Đề tài Quản lý con người

"Nhân sự là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp, vì thế cả trong và sau khủng hoảng, chúng ta có thể giảm chi phí lao động nhưng hạn chế tới mức thấp nhất việc cắt giảm nhân sự” giáo sư ChrisBrewster nói. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề quản trị nguồn nhân lực là một trong các yếu tố mang tính chất sống còn. Quản lý nguồn nhân lực chính là giúp cho bản thân bạn và doanh nghiệp của bạn đi đến thành công. Đúng vậy:

Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức DN, vận hành DN và quyết định sự thành bại của DN. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của DN nên QTNS là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức DN. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu DN không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Xét về mặt kinh tế, QTNS giúp cho các DN khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của DN về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, QTNS thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, DN và người lao động.

Nhận thức được tầm quan trọng của QTNS trong các DN như vậy nên hiện nay các DN đều chú trọng đến vấn đề này.

Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” của bạn- bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và người cho vay như thế nào?

Cung cách quản lý, môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của bạn cũng như thành công của doanh nghiệp.

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1130 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quản lý con người, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU "Nhân sự là tài sản quan trọng nhất của mỗi doanh nghiệp, vì thế cả trong và sau khủng hoảng, chúng ta có thể giảm chi phí lao động nhưng hạn chế tới mức thấp nhất việc cắt giảm nhân sự” giáo sư ChrisBrewster nói. Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, trước sự biến động mạnh mẽ của môi trường kinh doanh, tính chất khốc liệt của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi được đáp ứng ngày càng cao của nhân viên, tất cả những vấn đề này đã và đang là sức ép lớn đối với doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề quản trị nguồn nhân lực là một trong các yếu tố mang tính chất sống còn. Quản lý nguồn nhân lực chính là giúp cho bản thân bạn và doanh nghiệp của bạn đi đến thành công. Đúng vậy: Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức DN, vận hành DN và quyết định sự thành bại của DN. Nguồn nhân lực là một trong những nguồn lực không thể thiếu được của DN nên QTNS là một lĩnh vực quan trọng của quản lý trong mọi tổ chức DN. Mặt khác, quản lý các nguồn lực khác cũng sẽ không có hiệu quả nếu DN không quản lý tốt nguồn nhân lực, vì suy cho cùng mọi hoạt động quản lý đều thực hiện bởi con người. Xét về mặt kinh tế, QTNS giúp cho các DN khai thác các khả năng tiềm tàng, nâng cao năng suất lao động và lợi thế cạnh tranh của DN về nguồn nhân lực. Về mặt xã hội, QTNS thể hiện quan điểm rất nhân bản về quyền lợi của người lao động, đề cao vị thế và giá trị của người lao động, chú trọng giải quyết hài hòa mối quan hệ lợi ích giữa tổ chức, DN và người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của QTNS trong các DN như vậy nên hiện nay các DN đều chú trọng đến vấn đề này. