: Quan sát thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời em hãy mô tả về thiên hà đó?
CH5:Vậy Dải Ngân Hà mà chúng ta thấy vào ban đêm có phải là Thiên hà?
GV mở rộng: Dải Ngân hà cũng chỉ là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ mà thôi.
CH6: Em hãy phân biệt cho cô Thiên hà và dải Ngân Hà ?
CH7: Vậy một em nhắc lại cho cô về những điều đã biết về Vũ Trụ, Thiên hà và Dải Ngân Hà nào
25 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1268 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài: Vũ Trụ. Hệ mặt Trời và Trái Đất. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng pháp dạy học bằng bộ câu hỏi hiệu quả cao được thiết kế theo một phương pháp chặt chẽ. Làm được như vậy, có nghĩa là chúng ta đang ngày càng làm cho khoảng cách giữa tri thức khoa học với tầm hiều biết của học sinh trở nên ngắn lại, làm cho vấn đề trở nên đơn giản hơn, làm cho học sinh có thể hiểu được rằng, tất cả những gì bí ẩn trong khoa học cũng có sự liên hệ chặt chẽ và logic với nhau. Người viết sáng kiến mong muốn những đóng góp của đề tài này sẽ là tài liệu hữu ích cho tất cả các đối tượng. Và hơn thế nữa, đề tài này sẽ được tiếp tục hoàn thiện, bổ sung để có thể ngày một phát triển hơn nữa.
2. Kiến nghị:
Với Sở giáo dục và đào tạo: Mở các lớp tập huấn về việc xây dựng hệ thống câu hỏi trong dạy học Địa lí nói riêng. Đó là môi trường để người dạy học tập những kinh nghiệm và trau dồi kiến thức, phương pháp.
Với lãnh đạo nhà trường: Tạo điều kiện về cơ sở vật chất, có phòng học Địa lí riêng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Nguyễn Dược – Nguyễn Trọng Phúc (2004), Lí luận dạy học Địa lí, NXB Đại học sư phạm.
Ivan Hannel (2009), Phương pháp đặt câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học.
Nguyễn Minh Tuệ - Nguyễn Đức Vũ – Phạm Thu Phương, Tìm hiểu kiến thức Địa Lí 10, NXB Giáo dục.
Phạm Thị Sen – Nguyễn Thị Thu Anh, Đổi mới thiết kế bài giảng Địa lí 10, NXB Giáo dục
Những vấn đề chung về đổi mới giáo dục THPT, tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
6. Tài liệu biên soạn đề kiểm tra môn Địa lí, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
PHỤ LỤC
PHIẾU LẤY Ý KIẾN
Xin em cho biết ý kiến của mình về giờ học Địa lí hôm nay:
Em cảm thấy mức độ đặt câu hỏi của cô giáo ngày hôm nay như thế nào?
Khó Loogic,dễ hiểu Vừa phải
Cảm nhận chung về tiết học hôm nay:
Rất hay, thu hút Hay, dễ hiểu Bình thường, dễ hiểu Không có gì đặc biệt
3. Ý kiến đề xuất ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………. .………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………..
Xin chân thành cảm ơn em!
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
1. Ưu điểm:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
2. Tồn tại:
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................................................................................................................
Tổng điểm: ........................... điểm
Xếp loại: .................................
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Bài 5 : VŨ TRỤ, HỆ MẶT TRỜI VÀ TRÁI ĐẤT.
HỆ QUẢ CHUYỂN ĐỘNG TỰ QUAY CỦA TRÁI ĐẤT
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :
Qua bài học, HS cần:
1. Kiến thức:
- Nhận thức được Vũ Trụ là vô cùng rộng lớn. Hệ mặt trời, trong đó có Trái Đất chỉ là một phần nhỏ bé trong Vũ Trụ.
- Hiểu khái quát về hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
- Giải thích được các hiện tượng sự luân phiên ngày – đêm, giờ trên TRái Đất, chênh lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất.
2. Kĩ năng:
- Xác định hướng chuyển động của các hành tinh trong hệ Mặt Trời, vị trí của Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
3. Thái độ:
- Xác định múi giờ, hướng lệch của các vật thể khi di chuyển trên bề mặt Trái Đất
Nhận thức đúng đắn các quy luật hình thành, vận động và phát triển của các thiên thể.
