Thông qua thực tế trong giảng dạy, tôi đi đến kết luận: Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất là người thầy. Bởi thầy là người hướng dẫn các em cách đọc đúng đọc hay. Vì vậy thầy phải hướng dẫn thật cụ thể chu đáo từng chữ, từng ngữ. với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đọc mẫu bởi thầy có vai trò quan trọng trong việc đọc diễn cảm của trò. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi thầy phải là người có tâm thực sự quan tâm đến trò nhiệt tình trong phương pháp soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của anh chị em đồng nghiệp để cho việc vận dụng đề tài ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn.
21 trang |
Chia sẻ: NamTDH | Lượt xem: 1333 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của bài để cảm nhận được cái hay, cái đẹp của bài văn. Từ đó học trò mới có cảm xúc thực sự và mới đọc hay bài tập đọc được.
*Liên hệ thực tế: Các bài tập đọc cung cấp cho học sinh những kiến thức phong phú về cuộc sống muôn màu muôn vẻ của nhân dân ta. Những kiến thức đó muốn được cụ thể, sinh động thì tuỳ từng bài mà giáo viên cần có sự liên hệ với thực tế cho phù hợp.
Ví dụ: Trong bài tập đọc “Hạt gạo làng ta”có thể học sinh liên hệ nêu ra những khó khăn mà cha mẹ và các bác xã viên phải trải qua để làm ra hạt gạo (Khó khăn do thời tiết, khó khăn do sâu bệnh gây ra, chứ không còn khó khăn do bom đạn kẻ thù nữa). Qua đó mà ta giáo dục cho học sinh tình cảm trân trọng, nâng niu từng hạt lúa và cũng muốn đóng góp công sức nhỏ bé của mình để làm ra hạt lúa.
Rõ ràng chỉ sau khi giáo viên đã giảng thật kĩ nội dung bài, học sinh hiểu được bài, thâm nhập vào nội dung của bài thì lúc đó các em mới có thể truyền tải tới người nghe những ý nghĩ, tình cảm của tác giả (Tức là lúc đó các em mới đọc diễn cảm được).
Phần hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm được tiến hành ngay sau khi tìm hiểu nội dung của toàn bài.
Cách tiến hành hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm:
Tôi chép từng đoạn thơ lên bảng phụ. Sau khi hỏi học sinh về nội dung của từng đoạn, tôi hỏi về cách đọc hay của từng đoạn sau đó cho học sinh khá hoặc cô giáo đọc mẫu để thể hiện cách đọc hay của từng đoạn đó; cho học sinh khác phát hiện ra những điểm nhấn, giáo viên gạch chân những từ cần nhấn và gọi học sinh khác luyện đọc lại.
Nghệ thuật đọc diễn cảm thể hiện ở việc nhấn giọng, cao giọng hay hạ giọng trong một bài, một đoạn, bài không phải đọc với giọng đều đều như nhau mà có từ ngữ đọc nhấn giọng
hơn. Việc nhấn giọng hay hạ giọng phải đúng, chính xác, nhằm vào những từ mấu chốt, những từ có ý nổi bật, bộc lộ rõ nội dung câu văn, câu thơ, đoạn văn, đoạn thơ, bài văn, bài thơ.
Cái gốc để giúp cho học sinh có thể đọc diễn cảm tốt là phải giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Cách thức giúp học sinh cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc chính là các bước tiến hành mà tôi đã nêu ra ở trên. Song, học sinh có thể đọc diễn cảm tốt hơn nếu như học sinh được nghe cô giáo mình đọc hay, đọc tốt. Cách đọc của cô chính là một thứ phương tiện trực quan có hiệu quả nhất góp phần minh chứng cho những gì mà cô và trò cùng thống nhất ở trên. Để rèn cho mình khả năng đọc diễn cảm tôi thường soạn bài thật kỹ (bài soạn của tôi dựa trên những gợi ý của sách giáo viên song cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế của lớp mình về trình độ nhận thức cũng như khả năng đọc của học sinh để có một bài soạn phù hợp nhất, cân đối nhất giữa hai phần rèn đọc và cảm thụ). Xem lại toàn bộ nội dung bài soạn trước khi lên lớp để nắm chắc nội dung bài, thẩm thấu toàn bộ nội dung của bài và nắm được suy nghĩ, tình cảm của tác giả được gửi gắm trong bài văn và đặt mình vào hoàn cảnh của tác giả để nhằm truyền tới người nghe hiểu biết của mình và tình cảm của tác giả. Với các bước tiến hành rèn luyện như vậy cùng với sự kiên trì tập luyện mà mỗi lần tôi đọc mẫu đã thực sự cuốn hút các em chú ý vào nội dung của bài.
Trước những việc làm nêu trên, ngoài ra trong giờ tập đọc, tôi thường xuyên quan tâm đến những em rụt rè, nhút nhát, kịp thời khuyến khích động viên để các em có hứng thú đọc tốt hơn. Đối với những em đọc nhỏ, chậm, ngoài việc hướng dẫn chung đọc diễn cảm cho cả lớp, tôi đã có kế hoạch bồi dưỡng ngay từ đầu như: thường xuyên uốn nắn việc phát âm tiếng có vần khó, hướng dẫn đọc dứt khoát từng từ, từng ngữ. Với những câu văn dài tôi cho học sinh này dùng bút chì vạch sẵn những chỗ ngắt nhịp vào sách giáo khoa, giúp các em ngắt nhịp đúng chỗ, cứ như vậy uốn nắn dần để các em đọc tốt dần lên. Đặc biệt trong giờ Tập đọc, tôi luôn tạo cho lớp học một không khí thoải mái để các em phấn khởi học tập. Trong việc rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh tôi không sử dụng sự gò ép, áp đặt, mà thường xuyên sử dụng phương pháp gợi mở để phát huy tính chủ động, tích cực và sự sáng tạo ở mỗi học sinh, từ đó các em có điều kiện để thể hiện mình.
4. Kết quả đạt được
- Qua quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng những kinh nghiệm trên cho học sinh lớp tôi đang dạy. Tôi đã tiến hành khảo sát lớp tôi đang dạy và lớp 5/2 trong từng giai đoạn và có kết quả như sau:
+ Lớp 5/1 (Lớp do tôi chủ nhiệm)
Giai đoạn
Sĩ số
Học sinh đọc nhỏ, chậm
Học sinh đọc to, lưu loát
Học sinh đọc diễn cảm
Đầu năm
16
9học sinh = 56,25%
5học sinh = 31,25%
2 học sinh = 12,5%
Cuối kỳ I
16
7học sinh = 43,75%
5học sinh = 31,25%
4 học sinh = 25%
Tuần 24
16
4 học sinh = 25%
5học sinh = 31,25%
7 học sinh = 43,75%
+ Lớp 5/2
Giai đoạn
Sĩ số
Học sinh đọc nhỏ, chậm
Học sinh đọc to, lưu loát
Học sinh đọc diễn cảm
Đầu năm
15
8học sinh= 53,33%
5học sinh = 33,33%
2 học sinh = 13,33%
Cuối kỳ I
15
6 học sinh = 40%
6 học sinh = 40 %
3 học sinh = 20 %
Tuần 24
15
4học sinh= 26,67 %
6 học sinh = 40 %
5 học sinh = 33,33 %
5. So sánh đối chứng
Qua kết quả tổng hợp tôi đã nêu trên, tôi rất phấn khởi vì thấy trong giờ Tập đọc, học sinh không những đã say mê học tập, lớp học rất sôi nổi mà kĩ năng đọc diễn cảm
của học sinh đã được nâng lên rõ rệt. Nó không chỉ nâng lên theo từng giai đoạn khảo sát mà nó còn có sự tiến bộ hơn giữa lớp áp dụng kinh nghiệm này vào rèn đọc diễn cảm cho học sinh so với lớp không đưa kinh nghiệm này vào giảng dạy. Nếu như ở lần khảo sát đầu tiên để điều tra thực trạng trong giai đoạn đầu năm học, tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm ở lớp 5/1 cao hơn lớp 5/2 và tỉ lệ học sinh đọc diễn cảm ở lớp 5/1 thấp hơn lớp 5/2 thì đến tuần 24 tỉ lệ này có sự đảo lộn. Lớp 5/1 tỉ lệ học sinh đọc nhỏ và chậm còn ít hơn lớp 5/2 và tỉ lệ học sinh có kĩ năng đọc diễn cảm đã cao hơn lớp 5/2. Dẫu rằng kết quả trên là chưa cao nhưng nó đã đánh dấu bước đầu sự thành công của tôi trong quá trình giảng dạy để nghiên cứu, tìm tòi ra những biện pháp rèn đọc diễn cảm cho học sinh của mình.
