Lênin là một nhà lý luận thiên tài, đồng thời lại là một nhà chỉ đạo thực tiễn tài ba, xuất chúng, Lênin đã đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong điều kiện, hoàn cảnh mới; đồng thời cũng là người đầu tiên đưa lý luận của chủ nghĩa Mác trở thành hiện thực bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại.
Với những cống hiến to lớn đó, Lênin không nhưng đã làm tăng sức sống cho chủ nghĩa Mác, làm còn làm cho chủ nghĩa Mác trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Về mặt lý luận, trong quá trình đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, Lênin đã để lại cho giai cấp vô sản và toàn nhân loại một kho tàng lý luận đồ sộ và vô giá. Trong hệ thống lý luận đồ sộ mà Lênin để lại, tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” có một vị trí vai trò đặc biệt quan trọng. Tác phẩm đã đánh dấu về sự phát triển mới của triết học trong giai đoạn Lênin. Có thể nói, đây là cuốn sánh có tính chất giáo khoa, nhập môn triết học Mác - Lênin, đặc biệt là các vấn đề về chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Trong tác phẩm này, Lênin đề cập đến rất nhiều vấn đề, song có lẽ phần biện chứng là phần được đánh giá là trọng tâm và cốt lõi nhất. Phần này được Lênin trình bày từ chương 1 đến chương 3 của tác phẩm. Trong những vấn đề về chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm về vật chất của Lênin trong tác phẩm, mà đặc biệt là định nghĩa vật chất kinh điển của người, có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không những có ý nghĩa lịch sử lúc bấy giờ mà còn có cả ý nghĩa mang tính thời đại, thời sự. Ngày nay, khi nghiên cứu lại những tư tưởng của Lênin về vật chất trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” chúng ta thấy nó vẫn còn giữ nguyên giá trị.
18 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1490 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề tài Quan điểm của lênin về vật chất trong tác phẩm “chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và ý nghĩa hiện thời của nó, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Quan điểm của lênin về vật chất trong tác phẩm
“chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” và ý nghĩa hiện thời của nó
Lênin là một nhà lý luận thiên tài, đồng thời lại là một nhà chỉ đạo thực tiễn tài ba, xuất chúng, Lênin đã đấu tranh bảo vệ và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác trong điều kiện, hoàn cảnh mới; đồng thời cũng là người đầu tiên đưa lý luận của chủ nghĩa Mác trở thành hiện thực bằng cuộc cách mạng tháng 10 Nga vĩ đại.
Với những cống hiến to lớn đó, Lênin không nhưng đã làm tăng sức sống cho chủ nghĩa Mác, làm còn làm cho chủ nghĩa Mác trở thành chủ nghĩa Mác - Lênin.
Về mặt lý luận, trong quá trình đấu tranh bảo vệ và phát triển chủ nghĩa Mác, Lênin đã để lại cho giai cấp vô sản và toàn nhân loại một kho tàng lý luận đồ sộ và vô giá. Trong hệ thống lý luận đồ sộ mà Lênin để lại, tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” có một vị trí vai trò đặc biệt quan trọng. Tác phẩm đã đánh dấu về sự phát triển mới của triết học trong giai đoạn Lênin. Có thể nói, đây là cuốn sánh có tính chất giáo khoa, nhập môn triết học Mác - Lênin, đặc biệt là các vấn đề về chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Trong tác phẩm này, Lênin đề cập đến rất nhiều vấn đề, song có lẽ phần biện chứng là phần được đánh giá là trọng tâm và cốt lõi nhất. Phần này được lênin trình bày từ chương 1 đến chương 3 của tác phẩm. Trong những vấn đề về chủ nghĩa duy vật biện chứng, quan điểm về vật chất của Lênin trong tác phẩm, mà đặc biệt là định nghĩa vật chất kinh điển của người, có ý nghĩa rất quan trọng. Nó không những có ý nghĩa lịch sử lúc bấy giờ mà còn có cả ý nghĩa mang tính thời đại, thời sự. Ngày nay, khi nghiên cứu lại những tư tưởng của Lênin về vật chất trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” chúng ta thấy nó vẫn còn giữ nguyên giá trị.
1. Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
Tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” được V.I.Lênin viết trong khoảng thời gian từ tháng 2 đến tháng 10 năm 1908 và được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 5 năm 1909 tại Nga. Đây là một trong những tác phẩm triết học chủ yếu của V.I.Lênin, được viết dưới dạng luận chiến và đã đóng vai trò là cơ sở lý luận cho một đảng chính trị kiểu mới, đồng thời góp phần tạo nên một giai đoạn mới trong sự phát triển của triết học mácxít. Bối cảnh mà Lênin viết tác phẩm này cũng hết sức đặc biệt. Như chúng ta đã biết, vào những năm cuối của thế kỷ XIX và đến những năm đầu của thế kỷ XX, lúc này cách mạng tư sản về cơ bản đã toàn thắng, chủ nghĩa tư bản đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc và đồng thời cũng ngày càng bộc lộ rõ bản chất hiếu chiến, phản động, phản khoa học của nó. Lúc này C. Mác và Ph. Ăngghen đã qua đời, sự qua đời của hai ông là một tổn thất lớn lao cho phong trào cộng sản và phong trào công nhân quốc tế, đồng thời nó cũng tạo cơ hội cho bọn phản bội, bọn cơ hội trong Quốc tế 2 trỗi dậy đả kích, chống phá. Tiêu biểu cho những trào lưu đó là khuynh hướng triết học “kinh nghiệm phê phán”, “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán” hay gọi là chủ nghĩa Makhơ.
Makhơ là nhà triết học, nhà vật lý học người áo, ông ta đã cùng với nhà triết học người Đức Avênariút khởi xướng ra cái thứ triết học “kinh nghiệm phê phán”. Chủ nghĩa Makhơ khi mới ra đời, để thu hút sự quan tâm, chú ý của công chúng đã lớn tiếng hô hào “chống” chủ nghĩa duy tâm, ủng hộ khoa học triết học hiện đại. Makhơ đã đưa ra một thứ triết học mà ông ta coi là mới, và ông ta cũng không hề giấu diếm tham vọng muốn trở thành thứ triết học “duy nhất khoa học”, thứ triết học mà có khả năng có thể khắc phục được tính phiến diện của cả chủ nghĩa duy tâm lẫn chủ nghĩa duy vật cũ. Tuy nhiên, về thực chất, chủ nghĩa Makhơ chỉ là một biến tướng của chủ nghĩa thực chứng và bản chất của nó cũng chỉ là thứ triết học duy tâm chủ quan, vay mượn, nhai lại béccli và Hiun khi cho rằng: cơ sở của tồn tại của thế giới không phải là vật chất, mọi sự vật, hiện tượng tồn tại chẳng qua chỉ là sự “phức hợp của cảm giác” mà thôi. Từ cách tiếp cận như vậy, chủ nghĩa Makhơ đi đến phủ nhận tính khách quan của các quy luật, phủ nhận các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội, phủ nhận khả năng nhận thức và cải tạo thế giới của con người.
Bối cảnh nước Nga lúc này cũng rất phức tạp, sau thất bại của cuộc cách mạng dân chủ tư sản (1905-1907). Chế độ chuyên chế Nga hoàng đã thiết lập một chế độ khủng bố vô cùng tàn bạo đối với những người cách mạng, đồng thời, các thế lực phản động đã ngự trị trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội Nga; trong bối cảnh ấy, những tư tưởng thần bí, tôn giáo, bi quan đủ loại không những được phục hồi mà còn nảy nở thêm và lan tràn nhanh chóng như một bệnh dịch. Nguy hại hơn nữa, sự thất bại của cuộc cách mạng 1905 không những đã đem lại sức nặng cho cuộc tiến công trực diện của bọn phản động vào triết học Mác, mà còn làm cho bộ tham mưu của giai cấp công nhân Nga bị phân hoá sâu sắc. Không chỉ những kẻ thuộc phái men sê vích mà cả những người thuộc phái bôn sê vích trước đây như A.Bôgđanốp, V.Badarốp, A.V.Lunatsatxki…cũng dựa vào chủ nghĩa Makhơ để chống lại chủ nghĩa Mác, đòi xét lại cả các nguyên tắc sách lược của Đảng trong đấu tranh chính trị và mưu toan dùng chủ nghĩa duy tâm chủ quan của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán do E.Makhơ sáng lập để thay thế triết học Mác. Đây đúng là thời kỳ mà như V.I.Lênin nhận xét: "Chủ nghĩa duy vật đâu đâu cũng bị ruồng bỏ" và các thế lực thù địch đủ loại "liên minh với nhau vì cùng thù ghét chủ nghĩa duy vật biện chứng" V.I.Lênin, Toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, M. 1980, tr 9.
