Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, nhưng đất đai là tài nguyên không thể tái tạo được, cố định về vị trí giới hạn về không gian.
Theo số liệu thống kê năm 1997, nước ta có tổng diện tích tự nhiên khoảng gần 33 triệu ha.Về diện tích tự nhiên nước ta có quy mô trung bình xếp thứ 50 trong tổng số 200 nước trên thế giới,nhưng nướcta với số dân đông 75,5 triệu người đứng thứ 13 trên thế giới, nên thuộc loại "đất chật người đông".
Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người rất thấp, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới tức là vào khoảng 0,43ha/người. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ có 1.047m2, với 80% dân số sống ở nông thôn nên bình quân đất nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp cũng chỉ có3.446m2, hiện nay nước ta vẫn thuộc nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển,sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trang lạc hậu.
Điều 18 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 đã nêu rõ:"Nhà nước thống nhất quản ly toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật,đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả".
Luật đất đai năm 1993 tại điều 13 quy định: Quy hoạch kế hoạch hoá sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Nghị quyết số 01/1997/QH của quốc hội khoá 9, kỳ họp thứ 10, chỉ thị 247/TTg ngày 28/04/1995, chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Nghị định số 43/CP của Chính phủ đã giao cho Tổng cục địa chính có trách nhiệm: "Xây dựng,trình Chính Phủ chiến lược quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ".
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta ngày càng được sự quan tâm của Đảng và nhà nước,đã và đang tiến hành từng bước quy hoạch phân bổ vùng lãnh thổ theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết trong phạm vi cả nước. Từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành, đơn vị mình theo đúng yêu cầu của Luật đất đai và các văn bản quy định và công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
* Mục đích, yêu cầu.
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu công tác quy hoạch đất đai hiện nay, đặc biệt là tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở đơn vị cấp xã.
- Làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
Từ những mục đích trên quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải giải quyết được những yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai và tính chủ động của người sử dụng đất một cách phù hợp trong khuôn khổ quỹ đất của xã.
- Tính toán cơ cấu các loại đất cho tương lai theo hướng có lợi nhất.
Đáp ứng sự phát triển ổn định trong nông thôn và sử dụng lâu bền có hiệu quả kinh tế xã hội.
Được sự phân công của Khoa quản lý ruộng đất trường Đại học Nông nghiệp, được sự giúp đỡ của Phòng địa chính huyện Đông Anh, UBND xã Mai Lâm, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Đoàn Công Quỳ giảng viên Khoa quản lý ruộng đất, tôi tiến hành làm đề tài:
“ Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm – huyện Đông Anh
– Thành phố Hà Nội”.
69 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm – huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
phần thứ nhất
đặt vấn đề
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặt biệt, là thành phần quan trọng của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng các công trình văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng, nhưng đất đai là tài nguyên không thể tái tạo được, cố định về vị trí giới hạn về không gian.
Theo số liệu thống kê năm 1997, nước ta có tổng diện tích tự nhiên khoảng gần 33 triệu ha.Về diện tích tự nhiên nước ta có quy mô trung bình xếp thứ 50 trong tổng số 200 nước trên thế giới,nhưng nướcta với số dân đông 75,5 triệu người đứng thứ 13 trên thế giới, nên thuộc loại "đất chật người đông".
Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người rất thấp, chỉ bằng 1/7 mức bình quân của thế giới tức là vào khoảng 0,43ha/người. Bình quân đất nông nghiệp trên đầu người chỉ có 1.047m2, với 80% dân số sống ở nông thôn nên bình quân đất nông nghiệp trên một lao động nông nghiệp cũng chỉ có3.446m2, hiện nay nước ta vẫn thuộc nhóm 40 nước có nền kinh tế kém phát triển,sản xuất nông nghiệp vẫn trong tình trang lạc hậu.
Điều 18 hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ban hành năm 1992 đã nêu rõ:"Nhà nước thống nhất quản ly toàn bộ đất đai theo quy hoạch và theo pháp luật,đảm bảo sử dụng đúng và có hiệu quả".
Luật đất đai năm 1993 tại điều 13 quy định: Quy hoạch kế hoạch hoá sử dụng đất là một trong 7 nội dung quản lý nhà nước về đất đai.
