Đề tài Quỹ đầu tư

- Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác.

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1087 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quỹ đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Cơ sở lý luận về về Quỹ đầu tư, Công ty quản lý Quỹ và Ngân Hàng giám sát: Quỹ đầu tư: Khái niệm: - Quỹ đầu tư là một định chế tài chính trung gian phi ngân hàng thu hút tiền nhàn rỗi từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào các cổ phiếu, trái phiếu, tiền tệ, hay các loại tài sản khác. Tất cả các khoản đầu tư này đều được quản lý chuyên nghiệp, chặt chẽ bởi công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát và cơ quan thẩm quyền khác. Những ưu thế và lợi ích khi đầu tư vào Quỹ đầu tư: - Quỹ đầu tư xuất hiện ở nước ta vào cuối năm 2004, nhưng khi xuất hiện đã đem lại cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư ngại rủi ro và ít thông tin đầu tư. Thông qua đầu tư gián tiếp vào Quỹ đầu tư sẽ đem lại những lợi ích cho nhà đầu tư như sau: Bạn có thể đa dạng hóa danh mục đầu tư mà không cần có một lượng vốn lớn: Việc đầu tư vào công ty cần một lượng vốn nhất định nhưng không phải một nhà đầu tư cá nhân cũng có được, dù lượng vốn nhỏ. Trong khi đó, Quỹ đầu tư tập hợp vốn của những nhà đầu tư lại thành một quỹ lớn hơn, qua đó đủ quy mô về vốn để đầu tư vào nhiều ngàng nghề, vào nhiều khu vụ địa lý và vào nhiều công ty khác nhau. Như vậy, nhà đầu tư với số lượng vốn nhỏ khi tham gia vào Quỹ đầu tư có thể đa dạng hóa doanh mục đầu tư của mình để nhằm giảm thiểu rủi ro phát sinh và tăng hiệu quả đầu tư của mình lên. Bạn được hưởng các dịch vụ của nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp: khi bạn tham gia vào Quỹ đầu tư thì bạn sẽ không mất thời gian, công sức tìm hiểu, cập nhật và phân tích thông tin để đầu tư trực tiếp. Mà thay vào đó, bạn sẽ được hưởng các dịch vụ của nhà quản lý đầu tư chuyên nghiệp, những người không chỉ có nhiều kinh nghiệm. Mà còn rất am hiểu thị trường đầu tư, còn tận tâm hoạch định và thực hiện có kỷ luật những chiến lược đầu tư năng động cho những đồng vốn mà bạn giao phó. Bạn có thể nắm tình trạng đầu tư của mình với tính minh bạch rất cao: kết quả hoạt động và chi phí của Quỹ sẽ được báo cáo đầy đủ và thường xuyên cho công chúng. Chính vì thế, bạn luôn biết được tình hình hoạt động của Quỹ và Quỹ đem lại gì cho mình. Bạn có nhiều chọn lựa cho đầu tư: một công ty quản lý quỹ có thể giới thiệu nhiều loại Quỹ khác nhau để nhà đầu tư lựa chọn phù hợp với mục tiêu đầu tư và đồng vốn của mình bỏ ra. Rất thuận khi giao dịch: các Quỹ đầu tư được niêm yết trên trung tâm giao dịch chứng khoán để các nhà đầu tư có thể dễ dàng mua, bán các chứng chỉ Quỹ đầu tư. Quyền lợi của nhà đầu tư luôn được bào vệ: ngoài việc, cung cấp các thông tin một cách rõ ràng, minh bạch thông qua các tài liệu như Bản cáo bạch, Điều lệ Quỹ, các báo cáo định kỳ…để bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư, mỗi Quỹ công chúng đều có một Ngân hàng giám sát độc lập với công ty quản lý Quỹ. Bên cạnh lưu trữ toàn bộ tài sản của Quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm giám sát, kiểm tra thường xuyên để đảm bảo hoạt động của công ty quản lý Quỹ là phù hợp