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ khoa học tự nhiên, đặc biệt là trong lĩnh vực vật lý học xuất hiện những phát minh vĩ đại. V.I.Lênin gọi sự kiện này là "cuộc cách mạng vật lý học" vì nó đã phá huỷ tận gốc rễ những quan niệm cổ truyền mang tính chất siêu hình trước đó về thế giới vật chất . Theo đó, nó dồn các nhà khoa học "giỏi về khoa học nhưng kém cỏi về triết học" vào một cuộc khủng hoảng thật sự về thế giới quan – cái mà V.I.Lênin gọi là "cuộc khủng hoảng vật lý học"; và những nhà khoa học trên đây đã từng bước trượt dần xuống vũng bùn của chủ nghĩa duy tâm, tán đồng sự luận giải mang tính chất duy tâm chủ quan của phái Makhơ về những thành tựu vĩ đại do khoa học tự nhiên đem lại - V.I.Lênin gọi đó là "chủ nghĩa duy tâm vật lý học".
Có thể nhận thấy, để bảo vệ và phát triển triết học Mác, lịch sử đòi hỏi V.I.Lênin phải tiến hành cuộc luận chiến chống lại các thế lực phản động đồng thời trên nhiều phương diện của lĩnh vực chính trị – tư tưởng. Việc tiến hành cuộc luận chiến này, như V.I.Lênin khẳng định, không chỉ "là một nghĩa vụ văn học mà còn là một nghĩa vụ chính trị thật sự nữa". Những nghĩa vụ đó đã được V.I.Lênin hoàn thành một cách xuất sắc trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”.
Về kết cấu của tác phẩm
Tính theo lần xuất bản thứ nhất (5-1909) ngoài phần lời tựa, phần thay lời mở đầu và phần kết luận, tác phẩm gồm 6 chương với 39 mục (tiết). Đây là một tác phẩm đồ sộ, chứa đựng nhiều nội dung quan trọng, mang tính chất giáo khoa, nhập môn triết học.
Trong Lời tựa, sau khi điểm tên một loạt tác giả và các luận văn tương ứng như Khái niệm về triết học mácxít (của bảy tác giả), Chủ nghĩa duy vật và thuyết thực tại phê phán (của P.X.Iuskêvích), Phép biện chứng dưới ánh sáng của nhận thức luận hiện đại (của Béc man), Những cơ cấu triết học của chủ nghĩa Mác (của N.Valentinốp). V.I.Lênin đặt cho mình nhiệm vụ "Tìm xem những kẻ đã đưa ra, dưới chiêu bài chủ nghĩa Mác, những cái vô cùng hỗn độn, hồ đồ và phản động, đã lầm đường lạc lối ở chỗ nào" Sđd, tập 18, tr 11
.
Trong phần Thay lời mở đầu với tiêu đề Vào năm 1908, một số người "C.Mác xít" và vào năm 1710, một số nhà duy tâm đã bác bỏ chủ nghĩa duy vật như thế nào, V.I.Lênin đã chỉ rõ sự liên hệ "máu thịt", sự giống nhau hoàn toàn về bản chất giữa quan niệm của những nhà triết học theo phái Makhơ ở Nga đương thời với chủ nghĩa duy tâm chủ quan của G.Béc cơ li (1710) trong việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học.
