Lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người. Nhờ có lao động mà con người dần hoàn thiện mình và tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu của cầu người. Lao động có năng xuất, chất lượng hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước.
Trong những năm qua sự đổi mới về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đạt được thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề để hoàn thành sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Hoạt động Bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động lao động sản xuất của con người. Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động với mục tiêu bảo đảm an toàn cho người lao động, tránh khỏi yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế Đất nước. Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Với tình hình hiện nay của Đất nước, yêu cầu của công tác Bảo hộ lao động là hết sức to lớn, phải khắc phục những tồn tại về an toàn vệ sinh lao động đồng thời phải đón đầu những yêu cầu mới về an toàn vệ sinh lao động phát sinh trong điều kiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước. Thực tế đó đang đòi hỏi cùng với sự tăng cường đầu tư cho công tác Bảo hộ lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về Bảo hộ lao động, phải phát động một phong trào quần chúng mạnh mẽ rộng khắp về Bảo hộ lao động.
54 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1111 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Tăng cường đầu tư cho công tác Bảo hộ lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về Bảo hộ lao động, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Lao động là một hoạt động quan trọng nhất của con người. Nhờ có lao động mà con người dần hoàn thiện mình và tạo ra của cải vật chất, các giá trị tinh thần của xã hội, đáp ứng nhu cầu của cầu người. Lao động có năng xuất, chất lượng hiệu quả là nhân tố quyết định sự phát triển của Đất nước.
Trong những năm qua sự đổi mới về đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước đã đạt được thành tựu to lớn trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội, tạo tiền đề để hoàn thành sự nghiệp Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá.
Hoạt động Bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động lao động sản xuất của con người. Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động với mục tiêu bảo đảm an toàn cho người lao động, tránh khỏi yếu tố có hại phát sinh trong quá trình sản xuất, đảm bảo sức khoẻ cho người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, thúc đẩy phát triển kinh tế Đất nước. Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước ta, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội.
Với tình hình hiện nay của Đất nước, yêu cầu của công tác Bảo hộ lao động là hết sức to lớn, phải khắc phục những tồn tại về an toàn vệ sinh lao động đồng thời phải đón đầu những yêu cầu mới về an toàn vệ sinh lao động phát sinh trong điều kiện Công nghiệp hoá, hiện đại hoá Đất nước. Thực tế đó đang đòi hỏi cùng với sự tăng cường đầu tư cho công tác Bảo hộ lao động, nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước về Bảo hộ lao động, phải phát động một phong trào quần chúng mạnh mẽ rộng khắp về Bảo hộ lao động.
Phần thứ I: Tổng quan về bảo hộ lao động
Chương I: Những khái niệm cơ bản về bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động
Bảo hộ lao động là các hoạt động đồng bộ trên tên các mặt luật pháp, tổ chức, hành chính, kinh tế-xã hội, khoa học kỹ thuật nhằm cải thiện điều kiện lao động, nhằm ngăn ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ cho người lao động.
Hoạt động của Bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất và công tác của con người và BHLĐ phát triển phụ thuộc vào nền kinh tế - khoa học - công nghệ và nhu cầu phát triển của mỗi nước. Bảo hộ lao động là yêu cầu tất yếu khách quan để bảo vệ người lao động, yếu tố chủ yếu và năng động nhất của lực lượng sản xuất xã hội. ở Việt Nam công tác Bảo hộ lao động được quan tâm ngay từ khi thành lập nước. Hơn nhiều năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chỉ thị, nghị quyết và văn bản pháp luật chỉ đạo công tác Bảo hộ lao động của nước ta.
Điều kiện lao động
Là tổng thể các yếu tố về tự nhiên, xã hội, kinh tế và kỹ thuật được biểu hiện thông qua các công cụ, và phương tiện lao động, đối tượng lao động, quá trình công nghệ, môi trường lao động và sự sắp xếp bố trí chúng trong không gian vâ thời gian, sự tác động qua lại của chúng trong mối quan hệ với người lao động tại chỗ làm việc, tạo nên một điều kiện nhất định cho con người trong quá trình lao động. Tình trạng tâm lý của người lao động trong khi làm việc cũng được coi là một yếu tố gắn liền với điều kiện lao động.
