Đề tài Sự ra đời và quá trình hoạt động và một số giải pháp, kiến nghị hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước trong những năm qua đó và đang kéo theo hàng loạt những thay đổi tích cực tạo nên những cơ sở quan trọng ban đầu để tiến tới một thị trường tài chính, nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế một cỏch bền vững.

Nhu cầu xây dựng và phát triển đất nước đũi hỏi ngày càng nhiều vốn. Bờn cạnh vốn của Nhà nước, cần phải huy động vốn nhàn rỗi của dân cư ở trong nước và của nước ngoài. Một trong những giải pháp để huy động được, khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước, khuyến khích dân cư tiết kiệm và thu hút mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư, thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài; đó là thị trường chứng khoán.

Thị trường vốn nói chung và thị trường chứng khoán nói riêng là một thực thể phức tạp và là hỡnh thức phát triển cao của nền kinh tế thị trường. Đối với nước ta, những vấn đề này đang cũn mới mẻ, chỳng tụi nghiờn cứu đề tài này với huy vọng được đóng góp một phần nhỏ bé những suy nghĩ, ý kiến của bản thõn về thị trường chứng khoán và một số giải pháp cơ bản cho sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đi đến đánh giá, kết luận về quá trình hoạt động, phát triển và những giải pháp, kiến nghị để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam

Kết cấu của đề tài gồm 3 chương:

Chương I : Một số nét khái quát về thị trường chứng khoán.

Chương II : Sự ra đời và quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.

Chương III : Một số giải pháp, kiến nghị hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.

 

doc33 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 954 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Sự ra đời và quá trình hoạt động và một số giải pháp, kiến nghị hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Cụng cuộc đổi mới kinh tế của đất nước trong những năm qua đó và đang kộo theo hàng loạt những thay đổi tớch cực tạo nờn những cơ sở quan trọng ban đầu để tiến tới một thị trường tài chớnh, nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng và phỏt triển kinh tế một cỏch bền vững. Nhu cầu xõy dựng và phỏt triển đất nước đũi hỏi ngày càng nhiều vốn. Bờn cạnh vốn của Nhà nước, cần phải huy động vốn nhàn rỗi của dõn cư ở trong nước và của nước ngoài. Một trong những giải phỏp để huy động được, khơi dậy mọi nguồn vốn trong nước, khuyến khớch dõn cư tiết kiệm và thu hỳt mọi nguồn vốn nhàn rỗi vào đầu tư, thu hỳt vốn đầu tư từ nước ngoài; đú là thị trường chứng khoỏn. Thị trường vốn núi chung và thị trường chứng khoỏn núi riờng là một thực thể phức tạp và là hỡnh thức phỏt triển cao của nền kinh tế thị trường. Đối với nước ta, những vấn đề này đang cũn mới mẻ, chỳng tụi nghiờn cứu đề tài này với huy vọng được đúng gúp một phần nhỏ bộ những suy nghĩ, ý kiến của bản thõn về thị trường chứng khoỏn và một số giải phỏp cơ bản cho sự ra đời và hoạt động của thị trường chứng khoỏn ở Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để đi đến đánh giá, kết luận về quá trình hoạt động, phát triển và những giải pháp, kiến nghị để hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam Kết cấu của đề tài gồm 3 chương: Chương I : Một số nét khái quát về thị trường chứng khoán. Chương II : Sự ra đời và quá trình hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam. Chương III : Một số giải pháp, kiến nghị hình thành và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam. CHƯƠNG I Một số nét khái quát về thị trường chứng khoán I. Khái niệm, chức năng, vai trò của thị trường chứng khoán. 