6. Bài học kinh nghiệm
Thực tế trong quá trình giảng dạy, để đạt được kết quả như trên về "Rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5/1 - Trường Tiểu học Hồng Thái”, tôi tự rút ra một số kinh nghiệm sư phạm sau:
6.1. Muốn rèn cho học sinh đọc diễn cảm tốt, trước hết việc đọc mẫu của thầy phải chuẩn mực, bởi thầy luôn là tấm gương sáng, mẫu mực trong cách đọc diễn cảm để học sinh soi vào. Chính vì vậy, thầy phải có sự chuẩn bị chu đáo, mỗi từ ngữ thầy nói, đọc phải chính xác và chuẩn mực.
Thầy cần phải nghiên cứu, tìm tòi, học hỏi để nắm chắc nội dung cơ bản của chương trình sách giáo khoa... để giúp học sinh hiểu và cảm thụ bài đọc. Thực tế cho thấy, sách dùng cho học sinh, cho giáo viên có nhiều ưu điểm nổi bật và đa số giáo viên nắm được phương pháp giảng dạy, song đi vào từng bài cụ thể thì vẫn còn lúng túng không ít. Do vậy, nắm vững sách, hiểu ý đồ của người biên sọan là quan trọng, song chưa đủ, còn đỏi hỏi đến vai trò chủ động sáng tạo và tài ứng xử linh hoạt trong giảng dạy.
Phải nắm chắc đối tượng học sinh để có biện pháp phù hợp với từng đối tượng, nhằm phát huy tính tích cực trong học tập, nâng cao ý thức tự giác để từ đó các em sẽ “Học vui, vui học” và hiệu quả học tập sẽ cao hơn.
Người giáo viên phải có tâm huyết trong nghề, nhiệt tình trong soạn, giảng, quan tâm đến mọi đối tượng học sinh nhất là học sinh học yếu, đọc sai, đọc ngọng để kịp thời uốn nắn, sửa chữa cho học sinh thật tận tình, chu đáo để các em khắc phục.
Luôn động viên, khích lệ những em có kĩ năng đọc diễn cảm tốt để các em ngày càng đọc tốt hơn. Động viên các em chép những câu văn, câu thơ, bài văn, bài thơ hay vào sổ tay của mình; khuyến khích các em nói, đọc trước đám đông. Tổ chức cho các em thi kể chuyện, ngâm thơ, đọc diễn cảm trong lớp vào những giờ ngoại khoá.
6.2. Bên cạnh đó, muốn rèn đọc cho học sinh có hiệu quả thì người giáo viên phải nắm chắc phương pháp dạy đọc bao gồm:
a. Phương pháp đọc rõ văn xuôi: Hướng dẫn học sinh đọc chính xác (phát âm đúng, đọc đúng những tiếng có vần khó, những tiếng có dấu thanh học sinh hay nhầm lẫn, hướng dẫn học sinh biết đọc ngắt theo cụm từ, đọc đúng các kiểu câu).
b. Phương pháp dạy đọc rõ văn vần (đã là cách ngắt nhịp các thể thơ).
c. Phương pháp dạy đọc to và đọc thầm: Cần phải lưu ý có đọc to đúng thì đọc thầm mới đúng được. Do đó, khâu hướng dẫn đọc đúng phải được tiến hành trước và phải làm thật tốt. Trong giờ tập đọc, một em được chỉ định đọc to thì đồng thời giáo viên cũng yêu cầu các em khác luyện đọc thầm theo bạn. Như vậy trong một giờ tập đọc có khoảng 12 em đọc thì cả lớp cũng được luyện đọc thầm 12 lần.