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc vào tính hiệu quả của cách “quản lý con người” của bạn- bao gồm cả cách quản lý chính bản thân mình, quản lý nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và người cho vay như thế nào? Cung cách quản lý, môi trường làm việc mà bạn đem lại cho nhân viên của mình và cách truyền đạt những giá trị và mục đích sẽ quyết định sự thành công của bạn cũng như thành công của doanh nghiệp. B. NỘI DUNG Các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam hiện nay: GDP: Tính từ đầu năm 2005 cho đến cuối tháng 6 năm 2007, GDP của Việt Nam tăng 22%. Sau khi đạt tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liền, GDP của Việt Nam đã “rơi” xuống mức 6,23% trong năm 2008. - Năm 2008, ước tính dân số nước ta là 86,16 triệu người và thu nhập bình quân đầu người lần đầu tiên đạt 1.024 USD thì Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi ngưỡng nước nghèo nhưng đây là cột mốc quan trọng trong tình hình kinh tế thế giới có nhiều khó khăn. Xét đến số liệu GDP quý 2/2009, dự báo tăng trưởng GDP năm 2009 ở mức dưới 5%. Đà hồi phục sẽ tiếp tục cho đến cuối năm và số liệu GDP ở thời điểm cuối năm. Năm 2010, tăng trưởng GDP có thể đạt 6,5%. Dự đoán mức tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể chỉ đạt 0,3% trong năm 2009 thấp hơn khoảng 5% so với con số tăng trưởng GDP thấp nhất từng được ghi nhận vào thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính tại Đông Á cách đây hơn một thập kỷ. Tại sao nền kinh tế Việt Nam yếu hơn? Đầu tiên là do xuất khẩu: Việt Nam đã rất thành công trong việc phát triển các ngành công nghiệp phục vụ xuất khẩu, nhưng trong năm nay nhu cầu đối với các mặt hàng xuất khẩu đã giảm mạnh. Việc xuất khẩu của các nước khu vực châu Á đã “rơi” xuống mức đáng báo động do người tiêu dùng ở Mỹ, châu Âu và các thị trường khác cắt giảm chi tiêu. Thứ hai là do tiêu dùng : Với tỷ lệ thất nghiệp gia tăng (vì những vấn đề phát sinh trong các khu vực sản xuất hàng xuất khẩu) và thu nhập bị giảm do lạm phát cao trong năm 2008, tiêu dùng cá nhân sẽ bi cắt giảm. Thứ ba là vì đầu tư : Đầu tư phát triển mạnh trong những năm qua nhờ dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ồ ạt chảy vào Việt Nam. Tuy nhiên với khủng hoảng tín dụng và sự suy thoái kinh tế toàn cầu hiện nay, dòng vốn này sẽ bị ảnh hưởng nặng nề. Các công ty nước ngoài có nhiều tiền mặt sẽ hết sức thận trọng, trong khi những công ty thiếu tiền mặt sẽ phải xoay sở để huy động vốn. Công tác QTNNL: Với 49% GDP, 27% tổng đầu tư và 27% công nghiệp sản xuất. Khu vực tư nhân đã tạo ra rất nhiều việc làm và những cơ hội mới; giúp chuyển đổi cơ cấu kinh tế, phát triển nhiều công nghiệp chế tạo và ngành nghề mới. Tuy nhiên, hiện nay phát triển khu vực tư nhân đang phải đối mặt với nhiều thách thức về môi trường kinh doanh, đồng thời gặp khó khăn trong việc tiếp cận những nguồn lực cần thiết như sử dụng đất; vay vốn trung và dài hạn; công nghệ và đào tạo... Đòi hỏi những người điều hành các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải có kỹ năng về quản trị doanh nghiệp. Quản trị và quản lý khác nhau ở tính chất công việc. Người quản trị là người đặt ra các mục tiêu, định hướng, chiến lược để hành động, còn người quản lý là người giám sát, thực hiện các hoạt động trong doanh nghiệp, sao cho doanh nghiệp đạt được những mục tiêu đó. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay ít quan tâm đến công tác quản trị doanh nghiệp, quản trị công ty, mà tập trung giải quyết các vấn đề về quản lý, cho nên không đưa ra được cái nhìn tổng thể về chiến lược phát triển doanh nghiệp, hoặc có cái nhìn sai lầm do bị chính những công việc quản lý thường ngày chi phối – cả về thời gian và cách suy nghĩ. Ở các doanh nghiệp nhỏ, thường kết hợp công việc quản trị - quản lý nhằm tiết kiệm chi phí. Khi đó, người quản trị cũng phải lo các công việc quản lý hàng ngày, tình trạng này dễ dẫn đến sự nhầm lẫn hoặc thiếu tập trung trong công việc, nếu nhà quản trị không có ý thức rõ ràng về trách nhiệm và sự tách bạch trong tính chất công việc. Các DN Việt Nam cần khắc phục thành công những ảnh hưởng tiêu cực của cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính thế giới hiện nay, tiếp tục hướng tới ổn định và phát triển. Các DN Việt Nam cần tiếp tục đẩy mạnh đào tạo lại nguồn nhân lực, đặc biệt là đào tạo nguồn nhân lực cao…chú trọng nâng cao trình độ tiếng Anh, vì sau thời kỳ khủng hoảng, cơ cấu kinh tế thế giới thay đổi, giá trị gia tăng sẽ cao hơn. Nguồn nhân lực ở trình độ cao hơn sẽ sẵn sàng cho giai đoạn phát triển mới. 2) Lạm phát: Lạm phát năm 2007 đã ở mức hai chữ số (12,63%), lạm phát năm 2008 là 22,3%, Với giá các mặt hàng sơ chế đang giảm, lạm phát chung được dự báo là sẽ giảm xuống mức một con số vào cuối năm 2009, tỷ lệ lạm phát quý I/2009 đạt gần 14,5% so với 28.3% cùng kỳ năm ngoái. Lạm phát thường được ưu tiên trong chính sách quản lý kinh tế của các chính phủ vì những hậu quả của chúng để lại hậu quả rất xấu cho nền kinh tế, sau đó là thất nghiệp, lãi suất, năng suất, thâm hụt ngân sách chính phủ, thâm hụt ngoại thương… Lạm phát vừa phải thường có tác dụng tích cực, vì nó gây ra cho tâm lý người  người tiêu dùng cần mua sớm nếu không mua thì hàng hóa sẽ còn tăng cao nữa từ đó hàng hóa sẽ được lưu thông tốt hơn song tới một mức độ nào đó thì nó lại mất tác dụng và gây ra hậu quả cho nền kinh tế. Lạm phát ở Việt Nam, Philippines, Trung Quốc, Thái Lan và Malaysia Nguyên nhân lạm phát: Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng lạm phát, trong đó "lạm phát do cầu kéo" và "lạm phát do chi phí đẩy" được coi là hai thủ phạm chính. -Lạm phát do cầu kéo: Nhiều người có trong tay một khoản tiền lớn và họ sẵn sàng chi trả cho một hàng hoá hay dịch vụ với mức giá cao hơn bình thường. Khi nhu cầu về một mặt hàng tăng lên sẽ kéo theo sự tăng lên về giá cả của mặt hàng đó. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hoá trên thị trường. Lạm phát do sự tăng lên về cầu được gọi là “lạm phát do cầu kéo”, nghĩa là cầu về một hàng hoá hay dịch vụ ngày càng kéo giá cả của hàng hoá hay dịch vụ đó lên mức cao hơn. Các nhà khoa học mô tả tình trạng lạm phát này là”quá nhiều tiền đuổi theo quá ít hàng hoá”. -Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, chi phí bảo hiểm cho công nhân, thuế... Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố này tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các xí nghiệp chắc chắn cũng tăng lên. Các xí nghiệp vì muốn bảo toàn mức lợi nhuận của mình sẽ tăng giá thành sản phẩm. Mức giá chung của toàn thể nền kinh tế cũng tăng. -Lạm phát do cơ cấu: Ngành kinh doanh có hiệu quả tăng tiền công danh nghĩa cho người lao động. Ngành kinh doanh không hiệu quả, vì thế, không thể không tăng tiền công cho người lao động trong ngành mình. Nhưng để đảm bảo mức lợi nhuận, ngành kinh doanh kém hiệu quả sẽ tăng giá thành sản phẩm. Lạm phát nảy sinh từ đó. -Lạm phát do cầu