1.1. Khái niệm chứng khoán và thị trường chứng khoán. 1.1.1. Khái niệm chứng khoán. Chứng khoán là một danh từ chung để chỉ các loại chứng thư cổ phiếu, trái phiếu, kỳ phiếu. - Cổ phiếu: Là loại chứng thư chứng mình quyền sở hữu của một số cổ đông đối với doanh nghiệp cổ phần. Cổ đông là người có cổ phần thể hiện bằng cổ phiếu. Người có cổ phiếu có các quyền hạn và trách nhiệm đối với Công ty; được chia lời theo kết quả kinh doanh; được quyền bầu cử vào ban quản lý, ban kiểm soát và phải chịu trách nhiệm về sự lỗ lãi, phá sản của Công ty. - Trái phiếu: Là một loại chứng thư xác nhận quyền làm chủ một món nợ của sở hữu chủ (trái chủ) đối với đơn vị phát hành. Trái phiếu là loại chứng khoán có lợi tức cố định, được ấn định trước được gọi là lãi suất. Trái phiếu chỉ được hoàn trả khi đến hạn trái phiếu do các doanh nghiệp phát hành, có thể là doanh nghiệp quốc doanh hoặc tư doanh là cổ phần. - Kỳ phiếu : Là chứng thư của ngân khổ phát hành nhằm để Chính phủ (hoặc có thể là chính quyền địa phương) vay tiền của dân chúng và của các ngân hàng thương mại, các doanh nghiệp, kỳ phiếu có thời hạn trả nhất đinh, có thể là ngắn hạn (dưới 12 tháng), có thể là dài hạn (trên 1 năm). Kỳ phiếu là một biện pháp tiền tệ được ứng dụng đế ứng phó với nhu cầu về tài chính quốc gia hoặc chính quyền địa phương. Mệnh giá kỳ phiếu tuỳ theo nhu cầu tài chính của cấp chính quyền phát hành. Theo khoản 1 điều 2 Nghị định chính phủ số 48/1998/ND - CP ngày 11//1998 về chứng khoán và thị trường chứng khoán thì "Chứng khoán là chứng chỉ hoặc bút toán ghi sổ, xác nhận các quyền và lợi ích lợi pháp của người sở hữu chứng khoán đối với tài sản hoặc vốn của tổ chức phát hành. Chứng khoán bao gồm: a, Cổ phiếu. b, Trái phiếu. c, Chứng chỉ quý đầu tư. d, Các loại chứng khoán khác ". 1.1.2. Khái niệm thị trường chứng khoán (TTCK). TTCK không phải là cơ quan mua vào bán ra các loại chứng khoán. TTCK chỉ là nơi giao dịch, ở đó việc mua bán chứng khoán được thực hiện bởi những người môi giới chứng khoán. Như vậy TTCK không phải là nơi giao dịch mua bán ra các loại chứng khoán của những người muốn mua hay bán chứng khoán mà là của những người môi giới, TTCK cũng không liên quan đến giá cả các loại chứng khoán. Giá chứng khoán được hình thành theo hệ thống bán đâú giá hai chiều; Người môi giới mua cạnh tranh với những người môi giới mua khác để đạt được giá thấp nhất, người môi giới bán cạnh tranh với những người môi giới khác để đạt được giá cao nhất. TTCK là thị trường tư do mang tính tự do nhất trong các loại thị trường. TTCK chính thức được thể hiện bằng sở giao dịch chứng khoán (sở chứng khoán). Thông thường trong một sở giao dịch chứng khoán có hai loại thị trường cùng đồng thời tham gia gọi là cơ cấu của một thị trường chứng khoán, gồm thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp. - Thị trường sơ cấp : Là thị trường mà ở đó các loại chứng khoán được phát hành ra lần đầu, nhằm mục đích: Tạo lập doanh nghiệp cổ phần; doanh nghiệp huy động thêm vốn; các cấp chính quyền phát hành kỳ phiếu. - Thị trường thứ cấp là thị trường mà ở đó các loại chứng khoán đã được phát hành (qua thị trường sơ cấp) được đưa ra mua bán lại các nhà đầu tư có thể bán chứng khoán vào bất kỳ lúc nào, hình thức này linh hoạt, mềm dẻo hơn so với tín dụng thông thường. 