với quy định của Pháp luật và Điều lệ Quỹ. Bên cạnh đó, bạn còn có thể tham gia các Đại hội các nhà đầu tư và Ban đại diện Quỹ để theo dõi, giám sát hoạt động của Quỹ đầu tư, ngân hàng giám sát và các tộ chức cung cấp dịch vụ cho công ty quản lý Quỹ, cũng như quy trình xác định tài sản ròng của Quỹ. - Với những lợi ích mang lại, Quỹ đầu tư rất thích hợp với những nhà đầu tư nhỏ và lẻ như ở nước ta hiện nay, với số vốn nhàn rõi thấp, muốn đầu tư nhưng ngại rủi ro và không có thời gian và điều kiện để tìm hiểu thông tin để đầu tư một cách hiệu quả. Phân loại Quỹ đầu tư: - Căn cứ vào nguồn vốn huy động: + Quỹ đầu tư tập thể (quỹ công chúng) Là quỹ huy động vốn bằng cách phát hành rộng rãi ra công chúng. Nhà đầu tư có thể là cá nhân hay pháp nhân nhưng đa phần là các nhà đầu tư riêng lẻ. Quỹ công chúng cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ phương tiện đầu tư đảm bảo đa dạng hóa đầu tư, giảm thiểu rủi ro và chi phí đầu tư thấp với hiệu quả cao do tính chuyên nghiệp của đầu tư mang lại. Tại VN hiện nay có 4 quỹ công chúng đang được niêm yết trên thị trường chứng khoán là: VF1, VF4, BF1, PF1. Các quỹ này đều là quỹ đóng. Quỹ đầu tư Vốn điều lệ (tỷ đồng) Ngày thành lập Thời gian hoạt động Quỹ đầu tư CK Việt nam(VF1) 1.000 04/2004 10 năm Quỹ đầu tư Doanh nghiệp Việt Nam(VF4) 8.000 01/2008 10 năm Quỹ đầu tư cân bằng (PRUBF1) 500 11/2003 07 năm Quỹ tăng trưởng Manulife (MAFPF1) 250 07/2007 07 năm + Quỹ đầu tư cá nhân (Quỹ thành viên) Quỹ này huy động vốn bằng phương thức phát hành riêng lẻ cho một nhóm nhỏ các nhà đầu tư, có thể được lựa chọn trước, là các cá nhân hay các định chế tài chính hoặc các tập đoàn kinh tế lớn, do vậy tính thanh khoản của quỹ này sẽ thấp hơn quỹ công chúng. Các nhà đầu tư vào các quỹ tư nhân thường với lượng vốn lớn, và đổi lại họ có thể tham gia vào trong việc kiểm soát đầu tư của quỹ. - Căn cứ vào cấu trúc vận động vốn: + Quỹ dầu tư dạng đóng Đây là hình thức quỹ phát hành chứng chỉ quỹ một lần duy nhất khi tiến hành huy động vốn cho quỹ và quỹ không thực hiện việc mua lại cổ phiếu/chứng chỉ đầu tư khi nhà đầu tư có nhu cầu bán lại. Nhằm tạo tính thanh khoản cho loại quỹ này, sau khi kết thúc việc huy động vốn (hay đóng quỹ), các chứng chỉ quỹ sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư có thể mua hoặc bán để thu hồi vốn cổ phiếu hoặc chứng chỉ đầu tư của mình thông qua thị trường thứ cấp. Tổng vốn huy động của quỹ cố định và không biến đổi trong suốt thời gian quỹ hoạt động. hình thức quỹ đóng này mới áp dụng ở Việt nam gần đây, đó là Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (Quỹ VF1) do Công ty quản lý Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam (VFM) huy động vốn và quản lý. Giá thị trường cổ phiếu của quỹ đầu tư dạng đóng phụ thuộc vào lượng cung cầu như khi áp dụng đối với các loại chứng khoán khác, ít phụ thuộc nhiều vào giá trị tài sản thuần. Quỹ dạng đóng dùng số vốn của mình đầu tư vào các doanh nghiệp hay thị trường chứng khoán. Sau đó dùng vốn và lãi thu được để đầu tư trực tiếp. Như vậy quy mô vốn của loại quỹ này chỉ có thể tăng lên từ các khoản lợi nhuận thu được. + Quỹ đầu tư dạng mở Khác với quỹ đóng, tổng vốn cũa quỹ mở biến động theo từng ngày giao dịch do tính chất đặc