ở chương I, V.I.Lênin tập trung phê phán và bác bỏ quan niệm của phái Makhơ cho rằng, cảm giác (hay cái gọi là "yếu tố") là cái có trước, rằng các quan niệm của họ là hoàn toàn mâu thuẫn với những kết luận được kiểm chứng trong lịch sử khoa học tự nhiên.
Trong chương II, V.I.Lênin phân tích thực chất tính chất nhị nguyên trong quan niệm của E.Cantơ đối "vật tự nó", qua đó đi đến kết luận: E.Makhơ và môn phái đã bắt đầu từ triết học E.Cantơ, nhưng đã không tiến lên theo hướng duy vật (không thừa nhận vật tự nó) mà đã đi lùi về phái bất khả tri của G.Béccơli và Đ.Hium (phủ nhận khả năng và nội dung khách quan của nhận thức con người).
Cũng ở chương này, V.I.Lênin đã nêu ra những kết luận làm nền tảng cho lý luận nhận thức duy vật và trình bày định nghĩa kinh điển của chủ nghĩa duy vật biện chứng về vật chất.
ở chương III, V.I.Lênin tập trung phê phán tính chất duy tâm chủ quan của phái Makhơ xung quanh các vấn đề về vật chất, các mối liên hệ và các hình thức tồn tại của nó, đặc biệt là quan niệm của phái này coi "yếu tố" (cảm giác) là cơ sở, nền tảng là điểm xuất phát của tất cả các vấn đề nêu trên. Qua đó, V.I.Lênin làm rõ quan niệm của chủ nghĩa duy vật về những vấn đề này.
Trong chương IV, V.I.Lênin trình bày chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán qua sự phát triển lịch sử và những mối liên hệ của nó với các khuynh hướng triết học khác, qua đó, "điểm mặt chỉ tên" những biến tướng của nó ở Nga như: Thuyết kinh nghiệm ký hiệu, Thuyết kinh nghiệm nhất nguyên, Thuyết thực tại ngây thơ…Cũng ở chương này, V.I.Lênin đưa ra quan điểm có tính nguyên tắc của chủ nghĩa duy vật, rằng giới tự nhiên tồn tại từ lâu trước khi có con người và ý thức là đặc trưng của óc người.
Chương V: V.I.Lênin phân tích thực chất và vai trò của "cuộc cách mạng vật lý học" cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX; phê phán "chủ nghĩa duy tâm vật lý học"; chỉ rõ thực chất "cuộc khủng hoảng vật lý học" và vạch ra lối thoát cho cuộc khủng hoảng này. Trên cơ sở đó, V.I.Lênin làm giầu thêm lý luận nhận thức mácxít về chân lý khách quan, về tính tuyệt đối và tương đối của chân lý, về quan hệ giữa lý luận và thực tiễn.
Chương VI, V.I.Lênin phê phán chủ nghĩa duy tâm của E.Makhơ trên lĩnh vực xã hội, qua đó, phát triển và làm giầu thêm quan niệm của C.Mác và Ph.Ăngghen về chủ nghĩa duy vật lịch sử. Đồng thời V.I.Lênin khẳng định tính đảng trong triết học, chỉ rõ thực chất cái gọi là tính "phi đảng" của các triết gia tư sản.
Trong Phần kết luận, V.I.Lênin phê phán tính chất sai lầm, phản tiến bộ của chủ nghĩa Makhơ; vạch ra mối liên hệ giữa chủ nghĩa Makhơ với "chủ nghĩa duy tâm vật lý" trong khoa học tự nhiên.
ở nội dung bài thu hoạch này, chúng tôi chỉ tập trung trình bày quan điểm của Lênin về vật chất trong tác phẩm, đồng thời chỉ ra ý nghĩa và tầm quan trọng của quan điểm ấy.