Công cụ và phương tiện lao động bao gồm máy móc, thiết bị tinh vi, hiện đại,
chỗ làm việc.
Đối tượng lao động của con người rất đa dạng, phong phú từ những loại rất đơn
giản không gây ảnh hưởng xấu đến những loại độc hại gây nguy hiểm tới người lao động như dòng điện, hoá chất, vật liệu phóng xạ, vật liệu nổ.
Quá trình công nghệ trong sản xuất có thể hết sức thủ công, thô sơ do đó mà
người lao động phải làm việc nặng nhọc, phải thường xuyên tiếp xúc với yếu tố độc
hại, nguy hiểm dễ gây tai nạn lao động.
Môi trường lao động là nơi mà ở đó con người trực tiếp làm việc. Tại đây thường
xuất hiện nhiều yếu tố có thể rất tiện nghi thuận lợi cho con người có thể ảnh
hưởng xấu đến người lao động: nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, ánh sáng thiếu, độ ẩm lớn , nồng độ bụi cao...
Các yếu tố xuất hiện trong môi trường lao động là do quá trình hoạt động của máy móc, thiết bị, do tác động và sự thay đổi của đối tượng lao động đồng thời còn do tác động của các yếu tố thiên nhiên.
Tình trạng tâm lý của người lao động trong khi làm việc là một yếu tố chủ quan
rất quan trọng, đôi khi lại chính là nguyên nhân để xảy ra sự cố dẫn đến tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho chính bản thân họ và người xung quanh.
Tổng hòa biểu hiện đó tạo nên điều kiện lao động cụ thể, có thể rất tiện nghi, thuận lợi song cũng có thể cũng bất tiện nghi và là nguyên nhân gây tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Vì vậy khi đánh điều kiện lao động của cơ sở sản xuất, của một nghành nào đó cần phải xem xét các biểu hiện nói trên để từ đó có các kết luận chính xác và đưa ra các giải pháp kiến nghị nhằm cải thiện điều kiện lao động cho công nhân đó là nội dung quan trọng của công tác Bảo hộ lao động.
Các yếu tố nguy hiểm có hại
Trong điều kiện lao động cụ thể bao giờ cũng xuất hiện những yếu tố ảnh hưởng xấu, có hại và nguy hiểm có nguy cơ gây ra tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
Các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất thường đa dạng và có rất nhiều loại:
Các yếu tố vật lý: nhiệt độ, độ ẩm, bụi, tiếng ồn, rung động, ánh sáng...
Các yếu tố hoá học: các chất độc, hơi độc, bụi, khí độc, chất phóng xạ.
Các yếu tố vi sinh vật: vi khuẩn, nấm, siêu vi trùng, các loại ký sinh trùng, côn trùng.
Các yếu tố bất lợi về tư thế lao động, không tiện nghi: không gian nhà xưởng,
môi trường vệ sinh, các yếu tố gây mất thuận lợi cho tâm lý.
Xác định rõ nguồn gốc, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại
đối với con người từ đó đề ra các biện pháp để làm giảm, tiến đến loại trừ các yếu tố là nội dung quan trọng nhất để cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động.
1.4 Tai nạn lao động
Là tai nạn xảy ra do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại trong lao động gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận hay chức năng nào của cơ thể người lao động hoặc gây tử vong trong quá trình lao động gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động (trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn
sau khi làm việc).
Được coi là tai nạn lao động trong các trường hợp:
Người lao động đi từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại.
Khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết mà luật lao động qui định và
theo nội qui lao động của cơ sở cho phép: nghỉ giải lao, ăn bồi dưỡng hiện vật, vệ sinh cho co bú... và phải thực hiện theo thời điềm và thời gian hợp lý.