d. Phương pháp dạy đọc diễn cảm: Cơ sở để giúp học sinh luyện đọc tốt là phải hiểu và cảm thụ được nội dung của bài. Đồng thời phải tạo cho các em một tâm trạng bình tỉnh, tự nhiên và thoải mái khi đọc. Các em không thể đọc diễn cảm được nếu như trong một trạng thái sợ sệt, hồi hộp, lo lắng. Vận dụng tốt những phương pháp đã dạy đọc như đã nêu ở trên là nhằm mục đích đạt được 4 yêu cầu về đọc đó là: đọc chính xác, đọc lưu loát, đọc thầm, đọc diễn cảm.
Bốn yêu cầu đó phải được thâm nhập vào nhau, hỗ trợ nhau mà không nên tách rời thì mới có thể nâng cao hiệu quả của giờ tập đọc.
6.3. Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần khéo léo tổ chức để thu hút tất cả học sinh đều làm việc với sách giáo khoa, chú ý vào nội dung bài tập đọc. Muốn làm được điều đó, tôi nghĩ chúng ta cần:
a. Phải xây dựng cho lớp một nề nếp học tập nghiêm túc, có tính kỉ luật cao.
b. Giáo viên phải luyện cho mình khả năng đọc mẫu thật tốt để cuốn hút học sinh chú ý vào nội dung bài.
c. Trong một giờ tập đọc, giáo viên cần phải coi trọng cả hai yêu cầu đó là rèn đọc cho học sinh và giúp các em cảm thụ tốt nội dung bài tập đọc. Hai yêu cầu này cần phải được bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau nên không thể tách bạch từng phần riêng lẻ. Vì thế, khi soạn bài, giáo viên cần lựa chọn và đưa ra hệ thống câu hỏi sao cho phù hợp với mọi đối tượng học sinh trong lớp. Có câu hỏi khó dành cho học sinh khá giỏi, có câu hỏi dễ dành cho học sinh yếu để mọi học sinh đều có cơ hội thể hiện khả năng của mình mà không cảm thấy nhàm chán hoặc quá sức.
d. Cần sử dụng có hiệu quả nhiều hình thức đọc khác nhau: đọc to, đọc thầm, đọc mấp máy môi, đọc nối tiếp, đọc phân vai… để thay đổi không khí của lớp học, thu hút học sinh vào bài.
e. Để tạo không khí vui tươi, hồn nhiên, nhẹ nhàng, sinh động trong các giờ học tôi thường tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “Thả thơ” được dùng khi dạy các bài tập đọc là bài thơ; trò chơi “Ai tinh ai nhanh” được dùng khi dạy các bài tập đọc là văn xuôi.
Những trò chơi này tuy chỉ tiến hành trong khoảng thời gian từ 3- 4 phút nhưng rất hấp dẫn đối với học sinh và mang lại kết quả tốt cho bài dạy.
Rèn luyện kĩ năng cho học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng quả là một công việc khó khăn. Giáo viên phải có kiến thức vững, phải đọc mẫu hay và phải kiên trì, bền bỉ, tâm huyết với nghề thì mới thành công được.
7. Phạm vi áp dụng đề tài
Trên đây là một số suy nghĩ về việc rèn đọc diễn cảm của tôi cho học sinh lớp 5/1 Trường Tiểu học Hồng Thái do tôi chủ nhiệm, với phương pháp dạy học này sẽ giúp các em lớp 5 - Trường Tiểu học Hồng Thái học tốt phân môn Tập đọc. Không những vậy, phương pháp này có thể áp dụng vào rèn đọc cho học sinh lớp 4.
8. Những vấn đề hạn chế và những vấn đề kiến nghị
a. Những vấn đề hạn chế
Trong thực tế giảng dạy phân môn Tập đọc, đặc biệt là việc rèn đọc cho học sinh lớp 5, tôi thấy còn có những mặt hạn chế như:
- Về trò: Một số em đọc còn ngọng phát âm chưa chuẩn tr/ch, s/ x, thanh ngã/ thanh sắc.