1.2.2. Chức năng của thị trường chứng khoán. TTCK ra đời ở thế kỷ 15,16 ở một số nước Châu Âu, tồn tại và phát triển ra khắp thế giới như ngày nay, nó đã chứng tỏ sự cần thiết cho đời sống kinh tế - xã hội của các nước. Vì vậy chức năng và nhiệm vụ của TTCK là : - TTCK được xem như là các cầu vô hình nối liền giữa người thừa vốn và người thiếu vốn, để họ giúp đỡ nhau thông qua việc mua bán cổ phiếu; hay nói cách khác, TTCK sinh ra để huy động vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế, bỏ vào phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm cho người lao động, giảm thất nghiệp, góp phần ổn định đời sống dân cư, xã hội. - TTCK đóng vai trò tự động điều hoà vốn giữa nơi thừa sang nơi thiếu vốn. Vì vậy, nó góp phần giao lưu và phát triển kinh tế. Mức điều hoà này phụ thuộc vào quy mô hoạt động của từng TTCK. - TTCK bảo đảm thông tin chính xác, kịp thời (cho các nhà đầu tư và các nhà kinh doanh chứng khoán) về tình hình cung cầu thị giá của từng loại trên thị trường mình và trên TTCK hữu quan. - TTCK đảm bảo cho các loại chứng khoán được phép lưu hành có nơi ma bán thuận tiện theo quy luật cung cầu như mọi hàng hoá khác. Tuy nhiên, có điều khác là "hàng hoá " ở thị trường này là các cổ phiếu, trái phiếu. Tóm lại, TTCK là hòn đá tảng lấp đi cái hỗ ngăn cách giữa cung và cầu về vốn, giữa người mua và người bán chứng khoán giữa đầu cơ nâng giá và đầu cơ hạ giá chứng khoán. Điều này được thể hiện rõ ở các Sở giao dịch chứng khoán. Đặc biệt TTCK lấp đi các hố ngăn cách giữa nhu cầu vay vốn dài hạn trong nền kinh tế và các hoạt động cho vay ngắn hạn mà nhiều nhà tư doanh thường ưa thích. Vì nó là nơi để mỗi khi các nhà tư doanh đầu tư đem vốn nhàn rỗi ra mua chứng khoán, khi không muốn đầu tư, cần tiền chi dùng, thì mang chứng khoán ra bán. Rõ ràng các hoạt động TTCK linh hoạt, mền dẻo, thuận lợi hơn nhiều so với cách huy động vốn thông qua các quỹ tiết kiệm. 1.1.3. Vai trò của TTCK. - TTCK là công vụ khuyến khích dân cư chúng tiết kiệm và sử dụng nguồn vốn tiết kiệm vào công cuộc đầu tư. - TTCK là phương tiện huy động vốn. - TTCK là công cụ làm giảm áp lực lạm phát. - TTCK có tổ chức sẽ cung cấp thông tin cần thiêt về các loại cổ p hiếu, chứng khoán cũng như khả năng sinh lời của từng loại trong tương lai. - TTCK bảo dảm tính thanh khoản. - TTCK thúc đẩy các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả kinh tế hơn. - TTCK tạo thói quen về đầu tư. - TTCK điều tiết việc phát hành cổ phiếu. - TTCK nguồn thu hút vốn từ nước ngoài. 1.2. Kinh nghiệm tổ chức phát triển TTCK ở một số nước trên thế giới. * TTCK New york Thị trường tài chính Hoa Kỳ hiện là thị trường quan trọng nhất thế giới vì số lượng tư bản được giao khoán và ảnh hưởng của nó đối với thị trường khác hoạt động thị trường Hoa Kỳ không chịu giới hạn trong phạm vi của TTCK thuần tuý, vì hơn 2/3 nghiệp vụ trên giá khoán bất động sản được thực hiện ngoài thị trường và nhất là việc phát hành chuyển nhượng chứng khoán với số lượng quan trọng và những chuyển dịch trái phiếu công. Hoa Kỳ có 14 thị trường chứng khoán, trong đó có 3 ở New york. Thị trường chứng khoán New york còn được gọi là Wall street, thị trường chứng khoán Hoa Kỳ quy tụ 2276 xí nghiệp và kể từ ngày 7/3/1962 trở thành thị trường chứng khoán Quốc gia. Tất cả đời sống chứng