Trong các môn học xã hội nói chung và môn khoa học kinh tế chính trị nói riêng ta thấy được sự đa dạng về phương pháp nghiên cứu của môn học này. Chúng nghiên về nguồn gốc của các nền kinh tế, vạch ra những quy luật phát triển, dấu hiệu cơ bản, những chức năng riêng lẻ của từng thành phần kinh tế, từng bộ phận cấu thành, những đơn vị riêng lẻ chúng gắn bó hữu cơ với nhau để xác lập nên nền kinh tế. Từ nền kinh tế cổ điển, kinh tế tư bản và sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chúng ta thấy được những bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế này (kém, lạc hậu) sang nền kinh tế kia (có nhiều ưu điểm, hiện đại hơn). Trải qua từng giai đoạn lịch sử những bước thăng trầm hay thịnh vượng của xã hội (hay còn gọi là chế độ xã hội đương thời) đều do chức năng của bộ máy Nhà nước đó quyết định. Nhà nước vạch ra đường lối, đưa ra chỉ tiêu đúng đắn cho sự phát triển xã hội đó hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều vấn đề. Nhưng đối với những nhà hoạch định chính sách tầm quốc gia thì phải có một cách nhìn sâu rộng và phải đi từ thực tế khách quan, phải gắn liền với nền văn hoá, địa lý của nước đó và phải liên đới với quốc tế để đưa ra chính sách đúng đắn. Cho nên trong đợt làm nghiên cứu khoa học này tôi chọn đề tài về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là vì: trong thời kỳ này Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tiến lên XHCN, sau 10 năm đổi mới ta đã gặt hái được nhiều thành công nhưng bên cạnh những thành công đó chúng ta đã mắc phải một số sai lầm trong cơ cấu nền kinh tế và định hướng nền kinh tế đó. Để thay thế nền kinh tế cũ chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần thì việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần là vấn đề rất quan trọng và cấp bách (nóng bỏng nhất trong giai đoạn hiện nay). Vì thế, tôi thấy đây là một đề tài mang ý nghĩa thực tế hiện hành mà không chỉ mình tôi mà đối với cả sinh viên thuộc ngành kinh tế và đối với bất kỳ ai quan tâm đến nền kinh tế Việt Nam.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người mà đã hướng dẫn cho tôi hết lòng từ khi chưa hiểu biết về đề tài này và cho đến khi hoàn thành. Dù nội dung chỉ đạt đến một chừng mực nào đó thì là do trình độ nhận thức của mình. Nhưng qua lần nghiên cứu này nó giúp cho tôi dần làm quen với nghiên cứu bậc đại học và tôi tin rằng nó sẽ giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn về lý luận của mình.
37 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 965 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quan điểm giải pháp đẩy mạng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Trong các môn học xã hội nói chung và môn khoa học kinh tế chính trị nói riêng ta thấy được sự đa dạng về phương pháp nghiên cứu của môn học này. Chúng nghiên về nguồn gốc của các nền kinh tế, vạch ra những quy luật phát triển, dấu hiệu cơ bản, những chức năng riêng lẻ của từng thành phần kinh tế, từng bộ phận cấu thành, những đơn vị riêng lẻ chúng gắn bó hữu cơ với nhau để xác lập nên nền kinh tế. Từ nền kinh tế cổ điển, kinh tế tư bản và sang kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa chúng ta thấy được những bước chuyển biến mạnh mẽ từ nền kinh tế này (kém, lạc hậu) sang nền kinh tế kia (có nhiều ưu điểm, hiện đại hơn). Trải qua từng giai đoạn lịch sử những bước thăng trầm hay thịnh vượng của xã hội (hay còn gọi là chế độ xã hội đương thời) đều do chức năng của bộ máy Nhà nước đó quyết định. Nhà nước vạch ra đường lối, đưa ra chỉ tiêu đúng đắn cho sự phát triển xã hội đó hay không còn tuỳ thuộc vào nhiều vấn đề. Nhưng đối với những nhà hoạch định chính sách tầm quốc gia thì phải có một cách nhìn sâu rộng và phải đi từ thực tế khách quan, phải gắn liền với nền văn hoá, địa lý của nước đó và phải liên đới với quốc tế để đưa ra chính sách đúng đắn. Cho nên trong đợt làm nghiên cứu khoa học này tôi chọn đề tài về cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là vì: trong thời kỳ này Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện chương trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước tiến lên XHCN, sau 10 năm đổi mới ta đã gặt hái được nhiều thành công nhưng bên cạnh những thành công đó chúng ta đã mắc phải một số sai lầm trong cơ cấu nền kinh tế và định hướng nền kinh tế đó. Để thay thế nền kinh tế cũ chúng ta phát triển nền kinh tế thị trường hàng hoá nhiều thành phần thì việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thành công ty cổ phần là vấn đề rất quan trọng và cấp bách (nóng bỏng nhất trong giai đoạn hiện nay). Vì thế, tôi thấy đây là một đề tài mang ý nghĩa thực tế hiện hành mà không chỉ mình tôi mà đối với cả sinh viên thuộc ngành kinh tế và đối với bất kỳ ai quan tâm đến nền kinh tế Việt Nam.