thay đổi: Giả dụ lượng cầu về một mặt hàng giảm đi, trong khi lượng cầu về một mặt hàng khác lại tăng lên. Nếu thị trường có người cung cấp độc quyền và giá cả có tính chất cứng nhắc phía dưới (chỉ có thể tăng mà không thể giảm), thì mặt hàng mà lượng cầu giảm vẫn không giảm giá. Trong khi đó mặt hàng có lượng cầu tăng thì lại tăng giá. Kết quả là mức giá chung tăng lên, dẫn đến lạm phát. -Lạm phát do xuất khẩu: Xuất khẩu tăng dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, hoặc sản phẩm được huy động cho xuất khẩu khiến lượng cung sản phẩm cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung thấp hơn tổng cầu. Lạm phát nảy sinh do tổng cung và tổng cầu mất cân bằng. -Lạm phát do nhập khẩu.Khi giá hàng hoá nhập khẩu tăng thì giá bán sản phẩm đó trong nước cũng tăng. Lạm phát hình thành khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên. -Lạm phát tiền tệ: Cung tiền tăng (chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua ngoại tệ vào để giữ cho đồng tiền trong nước khỏi mất giá so với ngoại tệ; hay chẳng hạn do ngân hàng trung ương mua công trái theo yêu cầu của nhà nước) khiến cho lượng tiền trong lưu thông tăng lên là nguyên nhân gây ra lạm phát. Nhân sự là tài sản quan trọng nhưng lạm phát trong nước ngày càng tăng nên vấn đề đặt ra cho các DN là củng cố nguồn nhân lực, Đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân viên, xây dựng mối quan hệ đồng thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động. Trong thời kỳ lạm phát tăng cao, đồng lương được trả sẽ trở nên ít đi nếu so sánh với mức tăng giá. Việc NQT phải làm như thế nào để thuyết phục nhân viên chấp nhận mức lương và duy trì đội ngũ nhân lực? Nếu NQT trả cho nhân viên với giá thấp hơn thị trường sẽ làm cho các nhân viên chán nản và cảm thấy bị lừa gạt. Khi nhận được đề nghị tăng lương từ nhân viên, NQT cần thể hiện tinh thần hợp tác, cởi mở và đừng nên áp đặt họ. Do đó DN cần giúp các nhân viên có quyết định đúng đắn và công bằng đối với sự nghiệp của họ, họ sẽ tôn trọng việc làm đó và ra sức cống hiến vì mục tiêu của tổ chức. Nếu nhân viên muốn nâng cao trình độ hoặc nếu biết họ thích công việc này thì hãy khuyến khích họ nhận thêm công việc vì đó là cơ hội để họ học hỏi, phát triển và trưởng thành. Dù bạn không được trả thêm tiền nhưng cơ hội đó cũng đem lại cho họ nhiều lợi ích khác ngoài phần thưởng tài chính. Ngoài ra, cần xây dựng chính sách ưu đãi đối với nhân lực chất lượng cao để tạo động lực thu hút nhân tài trong và ngoài nước như cung cấp nhà ở, hỗ trợ dịch vụ bảo hiểm, chăm sóc sức khoẻ chất lượng cao, tạo môi trường làm việc thuận lợi, hỗ trợ phương tiện truyền thông và đi lại, tín dụng cho nhân viên, du lịch và đào tạo tại nước ngoài cho nhân viên..." 3) Thất nghiệp: Khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho tình trạng thất nghiệp ngày càng gia tăng. Như vậy, nhiều khả năng trong thời gian tới, tỷ lệ lao động có tay nghề sẽ giảm đáng kể so với hiện nay. Khi tình hình kinh tế hồi phục, các doanh nghiệp sẽ không những phải tuyển lao động, mà còn phải tốn rất nhiều thời gian, tiền bạc để bắt đầu lại việc đào tạo lao động. Và như vậy, thời gian để hồi phục sản xuất của các doanh nghiệp sẽ bị chậm lại đáng kể do hạn chế về nguồn nhân lực. Đến giờ con số thất nghiệp cụ thể chưa có. Cách đây mấy tuần, Bộ đã có văn bản chỉ đạo các Sở yêu cầu doanh nghiệp khảo sát, báo cáo tình trạng thất nghiệp do tác