Nghị quyết số 01/1997/QH của quốc hội khoá 9, kỳ họp thứ 10, chỉ thị 247/TTg ngày 28/04/1995, chỉ thị 245/TTg ngày 22/4/1996 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định việc lập quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất đai.
Nghị định số 43/CP của Chính phủ đã giao cho Tổng cục địa chính có trách nhiệm: "Xây dựng,trình Chính Phủ chiến lược quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ".
Công tác quản lý nhà nước về đất đai ở nước ta ngày càng được sự quan tâm của Đảng và nhà nước,đã và đang tiến hành từng bước quy hoạch phân bổ vùng lãnh thổ theo nguyên tắc từ tổng thể đến chi tiết trong phạm vi cả nước. Từ trung ương đến địa phương đều phải xây dựng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của ngành, đơn vị mình theo đúng yêu cầu của Luật đất đai và các văn bản quy định và công tác quản lý Nhà nước về đất đai.
* Mục đích, yêu cầu.
Mục đích của quy hoạch sử dụng đất cấp xã là nhằm giải quyết các vấn đề sau:
- Tìm hiểu công tác quy hoạch đất đai hiện nay, đặc biệt là tình hình quản lý và sử dụng đất đai ở đơn vị cấp xã.
- Làm cơ sở để lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm
Từ những mục đích trên quy hoạch sử dụng đất cấp xã phải giải quyết được những yêu cầu sau đây:
- Đảm bảo sự thống nhất quản lý Nhà nước về đất đai và tính chủ động của người sử dụng đất một cách phù hợp trong khuôn khổ quỹ đất của xã.
- Tính toán cơ cấu các loại đất cho tương lai theo hướng có lợi nhất.
Đáp ứng sự phát triển ổn định trong nông thôn và sử dụng lâu bền có hiệu quả kinh tế xã hội.
Được sự phân công của Khoa quản lý ruộng đất trường Đại học Nông nghiệp, được sự giúp đỡ của Phòng địa chính huyện Đông Anh, UBND xã Mai Lâm, được sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo Đoàn Công Quỳ giảng viên Khoa quản lý ruộng đất, tôi tiến hành làm đề tài:
“ Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm – huyện Đông Anh
– Thành phố Hà Nội”.
Phần thứ hai
Tổng quan tài liệu
1. Tình hình nghiên cứu quy hoạch đất đai trong và ngoài nước.
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.
Trên thế giới công tác quy hoạch sử dụng đất đai đã được tiến hành nhiều năm trước đây, hiện nay công tác này đang được chú trọng và phát triển, đặc biệt là trong sản xuất nông nghiệp.
ở Liên Xô cũ, Anh và Pháp đã có cơ sở lý luận của ngành quản lý đất đai tương đối hoàn chỉnh và ngày càng tiến bộ.
Trên thế giới có hai trường phái quy hoạch chính sau:
Tiến hành quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội đảm bảo hài hoà sự phát triển đa mục tiêu, sau đó mới đi sâu nghiên cứu quy hoạch chuyên ngành, tiêu biểu cho trường phái này là Đức và úc.
Ngoài ra ở một số nước khác còn có những phương pháp quy hoạch đất đai mang tính đặc thù và riêng biệt.
ở Pháp, quy hoạch đất đai được xây dựng theo hình thức mô hình hoá nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao.
ở Hungari, quy hoạch đất đai được coi là vấn đề đặc biệt tồn tại. Sự thay đổi từ một hệ thống tập chung sang cơ chế lập quy hoạch phi tập chung cùng với việc hướng tới tư nhân hoá mang lại những thay đổi lớn về kinh tế, cơ cấu, tổ chức và xã hội.
ở Angieri: Việc quy hoạch đất đai được dựa trên nguyên tắc nhất thể hoá, liên hợp hoá và kỷ luật đa phía.
ở Nam Phi, đã thiết lập đồ án quy hoạch mặt bằng ở cấp quốc gia do chính phủ thiết kế với sự tham gia của chính quyền các tỉnh ( cấp trung gian )
ở Canada, Chính phủ liên bang đã can thiệp vào quy hoạch cấp trung gian ( cấp bang ) đang được giảm bớt.
ở Philipin: Có 3 cấp lập quy hoạch
Cấp quốc gia sẽ hình thành những chỉ đạo chung, cấp vùng trển khai một khung chung cho quy hoạch theo vùng và cấp quận, huyện chịu trách nhiệm triển khai các đồ án tác nghiệp.
