Đề tài Sáng tác thời trang ấn tượng, thời trang trẻ, lấy từ sắc mầu sơn mài và hoạ tiết trong tranh Nguyễn Gia Trí

Cũng như ăn uống, mặc là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người. Nó quan hệ đến nhiều lĩnh vực xã hội ,như địa lý, lịch sử, kinh tế, lễ giáo đẳng cấp phong tục tập quán. nhất là ở lĩnh vực văn hoá tinh thần nó thể hiện cụ thể rõ nét về trinh độ và thị hiếu thẩm mỹ của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi thời đại. Nó là những vật phẩm bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng của môi trường tô điểm và làm đẹp thêm con người. Cùng với sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật, và các nghành khoa học khác,nghành công nghiệp thời trang cũng phát triển không ngừng tạo thế đứng vững chắc trong xã hội .

Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 với chinh sách mở cửa giao lưu kinh tế , hội nhập ,giao lưu quốc tế , thời trang Việt Nam đã và đang từng bước thâm nhập vào thị trường thời trang khu vực và thế giới. Thông qua các chương trình biểu diễn, các cuộc thi, các nhà tạo mốt Việt Nam đã có nhiều hơn các cơ hội để tự khẳng định mình, tạo một dấu ấn riêng cho thời trang Việt Nam trong khu vự c và thời trang thế giới. Người dân , đặc biệt là các hoạ sĩ thiêt kế Việt Nam tinh thần dân tộc, cộng với ảnh hưởng của một nền văn hoá đã găn bó máu thịt vào trong tièm thức cuả họ chính vì vậy mà nhưng đề tài khai thác chính của họ chú ý khai thác khía cạnh của “văn hoá truyền thống dân tộc” nhưng giá trị văn hoá truyền thống ấy được cách tân, biến đổi mang tính thẩm mỹ phù hợp vơi nhu cầu, xu thế ăn mặc của thời đại.

Với tôi bên cạnh sự kế thừa, giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị văn hoá truyền thống, tôi muốn tìm cho mình một hương riêng,chính vì vậy mà đề tài tốt nghiệp ở tôi nghiên cứu săp nêu ra đây đó là dựa theo ý tưởng “Sắc màu sơn mài và họa tiết trong bức tranh phong cảnh của Nguyễn gia Trí” để đưa ra bộ sưu tập “Lộng lẫy vàng son”

Không biết từ bao giờ khi nhắc đến nghệ thuật Việt Nam, thì một trong những nét đặc thù tiêu biểu đậm nét văn hoá nhất được thế giới quan tâm đến chính là sơn mài.

Với những bức tranh sắc màu huyền ảo,độc đáo ,chỉ việt nam mới có ,với hình chú mục đồng thổi sáo những giai điệu thanh bình trên cánh đồng lúa bao la, nhưng thiếu nữ trong tà áo dài duyên dáng bên hoa ,nhưng sinh hoạt đòi thường nơi làng quê êm đềm, tất cả đã tạo nên một: hiện tượng sơn mài Việt Nam. Và nó được quan tâm nhiều trên lĩnh vực văn hoá, là nhà thiết kế thời trang tôi muốn chuyển tải hiện tượng nay vào ngôn ngữ thời trang ,thông qua ngôn ngữ sắc màu sơn mài.

Nghề sơn vốn đã có từ nghìn năm trước, và hàng hoá mỹ nghệ ,tranh tượng sơn ta cũng đã có từ lâu trong lich sử ,nhưng cuộc cải tiến sơn ta trở thành sơn mài thì mới có hơn 70 năm, với sự đóng góp của các hoạ sĩ suất sắc của trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó Nguyễn Gia Trí được xếp hàng đầu. Đặc điểm nổi bật nhất của sơn mài đó la màu sắc và cách phối màu, khác với sơn dầu, sơn mài là loại chất liệu độc đáo với mầu đen sâu thẳm, màu son chói lọi, màu vàng mầu bạc lộng lẫy, tạo nên hoà sắc kì ảo, giúp cho ngôn ngữ nghệ thuật thêm nhiều khả năng diễn tả.

Trong những năm trở lại đây ,cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, nó ảnh hưởng đến nghệ thuât sơn mài truyền thống, thay thế vật liệu sơn mài truyền thống ấy, là nhưng vật liệu hoá học ngoại nhập, mang tính thực dụng dần mất đi vẻ đẹp của chất liệu sơn mài truyền thống. Tuy nhiên mầu sắc sơn mài, và hoạ tiết trong bức tranh phong cảnh của Nguyễn Gia trí ảnh hưởng sâu sắc với tôi, đồ án tốt nghiệp này tôi chọn đề tài tốt nghiệp là “ Sáng tác thời trang ấn tượng, thời trang trẻ, lấy từ sắc mầu sơn mài và hoạ tiết trong tranh Nguyễn Gia Trí”, tôi mong muốn trang phục tôi thể hiện trong đồ án này nêu bật được vẻ đẹp lộng lẫy của sơn mài trong mỗi tác phẩm thời trang, và hi vọng rằng mỗi tác phẩm thời trang này, không những là một sản phẩm quần áo thông thường, mà nó còn kết tinh tài năng, công sức, là sự thể hiện văn hoá tinh thần dân tộc, như một tác phẩm nghệ thuật sơn mài thực thụ. Và như thế nó sẽ truyển tải những thông điệp không lời chứa đựng trí tuệ và tinh cảm của tôi cũng như người Việt Nam đến bạn bè năm châu.