động của khủng hoảng tài chính toàn cầu. Nhìn chung, tại thời điểm này, mức độ thất nghiệp của ta chưa phải trầm trọng. Thất nghiệp ở Việt Nam không diễn ra ồ ạt như các nước mà trễ hơn một chút, khoảng đầu năm sau. Riêng xuất khẩu lao động, có tình trạng lao động phải chấm dứt hợp đồng trước thời hạn do khủng hoảng kinh tế thế giới, nhưng không nhiều. Hiện tại Đài Loan chỉ khoảng 200 người sắp phải về nước trước thời hạn, Cộng hòa Czech vài trăm người và nước này có cái hay là đã chuyển chủ cho lao động. Malaysia cũng có, nhưng ít hơn. Theo bản báo cáo mới đây của bà Nguyễn Thị Hải Vân, phó cục trưởng Cục Việc làm, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, nói rằng theo dự đoán của Bộ Lao động thì khoảng 300,000 công nhân sẽ mất việc trong nửa đầu năm 2009, và khoảng hơn 100,000 công nhân nữa sẽ bị giảm biên chế trong nửa cuối năm 2009. Một quan chức khác còn cho biết tỷ lệ thất nghiệp trong năm nay sẽ tăng cao gấp 5 lần so với con số 80 ngàn công nhân mất việc làm trong năm 2008, năm 2009 tỷ lệ thất nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng gấp 5 lần. Nguyên nhân tỷ lệ thất nghiệp cao ở khu vực thành thị là do thị trường lao động phát triển sâu rộng đòi hỏi chất lượng lao động cao, trong khi đó không ít ngành nghề đào tạo lại không phù hợp với yêu cầu của thị trường. Cùng đó, lao động không nghề có tỷ trọng lớn nên càng ngày càng khó có cơ hội tìm việc làm. Cách giải thích hiển nhiên nhất của nạn thất nghiệp tăng cao là nghành cầu (Demand) suy giảm. Bất cứ một biến số nào trong nghành cầu như năng xuất giới hạn của đầu tư, xu hướng tiêu thụ. có thể mang đến ảnh hưởng liên hệ. Nạn thất nghiệp, không giống như lạm phát, không đòi hỏi sự thay đổi liên tục trong các biến số. Chẳng hạn, nếu chi phí của chính phủ giảm và dừng lại ở mức thấp thì nạn thất nghiệp tăng và đôi khi sẽ dừng lại ở mức cao. Những đột biến ở nghành cung (Supply) cũng có thể là nguyên nhân của nạn thất nghiệp. Chẳng hạn, nếu mức sản xuất giảm, các công ty sẽ giảm bớt công nhân hoặc cắt giảm lương thợ. Việc suy giảm kéo dài cách trầm trọng trong nghành sản xuất hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu sản xuất tăng chậm hơn dự định khi hợp đồng lương bổng đã được ký kết và rồi lợi tức thực được tăng qúa nhanh thì nguy cơ thất nghiệp sẽ đến. Trường hợp giá cả nhập cảng tăng cũng đưa đến tình trạng tương tự. Ðể bảo vệ lợi tức thật sự của mình khi giá cả tăng, công nhân thường đòi hỏi tăng lương. Tuy nhiên nếu sản xuất không tăng, chủ nhân thường tìm cách cắt giảm nhân công để giá thành lao động không thay đổi. Nói cách khác, giới chủ nhân có thể sẽ tăng cho một số nhân công nhưng sẽ cắt giảm một số khác để bù vào chi phí nhân sự. Ở Hoa Kỳ những dữ kiện bên nghành cung thường không đem lại ảnh hưởng nhiều trên nạn thất nghiệp vì hoạt động công đoàn không đủ mạnh và công đoàn thường chỉ nhắm vào lương bổng thành tiền (wage) mà không nhắm vào lợi tức thật (real income). Ở Âu Châu, công nhân nhắm đến lợi tức thật và sinh hoạt công đoàn mạnh mẽ hơn nên sức ép trên giới chủ nhân thường đem lại nhiều khả quan hơn. Trên một quan điểm nào đó, giới thất nghiệp thường bị chỉ trích là đòi hỏi quá đáng về lương bổng! Nếu giả sử rằng lương bổng của người công nhân nào đó hoàn toàn có tính cách linh động thì có lẽ khi người công nhân đó thất nghiệp, anh ta sẽ sẵn sàng chấp nhận bất cứ công việc nào với bất cứ số lương nào khả dĩ đem lại cho