Đề tài Sử dụng và quản lý ngân sách phát triển xã

Tăng cường cở sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế

Xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi tạo thu nhập trực tiếp cho người dân.

Nâng cao năng lực cáan bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn, bản huyện.

 

doc191 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1314 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng và quản lý ngân sách phát triển xã, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Sử dụng và quản lý ngân sách phát triển xã I. Giới thiệu về sự hình thành hợp phần NSPTX thuộc dự án giảm nghèo miền núi phía bắc 2.1. Giới thiệu chung về Dự án GNMNPB bằng vốn vay của WB 1.1 Mục tiêu dự án Tăng cường cở sở hạ tầng tạo điều kiện cho người dân vùng dự án nâng cao khả năng tiếp cận thị trường, các dịch vụ xã hội, đặc biệt là giáo dục và y tế Xây dựng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, công nghệ sau thu hoạch, áp dụng tiến bộ kỹ thuật tăng năng suất cây trồng, vật nuôi tạo thu nhập trực tiếp cho người dân. Nâng cao năng lực cáan bộ các cấp, nhất là cán bộ cấp xã, thôn, bản huyện. 1.2 Phạm vi dự án Thực hiện trên địa bàn 368 xã chủ yếu là các xã đặc biệt khó khăn thuộc 44 huyện của 6 tỉnh: Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ và Bắc Giang. Trong đó: tỉnh Lào Cai bao gồm cả huyện Than Uyên hiện nay đã được tách về tỉnh Lai Châu. 1.3 Thời gian thực hiện dự án: Từ 2002 – 2007 1.4 Nội dung đầu tư - Đầu tư xây mới và cải tạo đường giao thông nông thôn và chợ nông thôn; - Nông nghiệp: xây dựng và nâng cấp các công trình thuỷ lợi quy mô nhỏ có năng lực tưới dưới 30 ha, các công trình cấp nước sinh hoạt nông thôn, ứng dụng các mô hình nông, lâm, ngư nghiệp, bảo quản sau thu hoạch, chế biến nhỏ; - Giáo dục, y tế: xây dựng mới, nâng cấp các trường trung học cơ sở, tiểu học, các trạm xá xã, cụm xã, trang thiết bị y tế, trang thiết bị trường học, đào tạo giáo viên và cán bộ y tế; - NSPTX: dành 15% vốn vay của WB để làm NSPTX, giao cho UBND xã quyết định đầu tư trên cơ sở đề xuất của người dân; - Hỗ trợ quản lý dự án; - Mua sắm phương tiện đi lại phục vụ cho thực hiện dự án. 1.5 Nội dung đầu tư : Đường Nông thôn và chợ Thủy lợi, cấp nước và hỗ trợ nông nghiệp Đào tạo cơ bản và sức khỏe Ngân sách phát triển xã Hỗ trợ thực hiện dự án. Tổng vốn đầu tư của toàn dự án: Tổng số vốn đầu tư của toàn dự án là:132,5 triệu USD; trong đó: - Vốn vay của WB: 110 triệu USD; - Vốn đối ứng của phía Việt Nam: 12,5 triệu USD 1.6 Phân bổ vốn vay: Vốn vay WB được phân bổ cho các tỉnh, BQL dự án TW và dự phòng như sau: - Hoà Bình: 15 triệu USD - Sơn La: 17 triệu USD - Bắc Giang: 15 triệu USD - Phú Thọ: 15 triệu USD - Lào Cai: 27 triệu USD - Ban QL dự án TW: 2 triệu USD - Yên Bái: 17 triệu USD - Dự phòng: 2 triệu USD Toàn bộ vốn vay WB và vốn viện trợ của DFID là vốn ODA của Chính phủ, cân đối trong NSNN Trung ương. NSTW trợ cấp có mục tiêu cho ngân sách tỉnh và một phần cấp cho BQL dự án TW ( đặt tại Bộ KH và ĐT) để thực hiện các thành phần của dự án đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 612/ QĐ-TTg ngày 21/5/2001 phê duyệt báo cáo tiền khả thi Dự án giảm nghèo các tỉnh Miền Núi phía Bắc. Ngân sách Trung ương bố trí