thù của nó là nhà đầu tư được quyền bán lại chứng chỉ quỹ đầu tư cho quỹ, và quỹ phải mua lại các chứng chỉ theo giá trị thuần vào thời điểm giao dịch. Đối với hình thức quỹ này, các giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ được thực hiện trực tiếp với công ty quản lý quỹ và các chứng chỉ quỹ không được niêm yết trên thị trường chứng khoán. Do việc đòi hỏi tính thanh khoản cao, hình thức quỹ mở này mới chỉ tồn tại ở các nước có nền kinh tế và thị trường chứng khoán phát triển như châu Âu, Mỹ, Canada… và chưa có mặt tại Việt Nam. - Căn cứ vào cơ cấu tổ chức và hoạt động của quỹ: + Quỹ đầu tư dạng công ty Trong mô hình này, quỹ đầu tư là một pháp nhân, tức là một công ty được hình thành theo quy định của pháp luật từng nước. Cơ quan điều hành cao nhất của quỹ là hội đồng quản trị do các cổ đông (nhà đầu tư) bầu ra, có nhiệm vụ chính là quản lý toàn bộ hoạt động của quỹ, lựa chọn công ty quản lý quỹ và giám sát hoạt động đầu tư của công ty quản lý quỹ và có quyền thay đổi công ty quản lý quỹ. Trong mô hình này, công ty quản lý quỹ hoạt động như một nhà tư vấn đầu tư, chịu trách nhiệm tiến hành phân tích đầu tư, quản lý danh mục đầu tư và thực hiện các công việc quản trị kinh doanh khác. Mô hình này chưa xuất hiện ở Việt Nam bởi theo quy định của UBCKNN, quỹ đầu tư không có tư cách pháp nhân. + Quỹ đầu tư dạng hợp đồng Đây là mô hình quỹ tín thác đầu tư. Khác với mô hình quỹ đầu tư dạng công ty, mô hình này quỹ đầu tư không phải là pháp nhân. Công ty quản lý quỹ đứng ra thành lập quỹ, tiến hành việc huy động vốn, thực hiện việc đầu tư theo những mục tiêu đã đề ra trong điều lệ quỹ. Bên cạnh đó, ngân hàng giám sát có vai trò bảo quản vốn và các tài sản của quỹ, quan hệ giữa công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát được thể hiện bằng hợp đồng giám sát trong đó quy định quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong việc thực hiện và giám sát việc đầu tư để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư. Nhà đầu tư là những người góp vốn vào quỹ (nhưng không phải là cổ đông như mô hình quỹ đầu tư dạng công ty) và ủy thác việc đầu tư cho công ty quản lý quỹ để bảo đảm khả năng sinh lợi cao nhất từ khoản vốn đóng góp của họ. Giá trị tài sản ròng: Kết quả hoạt động của một quỹ đầu tư dạng đóng và dạng mở sẽ được phản ánh qua tỷ lệ tăng giảm của giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ đầu tư hay nói cách khác là sự thay đổi giá của chứng chỉ quỹ đầu tư sẽ phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh của quỹ đó trong một khoảng thời gian (tuy nhiên đối với quỹ đóng, phần trăm tăng giảm của giá chứng chỉ quỹ được xem là sự tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ). Kết quả hoạt động kinh doanh của quỹ thường được phản ánh bằng tổng thu của quỹ, tổng thu này phản ánh việc tăng giảm giá trị tài sản ròng của quỹ hay sự tăng giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như việc phân chia lợi nhuận của quỹ (lợi nhuận chia cho nhà đầu tư). Nó có thể được thể hiện bằng các con số trong một bảng thống kê hoặc được biểu diễn trên đồ thị, và nhà đầu tư có thể tra cứu giá trị này bằng nhiều nguồn khác nhau. Công thức để tính kết quả hoạt động kinh doanh được căn cứ vào tỷ lệ phần