ở Thái Lan, việc quy hoạch đất đai được phân theo 3 cấp: Quốc gia, vùng, và á vùng hay địa phương .
ở các nước Trung Quốc, Lào, Campuchia công tác quy hoạch đất đai đã bắt đầu phát triển nhưng mới dừng lại ở tổng thể các ngành, không tiến hành quy hoạch ở các cấp nhỏ như ở Việt Nam.
1.2.Thực tiễn quy hoạch đất đai ở nước ta trong những năm qua.
ở Miền Bắc quy hoạch sử dụng đất đai được đặt ra và xúc tiến từ năm 1962 . Vấn đề lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và chỉ đạo một cách sát sao bằng các văn bản pháp luật và được xem như là một luận chứng cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước.
Điều này được thể hiện rõ qua từng giai đoạn cụ thể sau:
Thời kỳ 1975 – 1980
Thời kỳ này, Hội đồng chính phủ đã thành lập ban chỉ đạo phân vùng quy hoạch nông nghiệp, lâm nghiệp Trung ương để triển khai công tác này trên phạm vi toàn quốc. Kết quả là đến cuối năm 1978 các phương án phân vùng nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến nông sản của nông nghiệp, của 7 vùng kinh tế và tất cả các tỉnh đã lập và được chính phủ phê duyệt.
Thời kỳ 1981- 1986
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 5 đã quyết định “ Xúc tiến công tác điều tra cơ bản, lập tổng sơ đồ phát triển và phân bố lực lượng sản xuất, nghiên cứu chiến lược kinh tế, xã hội, dự thảo kế hoạch, triển vọng để chuẩn bị tích cực cho kế hoạch 5 năm sau ( 1986- 1990 )”.
Kết quả là phần quy hoạch sử dụng đất đai trong tổng sơ đồ, nội dung và cơ sở khoa học đã được nâng cao thêm một bậc. Quy hoạch sử dụng đất theo lãnh thổ hành chính đã được đề cập đến ( tuy chưa đầy đủ ) ở các cấp huyện, tỉnh, cả nước, còn quy hoạch sử dụng đất cấp xã chưa được đề cập đến, thời kỳ này chủ yếu là quy hoạch HTX nông nghiệp.
Thời kỳ 1987 đến trước khi có Luật đất đai
Năm 1987, Luật đất đai của nhà nước ta được ban hành, trong đó có một số điều nói về quy hoạch đất đai, tuy nhiên Luật đất đai 1987 chưa nêu ra nội dung của quy hoạch sử dụng đất.
Ngày 15/04/1991 Tổng cục Quản lý ruộng đất đã ra thông tư 106/QHKH/RĐ hướng dẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai. Qua 2 năm thực hiện nhiều tỉnh đã lập kế hoạch cho một nửa số xã trong tỉnh của mình bằng kinh phí địa phương .
Kể từ khi ban hành Luật đất đai 1993 cho đến nay
Vào tháng 7 năm 1993 Luật đất đai được công bố. Trong luật này các điều khoản nói về đất đai được nói cụ thể hoá hơn so với Luật đất đai 1987 và từ năm 1993 trở đi công tác quy hoạch đã được chú trọng hơn. Tổ chức UNDP tài trợ cho nước ta 2 dự án khả thi về quy hoạch là: Quy hoạch đất đai Đồng bằng sông Cửu Long, quy hoạch tổng thể vùng đồng bằng Sông Hồng ( 10 tỉnh).
Từ năm 1993 trở lại đây, thực hiện Luật đất đai 1993 ngay từ đầu năm 1994, TCĐC đã chỉ đạo triển khai xây dựng quy hoạch đất đai toàn quốc giai đoạn 1996 – 2010. Dự án quy hoạch này đã được Chính phủ thông qua và Quốc hội phê duyệt tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khoá IX. Đến nay đã đạt được một số kết quả cụ thể:
Quy hoach đất đai theo lãnh thổ hành chính cấp tỉnh đã và đang triển khai ở 44 tỉnh và thành phố trực thuộc TW trong đó có 6 tỉnh, thành phố đã được thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê chuẩn.
Quy hoạch đất đai cấp huyện đang được triển khai rộng khắp ở tất cả các tỉnh thành. Đến nay các mô hình thí điểm đã hoàn thành, toàn quốc hiện có 154 huyện, quận, thị xã đang triển khai lập quy hoạch đất đai.