Qua đây cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc tới người mà đã hướng dẫn cho tôi hết lòng từ khi chưa hiểu biết về đề tài này và cho đến khi hoàn thành. Dù nội dung chỉ đạt đến một chừng mực nào đó thì là do trình độ nhận thức của mình. Nhưng qua lần nghiên cứu này nó giúp cho tôi dần làm quen với nghiên cứu bậc đại học và tôi tin rằng nó sẽ giúp tôi ngày càng hoàn thiện hơn về lý luận của mình.
Cơ sở khoa học và kinh nghiệm cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước.
Cơ sở khoa học:
Cơ sở lý luận:
Dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lê nin. Một hình thái kinh- tế xã hội nó cấu thành nên bởi hai bộ phận chính là: Phương thức sản xuất (bao gồm lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất) và kiến trúc thượng tầng được xây dựng trên đó. Theo quy luật phát triển của xã hội, một xã hội muốn phát triển đòi hỏi quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất, để hỗ trợ cho lực lượng sản xuất đó phát triển. Sự phát triển của lực lượng sản xuất này đi kèm với nó là một quan hệ sản xuất phù hợp nó tạo động lực cho sự phát triển của một xã hội. Ta đã thấy sự ra đời của kinh tế hàng hoá dựa trên hai điều kiện: Sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. Nền kinh tế hàng hoá phát triển đòi hỏi có sự phát triển của sở hữu tư nhân và phân công lao động xã hội. Kinh tế thị trường là sự phát triển ở trình độ cao của kinh tế hàng hoá với sự ra đời của hệ thống ngân hàng, thị trường tài chính và công ty cổ phần. Các hình thức kinh tế này trước hết là sản phẩm của sự phát triển kinh tế hàng hoá nhưng điều đó có chung một cội nguồn ở sự phát triển xã hội hoá sở hữu tư nhân. Từ đó ta có thể nói lên rằng sự phát triển của các hình thái kinh tế -xã hội từ bậc thấp lên bậc cao chúng đều trải qua thời gian lịch sử. Tương ứng với một giai đoạn phát triển của lịch sử sẽ tồn tại một nền kinh tế khác nhau và nền kinh tế đó gắn bó chặt chẽ và nó quyết định sự phát triển hay tàn luỹ của giai đoạn lịch sử đó. Cho nên ta có thể nói ở giai đoạn này việc cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước là một nhiệm vụ cấp bách, một hiện tượng khách quan phải có đối với Việt Nam.
Cơ sở thực tiễn:
Qua thực tế nền kinh tế Việt Nam sau 10 năm đổi mới chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa có sự quản lý của Nhà nước chúng ta đã gặt hái được nhiều thành công. Đó là một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần phát triển đa dạng. Từ đó nảy sinh một vấn đề là Nhà nước không can thiệp quá sâu vào nền kinh tế, không nên bao biện mà phải gắn trách nhiệm đến từng chủ thể hoạt động kinh tế.
Cho nên trong nền kinh tế thị trường thực thụ (tức là “rốn” bao cấp của Nhà nước đã bị cắt bỏ hoàn toàn) thì xu hướng cổ phần hoá một bộ phận các doanh nghiệp Nhà nước đã diễn ra như một quy luật.
@ Đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh quá trình cổ phần hoá diễn ra như sau:
- Các doanh nghiệp nhỏ nếu không muốn bị phá sản thì phải góp vốn (góp cổ phần) để tạo ra một doanh nghiệp lớn (công ty cổ phần) có sức cạnh tranh lớn hơn. Bởi vì doanh nghiệp lớn thường có lợi thế hơn so với doanh nghiệp nhỏ trong việc nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành đổi mới quy trình công nghệ để cuối cùng là có giá bán rẻ hơn, hoặc là tuy giá không hạ hơn nhưng chất lượng mẫu mã tốt hơn, tiêu thụ nhanh hơn và nhiều hơn đối với một sản phẩm cùng loại.