trăm tăng giảm của giá trị tài sản ròng của quỹ qua một khoảng thời gian được thể hiện rất đơn giản như sau: Trong đó: -           P: Kết quả hoạt động (tính theo %) -          B: Thị giá chứng chỉ quỹ tại phiên giao dịch cuối cùng vào thời điểm định giá -          A: Thị giá chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch đầu tiên  Giá trị tài sản ròng của chứng chỉ quỹ vào ngày giao dịch cuối cùng được tính bằng thương số của tổng tài sản trừ đi tổng nợ và tổng số chứng chỉ quỹ Giá trị tài sản ròng(NAV) = Thị giá của các khoản đầu tư, tài sản của quỹ - Nghĩa vụ nợ Tổng số chứng chỉ quỹ So sánh giữa các loại hình Quỹ: Nội Dung Quỹ đầu tư tập thể Quỹ cá nhân Tinh thanh khoản Cao Thấp Nhà đầu tư Cá nhân hay pháp nhân Cá nhân hay cá định chế tài chính Huy động vốn Phát hành rộng rãi ra công chúng Phát hành cho 1 nhóm nhỏ Lượng vốn đầu tư Lớn Nhỏ Nội Dung Quỹ đầu tư đóng Quỹ đầu tư mở Hàng hóa Chứng khoán phát hàng là cổ phiếu thường Cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi hoặc trái phiếu. Số lượng chứng khoán Hiện hành luôn thay đổi Hiện hành cố định Chào bán Liên tục ra công chúng Chỉ rao bán một lần Mua CK đã phát hành Theo giá tài sản thuần Không mua lại Giá mua Giá trị TS thuần + lệ phí Dựa vào lượng cung cầu, giá mua có thể lớn hoặc nhỏ hơn giá trị TS thuần. Quỹ đầu tư dạng công ty - Quỹ đầu tư là pháp nhân - Do hội đồng quản trị các cổ đông điều hành - Chưa xuất hiện ở nước ta Quỹ đầu tư dạng hợp danh. - Không phải là pháp nhân. - Do những người gốp vốn vào quỹ điều hành. - Đã xuất hiện ở Việt nam Công ty Quản lý Quỹ. Khái niệm: Công ty Quản lý Quỹ là một loại hình tổ chức trung gian tài chính, chuyên thành lập và quản lý các Quỹ đầu tư, phục vụ nhu cầu đầu tư trung và dài hạn của công chúng. Theo Điều 2 của quyết định 35/2007/QĐ-BTC: “Công ty quản lý quỹ là tổ chức có tư cách pháp nhân, hoạt động cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, quản lý danh mục đầu tư chứng khoán. Ngoại trừ Công ty quản lý quỹ được cấp phép, các tổ chức kinh tế khác không được cung cấp dịch vụ quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư.” Quản lý danh mục đầu tư: + Công ty quản lý Quỹ thực hiện quản lý theo sự ủy thác của nhà đầu tư trong việc mua, bán, nắm, giữa chứng khoán. + Công ty quản lý Quỹ đầu tư theo sự ủy thác của từng khách hàng(nhà đầu tư) Đối với nhà đầu tư: phải thoản thuận với công ty quản lý Quỹ về tiêu chí đầu tư và thực hiện ủy thác, giao vốn hay tiền cho công ty quản lý Quỹ. Đối với công ty quản lý Quỹ: ra quyết định mua, bán thay cho nhà đầu tư. Công ty quản lý Quỹ NDT NDT Hợp đồng Hợp đồng QLDMDT QLDMDT Hợp đồng Điều lệ Hợp đồng QLDMDT Quỹ QLDMDT NDT NDT Quỹ đầu tư NDT NDT Vốn vốn NDT NDT Vốn vốn Chức năng hoạt động và cung cấp sản phẩm: Quản lý quỹ đầu tư: Huy động, quản lý vốn và tài sản Tập trung đầu tư theo danh mục đầu tư. Quản lý đầu tư doanh nghiệp. Các quỹ đầu tư được quản lý bởi các chuyên gia có kỹ năng và giàu kinh nghiệm người mà được lựa chọn định kỳ căn cứ vào tổng lợi nhuận họ làm ra. Những chuyên gia không tạo ra lợi nhuận sẽ bị thay thế. Một trong những nhân tố quan trọng trong việc chọn lựa quỹ đầu tư tốt là quỹ đó phải được quản lý tốt nhất. Tư vấn đầu tư và tư vấn tài chính: Thực