Quy hoạch đất đai cấp xã đang được triển khai ở 2704 xã, phường trong cả nước mà phần lớn trong số đó đã được phê duyệt và đang được tổ chức chỉ đạo thực hiện.
Quy hoạch sử dụng đất các ngành mới thực hiện được việc rà soát song quy hoạch sử dụng đất quốc phòng của 8 quân khu và bộ đội biên phòng
( Quân khu Thủ đô, quân khu I, II, III, IV, V, VII, IX ) đã trình và được chính phủ phê duyệt.
Công tác lập kế hoạch sử dụng đất, chuyển đất nông nghiệp và lâm nghiệp có rừng sang mục đích phi nông nghiệp theo điều 23 Luật đất đai 1993 cũng đã đạt được nhiều tiến bộ. Năm 1995 có 30/53 tỉnh, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất. Năm 1996 có 51/53 tỉnh, thành phố lập kế hoạch sử dụng đất. Năm 1997 TTCP đã phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho 57/61 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ưong.
Năm 1998 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương lập kế hoạch sử dụng đất đai, trong đó có 60 tỉnh, thành phố đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Cơ sở khoa học của quy hoạch sử dụng đất đai
2.1. Khái niệm và đặc điểm của sử dụng đất đai.
Khái niệm quy hoạch sử dụng đất đai:
Quy hoạch sử dụng đất đai là quá trình hình thành các quyết định nhằm tạo điều kiện đưa đất đai vào sử dụng bền vững để mang lại lợi ích cao nhất, thực hiện đầy đủ 2 chức năng:Điều chỉnh các mối quan hệ đất đai và tổ chức sử dụng đất như một tư liệu sản xuất đặc biệt với mục đích nâng cao hiệu quả sản xuất của xã hội kết hợp với bảo vệ đất và môi trường.
2.2. Đối tượng nghiên cứu của quy hoạch sử dụng đất đai
Nội dung và các phương pháp nghiên cứu tổ chức sử dụng đất rất đa dạng và phức tạp phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội bao gồm các yếu tố sau:
Đặc điểm khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng
Hình dạng và mật độ khoảng thửa
Đặc điểm thuỷ văn địa chất
Đặc điểm thảm thực vật tự nhiên
2.3. Các yếu tố hình thái
Mật độ, cơ cấu và đặc điểm phân bố dân cư
Tình trạng và sự phân bố cơ sở hạ tầng
Trình độ phát triển các ngành sản xuất
Như vậy đối tượng nghiên cứu của quy hoạch đất đai là:
Nghiên cứu các quy luật về chức năng của đất như một tư liệu sản xuất chủ yếu.
Đề xuất các biện pháp tổ chưc sử dụng đất đầy đủ, hợp lý, có hiệu quả cao, kết hợp bảo vệ đất và bảo vệ môi trường trong tất cả các ngành, các đối tượng sử dụng đất, căn cứ vào điều kiện kinh tế, xã hội cụ thể của từng cụm lãnh thổ.
3. Cơ sở pháp lý của quy hoạch sử dụng đất đai.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ sang công nghiệp- dịch vụ- nông nghiệp đã và đang gây ra áp lực ngày càng lớn đối với đất đai.
Chính vì vậy Đảng và Nhà nước ta luôn coi đây là vấn đề rất bức xúc và cần được quan tâm hàng đầu.
Vấn đề đất đai đã được thể hiện trong hệ thống văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật và các văn bản dưới luật cụ thể:
Hiến pháp nước CHXHCNVN năm 1992 đã khẳng định “ Đất đai thuộc sở hữu toàn dân”, “ Nhà nước thống nhất và quản lý đất đai theo quy hoạch và pháp luật đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”(chương II,điều 18)
Để phù hợp với thực tiễn khách quan ,trong điều kiện đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường,tháng 7/1993 Luật đất đai được công bố .
Trong luật này có các điều khoản nói về vấn đề quy hoạch đất đai đã được cụ thể hoá hơn so với Luật đất đai ban hành năm 1987.
Điều 1 Luật đất đai năm 1993 cũng nêu rõ đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.