2. Quan điểm của Lênin về vật chất trong tác phẩm “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”. ý nghĩa hiện thời của nó
Có thể khẳng định, phạm trù vật chất là một trong những phạm trù cơ bản nhất, nền gốc nhất của triết học duy vật nói chung, triết học Mác - Lênin nói riêng. Đây là phạm trù thể hiện trình độ nhận thức của con người về thế giới hiện thực; đồng thời nó cũng là phạm trù đê phân biệt tính đảng, tính phe phái trong triết học. Hầu hết các trường phái trong triết học đều bằng cách này hay cách khác qua tâm giải quyết đến vấn đề này. Tuy nhiên, tuỳ theo trình độ phát triển của thực tiễn lịch sử xã hội loài người, tuỳ theo trình độ và khả năng nhận thức mà mỗi thời đại, con người lại có những quan niệm khác nhau xoay quanh phạm trù vật chất.
Với tính cách là một phạm trù triết học, vật chất đã ra đời từ rất sớm trong triết học Hy Lạp cổ đại. Nhưng ngay từ khi mới xuất hiện, nó đã tạo ra một cuộc đấu tranh không khoan nhượng giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm xung quanh phạm trù này. Chủ nghĩa duy tâm cho rằng, thực thể của thế giới, cơ sở của sự tồn tại là một bản nguyên tinh thần nào đó. Nó có thể là “ý chí của thượng đế”, là thế giới “ý niệm” ở đâu đó, cao siêu, bên ngoài con người.
Sau này, khi mà khoa học đã đạt được những thành tựu đáng kể, nhận thức về thế giới của chủ nghĩa udy tâm cũng có những bước tiến nhất định, song nó vẫn không hề xa rời cái quan niệm sai lầm ban đầu, có chăng chỉ là sự thay đổi cái vẻ bên ngoài cho khỏi lỗi nhịp với thời cuộc, còn về bản chất duy tâm thì không hề thay đổi. Như Béccli , Hiun thì cho đó là “những tập hợp ý niệm”, “những phức hợp cảm giác; từ điểm xuất phát đó, Béccli đưa ra một công thức chung: tồn tại là được cảm giác. Còn Hêghen thì lại đưa ra cái gọi là “ý niệm tuyệt đối” hay “tinh thần thế giới”- nó chính là khởi nguyên của thế giới”.
Trái với quan điểm của chủ nghĩa duy tâm, các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại khẳng định, chính vật chất mới là khởi nguyên của thế giới, là cái có trước, tồn tại độc lập với ý thức con người và sin ra ý thức. Tuy nhiên, do hạn chế của trình độ nhận thức, trình độ phát triển của khoa học lúc bấy giờ, nên các nhà triết học duy vật Hy Lạp cổ đại đều cơ bản nhầm lẫn giữa vật chất - với tư cách là một phạm trù triết học - vơi những vật thể cụ thể.
Họ cho rằng thực thể của thế giới là nước (như Talét), không khí (như Anximen), lửa (như Hêraclít)…Đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp được đánh dấu bởi tên tuổi của Lơxíp và Đêmôcrít. Theo Lơxíp và Đêmôcrít, thực thể của thế giới là nguyên tử. Đó là các phần tử cực nhỏ, không phân chia được, không mầu, không mùi, không vị, không thể thẩm thấu, không thể cảm giác được. Để nhận biết được nguyên tử thì phải nhờ vào tư duy. Các nguyên tử có nhiều hình dáng, kích cỡ khác nhau. Sự kết hợp hoặc tách rời của các nguyên tử theo các trật tự, tư thế khác nhau của không gian sẽ tạo nên toàn bộ thế giới hiện thực.v.v…
Thuyết nguyên tử khi ra đời đã có ảnh hưởng rất mạnh mẽ, ngay cả đến thời cận đại, các nhà duy vật vẫn tiếp tục coi nguyên tử là những phần tử vật chất nhỏ nhất, không thể phân chia được. Cho mãi đến cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi mà xuất hiện những phát minh mới trong khoa học tự nhiên, con người mới buộc phải nhận thức lại về nguyên tử.