khoán Hoa kỳ phần lớn đều được tập trung lại thị trường New york, nơi quy tụ 15% những nghiệp vụ giao khoán chứng khoán trên toàn thể nước Mỹ. * Thị trường chứng khoán London. Thị trường chứng khoán London được thiết lập năm 1801 thị trường trở nên một bộ phận trong toàn thể bộ máy tài chính của thành phố Luân Đôn nói riêng, nước Anh nói chung và đã biến Anh quốc thành một trung tâm tài chính quốc tế. Mục đích của thị trường chứng khoán Luân Đôn là tạo ra một thị trường hữu hiệu cho việc mua, bán các chứng khoán. Thị trường còn đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp tư bản mới cho kỹ nghệ. Nhờ vậy, cuộc cách mạng kỹ nghệ xuất hiện và phát triển mạnh sang toàn thế giới. Thị trường chứng khoán Luân Đôn phát hành hàng ngày và hàng tháng cc bảng thời giá chính thức của 9400 chứng khoán. Đây là thị trường lớn nhất thế giới về phương diện chứng khoán và hội viên. * Thị trường chứng khoán Tokyo Thị trường chứng khoán Tokyo thành lập 1878. So với các thị trường chứng khoán cùng thời ở các nước trên thế giới, thì thị trường Tokyo chưa có gì nổi hơn, mãi tới sau thế chiến thứ II nó mới được nhiều người chú ý khách hàng trên thị trường này chẳng những là các nhà đầu tư kếch xù nổi tiếng, các ngân hàng, các công tỷ bảo hiểm cỡ lớn mà còn bao gồm nhiều nhà đầu tư cỡ nhỏ. Cũng như Thuỵ Sỹ, ở Nhật những hãng muốn trở thành thành viên của thị trường chứng khán nhất thiết phải được phép của Bộ tài chính. Trái với ở New york, thành viên của thị trường chứng khoán Tokyo là pháp nhân các hãng hoạt động chứng khoán ở đây thực hiện công việc củ mình thông qua các hãng trung gian và những người môi giới chuyên nghiệp được uỷ quyền với tư cách là người điều độ thị trường chứng khoán. * Thị trường chứng khoán Thái Lan Luật về thị trường chứng khoán Thái Lan BE 2517 (1974) quy định thị trường chứng khoán là một tổ chức pháp nhân không mang tính chất lợi nhuận trên cơ sở độc quyền. Các thành viên của thị trường chứng khoán bao gồm chỉ có các công ty chứng khoán đã đăng ký. Quy định được đặt ra đối với việc điều chỉnh và giám sát thị trường chứng khoán bởi các cơ quan chính phủ và đối với việc thiết lập một quỹ trợ cấp mà các thành viên phải đóng góp. Các chứng khoán có thể dưới dạng ký danh hoặc vô danh và có thể bao gồm cổ phần hoặc quyền đối với cổ phần hoặc lãi cổ phần, các trái phiếu hoặc quyền lợi đối với các trái phiếu, các công trái chính phủ hoặc các chứng khoán được chính phủ đảm bảo, các tín phiếu hoặc các cổ phần của vốn tương trợ. Các trái phiếu mỗi lần phát hành không dưới 20 triệu Bath và mệnh giá mỗi trái phiếu không dưới dưới 100 Bath, việc thanh toán trái phiếu phải được thực hiện trong vòng 3 năm và số người làm sở hữu chủ các trái phiếu không dưới 150 người. Đối với một công ty lần đầu tiên muốn đăng ký các cổ phần vô danh phải có ít nhất 200 cổ đông, mỗi cổ đông sở hữu không quá 0,5% số cổ phần phát hành thông thường (nhưng không ít hơn phần để bán) và cùng nhau sở hữu ít nhất 25% số cổ phần phát hành. * Thị trường chứng khoán Hungari Hunggari là một trong số các nước Đông Âu chuyển hướng sớm sang nền kinh tế thị trường . Do đó, thị trường chứng khoán ở đây cũng được hình thành khá lớn (vào đầu những năm 80) so với các nước xã hội chủ nghiã khác. Cơ cấu tổ chức thị trường chứng khoán được phát triển và hoàn thiện trong quá trình hình thành thị trường này các ngân hàng là nền tảng của cơ cấu ấy. Cho đến năm 