- Các doanh nghiệp lớn nếu không muốn bị phá sản cũng phải hoặc là đầu tư vốn của mình vào nhiều các doanh nghiệp khác bằng cách mua cổ phiếu của các công ty cổ phần hoặc là phân tán rủi ro cho nhiều người khác bằng cách bán cổ phiếu cho nhiều doanh nghiệp. Thực chất của cách làm này là phân tán rủi ro cho nhiều doanh nghiệp để hưởng lợi nhuận bình quân ổn đinh về toàn bộ vốn đầu tư. Mà thực tế là các nước phát triển trên thế giới đã làm và đã gặt hái được kết quả hết sức to lớn.
Như vậy, việc thành lập một công ty cổ phần trong trường hợp này là rất thuận lợi. Vì mọi cổ đông đều có chung một mục đích nên họ đến với nhau, thông qua điều lệ, bầu giám đốc … là hoàn toàn tự chủ và tự nguyện. Hầu như không có sự cưỡng bức, mất dân chủ nào ngoại trừ số vốn góp của mỗi người là khác nhau nên tiếng nói của họ và lợi tức được hưởng là không giống nhau.
@ Đối với doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) thì lý do để cổ phần hoá có khác và do vậy cách cổ phần hoá cũng khác.
Thực tiễn nhiều thập kỷ chứng minh là kinh tế quốc doanh kém hiệu quả hơn so với kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Cũng có những trường hợp cá biệt trong những điều kiện đặc biệt, với một thời gian ngắn, kinh tế quốc doanh cũng có thể làm ăn có lãi, phát triển. Nhưng nhìn tổng quát, lâu dài thì kinh tế quốc doanh kém hiệu quả.
Vì doanh nghiệp Nhà nước thường làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ nên buộc Nhà nước phải có chính sách tài trợ, bao cấp- tài trợ là một sách lược luôn luôn cần thiết, nhằm đảm bảo cho các doanh nghiệp Nhà nước hoạt động tốt theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của Chính phủ. Còn bao cấp là việc không đáng làm, vì Nhà nước phải bù lỗ cho những doanh nghiệp hoạt động kém hiệu quả và thực ra là không phải duy trì hình thức quốc doanh. Như vậy là cũng một khoản tiền mà Nhà nước cấp cho một DNNN cụ thể nào đó có thể coi là tài trợ hay là bao cấp phụ thuộc vào việc xác định doanh nghiệp đó có cần là quốc doanh hay không. Xác định đúng một doanh nghiệp là quốc doanh hay ngoài quốc doanh là rất khó và tiêu chuẩn để xác định cũng luôn luôn thay đổi tuỳ vào sự thay đổi chiến lược và sách lược phát triển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn của Chính phủ.
Lịch sử phát triển kinh tế đã cho thấy: Sau đại chiến thế giới II, các nước đua nhau thành lập doanh nghiệp Nhà nước, đặc biệt là các nước xã hội chủ nghĩa và các nước muốn bắt chước mô hình của Liên Xô (cũ). Nhưng đến những năm 1970 thì đa số các nước trên thế giới đã nhận ra rằng: kinh tế quốc doanh là kém hiệu quả và chứa đựng nhiều tiêu cực. Từ đó đến nay, ở những mức độ khác nhau, với các biện pháp không hoàn toàn giống nhau, các nước đang tìm cách cải tổ khu vực kinh tế quốc doanh mà cổ phần hoá được coi là một giải pháp quan trọng và phổ biến.
Nhưng thực tế ở các nước thị trường phát triển (như Anh, Pháp … ) và ở các nước Đông Âu (Hungari, Balan, Tiệp Khắc, Rumani, Bungarri, SNG … ) đã cho thấy việc cổ phần hoá DNNN là phức tạp và khó khăn.
Tính phức tạp của cổ phần hoá DNNN bắt nguồn từ nhiều lý do:
- Một là, quan niệm thế nào là DNNN và vai trò của nó trong nền kinh tế quốc dân của mỗi cấp, mỗi ngành, mỗi đảng phái, … thậm trí cho đến mỗi người dân thường không giống nhau, có lúc khác nhau rất lớn. Từ đó dẫn đến nhận thức về hàng loạt các vấn để khác cũng không thống nhất như: Những doanh nghiệp nào để lại hình thức quốc doanh, những doanh nghiệp nào cần cổ phần hoá cần phải làm nhanh hay làm từ từ, ai lãnh đạo việc này là đúng, là tốt, cổ phần hoá bao nhiêu phần trăm là vừa.