Hiện tượng phát hiện ra tia X, phát hiện ra hiện tượng phóng xạ, ra điện tử…đã bác bỏ một cách trực diện những quan niệm siêu hình về vật chất. Quan niệm cho rằng, nguyên tử là phần tử nhỏ bé nhất, không thể phân chia được, là giới hạn cuối cùng của vật chất đã bị sụp đổ hoàn toàn trước sự phát triển của khoa học. điều này đã làm cho các nhà duy vật siêu hình trở lên lúng túng, hoài nghi và trượt dài sang chủ nghĩa duy tâm. Đồng thời đây cũng là cơ hội ngàn năm có một của chủ nghĩa duy tâm. Trước những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, chủ nghĩa duy tâm triệt để lợi dụng chống phá chủ nghĩa duy vật, chống phá chủ nghĩa Mác. Chúng rêu rao rằng: như vậy là vật chất đã tiêu tan , đã biến mất; mà vật chất đã không còn tồn tại nữa thì đương nhiên chủ nghĩa duy vật cũng bị bác bỏ. Cuộc khủng hoảng trong lĩnh vực vật lý học xuất hiện.
Đứng trước bối cảnh phức tạp ấy, Lênin đã phân tích một cách sâu sắc tình hình và người chỉ ra rằng: những phát minh có giá trị to lớn của vật lý học cận đại không hề bác bỏ chủ nghĩa duy vật; về thực chất của cuộc khủng hoảng này đó chính là do giới hạn nhận thức của con người đã bị vượt qua. Lênin cũng cho rằng, nhiệm vụ của triết học duy vật biện chứng lúc này là phải tiếp tục khái quát hoá về mặt triết học tất cả những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên. Và chính Người đã trực tiếp đứng ra để làm cái công việc khái quát hoá về mặt triết học ấy; bằng cách phê phán những qua điểm duy tâm, siêu hình về vật chất, khái quát những thành tựu mới của khoa học tự nhiên, kế thừa những quan niệm của Mác - Ăngghen về vật chất và đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh, mang tính kinh điển về phạm trù vật chất.
Trước tiên, Lênin tập trung phê phán Makhơ, vạch ra tính chất duy tâm, bảo thủ trong cái gọi là “chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”, chủ nghĩa Makhơ. Để thực hiện nhiệm vụ này, Lênin đã làm việc một cách nghiêm túc và khoa học, Lênin đã nghiên cứu rất nhiều tài liệu, cả về mặt triết học và khoa học tự nhiên, đặc biệt là các tài liệu về vật lý học. Lênin đã bỏ thời gian để nghiên cứu lại những tác phẩm quan trọng của Mác - Ăngghen và cả những triết gia khác như Plêkhanốp, Mêrinh, Đít xơgen…Sau khi nghiên cứu một cách kỹ càng, nghiêm túc và khoa học, Lênin đã tiến hành phê phán một cách toàn diện và triệt để mọi mưu toan đòi xét lại chủ nghĩa Mác, bóp méo, xuyên tạc tráng trợn những nguyên lý nền tảng của chủ nghĩa Mác nói chung, triết học Mác nói riêng. Để đập lại luận điểm của Makhơ và bọn theo đóm ăn tàn, ăn theo của chủ nghĩa Makhơ, Lênin đã chỉ rõ, thứ triết học ấy, về thực chất chỉ là một thứ chủ nghĩa duy tâm cũ rích được núp dưới một chiêu bài mới, kỳ quặc và khó hiểu. Chủ nghĩa Makhơ, chẳng qua chỉ là sự phục hồi lại, sự nhai lại, sự tô vẽ thêm cho cái thứ triết học duy tâm chủ quan ngu dân của Béccli và Hiun mà thôi.