1985 ngân hàng Nhà nước là người chủ yếu tổ chức thị trường chứng khoán. Sang năm 1986 Ngân hàng dân tộc Hungari và cục tiết kiệm cũng tham gia phát hành chứng khán. Tới năm 1987 các Ngân hàng thương mại tham gia lĩnh vực này và cũng bắt đầu từ đây ngân hàng Buđapet đóng vai trò người tổ chức thị trường chứng khoán, làm nhiệm vụ thống kê tất cả các trái phiếu phát hành, lập catalo xí nghiệp phát hành trái phiếu, trong đó nói rõ các điều kiện phát hành và trả nợ trái phiếu, các thông tin về tình hình kinh tế của các xí nghiệp phát hành trái phiếu. Hiện nay, thị trường chứng khán ở Hungari đang hoạt động và có tác động thật sự đến nền kinh tế của nước này, trong đó chủ yếu là thị trường trái phiếu. Thị trường cổ phiếu còn yếu, nhưng có nhiều triển vọng trong tương lai các ngân hàng thương mại được thành lập năm 1987 có ảnh hưởng tích cực đến việc hình thành và hoạt động của thị trường chứng khoán. Còn sở giao dịch chứng khoán đang trong giai đoạn trưởng thành và dần dần sẽ chiếm vị trí xứng đáng trong sinh hoạt kinh tế của nước này. * Thị trường chứng khoán Thẩm Quyến Vào 1/12/1990 thị trường chứng khoán Thẩm Quyến (SSE) đã bắt đầu các hoạt động cho thấy SSE đã dần dần phát triển thành một thị trường tiêu chuẩn hoá về quản lý và hoạt động. Hiện nay SSE đã thực hiện chuyển từ giao dịch trao tay (OTC) sang giao dịch tập trung. Vì là một trung tâm giao dịch chứng khoán SSE đóng một vai trò then chốt trong việc cải tiến phương pháp kinh doanh và đảm bảo các giao dịch được thực hiện phù hợp với 3 nguyên tắc là: cởi mở, trung thực và công bằng. Điều tốt nhất SSE đã làm là cố gắng hết sức để điện toán hoá các giao dịch ngay từ khi bắt đầu hoạt động. Hiện nay phương thức tiến hành kinh doanh là áp dụng việc kết nối mua bán tự động và hệ thống không ấn chỉ chứng khoán. Nhằm mục đích hoàn thiện cơ chế thị trường, hiện nay SSE đang trong tiến trình chuẩn bị thành lập một hệ thống thanh toán tập trung được xem như một bước quan trọng để SSE xây dựng một hệ thống giao khoán, ký thác và cất giữ tại một trung tâm. Đồng thời SSE dự định phát triển mạng lưới cmputer với ý định gia tăng hiệu quả trong việc giao dịch và computer toàn bộ hệ thống. Hiện nay SSE có hơn 23 thành viên, 3 trong số đó là những công ty ở các địa phương khác ngoài Thẩm Quyến. Hiện nay thông tin thị trường của SSE có thể được chuyển cho thượng Hải Hải Nam, Hàng Châu, Zhihai (Chu Hải) qua hệ thống mạng lưới của mình. Trong tương lai gần, SSE sẽ có thể gửi thông tin thị trường của mình đến khắp mọi miền đất nước và các cộng đồng quốc tế bằng cách sử dụng kỹ thuật thông tin qua vệ tinh tiên tiến nhất. Chúng tôi tin chắc là SSE sẽ trở thành một thị trường chứng khoán lớn nhất miền nam Trung Quốc. Khái quát kinh nghiệm của các nước cho thấy để có thị trường chứng khoán cần phải có các điều kiện chủ yếu sau: - Yếu tố con người. - Cơ sở vật chất (nền kinh tế hàng hoá phát triển) - Cơ sở kỹ thuật (hệ thống thông tin, hệ thống kế toán và các quy chế về hạch toán kinh tế thống nhất) . - Lưu thông tiền tệ ổn định. - Cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ và chặt chẽ (hệ thống luật kinh tế, quy chế hoạt động của TTCK). Cần phải khẳng định rằng có đủ điều kiện nói trên phải có thời gian và là quá trình lâu dài thực hiện các biện pháp và chủ trương của chính phủ trong sự nghiệp phát triển kinh tế. Qua kinh nghiệm của các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, TTCK