trả nợ khi đến hạn. UBND tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Bắc Giang là chủ quản đầu tư, có trách nhiệm bố trí vốn đối ứng cho dự án; NSTW bố trí vốn vay, vốn viện trợ và vốn đối ứng cho Ban QLDA TW tại Bộ KH và ĐT. 1.7. Mô hình quản lý dự án Đây là dự án quản lý theo hình thức phân cấp cho Địa phuơng thực hiện. Mô hình tổ chức gồm có 1 Ban Quản lý Dự án Trung ương (Ban QLDA TW) và 6 Ban QLDA tại 6 tỉnh. UBND 6 tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện đầu tư. Dự án có đặc thù là được mở 7 tài khoản đặc biệt cho 6 tỉnh và Ban quản lý dự án TW và các tài khoản đặc biệt cấp 2 ở huyện. Cơ chế giải ngân này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều chuyển vốn xuống cấp cơ sở nhanh chóng. 2. Quan điểm hình thành NSPTX 2.1. Phân cấp tài chính xuống cơ sở Từ năm 2000, WB chú trọng nhiều đến việc phân cấp tài chính xuống cơ sở lấy cộng đồng làm định hướng. Một số dự án vay vốn của WB đã thực thi theo hướng phân cấp tài chính xuống cơ sở, trong đó có Dự án GNMNPB. Dự án GNMNPB áp dụng cơ chế phân cấp quản lý: những công trình thuộc hợp phần chính của Dự án sẽ do UBND Tỉnh làm chủ đầu tư, hoặc được phân cấp thực hiện ở Huyện. Những công trình nhỏ ở cấp thôn, bản sẽ do xã làm chủ đầu tư. Theo chu trình như vậy, hình thành nên NSPTX. Hợp phần NSPTX xãlà một thành phần của Dự án, GNMNPBđầu tư cho các xã thực hiện các dự án rất nhỏ tại thôn bản với quy mô khoảng từ 3- 15 triệu VND/ dự án. Hợp phần này tài trợ cho những hoạt động phù hợp với nhu cầu thiết yếu của người nghèo, đặc biệt những người ở xa trung tâm xã. NSPTX hỗ trợ những nỗ lực của Chính phủ trong phân cấp quản lý các hoạt động phát triển thông qua việc tạo cơ hội cho cấp xã được quản lý một khoản ngân sách hạn chế. Việc này khuyến khích người dân địa phương nâng cao sự tham gia và kiểm soát đối với các hoạt động phát triển trong cộng đồng của mình thông qua việc được tham gia xác định và thực thi các dự án quy mô nhỏ (tiểu dự án). Hợp phần NSPTX là một khoản đầu tư từ NSNN, được hạch toán và quản lý theo quy định của Luật NSNN. Nhằm đảm bảo hiệu quả và bảo toàn vốn đầu tư, trong quá trình thực hiện Hợp phần, các địa phương phải tuân thủ chặt chẽ Quy trình, thủ tục cũng như các quy định hiện hành của Nhà nước về quản lý xây dựng cơ bản, quản lý tài chính. 2.2. Cộng đồng tham gia vào các hoạt động NS PTX Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố xuyên suốt trong toàn bộ dự án. Phát triển lấy cộng đồng làm định hướng là một cách thức cung cấp các dịch vụ hạ tầng cơ sở và xã hội cho người nghèo ở vùng sâu vùng xa, tổ chức các hoạt động kinh tế và nguồn lực, trao quyền cho người nghèo và nâng cao sự an toàn cho những người nghèo nhất. Điểm quan trọng nhất là cộng đồng được tham gia vào dịch vụ nhỏ về quy mô, không phức tạp về kỹ thuật, tận dụng được các nguyên vật liệu sẵn có tại địa phương. Đây cũng là hình thức tạo công ăn việc làm tại chỗ cho người dân địa phương, góp phần xoá đói giảm nghèo. Mục tiêu chính của sự tham gia của cộng đồng nhằm để cho cộng đồng (các thôn và bản) sẽ quyết định những ưu tiên của mình trong việc xác định các tiểu dự án cần đầu tư, trình đề xuất sử dụng khoản ngân sách lên xã, tham gia thi công và giám sát việc thực thi các