Đề tài Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp

Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ.

Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại.

Nước ta đang trong qúa trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế.

Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế. đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Đây là mối đe doạ mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đương đầu.

Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng.

Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em xin mạnh dạn được trình bày một số biện pháp phòng ngừa rủi to tín dụng qua đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp”.

 

 

BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI GỒM BA CHƯƠNG:

 Chương1 : Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà.

 Chương 2: Trình bày thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà.

 Chương 3: Trình bày những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà.

 

doc62 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1378 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình phát triển của một đất nước, Ngân hàng đóng một vai trò rất quan trọng. Nó là hệ thần kinh của toàn bộ nền kinh tế quốc dân, nền kinh tế chỉ có thể phát triển với tốc độ cao nếu có một hệ thống Ngân hàng hoạt động ổn định và có hiệu quả, không thể có tăng trưởng trong khi hệ thống tổ chức và hoạt động của Ngân hàng yếu kém và lạc hậu. Như vậy đòi hỏi Ngân hàng phải phát triển tương xứng và hoạt động có hiệu quả trong hoạt động lưu thông tiền tệ. Điều hoà lưu thông tiền tệ chủ yếu thông qua hoạt động tín dụng, hoạt động tín dụng là xương sống của hệ thống Ngân hàng thương mại, cụ thể là quá trình huy động vốn và sử dụng vốn có hiệu quả của Ngân hàng sẽ giúp cho các thành phần kinh tế phát triển ổn định và ngược lại. Nước ta đang trong qúa trình Công nghiệp hoá - hiện đại hoá với đường lối phát triển nền kinh tế nhiều thành phần có sự điều tiết của Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự khách quan khôi phục và phát triển các thành phần kinh tế. Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh với những tiềm năng và ưu thế sẵn có đã nhanh chóng thích nghi với cơ chế kinh tế thị trường ngày càng khẳng định vị trí và vai trò quan trọng không thể thiếu của mình trong công cuộc đổi mới nền kinh tế. Hoạt động của Ngân hàng có nhiều bước chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, trong nền kinh tế đầy biến động rủi ro là điều không thể tránh khỏi đối với tất cả các thành phần kinh tế. Những nguy cơ tiềm ẩn như sự không trung thực của khách hàng, vốn vay bị sử dụng sai mục đích, khách hàng phá sản hay do suy thoái kinh tế... đều có thể biến một khoản vay chất lượng cao thành một khoản nợ khó đòi. Đó là chưa kể đến những kẽ hở do hệ thống pháp luật chưa hoàn chỉnh gây nên những phiền toái cho khách hàng và Ngân hàng trong quá trình hoạt động cũng như tạo điều kiện cho những ý đồ xấu của khách hàng hay cán bộ Ngân hàng thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản của nhà nước. Đây là mối đe doạ mà bất cứ Ngân hàng nào cũng phải đương đầu. Nhiệm vụ quan trọng và trọng tâm của quản lý các Ngân hàng thương mại là phải nâng cao chất lượng tín dụng, đưa ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng đối với các thành phần kinh tế nói chung và các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh nói riêng. Nhận thức rõ được tính cấp bách của vấn đề trên, sau một thời gian nghiên cứu và tìm hiểu em xin mạnh dạn được trình bày một số biện pháp phòng ngừa rủi to tín dụng qua đề tài: “ Quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà - Thực trạng và Giải pháp”. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI GỒM BA CHƯƠNG: Chương1 : Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà. Chương 2: Trình bày thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà. Chương 3: Trình bày những giải pháp chủ yếu hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà. Chương 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ACB, ACB – CHÙA HÀ Giới thiệu chung về ACB Tên gọi : Ngân hàng cổ phần thương mại Á Châu Tên giao dịch quốc tế : Asia Commercial Bank Tên viết tắt : ACB Trụ sở chính : 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Q3,Tp Hồ Chí Minh Điện thoại : (848) 3929 0999 Fax : (848) 3839 9885 Địa chỉ trên MaroStores: Website : www.acb.com.vn Email : acb@acb.com.vn Telex : 813158 ACB VT - SWIFT Code : ASCBVNVX Logo : Slogan : Ngân hàng của mọi nhà. Ngân hàng TMCP Á Châu ( Asia Commercial Bank - ACB) được thành lập ngày 13/05/1993 và bắt đầu hoạt động kinh doanh từ ngày 04/06/1993 theo giấy phép hoạt động số 0032/ NH- GP ngày 24/04/1993 của thống đốc NHNN(Ngân hàng Nhà nước). ACB là một trong nhừng ngân hàng TMCP được thành lập mới sau khi hai Pháp lệnh Ngân hàng Việt Nam ra đời. Tuy ra đời và hoạt động trong điều kiện hệ thống tài chính tiền tệ trong nước gặp nhiều khó khăn, niềm tin của công chúng đối với hệ thống ngân hàng trong nước giảm sút nhưng kết quả hoạt động của Ngân hàng TMCP Á Châu trong thời gian qua đã khẳng định bước đi vững chắc của Ngân hàng. Những kết quả đó đã đánh dấu bước phát triển vượt bậc của Ngân hàng trong nỗ lực vươn lên từ một ngân hàng TMCP nhỏ bé, thiếu và yếu kinh nghiệm trở thành một ngân hàng vững mạnh có uy tín trên thị trường trong nước và quốc tế. Hiện nay Ngân hàng TMCP Á Châu được đánh giá là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần vững mạnh nhất Việt Nam. Tính đến năm 2009, Ngân hàng TMCP Á Châu đã liên tục đạt được những thành tích lớn qua sự công nhận của xã hội; đó là: Huân chương lao động hàng nhì do Chủ tịch nước trao tặng ngày 13/06/2009, cờ thi đua ACB- đơn vị dẫn đầu phong trào thi đua năm 2008 do Ngân hàng Nhà nước trao tặng ngày 07/04/2009, giấy chứng nhận Doanh nghiệp thượng mại và dịch vụ tiêu biểu năm 2008 do Bộ công thương trao tặng ngày 01/09/2009, giấy chứng nhận Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do tạp chí FinanceAsia trao tặng ngày 03/09/2009, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do tạp chí Asiamoney trao tặng ngày 24/09/2009, Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do tạp chí Global Finance trao tặng ngày 06/10/2009, cúp Doanh nghiệp tiêu biểu trên Sở chứng khoán Hà Nội năm 2009 do báo Đầu tư chứng khoán và SGD chứng khoán Hà Nội trao tặng ngày 12/10/2009, cúp Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do tạp chí Euromoney trao tặng 