó cũng trở thành giai cấp thống trị về mặt chính trị và do vậy, được sở hữu những tư liệu mới nhằm chế ngự và bóc lột tầng lớp bị áp bức. Chính vì vậy, Nhà nước cổ đại có trước mọi nhà nước sở hữu nô lệ để chế ngự những người nô lệ, như Nhà nước phong kiến là bộ phận của tầng lớp quý tộc để chế ngự những người nông nô và người lao dịch, như Nhà nước đại diện hiện đại là công cụ của sự bóc lột lao động làm công bởi tư bản”.
Đặc biệt, trong khi Nhà nước có thể bảo đảm một thế cân bằng rõ ràng giữa các giai cấp.Nhưng theo Ănggel: “Ở trường hợp ngoại lệ, thế nhưng nó xảy ra ở những thời kỳ mà các giai cấp đang đấu tranh rất gần cân bằng, mà quyền lực của Nhà nước, như một người làm trung gian hòa giải giả, gìn giữ trong thời gian nền độc lập chắc chắn đối diện lẫn nhau. Chẳng hạn như, chế độ quân chủ của thế kỷ thứ 17 và của thế kỷ thứ 18 giữ vững cán cân bình đẳng giữa tầng lớp quý tộc và tầng lớp tư sản; vậy nên, chủ nghĩa Bô-na-pac của người trước kia và nhất là chủ nghĩa Bô -na-pac của Đế chế thứ hai ở Pháp, dùng giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản và giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản”.
Như vậy, trong cái quy tắc chung, “Nhà nước là một tổ chức của giai cấp tư sản, để bảo vệ giai cấp tư sản chống lại giai cấp vô sản”. Chẳng hạn như, nhà nước tư sản là tổ chức chính trị mà tầng lớp tư sản tư bản tự đưa ra để đảm bảo và duy trì sự thống trị của nó với giai cấp vô sản.
2.4. Chế độ dân chủ hình thức và chế độ dân chủ thực tế
Tất nhiên, Nhà nước tư sản có thể che đậy những hình thức dân chủ bề ngoài. Nhưng trên thực tế, những hình thức dân chủ này chỉ tồn tại để giúp cho duy nhất giai cấp thống trị. Đối với những công dân khác, chúng lập một mưu mẹo, một mánh lới.
Chế độ dân chủ tư sản hoàn toàn là hình thức. Các điều luật và sự tự do mà chế độ dân chủ làm cho tương hợp với những giai cấp bị thống trị, hoàn toàn mang tính chất lý thuyết: Nó không tương đồng với những khả năng của bài tập thực hành.
Tự do báo chí không có ý nghĩa vì những ý nghĩa này không có vốn cần thiết cho việc xuất bản một tờ báo. Tự do văn hóa không có ý nghĩa vì ý nghĩa này mà sự cằn cỗi của nó ngăn cản chấp nhận sự giảng dạy. Mọi sự tự do này được thừa nhận hoàn toàn theo pháp luật, trở thành bị giữ độc quyền bởi giai cấp tư sản tư bản. Giai cấp tư sản tư bản là giai cấp duy nhất có những tư liệu hiện thực để thực hành mọi sự tự do. Duy nhất giai cấp thống trị có thể chắc chắn làm cho sự tự do được thừa nhận cho tất cả .
Trong một xã hội phân chia giai cấp, chế độ dân chủ hoàn toàn là hình thức. Chế độ dân chủ này không thể trở thành hiện thực. Thực tế rằng, trong giải pháp mà xã hội đã thống nhất, và vì thế mà Nhà nước để phục vụ cho toàn xã hội, và không phải của giai cấp thống trị.
Để đạt đến xã hội thống nhất này, không còn sự phân chia giai cấp nữa, trước tiên cần nhờ đến thắng lợi của giai cấp vô sản, được đánh dấu bởi cuộc đấu tranh sau cùng.
Bài 3: Thắng lợi cuối cùng của giai cấp vô sản
3.1. Mâu thuẫn chủ yếu
Kết cục tất yếu của giai cấp vô sản là lật đổ sự thống trị của giai cấp tư sản này. Sự thống trị của giai cấp vô sản này tất nhiên sẽ tiến đến sự suy tàn của việc mâu thuẫn cơ bản mà mâu thuẫn này đang triển khai giữa tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất, giữa thực tại cụ thể và những quy tắc pháp lý.
Mác viết: “Ở một số giai đoạn phát triển của họ, những tư liệu sản xuất vật chất của xã hội dẫn đến sự mâu thuẫn với các quan hệ sản xuất đang tồn tại, hoặc, điều này chỉ là sự biểu hiện của quan hệ sản xuất pháp lý, với những quan hệ sở hữu, mà ở giữa chúng, các tư liệu sản xuất vật chất biến đổi đến tận lúc đó. Những quan hệ này đang trở thành những sự cản trở của những dạng phát triển của tư liệu sản xuất. Lúc bấy giờ đã mở ra giai đoạn cách mạng xã hội. Sự thay đổi trong nền kinh tế làm xáo trộn một cách nhanh chóng nhiều hoặc ít tất cả kiến trúc thượng tầng lớn”.(Bài tựa góp phần phê phán về kinh tế chính trị).