hiện việc tư vấn đầu tư và tư vấn về quản trị cho các khách hàng. Hỗ trợ khách hàng tối ưu hóa các khoản đầu tư thông qua các công cụ tài chính. Tối ưu hóa các nguồn vốn cho các nhà đầu tư Nghiên cứu: - Thông qua việc phân tích đánh giá về thị trường, phân tích giá trị tài chính, giá trị đầu tư và hỗ trợ cho các hoạt động quản lý đầu tư và các tư vấn như đã nêu trên. Cơ chế giám sát của quỹ, công ty quản lý quỹ và các cơ quan chức năng. - Cơ quan quản lý chủ quan của công ty quản lý quỹ là Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN), Bộ Tài Chính và Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam giám sát toàn bộ các hoạt động của công ty quản lý quỹ, các quỹ đầu tư và các ngân hàng giám sát về mặt vĩ mô. - Ngân hàng giám sát thực hiện việc bảo quản, lưu ký tài sản của quỹ đầu tư chứng khoán và giám sát công ty quản lý quỹ nhằm bảo vệ lợi ích của người đầu tư. - Công ty quản lý quỹ thực hiện việc quản lý quỹ việc đầu tư theo danh mục đầu tư được nêu trong cáo bạch của quỹ. Ngoài ra, thị trường chứng khoán Mỹ định nghĩa về công ty quản lý quỹ đầu tư là công ty chuyên trách thực hiện việc quản lý các quỹ đầu tư. Các quỹ đầu tư được tổ chức dưới dạng một công ty, phát hành cổ phần. Công ty đầu tư sử dụng nhà tư vấn đầu tư, hay người quản lý đầu tư để quyết định loại chứng khoán nào sẽ đưa vào danh mục đầu tư của quỹ. Người quản lý quỹ đuợc toàn quyền quản lý danh mục đầu tư, mua bán chứng khóan phù hợp với các mục tiêu đầu tư của quỹ. Công ty quản lý quỹ được cấu trúc dưới hai dạng: quản lý quỹ đầu tư quỹ dạng đóng và quỹ dạng mở. Nghĩa vụ của các công ty quản lý Quỹ: Theo luật chứng khoán 2006 – Nghị định số 14/NĐ/2007 thì công ty quản lý Quỹ có nghĩa vụ như sau: Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ, quản trị rủi ro và giám sát, ngăn ngừa xung đột lợi ích trong nội bộ công ty và trong giao dịch với người có liên quan. Quản lý tách biệt tiền và chứng khoán của nhà đầu tư với tiền và chứng koán của công ty quản lý Quỹ. Ký hợp đống với khách hàng. Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin cho khách hàng. Thu thập, tim hiểu thong tin về tinh hinh tài chính, mục tieu đầu tư, khả năng chấp nhận rủi ro của KH. Mua bảo hiểm trach nhiệm nghề nghiệp/trích lập quỹ bảo vệ NĐ. Tuân thủ quy định vốn khả dụng. Hạn chế đối với Công ty quản lý quản đầu tư: Theo luật chứng khoán 2006 – Nghị định số 14/NĐ/2007 thì công ty quản lý Quỹ bị hạn chế một số điểm như sau: Không được đảm bảo với khách hành về mức thu nhập/lợi nhuận hoặc đảm bảo khách hành không bị lỗ, trừ đầu tư vào chứng khoán có thu nhập cố định. Không được tiết lộ thông tin khách hàng. Cổ động hay thành viên sáng lập của công ty không được chuyển nhượng cổ phần và phần vốn góp trong thời hạn ba năm, trừ trường hợp chuyễn nhượng cho cổ đông hay thành viên sáng lập khác. Ngân hàng giám sát: Ngân hàng giám sát là ngân hàng thương mại có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Nhiệm vụ của Ngân hàng giám sát: - Thực hiện lưu ký tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán; quản lý tách biệt tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán và các tài sản khác của ngân hàng giám sát. - Giám sát để bảo đảm công ty quản lý quỹ quản lý quỹ đại