 

doc44 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1050 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Sáng tác thời trang ấn tượng, thời trang trẻ, lấy từ sắc mầu sơn mài và hoạ tiết trong tranh Nguyễn Gia Trí, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Cũng như ăn uống, mặc là một nhu cầu thiết yếu trong đời sống con người. Nó quan hệ đến nhiều lĩnh vực xã hội ,như địa lý, lịch sử, kinh tế, lễ giáo đẳng cấp phong tục tập quán... nhất là ở lĩnh vực văn hoá tinh thần nó thể hiện cụ thể rõ nét về trinh độ và thị hiếu thẩm mỹ của mỗi con người, mỗi dân tộc, mỗi thời đại. Nó là những vật phẩm bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng của môi trường tô điểm và làm đẹp thêm con người. Cùng với sự phát triển của khoa hoc kỹ thuật, và các nghành khoa học khác,nghành công nghiệp thời trang cũng phát triển không ngừng tạo thế đứng vững chắc trong xã hội . Trong những năm cuối thế kỷ 20 đầu thế kỷ 21 với chinh sách mở cửa giao lưu kinh tế , hội nhập ,giao lưu quốc tế , thời trang Việt Nam đã và đang từng bước thâm nhập vào thị trường thời trang khu vực và thế giới. Thông qua các chương trình biểu diễn, các cuộc thi, các nhà tạo mốt Việt Nam đã có nhiều hơn các cơ hội để tự khẳng định mình, tạo một dấu ấn riêng cho thời trang Việt Nam trong khu vự c và thời trang thế giới. Người dân , đặc biệt là các hoạ sĩ thiêt kế Việt Nam tinh thần dân tộc, cộng với ảnh hưởng của một nền văn hoá đã găn bó máu thịt vào trong tièm thức cuả họ chính vì vậy mà nhưng đề tài khai thác chính của họ chú ý khai thác khía cạnh của “văn hoá truyền thống dân tộc” nhưng giá trị văn hoá truyền thống ấy được cách tân, biến đổi mang tính thẩm mỹ phù hợp vơi nhu cầu, xu thế ăn mặc của thời đại. Với tôi bên cạnh sự kế thừa, giữ gìn bản sắc dân tộc, giá trị văn hoá truyền thống, tôi muốn tìm cho mình một hương riêng,chính vì vậy mà đề tài tốt nghiệp ở tôi nghiên cứu săp nêu ra đây đó là dựa theo ý tưởng “Sắc màu sơn mài và họa tiết trong bức tranh phong cảnh của Nguyễn gia Trí” để đưa ra bộ sưu tập “Lộng lẫy vàng son” Không biết từ bao giờ khi nhắc đến nghệ thuật Việt Nam, thì một trong những nét đặc thù tiêu biểu đậm nét văn hoá nhất được thế giới quan tâm đến chính là sơn mài. Với những bức tranh sắc màu huyền ảo,độc đáo ,chỉ việt nam mới có ,với hình chú mục đồng thổi sáo những giai điệu thanh bình trên cánh đồng lúa bao la, nhưng thiếu nữ trong tà áo dài duyên dáng bên hoa ,nhưng sinh hoạt đòi thường nơi làng quê êm đềm, tất cả đã tạo nên một: hiện tượng sơn mài Việt Nam. Và nó được quan tâm nhiều trên lĩnh vực văn hoá, là nhà thiết kế thời trang tôi muốn chuyển tải hiện tượng nay vào ngôn ngữ thời trang ,thông qua ngôn ngữ sắc màu sơn mài. Nghề sơn vốn đã có từ nghìn năm trước, và hàng hoá mỹ nghệ ,tranh tượng sơn ta cũng đã có từ lâu trong lich sử ,nhưng cuộc cải tiến sơn ta trở thành sơn mài thì mới có hơn 70 năm, với sự đóng góp của các hoạ sĩ suất sắc của trường Mỹ thuật Đông Dương, trong đó Nguyễn Gia Trí được xếp hàng đầu. Đặc điểm nổi bật nhất của sơn mài đó la màu sắc và cách phối màu, khác với sơn dầu, sơn mài là loại chất liệu độc đáo với mầu đen sâu thẳm, màu son chói lọi, màu vàng mầu bạc lộng lẫy, tạo nên hoà sắc kì ảo, giúp cho ngôn ngữ nghệ thuật thêm nhiều khả năng diễn tả. Trong những năm trở lại đây ,cùng với sự phát triển nền kinh tế thị trường, nó ảnh hưởng đến nghệ thuât sơn mài truyền thống, thay thế vật liệu sơn mài truyền thống ấy, là nhưng vật liệu hoá học ngoại nhập, mang tính thực dụng dần mất đi vẻ đẹp của chất liệu sơn mài truyền thống. Tuy nhiên mầu sắc sơn mài, và hoạ tiết trong bức tranh phong cảnh của Nguyễn Gia trí ảnh hưởng sâu sắc