họ công ăn việc làm. Trên một quan điểm khác, người ta cho rằng những người thất nghiệp hầu như là do tự nguyện, vì có rất nhiều người cũng thất nghiệp nhưng họ đã chấp nhận một công ăn việc làm với số lương có thể kém hơn khả dĩ có thể đưa họ ra khỏi sự nghèo đói. Ða số các nhà kinh tế cho rằng người thất nghiệp không nên nói họ không thể tìm ra công việc nhưng chỉ nên nói họ không tìm được việc nhiều tiền như họ vẫn thường có. Rất tiếc hoàn cảnh xã hội đổi thay hàng ngày, vì thế để có một công việc như những ngày trong quá khứ thường vô vọng. Và tên họ dĩ nhiên đã không được nằm trong bản báo cáo thất nghiệp! Nhiều tổ chức xã hội, các tổ chức công đoàn đã triển khai các chương trình chăm lo cho người nghèo, đặt biệt là công nhân ở các khu công nghiệp, không có điều kiện về quê ăn tết. Những việc làm tình nghĩa đó rất cần thiết, chia sẻ được một phần khó khăn cho công nhân nghèo và động viên tinh thần cho họ trong ngày lễ Tết. Nhưng việc chia sẻ đó cũng chỉ là nhất thời, không thể giúp người nghèo ổn định cuộc sống. Vừa qua tại nhiều hội thảo về kích cầu đầu tư, các chuyên gia kinh tế đều đặc biệt lưu ý là phải chi nguồn tiền kích cầu cho các doanh nghiệp làm ăn hiệu quả để đảm bảo sản xuất và ổn định việc làm cho người lao động. Mong rằng đề xuất của các chuyên gia kinh tế và thực tế về bức tranh thất nghiệp hiện nay sẽ là những dữ liệu để các nhà quản lý điều hành xử lý, đưa ra các quyết định nhanh chóng và chính xác về kích cầu. Bên cạnh việc tổ chức các hoạt động hướng nghiệp thông thường để đáp ứng nhu cầu việc làm, còn có nhiều chương trình thúc đẩy các cơ quan đoàn thể hãy điều hành nhân sự và tuyển dụng nhiều hơn như một cách hỗ trợ cho sinh viên và những người thất nghiệp.  Chính phủ cũng ra sức mở cửa cho vay mềm để khuyến khích các doanh nghiệp tiếp tục đi vào hoạt động, đồng thời hoàn trả học phí cho những ai chấp nhận về làm ở các vùng nông thôn.  Thế nhưng điều đó chỉ là “chống chế” vì tăng trưởng kinh tế lúc này cũng đang “rên xiết”. Do dó, đối với giới trẻ năm nay, con đường đi tìm việc làm (nhất là những việc như mơ) sẽ đầy chông gai, gập ghềnh. NQT cần hỗ trợ người thất nghiệp trang bị những kỹ năng và kiến thức cần thiết, để họ có thể nắm bắt cơ hội mới khi kinh tế thế giới phục hồi. Các DN Việt Nam cần biến thời kỳ khó khăn hiện nay thành cơ hội để đào tạo công nhân và tái đào tạo nguồn nhân lực, nhằm giúp họ đáp ứng được những yêu cầu mới của các nhà đầu tư nước ngoài, khi có một làn sóng đầu tư mới vào Việt Nam sau khủng hoảng. 4. Thu nhập bình quân đầu người: Trong bối cảnh biến động giá khôn lường, thiên tai nhưng hầu hết các chỉ tiêu cơ bản về kinh tế, xã hội chúng ta đều đạt và vượt. Theo đó, trong năm 2007 có 23 chỉ tiêu phát triển kinh tế xã hội đạt và vượt kế hoạch. Trong dó, GDP tăng 8,5% (KH là 8,2 đến 8,5%), GDP bình quân đầu người đạt 723 USD . Năm 2008, mức tăng trưởng GDP đạt 6,23%, thấp hơn chỉ tiêu đã được điều chỉnh xuống 7%. Với tăng trưởng như thế, thu nhập bình quân đầu người lần đầu tiên đạt 1.024 USD. So với mức thu nhập bình quân đầu người năm 2007 là 833 USD thì đây là con số ấn tượng. Năm qua cũng đánh dấu một năm vượt khó với hầu hết các chỉ số kinh tế xã hội đạt và vượt mục tiêu đề ra. Tổng thu ngân sách trong năm tăng hơn 26%, bằng 123,8% dự toán năm. Tổng chi ước tăng 22,3%. Bội chi ngân sách chỉ bằng 97,5% mức dự toán đã được Quốc hội thông qua đầu năm. Trong tổng mức tăng trưởng