chúng, giám đốc hoặc tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán quản lý tài sản của công ty tuân thủ quy định tại Luật Chứng khoán và điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. - Thực hiện hoạt động thu, chi, thanh toán và chuyển giao tiền, chứng khoán liên quan đến hoạt động của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán theo yêu cầu hợp pháp của công ty quản lý quỹ hoặc giám đốc, tổng giám đốc công ty đầu tư chứng khoán. - Xác nhận báo cáo do công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán lập có liên quan đến quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. - Giám sát việc tuân thủ chế độ báo cáo và công bố thông tin của công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán. - Báo cáo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước khi phát hiện công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và tổ chức, cá nhân có liên quan vi phạm pháp luật hoặc điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. - Định kỳ cùng công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán đối chiếu sổ kế toán, báo cáo tài chính và hoạt động giao dịch của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. - Các nghĩa vụ khác theo quy định tại điều lệ quỹ đầu tư chứng khoán, điều lệ công ty đầu tư chứng khoán. Hạn chế của Ngân hàng giám sát: - Ngân hàng giám sát, thành viên hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên trực tiếp của ngân hàng giám sát làm nhiệm vụ giám sát hoạt động quỹ đại chúng và bảo quản tài sản quỹ của ngân hàng giám sát không được là người có liên quan hoặc có quan hệ sở hữu, vay hoặc cho vay với công ty quản lý quỹ, công ty đầu tư chứng khoán và ngược lại. - Ngân hàng giám sát, thành viên hội đồng quản trị, người điều hành và nhân viên của ngân hàng giám sát trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát và bảo quản tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán không được là đối tác mua - bán trong giao dịch mua - bán tài sản của quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán. Mối quan hệ giữa Ngân hàng giám sát, công ty quản lý Quỹ và Quỹ đầu tư: Ngân hàng giám sát không được có quan hệ tham gia vốn góp, nắm giữ cổ phần, vay và cho vay với công ty quản lý Quỹ và ngược lại. Thành viên Hội đồng quản trị, những người điều hành và trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát hoạt động Quỹ và bảo quản tài sản quản của ngân hàng giám sát không được là người có liên quan của công ty quản lý Quỹ và ngược lại. Ngân hàng giám sát, Hội đồng quản trị, những người điều hành và trực tiếp làm nhiệm vụ giám sát hoạt động Quỹ và đảm bảo tài sản Quỹ của ngân hàng giám sát không được là đối tượng mua, bán trong giao dịch mua, bán tài sản của Quỹ Quỹ Đầu tư ở Việt Nam. Thực trạng và Cơ hội: Quỹ đầu tư tại Việt Nam: Quỹ đầu tư chứng khoán: Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild trong năm 2009 Theo khảo sát của tập đoàn đầu tư và tư vấn tài chính LCF Rothschild trong năm 2009, các quỹ đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam có mức tăng trưởng NAV xấp xỉ 40%, thấp hơn mức tăng 48,4% của VN-Index. Ông Dominic Scriven - Tổng giám đốc Dragon Capital  - cho biết: “Tăng trưởng của các quỹ năm 2009 