Đối với chủ nghĩa tư bản, mâu thuẫn chủ yếu này là thế nào? Mâu thuẫn chủ yếu ở giữa nền sản xuất xã hội và sự tư hữu. Sản xuất xã hội: bởi vì sự sản xuất không còn là cá nhân nữa mà là tập thể. Những phương thức sản xuất mới không được dùng cho chỉ một người, mà cho mọi người. Thời đại của máy chạy bằng hơi nước và của máy móc cơ khí. Công nghiệp chế biến và chế tạo thay thế xưởng cá nhân. Cả đến những sản phẩm cũng trở thành sản phẩm xã hội: tất cả các đồ vật sản xuất được qua rất nhiều bàn tay.
Nhưng nếu sản xuất thuộc về xã hội, sở hữu vẫn là riêng, những phương tiện sản xuất được xã hội sử dụng và những sản phẩm được xã hội tạo ra tiếp tục bị xử lý vì những tư liệu và những sản phẩm của các cá nhân. Những cá nhân nhận về mình những công cụ và những thành quả của lao động tập thể. Để chấm dứt mâu thuẫn này, cần thực hiện xã hội hóa những phương tiện sản xuất, nền xã hội xã hội chủ nghĩa.
3.2. Sự tích luỹ vốn và sự tích luỹ điều khốn cùng
Trong khi trông chờ lối thoát này, mâu thuẫn chủ yếu trầm trọng thêm. Sự giàu sang của chủ nghĩa tư bản tăng thêm và tập trung, trong khi mà giai cấp vô sản tăng lên và bần cùng hóa. Mâu thuẫn được coi là “sự tương quan tất nhiên giữa sự tích luỹ vốn và tích luỹ sự khốn cùng”.
Giai cấp tư bản chủ nghĩa đã bị vượt lên trên bởi cuộc nổi loạn, bởi sự tiến bộ phi thường của những tư liệu sản xuất mà giai cấp tư bản tích tụ; cuộc nổi loạn chống lại chế độ quá eo hẹp về sự tư hữu những tư liệu sản xuất. Chế độ tư bản chủ nghĩa sản xuất ra mọi đồ vật trong tình trạng quá nhiều, dư thừa so với hệ thống phân chia tồi. Từ đó dẫn đến những cuộc khủng hoảng sản xuất thừa từ sự dư thừa.
“Giai cấp tư sản sản sinh ra người đào mồ chôn họ”: giai cấp vô sản.Trong khi mà các giai cấp trung gian, những tiểu tư sản sử dụng quá dễ dàng nguồn vốn “rơi và giai cấp vố sản”, không thể đua tranh với các doanh nghiệp lớn”.
Giai cấp vô sản được mở rộng ra không ngừng và làm thành “đội ngũ dự bị công nghiệp”, tiền công của người vô sản được hạ thấp một cách máy móc. Theo ngôn từ của cuộc nổi loạn, mặt đối mặt, giai cấp tư bản chủ nghĩa rất thu hẹp và rất giàu có và một giai cấp vô sản rất đông và rất nghèo. Sự xung đột của hài tầng lớp này và thắng lợi của giai cấp vô sản là không tránh được. Và giai cấp vô sản sẽ bãi bỏ sự tư hữu về tư liệu sản xuất, từ nay về sau sẽ được xã hội hóa, điều đó có nghĩa là trả lại cho toàn bộ xã hội, cho tập thể.
Cuộc đấu tranh này của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản là cuộc đấu tranh đến phút cuối cùng. Tiếp theo, không có ở đó sự đối kháng mới giữa người bóc lột và người bị bóc lột. Tại sao? Mác và Ănggel đã giải thích như sau:
“Ở tất cả các thời kỳ lịch sử đã diễn ra cho đến nay, được thực hiện bởi số ít người hoặc vì lợi ích của những người thiểu số. Chính phủ của giai cấp vô sản là chính phủ tự phát của phe đa số rộng lớn”. (Bản tuyên ngôn)
3.3. Một xã hội dư dật và không có Nhà nước
Để trở thành người tự do, giai cấp vô sản nhất thiết phải giải phóng đồng thời và mãi mãi toàn bộ xã hội. Lịch sử ngừng lại và giai cấp vô sản cần thiết phải đưa ra một xã hội anh em và thống nhất mà xã hội không biết đến sự phân chia giai cấp đối kháng và sự gò bó của Nhà nước trói buộc sự phân chia này. Xã hội sản xuất ra nhiều của cải và cung cấp cho mỗi người theo nhu cầu của họ. Chủ nghĩa xã hội, có nghĩa là sự xã hội hóa, sự tập thể hóa những tư liệu sản xuất, mở ra thời đại cộng sản hoàng kim.