với tôi, đồ án tốt nghiệp này tôi chọn đề tài tốt nghiệp là “ Sáng tác thời trang ấn tượng, thời trang trẻ, lấy từ sắc mầu sơn mài và hoạ tiết trong tranh Nguyễn Gia Trí”, tôi mong muốn trang phục tôi thể hiện trong đồ án này nêu bật được vẻ đẹp lộng lẫy của sơn mài trong mỗi tác phẩm thời trang, và hi vọng rằng mỗi tác phẩm thời trang này, không những là một sản phẩm quần áo thông thường, mà nó còn kết tinh tài năng, công sức, là sự thể hiện văn hoá tinh thần dân tộc, như một tác phẩm nghệ thuật sơn mài thực thụ. Và như thế nó sẽ truyển tải những thông điệp không lời chứa đựng trí tuệ và tinh cảm của tôi cũng như người Việt Nam đến bạn bè năm châu. Chương1: khái quát về nghành thiết kế thời trang 1.1 Khái niệm về thời trang. Đi tìm lời giải mốt thời trang là gì thật khó ! có rất nhiều cách định nghĩa mà chưa định nghĩa nào thoả mãn nổi. Có một thực tế, khi đứng trước một sự vật ,hiện tượng nào đó gần với nghệ thuật mà cần chính xác tuyệt đối thì rất khó định nghĩa cho được. Khi tiến hành nghiên cứu lịch sử thời trang và cá vấn đề liên quan tới mốt thời trang, đi đến một thống nhất chung như sau. Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và thị hiếu phổ biến trong cách ăn mặc, thịnh hành trong một môi trường xã hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định. Và nhìn vào trang phục mà người ta có thể nhận biết được ra niên đại,một giai đoan lịch sử một cách tương đối .điều đó chứng tỏ rằng trang phục luôn gắn liền với một thời đại nào đó. Nó là tấm gương phản ánh đời sống xã hội . Mốt có nghĩa là cách thức, phương pháp, quy tắc, mức độ ...đó là phương pháp tồn tại cái mới trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người, trước hết là trong lĩnh vực trang phục. Mốt là một hiện tượng thông qua những phương tiện biểu hiện bên ngoài để phản ánh phản ánh đời sống tinh thần và là sự khẳng định cá nhân trước cộng đồng, mốt là do con người muốn tự tách mình, tự khẳng định mình trước cộng đồng, con người cá nhân không muốn lẫn vào cộng đồng . Mốt và thời trang là có thuộc tính chung đó là phản ánh thói quen và thị hiếu thẩm mỹ trong cách ăn mặc đã được xã hội chấp nhận. Nhưng giữa chúng có sự khác nhau: thời trang là cách mặc thịnh hành, gắn liền với một thời kỳ lịch sử dài, còn mốt thống trị nhất thời trong một thời gian ngắn. Thời trang chỉ liên quan tới lĩnh vực may mặc, trong khi mốt liên quan đén mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Thời trang thường bó hẹp trong một pham vi không gian nhất định vì nó có khuynh hướng gắn với một bộ phận xã hội một địa phương, một dân tộc hay một vùng thế giới. Mốt và thời trang có hai tính chất chung ; tính văn hoá - xã hội và tinh nghệ thuật. 1.2 Tính chất và đặc điểm của sản phẩm thời trang 1.2.1 Tính văn hoá, xã hội: Mốt và thời trang là những hiện tượng xã hội vô cùng phức tạp. Cũng như ăn uống, mặc là một loại hình văn hoá của con người. Văn hoá mặc hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả quần áo dày dép, đầu tóc, nón mũ, và đồ trang sức .mặc nó hội tu đầy đủ chân thiện mỹ, 3 tính: tính khoa học, tính đạo đức, tính thẩm mỹ. Văn hoá mặc thể hiện ở lối sống của mỗi dân tộc, một thơì đại, một con người, được quy định bởi các quan niệm triết học đạo đức, thẩm mỹ bởi phong tục tập quán, bởi thị hiếu khác nhau. Qua trang phục có thể đánh giá con người về nhiều mặt, về mức độ giàu nghèo, địa vị xã hội về tư cách đạo đức, thị hiếu thẩm mỹ... Ông bà ta đã từng nói “ người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân”, “y phục xứng y đức”. Trong các xã hội thời phong kiến nhấn mạnh vai trò thể hiện đạo đức người mặc hoặc địa vị xã hội của họ. Trong xã hội công băng, dân chủ văn minh, quần áo và trang sức có chức năng tôn vinh con người, thể hiện sự phát triển toàn diện của nhân cách: trí, đức, mỹ, thể. Qua y phục của số đông cũng có thể xác định trình độ dân chủ của một xã hội, trình độ tự do của cá nhân, sự tôn trong cá tính con người hoạt động thời trang (sáng tạo biểu diễn, phổ cập mẫu mới là biểu hiện nhạy cảm tinh tế, có hiệu quả, xã hội cao của văn hoá mặc. Nó chủ yếu là sản phẩm của văn minh đô thị, của xã hội công nghiệp thời trang vừa có tinh nghệ thuật vừa có tính thực dụng vừa là hoạt động văn hoá vừa là hoạt động kinh tế. Một thị hiếu thẩm mỹ cao, đúng đắn sẽ giúp công chúng phân biệt được cái mới chân chính - tức cái đẹp - với cái mới là sản phẩm của sự bắt trước thiếu sáng tạo mang tinh lập dị lố lăng, trong văn hoá tính dân tộc không mâu thuẫn mà kết hợp hài hoà tính quốc tế, phù hợp với số đông, và nó đảm bảo tiêu chuẩn của cái đẹp thì sẽ trở thành kinh điển, thành truyền thống, bên cạnh sự hài hoà tính quốc tế, sự thay đổi như thế nào thì trang phục luôn có những nét riêng vốn có: trên nền cái chung của trang phục đương thời các nhà thiết kế thời trang tự khẳng định mình bằng những nét chấm phá riêng, và thường được biểu hiện ra bên ngoài bằng những gam màu hoạ tiết trang trí, trang phục phụ đi kèm, mặc là để làm đẹp cho mình và cho mọi người. Do đó trong mức độ nào đó cách mặc thể hiện mối quan hệ giữa con người với con người trong cộng đồng xã hội: con người không thể thoát ly thị hiếu của thời đại mình.Vì lẽ đó mốt thời trang là phương tiện văn hoá liên kết mọi người trong xã hội với nhau . 1.2.2 Tính nghệ thuât Nhiệm vụ chung của mọi ngành nghệ thuật - văn học, âm nhạc, hội hoạ, kiến trúc - là sáng tạo ra cái đẹp, cái đẹp là phạm trù thẩm mỹ thuộc tính nhân sinh. Trước cái đẹp con người thấy thêm tin yêu cuộc sống vì cái đẹp gợi lên tình cảm tươi sáng, hân hoan, tăng thêm sức mạnh, khát vọng sống, gợi niềm cảm phục, tạo khí thế hăng say lao động sản xuất. Mốt - thời trang là một nghệ thuật bởi nó gắn liền với cái đẹp. Nó “chuyên chở “ cái đẹp không phải trong ý niệm trừu tượng mà thể hiện ở cái cụ thể. Bởi suy cho cùng mỗi con người mỗi dân tộc có điều kiện sống, ăn mặc khác nhau nhưng đều có điểm chung đó là hướng tới cái đẹp. Chúng ta biết mỗi bộ môn nghệ thuật đều có phương tiện biểu đạt riêng... phương tiện biểu đạt của nghệ thuật trang phục là vật liệu, hình thể, dáng vẻ mầu sắc, đường nét trang trí. Các yếu tố đó phải được kết hợp với nhau một cách có tổ chức sao cho đạt được hiệu quả thẩm mỹ. Trên thực tế trang phục luôn có hai chức năng chính đó là chức năng sử dụng và thẩm mỹ. Ngay cả những quần áo mặc thường ngày, chức năng thẩm mỹ vẫn cần được chú trọng, có điều, ở đây giá trị đó được đo bằng bằng thước đo khác - tính thực tiễn hay mức độ tiện lợi trong sử dụng, chính vì thế nghệ thuật tạo mốt quần áo thuộc nghành mỹ thuật ứng dụng. Nhiệm vụ của mỹ thuật học ứng dụng là tim ra sự thống nhất giữa hình thức và nội dung. Nội dung ở đây được hiểu theo nghĩa sử dụng quần áo. Hình thức được hiểu là yếu tố thẩm mỹ và giá trị nghệ thuật. Ngày nay các mốt quần áo thường là đẹp. Người ta đánh giá cao giá trị thẩm mỹ của chúng, tuy nhiên cái đẹp vẫn luôn tự hoàn thiện mình , vì con người không ngừng vươn tới trình độ cao hơn chính bởi lẽ đó, nghệ thuật trang phục sẽ tồn tại mãi mãi, thu hút sự quan tâm ngày càng cao của mỗi chúng ta . 