Nếu như Béccli gọi cái sự vật là sự tổng hợp, “những phức hợp của cảm giác”, thì Makhơ lại đưa ra học thuyết về “các yếu tố của thế giới”, gọi sự vật là “tổ hợp của các yếu tố”.Nhưng thực ra thì, cái mà Makhơ gọi là “Yếu tố ấy”, về thực chất cũng chỉ là kinh nghiệm, là cảm giác mà thôi. Theo quan niệm của Makhơ, nhận thức của con người không xuất phát từ sự tồn tại khách quan của sự vật mà lại xuất phát từ những “tài kiệu trực tiếp”, từ những cảm giác của con người về âm thanh, màu sắc, mùi vị…Để tránh cái từ “cảm giác”, Makhơ gọi những cái đó là “những yếu tố của những kinh nghiệm chúng ta” và đó chính là những viên gạch đầu tiên xây dựng nên toàn bộ thế giới vật lý và tâm lý. Makhơ cho rằng cái thuật ngữ mà mình mới phát hiện này đã khắc phục được cuộc tranh cãi bấy lâu giữa các nhà duy vật và duy tâm. Theo Makhơ, các “Yếu tố” của ông đưa ra, nó không phải là vật chất cũng chẳng phải là tinh thần, không phải là tâm lý mà cũng không phải là vật lý. Nó là “cái trung gian” giữa những yếu tố, những vấn đề đó.
Tuy nhiên, học thuyết về các “Yếu tố” lại được nhiều nhà tư tưởng, nhà triết học ở Nga lúc đó ủng hộ nhiệt thành. Họ cho rằng, đó là một phát minh vĩ đại, là cơ sở để thống nhất giữa chủ nghĩa Makhơ với chủ nghĩa Mác.
Phê phán nhưng quan điểm sai lầm đó, Lênin cho rằng chủ nghĩa Makhơ muốn xoá nhoà tính đảng trong triết học Mác, muốn đứng trên cả chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, nhưng đáng tiếc, về thực chất nó chỉ nhắc lại một cách giản đơn những quan niệm cũ của Béccli , Hiun mà thôi. Cái mà Makhơ cho là thuật ngữ mới, chẳng qua chỉ là sự lợi dụng những thành tựu mới của khoa học tự nhiên nhằm che đậy chủ nghĩa duy tâm. Sai lầm chủ yếu của Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ chính là lý thuyết về “Yếu tố trung gian”. Lênin khẳng định: “Thật là trẻ con nếu nghĩ rằng bịa ra một từ mới, là có thể tránh được những trào lưu triết học cơ bản, …triết học của các ngài chỉ là chủ nghĩa duy tâm đã uổng công che đậy sự trần trụi của chủ nghĩa duy ngã của mình bằng một thuật ngữ “khách quan” hơn. Hoặc giả “Yếu tố” không phải là cảm giác, và như vậy từ “mới” của các ngài tuyệt đối không có một chút ý nghĩa gì cả, và các chỉ làm ồn lên vô ích mà thôi” Sđd, tập 18, tr. 56.
.
Hơn nữa, nếu Makhơ cho rằng sự vật, hiện tượng chỉ là những “phức hợp cảm giác” thì, Lênin cho rằng, dù muốn hay không, nó cũng tất yếu dẫn đến một quan niệm hết sức phi lý là: thế giới, giới tự nhiên và cả con người chỉ tồn tại trong những cảm giác của con người, trong cảm giác của bản thân nhà triết học. Rằng toàn bộ lý luận của Makhơ và những người theo chủ nghĩa Makhơ - cái lý luận coi “vật thể là những phức hợp cảm giác” hay là một “phức hợp yếu tố, trong đó cái tâm lý đồng nhất với cái vật lý”…, chẳng qua chỉ là “một chủ nghĩa ngu dân triết học” - chủ nghĩa duy tâm chủ quan “được phát triển đến chỗ vô lý” Sđd, tập 18, tr. 85.
.
Những người theo chủ nghĩa Makhơ muốn che đậy chủ nghĩa duy tâm của mình bằng cách coi là những người theo “chủ nghĩa thực tại ngây thơ”. Nhưng theo Lênin: “thuyết “thực tại ngây thơ” của bất cứ một người lành mạnh nào, không qua nhà thương điên hay không qua trường đại học của những nhà triết học duy tâm, là ở chỗ thừa nhận sự tồn tại của vật, của hoàn cảnh, của thế giới không phụ thuộc vào cảm giác của chúng ta, vào ý thức của chúng ta, vào cái tôi của chúng ta và vào con người nói chung” Sđd, tập 18, tr. 74.
