Đề tài Quân sự La Mã cổ đại 800 TCN –476

Aquilifer(Lính mang biểu tượng): chỉcó một vịtrí trong mỗi quân đoàn.

Đây là người có nhiệm vụgiữcon Đại bàng Aquila -biểu tượng của quân

đoàn. Vì con Đại bàng Aquila có ý nghĩa danh dựvà không gì ô nhục bằng

đánh mất biểu tượng đó kểcảthua trận, nên đây là vịtrí vô cùng quan trọng

và có uy tín trong quân. Vịtrí hày phải do một người lính kỳcựu thấu hiểu

chiến thuật của cảquân đoàn nắm giữ. Người lính này được trảgấp 2 lần

lương cơ bản.

pdf39 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quân sự La Mã cổ đại 800 TCN –476, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
của Đế quốc La Mã, các quân đoàn lại có thêm sự ràng buộc đối với Hoàng đế: mỗi quân đoàn đều có một sĩ quan nữa gọi là (imaginifier), mang một cây gậy với hình ảnh hoặc tượng (imago) của hoàng đế - đấng giáo trưởng tối cao (pontifex maximus). Mỗi quân đoàn còn có thêm một binh sỹ gọi là vexillifer mang phiên hiệu (vexillum hoặc sugnum) với tên và huy hiệu của quân đoàn khắc trên một tấm biển. Nếu những đơn vị của một quân đoàn được phối thuộc quân đoàn khác thì nhóm quân bổ sung sẽ chỉ mang theo phiên hiệu chứ không mang theo cả biểu tượng và họ được gọi là các vexillatio (hay vexillationes). Phiên bản thu nhỏ của phiên hiệu đặt trên một cái đế bạc đôi khi được tặng cho các sĩ quan như huy hiệu ghi nhận công trạng của họ khi nghỉ hưu hoặc thuyên chuyển sang quân đoàn khác. Dân thường cũng có thể được tặng thưởng một cây tên không có mũi nếu tích cực giúp đỡ quân đội. [ ] Khẩu hiệu Bài chi tiết: S.P.Q.R "S.P.Q.R" hay Senatus Populusque Romanus (Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã), khẩu hiệu này được khắc dưới con đại bàng Aquila, biểu tượng của quân đoàn. Có thể hiểu câu khẩu hiệu này là vì Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã hay Viện Nguyên lão và nhân dân La Mã luôn ở sau chúng ta. [ ] Cách vận hành của một Lê dương La Mã Đọc thêm Lính Lê dương La Mã [ ] Nơi đóng quân và sở chỉ huy Thông thường binh lính của quân đoàn đóng quân gần sở chỉ huy trong doanh trại có tường gỗ và đôi khi là tường đá bao quanh. Mỗi quân đoàn đóng tại một địa bàn, họ chỉ rời khu vực đó khi vị tướng đứng đầu ra lệnh và tuy không nhất thiết nhưng thường phải được sự đồng ý của Viện Nguyên lão hay Hoàng đế vì nếu chuyển quân một cách tuỳ tiện dễ bị kết tội bạo loạn. [ ] Tuyển mộ Một người muốn trở thành lính Lê dương đầu tiên phải là Công dân La Mã, tuy nhiên ở miền Đông thì có thể được trao quyền công dân khi được tuyển mộ. Nếu được chấp nhận gia nhập quân ngũ, anh ta sẽ được nhận một khoản tiền để có thể đi đến nơi quân đoàn mà mình sẽ phục vụ đóng quân. Khi tới doanh trại, tân binh sẽ đọc lời thề quân nhân rồi được xếp vào một đại đội. Lời tuyên thệ này sẽ được đọc lại vào mỗi ngày đầu tiên của năm mới.[27] Các loại quân trợ chiến thường không phải là công dân La Mã và được tuyển mộ từ những vùng bị chinh phục hoặc đồng minh.