Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bên cạnh việc xây dựng và thông qua văn bản liên
ngành hướng dẫn một số vấn đề trong tố tụng liên quan đến các vi phạm quyền sở hữu trí
tu ệ, có thể cần điều chỉnh một số quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Sở hữu trí tuệ để
bảo đảm các cam kết về các biện pháp chế tài liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, có thể cần điều chỉnhmột số quy định của
Luật Điện ảnh, Pháp lệnh Bưu chính -Viễn thông, Luật Doanh nghiệp. Về quy định liên
quan đến minh bạch, công khai, có thể phải điều chỉnh một số quy định của hai luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Về các văn bản dưới luật, pháplệnh, có thể phải điều
chỉnh một số quy định liên quan đến các luật, pháp lệnh nói trên và có thể cần ban hành
một số văn bản cấp bộ, ngành để hướng dẫn cụ thể thi hành các cam kết của Việt Nam
với WTO.
WTO đem đến thách thức to lớn về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Điều
XVI, khoản 4 của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO có ghi rõ: mỗi thành viên phải
đảm bảo sự thống nhất giữa các luật, các quy định và các thủ tục hành chính với các
nghĩa vụ của mình được quy định trong các hiệp định. WTO không quyđịnh cụ thể cách
thức mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình th ế nào mà dành
quy ền chủ động đó cho từng quốc gia. Điều này không có nghĩa chúng ta sẽ chọn cách
nhẹ nhàng nhất là cho áp dụng trực tiếp các cam kết tại WTO trong hệ thống pháp luật
Việt Nam .
13 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong Báo cáo của Ban công tác về
việc Việt Nam gia nhập WTO đã ghi rõ: Chính phủ Việt Nam cam kết không dùng công
Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO
GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 10
văn, thông báo và hướng dẫn để điều hành, các cơ quan chức năng chỉ được dùng văn
bản quy phạm pháp luật để điều hành công việc.
Trong các buổi họp của Ban công tác WTO, đã có chỉ trích đối với việc sử dụng
công văn thay chính sách. Các công văn không được coi là văn bản quy phạm pháp luật
và do vậy chúng không được công bố. Theo yêu cầu của Ban công tác, Việt Nam đã chấp
nhận nghĩa vụ cho phép một khoảng thời gian hợp lý, không ít hơn 60 ngày, để cho các
cá nhân và tổ chức có liên quan, kể cả nước ngoài, được biết và đóng góp ý kiến trước
khi các văn bản quy phạm pháp luật được thông qua.
Về việc chuyển hóa các cam kết WTO vào pháp luật Việt Nam. Nhìn từ góc độ sự
đồng bộ của pháp luật. Từ năm 2001 đến 2005, chúng ta đã ký kết gần 700 điều ước quốc
tế song phương và 130 điều ước quốc tế đa phương, tăng gần gấp rưỡi so với số điều ước
quốc tế được ký kết trong giai đoạn 10 năm trước đó. Tuy thừa nhận hiệu lực áp dụng
trực tiếp của các cam kết quốc tế, nhưng Luật Điều ước quốc tế 2005 chưa giải quyết
được mối quan hệ của điều ước quốc tế với các văn bản quy phạm pháp luật trong nước.
Trong khi chờ đợi để có sự giải thích rõ ràng hơn về địa vị pháp lý của điều ước quốc tế
trong hệ thống pháp luật quốc gia, cần áp dụng cả khả năng mà Luật điều ước quốc tế đã
tính đến là sửa đổi, bổ sung, ban hành mới luật để chuyển hóa các quy định của Nghị
định thư gia nhập WTO vào pháp luật Việt Nam, để đem lại sự rõ ràng cho các cá nhân,
tổ chức có liên quan, cũng như để chứng tỏ sự minh bạch trong việc thực thi các cam kết
của Việt Nam.
3. Một luật sửa nhiều luật:
Sau khi gia nhập WTO thì pháp luật Việt Nam còn một khối lượng lớn công việc
phải làm trong việc điều chỉnh luật cho tương thích với các cam kết. Do đó, việc đổi mới
"công nghệ" làm luật theo hướng "thiết kế trước, thi công sau" là đòi hỏi cấp bách đối với
các cơ quan soạn thảo. Kể cả những văn bản luật ở tầm Quốc hội cũng cần phải được tiếp
tục điều chỉnh cho phù hợp với các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Đổi mới "công nghệ" làm luật, việc áp dụng kỹ thuật "một luật sửa nhiều luật" sẽ
là giải pháp đẩy nhanh nội luật hóa các cam kết của Việt Nam và đảm bảo tính thống
nhất của hệ thống pháp luật. Cách làm thông thường hiện nay là ban hành riêng lẻ từng
luật thì chắc chắn rằng, quá trình này sẽ kéo dài, có quá nhiều thủ tục kéo theo sự chậm
trễ trong việc thực thi các cam kết gia nhập WTO. Quốc hội nên cân nhắc đưa tất cả sửa
Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO
GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 11
đổi, bổ sung các luật vào một luật chung. Kinh nghiệm của các nước, nếu sửa đổi, bổ
sung nhiều luật thì người ta làm một luật chung. Ta mà chuẩn bị tốt thì sẽ ban hành được.