Tai nạn lao động được chia làm 3 loại:
Tai nạn lao động chết người: người bị tai nạn chết ngay tại nơi xảy ra tai nạn lao
động, chết trên đường đi cấp cứu, chết trong thời gian điều trị, chết do tái phát của vết thương do tai nạn gây nên.
Tai nạn lao động nặng: người bi tai nạn ít nhất một trong nhưỡng chấn thương
theo qui định của thông tư 03/TTLT/BLĐTBXH-BYT-TLĐLĐVN.
Tai nạn lao động nhẹ: tai nạn lao động không thuộc hai loại trên.
Đánh giá tình hình lao động, người ta sử dụng "hệ số tần suất lao động" - K: là số tai nạn lao động trên 1000 người trong một năm. Cách tính K theo tai nạn lao động trên 1000 người trong năm hoặc số tai nạn lao động trong 1 triệu giờ làm việc.
Trong đó:
n: Số tai nạn lao động.
N: Tổng số người lao động
K được tính cho một đơn vị, một địa phương, một ngành hoặc chung cả nước nếu n và N được tính cho đơn vị, địa phương, ngành hoặc chung cả nước tương ứng.
K là hệ số tần suất tai nạn lao động chết người nếu n là số tai nạn lao động chết người.
1.5 Bệnh nghề nghiệp
Bệnh nghề nghiệp là một hiện trạng bệnh lý mang tính chất đặc trưng nghề nghiệp hoặc liên quan đến nghề nghiệp mà nguyên nhân sinh bệnh do tác hại thường xuyên và kéo dài của điều kiện lao động xấu. Cũng có thể nói rằng là sự yếu dần sức khoẻ, gây nên bệnh tật cho người lao động do tác động của các yếu tố có hại phát sinh trong sản xuất lên cơ thể người lao động.
Từ khi có lao động, con người cũng bắt đầu chịu ảnh hưởng của tác hại nghề
nghiệp và do đó bị bệnh nghề nghiệp. Người công nhân bị bệnh nghề nghiệp cần được hưởng chế độ đền bù về mặt vật chất để bù đắp phần nào cho họ về sự thiệt hại, giúp họ khôi phục sức khoẻ hoặc đảm bảo cho họ phần thu nhập mà do bị bệnh nghề nghiệp, mất đi phần sức lao động nên họ mất đi phần thu nhập đó. Vì vậy chế độ đền bù cho người lao động bị mắc bệnh nghề nghiệp ra đời.
Mỗi quốc gia đều công nhận những bệnh nghề nghiệp ở nước mình và ban hành chế độ đền bù hoặc chế độ bảo hiểm nghề nghiệp có khác nhau. ở Việt Nam năm 1976 công nhận 8 bệnh nghề nghiệp, 1991 bổ xung thêm 8 bệnh nghề nghiệp, 1997 bổ xung thêm 5 bệnh nghề nghiệp và hiện có 21 bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm ở nước ta.
Bao gồm các bệnh sau:
- Bệnh bụi phổi silic
- Bệnh bụi phổi do amiăng
- Bệnh bụi phổi bông
- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất của chì
- Bệnh nhiếm độc bengen và đồng đẳng của bengen
- Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và hợp chất của thuỷ ngân
- Bệnh nhiễm độc mangan và hợp chất của mangan
- Bệnh nhiễm độc TNT
- Bệnh nhiễm độc tia phóng xạ và tia X
- Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn
- Bệnh rung chuyển nhgề nghiệp
- Bệnh xạm da nghề nghiệp
- Bệnh loét da, bệnh loét vách ngăn mũi, viêm da, chàm tiếp xúc
- Bệnh lao nghề nghiệp
- Bệnh viêm gan do vi rút nghề nghiệp
- Bệnh do Leptospia nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc asen và hợp chất asen nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc nicôtin nghề nghiệp
- Bệnh nhiễm độc hoá chất trừ sâu nghề nghiệp
- Bệnh giảm áp nghề nghiệp
- Bệnh viêm phế quản mãn tính nghề nghiệp.