[28]. Lính công binh thì được lấy từ thợ thủ công thành thị. Ngoài ra, trong các quân đoàn luôn có lính đánh thuê tuyển dụng gần nơi đóng quân khi có nhu cầu. Các lực lượng phục dịch được bổ sung từ các nô lệ địa phương hoặc tù binh. [ ] Huấn luyện Các quân đoàn thường chỉ huấn luyện Lính Lê dương, các loại quân khác được huấn luyện ở các trường địa phương. Việc huấn luyện thực hiện ngay tại nơi đóng quân. Binh lính được huấn luyện các kỹ năng chủ yếu sau: [29] [30]: [ ] Bơi lội Mọi lính mới đều phải biết bơi, đó là kỹ năng rất cần thiết nếu trên đường hành quân gặp sông mà không có cầu hoặc sông bất ngờ dâng nước và chảy xiết do mưa. Ngoài ra bơi lội còn hữu ích trong sinh hoạt hàng ngày như tắm rửa. Không những chỉ có lính lê dương mà kể cả lính trợ chiến, kỵ binh, nô lệ, tạp dịch...cũng được huấn luyện để sử dụng trong trường hợp cần thiết. [ ] Đánh kiếm Tất cả lính La mã đều phải tập đánh kiếm với một thanh kiếm gỗ nặng gấp đôi kiếm thật (Gladius), điều này giúp cho anh ta có thể sử dụng kiếm thật khi giáp chiến một cách nhanh nhẹn, mạnh mẽ và có độ chính xác cao hơn. Ngoài cách sử dụng kiếm, họ phải nắm vững các kỹ năng di chuyển: tiến, lùi và tận dụng mọi cơ hội để hạ đối thủ. Tập kiếm gắn liền với tập sử dụng khiên và một điều tối quan trọng phải ghi nhớ là "không được sơ hở khi tìm cách đâm đối phương"[31]. Người La Mã thường hay khuyến khích binh lính đâm thay vì chém. Động tác đâm thực hiện nhanh chóng hơn trong khi khả năng sát thương tương đương với chém. Một lý do khác là khi đâm, binh lính có thể phòng thủ phần cơ thể đằng trước tốt hơn chém. [ ] Bắn cung, ném đá và phóng lao Ngoài đánh kiếm, tân binh được huấn luyện cách sử dụng cung, ném đá và phóng lao. Phóng lao là kỹ thuật chiến đấu rất quan trọng vì cách đánh của lính lê dương thường là ném lao rồi rút gladius xông vào giáp chiến (khi ra chiến trường một lính lê dương thường mang ít nhất hai và đôi khi tới năm ngọn lao gắn trên khiên). Lao sử dụng khi huấn luyện cũng nặng hơn lao dùng khi đánh trận. Ngoài ra tất cả còn phải được tập kỹ năng ném đá bằng dây (sling), vì nó tương đối dễ dàng nên việc huấn luyện không được thực hiện kỹ lưỡng lắm. Tất cả quân đội cổ đại đều có loại quân ném đá, La Mã cũng không phải là ngoại lệ và nó tỏ ra rất hữu dụng trong một số trận đánh.[32] Những người phù hợp được huấn luyện nâng cao về bắn cung. Tất cả các kỹ năng này sẽ trở nên rất quan trọng, thậm chí có ý nghĩa sống còn trong nhiều trường hợp cả trong phòng thủ lẫn tấn công, đặc biệt là lúc không tìm ra vũ khí phù hợp... [ ] Khuân vác Những kỹ năng quan trọng khác mà cả tân binh lẫn cựu binh đều phải thường xuyên luyện tập chính là chất xếp, bốc dỡ đồ đạc trên lưng la và ngựa, trong huấn luyện, người ta sử dụng ngựa gỗ. Nhiều trận chiến được quyết định bằng tốc độ bố dỡ quân trang để chuẩn bị của binh lính. Ngoài ra cách đóng gói, xếp dỡ quân trang quân dụng cũng góp phần nâng cao tốc độ hành quân. Trọng lượng thông thường một người lính phải mang là 22 - 27 kg quân trang chưa kể áo giáp, vũ khí, khiên mang trên người trên suốt cuộc hành quân. Điều này khiến cho trong các cuộc hành quân khó khăn, như là đi qua một dãy núi hẹp chẳng hạn, quân đội không bị phụ thuộc vào các phương tiện chuyên chở khác đồng thời cải thiện tốc độ hành quân vì có thể tách rời bộ phận hậu cần. Do thường xuyên phải mang nặng khi tập luyện nên việc này không quá khó khăn đối với lính lê dương La Mã. [ ] Khác Đội hình mai rùa (testudo) của binh lính La Mã. Một số kỹ năng khác cũng quan trọng mà lính lê dương cũng phải luyện tập là sắp xếp đội hình (trong