tiểu dự án. Các thông tin liên quan đến hợp phần này sẽ được công khai tại cấp xã và thôn bản trong cả giai đoạn lập kế hoạch và thực thi. 3. Hợp phần NSPTX 3.1. Vốn cho NSPTX: Theo nguyên tắc hình thành NSPTX, mức vốn ước tính tối đa là 15,73 triệu USD 3.2. Những đặc điểm chính của Hợp phần NSPTX - Tổng số tiền cho Hợp phần NSPTX của tỉnh bằng 15% nguồn vốn vay WB của mỗi tỉnh cho 3 hợp phần chính (không bao gồm hợp phần tăng cường năng lực và quản lý dự án). - Việc thực thi Hợp phần NSPTX bắt đầu vào năm thứ hai từ khi xã bắt đầu thực hiện Dự án và dự kiến sẽ diễn ra trong 3 năm. Thực thi hợp phần này theo chu kỳ kế hoạch 6 tháng một lần và chỉ được thực thi sau khi Ban PTX và kế toán xã đã được tập huấn cụ thể về quy trình, thủ tục thực hiện hợp phần, bao gồm cả tập huấn về quản lý tài chính. - Các thông tin liên quan đến hợp phần này sẽ được công khai tại cấp xã và thôn bản trong cả giai đoạn kế hoạch và thực thi. 3.3 Xác định và phân bổ vốn NSPTX - Tổng số tiền cho Hợp phần NSPTX của tỉnh bằng 15% nguồn vốn vay của Ngân hàng thế Thế giới của mỗi tỉnh dự án cho 3 hợp phần chính ( không bao gồm hợp phần tăng cường năng lực và quản lý dự án). - Tổng số tiền cho Hợp phần NSPTX của Huyện bằng 15% tổng vốn đầu tư bằng nguồn vốn vay của WB cho các công trình thuộc 3 hợp phần chính trên địa bàn huyện. - Việc phân bổ vốn NSPTX cho xã không vượt quá 15% giá trị vốn WB thuộc 3 hợp phần chính trên địa bàn xã. Xã nào chưa thực hiện hợp phần NSPTX thì được bảo lưu mức vốn để thực hiện trong chu kỳ tiếp theo. Ví dụ: Cách phân bổ vốn NSPTX cho 1 xã: Xã Nga Hoàng (mã số 106) thuộc huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ được đầu tư 14 công trình thuộc 3 hợp phần chính (cho toàn bộ thời gian thực hiện Dự án GNMNPB). Tổng mức đầu tư là 3.390 triệu đồng, trong đó: Vốn vay WB là 3172 triệu đồng, vốn đối ứng là 217 triệu đồng. NSPTX tối đa của xã Nga Hoàng là 15%x 3172 triệuđồng = 475,8 triệu đồng. 6% chi phí quản lý hành chính là 28,55 triệu đồng. Tổng vốn dành cho đầu tư thôn bản: 475,8 triệu đồng - 28,55 triệu đồng = 447,25 triệu đồng. - Việc phân bổ vốn cho thôn, bản phải đảm bảo: + Ưu tiên cho các thôn bảo nghèo nhất, xa nhất tính từ trung tâm xã + Các thôn bản đều được phân bổ vốn, không bình quân, không rải đều cho các thôn bản. Có thể có thôn bản chưa được đầu tư cho chu kỳ này thì sẽ được đầu tư trong chu kỳ tiếp theo. + Phải đảm bảo nguyên tắc công khai để dân các thôn bản được, biết, bàn, kiểm tra về việc phân bổ vốn này. 3.4. Nguyên tắc sử dụng - Tập trung vào hoạt động giảm nghèo - Bình đẳng về giới trong quá trình ra quyết định và hưởng lợi từ dự án. Ưu tiên nhất định cho đồng bào dân tộc thiểu số - Cộng đồng tự quyết định sử dụng có hiệu quả NSPTX - Quản lý môi trường và sử dụng tài nguyên thiên nhiên một cách bền vững - Hưởng lợi chung của cộng đồng. 3.5. Nội dung sử dụng và quản lý Hợp phần NSPTX Đây là những hoạt động quy mô rất nhỏ, góp phần xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương đặc biệt là cho những hộ nghèo, thôn, bản nghèo nhất trong xã không được đầu tư của 3 hợp phần chính trong dự án Giảm nghèo và các dự án khác. Tất cả các xã nằm trong Dự án giảm nghèo đều được đầu tư bằng hợp phần NSPTX với các hạng mục như sau: - Đầu tư mới và phục hồi về cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ ở thôn bản (đường mòn, cầu cống, thuỷ lợi, nước sinh hoạt, sửa chữa lớp học) - Cải thiện điều kiện sản xuất (công cụ thủ công, dịch vụ tư vấn, khuyến nông - lâm - ngư) - Cải thiện điều kiện về y tế, giáo dục cho cộng đồng thôn bản. - Nâng cao phúc lợi xã hội, tăng thu nhập cho những hộ gia đình nghèo trong thôn bản. 3.5.1. Các tiểu dự án hợp lệ được đầu tư trong hợp phần NSPTX như sau: Biểu 3.1.1: Các tiểu Dự án hợp lệ được đầu tư trong hợp phần NSPTX Loại hình Tiểu dự án A.Cơ sở vật chất công cộng 1.Đầu tư cải tạo, sửa chữa, xây dựng mới những công trình chung của thôn bản như: Xây nhà vệ sinh, giếng đào, bể nước cho lớp mẫu giáo, lớp học cắm bản: Sửa chữa hoặc làm cầu mới cho người đi bộ qua khe suối bằng vật liệu sẵn có tại địa phương như tre, gỗ, v.v... kết hợp với sắt, thép, xi măng để xây dựng các phần cơ bản của công trình; Sửa chữa hoặc làm mới cống qua đường tại các đường xung yếu; Sửa chữa các mái ta luy để tránh sạt lở các đoạn đường tại thôn bản; Sửa chữa nhỏ các công trình thủy lợi; làm mới hoặc sửa chữa các đoạn đường thôn bản có chiều dài không quá 300 mét và hoàn toàn dùng lao động thủ công. 2. Hỗ trợ kinh phí để tổ chức tập huấn về quản lý công trình thuỷ lợi cấp thôn bản. 3. Mua sắm và lắp đặt máy thuỷ điện nhỏ gia đình hoặc cải tạo các hệ thống đã có để sử dụng chung cho nhóm hộ gia đình. 4. Loa, đài để tuyên truyền thông tin cho xã hoặc thôn bản hoặc làm các bảng tin để tuyên truyền thông tin ở xã hoặc thôn bản. B.Cải thiện sản xuất 5. Công cụ máy móc giúp cải thiện sức lao động để xát thóc, tách ngô, băm thức ăn gia súc, vv.. dùng chung cho các nhóm hộ. 6. Hỗ trợ mua các công cụ sản xuất cải tiến nhỏ dùng chung cho các nhóm hộ hoặc hộ gia đình rất nghèo trong thôn bản 7. Chi phí mời các bác sĩ thú y có tay nghề tới thôn bản để tập huấn về một hoặc một số chủ đề thôn bản đề nghị (ví dụ thú y, cải tiến cách cho gia súc ăn...). 8. Hỗ trợ mua tài liệu khuyến Nông, Lâm, Ngư cho thôn bản. 9. Các chuyến thăm quan học tập đến các trang trại/cộng đồng, xã khác (có thể tổ chức đi tham quan ở tỉnh khác) C.Tài nguyên thiên nhiên 10. Hỗ trợ tập tuấn về bảo vệ rừng, chẳng hạn như làm băng cản lửa, trồng rừng ở khu đầu nguồn. 11. Làm vườn ươm chung cho thôn bản. 12. Hỗ trợ các hoạt động cải thiện bãi chăn thả gia súc chung. D.Y tế và giáo dục 13. Chi phí cho việc mời các chuyên gia y tế đến thôn bản để hướng dẫn người dân thôn bản về những nội dung chăm sóc sức khỏe cụ thể (ví dụ như sức khoẻ phụ nữ, vệ sinh, phòng bệnh). 14. Các vật dụng để dạy và học cho lớp học xoá mù của người lớn. 15. Chi phí mời giáo viên dạy xóa mù chữ cho người lớn. 16. Hỗ trợ bằng hình thức đầu tư ban đầu và tập huấn về việc phát triển những hoạt động ngoại khóa trong trường học có tính chất nông nghiệp và chăn nuôi – Vườn rau trường học, vườn ươm cây, chăn nuôi lợn và gia cầm. E.Cải thiện điều kiện vật chất 17. Chi phí mời cán bộ kỹ thuật có trình độ tới thôn bản để hướng dẫn bản vẽ, hướng dẫn xây dựng nhà vệ sinh gia đình, bếp cải tiến... 18. Hỗ trợ chi phí tập huấn để phát triển sản xuất vật liệu xây dựng ở địa phương (gạch, ngói, tấm lợp khác). 