ở đó cũng phải mất một thời gian dài mới có được một cơ chế hoạt động bình thường và tương đối ổn định như ngày nay. Các nước có nền kinh tế mới phát triển tương đối khá ở Đông Nam á như Đài Loan, Hồng Kông, Triều Tiên, Xingapo là những nước có nền kinh tế hướng ngoại phát triển, được sự giúp đỡ và hỗ trợ nước ngoài để có TTCK như hiện nay cũng mất vài thập kỷ. Điều đó cho thấy quá trình hình thành TTCK lâu dài, phức tạp tốn nhiều công sức trong việc tìm tòi, nghiên cứu và thiết lập các bước đi thích hợp, không nên nóng vội, vì sự nóng vội sẽ dẫn đến hậu quả sai lầm trong quá trình là hết sức nghiêm trọng. Tóm lại, qua kinh nghiệm của các nước, muốn TTCK hình thành tạo nền tảng cho sự phát triển vững mạnh lâu dài đạt các điều kiện chủ yếu kể trên. Song điều quan trọng nhất là chính phủ phải có chủ chương chính sách cụ thể, để cùng bước tạo ra các điều kiện nói trên một cách đầy đủ và đồng bộ. Do đó, kinh nghiệm có thể chỉ ra con đường đi để thiết lập một thị trường chứng khoán là. Nhà nước chủ trương thực hiện cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh, cổ phần được bán rộng rãi trong xã hội cho các tầng lớp nhân dân, nhân dân có quyền chuyển nhượng cho người khác trên thị trường chứng khoán. Phần II Sự ra đời quá trình hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam 2.1. Tính tất yếu của sự hình thành TTCK ở Việt Nam. Trong vòng nhiều năm nền kinh tế nước ta lâm vào tình trạng khủng khoảng nghiêm trọng kèm với lạn lạm phát phi mã, một cơ sở hạ tầng yếu kém, một sự mất cân đối cơ cấu kinh tế quá lớn và đặc biệt với những khó khăn to lớn về mặt đời sống của nhân dân. Từ năm 1986, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới nhằm chuyển nền kinh tế tự hệ thống quản lý tập trung bao cấp và mệnh lệnh của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước. Công cuộc đổi mới đã kéo theo hàng loạt những biến đổi tích cực trong đất nước và đem lại một kết quả quan trọng bước đầu. Nhờ đa dạng hoá các hình hức sở hữu và thiết lập một cơ cấu kinh tế hỗn hợp bao gồm thành phần kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, năng lực sản xuất đã được giải phóng một cách đáng kể. Gần đây, Nhà nước ta đã thi hành một loạt chính sách thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, trong đó việc khuyến khích thành lập các công ty liên doanh. Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ban hành tháng 12/1987 và luật thay thế ngày 12/11/1996 đã đưa lại những kết quả lạc quan. Đến nay có hơn 500 công ty thuộc 42 nước và khu vực lãnh thổ đã vào đầu tư với tổng số vốn trên 15 tỷ USD. Việc ban hàng luật Ngân hàng và luật công ty cũng nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chuyển sang nền kinh tế thị trường. Cần phải nhận thấy rằng các thay đổi tích cực này đang tạo nên một cơ sở quan trọng ban đầu để tiến tới một thị trường chứng khoán ở nước ta. Trong những năm trước đây Nhà nước đã phát hành công trái dài hạn (5 – 10 năm) là những chứng khoán đầu tiên được đem ra bán. Mới đây Nhà nước đã chuyển qua hình thức: trái phiếu kho bạc với lãi suất cao và trái phiếu tài trợ đường dây 500kw (bảo đảm bằng vàng), các ngân hàng quốc doanh và cổ phần cũng phát hành trái phiếu với lãi suất cao hay đảm bảo bằng vàng, được dân cư hưởng ứng mạnh mẽ hơn. Mặt khác sau khi chấp nhận nền kinh tế nhiều thành phần, khu vực tư doanh được mở rộng, luật công ty đã được ban hành. Theo