không theo kịp đà tăng của chỉ số VN-Index do các nhà quản lý quỹ đã quá thận trọng, ít đầu tư vào cổ phiếu rủi ro cao, thay vào đó là mua trái phiếu hoặc giữ tiền mặt”. Ngoài ra, theo ông, các quỹ có quy mô lớn cũng tăng trưởng chậm hơn quỹ nhỏ, vì thiếu linh động hơn trong điều hành và thích ứng với thị trường. Hiện có  khoảng 20 quỹ đang tham gia đầu tư vào thị trường chứng khoán VN, trong đó có các quỹ lớn thuộc các công ty quản lý VinaCapital và Dragon Capital như Vietnam Opportunity Fund (VOF), Vietnam Infrastructure Ltd (VNI), Vietnam Growth Fund (VGF), Vietnam Enterprise Investment Ltd (VEIL) và Vietnam Dragon Fund (VDF). Giá trị NAV trung bình của 20 quỹ này tính đến ngày 21/1/2010 là 147 triệu USD, trong đó lớn nhất là VOF với giá trị lên đến 771 triệu USD, 3 quỹ do Dragon Capital quản lý có tổng NAV là 889 triệu USD. Tuy nhiên, mức tăng trưởng cao lại thuộc về các quỹ có quy mô trung bình. Đơn cử là 3 quỹ do PXP Vietnam Asset Management (PXP) quản lý gồm VLF - Vietnam Lotus Fund, VEEF - Vietnam Emerging Equity Fund và PXP Vietnam Fund có mức tăng trưởng NAV đứng đầu bảng xếp hạng các quỹ đầu tư có hoạt động tốt nhất tại Việt Nam do LCF Rothschild khảo sát. Trong đó, cao nhất là quỹ VEEF, tính đến ngày 9/11/2009 có mức tăng NAV là 98,3%. Một trong những nguyên nhân thành công của PXP chính là “tập trung” vào thị trường chứng khoán. Cú lội ngược dòng của TTCKVN năm 2009 hầu như hoàn toàn bù đắp “mất mát” của PXP trong năm 2008. Trong khi đó, những “gạo cội” như VinaCapital và Dragon Capital lại theo chiến lược đa dạng hóa danh mục đầu tư chứ không chỉ tập trung vào chứng khoán. Đơn cử, VinaCapital chỉ dành 22% danh mục đầu tư cho chứng khoán. Đồng thời, cú ngã đau 2008 khiến họ thận trọng hơn trong việc giải ngân, thậm chí “án binh bất động” ngay cả lúc VN-Index giảm mạnh và chạm đáy vào tháng 2/2009, để rồi sau đó tiếc nuối khi VN-Index tăng mạnh trong nửa cuối năm 2009. Quỹ Công ty quản lý Tăng trưởng năm 2009 (%) Vietnam Equity Holding (VEH) Saigon Asset Management (SAM) 10,1 Bao Tin Equity Fund Bao Tin Capital Bao Viet Investment Fund Bao Viet Fund Management (BVFMC) Blackhorse Enhanced Vietnam Inc Blackhorse Asset Management 39,3 BIDV-Vietnam Partners' Vietnam Investment Fund BVIM Investment Management DWS Vietnam Fund Deutsche Bank DWS Vietnam Fund Vietnam Enterprise Investments Ltd. (VEIL) Dragon Capital 31,9 Vietnam Growth Fund Limited (VGF) 27,2 Vietnam Dragon Fund (VDF) 25,8 Vietnam Equity Fund Finansa Fund Management Golden Bridge Financial Group's Vina Blue Ocean Fund Golden Bridge Financial Fund Hanoi Fund Hanoi Fund Management Indochina Capital Vietnam Holdings Indochina Capital 45,6 JF Vietnam Opportunities Fund JF Vietnam Opportunities 4,3 JF Vietnam Opportunities Fund Kamm Investment Holdings Kamm Investment Vietnam Growth Fund Korea Investment Trust Management Worldwide Vietnam Fund China and Vietnam Fund KITMC RSP Balanced Fund KITMC Vietnam Growth Fund I and II KITMC Worldwide Vietnam Fund I and II Vietnam Oilfield Fund Lion Capital Vietnam Fund Lion Capital Manulife Progressive Fund (MAPF1) Manulife Funds 48,6 Vietnam Azalea Fund Mekong Capital MekongEnterprise Fund Mirae Asset’s Mirae Asset Securities JSC Mirae Asset Maps