19. Hỗ trợ các hộ gia đình rất nghèo về chi phí vật liệu để cải thiện điều kiện nhà ở và chuồng trại gia súc (mái lợp, trình tường). 20. Hỗ trợ những hộ nghèo trang trải những chi phí cần thiết cho con em mình đến trường (quần áo, chăn màn, sách hoặc gạo ăn cho học sinh nghèo đến lớp nội trú...) .v.v. Trong thời gian thực hiện, Ban QLDATW xem xét, bổ sung thêm vào danh mục này nếu cần thiết. 3.5.2. Các tiểu dự án không được đầu tư trong Hợp phần NSPTX - Hoạt động nào đã được các hợp phần chính của Dự án GNMNPB đầu tư thì không được đầu tư bằng nguồn vốn của Hợp phần NSPTX. - Các hoạt động khác đã được đầu tư bằng các chương trình, dự án của các nhà tài trợ khác hoặc của Chính phủ Việt Nam trên địa bàn/ hoặc các hoạt động gây ra những thiệt hại về sinh thái hoặc gây nguy hại tới công bằng, lợi ích xã hội thì cũng không được đầu tư bằng nguồn vốn của Hợp phần NSPTX. - Các hoạt động ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng, ma tuý… - Các tiểu dự án không được đầu tư trong hợp phần NSPTX gồm: Cơ sở hạ tầng- vật chất công cộng Đầu tư mới hoặc nâng cấp đường giao thông từ huyện xuống xã Đầu tư mới hoặc nâng cấp đường giao thông từ xã xuống thôn bản Đầu tư mới hoặc nâng cấp đường giao thông liên thôn bản (trừ các đoạn đường thôn bản như đã nêu tại phần 1.1 trên đây) Đầu tư mới hoặc nâng cấp chợ nông thôn các loại Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp trạm điện, đường điện các loại nối với đường điện lưới quốc gia Đầu tư mới hoặc nâng cấp các hồ chứa, phai, đập, trạm bơm nước tưới, tiêu, kênh mương thuỷ lợi các loại (trừ phai, đập dâng, kênh dẫn nước quy mô rất nhỏ, phục vụ không quá 10 hộ gia đình) Đầu tư mới hoặc nâng cấp nhà sinh hoạt cộng đồng của xã, thôn bản (trừ việc sửa chữa nhỏ) Đầu tư xây dựng mới hoặc nâng cấp nhà làm việc, khuôn viên của UBND xã hoặc bưu điện kiêm nhà văn hoá xã. Đầu tư mới hoặc nâng cấp công trình cấp nước sinh hoạt các loại ( hệ thống cấp nước tự chảy, hệ thống cấp nước bằng bơm cưỡng bức) Bất kỳ hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng – vật chất công cộng mà phải thuê đơn vị xây dựng chuyên ngành thi công. Bất kỳ hoạt động nào đòi hỏi phải trưng dụng đất đai hoặc tài sản hay phải di dời người dân sống trong khu vực thực hiện tiểu dự án. Cải thiện sản xuất Không đầu tư cho bất kỳ cá nhân/ hộ gia đình nào để thực hiện các mô hình nông nghiệp và phi nông nghiệp (làm hàng thủ công mỹ nghệ, cơ khí nhỏ, lò rèn, làm bún, miến…) trừ các hoạt động nêu trong mục B.5 và B.6 của Biểu 3.1.1. (trang 6) trên đây. Các mô hình nghiên cứu nông nghiệp tại chỗ, lưu ý không phát triển các loại cây thuốc gây nghiện. Y tế và giáo dục Đầu tư mới hoặc nâng cấp nhà trẻ, nhà mẫu giáo (trừ việc sửa chữa) Đầu tư mới hoặc nâng cấp các lớp học các loại như lớp cắm bản, lớp bán trú, tiểu học, trung học cơ sở… (trừ việc sửa chữa). Đầu tư mới toàn bộ bàn ghế cho một lớp học trở lên (trừ việc mua sắm bổ sung bàn ghế, sửa chữa bàn ghế bị hư hỏng) Đầu tư mới toàn bộ giáo cụ trực quan, dụng cụ giảng dạy cho một lớp học trở lên (trừ việc đầu tư bổ sung, hoặc chi phí sửa chữa giáo cụ, dụng cụ trực quan). Đào tạo giáo viên Xây dựng mới hoặc cải tạo trạm xá, trạm y tế xã (trừ việc sửa chữa nhỏ) Đào tạo hộ lý, y tá kỹ thuật, bác sỹ, y tá thôn bản Đầu tư mua sắm túi thuốc