30/11/2009, cúp Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do tạp chí The Banker trao tặng ngày 13/12/2009, cúp Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009 do tạp chí Asset trao tăng ngay13/01/2010. Vốn điều lệ tại thời điểm thành lập ngân hàng là 20 tỷ VNĐ thuộc sở hữu của 27 cổ đông. Đến nay sau nhiều lần tăng vốn, vốn điều lệ của ACB tăng rất nhanh, từ con số 20 tỷ đồng sau 17 năm hoạt động và đến năm 2010 con này này đã lên tới 9376,96 tỷ đồng, qua đó phần nào cũng cho chúng ta thấy được quá trình phát triển mạnh mẽ của ACB. Bảng số liệu dưới đây chính là những con số mà ACB đã đạt được qua các năm: Bảng1: Vốn điều lệ qua các năm Chỉ tiêu Vốn điều lệ( đồng) So sánh qua các năm(%) 2005 694.832.000.000 34,74 lần (so với vốn ban đầu) 2006 1.100.046.560.000 58,31 2007 2.530.106.520.000 130 2008 5.805.789.780.000 129,47 2009 7.814.137.550.000 34,59 2010( dự kiến) 9.376.960.000.000 20 ( Nguồn: Báo cáo thương niên của ACB năm 2009) Tổng số vốn tự có hiện tại của ngân hàng với vốn góp của 533 cổ đông, trong đó: Cổ đông nước ngoài chiếm 25,46% bao gồm: + Connaught Investors Ltd + LG Merchant Banking Corporation. + VietNam Fund Ltd + Dragon Capital Ltd. Cổ đông trong nước là pháp nhân chiếm 17.97% Cổ đông trong nước là thể nhân chiếm 56.57%. Như vậy, hiện nay ACB có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng TMCP tại Việt Nam. Ngành nghề kinh doanh Huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế, bao thanh toán, môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, quản lý nợ và khai thác tài sản, cho thuê tài chính và các dịch vụ ngân hàng khác. Mạng lưới kênh phân phối của ACB gồm 246 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc: Tại TP Hồ Chí Minh: 1 Sở giao dịch, 30 chi nhánh và 91 phòng giao dịch. Tại khu vực phía Bắc (Hà Nội, Hải Phòng, Thanh Hóa, Hưng Yên, Bắc Ninh, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc): 13 chi nhánh và 49 phòng giao dịch. Tại khu vực miền Trung (Thanh Hóa, Đà Nẵng, Daklak, Gia Lai, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Hội An, Huế, Nghệ An, Lâm Đồng): 11 chi nhánh và 16 phòng giao dịch. Tại khu vực miền Tây (Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang và Cà Mau): 8 chi nhánh, 6 phòng giao dịch (Ninh Kiều, Thốt Nốt, An Thới). Tại khu vực miền Đông (Đồng Nai, Tây Ninh, Bình Dương, Vũng Tàu): 4 chi nhánh và 17 phòng giao dịch. Trên 2.000 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động, 812 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB-Western Union. Các công ty con của ACB bao gồm: Công ty trực thuộc - Công ty Chứng khoán ACB (ACBS): thành lập ngày 29/06/2000. - Công ty Quản lý và khai thác tài sản Ngân hàng Á Châu (ACBA): thành lập ngày 11/10/2004. - Công ty cho thuê tài chính Ngân hàng Á Châu (ACBL): thành lập ngày 29/10/2007. - Công ty Quản lý quỹ ACB( ACBC): chính thức đi vào hoạt động từ cuối năm 2008. Công ty liên kết - Công ty Cổ phần Dịch vụ Bảo vệ Ngân hàng Á Châu (ACBD). - Công ty Cổ phần Địa ốc ACB (ACBR). Công ty liên doanh - Công ty Cổ phần Sài Gòn Kim hoàn ACB - SJC (góp vốn thành lập với SJC). Chiến lược phát triển của ACB Tầm nhìn của ACB là trở thành một trong 3 tập đoàn tài chính - ngân hàng hàng đầu Việt Nam vào năm 2015. Với mục tiêu tăng