Bộ Tư pháp đã nghiên cứu khả năng áp dụng kỹ thuật lập pháp để xây dựng một
văn bản quy phạm pháp luật nhằm sửa đổi, bổ sung nhiều văn bản quy phạm pháp luật.
Nói cách khác, đây là văn bản “quét” tất cả những vấn đề cần điều chỉnh về pháp
luật ở tầm Quốc hội cần thiết cho việc thực thi cam kết với WTO. Còn với các văn bản
dưới luật, Chính phủ và các bộ, ngành sẽ điều chỉnh riêng trong thẩm quyền của mình.
Việc dùng một đạo luật điều chỉnh các vấn đề thuộc nội dung cam kết là hoàn
toàn phù hợp với Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.
4. Luật pháp đối với một số lĩnh vực:
Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, bên cạnh việc xây dựng và thông qua văn bản liên
ngành hướng dẫn một số vấn đề trong tố tụng liên quan đến các vi phạm quyền sở hữu trí
tuệ, có thể cần điều chỉnh một số quy định của Bộ luật Hình sự và Luật Sở hữu trí tuệ để
bảo đảm các cam kết về các biện pháp chế tài liên quan đến thực thi quyền sở hữu trí tuệ.
Trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, có thể cần điều chỉnh một số quy định của
Luật Điện ảnh, Pháp lệnh Bưu chính - Viễn thông, Luật Doanh nghiệp. Về quy định liên
quan đến minh bạch, công khai, có thể phải điều chỉnh một số quy định của hai luật ban
hành văn bản quy phạm pháp luật. Về các văn bản dưới luật, pháp lệnh, có thể phải điều
chỉnh một số quy định liên quan đến các luật, pháp lệnh nói trên và có thể cần ban hành
một số văn bản cấp bộ, ngành để hướng dẫn cụ thể thi hành các cam kết của Việt Nam
với WTO.
WTO đem đến thách thức to lớn về việc hoàn thiện hệ thống pháp luật. Điều
XVI, khoản 4 của Hiệp định Marrakesh thành lập WTO có ghi rõ: mỗi thành viên phải
đảm bảo sự thống nhất giữa các luật, các quy định và các thủ tục hành chính với các
nghĩa vụ của mình được quy định trong các hiệp định. WTO không quy định cụ thể cách
thức mỗi quốc gia thành viên phải thực hiện các nghĩa vụ của mình thế nào mà dành
quyền chủ động đó cho từng quốc gia. Điều này không có nghĩa chúng ta sẽ chọn cách
nhẹ nhàng nhất là cho áp dụng trực tiếp các cam kết tại WTO trong hệ thống pháp luật
Việt Nam .
Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO
GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 12
Ngoài khung pháp lý theo đòi hỏi của WTO, phía Việt Nam cũng cần xây dựng
thêm những quy định riêng mà WTO không bắt buộc nhưng cần thiết để hoàn thiện môi
trường kinh tế, xã hội.
Nhiều ý kiến còn đề nghị Việt Nam nhanh chóng có hàng rào kỹ thuật bảo hộ
hàng trong nước. Tuy nhiên, cái khó ở đây là nguyên tắc đối xử quốc gia - tiêu chuẩn kỹ
thuật áp dụng cho hàng nhập ra sao thì cũng phải áp dụng cho hàng sản xuất trong nước
như vậy. Với trình độ của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, các chuyên gia cho rằng sẽ
rất khó đưa ra các tiêu chuẩn kỹ thuật cao cho hàng sản xuất trong nước.
5. Những việc cần làm của Quốc hội:
Khi gia nhập WTO. Trước hết, người dân mong Quốc hội đừng xuề xoà, mà hãy
“khó tính” hơn trong làm luật và giám sát. Một doanh nghiệp nếu xuề xoà với nhau và
với nhân viên thì có thể để lại hậu quả ở những sản phẩm lỗi như giày dép, quần áo,
tivi… Nhưng nếu Quốc hội và các đại biểu Quốc hội mà xuề xoà, dễ dãi thì sẽ cho ra
những đạo luật không dùng được, chấp thuận những dự án lãng phí tiền bạc, ngân sách
quốc gia, bỏ qua những sai phạm của các bộ, ngành. “Những sản phẩm lỗi” của Quốc hội
hoặc do Quốc hội bỏ qua sẽ gây hậu quả nặng nề cho toàn bộ nền kinh tế quốc gia, chứ
không chỉ cho một ai riêng lẻ. Người dân mong sẽ không còn sự chặc lưỡi bấm nút biểu
quyết đồng ý, dẫu biết rằng khi làm như vậy đại biểu cũng không yên lòng.