1.2.3 Tính thời sự mới lạ : Cái “ mới” cái “lạ” là đặc tính cơ bản nhất của hiệ tượng mốt . một kiểu quần áo nào đó muốn trở thành mốt thì nó thì nó phải có tính thời sự mới lạ, nghĩa là phải mới hơn các kiểu dáng đang sử dụng, phải “lạ” hơn đủ để thu hút mọi người nói cách khác nó phải khác thường. Có chuyên gia nghiên cứ mốt đã nhận xét: “ con người bị mốt hút hồn không không phải bởi vẻ đẹp, tính tiện lợi của quần áo mà đôi khi chỉ muốn làm cho mình khác với mọi người xung quanh”. Có thể mà đã từng có quan niệm mốt là một hiện tượng một số người này làm ngạc nhiên số người khác. Có thể mô tả sự sống của mốt trong đời sống xã hội tương tự như chu kỳ sống của sản phẩm hàng hoá trên thị trường bao gồm bốn giai đoạn: + Giai đoan 1: Mốt vừa xuất hiện, còn đang rất ít người mặc số đông quan sát và bình phẩm đánh giá. + Giai đoạn 2: Mốt được cải tiến, hoàn thiện trên cơ sở những mô phỏng bắt trước. + Giai đoạn 3: Mốt phù hợp với thị hiếu số đông, đột nhiên lan tràn rộng khắp, thị trường đầy ắp những sản phẩm mốt,bày bán khắp nơi. + Giai đoạn 4: Hết mốt người ta ít mặc đến: và bắt đầu xuất hiện mốt mới thay thế Tuy nhiên vào bất cứ thời điểm nào mốt mớt mới, mốt cũ luôn đan cài vào nhau có những mốt tồn tại trong thời gian dài trở thành cổ điển. Có những mốt tồn tại không lâu nhưng lại rất dữ dội. Các mốt sau. Có những mốt tồn tại trong thời gian dài dần dần trở thành cổ điển. Các mốt thuộc loại sau xuất hiện rất nhanh, thu hút sự chú ý của nhiều người, rồi đột ngột biến mất, nhưng thực tế đã kịp hoà nhập với thời trang cổ điển, trở thành một phần tử của tổ hợp trang phục đó. Và khi nào kiểu cổ điển ấy đã (no), mốt mới lại xuất hiện rất, dưới dạng biến cách, chứng tỏ phong phú của kỹ thuật trang phục, điều này cũng lý giải cho hiện tượng các sản phẩm thời trang lụi tàn trước lại suất hiện trong thời điểm hiện tại nào đó. Theo dõi dự đoán sự phát triển thời trang là việc làm rất khó, phụ thuộc vào nhiều các điều kiện phát triển kinh tế - kỹ thuật và tâm lý xã hội. Tuy nhiên con người có thể làm chủ được xu hướng thời trang thông qua việc điều tiết quá trình biến đổi của phong cách trang phục và dần thích nghi với hiện tượng thay đổi bất thường trong ý thích người tiêu dùng. 1.2.4 Tính tâm lý - xã hội: Mốt nảy nở lan truyền khi được hàng loạt người sử dụng là khía cạnh tâm lý xã hộ của mốt. Không có một kiểu nào thành mốt khi chỉ là kiểu cách của một người. Ngược lại, mốt chỉ do một người tạo ra. Nhưng khi được người khác sử dụng sẽ trở thành mốt. Nói cách khác, mốt chỉ thành mốt khi nó được số đông chấp nhận. Như một quy luật tất yếu, mốt luôn xuất hiện bất ngờ thường là ở lực lượng “vòng ngoài của xã hội” - những người luôn săn lùng kiểu trang phục mới nhưng lại ít có kiểu thức về mỹ thuật, xã hội... Dần dần những mốt đó lan vào “bên trong”, lực lượng chính thống - những người có văn hoá, kiểu mặc nào được các lực lượng này chấp nhận thì quá trình xã hội hoá của mốt xem như hoàn tất. Những đó cũng chính là lúc mốt tự “giải thể” mình để một mốt mới xuất hiện nơi “vòng ngoài” xã hội. Về thực chất cơ chế tác động lây lan mốt dựa trên cơ sở tâm lý là người ta không ai muốn kém hơn người khác. Một khía cạnh tâm lý khác của hiện tượng mốt: cùng một kiểu mốt không phải mỗi người đều nhận thức như nhau. Thanh niên chấp nhận mốt rất nhanh mà không hề phê phán hay xét nét nó. Ngược lại, người có tuổi lại quay lưng lại với mốt. Bởi người già có tuổi thường hay định kiến thị hiếu thẩm mỹ của họ đã xác định và rất khó thay đổi, họ chín chắn qua năm tháng cuộc đời. Trong khi đó cthnah niên đang định hình dễ dàng chấp nhận cái mới. Mặc dù vây mốt luôn biến đổi để hoàn thiện mình qua nhiều lần, nhưng nó vẫn tồn tại, vẫn không mất đi cái chính của nó cho đến khi xuất hiện một mốt mới thay thế. 1.2.5 Tính chu kỳ: Các nhà nghiên cứu, các nhà khoa học nhận thấy rằng sự phồn vinh và suy tàn của các vấn đề tự nhiên và xã hội thường xen kẽ và tuân theo một chu kỳ khá xác định. Đối