- Hai là, xử lý những vấn đề có tính chất nghiệp vụ trong quá trình cổ phần hoá là không đơn giản.
+ Xác định giá trị doanh nghiệp như thế nào là chính xác ?
+ Đất có tính vào giá trị của doanh nghiệp hay không và tính như thế nào?
+ Giải quyết vấn đề lao động như thế nào khi DNNN chuyển sang công ty cổ phần?
+ Và rất nhiều vấn đề khác nữa?
Ngoài những khó khăn có tính phức tạp gây ra, như đã nói trên, có một khó khăn khác là một số DNNN không muốn cổ phần hoá.
Nguyên nhân gây ra sự thoái thác hoặc do dự của một số doanh nghiệp Nhà nước có nhiều nhưng phổ biến hơn cả là:
- Họ chưa hiểu rõ là sẽ được gì mất gì khi chuyển sang công ty cổ phần, nghĩa là có lợi gì không ? Nếu họ muốn “ chờ xem đã”.
- Do thiếu kiến thức và kinh nghiệm nên họ rất ngại ngùng và lo lắng: tiến hành như thế nào cho mọi việc đều êm đẹp cả ?
Tóm lại sự lo lắng chần chừ của các DNNN khi chuyển sang công ty cổ phần là tất nhiên và chính đáng. Người lao động không lo lắng làm sao được khi chưa biết rõ ngày mai mình sẽ sống ra sao, có tiếp tục được làm việc hay không, tự do dân chủ có được mở rộng hơn không ?
Mỗi câu hỏi đó chỉ có thể trả lời bằng chính sách và nội dung cụ thể về cổ phần hoá ở mỗi nước, đặc biệt là vấn đề xử lý lợi ích của Nhà nước và người lao động.
Song dù khó khăn, phức tạp đến đâu, nhưng nếu Nhà nước và toàn dân nhận thức được rằng trong nền kinh tế thị trường để phát triển và giàu có lên phải cổ phần hoá phần lớn các DNNN thì công cuộc cổ phần hoá nhất định sẽ tiến triển tốt. Bằng chứng là, ở mức độ thành đạt và nhanh hay chậm khác nhau. Nhưng từ năm 1980 đến nay các đều đạt được những thành tựu về cổ phần hoá và đang xúc tiến quá trình này nhanh hơn nữa.
ở Việt Nam từ năm 1986 chúng ta đã có chủ trương đẩy nhanh công cuộc đổi mới về nhiều mặt.
Đến tháng 11 năm 1987 Chính phủ nhận thấy cần phải cổ phần hoá một số doanh nghiệp Nhà nước và muốn thế trước hết phải làm thí điểm. Chủ trương đó đã được ghi trong điều 22 tại QĐ ngày 2/7/HĐBT và giao cho Bộ tài chính chủ trì việc này. Đó là chủ trương hoàn toàn đúng, nhưng còn quá sớm so với điều kiện lúc đó.
@ Bao cấp của Nhà nước cho các DNNN còn rất lớn, chưa làm bộc lộ những yếu kém. Vì thế, tuy có chủ trương nhưng Nhà nước cũng chưa thấy hết được sự bức bách, sống còn phải cổ phần hoá một số các DNNN. Còn DNNN thì vẫn sống “ung dung” thậm trí còn làm ăn có lãi (mặc dù lãi giả) và đóng góp đến 60-70% tổng số thu cho ngân sách Nhà nước. Do đó, chủ trương cổ phần hoá một số DNNN chưa trở thành hiện thực.
@ Kinh tế thị trường ở nước ta chưa phát triển, mỗi hoạt động của mỗi DNNN chưa được thương mại hoá. Vì thế từ trung ương đến địa phương chưa ai hiểu mấy về một vấn đề rất mới, rất phức tạp, là cổ phần hoá DNNN.
@ Chưa có sự thống nhất về quan điểm, quyết tâm trong toàn Đảng, toàn dân nên không thể làm được.
Tóm lại, do điều kiện khách quan, chủ quan chưa chín muồi nên một chủ trương đúng của Chính phủ đã bị “ lãng quên”.