thôn bản Đầu tư thuốc men, dụng cụ, thiết bị y tế các loại Tài nguyên thiên nhiên, Đầu tư cải tạo môi trường Đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản sẵn có trên địa bàn xã . Đầu tư trồng rừng thương mại Cải thiện điều kiện vật chất Đầu tư mua sắm phương tiện đi lại cho UBND xã (xe máy, xe đạp…) Đầu tư trang thiết bị khác cho UBND xã (ngoài hoạt động nêu tại mục A.4 của biểu 3.1.1) Đầu tư cải thiện điều kiện vật chất cho cá nhân hoặc hộ gia đình trong xã (trừ các hoạt động đã nêu trong Phần B và E của biểu 3.1.1 ) 3.6 Cơ quan thực hiện đầu tư Chủ đầu tư là UBND xã Cơ quan thực hiện đầu tư: Ban PTX Một trong những mục đích quan trọng trong Hợp phần NSPTX là hướng tới việc giao cho cho UBND các xã dự án làm Chủ đầu tư các tiểu dự án. Tuy nhiên, theo kết quả đánh giá sơ bộ về năng lực của cấp xã tại các tỉnh dự án, thì chưa thể giao toàn bộ cho cấp xã làm chủ đầu tư ngay trong năm đầu tiên thực hiện Hợp phần. Để tránh các rủi ro đáng tiếc trong quản lý tài chính, đảm bảo hiệu quả đầu tư các hoạt động, tạo điều kiện cho các xã nâng cao trình độ, học tập lẫn nhau, việc giao cho các xã làm chủ đầu tư sẽ được thực hiện theo quá trình như sau: Trước khi thực hiện năm đầu tiên của Hợp phần NSPTX, Ban QLDA tỉnh phối hợp với Ban QLDA huyện tiến hành đánh giá năng lực quản lý dự án, quản lý tài chính và kế toán của các xã dự án, thông qua đó để lựa chọn các xã có đủ khả năng làm chủ đầu tư. Các tiêu chí để đánh giá và lựa chọn xã đủ năng lực là: - Xã đã được huyện phân cấp thực hiện các công trình thuộc chương trình 135 hoặc các công trình tương tự từ các nguồn kinh phí khác; - Kế toán Ngân sách xã có trình độ trung cấp; hoặc nếu có trình độ sơ cấp thì phải có từ 3 năm công tác liên tục trở lên trong nghề kế toán hoặc quản lý tài chính; - Ban PTX, kế toán ngân sách đã được Dự án GNMNPB tập huấn về thủ tục thực hiện hợp phần NSPTX, bao gồm cả tập huấn về quản lý tài chính, kế toán. Tuy nhiên, đối với các xã được chọn làm Chủ đầu tư ngay từ chu kỳ đầu tiên thực hiện Hợp phần (chu kỳ 6 tháng), Ban QLDA huyện vẫn phải thường xuyên cử các cán bộ của mình xuống giúp đỡ, hỗ trợ. Đối với các xã thực sự chưa đủ năng lực làm Chủ đầu tư thì tiếp tục bồi dưỡng, đào tạo, cho tham quan, học hỏi các xã đã thực hiện hợp phần này để có thể được giao làm Chủ đầu tư trong các chu kỳ đầu tư tiếp theo. Như vậy, tỷ lệ số xã được giao trực tiếp làm Chủ đầu tư ngay từ năm đầu tiên thực hiện hợp phần là (khoảng 30%), khác nhau giữa các huyện, các tỉnh. Tỷ lệ này xuất phát từ tình hình thực tế sẽ được quyết định bởi các Ban QLDA của mỗi tỉnh dự án. Những năm tiếp theo căn cứ vào kinh nghiệm thực hiện năm đầu và quá trình nâng cao năng lực cho Ban PTX để chọn số xã triển khai tiếp Hợp phần NS PTX. Những xã chưa thực hiện hợp phần NS PTX được bảo lưu số vốn và sử dụng trong những chu kỳ tiếp theo. Tuy nhiên, những xã bị đánh giá là “yếu” trong quá trình thực hiện sẽ có nguy cơ bị giảm bớt vốn để điều chuyển cho các xã được đánh giá là thực hiện tốt. Tiền tiết kiệm trong quá trình thực hiện đấu thầu, mua sắm cũng được phân bổ cho xã tiếp tục sử dụng trong chu kỳ tiếp theo. Ban PTX là một trong bốn cấp quản lý dự án từ Trung ương đến địa phương đã được Chủ tịch UBND các tỉnh dự án