3.4. Sự tàn lụi của Nhà nước
Ănggel dựng một bức tranh tình tứ về xã hội cộng sản trong tác phẩm Chống During: tự do về tư liệu sản xuất bị ngăn cản đến tận khi đó bởi chủ nghĩa tư bản Man-tuýt, sự phát triển kếch xù của sản xuất và dư thừa của cải.
Xã hội không có giai cấp này sẽ là một xã hội không có Nhà nước. Nhà nước trở thành vô ích, tàn lụi và biến mất. Ănggel viết như thế trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước” (1884): “ Với sự biến mất các giai cấp, tất yếu, Nhà nước sẽ biến mất. Xã hội tổ chức lại sản xuất trên nền tảng của xã hội tự do và bình đẳng, những người sản xuất xếp máy móc của Nhà nước vào chỗ mà phù hợp với nó: viện bảo tàng đồ cổ, bên cạnh cái xa và cái rìu bằng đồng”.
Trong tác phẩm “Chống During” (1878), Ănggel cũng giải thích: “Kết cục, khi Nhà nước trở nên có hiệu lực đại diện cho tất cả xã hội, bản thân nó trở thành dư thừa. Ngay khi mà không có giai cấp xã hội chứa đựng sự áp bức; ngay khi mà, với sự thống trị của các giai cấp và sự đấu tranh để cho sự tồn tại của cá nhân có nguyên nhân bởi tình trạng vô chính phủ về sản xuất trước kia, bị loại bỏ bình đẳng. Sự xung đột và sự dư thừa…….”
Sự tàn lụi nhanh chóng của Nhà nước hoặc sự chuyên chính tạm thời của giai cấp vô sản? Nhưng thời kỳ hoàng kim này đối với ngày nay hay đối với tương lai? Mác và Ănggel tỏ vẻ do dự.
Đôi khi, theo cách của những người theo chủ nghĩa vô chính phủ về sự loại bỏ ngay Nhà nước, dường như họ tin tin vào thời kỳ hoàng kim đối với ngày nay hơn. Dưới con mắt của họ, không có một mô hình kiểu mẫu chung của năm 1871? Mô hình của sự tự quản, của nền dân chủ vô sản tự phát, của nền dân chủ trực tiếp, Đại đa số đã chỉ ra tại sao không cần chế độ quan liêu và bãi bỏ máy móc củ Nhà nước tư sản.
Trong trường hợp khác, Mác và Ănggel có vẻ đánh giá sự cần thiết của một thời kỳ tạm thời quá độ của nền chuyên chính vô sản, trước khi đạt đến một xã hội cộng sản. Cách mạng không phải phá huỷ ngay lập tức bộ máy Nhà nước: tạm thời, cách mạng phải duy trì bộ máy bóc lột này để quay trở lại chống lại những tầng lớp lãnh đạo cũ, chinh phục chúng thật sự và hoàn thành tốt việc xây dựng xã hội mới.
Thư mục
1. Mác và Ănggel
- Của Mác và Ănggel, chúng ta sẽ đọc “Hệ tư tưởng Đức(1845-1846) và nhất là “Bản tuyên ngôn của Đảng cộng sản” (1848).
- Của Mác, chúng ta sẽ đọc nhất là các tác phẩm: “Phê phán về triết lý của Hêgel về luật pháp” (1843-1844); Bản thảo của năm 1844; Đấu tranh giai cấp ở Pháp (1950); Ngày 18 tháng Sương mù của Lu-i Na-pô-lê-ông Bô-na-pac (1852); Góp phần phê phán kinh tế chính trị (1859)- mà sách giới thiệu với hình thức rất rõ ràng luận cương về thuyết quyết định lịch sử-; Tư bản( cuốn đầu tiên vào năm 1867; Nội chiến ở Pháp (1871)
- Của Ănggel, xem các tác phẩm, đặc biệt là: Tác phẩm Chống During (1878); Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, 1884; Phê phán cương lĩnh của Erfurt,1891(16)
Chúng ta có thể tham khảo tập chọn đọc những bài khóa: H.LEFEBVRE, N. GUTERMAN, Karl Marx: các công trình của Mác: các tác phẩm chọn lọc của Mác, 1963-1966; J.KANAPA, Karl Marx: các bài chính văn, 1966; K. PAPAJOANNOU, Mác và chủ nghĩa Mác xít ,1972;
- Trong số rất nhiều cuộc nghiên củau về Mác, Ănggel và chủ nghĩa Mác xít: H. LEFEBVRE, Để biết được ý tưởng của Karl Marx, được xuất bản lần thứ hai, 1956
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNXH (25).doc