Đến ngày 10-5-1990, tức là hơn 2 năm sau,Chính phủ lại có quyết định 143/HĐBT trong đó nhắc lại chủ trương cổ phần hoá một số DNNN. Lần này vấn đề cổ phần hoá đã được nói rõ hơn về mục đích, cách làm. . .và mặc dù Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương đã rất tích cực và làm được nhiều việc “khởi đầu nan”. Nhưng sau gần 2 năm chủ trương vẫn dừng lại ở mức các dự thảo còn trên thực tế Nhà nước đã thành lập công ty cổ phần hoặc một phần nào đó của DNNN. Nhưng nhìn chung không theo một bài bản thống nhất nên hiện nay rất khó xử với những loại công ty: xe khách Hải Phòng, nông trường Hữu Lũng. . .
Nguyên nhân chưa thành của chủ trương cổ phần hoá năm 1990 có nhiều nhưng đáng chú ý là những nguyên nhân chủ quan sau đây:
@ Sự thống nhất, quyết tâm và quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước chưa cao.
@ Sự chuẩn bị của các cấp, các ngành và cơ sở thiếu chu đáo và khẩn trương. Đáng chú ý là việc tuyên truyền, giải thích, tập huấn. . .chưa làm tốt.
@ Một số bộ, ngành, địa phương và DNNN còn có tư tưởng ỷ lại, chờ đợi hoặc không muốn làm vì lợi ích cục bộ. Cần nói rõ rằng, đến nay Nhà nước chưa có điều kiện điều tra, nghiên cứu và tổng kết để có những nhận xét, đánh giá đầy đủ về việc không thực hiện được QĐ 143/HĐBT.
Trên đây chỉ là những nhận xét để rút kinh nghiệm cho việc tiếp tục làm tốt đợt thí điểm cổ phần hoá lần này theo QĐ 202/CT ngày 8/6/1992 của Chủ tịch HĐBT. Dưới đây là một số nội dung chính về chủ trương chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần.
Mục tiêu cổ phần hoá một số DNNN:
Cổ phần hoá DNNN lần này nhằm đạt được 3 mục tiêu đã được nhắc kỹ theo thứ tự ưu tiên sau:
Mục tiêu thứ nhất là: phải chuyển một phần quyền sở hữu về tài sản của Nhà nước thành sở hữu của các cổ đông nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất-kinh doanh của doanh nghiệp.
Trước hết cần hiểu rằng mục đích của việc cổ phần hoá DNNN là chuyển quyền sở hữu cho các cổ đông, chứ không phải là quyền sử dụng nghĩa là mua đứt bán đoạn, chứ không phải như cho thuê, cho vay. Tuy vậy vẫn có 2 trường hợp đặc biệt không chuyển quyền sở hữu mà chỉ chuyển quyền sử dụng. Đó là:
@ Đất của doanh nghiệp, vì cho đến nay (8.92) luật pháp Việt Nam không cho phép bán đất.
@ Trường hợp các cổ đông là các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế quốc doanh thì chỉ là chuyển quyền sử dụng các tài sản của Nhà nước mà thôi.
Thứ hai là: tài sản nói ở đây chủ yếu là thể hiện dưới hình thức tài sản là vốn. Vì vậy, không cần thiết là xem là nên cổ phần hoá phần nào tư liệu sản xuất hay vật phẩm tiêu dùng. Bởi vì, trong nền kinh tế thị trường thì sự chuyển hoá giữa hai hình thức này là thường xuyên và không khó khăn gì.
Thứ ba là: như đã phân tích ở trên hiện nay các DNNN làm ăn rất kém hiệu quả. Đó là gánh nặng cho ngân sách Nhà nước (NSNN) vừa là nguy cơ với nền tài chính quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường mà làm ăn kém hiệu quả (lỗ, không lãi hoặc lãi ít) thì nhất định sớm muộn cũng bị phá sản. Vì vây mục tiêu cao nhất của cổ phần hoá là phải nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nhưng nếu duy trì sở hữu Nhà nước thì dẫn đến hiệu quả kém. Vì vậy, mục tiêu số một của cổ phần hoá là giải quyết vấn đề sở hữu, tức là đa dạng hoá quyền sở hữu thì mới có thể nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Nhưng nếu đã thay đổi quyền sở hữu mà vẫn không nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, thì mục tiêu của cổ phần hoá coi như chưa đạt được. Lúc đó chúng ta phải xem lại hai vấn đề sau:
@ Mức độ chuyển quyền sở hữu đã “ đủ đô” hay chưa? Theo kinh nghiệm của thế giới nếu Nhà nước vẫn chiếm giữ trên 51% cổ phiếu của công ty thì nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh là khó khăn hoặc không thực hiện được. Nếu Nhà nước còn giữ 20% cổ phiếu trở lên thì vấn đề thay đổi quản lý sẽ gặp khó khăn. Nghĩa là trong trường hợp cho phép ( không cần giữ hình thức quốc doanh) thì bán cổ phần ngoài quốc doanh càng nhiều càng tốt, cho đến 100%.