Chương II: Mục đích và ý nghĩa của công tác
Bảo hộ lao động
2.1 Mục đích của công tác Bảo hộ lao động
Mục đích của công tác Bảo hộ lao động là thông qua các biện pháp về, tổ chức, hành chính, kinh tế xã hội để loại trừ các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất tạo nên một điều kiện lao động tiện nghi, thuận lợi và ngày càng một cải thiện tốt hơn để ngăn ngừa tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, hạn chế ốm đau, giảm sút sức khoẻ cũng như những thiệt hại khác đối với người lao động, nhằm đảm bảo an toàn, bảo vệ sức khoẻ và tính mạng cho người lao động, trực tiếp góp phần bảo vệ và phát triển lực lượng sản xuất, tăng năng suất lao động.
Một mặt của công Bảo hộ lao động là góp phần bảo vệ chăm lo sức khoẻ cho người lao động, mang lại hạnh phúc cho gia đình và bản thân người lao động. Công tác BHLĐ có một hệ quả xã hội và nhân đạo sâu sắc.
2.2 ý nghĩa
Bảo hộ lao động là một chính sách kinh tế xã hội lớn của Đảng và Nhà nước, là một nhiệm vụ quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta. Vì hoạt động Bảo hộ lao động gắn liền với hoạt động sản xuất của con người, khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động vì mục tiêu đảm bảo an toàn cho người lao động, tạo môi trường làm việc thuận lợi, góp phần nâng cao năng suất lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế Đất nước. Là yêu cầu tất yếu khách quan của sản xuất đồng thời cũng vì sức khoẻ và vì hạnh phúc của con người nên nó mang ý nghĩa chính trị, xã hội nhân đạo sâu sắc. Hoạt động Bảo hộ lao động không những vì con người mà còn vì sự nghiệp phát triển của Đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, tất cả là vì dân do dân, dân chủ và bình đẳng.
Chương III: tính chất của công tác Bảo Hộ Lao Động
Để đạt được mục tiêu kinh tế xã hội, công tác Bảo hộ lao động phải mang đầy đủ 3 tính chất sau:
Tính khoa học kỹ thuật
Nhằm loại trừ các yếu tố nguy hiểm có hại, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đều phải xuất phát từ những cơ sở khoa học và bằng các biện pháp khoa học kỹ thuật, các hoạt động điều tra khảo sát, phân tích điều kiện lao động, đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố có hại đến cơ thể người lao động, cho đến việc xử lý ô nhiễm môi trường, các giải pháp kỹ thuật an toàn đều là những hoạt động khoa học, sử dụng phương tiện, dụng cụ khoa học và do cán bộ khoa học đảm nhận.
Tính pháp luật.
Bảo hộ lao động mang tính pháp luật thể hiện ở chỗ muốn cho các giải pháp khoa học kỹ thuật, các biện pháp tổ chức và xã hội về Bảo hộ lao động được thực hiện thì phải thể chế hoá chúng thành luật lệ, chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định hướng dẫn để mọi cấp quản lý, mọi tổ chức và mọi cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện. Đồng thời phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, khen thưởng và xử phạt kịp thời thì công tác Bảo hộ lao động mới được tôn trọng và có hiệu quả thiết thực
Tính quần chúng
Bảo hộ lao động mang tính quần chúng rộng rãi vì tất cả mọi người lao động kể cả người sử dụng lao động đều là đối tượng cần dược bảo vệ đồng thời họ cũng là chủ thể phải tham gia vào việc tự bảo vệ mình và bảo vệ người khác. Mọi hoạt động của công tác Bảo hộ lao động chỉ có kết quả khi mọi cấp quản lý, mọi người sử dụng lao động, đông đảo cán bộ khoa học kỹ thuật và người công nhân lao động biết tự giác và tích cực thực hiện các luật lệ và chế độ chính sách, tiêu chuẩn, qui định biện pháp để cải thiện điều kiện làm việc, phòng chống tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Bảo hộ lao động là hoạt động hướng về cơ sở và vì con người trước hết là người lao động.