ký quyết định thành lập. Sau bầu cử HĐND các cấp tháng 4/2004 cần sớm ổn định tổ chức. Ban PTX là một tổ chức hoạt động theo hình thức kiêm nhiệm, trực thuộc UBND xã. Là một đơn vị có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, có tài khoản riêng mở tại Ngân hàng NN&PTNT huyện. Thành phần của Ban PTX gồm: Trưởng ban là Chủ tịch UBND xã (hoặc Phó Chủ tịch xã) làm việc kiêm nhiệm; Kế toán; các thành viên khác gồm một số cán bộ đại diện cho các Ban ngành trong xã và các Trưởng thôn bản. Ban PTX được UBND xã, Ban Chỉ đạo dự án huyện chỉ đạo về mặt chủ trương, đường lối. Ban Quản lý dự án tỉnh, huyện chỉ đạo Ban PTX về mặt chuyên môn, nghiệp vụ. Ngoài ra, hoạt động của Ban PTX còn được UBND xã, các cấp quản lý dự án và các cộng đồng tại thôn bản giám sát theo các phương thức khác nhau. Ban PTX có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây: - Tổ chức các cộng đồng tham gia thực hiện và giám sát các hoạt động thực thi các tiểu dự án của 3 hợp phần chính của dự án trên địa bàn xã. - Quản lý và triển khai thực hiện Hợp phần NSPTX, bao gồm việc thực hiện các bước từ chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, nghiệm thu bàn giao và đưa tiểu dự án vào khai thác, sử dụng. - Được ký‎ kết các hợp đồng kinh tế với các đơn vị có tư cách pháp nhân, cộng đồng hoặc cá nhân (thông thường không có tư cách pháp nhân) cung cấp các hàng hoá và dịch vụ cho hợp phần NSPTX. 3.7 2. Cơ chế tài chính - Ban Phát triển xã Ban phát triển xã là đơn vị được thành lập theo quyết định của UBND các tỉnh thuộc dự án do Chủ tịch xã hoặc chủ tịch Hội đồng Nhân dân xã làm trưởng ban cùng với sự tham gia của các trưởng thôn bản, hội phụ nữ, hội nông dân và các thành viên khác trong xã. - Mỗi ban phát triển xã đựơc mở tài khoản tại Chi nhánh ngân hàng Nông nghiệp và PTNT huyện để tiếp nhận và giải ngân phần vốn vay Ngân hàng Thế giới. - Ban Phát triển xã trên cơ sở tổng hợp ý kiến đề xuất của người dân trong thôn bản lập danh mục đầu tư. Danh mục đầu tư sẽ được UBND huyện duyệt và giao cho chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã ra quyết định để đầu tư cho các công trình ở từng thôn bản. Nguồn vốn được lấy từ Ngân sách phát triển xã trong Dự án Giảm nghèo của Tỉnh. - Cơ quan kiểm soát chi là Kho bạc Nhà nước Huyện. Sau khi Kho Bạc nhà nước huyện thực hiện kiểm tra và xác nhận, Ban Phát triển Xã mới được rút vốn thanh toán. - Hình thức cấp phát thanh toán: Thanh toán theo hình thức tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành. - Quyết toán: Ban Phát triển xã thực hiện quyết toán các dự án đầu tư thuộc ngân sách phát triển xã theo quy định hiện hành. Quyết toán sẽ được Phòng tài chính Huyện thẩm định và Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. - Kiểm toán nội bộ: Phòng tài chính huyện sẽ tiến hành kiểm toán 6 tháng một lần về công tác mua sắm chi tiêu và báo cáo tài chính thuộc hợp phần ngân sách phát triển từng xã. Quản lý tài chính - NSPTX được tài trợ bằng 100% nguồn vốn vay WB - Người dân có thể đóng góp tự nguyện để tham gia các công trình NSPTX - Việc phân bổ vốn NSPTX cho các xã được thực hiện theo nguyên tắc bằng 15% tổng số vốn vay của WB của dự án đầu tư cho xã đó. - Tất cả các thôn bản trong xã dự án đều được đầu tư