- Về thầy: Còn hạn chế về nghiệp vụ sư phạm, đặc biệt là việc đọc mẫu, do vậy bản thân tôi thấy cần phải học hỏi, rèn luyện nhiều.
b. Những vấn đề kiến nghị
Để có kết quả rèn đọc diễn cảm cho học sinh cao hơn, tôi mạn phép đề xuất một vài ý kiến với các cấp chỉ đạo như sau:
- Thường xuyên dự giờ của giáo viên để nắm vững phương pháp giảng dạy, từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại để thống nhất phương pháp giảng dạy đặc biệt là việc rèn đọc diễn cảm.
- Thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên ở các môn học nhất là phân môn Tập đọc.
- Tổ chức thường xuyên hội thi đọc hay với giáo viên và học sinh để tăng cường ý thức luyện đọc hay ở từng giáo viên và học sinh.
C: KẾT LUẬN
Tập đọc là một môn học không khó nhưng cũng không dễ dạy. Cái khó đó do chủ quan người dạy và cũng do khách quan của bộ môn tạo nên. Phía chủ quan người dạy phải có kiến thức rộng về ngữ văn, phải có trình độ nhất định về tư tưởng, tình cảm và phải nắm chắc phương pháp bộ môn. Phía khách quan, Tập đọc là một phân môn khó dạy vì tính chất phong phú của nó. Nếu chỉ chú ý tính khoa học của bài như phân tích ngữ âm, câu, từ thì bài dạy sẽ khô khan. Nếu khai thác tính nghệ thuật mà không dựa trên cơ sở ngôn ngữ thì cũng dễ tràn lan. Do vậy, muốn dạy tốt phân môn tập đọc chúng ta cần phải không ngừng học tập để nâng cao trình độ nhận thức của bản thân, nắm vững phương pháp giảng dạy bộ môn, kiên trì luyện cho mình kỹ năng đọc tốt cùng với tâm huyết của mình dành cho nghề tôi nghĩ chúng ta sẽ có những giờ dạy thành công.
Thông qua thực tế trong giảng dạy, tôi đi đến kết luận: Muốn rèn đọc diễn cảm cho học sinh tốt thì điều kiện quan trọng nhất là người thầy. Bởi thầy là người hướng dẫn các em cách đọc đúng đọc hay. Vì vậy thầy phải hướng dẫn thật cụ thể chu đáo từng chữ, từng ngữ... với từng đối tượng học sinh. Đặc biệt là đọc mẫu bởi thầy có vai trò quan trọng trong việc đọc diễn cảm của trò. Muốn đạt được điều đó đòi hỏi thầy phải là người có tâm thực sự quan tâm đến trò nhiệt tình trong phương pháp soạn giảng, trau dồi nghiệp vụ, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng giảng dạy các môn học, đặc biệt là phân môn Tập đọc.
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ của tôi trong việc rèn đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 trong giờ Tập đọc. Rất mong được sự đóng góp ý kiến của anh chị em đồng nghiệp để cho việc vận dụng đề tài ngày càng đạt được hiệu quả cao hơn.
Hồng Thái, ngày 20 tháng 5 năm 2014
Giáo viên
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Xếp loại:.................................................................................................................................
Hồng Thái, ngày tháng năm 2014
TM. HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
Chủ tịch
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
Nội dung và chương trình tiếng Việt 5.
2
Sách giáo khoa tiếng Việt 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
3
Tài liệu phổ biến SKKN.
4
Thế giới quanh ta.
5
Bồi dưỡng tiếng Việt lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
6
Để học tốt tiếng Việt 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
7
Những bài văn hay lớp 5 - Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
A.
Phần mở đầu
1
I.
Lí do chọn đề tài
1
II.
Đối tượng nghiên cứu
2
III.
Phạm vi nghiên cứu
2
VI.
Phương pháp nghiên cứu
2
B.
Nội dung
2
I.
Cơ sở lí luận
2
II.
Cơ sở thực tiễn
3
C
Kết luận
18
*
Tài liệu tham khảo
20
18
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- skkn_doc_dien_cam_lop_5_3871.doc