Điều 13 Luật đất đai, xác định một trong những nội dung quản lý Nhà nước về đất đai là “ Quy hoạch và kế hoạch hoá việc sử dụng đất”. Đây chính là căn cứ pháp lý để thực hiện việc giao đất, thu hồi đất. Tại điều 16, 17, 18 của Luật đất đai năm 1993 nêu rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền xét duyệt quy hoạch sử dụng đất đai.
Điều 19 của Luật đất đai “ Căn cứ để quyết định giao đất là quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt”.
Nghị quyết số 01/1997/QH của Quốc hội khoá IX, kỳ họp thứ 10. Chỉ thị số 247/TTg ngày 28/04/1995, chỉ thị số 245/TTg ngày 22/04/1996 của TTCP đã quy định việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và yêu cầu các Bộ, cơ quan ngang bộ và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đẩy mạnh việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, quốc phòng, an ninh. Thực hiện luật đất đai, nghị quyết của Quốc hội, chỉ thị của TTCP, TCĐC đã có các văn bản hướng dẫn về công tác này. UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã giao cho SĐC chủ trì cùng các ban ngành triển khai lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai theo lãnh thổ hành chính: Cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.
Những căn cứ trên là cơ sở pháp lý vững chắc cho công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.
4. Vị trí, vai trò và sự cần thiết của quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Trong Luật đất đai cấp năm 1993 tại điều 16 mục 4 đã làm rõ trách nhiệm của ngành quản lý đất đai trước Chính phủ: “Cơ quan quản lý đất đai ở trung ương và địa phương kết hợp với cơ quan hữu quan giúp Chính phủ và UBND các lập quy hoạch ,kế hoạch sử dụng đất”. Trước tình hình đó,TCĐC đang cho triển khai quy hoạch sử dụng đất đai theo các cấp lãnh thổ hành chính:cả nước,tỉnh,huyện,xã.Quy hoạch sử dụng đất đai của 4 cấp được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống và từ dưới lên.
Quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã là quy hoạch vi mô là khâu cuối cùng của hệ thống quy hoạch sử dụng đất đai. Mặt khác quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã còn là cơ sở để chỉnh lý quy hoạch sử dụng đất vĩ mô.
Quy hoạch sử dụng đất toàn quốc, cấp vùng và cấp tỉnh là quy hoạch chiến lược, dùng để khống chế vĩ mô và quản lý kế hoach sử dụng đất. Quy hoạch cấp huyện phải phù hợp và hài hoà với cấp tỉnh.Quy hoạch cấp huyện là giao điểm giữa quy hoạch quản lý vĩ mô và vi mô,quy hoạch cấp xã là quy hoạch vi mô và làm cơ sở đê thực hiện quy hoạch thiết kế chi tiết.
Phần thứ ba
Nội dung và phương pháp nghiên cứu
1. Nội dung và phương pháp quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
1.1. Nội dung quy hoạch sử dụng đất đai cấp xã.
Khi chúng ta tiến hành quy hoạch đất đai cấp xã thì việc xây dựng nội dung trình tự quy hoạch có ý nghĩa rất quan trọng vì trong quy hoạch đất đai cấp xã phải giải quyết nhiều vấn đề với nhau, nhưng nó lại có một số khía cạnh có liên quan mật thiết với nhau.
Nội dung quy hoạch sử dụng đất phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội cụ thể trên lãnh thổ hành chính của từng xã, đó là:
Thành phần sử dụng đất
Hình thức sử dụng đất (ổn định lâu dài hay có thời hạn)
Đặc điểm đất đai về loại sử dụng
Thành phần kinh tế ở nông thôn
Các hình thức tổ chức sử dụng lao động
Các tiến bộ khoa học kỹ thuật
Khi xây dựng quy hoạch đất đai cấp xã chúng ta cần thực hiện đầy đủ các nội dung sau:
* Xác định và hoàn chỉnh ranh giới hành chính xã.
Xác định và hoàn chỉnh ranh giới hành chính xã làm cơ sr pháp lý đầu tiên cho việc quản lý lãnh thổ của chính quyền cấp xã. Đây là nội dung quan trọng đầu tiên vì vậy cần phải được giải quyết rõ ràng
* Xác địng hiện trạng sử dụng đất đai.
Qua hiện trạng sử dụng đất đai ta sẽ thấy rõ được sự phân loại và phân bố đất cho các ngành cũng như tình hình và trình độ sử dụng đất của các chủ sử dụng.
* Dự báo nhu cầu sử dụng đất.