B. CHUẨN BỊ :
Quả địa cầu
Tranh ảnh về Hệ Mặt Trời
Đĩa CD, băng hình về Vũ Trụ, Trái Đất và bầu trời
Hình vẽ về sự luân phiên ngày đêm, sự lệch hướng chuyển động
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC :
1. Ổn định lớp :
2.Kiểm tra bài cũ:
3.Học bài mới :
Khởi động:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung chính
HĐ 1: Cả lớp
Giáo viên cho HS xem video về vũ trụ, Hệ Mặt trời.
HS dựa vào đoạn phim, H 5.1 & kiến thức SGK, trả lời các câu hỏi:
CH1: Bạn nào cho cô biết các em vừa xem đoạn phim nói về vấn đề gì không ?
CH2: Vậy có ai biết vũ Trụ là gì không nhỉ ?
CH3: Hãy nêu những hiểu biết của em về Thiên hà ?
CH4: Quan sát thiên hà có chứa Hệ Mặt Trời em hãy mô tả về thiên hà đó?
CH5:Vậy Dải Ngân Hà mà chúng ta thấy vào ban đêm có phải là Thiên hà?
GV mở rộng: Dải Ngân hà cũng chỉ là một trong vô số thiên hà trong vũ trụ mà thôi.
CH6: Em hãy phân biệt cho cô Thiên hà và dải Ngân Hà ?
CH7: Vậy một em nhắc lại cho cô về những điều đã biết về Vũ Trụ, Thiên hà và Dải Ngân Hà nào?
Câu hỏi bước 1: C1, C2, C3
Câu hỏi bước 2: C4,C5,C6
Câu hỏi bước 3: C7
Câu hỏi bước 6: Câu hỏi mở rộng
Câu hỏi bước 6:C7
HĐ 2: Cá nhân/cặp
GV tiếp tục cho học sinh video về Hệ Mặt Trời và dừng lại ở hình ảnh tĩnh. HS quan sát hình ảnh, đoạn video có thuyết minh để trả lời câu hỏi của GV:
CH1: Em hãy mô tả Hệ Mặt Trời.
CH2: Kể tên các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
CH3: Nhận xét hình dạng quĩ đạo và hướng chuyển động của các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
CH4: Mỗi hành tinh trong HMT đều có vệ tinh. Vậy Trái Đất có vệ tinh không? Tên vệ tinh đó là gì?
HS phát biểu, GV chuẩn kiến thức.
Câu hỏi bước 1: C1, C2
Câu hỏi bước 2: C3
Câu hỏi bước 5: C4
HĐ 3: Cặp
HS quan sát hình ảnh, trả lời câu hỏi :
CH1: Trái Đất là hành tinh thứ mấy tính từ Mặt Trời ?
CH2: Trái Đất có mấy chuyển động chính, đó là những chuyển động nào?
CH3: Quan sát chuyển động tự quay của Trái Đất, Trái Đất tự quay theo hướng nào?
CH4: Trong khi tự quay có điểm nào trên bề mặt Trái Đất không thay đổi vị trí ? Thời gian tự quay ?
CH5:Vậy em nào giải thích cho cô và các bạn cùng nghe:Tại sao Trái Đất là hành tinh duy nhất có sự sống?
HS trình bày
GV giúp HS chuẩn kiến thức: chính vị trí cùng kích thước, khối lượng đủ lớn và sự chuyển động làm cho Trái Đất có sự sống.
Câu hỏi bước 1: C1
Câu hỏi bước 2: C2
Câu hỏi bước 3: C3,C4
Câu hỏi bước 6,7: C5
HĐ 4: Cả lớp
GV yêu cầu HS dựa vào kiến thức đã học và đoạn phim minh họa về sự chuyển động tự quay quanh trục, HS trả lời câu hỏi:
CH1:Vì sao trên Trái Đất có ngày và đêm ?
CH2: Ngày và đêm kế tiếp nhau không ngừng tạo nên sự sống cho Trái Đất. Vậy tại sao lại có sự kì diệu đó đó ?
CH3:Giả sử Trái Đất không tự quay quanh trục thì có ngày và đêm không?
CH4: Nếu có thì ngày và đêm sẽ như thế nào? Khi đó Trái Đất có sự sống không?