đó có đội hình mai rùa - Testudo formation để chống lại sự tấn công bằng cung tên nổi tiếng của La Mã), cách di chuyển, hành quân, xây dựng doanh trại...trong mọi thời tiết và bất kể ngày đêm. Gian khổ và khó khăn, La Mã yêu cầu mọi người lính khi ra trận tiền không những chỉ có lòng can đảm cùng kỹ năng chiến đấu tốt mà còn phải trở nên toàn diện, láu cá và một chút thông minh. [ ] Kỷ luật Kỷ luật của các quân đoàn La Mã nói riêng và cả quân đội La Mã nói chung vô cùng khắc nghiệt. Quy tắc đề ra luôn phải được tuân thủ một cách nghiêm ngặt, binh lính vi phạm sẽ bị trừng phạt rất nặng. Nhiều lính Lê Dương rất sùng bái nữ thần kỷ luật Disciplina, lẽ sống của họ là cần kiệm, nghiêm khắc với bản thân và lòng trung thành tuyệt đối. Sau đây là một số hình phạt dành cho người vi phạm kỷ luật[29][30][33]: [ ] Hình phạt nhỏ  Đánh bằng gậy (Castigatio): do Đại dội trưởng sử dụng cây gậy chỉ huy thực hiện. (animadversio fustium)(Tac. Annals I, 23)  Cắt khẩu phần (Reduction of rations) hoặc chỉ có thức ăn duy nhất là lúa mạch.  Phạt lương (Pecunaria multa): phạt tiền, trừ lương hoặc trợ cấp.  Đánh bằng roi thường(Flogging): Bị đánh bằng roi trước cả đại đội, đội quân thậm chí cả quân đoàn.  Đánh bằng roi ngựa (Whipping): thay vì roi thường, roi đánh ngựa (flagelum, flagella)sẽ được sử dụng, hình phạt này hà khắc, và có tính hạ nhục hơn là đánh bằng roi thường và thường dùng trong giai đoạn cuối của Đế quốc La Mã khi nô lệ tình nguyện sung quân chiếm phần lớn quân đội La Mã.  Hạ cấp (Gradus deiectio)  Đuổi khỏi quân đội (Missio ignominiosa)  Trừ thâm niên phục vụ trong quân ngũ.  Lao công (Militiae mutatio): bắt buộc phải làm các việc hạ cấp (dọn dẹp vệ sinh, nấu ăn... việc này rất nhục nhã vì một người La Mã phải làm công việc vốn là của nô lệ, tạp dịch).  Phạt việc (Munerum indictio): tăng thêm việc phải làm (sau khi hoàn thành các nhiệm vụ thông thường bắt buộc hằng ngày). [ ] Hình phạt lớn  Đánh tập thể (Fustuarium): khi bị kết tội đào ngũ, đào nhiệm, lơ là không làm tròn nhiệm vụ .... người chịu hình phát sẽ bị trói tay và bị các đồng đội bị hành động của người này ảnh hưởng trực tiếp vây xung quanh đánh hoặc ném đá đến chết. Nếu đã bị kết tội đánh tập thể nhưng bỏ trốn được, người lính sẽ không bị truy nã nhưng bị trục xuất khỏi La Mã.  Tàn sát hàng loạt (Decimatio): một hình phạt rất tàn bạo áp dụng cho một tập thể (thậm chí cả quân đoàn) khi bị kết tội nổi loạn (nhưng chỉ khi ra hàng, nếu không hàng bắt được là giết), bỏ mặc đồng đội hoặc lơ là nhiệm vụ... Cứ mười lính thì sẽ có một người bị xử tử; số còn lại bị đuổi ra khỏi trại hoặc đôi khi được gia ơn chỉ phải đọc lại lời thề quân nhân sacramentum. [ ] Khác [ ] Cách đọc tên một Quân đoàn Vị trí đóng quân của các Quân đoàn năm 80. Mỗi chấm đỏ tượng trưng cho vị trí đóng quân của một quân đoàn. Bấm vào ảnh để xem hình phóng to. Tên của một Quân đoàn được đặt theo nhiều cách nhưng thường theo công thức chung như sau:[34]: Legio -Số thứ tự-1 (-Tên người thành lập-) hoặc (-Tên địa danh-)2 (-danh hiệu hoàng đế trao tặng-)3 Nguyên tắc trong "- -" thì bắt buộc "(- -)" thì có hay không cũng được (nhưng hay có) Ví dụ (dùng hẳn tiếng gốc) Legio XIII Legio IX Hispana Legio I Adiutrix pia fidelis  Giải thích: 1Số thứ tự của quân đoàn để