Chương IV: Nội dung của công tác Bảo Hộ Lao Động
Nội dung của công tác Bảo hộ lao động gồm 3 nội dung chủ yếu sau:
Nội dung về khoa học kỹ thuật.
Nội dung về xây dựng và thực hiện luật pháp, chế độ chính sách và tiêu chuẩn
qui định về Bảo hộ lao động và tổ chức quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động.
Những nội dung về giáo dục huấn luyện Bảo hộ lao động và vận động quần
chúng làm tốt công tác Bảo hộ lao động.
4.1 Nội dung về khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động
Khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động là lĩnh vực khoa học rất tổng hợp và liên ngành, được hình thành và phát triển trên cơ sở khoa học kỹ thuật kết hợp và sử dụng thành tựu của nhiều ngành khoa học khác nhau, từ khoa học tự nhiên ( toán, lý, hoá, sinh vật học...), khoa học kỹ thuật chuyên ngành ( y học lao động, thông gió và điều hoà không khí, kỹ thuật chiếu sáng, kiến trúc âm học, kỹ thuật điện, cơ học ứng dụng, chế tạo máy, tự động hoá...) đến các ngành khoa học về kinh tê xã hội ( kinh tế lao động, luật học, xã hội học, tâm lý học...). Phạm vi, ứng dụng và đối tượng nghiên cứu cũng rất cụ thể gắn liền với điều kiện khí hậu, đặc điểm tự nhiên và con người cũng như điều kiện sản xuất và tình hình của mỗi nước.
Nội dung khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động gồm: y học lao động, kỹ thuật vệ sinh, kỹ thuật an toàn và phương tiện bảo vệ cá nhân. Kỹ thuật phòng chống cháy nổ cũng được coi là một bộ phận quan trọng của công tác Bảo hộ lao động liên quan mật thiết đến lĩnh vực kỹ thuật an toàn.
4.1.1 Khoa học về y học lao động.
Khoa học về y học lao động có nhiệm vụ đi sâu khảo sát đánh giá các yếu tố nguy hiểm và có hại phát sinh trong sản xuất, công tác, nghiên cứu ảnh hưởng của chúng đến cơ thể người lao động ( biến đổi về chức năng sinh lý, sinh hoá, tâm sinh lý...). Từ đó y học lao động đề ra các tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yếu tố có hại, đề ra các chế độ lao động, nghỉ ngơi hợp lý, đề suất biện pháp y sinh học và phương hướng cho các giải pháp để cải thiện điều kiện lao động và đánh giá hiệu quả của các giải pháp đó, thông qua việc đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, so sánh trước và sau khi có giái pháp. Khoa học y học lao động có nhiệm vụ quản lý, theo dõi tình hình sức khoẻ người lao động, đề ra các tiêu chuẩn thực hiện việc khám tuyển, khám định kỳ, phát hiện sớm các BNN, khám và phân loại sức khoẻ, đề ra biện pháp phòng ngừa và điều trị BNN.
4.1.2 Khoa học về kỹ thuật vệ sinh
Khoa học về kỹ thuật vệ sinh như thông gió chống nóng và điều hoà không khí, chống bụi và hơi khí độc, chống ồn và rung động, chống ảnh hưởng của trường điện từ, chống phóng xạ, kỹ thuật chiếu sáng v.v... là những lĩnh vực khoa học chuyên ngành đi sâu nghiên cứu ứng dụng các giải pháp khoa học kỹ thuật để loại trừ các yếu tố có hại trong sản xuất, nhằm xử lý và cải thiện môi trường lao động để nó được trong sạch và tiện nghi hơn, nhờ đó người lao động làm việc thấy dễ chịu, thoải mái và có năng suất cao hơn, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cũng giảm đi.