bằng nguồn NSPTX ( không bình quân). Căn cứ để phân chia nguồn vốn cho các thôn bản là (i) các thôn bản trong xã dự án có nhu cầu đều được phân bổ vốn đầu tư; (ii) ưu tiên các thôn bản nghèo nhất; (iii) quan tâm hơn đến các thôn bản xa xôi, hẻo lánh trong xã. - Tất cả các xã thuộc dự án đều sẽ được thực hiện hợp phần NSPTX, bắt đầu từ năm thứ ba của Dự án. Hợp phần NSPTX được thực hiện trước mắt tại các xã được đánh giá là có đủ năng lực với các tiêu chí được nói ở phần trên. Những xã chưa thực hiện hợp phần NSPTX được bảo lưu số vốn và sử dụng cho những năm tiếp theo. - Ban PTX là đơn vị được thành lập theo quyết định của UBND tỉnh thuộc dự án và do Chủ tịch hoặc Phó chủ tịch xã làm trưởng ban cùng với sự tham gia của các trưởng thôn bản, hội phụ nữ, hội nông dân và các thành viên khác trong xã. - UBND xã là chủ đầu tư các tiểu dự án nhỏ sử dụng vốn NSPTX. UBND xã thông qua Ban PTX chịu trách nhiệm quản lý có hiệu quả, đúng mục đích nguồn vốn phân bổ cho xã mình. - Trên cơ sở tổng hợp ý kiến đề xuất của người dân trong thôn bản Ban PTX lập danh mục đầu tư. Chủ tịch UBND xã thông qua HĐND xã ra quyết định để đầu tư các tiểu dự án từng thôn bản. Kế hoạch đầu tư sẽ được UBND huyện phê duyệt và giao cho Chủ tịch UBND xã. - Ban PTX chịu trách nhiệm quản lý tài khoản của Ban PTX mở tại Chi nhánh NHNo huyện và thanh toán cho hoạt động trong Hợp phần NSPTX của xã mình - KBNN huyện có trách nhiệm thực hiện việc quản lý tài chính, kiểm soát chi cho Hợp phần NSPTX. - Thủ tục mua sắm đấu thầu phải đảm bảo công khai, minh bạch. Phương pháp mua sắm “có sự tham gia của cộng đồng “ là phương pháp phổ biến nhất. - Quyết toán: Ban PTX thực hiện quyết toán các dự án đầu tư thuộc NSPTX theo quy định hiện hành. Quyết toán sẽ được Phòng TC-KH huyện thẩm định và Chủ tịch UBND huyện phê duyệt. - Kiểm toán nội bộ: Phòng TC-KH huyện sẽ tiến hành kiểm toán 6 tháng một lần về công tác mua sắm chi tiêu và báo cáo tài chính thuộc hợp phần NSPT từng xã. Hợp phần NSPTX là một phần của Dự án GNMNPB để đầu tư cho các xã thực hiện dự án quy mô rất nhỏ gọi là “Tiểu dự án”. Hợp phần này mở rộng phạm vi tài trợ cho những hoạt động cụ thể, phù hợp với nhu cầu riêng biệt của người nghèo tại thôn bản. Hợp phần NSPTX là một khoản đầu tư từ NSNN, vì vậy hợp phần này phải được hạch toán và quản lý theo quy định của Luật NSNN nhằm đảm bảo hiệu quả của vốn đầu tư. Tuy nhiên, đây là những dự án nhỏ đầu tư vào các thôn bản tại 6 tỉnh Miền núi Phía Bắc, chủ yếu bằng phương pháp cộng đồng tự đề xuất và tự thực hiện, vì vậy thủ tục đầu tư, mua sắm vừa phải đảm bảo yêu cầu quản lý chặt chẽ, vừa phải thật đơn giản, dễ hiểu, dễ làm và phải đảm bảo tiến độ, thời gian thực hiện dự án theo yêu cầu của Nhà tài trợ. Các bàI tập ở phần I Giới thiệu chung về hợp phần ngân sách PTX thuộc dự án GNMNPB Bài tập 1: Hãy lựa chọn các tiểu dự án hợp lệ có thể được đầu tư bằng hợp phần NSPTX từ nguồn vốn vay của WB. 1. Làm giếng đào cho lớp mẫu giáo của thôn bản. 2. Xây dựng cầu mới trên đường giao thông từ xã xuống thôn bản. 3. Sửa chữa đoạn đường liên thôn bản có chiều dài gần 300 m. 4. Mua sắm và lắp đặt máy thủy đIện cho một họ gia đình được coi là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doctlbd_sua_ngay.doc