phân biệt với các quân đoàn khác (nhưng không độc nhất). Tất cả các quân đoàn ngay khi mới ra đời đều chỉ có số thứ tự, chưa có các danh hiệu tiếp theo sau ví dụ như Legio I Adiutrix pia fidelis lúc mới thành lập chỉ có tên là Legio I 2 Là tên tỉnh mà ở đó quân đoàn đã giành được chiến thắng nổi bật. Ví dụ:Legio IX Hispana có nghĩa là họ đã đánh thắng một trận chiến quan trọng ở Hispana (Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha ngày nay) 3 Là danh hiệu được Hoàng đế ban tặng sau các sự kiện quan trọng thể hiện phẩm chất đặc biệt của quân đoàn. Ví dụ:  Pia fidelis: có nghĩa là Trung thành, được trao tặng khi quân đoàn duy trì lòng trung thành với Hoàng đế khi bạo loạn nổ ra.  Victrix: có nghĩa là chiến thắng, được trao tặng khi quân đoàn thắng một trận vang dội hoặc nhiều chiến thắng liên tiếp.  Gemina: có nghĩa là đôi, chỉ các quân đoàn kép được hợp nhất từ hai quân đoàn khác nhau, các quân đoàn Gemina khi ra trận có hai biểu tượng Aquila.  Augusta: vừa có nghĩa là tôn kính, cao quý, vừa có thể là tên vị Hoàng đế lập ra quân đoàn. Các quân đoàn được mang danh hiệu Augusta viết như sau: Legio III Augusta hay Legio I Augusta, Germanica. Ngoại lệ:  Legio I, Legio II, Legio III và Legio IV là các quân đoàn dự bị cơ động thuộc Viện Nguyên lão, chỉ được thành lập khi La Mã bị đe dọa và giải thể ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ.  Equestris: quân đoàn hiệp sỹ, là danh hiệu được mang ngay khi thành lập chỉ nguồn gốc xuất thân của binh lính là tầng lớp hiệp sỹ (equestrian). Như vậy, "Legio I Augusta, Germanica" có thể gọi là "Quân đoàn I Germanica Cao quý".[35] Tuy nhiên, cách đặt tên trên có thể có nhiều ngoại lệ, tên gọi của một quân đoàn cũng không cố định mà có thể thay đổi theo từng thời kỳ. [ ] Nhận định [ ] Nguyên nhân thành công Nguồn[36] [37][38]  Đó chính là sự không ngừng đổi mới, nhà khai sáng Montesquieu (Charles de Secondat) viết "..lý do chính dẫn đến việc La Mã thống trị thế giới cũng như giành chiến thắng trước nhiều dân tộc là họ luôn từ bỏ các lề thói của mình ngay khi tìm thấy cái tốt hơn .. " [39] Ví dụ, người La Mã đã từ bỏ truyền thống để sử dụng mẫu kiếm gladius của người Tây Ban Nha, chiến thuyền của người Carthage, kỵ binh nặng và lính cưỡi ngựa bắn cung của người Ba Tư.  Cách tổ chức của quân đội La Mã linh hoạt hơn so với các đối thủ của họ. Các quân đoàn La Mã có thể đương đầu với nhiều loại quân khác nhau một cách hiệu quả từ kỵ binh, cung thủ, máy móc cho tới chiến tranh du kích.  Kỷ luật La Mã: cách tổ chức cũng như sự hệ thống hoá cao đã chứng tỏ được hiệu quả trong chiến trận trong một khoảng thời gian rất dài. Tất cả các yếu tố trên luôn hiện diện trong các quân đoàn La Mã từ khâu huấn luyện, hậu cần phục vụ cho đến tổ chức trận địa...  Người La Mã kiên định và có ý chí chịu đựng thất bại để vượt qua hơn đối phương. Chiến tranh với Carthage, Parthia và các chủng tộc man rợ đã chứng minh đều đó. Họ có thể chịu những thất bại nặng nề (như trận Cannae) trong từng trận đánh nhưng vẫn giành chiến thắng trong cả cuộc chiến tranh.  Lãnh đạo quân đội La Mã là một hệ thống hỗn hợp nhưng trong suốt lịch sử nó vẫn thường luôn đảm bảo cho thành công về mặt quân sự.  