Đây là một trong nhữnh nội dung quan trọng, trong đó:
Đất dân cư nông thôn.
Đất chuyên dùng được dự báo căn cứ vào quy hoạch phát triển của từng ngành như nhu cầu mở rộng, làm thêm đường giao thông, làm mương tưới tiêu, công trình phúc lợi, công trình phúc lợi phục vụ sản xuất và sinh hoạt…
Việc dự báo nhu cầu đất nông nghiệp trước hết phải căn cứ vào dự báo lực lượng lao động nông nghiệp, hiệu suất lao động, năng suất cây trồng với mục tiêu đáp ứng đủ cho một lao động có khả năng tự nuôi sống mình và thực hiện nghĩa vụ đối với xã hội.
Mặt khác phải xem xét khả năng mở rộng diện tích đất nông nghiệp
( Khả năng cải tạo, khai hoang phục hoá đất chưa sử dụng đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp ) Và tăng vụ để bù vào diện tích đất nông nghiệp bị chuyển đổi mục đích do nhu cầu của xã hội.
* Phân bổ đất cho các ngành.
Khi phân bổ đất cho các ngành các mục đích sử dụng khác nhau phải tuân theo các nguyên tắc chung sau:
Đảm bảo sự phát triển toàn diện, bền vững trong nông thôn.
Sử dụng đất tiết kiệm hợp lý tăng hiệu quả kinh tế xã hội .
Sử dụng đất phải đi đôi với cải tạo, bảo vệ, bồi dưỡng đất, bảo vệ môi trường .
* Lập kế hoạch chu chuyển đất đai.
Chu chuyển đất một cách cân đối,hợp lý để có biện pháp điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội của các cấp .
* Bố trí đất khu dân cư nông thôn .
Chúng ta căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của các hộ, bố trí đất khu dân cư trong tương lai trên cơ sở mối liên hệ của trong và ngoài xã. Đồng thời tận dụng đất đai và sử dụng tiết kiệm để sản xuất nông nghiệp tránh lấy đất nông nghiệp đưa sang mục đích sử dụng khác (sử dụng sai mục đích ).
* Định hướng sử dụng đất nông nghiệp.
Đối với ngành nông nghiệp, đất đai không đơn thuần chỉ là nền tảng không gian mà còn là tư liệu sản xuất đặc biệt và chủ yếu. Vì vậy trong nhiệm vụ quy hoạch sử dụng đất nông nghiệp không chỉ hình thành các chủ hộ sử dụng đất mà còn tạo ra không gian thuận tiện cho đất để khi sử dụng phù hợp với các nhu cầu tổ chức sản xuất hợp lý.
Định hướng sử dụng đất nông nghiệp là bước nối tiếp của kế hoạch, biện pháp chu chuyển đất, thực hiện sự hướng dẫn đưa các tiến bộ kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử dụng đất trong nông thôn. Định hướng sử dụng đất nông nghiệp dựa trên các căn cứ sau:
Tài nguyên đất, nước, nguồn lao động, vốn và nguồn phân hữu cơ
Nhu cầu sản xuất hàng hoá quan hệ chặt chẽ với thị trường và sức tiêu thụ sản phẩm
Điều kiện tổ chức sử dụng đất
* Hiệu quả kinh tế xã hội và môi trường.
Về mặt kinh tế, xã hội trong quy hoạch sử dụng đất cấp xã có thể được đánh giá dựa vào một số chỉ tiêu sau:
Tỷ trọng đất sử dụng trong nông nghiệp
Hệ số sử dụng đất trong nông nghiệp
Năng suất lao động xã hội
Hiệu quả vốn đầu tư
Quy hoạch sử dụng đất phải bao gồm 2 mặt:
Thực hiện sự phân bổ đất đai, đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước trong việc sử dụng tài sản quốc gia đối với người quản lý.
Tổ chức định hướng sử dụng đất thực hiện việc hướng đẫn và hỗ trợ phát triển kinh tế trong chức năng quản lý nông nghiệp đối với các người sử dụng đất ( Các hộ nông dân ).
+ Về phương pháp luận.
Cơ sở của phương pháp luận nghiên cứu quy hoạch đất đai dựa trên phép biện chứng duy vật về nhận thức phát triển.