GDP 6,23% thì khu vực nông-lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3,79%; công nghiệp và xây dựng tăng 6,33%; dịch vụ 7,2%. Cơ cấu kinh tế tính theo giá thực tế năm 2008: Khu vực nông lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 21,99% GDP; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 39,91%; dịch vụ chiếm 38,1%. Theo Thủ tướng, năm 2008 là năm bản lề của thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, nên mục tiêu chung nhất của năm tới là hoàn thành cơ bản các mục tiêu đặt ra cho kế hoạch. Tức là các chỉ tiêu đề ra đến năm 2010 mới hoàn thành thì cơ bản phải hoàn thành trong năm 2008, đển năm 2009 hoàn thành vượt mức kế hoạch 5 năm. Đây là lần đầu tiên Việt Nam phấn đấu sớm đạt được mục tiêu, điều đó cũng đồng nghĩa là Việt Nam có thể sẽ thoát ra khỏi tình trạng nước kém phát triển trước một năm.Thu nhập bình quân đầu người vượt 1.000 USD năm 2008, năm 2009 thu nhập bình quân có thể đạt 1.100 USD/người. Người đứng đầu Chính phủ nêu ra hai chỉ số quan trọng để nói lên thực chất của sự phát triển. Thứ nhất là thu nhập bình quân tính trên đầu người từ 835 USD của năm 2007 tăng lên 960 USD vào năm 2008 (đạt hơn 90% so với kế hoạch) và đạt khoảng 1.100 USD vào năm 2009. “Như vậy, so với kế hoạch 5 năm là 1.050 - 1.100 USD/người vào 2010 thì chúng ta hoàn thành kế hoạch trước một năm”, Thủ tướng phát biểu: “Các DN cần có hệ thống QTNS với những chính sách về tuyển dụng, đào tạo, trả lương, khen thưởng, đánh giá mới cho phù hợp với yêu cầu phát triển hiện nay của DN”. Về chính sách tuyển dụng, DN cần phải chuẩn bị kỹ, thực hiện tốt quá trình tuyển chọn các ứng cử viên nhằm tìm kiếm, thu hút và lựa chọn những người có đủ các tiêu chuẩn thích hợp cho các vị trí và các chức danh cần người trong DN. DN có thể trực tiếp tuyển dụng các nguồn từ bên ngoài và trong nội bộ DN hoặc có thể áp dụng các giải pháp thay thế tuyển dụng. Các giải pháp thay thế tuyển dụng thường được áp dụng là: Giờ phụ trội, hợp đồng thuê gia công, thuê lao động thời vụ, thuê lao động của DN khác. Mỗi giải pháp tuyển dụng có những ưu điểm và hạn chế nhất định. Vì vậy, DN cần phải xem xét khi áp dụng các giải pháp này phải phù hợp với điều kiện của DN. -Về đào tạo và phát triển nhân sự: Dựa trên những mục tiêu và để thực hiện các mục tiêu của DN, DN cần phải đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, giúp họ hoàn thành tốt nhất công việc được giao và nâng cao trình độ bản thân. Sau khi phân tích và xác định nhu cầu đào taọ công nhân kỹ thuật và phát triển năng lực cho các nhà quản trị DN thì vấn đề tiếp theo là xác định các hình thức đào tạo với các chương trình, nội dung và phương pháp đào tạo thích hợp. Đây là vấn đề quan trọng, đòi hỏi bộ phận QTNS DN phải hết sức thận trọng vì tất cả các chi phí đào tạo đều tính vào chi phí sản xuất kinh doanh của DN và phải được hoàn lại. DN có thể áp dụng một trong các hình thức đào tạo với các chương trình và phương pháp đào tạo phổ biến như: đào tạo tại nơi làm việc, đào tạo ngoài nơi làm, tại các trường, các lớp đào tạo, huấn luyện nâng cao tay nghề và nâng cao năng lực cho quản trị gia, đào tạo tại các trường đại học. -Về đánh giá năng lực thực hiện công việc và thù lao cho người lao động: Các nhà QTNS phải kiểm tra, giám sát, đánh giá mức độ hoàn thành công việc của người lao động để đưa ra mức thù lao hợp lý theo quy định của Luật Lao động và chính sách tiền lương mà Nhà