Investment Management Maxford Investment management Ltd’s Vietnam Focus Fund SP Maxford Investment Management Orient Management Company’s Orient Fund 1 (OF1) Cty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán Phương Đông Prudential Balanced Fund Prudential Fund Management 6,7 Prudential Vietnam Securities Investment Fund Vietnam Lotus Fund PXP Vietnam Asset Management 39,3 PXP Vietnam Fund Ltd 56,2 Vietnam Emerging Equity Fund Saigon Securities Investment Fund A1 (SFA1) Thanh Viet Fund Management Saigon Securities Investment Fund A2 (SFA2) Viet Capital Fund Management’s Viet Capital Fund (VCF) Cty quản lý quỹ Bản Việt Viet Fund 1 (VF1) Viet Fund Management 50,9 Viet Fund 2 (VF2) Viet Fund 4 (VF4) 48,2 Vietcombank Partners Fund 1 (VPF1) Vietcombank Fund Management Vietnam Emerging Market Fund (VEMF) Vietnam Asset Management 71,3 Sau đây là 4 Quỹ đầu tư có chứng chỉ quỹ đầu tư lớn nhất vào HoSe. Quỹ đầu tư chứng khoán Việt Nam(VF1) Là quỹ đóng đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam, được huy động nguồn vốn từ cá nhân, pháp nhân trong và ngoài nước với quy mô vốn ban đầu là 300 tỷ VND. Quỹ tập trung đầu tư vào các cổ phiếu (niêm yết và chưa niêm yết) có tiềm năng tăng trưởng, chứng khoán nợ và các công cụ tiền tệ khác nhằm xây dựng mục tiêu đầu tư cân bằng. Quỹ này bắt đầu niêm yết với mã VFMVF1 tại Sở Giao dịch chứng khoán Tp.HCM với kiểm toán độc lập là Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam và ngân hàng giám sát là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) Tình hình hoat động của Quỹ từ đầu năm 2009 đến tháng 1/2010. Tính từ đầu năm 2009 đến hết tháng 10/2009, VF1 đã giải ngân 1.169 tỉ VND, trong đó bất động sản chiếm 35,7% và tài chính-ngân hàng chiếm 15,5%. Cùng thời điểm trên, VN-Index tăng trưởng gần 100%, kéo theo sự tăng trưởng mạnh của VFMVF1 với mức tăng giá trị tài sản ròng là 71%. Khi đó, giá trị tài sản ròng (NAV) của chứng chỉ quỹ (CCQ) VFMVF1 đạt 2.916 tỉ đồng, ở mức 29.162 đồng/CCQ. Nhóm cổ phiếu chiếm tỷ lệ lớn nhất (30,6%) trong danh mục đầu tư của VF1 trong khoảng thời gian này là SJS, NTL, VNM, ACB và Eximbank (EIB).   Năm 2009 có thể coi là một năm thành công đối với VF1. Tăng trưởng giá trị tài sản ròng (NAV) của VF1 theo sát diễn biến của VN-Index... So sánh tốc độ tăng trưởng của CCQ VFMVF1 và VN-Index trong năm 2009 Theo báo cáo về giao dịch và hoạt động của VF1 trong tháng 1/2010, tình hình giao dịch CCQ VF1 giảm sút khi thị trường chứng khoán Việt Nam trong tháng 1/2010 đi ngang ghi nhận mức giảm ở cả VN-Index và HNX-Index (lần lượt giảm 2,6% và 4,7%) đã ảnh hưởng lên NAV của VF1. Tuy nhiên, tỷ lệ giảm này là 0,8%, thấp hơn mức giảm của 2 chỉ số trên thị trường. NAV của VF1 đến ngày 31/01/2010 đạt 2.460,1 tỷ đồng, tương đương 24.601 đ/CCQ. Biểu đồ giá CCQ VFMVF1 trong tháng 1/2010 Số lượng giao dịch VF1 trong tháng 1 cũng giảm hơn 1,5 lần so với tháng 12/2009, tương đương với 203.480 tỷ đồng. Tỷ lệ chiết khấu giữa giá giao dịch và tài sản ròng của Quỹ đã tăng cao ở mức 52,8% trong ngày giao dịch cuối cùng của tháng 1. Thay đổi trong cơ cấu tài sản của VF1 từ tháng 12/2009 sang tháng 1/2010 là sự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docquy_dau_tu_.doc
Tài liệu liên quan