@ Chính sách và cơ chế quản lý chưa phù hợp ?
Tóm lại, để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh phải bằng cách đa dạng hoá quyền sở hữu, bán một bộ phận tài sản Nhà nước cho các cổ đông là mục tiêu số một của cổ phần hoá DNNN.
2) Mục tiêu thứ hai : là phải huy động được một khối lượng vốn nhất định ở trong và ngoài nước để phát triển sản xuất kinh doanh.
Các DNNN đang thiếu vốn nghiêm trọng để đầu tư phát triển. Nhưng lấy ở đâu ? Nhà nước ( ngân sách và ngân hàng) không thể và không nên tiếp tục cấp vốn cho một khu vực làm ăn kém hiệu quả. Dân chúng sẽ không bao giờ cho DNNN vay nếu DNNN không được cải tổ và không có phương án cải tổ và có phương án làm ăn tốt có sức thuyết phục. Còn nước ngoài sẽ không cho DNNN vay nếu giữ nguyên trạng. Họ chỉ có thể làm ăn với DNNN thông qua các hình thức thuê, liên doanh, mua cổ phần . . .
Vậy là, muốn có vốn để đầu tư cho phát triển DNNN chỉ có thể thông qua hình thức bán cổ phần.
Việc bán cổ phần cho bên nước ngoài là rất cần thiết và có thể làm được, vì:
@ Ta đang thiếu vốn mà họ thì “thừa” vốn và đang cần thị trường để đầu tư ( như Đài Loan, Nam Triều Tiên, Malaysia, Singapore. . .).
@ Ta đang thiếu kỹ thuật và thiết bị hiện đại, còn họ thì có “thừa” ( tất nhiên là ta phải lựa chọn cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng doanh nghiệp và tránh nhập đồ “bãi rác”).
@ Ta đang thiếu kiến thức và kinh nghiệm quản lý đối với nền kinh tế thị trường còn họ thì không thiếu và sẵn sàng chuyền lại cho ta. Cũng cần phải nhấn mạnh rằng: kiến thức và kinh nghiệm của người khác bao giờ cũng cần, cũng quý nhưng không thể bê “nguyên si” vào áp dụng ở Việt Nam, càng không thể thay thế sự sáng tạo của chúng ta.
Song việc bán cổ phần cho nước ngoài trong quá trình làm thí điểm là không nên, vì hai lẽ:
- Một là: đã làm thí điểm thì có thể thành công cũng có thể không thành công. Nghĩa là ở đây có sự rủi ro rất lớn. Vì vậy, không để người nước ngoài phải chịu rủi ro đó ( ngoại trừ trường hợp họ thích rủi ro).
- Hai là: các luật lệ nhằm chi phối người nước ngoài trong lĩnh vực này còn chưa đủ. Chúng ta đã có luật công ty và luật đầu tư nước ngoài ở Việt Nam nhưng cả hai luật đó đều chưa đủ để điều hành các hoạt động của người nước ngoài trong công ty cổ phần nhất là về mặt tài chính. Ví dụ, chính sách thuế đối với người nước ngoài trong luật đầu tư và luật công ty phải như nhau hay khác nhau ?
Nếu một số DNNN Legamex, Diêm thống nhất, công ty liên hiệp vận chuyển thuộc Liên hiệp hàng hải Việt Nam muốn bán cổ phần cho người nước ngoài thì phải coi là trường hợp đặc biệt, vượt ra ngoài khuôn khổ của QĐ 202/CT và nhất thiết phải có quyết định riêng của Chủ tịch HĐBT có thể coi trường hợp đó là thí điểm của thí điểm.
Vấn đề thu hút vốn trong nước thông qua việc bán cổ phần cũng có những ý kiến và quan niệm khác nhau.
@ Loại ý kiến thứ nhất cho rằng: cán bộ và nhân dân ta rất nghèo, vào loại nghèo nhất thế giới làm gì có tiền mà mua cổ phiếu?