luật này, công ty cổ phần được phát hành cổ phiếu và trái phiếu, là những mặt hàng cung cấp cho TTCK. Nếu thị trường chứng khoán, thì việc mua bán chứng khoán sẽ dễ dàng, sẽ đưa vào vốn đầu tư sản xuất tốt hơn. Việc cổ phần hoá xí nghiệp quốc doanh mà chúng ta đang thực hiện nếu có TTCK sẽ thuận lợi hơn. Đối với một nền kinh tế kém phát triển như nước ta hiện nay tăng trưởng và phát triển kinh tế đồng nghĩa với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Vì vậy nhu cầu về vốn ngày càng tăng lên, cần có tín dụng trung hạn và dài hạn có các định chế đặc biệt cung cấp. TTCK là một trong những định chế ấy TTCK có tổ chức sẽ đẩy nhanh việc tập trung vốn để thúc đẩy việc công nghiệp hoá đất nước. Qua xem xét đánh giá thực tiễn đã diễn ra ở nước ta trong những năm gần đây, chúng tôi cho rằng những tiền đề và điều kiện cho việc hình thành thị trường chứng khoán ở Việt Nam đã và đang xuất hiện và kết quả là ngày 20/7/2000 trung tâm giao dịch thị trường chứng khoán đã được ra đời tại Thành phố Hồ Chí Minh. 2.2. Quá trình ra đời và phát triển TTCK ở Việt Nam. 2.2.1. Sơ đồ tổng quát TTCK ở Việt Nam. * Mục tiêu xây dựng TTCK Mục tiêu của việc xây dựng TTCK là nhằm huy động và phân phối nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước đề ra. Nguồn vốn huy động và phân phối có thể chia ra làm hai loại, một loại là nguồn vốn Nhà nước huy nhằm xây dựng những công trình mới, đòi hỏi nguồn vốn lớn và có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển tổng thể nền kinh tế, một loạt là nguồn vốn doanh nghiệp đang hoạt động có nhu cầu cần huy động để tăng năng lực sản xuất hoặc đổi mới công nghệ nhằm tăng hiệu quả kinh doanh. * Các nguyên tắc tổ chức thị trường chứng khoán Xây dựng thị trường chứng khoán cần tuân theo các nguyên tắc đảm bảo sự quản lý Nhà nước, tự quản thị trường được an toàn, bảo đảm công bằng và bảo vệ công bằng và bảo vệ của người đầu tư. - Nguyên tắc Nhà nước quản lý: mọi hoạt động của TTCK phải tuân thủ pháp luật Nhà nước, người muốn phát hành chứng khoán các công ty môi giới chứng khoán muốn hoạt động kinh doanh chứng khoản phải được cấp giấy phép của Nhà nước, thông qua các cơ quan cung ứng của Nhà nước, người đại diện cho Nhà nước về quản lý Nhà nước đối với chứng khoán và giao dịch chứng khoán là uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN). - Nguyên tắc tự quản: sở giao dịch chứng khoán (SGDCK) ngoài việc tuân thủ việc chứng khoán và giao dịch chứng khoán, chịu sự giám sát của UBCKNN, còn phải tự đặt ra các điều lệ ràng buộc các thành viên của sở giao dịch chứng khoán và phù hợp với luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Ngoài ra sở giao dịch chứng khoán, các công ty chứng khoán cũng có thể thành lập lên hiệp hội chứng khoán theo mục đích, điều lệ của mình, buộc các hội viên phải tuân thủ với mục đích bảo vệ quyền lợi chung của các hội viên và quyền lợi của người đầu tư. - Nguyên tắc an toàn thị trường, đòi hỏi phải công khai thông tin. Khi muốn phát hành chứng khoán, người phát hành hoặc niêm yết chứng khoán phải đăng ký với UBCKNN và sở giao dịch chứng khoán, bản đăng ký phát hành niêm yết. Bản đăng ký này phải phản ánh trung thực,đầy đủ các thông tin về hoạt động kinh doanh của công ty. Khi được chấp nhận có hiệu lực, người phát hành hoặc người bảo lãnh phải gửi bảng quảng cáo bạch với người mà công ty định quảng cáo bán chứng khoán của mình. - Nguyên tắc công