4.1.2.1 Kỹ thuật thông gió:
Mục tiêu của kỹ thuật thông gió là làm sạch khí thải trước khi thải vào bầu khí quyển, đảm bảo và cải thiện điều kiện vi khí hậu bên trong công trình với các thông số như nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc chuyển động của không khí tiện lợi hơn với con người và theo yêu cầu đòi hỏi của công nghệ sản xuất, đồng thời làm sạch môi trường không khí trong nhà khỏi các yếu tố nguy hiểm có hại như bụi, hơi khí độc.
4.1.2.2 ồn rung
Tiếng ồn và rung động là một trong các yếu tố của môi trường lao động tác động xấu đến con người khi làm việc. Theo tiêu chuẩn Việt Nam thì mức ồn cho phép là 90dBA.Nghiên cứu các biện pháp làm giảm tiếng ồn là một nhiệm vụ quan trọng trong công tác nghiên cứu các ứng dụng của khoa học kỹ thuật Bảo hộ lao động vào sản xuất, giúp người lao động tránh được tác hại xấu do tác động của tiếng ồn và rung động. Có rất nhiều biện pháp làm giảm tiếng ồn, biện pháp hữu hiệu nhất là sử dụng dây truyền công nghệ hiện đại, tiên tiến. Với tình hình của nước ta thì việc áp dụng các biện pháp đó là một thách thức lớn. Do vậy cần phải có các biện pháp chủ động làm giảm tác hại của tiếng ồn và rung động cho công nhân.
4.1.2.3 Kỹ thuật chiếu sáng
Kỹ thuật ánh sáng là một lĩnh vực kỹ thuật tổng hợp, nghiên cứu các qui luật
phát sinh biến đổi, phân bố lan truyền ánh sáng và những tác động của nó đến cơ
thể con người.
Nhiệm vụ của kỹ thuật chiếu sáng là tạo ra dược một môi trường ánh sáng tiện nghi cho các hoạt động thị giác, chống lại sự mệt mỏi trong hoạt động nhưng lại gây hưng phấn cho hoạt động, nâng cao nhận thức thẩm mỹ, tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp một phần góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
4.1.2.4 An toàn phóng xạ
Hiện nay bức xạ đang được sử rộng rãi trong các nghành kinh tế quốc dân và
mang lại những lợi ích to lớn, góp phần thúc đẩy khoa học công nghệ phát triển. Nhưng do tính nguy hiểm độc hại đặc biệt là của bức xạ nên trong quá trình sử dụng các chất phóng xạ luôn phải đi kèm với các biện pháp an toàn để bảo vệ con người và môi trường xung quanh.
Do tính độc hại nguy hiểm đặc biệt của các nguồn bức xạ đối với cơ thể sống nên với việc triển khai kỹ thuật bức xạ phải có những biện pháp đảm bảo an toàn để hạn chế và ngăn ngừa tác hại của bức xạ đối với sức khoẻ con người và bảo vệ môi trường. Trong khi thao tác với các nguồn bức xạ cần phải chú ý đến các vấn đề: An toàn khi làm việc với nguồn phóng xạ, an toàn khi làm việc với các thiết bị X-quang y tế và tính toán màn che chắn bảo vệ. Khi thao tác với các nguồn phóng xạ chỉ được tiến hành trong các điều kiện thích hợp giảm thời giảm tiếp xúc với nguồn và giữ khoảng cách từ nơi thao tác đến nguồn bức xạ.
4.1.3 Kỹ thuật an toàn
Kỹ thuật an toàn là một hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm gây chấn thương trong sản xuất với người lao động.