+ Tổ chức phân bổ quy hoạch sử dụng đất đai cầ có sự tham gia của người sử dụng đất
1.2. Phương pháp lập quy hoạch phân bổ sử dụng đất cấp xã.
Quy hoạch phân bổ đất cấp xã luôn tuân thủ theo Luật đất đai 1993, khẳng định đất đai theo 6 loại đất chính sau: Đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất khu dân cư nông thôn, đất khu dân cư đô thị, đất chuyên dùng và đất chưa sử dụng.
Công tác quy hoạch sử dụng đất phải tính đến điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc biệt phải dựa trên các cơ sở sau:
Theo sự chỉ đạo của Nhà nước
Phải có đề nghị của cơ quan chuyên môn ngành địa chính
Phải có đề nghị của UBND xã quy hoạch
Trước đây TCĐC đã ra thông tư 106/QHKH/RĐ ngày 15/04/1991 về hướng đẫn lập quy hoạch sử dụng đất đai, để phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội hiện tại, ngày 12/10/1998 TCĐC cúng đã cho ban hành công văn số 1814/CV-TCĐC hướng dẫn việc lập thông qua và xây dựng quy hoạch sử dụng đất đai theo đơn vị hành chính cấp xã. Trong đó có hướng dẫn trình tự tiến hành quy hoạch sử dụng đất đai theo trình tự 5 bước sau:
Bước 1: Công tác chuẩn bị và điều tra cơ bản
Chuẩn bị các điều kiện cần thiết và tiến hành điều tra khảo sát, thu thập các thônh tin, tài liệu, số liệu, bản đồ để thực hiện dự án lập quy hoạch sử dụng đất đai trên địa bàn xã.
Bước 2: Đánh giá điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội.
Phân tích, đánh giá nhứng lợi thế, hạn chế, về đặc điểm, vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên, cảnh quan môi trường và áp lực của thực trạng phát triển kinh tế – xã hội đối với việc sử dụng đất đai.
Bước 3: Đánh giá tình hình quản lý và hiện trạng sử dụng đất đai.
Đánh giá những kết quả và tồn đọng trong công tác quản lý Nhà nước về đất đai qua 2 thời kỳ trước và sau Luật đất đai 1993.
Bước 4: Xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai và các giải pháp thực hiện.
Xây dựng phương án quy hoạch và phân kỳ kế hoạch sử dụng đất đai phù hợp với đặc điểm, tiềm năng quy định đất nhằm đáp ứng nhu cầu đất đai để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của các ngành, các tổ chức và cá nhân trên địa bàn xã.
Bước 5: Xây dựng báo cáo tổng hợp hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai và trình duyệt.
Soạn thảo báo cáo tổng hợp, hoàn chỉnh hồ sơ quy hoạch sử dụng đất đai, thông qua HĐND xã trình UBND huyện phê duyệt và bàn giao sản phẩm để sử dụng.
Một phương án quy hoạch được trình bày 2 phần:
- Phần bản đồ:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất
+ Bản đồ quy hoạch phân bổ đất đai
+ Bản vẽ trích lục và thiết kế mặt bằng khu dân cư mới
Phần thuyết minh: Báo cáo thuyết minh
Phần thứ tư
Kết quả nghiên cứu
1. Khái quát điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội xã Mai Lâm.
1.1. Điều kiện tự nhiên.
1.1.1.Vị trí địa lý.
Xã Mai Lâm nằm ở phía Đông Nam huyện Đông Anh cách trung tâm huyện 6 – 7 km. Xã nằm ở ven đường quốc lộ 3 nối Tuyên Quang, Thái Nguyên với quốc lộ 1A.
Địa giới hành chính của xã bao gồm:
Phía Đông Bắc giáp xã Dục Tú
Phía Đông Nam giáp huyện Gia Lâm
Phía Tây Bắc và Tây Nam giáp xã Đông Hội.
Xã Mai Lâm Là một trong những vùng trọng điểm của huyện Đông Anh có điều kiện tốt để phát triển nông nghiệp lúa, cây vụ đông, chăn nuôi lơn gà cung cấp thực phẩm cho các khu dân cư và khu công nghiệp với Thành phố.
1.1.2. Đặc điểm, địa hình.