bằng và bảo vệ quyền lợi của người đầu tư, thể hiện trong việc công bố công khai thông tin, cấm sử dụng các thông tin nội bộ. Nguyên tắc này còn quy định các công ty chứng khoán không được có các hành vi nhằm làm người đầu tư hiểu sai lệch giá của chứng khoán hoặc có những hành động làm cho giá chứng thay đổi quá méo mó so với thị trường. * Tổ chức TTCK. Tổ chức thị trường chứng khoán là hệ thống các thành viên tham gia thị trường chứng khoán trước hết là những người tham gia mua bán chứng khoán: người phát hành, công ty kinh doanh chứng khoán, người đầu tư. Tiếp đến là người tổ chức ra thị trường đó là sở giao dịch chứng khoán. Sau đó là cơ quan giám sát thị trường nhằm đảm bảo tuân thủ luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán. Ngoài ra còn có các hiệp hội chứng khoán bảo vệ quyền lợi cho các thành viên công ty chứng khoán, của sở giao dịch chứng khoán và quyền lợi của người đầu tư. Người phát hành: Bao gồm Chính phủ các doanh nghiệp Nhà nước và các doanh nghiệp tư nhân. Trong giai đoạn đầu tư phát triển TTCK người phát hành lớn nhất nên là chính phủ, tiếp theo là các doanh nghiệp Nhà nước và người phát hành lớn nữa là Ngân hàng thương mại phát hành các trái phiếu ngân hàng. TTCK buôn bán chủ yếu là cổ phiếu. Vì vậy đối với Việt Nam việc phát triển thị trường chứng khoán liên quan chặt chẽ đến quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước theo sự chỉ đạo của Chính phủ. Trong giai đoạn đầu, chịu trách nhiệm phát hành chính khoán là bộ tài chính, Ngân hàng Nhà nước và UBCKNN. Các công ty kinh doanh chứng khoán: cũng phải có tiêu chuẩn về số vốn VD đối với các công ty môi giới chứng khoán thì vốn tối thiểu có thể là 500.000 USD, đối với các công ty hoán dịch chứng khoán, công ty bảo lãnh chứng khoán phải có tối thiểu 10 triệu USD. - Sở giao dịch chứng khoán ở Việt Nam đã có sở giao dịch chứng khoán ở Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. - Uỷ ban chứng khoán: UBCKNN Nhà nước có chức năng xây dựng cơ sở pháp lý đệ trình Quốc hội và Chính phủ ban hành, xúc tiến hình thành TTCK và giám sát TTCK. TTCK là sản phẩm cao cấp của kinh tế thị trường nên thành viên UBCKNN cần thu hút và đào tạo các chuyên gia giỏi về TTCK. - Phối hợp xây dựng thị trường chứng khoán: Việt Nam xây dựng TTCK từ con số không nên cần có sự phối hợp đồng bộ giữa các cơ quan chính phủ, Bộ tài chính, UBCK, ngân hàng Nhà nước... trong mọi công việc, thuộc các giai đoạn, từ soạn thảo để ban hành luật chứng khoán và giao dịch chứng khoán, tạo các hàng hoá chứng khoán, xây dựng các công ty kinh doanh chứng khoán, tổ chức sở giao dịch chứng khoán. - Sự tham gia của các công ty chứng khoán nước ngoài. Trong quá trình xây dựng thị trường chứng khoán, uỷ ban chứng khoán Nhà nước sẽ xem xét, nghiên cứu khả năng cho phép các công ty môi giới chứng khoán của nước ngoài liên doanh hoặc mở chi nhánh hoạt động ở Việt Nam. Khả năng này là phương án tìm trợ giúp của nước ngoài vào việc xây dựng thị trường chứng khoán ở Việt Nam và phát hành chứng khoán ra nước ngoài. 2.2.2. Cơ sở pháp lý của thị trường chứng khoán ở Việt Nam. Theo nghị định của Chính phủ số 48/198/NĐ - CP ngày 11/7/1998 về chứng khoán và TTCK là khung pháp lý cho toàn bộ hoạt động của TTCKả Việt Nam. Nghị định gồm 11 chương, 83 điều quy định cụ thể từ việc phát hành chứng khoán r

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc265.doc
Tài liệu liên quan