trưởng tín dụng 90% trong năm 2010, ACB cho biết, sẽ kiểm soát nợ xấu dưới 1%. Tỉ lệ này trong năm 2009 là khoảng 0,4% trên tổng dư nợ 62.025 tỷ đồng tính đến cuối năm 2009. Trong năm nay ngân hàng sẽ tập trung nguồn lực để kiểm soát rủi ro, nhất là với các khoản tín dụng tiêu dùng tín chấp. Để hạn chế tối đa nợ xấu, ACB sẽ quản lý tín dụng theo danh mục. Đồng thời, ngân hàng sẽ dành nhiều nguồn lực và công sức cho quản lý rủi ro. ACB sẽ tăng cường tín dụng bằng các sản phẩm đặc thù và chất lượng dịch vụ, nhưng không hy sinh chất lượng tín dụng. Chiến lược cho năm 2010 là quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý và tăng trưởng bền vững. Hiện tổng huy động vốn của ACB chiếm thị phần 11% trên tổng huy động vốn của cả hệ thống ngân hàng trong khi thị phần tín dụng của ngân hàng chỉ là 2,6%. Mục tiêu của ACB là tăng thị phần tín dụng của mình lên mức 5%, và tăng tỷ lệ cho vay trên huy động từ 40% trong năm 2008 lên 50% trong năm nay. ACB cho biết sẽ đưa 35.000 tỉ đồng để cho vay theo chương trình hỗ trợ lãi suất 4% của Chính phủ. Đến nay ngân hàng đã ký cho vay hơn 8.000 tỉ đồng và giải ngân gần 1.000 tỉ đồng trong chương trình này. Cơ cấu tổ chức Tính đến ngày 28/02/2010 tổng số nhân viên của Ngân hàng TMCP Á Châu là 6.749 người.Cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, thường xuyên được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB, làm việc trong những khối,ban, phòng sau: Bảy khối : Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành, Quản trị nguồn lực, Công nghệ thông tin; Bốn ban: Kiểm tra– Kiếm soát nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng. Hai phòng : Quan hệ Quốc tế, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Tổng Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh Khối Giám sát Điều hành Khối Quản trị Nguồn lực Khối CNTT Khối Ngân quỹ Khối Khách hàng Doanh nghiệp Khối Khách hàng Cá nhân Ban định giá tài sản Ban kiểm tra kiểm soát Ban đảm bảo chất lượng Ban chiến lược Phòng Quan hệ Quốc tế Ban chính sách và quản lý rủi ro tín dụng Sở giao dịch, trung tâm thẻ, các chi nhánh và phòng giao dịch; Các công ty trực thuộc: Công ty chứng khoán ACB (ACBS), Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản ACB (ACBA) Ban kiểm soát Các Hội đồng Văn phòng HĐQT Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ngân hàng TMCP Á Châu ( Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2009) Hệ thống tổ chức của ACB được thiết lập theo mô hình trực tuyến - chức năng. Mô hình này có ưu điểm lớn là gắn việc sử dụng chuyên gia ở các bộ phận chức năng với hệ thống trực tuyến mà vẫn giữ được tính thống nhất quản trị ở mức độ nhất định.Qua đó cũng cho thấy được sự phối hợp giữa hệ thống trực tuyến và chức năng, thể hiện ở việc ACB bắt đầu trực tuyến hóa các giao dịch ngân hàng từ tháng 10/2001 thông qua hệ quản trị nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ (TCBS- The Complete Banking Solution)…. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NGÂN ACB – CHÙA HÀ Giới thiệu chung Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Chùa Hà ( ACB - Chùa Hà) là đơn vị trực thuộc. Ngân hàng TMCP Á Châu - Chi nhánh Hà Nội( ACB - HN) được thành lập vào ngày 17/05/2005 với giấy phép hoạt động kinh doanh số: 0113011779 ngày 27/04/06 do Sở kế hoạch và đầu tư Tp Hà Nội cấp. Đây là chi nhánh thứ 7 của Ngân hàng TMCP Á Châu trên địa bàn HÀ Nội và là chi nhánh thứ 43 trên cả nước. Địa chỉ: 44/42 Nguyễn Phong Sắc, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, Tp Hà Nội. Điện thoại : ( 043) 7686638 Fax : ( 844) 7686639 ACB - CHA được thành lập với mục đích mở rộng mạng lưới kênh phân phối, tăng thi phần cho ACB( khu vực Q. Cầu Giấy). ACB - CHA là chi nhánh, một bộ phận của ACB với những lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính là: nhận tiền gửi bằng VNĐ, ngoại tệ, vàng; cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng; dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union, thu đổi ngoại tệ; dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card)...và đều nhằm mục tiêu chính là đưa ACB trở thành Ngân hàng TMCP bán lẻ lớn nhất, hàng đầu Việt Nam. Cơ cấu tổ chức Sơ đồ 2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức GĐ ACB- CHÙA HÀ PHÒNG KINH DOANH NHÂN VIÊN HÀNH CHÍNH BỘ MÁY GD- NV TBP- PFC LOAN CSR A/O PFC TBP- GD KSV TELLER CSR GD THỦ QUỸ KSV- GDV GDV (Nguồn: Phòng hành chính nhân sự ACB - CHA) Trong đó: - Giám đốc ACB - Chùa Hà: nhận chỉ tiêu, lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh của chi nhánh; trực tiếp giám sát các hoạt động của Phòng kinh doanh; giao cho TBP giao dịch trực tiếp giám sát hoạt động của bộ phận giao dịch, dịch vụ khách hàng… - Nhân viên tư vấn tài chính cá nhân ( PFC): chủ động mang sản phẩm đến với khách hàng, phát triển nguồn khách hàng mới,, tiếp cận tư vấn hiệu quả những đặc tính sản phẩm, tạo sự khác biệt của ACB để thuyết phục khách hàng quyết định sư dụng sản phẩm của ACB,cập nhật những kiến thức mới nhất về sản phẩm và thị trường trong ngành tài chính với mục đích mang đến cho khách hàng những ý kiến tư vấn chuyên nghiệp. - Nhân viên tiếp thị và phát triển khách hàng( A/O): tiếp thị và phát triển khách hàng, hướng dẫn khách hàng vay( bảo lãnh, mở L/C..), thẩm định khách hàng, lập tờ trình thẩm định khách hàng… - Nhân viên dịch vụ khách hàng vay- LOAN CSR: tiếp xúc, tư vấn khách hàng, hướng dẫn khách hang vay( cá nhân, doanh nghiệp), giải ngân, theo dõi quản lý khoản vay, giải quyết các công việc phat sinh trong quá trình cho vay,… - Kiểm soát viên giao dịch: thực hiện kiểm soát các nghiệp vụ giao dịch tài khoản, giao dịch vãng lai, các nghiệp vụ giao dịch khác, cập nhất phổ biến các hướng dẫn nghiệp vụ giao dịch nội bộ ban hành. - Nhân viên CSR: nhân viên dịch vụ thanh toán quốc tế. - Nhân viên TELLER: tiếp nhận quỹ tiền mặt hàng ngày, nhập Cashbox TCBS, thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt,… KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB Các thách thức đến từ môi trường kinh doanh phần nào tác động đến mức độ hiện thực hóa định hướng hoạt động năm 2009 “quản lý tốt, lợi nhuận hợp lý, tăng trưởng bền vững” của ACB, đặc biệt ở mục tiêu tăng trưởng. Bảng 2: Mức độ hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch chính của ACB Chỉ tiêu Kế hoạch 2009 ( tỷ đồng) Thực hiện 2009 ( tỷ đồng) % So với kế hoạch Năm 2008 ( tỷ đồng) % Tăng trưởng so 2008 Lợi nhuận trước thuế 2.700 2.838 105,1 2.561 10,8 Tổng tài sản 170.000 167.881 98,8 105.306 59,4 Tổng dư nợ tín dụng 