Xã Mai Lâm có địa hình tương đối bằng phẳng, địa hình thấp dần từ Đông Nam xuống Tây Bắc, nơi cao nhất là 6,9 m và nơi thấp nhất là 4,96 m so với mặt nước biển. Vào mùa mưa lớn một số diện tích lúa trên địa bàn xã thường xuyên bị ngập úng, phần thì do trũng, nước xung quanh đổ về, phần vì do tiêu úng không kịp nên tình trạng này vẫn thường xảy ra vào mùa mưa. Hiện nay xã cũng như các địa phương đang cố gắng khắc phục tình trạng trên, hy vọng năm 2001 sẽ không còn thấy hiện tượng đó nữa.
1.1.3. Đặc điểm thổ nhưỡng.
Xã có Sông Đuống thuộc hệ thống Sông Hồng chảy dọc từ Tây Bắc xuống Tây Nam và lượng nước chủ yếu để dùng cho nông nghiệp toàn xã được lấy từ Sông Hà Bắc. Đây là một nhánh nhỏ thuộc hệ thống Sông Hồng. Do ảnh hưởng vỡ đê năm 1957 nên đất của xã thuộc loại đất phù sa Sông Hồng không được bồi đắp hàng năm. Thành phần cơ thuộc loại thịt nhẹ và trung bình, độ xốp thuộc loại khá, sức chứa ẩm 29 – 30 % ( 0- 30 cm). Theo kết quả điều tra nông hoá thổ nhưỡng xã Mai Lâm cho thấy:
- Yếu tố mùn: Nhìn chung yếu tố mùn là tốt, đất mùn nghèo diện tích có nhưng rất ít.
- Yếu tố Kali: Hầu hết đất xã Mai Lâm có hàm lượng Kali nghèo.
- Hàm lượng lân: Đa số đất ở xã là giầu hàm lượng lân
- Độ chua (PH) Phần lớn là đất trun tính và ít chua. Tóm lại đất xã Mai Lâm có độ mầu mỡ khá thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp.
1.1.4. Điều kiện khí hậu thời tiết.
Xã Mai Lâm huyện Đông Anh có đặc điểm thời tiết chung với TP Hà Nội, tức là chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều và có mùa đông lạnh. Nói chung hàng năm khí hậu được 2 mùa rõ rệt: Mùa hè đồng thời là mùa mưa và mùa đông đồng thời là mùa khô.
Mùa đông được bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3, hướng gió chủ yếu là đông bắc nên trời lạnh và khô. Vào tháng 1 nhiệt độ trung bình thấp nhất là 10,8 0C, về mùa đông tổng lượng rất thấp chỉ chiếm 15,1 % lượng mưa cả năm, trong đó lượng mưa tháng một là rất thấp chỉ có 19,1 mm.
Mùa hè là mùa nóng ẩm và mưa nhiều, bắt đầu từ tháng 4 đến hết 10 trong năm, hướng gió chủ yếu trong mùa này là gió đông nam thường mang theo khí hậu mát mẻ, nhưng có khi là giông bão với sức gió có thể đạt 126 – 144 km/giờ. Mùa mưa tập trung vào từ tháng 7 đến tháng 9, trong 3 tháng 7, 8, 9, lượng mưa có thể đạt 865 mm, độ ẩm không khí là 100 %. Đồng thời số giờ nắng trong mùa mưa cao, trên 130 giờ, cao nhất là tháng 7 với 190,3 giờ nắng và nhiệt độ không khí của tháng 7 cũng thường cao nhất 29 0C.
Một hiện tượng thời tiết đặc biệt đáng chú ý là bão thường xuất hiện từ tháng 7 đến tháng 9. Trung bình hàng năm có 2 trận bão ảnh hưởng thời tiết khí hậu trong vùng. Nhiều cơn bão đã đổ bộ trực tiếp có sức gió 126 – 144 km/giờ, bão thường kèm theo mưa vừa đến mưa rất to trên diện rộng gây úng lụt cho các khu vực cos địa hình thấp.
1.1.5. Điều kiện thuỷ văn – chế độ nước.
Sông Đuống chỉ cung cấp nước cho vùng ngoài đê mà ngoài đê chủ yếu là đất trồng màu. Vì vậy lượng nước chủ yếu được lấy từ Sông Hà Bắc và đây cũng là con sông cung cấp nước chính cho toàn xã. Ngoài ra trong xã cũng có hệ thốnh ao hồ lớn góp phần không nhỏ vào việc cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp. Về vấn đề nước sạch dùng cho sinh hoạt thì toàn xã c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- fdhgjhkjh.doc