ý kiến này không thực tế. Thực ra, hiện nay có bao nhiêu tiền nhàn rỗi trong dân cư thì không một ai có thể nói chính xác được. Các số liệu công bố nơi này, nơi kia chỉ là sự phỏng đoán, thiếu cơ sở tin cậy. Nhưng không phải vì thế mà ta hoàn toàn không biết, không có căn cứ. Chúng ta hãy xem những biểu hiện chứng tỏ dân có tiền để mua cổ phiếu:
Tính bình quân thì thu nhập của dân ta thấp, khoảng 200 USD/năm. Nhưng một bộ phận không nhỏ dân chung sống khá sung túc. Rất hiều người có xe máy, ti vi màu, có nhẫn vàng đeo tay, đồng hồ đắt tiền. . .Nghĩa là, họ luôn có khoảng từ 10-30 triệu đồng. Nếu họ muốn ( và ta có hình thức bán hấp dẫn) thì không khó khăn gì khi họ phải bỏ ra 50000-100000 đồng hay 1-2 triệu đồng để mua cổ phiếu. Từ 1989 khi Nhà nước cho phép các chủ hộ tư nhân tự do kinh doanh thì có người đã bỏ ra hàng trăm lạng vàng để đầu tư ( ở Huế). Hiện nay ở Hà Nội có khoảng 300 hiệu vàng, bạc. Đó chẳng phải là dấu hiệu vốn khá phong phú trong dân là gì ?
Qua các đợt bán tín phiếu kho bạc, kỳ phiếu ngân hàng, . . . càng chứng tỏ dân chúng có nhiều vốn đang cất trữ. Chưa được sử dụng hợp lý.
Tóm lại, tiền để mua cổ phiếu ( mức độ tối thiểu là 50000đ/cổ phiếu ) không phải là vấn đề đáng lo. Điều đáng lo là cổ phiếu của công ty cổ phần có đủ sức hấp dẫn không tức là đầu tư vào đó có lợi hay không ?
@ Loại ý kiến thứ hai cho rằng: chỉ nên bán cổ phiếu cho người nước ngoài hoặc tư nhân thôi không bán cho các DNNN khác mua, vì Nhà nước bán cho Nhà nước thì chẳng thay đổi được gì vì bản chất DNNN.
Xin nói ngay rằng, ngay cả trong trường hợp này thì DNNN cũng chỉ có 2 sự thay đổi khác quan trọng.
- Một là, đó là hình thức điều chỉnh vốn từ nơi thừa tới nơi thiếu trong nền kinh tế quốc dân mà hiện nay ta muốn nhưng không làm được. Trong nền kinh tế thị trường, việc khai thông di chuyển vốn rất có ý nghĩa rất quan trọng nhằm không cho “vốn chết” và sử dụng vốn có hiệu quả hơn ( vì nơi nào làm ăn có hiệu quả người ta mới bỏ vốn đầu tư hoặc chuyển vốn đầu tư từ nơi khác để đầu tư ).
- Hai là, dù có một số DNNN khác mua cổ phiếu thì doanh nghiệp vẫn đa dạng hoá được sở hữu tài sản theo một trong các dạng: quốc doanh + tập thể + tư nhân; quốc doanh + tư nhân; hoặc quốc doanh + tập thể.
Dù sao cũng cần phải nhấn mạnh rằng: đây là hình thức cổ phần hoá không nên khuyến khích và không nên thực hiện việc DNNN chỉ bán cổ phần cho kinh tế quốc doanh.
@ Loại ý kiến thứ ba cho rằng: dù có vốn đầu tư ta cũng không mua cổ phiếu vì quốc doanh làm ăn kém hiệu quả, tham nhũng lãng phí. . .
Sự nghi ngờ này là do ảnh hưởng xấu của DNNN để lại. Sau khi cổ phần hoá nói chung doanh nghiệp không còn là DNNN nữa, mà:
Hoạt động theo luật công ty đã được Quốc hội thông qua ngày 21/12/1990.
Có phương án phát triển và hiệu quả kinh tế mới tốt hơn nhiều so với DNNN trước đây. Nếu không như vậy thì tất nhiên là không ai mua cổ phiếu.
3) Mục tiêu thứ ba của cổ phần hoá các DNNN là: tạo ra điều kiện để người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp.
Chúng ta đã phải trải qua một thời kỳ tìm kiếm lâu dài và cứ loay hoay mãi mà chưa đưa lại cho người lao động làm chủ thực sự “ làm chủ tập thể” đã biến thành “vô chủ”, làm chủ thông qua “ bộ tứ” đã biến thành
“tự bố”, tức là giám đốc quyết định tất cả (quyết định 217/HĐBT).