nước ban hành; tổ chức huấn luyện những người làm công tác đánh giá. Hiệu quả của công tác đánh giá năng lực thực hiện công việc phụ thuộc nhiều vào những người làm công tác đánh giá. Do đó những người này phải được huấn luyện kỹ năng và nghệ thuật đánh giá để đảm bảo hiệu quả của đánh giá... 5. Tỷ giá hối đoái Tại Việt Nam, tuần qua, tỷ giá niêm yết mua, bán VND/USD của các ngân hàng thương mại ở sát mức trần cho phép, phổ biến quanh mức 17.814-17.817 đồng/USD. Ngân hàng Nhà nước đang tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường, điều hành tỷ giá. Tỷ giá hối đoái khó có thể biến động trong thời gian từ nay đến cuối năm và dự báo chỉ xoay quanh mức gần 17.000 VND/USD. Chỉ sau hai tuần biến động nhẹ, tỷ giá hối đoái trên thị trường tự do giao dịch trong ngày cuối tuần bắt đầu có chiều hướng giảm dần, hoạt động mua - bán cũng trầm lắng hẳn. Tỷ giá hối đoái chào mua sáng ngày 31/10 tại TP.HCM chỉ còn 16.860 VND/USD, giảm hơn 140 VND/USD. Tỷ giá hối đoái ngày 21/9/2009: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá giao dịch bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng của Đồng Việt Nam với Đô la Mỹ, áp dụng cho ngày 21/9/2009.  1 Đô la Mỹ = 16.988,00 Đồng Việt Nam  Bằng chữ Mười sáu nghìn chín trăm tám mươi tám Đồng Việt Nam Số văn bản 458/TB-NHNN Ngày ban hành 18/09/2009 Thực tế, thời gian gần đây, tỷ giá hối đoái giao dịch trên thị trường ngoại tệ luôn đứng ở mức cao so với tỷ giá niêm yết tại hệ thống ngân hàng thương mại. Chẳng hạn, trong ngày 30/7, tỷ giá USD/VND trên thị trường tự do là 18.530 - 18.550, trong khi tỷ giá niêm yết tại hệ thống ngân hàng thương mại là 17.810 (kịch trần so với biên độ cho phép). Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã đưa ra không ít biện pháp chấn chỉnh, nhằm bình ổn thị trường ngoại hối, nhưng xem ra khó có thể chấm dứt ngay tình trạng trên. Đầu giờ sáng nay (24/2), tỷ giá USD trên thị trường tự do đã được đẩy lên 17.670 VND/USD (mua vào) và 17.720 VND/USD (bán ra). Đến chiều cùng ngày, giá USD vẫn tiếp tục nhích lên ở mức 17.680 đồng (mua vào) và 17.730 đồng (bán ra). Như vậy, so với ngày 23/2, giá USD trên thị trường tự do tăng 80 đồng mỗi USD. Trong khi đó, trên thị trường liên ngân hàng, giá USD vẫn ổn định. Giá USD do NHNN công bố ngày 24/2 là 16.971 VND/USD, giảm 1 VND/USD so với ngày 23/2. Tại Vietcombank, giá mua và bán USD cùng niêm yết ở mức 17.480 VND/USD, giảm 1 VND/USD. Đánh giá diễn biến về thị trường, một chuyên gia tài chính ngân hàng cho rằng, người dân không nên lưu trữ ngoại tệ để ngăn chặn các hành vi đầu cơ. Tỷ giá hối đoái sẽ dao động trong khoảng 17.300-18.500 đồng/USD. Đây là dự báo mới nhất được Trung tâm Thông tin và Dự báo Kinh tế Xã hội thuộc Bộ KH-ĐT công bố. Trong khi đó, diễn biến tỷ giá USD trên thị trường tự do trong nước những ngày gần đây liên tục tăng lên. Trên thị trường ngân hàng, giá USD cũng điều chỉnh giảm. Giá USD do Ngân hàng Nhà nước công bố ngày 18/2/2009 là 16.978 VND/USD, giảm 2 VND/USD so với hôm trước. Thực tế cho thấy, thâm hụt thương mại lớn thường xuất phát từ hai nguyên nhân chủ yếu: Một là , đồng nội tệ lên giá dẫn dến khuyến khích nhập khẩu và hạn chế xuất khẩu. Hai là, luồng vốn nước ngoài đổ vào nhiều, cung tiền tăng nhanh kéo theo cầu hàng hoá tăng trong khi cung hàng hoá trong nước không

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docrua_nhanh_hon_tho_ky_nang_hay_chien_thuat_6403.doc