65.000 62.358 95,9 34.833 79 Huy động khách hàng 130.000 108.992 83,8 75.113 45,1 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của ACB năm 2009) Qua bảng số liệu trên cho ta thấy: Về tăng trưởng quy mô, mặc dù các chỉ tiêu tổng tài sản, tổng dư nợ tín dụng và huy động tiền gửi khách hàng của ACB mới đạt lần lượt 99%, 96% và 84% kế hoạch đề ra nhưng tốc độ tăng trưởng huy động tiền gửi khách hàng và cho vay của ACB đều cao hơn tốc độ tăng trưởng của ngành. Huy động tiền gửi khách hàng của Tập đoàn ACB năm 2009 tăng trưởng 45% bằng 1,6 lần của ngành (27%), và dư nợ cho vay khách hàng tăng trưởng 79%, bằng 2 lần của ngành (38%). Về mặt lợi nhuận, ACB đã thực hiện vượt mức kế hoạch với 2.838 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, cao hơn 138 tỷ đồng so với kế hoạch; và các chỉ số sinh lời vẫn ở mức hợp lý. Cụ thể, ROA Tập đoàn tiếp tục đạt trên 2% và ROE đạt 31,8% (cao hơn cam kết dài hạn với cổ đông là không thấp hơn 27%). Cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng cũng ngày một đa dạng hơn khi tính đến hết ngày 31/12/2009 hoạt động tín dụng chiếm 20%, hoạt động dịch vụ đạt 26% và hoạt động kinh doanh vốn, vàng và ngoại hối chiếm 37% trên tổng lợi nhuận trước thuế. Tương ứng với kết quả kinh doanh nói trên, ACB tiếp tục hoàn thành tốt nghĩa vụ thuế đối với Nhà nước. Cụ thể, năm 2009 Tập đoàn nộp ngân sách 770 tỷ đồng, cao hơn 316 tỷ đồng so với năm 2008. Kết quả hoạt động kinh doanh của ACB – CHA Kể từ khi thành lập đến năm 2009, ACB – CHA đang dần phát triển và luôn giữ vựng sự tăng trưởng mạnh mẽ, ổn định.Và điều này được thể hiện bằng các chỉ số tài chính qua các năm như sau: Bảng 3: Các chỉ số tài chính cảu ACB- CHA Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tổng tài sản 37 150 450 555 657 Huy động vốn 35 125 415 507 645 Lợi nhuận trước thuế 0,5 2 5 12,5 8,1 Dư nợ cho vay 15 35 135 107 245 ( Nguồn: Báo cáo tài chính của ACB- CHA năm 2009) Qua bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể nhận thấy tình hình kinh doanh khá hiệu quả và ổn định qua các năm. Một ngân hàng thương mại hoạt động hiệu quả là một ngân hàng huy động được nguồn vốn cần thiết cho hoạt động của mình. Trong tình hình cạnh tranh về lãi suất và thị trường có nhiều kênh thu hút vốn (cổ phiếu, trái phiếu,..) như hiện nay thì việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, nhưng qua bảng số liệu trên cho thấy khả năng huy động vốn của ACB - CHA vẫn giữ tốc độ tăng dần qua các năm: cuối năm 2006 đạt 150 tỷ đồng tỷ đồng, tăng gấp 3 lần so với năm 2005, vượt chỉ tiêu kế hoạch năm 2006 là 79,3% (kế hoạch 2006 là 83,5 tỷ đồng), đến năm 2007 đạt 450 tỷ đồng, và năm 2009 là 657 tỷ đồng tăng 18,38% so với năm 2008, trong đó huy động tiền gửi thanh toán và tiết kiệm từ dân cư tăng đáng kể. Điều này đã chứng tỏ sự tin tưởng của khách hàng vào ACB- CHA ngày càng cao. Nguyên nhân là do ngân hàng đã duy trì nhiều hình thức huy động đa dạng, áp dụng chính sách lãi suất linh hoạt cho từng địa bàn và tăng cường công tác quảng bá hình ảnh. Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tìm được khách hàng để cấp tín dụng nhằm giải phóng nguồn vốn và tìm kiếm lợi nhuận. Trong năm 2005 đạt 0,5 tỷ đồng do ACB- CHA vừa mới thàng lập được 7 tháng, năm 2006 đạt 2 tỷ tăng gấp 3 lần so với năm 2005, đến năm 2008 đạt 12,5 tỷ đồng tăng gấp 1,5 lân so với năm 2007 là 5 tỷ đồng và đến cuối năm 2009 đạt 8,1 tỷ đồng tỷ đồng, giảm 35,2% so với năm 2008do sự ảnh hưởng của khủng hoảng tài chính thế giới. Đây là thành quả của sự năng động tìm kiếm khách hàng, chuyên nghiệp trong phong cách phục vụ và liên tục đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng. Một số kết quả khác Về vốn ngân hàng, trong năm 2009 ACB đã hoàn thành tăng vốn điều lệ thêm 1.458 tỷ đồng từ chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu và phát hành cổ phiếu thưởng từ các quỹ. Sau khi tăng vốn, ACB có tổng cộng 781.413.755 cổ phiếu đang lưu hành và 100% là cổ phiếu phổ thông. Đến 31/12/2009 ACB có mức vốn điều lệ 7.814 tỷ đồng, thuộc hàng lớn nhất trong nhóm các ngân hàng TMCP Việt Nam. Về cổ tức, dựa trên kết quả kinh doanh khả quan nửa đầu năm 2009, ACB đã tạm ứng cổ tức đợt 1 bằng tiền mặt 900 đồng/cổ phiếu và đợt 2 trong quý 1/2010 ở mức 1.500 đồng/cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận năm 2009. Một thành tựu nổi bật khác mà ACB đã đạt được trong năm 2009 bên cạnh việc hoàn thành các mục tiêu về quản lý, tăng trưởng và lợi nhuận, là ACB là ngân hàng Việt Nam đầu tiên nhận được 6 danh hiệu Ngân hàng tốt nhất Việt Nam của 6 tạp chí tài chính ngân hàng uy tín trên thế giới: Asiamoney, FinanceAsia, Euromoney, Global Finance, The Asset và The Banker. Thị phần huy động và cho vay của Ngân hàng cũng đã tăng lần lượt là 2,49% và 0,84% so với đầu năm. Ngoài ra, Ngân hàng còn hoàn thành cơ bản chương trình tái cấu trúc nguồn nhân lực tại kênh phân phối để làm tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động, đánh giá đúng năng lực, tưởng thưởng một cách xứng đáng và chính xác cho nhân viên. Kết quả là đến 31/12/2009 lượng nhân viên toàn hệ thống đã giảm gần 5% chủ yếu do điều chuyển hợp lý hóa công việc, trong khi quy mô kinh doanh của Ngân hàng tăng từ 45% đến gần 80% ở tất cả các chỉ tiêu chính. Với kết quả kinh doanh trên hết sức khả quan và chiến lược kinh doanh đúng đắn trong mọi tình hình, ACB đang chạm gần tới mục tiêu trở thành tập đoàn tài chính hàng đầu Việt Nam trong kế hoạch phát triển đến 2010 và tầm nhìn 2015. Với tham vọng này, ACB mong muốn được tiếp tục được đón nhận sự đồng hành và ủng hộ của tất cả quý khách hàng, quý cổ đông, và đối tác của ACB trong chặng đường phía trước. (Ngân hàng Á Châu – Ngân hàng của mọi nhà). Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU – CHI NHÁNH CHÙA HÀ Đặc điểm hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Á Châu – Chi nhánh Chùa Hà Trước khi đi sâu phân tích tình hình rủi ro tín dụng tại ACB – CHA, chúng ta cần xem xét phân tích về cơ cấu cho vay và chất lượng tín dụng trong thời gian qua. Tình hình huy động vốn Hoạt động tín dụng được mở rộng với các đợt phát hành trái phiếu . Hình thức này tỏ ra có hiệu quả trong việc gia tăng nguồn vốn, giảm tỷ trọng vốn do ngân sách nhà nước cấp trong tổng nguồn vốn của ngân hàng.Năm 2005, ACB- CHA vừa được thành lập nên tồng nguốn vốn huy động của ACB- CHA là 35 tỷ đồng và tăng dần trong các năm tiếp theo; năm 2007, ACB- CHA có tổng nguồn vốn huy động gấp 3,32 lần so với năm 2006 và đạt con số là 415 tỷ đồng. Năm 2008 là năm có nhiều biến động với nền kinh tế nói chung và với ngành ngân hàng nói riêng nhưng tốc độ tăng trưởng của tổng nguồn vốn vẫn tăng mặc dù không lớn, chỉ tăng 22,17% so với năm 2007. Đến năm 2009, cùng với nhiều chính sách của chính phủ, tốc độ tăng đã khôi phục trở lại và đạt con số là 645 tỷ đồng. Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động của ACB- CHA là tiền gửi tiết kiệm. Năm 2007 tăng 78%, chậm hơn tốc độ tăng của tổng nguồn vốn, song khi mà các nguồn khác giảm đi thì năm 2008, tiền gửi tiết kiệm vẫn tăng 23% và đầu năm 2009 tăng 36%. Theo đánh giá chung thì tỷ lệ này cần nên giảm xuống vì nguồn huy động từ tiền gửi tiết kiệm có chi phí trả lãi cao hơn so với các nguồn tiền gửi khác và điều này sẽ làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Tiền gửi không kì hạn và chứng chỉ tiền gửi chiếm khoảng từ 10-15%. Chứng chỉ tiền gửi thì tăng chậm, ổn định hơn. Còn tiền gửi không kì hạn năm 2007 tăng tới 136% thì đến năm 2008 lại giảm 23% và tăng trờ lại vào năm 2009. Tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ trọng trung bình là 5% trong tổng nguồn vốn huy động. Tiền gửi có kỳ hạn tăng chủ yếu là do nguồn tiền gửi VND. Năm 2007 tiền gửi tăng đến 125% so với năm 2006. Đến năm 2008, thì nguồn vốn này lại giảm xuống 15% và tới đầu năm 2009 vừa qua thì tăng trở lại là 22% . Đến năm 2008 thì ACB- CHA bắt đầu phát hành trái phiếu, huy động được 70 tỷ đồng. Tuy chỉ chiếm 6% trong tổng vốn huy động song đợt phát hành này giúp ACB- CHA thu được không ít lợi nhuận trong khi mà thị trường huy động vốn gặp nhiều biến động trong những năm vừa qua. Bảng 4: Tình hình huy động vốn qua các năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tiền gửi có kì hạn 1.869.963 5% 4.212.542 6% 3.598.162 5% 4.390.583 5% -VND 1.829.071 4.068.538 3.082.690 3.847.590 -ngoại tệ 40.892 144.004 515.472 542.993 Tiền gửi không kỳ hạn 4.283.482 12% 10.121.064 15% 7.157.171 10% 10.201.049 11% -VND 3.679.417 9.156.425 6.185.535 9.125.414 -ngoại tệ 604.065 964.639 971.636 1.075.635 Tiền gửi tiết kiệm 22.437.610 65% 39.891.744 61% 49.118.727 65% 66.912.601 69% -VND 16.609.237 33.140.098 39.528.255 53.615.948 -ngoại tệ 5.828.373 6.751.646 9.590.472 13.296.653 Trái phiếu - 0% 4.170.000 6% 4.510.000 6% 4.510.000 5% Chứng chỉ tiền gửi 5.861.379 17% 6.968.773 11% 10.895.894 14% 11.052.762 11% (Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-CHA năm 2009) Tinh hình sử dụng vốn Sử dụng vốn là khâu mấu chốt quyết định hiệu quả kinh doanh của ngân hàng. Do vậy sử dụng vốn quyết định sự tồn tại, phát triển của ngân hàng. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong những năm qua, hoạt động tín dụng của ngân hàng ACB- CHA nói chung đã đáp ứng tương đối tốt nhu cầu của khách hàng. Trên cơ sở nguồn vốn huy động, hoạt động cho vay và đầu tư liên tục được phát triển. Bảng 5: Tình hình sử dụng vốn qua các năm Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Vốn huy động/tổng tài sản 83,3% 92,2% 91,4% 98,2% Tổng dư nợ/tổng tài sản 23,3% 30% 19,3% 37,3% ( Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ACB-CHA năm 2009) Tuy năm 2008 là năm nhiều biến động song ngân hàng vẫn duy trì được tỷ lệ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112005.doc
Tài liệu liên quan