với mốt cũng vậy tính chu kỳ của nó thể hiện tính gia tăng nhanh dần đến sự ổn định trông thấy và suy thoái đột ngột nhường chỗ cho mốt mới xuất hiện. Chu kỳ của mốt dài hay ngắn còn tuỳ thuộc vào từng loại nhưng khuynh hướng chung là ngày càng rút ngắn. Sự thay đổi của mốt luôn gắn liền với sự thay đổi của chi tiết đặc trưng. Đó là chi tiết chủ yếu nhất, do đó chi tiết này quyết định hình thức sản phẩm dẫn tới sự thay đổi chi tiết làm choi mốt thay đổi, phải lưu ý rằng sự biến đổi của mốt liên quan đến sự phát triển đột biến chung của toàn bộ dáng vẻ quần áo. Sự thay đổi chi tiết phụ thuộc vào thị hiếu trình độ thẩm mỹ cũng như cá tính khác nhau của mỗi người. Vì thế những biến đổi chi tiết nhỏ mang tính chủ quan không làm nên mốt. Chỉ những thay đổi toàn diện kiểu cách trang phục, liên quan tới lối sống chung mới giải thích được tính khách quan trong hiện tượng mốt. Trong quá trình tiến hoá chung của toàn xã hội trước đòi hỏi các hình thức thể hiện mới, xu hướng mốt không ngừng được biến đổi và hoàn thiện xdần theo sự biến đổi của lối sống và thị hiếu xã hội... Tuy nhiên sự thay đổi lối sống diễn ra từ từ. Sự thay đổi của mốt diễn ra nhanh hơn có tính đột biến. Nghiên cứu toàn bộ các khía cạnh khác nhau của hiện tượng mốt cho thấy: 1. Mốt là sự thống trị nhất thời của thị hiếu nào đó trong một môi tường xã hội nhất định. 2. Mốt là cái gì đó chỉ có trong một thời gian nhất định nhưng trong mộtphạm vi không gian rộng lớn, khá phổ biến và được số đông người biết đến. Chương 2: Cơ sở thực tiễn và cảm hứng sáng tác 2.1. Cơ sở của cái đẹp trong trang phục: Cái bánh là do bột, đường... làm nên. Quần áo là do vải may cắt mà thành. Vẻ đẹp của quần áo nằm trong ý tưởng thiết kế, cách may cắt. vẻ đẹp của trang phục của nó dựa trên cơ sở hình thể, đường nét, màu sắc, hoa văn và chất liệu, qua đó để biết cách thích hợp thích nghi ăn mặc được thnah lịch duyên dáng, hấp dẫn, nhờ biết dùng quần áo để nhấn mạnh đến những ưu điểm và che dấu khuyết điểm của mình. Đường nét là cơ bản tạo nên hình thể y phục và khi mặc vào bạn sẽ có một ihnhf dáng nhất định, quần áo được chia cắt thành những hình dáng nhất định. Quần áo được chia thành những hình dáng và và không gian khác nhau bởi những đường túi áo, cổ áo, tay áo... Tất cả tạo nên vẻ đẹp mắt hài lòng vì ngoài ý nghĩa cấu trúc, đường nét còn có khả năng khêu gợi được những phản ứng tình cảm. Hình thể và không gian do các đường nét gặp nhau kết hợp tạo thành. Thường hình dáng chính của quần áo tương ứng với dạng hình học. Màu sắc gây nên những phản ứng mạnh đến nỗi phải hiểu rõ tính chất của chúng mới có thể sử dụng khôn ngoan trong các kết hợp màu quần áo. màu ohân biệt với nhau nhờ sắc chính. Màu chính gồm màu lục, lam, vàng. Hoa văn là các hoạ tiết được trang trí trên sản phẩm thời trang, trên trang phục nó đóng góp làm đẹp nhờ tương tác cộng hưởng, tạo nên ảo giác và phản ứng tâm lý mà người mặc khéo léo sử dụng có thể tạo được những tác dụng mong muốn như làm cho người trông cao lên hay thấp xuống, to ra hay nhỏ đi. Chất liệu là đặc tính của vật liệu (vải) làm nên trang phục nó tạo cảm giác và phản ứng. 2.2. Các giai đoạn phát triển của trang phục Việt Nam: Để có một diện mạo trang phục của chúng ta ngày nay có là nhờ một qúa trình hình thành và phát triển không ngừng, nó phát triển song song với sự phát triển kinh tế, văn hoá. Từ thời các vua Hùng nổi hiệu trống đồng dựng nước. Nó còn hình thành những nền tảng văn hoá Việt Nam và trong nền tảng ấy có nền tảng của văn hoá trang phục. Nhân dân đã biết dùng các loại cây, da động vật làm lên những vật che chắn cơ thể. Tiếp theo là nuôi tằm nhả tơ dệt thành vải và đã có truyền thuyết về