Ngoài ra, người lao động giác ngộ ra rằng: nếu không làm chủ được về kinh tế thì mọi sự làm chủ đều vô nghĩa, chỉ là hình thức.
Chỉ khi có vấn đề cổ phiếu, tham gia chọn các thành viên trong HĐQT (là cơ quan thay mặt mình để quản lý doanh nghiệp) thì lúc đó người lao động mới có quyền thực sự không bị một sức ép nào. Nhưng lúc đó lại xuất hiện một vấn đề khác: quyền làm chủ của mỗi người không giống nhau, người giàu (mua nhiều cổ phiếu) thì có quyền hơn người nghèo (mua ít cổ phiếu) .
Nếu theo quan niệm cũ thì đây là một điều không thể chấp nhận được, là sự không công bằng, phi xã hội chủ nghĩa…Thực ra, dưới chế độ ta, dưới xã hội chủ nghĩa cũng chưa thể có công bằng tuyệt đối. Nhà nước ta chỉ có thể và cần phải làm cho một bộ phận dân chúng giàu lên trước, nhưng đồng thời có biện pháp để hạn chế người nghèo thu hẹp khoảng các giữa giàu và nghèo. Chỉ có cách đó dân ta mới giàu lên được, nước ta mới phồn vinh được. Không nên có ảo tưởng rằng dưới chế độ ta mỗi người đều bình đẳng về giàu nghèo, vì như thế không bao giờ có thể giàu được, vì làm gì có động lực để làm giàu.
Chúng ta cần thấy thêm điều này: Nếu cổ phần hoá các DNNN thành công, nếu đạt được 3 mục tiêu đã nêu thì sẽ có hai hệ quả tất yếu rất quan trọng.
@ Một là, sẽ xoá bỏ một cách triệt để bao cấp của Nhà nước cho doanh nghiệp dưới mọi hình thức. Đây là vấn đề nhức nhối, hiện nay ta muốn xoá bỏ nhưng chưa làm triệt để.
@ Hai là, tạo tiền đề hình thành và phát triển thị trường chứng khoán.
Để cho sự giao lưu vốn thông suốt đáp ứng yêu cầu về sự thiếu vốn hiện nay, Chính phủ ta (mà trước hết là chính quyền hai thành phố HCM và Hà Nội) đang xúc tiến thành lập thị trường chứng khoán. Muốn thành lập thị trường chứng khoán, phải có nhiều điều kiện, nhưng một trong những điều kiện tiên quyết là phải có chứng khoán, mà cổ phiếu là loại tỷ trọng lớn trên thị trường đó.
Rõ ràng là, cổ phần hoá (mới có cổ phiếu) và thiết lập thị trường chứng khoán gắn bó với nhau, là tiền đề của nhau, đòi hỏi cùng triển khai một lúc. Bộ tài chính cũng đang dự thảo đề án để trình Chính phủ để thành lập thị trường chứng khoán.
B) Đối tượng làm thí điểm làm cổ phần hoá là các DNNN có đủ 3 điều kiện sau đây:
Thứ nhất là chỉ những doanh nghiệp có quy mô vừa ( không phải lớn cũng không phải nhỏ).
Vì đang trong thời kỳ thí điểm nên nếu cổ phần hoá các doanh nghiệp lớn thì khó làm và “nhỡ” có sai xót gì thì sẽ thất thoát một số lượng lớn tài sản của Nhà nước. Nhưng nếu thí điểm ở những doanh nghiệp quá nhỏ thành thì không “bõ công”, vì cũng gần ấy ban bệ mà chỉ huy động một khối lượng vốn quá ít, tức là chi phí cổ phần hoá sẽ cao.
Nhưng quy mô vừa là thế nào ? Có thể phân loại quy mô doanh nghiệp theo nhiều cách. Căn cứ vào giá trị tài sản, số người lao động, tổng doanh thu, lợi nhuận làm ra. . . Chúng tôi chọn cách phân loại theo số vốn pháp định ban hành kèm theo Nghị định 222/HĐBT ngày 23/7/1991 của HĐBT cụ thể hoá một số điều quy định trong luật công ty căn cứ vào danh mục vốn pháp định đối với từng ngành là, có thể chia làm 3 loại:
Loại công ty cổ phần
Vốn pháp định tối thiểu
(triệu đồng)
Loại lớn
1000 - 1500
Loại vừa
500 - 1000
Loại nhỏ
50 - 500
Điều này chỉ đưa đến một kết luận là: không nên cổ phần hoá c
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 72205.doc