Nhiệm vụ của kỹ thuật an toàn là nghiên cứu nguyên nhân gây ra các chấn thương trong sản xuất, đề ra các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa hạn chế loại trừ tai nạn lao động. Các biện pháp kỹ thuật an toàn gắn liền với quá trình sản xuất, vì vậy khi nghiên cứu các biện pháp an toàn cần đi đôi với việc sản xuất. Cần đi sâu nghiên cứu đánh giá tình trạng an toàn của thiết bị và quá trình sản xuất, đề ra những yêu cầu an toàn cho người thiết kế và thi công các thiết bị, cơ cấu an toàn , cơ cấu che chắn bảo vệ con người khi làm việc với những thiết bị máy móc nguy hiểm, ngoài ra cần phải đưa ra các tiêu chuẩn qui định, chỉ dẫn cho từng loại thiết bị và qui trình công nghệ để buộc người lao động phải tuân theo trong khi làm việc.
4.1.3.1 Thiết bị áp lực
Thiết bi áp lực là những thiết bị chọn bộ, đơn lẻ ( máy nén khí, bình sinh khí axêtylen, chai chứa khí...) nhưng cũng có thể là hệ thống tổ hợp các thiết bị ( lò hơi, hệ thống làm lạnh, thiết bị sản xuất khí ôxy...).
Do tính nguy hiểm của thiết bị nên ki sử dụng luôn phải tìm hiểu rõ qui trình vận hành của thiết bị, trước khi đem vào sử dụng cần kiểm tra nghiêm ngặt về tình trạng kỹ thuật, vận hành thử và trong qua trình sử dụng phải liên tục kiểm tra về chất lượng thiết bị như các cơ cấu làm việc vận hành an toàn, có tín hiệu, biển báo nguy hiểm...
4.1.3.2 Kỹ thuật an toàn điện.
Trong quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, việc sản xuất và sử dụng điện ngày càng tăng. Đặc điểm lớn nhất của nhất của năng lượng điện là việc sản xuất và tiêu thụ đồng thời, máy phát và hộ tiêu thụ được nối trong một hệ thống điện thống nhất, vì vậy khi có sự cố là ảnh hưởng đến cả hệ thống điện. Mặt khác nhu cầu sử dụng điện là rất phổ biến, kết hợp với nhiều loại thiết bị mà con người chưa hiểu được hết mức độ nguy hiểm của chúng, dễ gây ảnh hưởng đến tính mạng con người. Huấn luyện kỹ thuật an toàn điện là hết sức cần thiết, đảm bảo sử dụng điện tiết kiệm, vừa an toàn cho con người, thiết bị nhà xưởng, góp phầnvận hành an toàn hệ thống điện.
4.1.3.3 Kỹ thuật an toàn thiết bị nâng.
Thiết bị nâng là một trong những công cụ quan trọng được sử dụng trong quá trình sản xuất đặc biệt là các ngành xây dựng, hải cảng, khai thác khoáng sản... Nhiệm vụ của kỹ thuật an toàn thiết bị nâng là nhằm tránh để xảy ra tai nạn lao động, vận hành một cách an toàn, đúng trình tự theo qui định.
4.1.3.4 An toàn hoá chất.
Hiện nay, có rất nhiều laọi hoá chất được sử dụng trong sản xuất, cùng với sự phát triển cả về chất lượng lẫn chủng loại là sự gia tăng về số vụ tai nạn lao động do ảnh hưởng của các hóa chất độc hại. Nguyên nhân của sự nhiễm độc háo chất độc hại là do thiết bị máy móc lắp không kín, không hoàn chỉnh, thiết bị thủ công,
công nghệ lạc hậu và điều đặc biệt là vi phạm các qui trình qui phạm an toàn.
Do vậy, nhằm khắc phục tình trạng trên cần thay bằng đổi công nghệ sản xuất liên tục, cơ giới hoá tự động hoá các khâu sản xuất nguy hiểm, hệ thống dẫn truyền cần được bị kín, tránh các thao tác thủ công... Bên cạnh đố có thể thay thế bằng các hoá chất ít độc hơn.