nghề trồng dâu nuôi tằm, những dấu tích để lại còn lưu giữ trên mặt đồ đồng đồ gốm. Trên những bức tượng, cho thấy... ngoài vải thô, đã dệt được những thứ vải mỏng mịn có lẽ đó là sản phẩm dệt của sợi tơ tằm, tơ chuối. Vào thời này trang phục nữ đã có những kiểu váy ống, áo cánh xẻ ngực mặc ngoài, yếm có hình theo thắt lưng. Trang phục nam giới thì đóng khố với nhiều kiểu như khố dây, khố quấn quanh bụng, khố quấn rồi thả hai dải về phía sau. Trang phục thời dựng nước thể hiện bản sắc dân tộc đậm đà vừa đẹp vừa tạo dáng, vừa phong phú đa dạng, các đồ trang sức, hình vẽ thêm... đã tôn thêm vẻ duyên dáng của người phụ nữ. ở đây chúng ta cũng gặp hình ảnh sống động đa dạng cùng những trang phục của nhiều dân tộc cùng chun sống thời dựng nước. Mà ngày nay chúng ta có thể nhận biết được nhờ sự so sánh với bộ trang phục của các dân tộc trong đại gia đình các dân tộc nước ta hiện nay. * Trang phục thời phong kiến: thời kỳ này có sự phân chia mạnh về tầng lớp giai cấp, với người dân gần như không có gì thay đổi nhiều: Nam vẫn đóng khố nữ vẫn mặc áo cánh ngắn, yếm. Nghề dệt phát triển hoàn thiện không ngừng. Người ta đã dệt được ra những loại vải sợi bông từ cây bông và các loại vải khác từ các cây đay, gai, tơ chuối. Đây chính là điều kiện cthuận lợi nhất cho việc phát triển đa dạng các kiểu quần áo thích hợp với từng mùa trong năm. Và các tầng lớp trong xã hội phân biệt trong cách ăn mặc của các quan lại, binh lính trong triều đình. * Đến thời kỳ Pháp thuộc: Trên cơ sở diện mạo trang phục các dân tộc nước ta đã hoàn chỉnh và định hình. Trong những điều kiện chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá mới nó lại bước vào giai đoạn cách tân và biến đổi. Đây là thời cáhc mạng về trang phục (Âu hoá) nguyên nhân do sự ảnh hưởng tiếp cận văn hoá với các nước phương Tây. Thời kỳ phong kiến suy thoái, nảy sinh mầm mống tư bản chủ nghĩa. Ăn mặc giai đoạn này ở nước ta thể hiện hai xu hướng đó là: cải biến cái vốn có của mình và tiếp nhận những nhân tố mới của phương Tây vào cách ăn mặc của một số đông tâng lớp xã hội nước ta. Nhất là thành thị trong khi đó ăn mặc ở nông thôn không có gì thay đổi. Điển hình là chiếc áo dài đặc trưng cho phụ nữ Việt Nam theo phương án của hoạ sĩ Lê Phó và Cát Tường. Bên cạnh đó cách ăn mặc của Châu âu cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến trang phục của chúng ta. Đó là chiếc áo sơ mi, quần âu, áo veston, cavat, mũ phớt, giày da...Tiếp đó để phù hợp với các cuộc chiến tranh chống Pháp, Mỹ để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của các hoạt động, Nam mặc áo chấn thủ, đại cán; nữ mặc áo cánh nâu, màu đen, sáng... tất cả đều đi dép, đội mũ nón... và ở miền bắc vẫn còn những nơi mặc áo tứ thân, yếm. Những năm sau chống Pháp 1954 nước ta được giải phóng ở miền Bắc bắt đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội và chống Mỹ ở miền Nam. Cùng với sự giao lưu quan hệ quốc tế làm thay đổi rất nhiều về trang phục ở hai miền. Sự thay đổi bắt đầu từ chiếc váy đụp của người già thành những chiếc quần chân què, thay vì những chiếc áo cánh nâu thành những chiếc áo bó sát eo với các dáng dấp được cải biến từ thân áo tới cổ áo. áo dài được sử dụng thường xuyên hơn. Những năm gần trở lại đây Việt Nam đã dần xây dựng nước công nghiệp hoá hiện đại hoá, trang phục cũng cải biến không ngừng cả về hình dáng mẫu mã màu sắc. 2.3. Nét đặc trưng riêng của trang phục các dân tộc Việt Nam: Việt Nam là một quốc gia có 54 dân tộc anh em. Tuy cùng một quốc gia nhưng mỗi dân tộc trong quốc gia ấy do điều kiện địa hình sinh hoạt khác nhau trang phục của họ cũng vậy mỗi dân tộc đều có một kiểu trang phục khác nhau, mang bản sắc riêng