Câu hỏi bước 2: C1
Câu hỏi bước 3: C2
Câu hỏi bước 6: C3, C4
HĐ 5: Thảo luận theo nhóm nhỏ
HS quan sát hình 5.1, trả lời:
Nhóm 1:
CH1:Phân biệt giờ địa phương, giờ quốc tế ?
CH2: Vì sao phải chia khu vực giờ, thống nhất cách tính giờ ?
CH3:Có bao nhiêu múi giờ ? Cách đánh múi giờ ? Trình bày cách tính giờ ?
Nhóm 2:
CH4: Vì sao ranh giới các múi giờ không hoàn toàn thẳng theo kinh tuyến ?
CH5: Vị trí đường đổi ngày, qui ước đổi ngày ?
CH6: Vì sao phải có đường đổi ngày quốc tế ?
GV giúp HS chuẩn kiến thức
Câu hỏi bước 3: C1,C2, C3,C5
Câu hỏi bước 6: C4,C6
HĐ 6: Cá nhân/cặp
Quan sát hình 5.4 cho biết :
CH1: Lực làm lệch hướng các vật thể có tên là gì?
CH2: Ở BCB, BCN các vật chuyển động lệch sang hướng nào so với hướng chuyển động ban đầu
CH3:Vì sao có sự lệch hướng ?
CH4: Một dòng sông chảy theo hướng Bắc – Nam, em hãy cho biết sông bên nào lở, bên nào bồi?
HS trình bày.
GV giúp HS chuẩn kiến thức
Câu hỏi bước 1: C1, C2
Câu hỏi bước 2: C3
Câu hỏi bước 6:C4 - Câu hỏi mở rộng
I. Khái quát vể vũ trụ, hệ Mặt Trời, Trái Đất trong hệ Mặt Trời.
1. Vũ trụ:
- Vũ trụ là khoảng không gian vô tận chứa hàng trăm tỉ Thiên hà. Mỗi thiên hà là một tập hợp của nhiều thiên thể, khí, bụi và bức xạ điện từ.
- Thiên hà chứa Mặt Trời và các hành tinh của nó được gọi là Dải Ngân Hà.
2. Hệ Mặt Trời:
- Hệ Mặt Trời gồm : Mặt Trời ở trung tâm, các thiên thể quay xung quanh và các đám mây bụi khí.
- Hệ Mặt Trời có hành tinh: Thuỷ, Kim, Trái Đất, Hoả, Mộc, Thổ, Thiên, Hải
3. Trái Đất trong Hệ Mặt Trời:
- Vị trí thứ 3, khoảng cách trung bình từ Trái Đất đến Mặt Trời là 149,6 triệu km nhờ đó lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp cho sự sống phát triển.
- Trái Đất tự quay quanh trục và chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời, tạo ra nhiều hệ quả địa lí quan trọng trên Trái đất.
II. Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất.
1. Sự luân phiên ngày, đêm:
Do Trái Đất hình cầu, tự quay quanh trục và quay quanh Mặt Trời, luôn được Mặt Trời chiếu sáng một nửa, sinh ra hiện tượng ngày, đêm luân phiên.
2. Giờ trên Trái Đất và đường chuyển ngày quốc tế:
- Giờ địa phương: mỗi địa phương thuộc kinh tuyến khác nhau có giờ khác nhau.
- Giờ quốc tế ( GMT) Người ta chia bề mặt Trái Đất làm 24 múi giờ, mỗi múi giờ rộng 15 độ kinh tuyến. - Giờ ở múi số 0 được lấy làm giờ gốc quốc tế (GMT). VN thuộc múi giờ số 7.
- Kinh tuyến 1800 được chọn làm đường đổi ngày quốc tế.
3. Sự lệch hướng chuyển động của các vật thể:
- Lực làm lệch hướng chuyển động của các vật thể trên bề mặt Trái Đất so với hướng ban đầu gọi là lực Côriôlit.
- Bán cầu Bắc lệch về bên phải, Nửa cầu nam lệch về bên trái. Tác động đến sự chuyển động của các khối khí, dòng sông, đường đạn bay trên bề mặt TĐ.
- Do TĐ tự quay từ T-Đ với vận tốc dài khác nhau ở các vĩ độ.
4. Củng cố - Đánh giá : Kết hợp trong giờ
5. HDVN :
- HS làm bài tập 3 SGK.
- Chuẩn bị bài 6:
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sang_kien_su_dung_cau_hoi_hieu_qua__2688.doc