4.1.3.5 Kỹ thuật an toàn phòng chống cháy nổ.
Cơ sở của các quá trình cháy nổ của khí cháy và nhiên liệu lỏng là các phản ứng ôxi hoá khử, là sự kết hợp của chất cháy và chất ôxi hoá. Do vậy trong quá trình bảo quản và vận chuyển các chất có nguy cơ gây cháy nổ là rất cần thiết, tuỳ vào từng điều kiện mà có các biện pháp kỹ thuật nhằm tránh để xảy ra sự cố, gây ra tai nạn lao động.
4.1.4 Khoa học về phương tiện bảo vệ cá nhân.
Ra đời với nhiệm vụ nghiên cứu thiết kế, chế tạo những phương tiện bảo vệ cá nhân người lao động để sử dụng trong sản xuất nhằm chống lại ảnh hưởng của các yếu tố nguy hiểm và có hại trong sản xuất, khi mà các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh và kỹ thuật an toàn không được giải quyết.
Ngày nay trong nhiều nghành sản xuất, đã có nhiều loại phương tiện bảo vệ cá nhân như mũ chống chấn thương sọ não, mặt nạ lọc hơi khí độc, các loại kính bảo mắt chống bức xạ, quần áo chống nóng, chống độc, kháng áp, các loại bao tay, dây an toàn, ủng cách điện... là những phương tiện thiết yếu, được coi như những công cụ không thể thiếu được trong quá trình lao động.
Trong những năm gần đây, với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, nhiều nghành khoa học ra đời và được ứng dụng có hiệu quả vào công tác Bảo hộ lao động như điện tử, tin học... Nghành khoa học Ecgonomi đi sâu nghiên quan hệ giữa con người và thiết bị máy móc, môi trường để sao cho con người làm việc trong một môi trường tiện nghi và thuận lợi, đồng thời đảm bảo an toàn lao động, giảm nặng nhọc, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động.
4.2 Nội dung xây dựng thực hiện các văn bản pháp luật về Bảo hộ lao động và tăng cường quản lý Nhà nước về Bảo hộ lao động.
Công tác Bảo hộ lao động là một lĩnh vực rộng lớn, liên nghành, được đề cập trong tất cả các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, dịch vụ do vậy việc nghiên cứu và ban hành các văn bản pháp luật về Bảo hộ lao động là rất cần thiết. Hệ thống các văn bản pháp luật có liên quan đến lĩnh Bảo hộ lao động bao gồm:
* Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam ( 1992 ), trích các Điều 10; 56; 61; 63.
* Luật:
- Bộ luật lao động (23/6/1994 ), trích chương IX: An toàn lao động - Vệ sinh lao động.
- Bộ luật hình sự, trích các điều 190; 191; 192;194; 195; 220.
- Luật Công đoàn ( 30/6/1990 ), trích các Điều: 5; 6. 9.
- Luật bảo vệ sức khoẻ nhân dân ( 30/6/1989 ), trích các Điều 9; 10; 14.
- Luật bảo vệ môi trường ( 27/12/1993 ) trích các Điều 6; 17; 18; 23; 25; 28; 30; 32; 42; 49; 50.
- Luật phòng cháy và chữa cháy ( ban hành ngày 29/6/2001 và có hiệu lực từ ngày 4/10/2001 ).
* Nghị quyết của đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam về việc cải tiến nội dung và phương thức hoạt động của tổ chức Công đoàn trong công tác Bảo hộ lao động.
* Nghị định:
- Nghị định 06/CP ( 20/1/1995 ) của Chính phủ qui định chi tiết một số điều của Bộ luật lao động về AT-VSLĐ.
- Nghị định 133/HĐBT ngày 20/4/1991 của Hội đồng Bộ trưởng hướng dẫn thi hành Luật Công đoàn, trích các Điều: 9; 12.
- Nghị định 220/CP ( 28/12/1961 ) của Hội đồng Chính phủ về việc thi hành Pháp lệnh qui định quản lý của nhà nước đối với công tác Phòng cháy và chữa cháy.
- Nghị định 195/CP ( 31/12/1997 ) của Chính phủ về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi.
- Nghị
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 100737.doc