không lẫn lộn. Tuy nhiên tổng kết lại được phân làm những nhóm sau: Nói đến dân tộc Kinh là dân tộc chiếm đại đa số dân cư của nước ta nó có những đặc điểm chung đồng thời vẫn mang những nét riêng của từng vùng. ở miền Bắc ta nghĩ ngay đến chiếc áo tứ thân mớ ba mớ bảy, chiêc yếm đào váy đụp. ở miền Trung nét đặc trưng đó là chiếc áo dài. ở miền Nam dễ nhận ra là những bộ quần áo bà ba. Trang phục dân tộc Mường từ khoảng nửa thế kỷ trước bộ nữ phục của người Mường đã dần trở nên quen thuộc gây ấn tượng với chiếc váy bó sát thân, cạp hoa phô trước ngực, chiếc áo cánh lưng, chiếc áo trùng buộc vạt và đầu gối, thắ lưng xanh, chiếc khăn trắng đội đầu, vòng kiềng sáng lấp lánh. Bộ nữ phục ấy không có vẻ diêm dúa như phụ nữ Thái, không quá kín đáo như phụ nữ Tày, không dư thừa màu sắc mhư phụ nữ Mông, Dao. Nữ phục Mường mang những sắc thái riêng qua đường nét cắt may, qua màu trang trí. Trang phục nam giới Mường gần giống với nam phục người Kinh gồm: áo ngắn, quần, thắt lưng, khăn... áo cánh ngắn bốn thân may từ vải bông hay tơ tằm, vạt dài gần chấm mông vai có miếng vải đệm hình lá sen. Hai bên hông áo xếp xẻ tà, đơm khuy cài cúc, ba túi, hai túi to phía dưới hai vạt trước và túi nhỏ trên vạt ngực trái. Quần vải, cạp to khi mặc dùng dây buộc ngoài ra trang phục Mường còn có trang phục nghi lễ ... Trang phục Tày Nùng: Trang phục nam giới người Tày cũng như nhiều dân tộc miền núi khác gồm áo cánh ngắn áo dài quấn khăn... Chúng đều được may cắt bằng vải bông nhuộm. áo cánh ngắn mặc thường ngày của nam giới áo được may bằng cách hai thân, hai thana trước và hai thân sau xẻ ngực hai bên nẹp áo đính hàng cúc gồm 7 cái. Quần bằng sợi bông mang kiểu quần chân quê như của các phụ nữ cao tuổi dân tộc Kinh. Trước đội khăn bông dài hình chữ nhật. Nữ thì mặc áo cánh ngắn năm thân, áo dài, váy, quần thắt lưng đầu đội khăn Trang phục của người Nùng giống trang phục của người Tày. Nó có những điểm riêng đó là màu sắc và các chi tiết như cạp váy. Trang phục dân tộc Thái: Người Thái là dân tộc có truyền thống trồng bông, chăn tằm dệt vải, thêu dệt thổ cẩm. Đặc trưng nổi bật nhất của người Thái là dùng đồ trang sức bằng kim loại như bạc, xà tích... để gắn lên bộ trang phục. Kết cấu trang phục nữ của người Thái gồm có áo ngắn, váy thắt, lưng bằng vải tơ tằm hoặc sợi bông ở đầu quấn khăn piêu được trang trí cầu kỳ bằng những mũi chít thêu thùa trau chuốt. Nam giới thì mặc đơn giản hơn là áo ngắn, quần dài màu tràm, dùng thắt lưng da hoặc vải, đầu cũng đội khăn đơn giản hơn. Trang phục dân tộc Dao: Việc làm ra quần áo của người Dao có truyền thống lâu đời từ xa xưa họ nổi tiếng về nghề trồng bông, chăn tằm, dệt vải, nhuộm vải, cắt may, thêu thùa, phụ nữ Dao đảm nhiệm mọi khâu trong quá trình làm ra trang phục. Trang phục đàn ông: Trước đây đàn ông Dao đều để tóc dài, búi sau gáy, hay để một chỏm dài trên đỉnh đầu xung quanh cạo trọc. Đàn ông Dao ít để đầu trần họ thường vấn khăn kiểu “đầu rìu” trang phục đàn ông khá đơn giản. Cũng là áo dài, cổ ngắn, quần chân quê. Trang phục phụ nữ Dao đó là áo chấm dài đến sau ống chân được thêu dệt công phu và trang trí bằng những qủa bông hoặc len đỏ. Phụ nữ Dao quần chẹt thì lại có áo trang trí đơn giản hơn và được kết hợp với những miếng vải nhỏ màu trắng đắp lên trên. + Còn áo phụ nữ Dao thì lại được thêu rất nhiều loại hoa văn trang trí như hoa văn sóng nước, hình sao, cây thông.. chiếc yếm của dân tộc này cũng rất được trú trọng. Họ trang trí lên đó những môtíp hoa văn và điểm những ngôi sao bạc. + Trang phục của phụ nữ Dao quần trắng và áo tràm dài xẻ ngực, không có cổ, thêu

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc4.doc
Tài liệu liên quan