Tiếp theo, tính chuyên nghiệp là một trong những điều kiện giúp Quốc hội và các
đại biểu được khắt khe hơn trong hoạt động của mình. Cuộc chơi WTO rất khắc nghiệt,
nó không chấp nhận sự nghiệp dư. Tính chuyên nghiệp của Quốc hội và các đại biểu
không chỉ dừng ở những phần trăm đại biểu chuyên trách. Quanh năm suốt tháng làm đại
biểu chưa chắc đã chuyên nghiệp. Làm đại biểu là một nghề. Mà đã nghề thì buộc phải
học. Học từ các kỹ năng cần thiết như kỹ năng phát biểu ở hội trường, kỹ năng tiếp xúc
với cử tri, kỹ năng giao tiếp với báo chí, kỹ năng đánh giá một dự luật… Học các “luật
chơi” ở Quốc hội như quy trình, thủ tục làm việc… Học cách tận dụng các công cụ sẵn
có ở Quốc hội để làm luật, giám sát và đại diện như tận dụng tính chất cộng hưởng cao
của diễn đàn Quốc hội để đưa tiếng dân đi xa hơn, lọt tai công quyền hơn. Và tính
chuyên nghiệp thể hiện ở mức độ cao nhất khi người đại biểu biết nhận ra, cân bằng và
bảo vệ hai lợi ích: lợi ích của cử tri và lợi ích của quốc gia. Người dân mong người đại
biểu sẽ biết vượt qua sức ép quyền lợi của một bộ, ngành hay nhóm lợi ích nào đó, và
Thách thức về luật pháp khi Việt Nam gia nhập WTO
GV: TS. Phạm Văn Chắt HV: Trần Thị Trúc Giang 13
vượt qua sức cản của suy nghĩ còn “vương vấn” nếp cũ để “chuyên” bảo vệ hai lợi ích
này.
Bên cạnh đó, ai cũng biết vào WTO nghĩa là thay đổi các luật lệ trong nước theo
luật chơi chung của sân chơi này. Mà Quốc hội chính là nơi đầu tiên có thể thay đổi các
luật lệ đó. Nhưng điều này không chỉ có nghĩa là đếm xem đã sửa đổi, ban hành được
bao nhiêu đạo luật trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến WTO. Có những luật chơi
không ghi trong văn bản nào của WTO cả, nhưng chúng luôn hiện diện và chi phối mọi
giao dịch giữa các nước thành viên với nhau. Đó là tinh thần tự do khế ước và bảo hộ tài
sản, nhất là tài sản tư hữu. Không làm được điều này thì các đối tác nước ngoài - vốn đã
quen với những luật chơi đó - sẽ thấy ít nhất là e ngại khi muốn rót tiền đầu tư vào Việt
Nam. Từ pháp luật về sở hữu trí tuệ, tài sản, hợp đồng, bồi thường, cạnh tranh, cho đến
quản trị công ty đều phải hướng đến những luật chơi này. Có thế tài sản mới sinh ra tài
sản, mỗi công dân và cả quốc gia mới thịnh vượng, mới “dân giàu, nước mạnh” được.
Muốn vậy, trước khi thay đổi luật chơi chung cho cả nước, có lẽ việc điều chỉnh
cung cách, lề lối làm việc trong Quốc hội theo kinh nghiệm của các nền dân chủ đại diện
tiên tiến khác là việc làm cần thiết. Các đại biểu - những người đại diện cho quyền lợi
chung - sẽ không còn bị đặt trước những tình huống “không giống ai” như: “kiểu gì cũng
phải thông qua”, “việc này đã được Trung ương quyết định”… Mong rằng, nếu luật chơi
cho cả nước đã khó có chuyện “ta khác”, thì “luật chơi” trong Quốc hội cũng không nên
“ta khác”.
Cuối cùng, người dân mong chọn được người giỏi cho Quốc hội. Năm 2007 sẽ là
năm bầu cử Quốc hội khoá mới. Liệu đó có được là cuộc lựa chọn những người đại diện
thực sự cho dân. WTO là cuộc chơi chung của cả dân tộc, trong đó miếng cơm, manh áo
của từng người dân đều bị ảnh hưởng. Cuộc bầu cử Quốc hội khoá XII là một cơ hội để
người dân thực hiện quyền lực và quyền lợi của mình qua việc lựa chọn các đại biểu của
mình. Vậy thì mong được chọn và bầu những đại diện xứng đáng nhất vào Quốc hội.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- tieu_luan_luat_6087.pdf