Ảnh hưởng của văn hóa La Mã, cả quân sự lẫn dân sự, đặc biệt là đối với những quân đoàn bộ binh nặng, đã đem đến cho quân đội La Mã một động lực bền vững và sự liên kết chắc chắn.  Kỷ luật nghiêm khắc và quan trọng hơn là tính đồng nhất đã khiến cho việc chỉ huy, duy trì và thay thế quân lính được thực thi một cách chắc chắn. Các đối thủ của La Mã thường có tính chất bộ tộc và không có khoa học quân sự.  Quân trang của La Mã, đặc biệt là những bộ áo giáp độc đáo của họ, phổ biến hơn, dày và nặng hơn đối phương, đặc biệt là trong thời kỳ cuối của nền Cộng hoà và thời kỳ đầu của Đế quốc La Mã. Binh lính với trang bị khiên, mũ và áo giáp, trong nhiều trường hợp, được bảo vệ tốt hơn và có lợi thế hơn những người chỉ được trang bị khiên, đặc biệt là trong những cuộc giao chiến kéo dài.  Năng lực về công binh của La Mã đứng đầu trong thế giới cổ đại, họ cũng là bậc thầy về cả tấn công lẫn phòng thủ trong đánh công kiên, đặc biệt là kỹ thuật thiết kế, xây dựng thành luỹ, làm đường (La Mã cổ đại là nước duy nhất ở châu Âu có thể xây dựng các đường cao tốc La Mã lát đá). Đó cũng là ưu thế quan trọng của các quân đoàn La Mã. [ ] Nguyên nhân thất bại Tác giả Hugh Elton trong bài viết: "Sự sụp đổ của Đế chế La Mã - Trên góc độ quân sự" đã chỉ ra những nguyên nhân thất bại của quân La Mã như sau[40]:  Do quá thiếu thốn kỵ binh nặng, La Mã thường hay thua trận trước những kẻ thù giỏi về kỵ binh (Parthia, Goth, Hung...). Kịch bản phổ biến là La Mã lâm vào tình trạng bị đối phương tiêu diệt hết kỵ binh hỗ trợ rồi sau đó bộ binh bị kỵ binh bắn tỉa tiêu diệt nốt. Chiến thuật này rất khó đối phó vì lực lượng kỵ binh trung bình của La Mã nếu giáp chiến sẽ không địch nổi kỵ binh rất mạnh của đối phương, nếu án binh bất động thì bị kỵ binh bắn cung tấn công trong khi bộ binh cơ động quá chậm so với kỵ binh.  Cải cách không phù hợp: kể từ cuộc cải cách của Hoàng đế Diocletianus và Constantinus I Đại Đế, sức mạnh của các quân đoàn bị giảm sút khi phải phân tán trên lãnh thổ rộng lớn, vừa phải canh phòng biên giới vừa phải cơ động khi cần thiết. Việc này đã làm mất đi những quân đoàn La Mã đa năng và mạnh mẽ trong cả tấn công lẫn phòng thủ trước đó.  Bị chia cắt và mất đi tính đồng nhất: khoảng sau năm 300, La Mã cho cả các bộ tộc man rợ gia nhập quân đội. Cùng với các lý do khác, trong giai đoạn từ năm 300 - 400 CN, La Mã thua nhiều trận rồi bị tiêu diệt phần phía Tây (phần phía Đông vẫn tiếp tục tồn tại sau khi phía Tây sụp đổ một phần là nhờ họ không tuyển mộ ngoại tộc ồ ạt như phía Tây). Việc La Mã chính thức bị chia cắt làm hai (Đông và Tây La Mã) năm 395 cũng làm sức mạnh của cả đế quốc suy giảm.  Hệ thống lãnh đạo của La Mã gồm nhiều thành phần pha trộn, tuy có những mặt tích cực nhưng thường gây bất hoà và nội chiến làm suy yếu La Mã.  Tài chính, đặc biệt là phần phía Tây sau khi La Mã bị chia cắt, suy yếu. Với chi phí vận hành quân đội tốn kém hơn so với các đối thủ, La Mã nhiều khi lâm vào tình trạng không đủ ngân sách để chi trả quân lương khiến cho sức chiến đấu và sĩ khí suy giảm. Tuy nhiên, nếu chỉ dùng một lý do để nói về sự thất bại của những quân đoàn La Mã trong giai đoạn cuối, có thể kết luận đó là sự lãnh đạo kém cỏi chứ không phải là mô hình tổ chức.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdflich_su_55__4866.pdf
Tài liệu liên quan