.
Lênin đặt ra cho những người theo chủ nghĩa Makhơ một câu hỏi mà họ không thể trả lời được, đó là: vậy “con người có suy nghĩ bằng óc không?”. Cái thứ triết học cho rằng “óc của chúng ta không phải là nơi ở, là trụ sở của tư duy” hay “tư duy không phải người cư trú trong óc”, không phải là “chủ nhân của óc”, không phải là “một sản phẩm”, “một chức năng sinh lý” của óc, thì theo như Lênin đã khẳng định, nó chẳng qua chỉ là thứ triết học duy tâm chủ nghĩa. Nó hoàn toàn trái ngược với khoa học tự nhiên - khoa học vốn coi “tư tưởng là một chức năng của óc, rằng cảm giác, tức là hình ảnh của thế giới bên ngoài, tồn tại trong chúng ta, do tác động của vật vào các giác quan của chúng ta gây nên”. Nó chẳng qua cũng chỉ là thứ triết học “kinh viện thuần tuý và tối mù”, thứ triết học “không có óc”, mâu thuẫn với khoa học tự nhiên hiện đại và thực tiễn hàng ngày” Sđd, tập 18, tr. 96- 105.
.
Vạch trần sự thoả hiệp, đầu hàng của những người theo phái Makhơ ở Nga là muốn điều hoà học thuyết Makhơ với chủ nghĩa Mác, Lênin cho rằng: “Các mưu toan đủ loại của họ để phát triển và bổ sung chủ nghĩa Mác đều dựa trên những phương pháp cực kỳ ngây thơ” Sđd, tập 18, tr. 424 - 425.
. Lênin viết tiếp: “Dựa vào tất cả những học thuyết dường như là tối tân đó, những kẻ phá hoại chủ nghĩa duy vật biện chứng ở nước ta đã không chút ngại ngùng đi đến chỗ thừa nhận ngay thuyết tín ngưỡng…nhưng khi cần phải tỏ rõ thái độ của họ đối với Mác và Ăngghen thì họ lại mất hết cả dũng khí, mất hết cả sự tôn trọng đối với niềm tin của bản thân họ. Trên thực tế, như thế là hoàn toan rời bỏ chủ nghĩa duy vật biện chứng, tức chủ nghĩa Mác” Sđd, tập 18, tr. 10.
.
Cùng với việc phê phán, đấu tranh chống chủ nghĩa Makhơ và những trào lưu triết học đi theo khuynh hướng này ở Nga, Lênin đã kế thừa sâu sắc những quan điểm của Mác - Ăngghen về vật chất. Người cho rằng, do điều kiện của lịch sử lúc bấy giờ chưa cấp thiết cho nên Mác - Ăngghen chưa đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất, nhưng hai ông đã chỉ ra những vấn đề cơ bản của phạm trù này. Những vấn đề đó chính là cơ sở, nền tảng để Lênin tiếp cận, bổ sung, phát triển sáng tạo nhằm đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh về phạm trù vật chất.
Những nội dung chủ yếu về phạm trù vật chất mà mác và Ăngghen đã chỉ ra đó là:
thứ nhất, không được đồng nhất phạm trù vật chất với các phạm trù của các khoa học cụ thể hoặc với những dạng vật thể cụ thể như các nhà triết học Hy Lạp cổ đại và các nhà triết học trước đó đã làm. Phạm trù vật chất là phạm trù rộng nhất, bao quát nhất, các phạm trù của các khoa học cụ thể chỉ bao quát trong lĩnh vực cụ thể của mình mà thôi. Giữa vật chất với tư cách là phạm trù triết học với các vật thể cụ thể của nó vừa có sự thống nhất, vừa có sự khác biệt. Chúng ta sẽ không thể hiểu được vật chất nếu như không thông qua những vật thể cụ thể của nó. Cũng như chúng ta có thể ăn được trái mơ, trái mận, trái đào chứ không thể ăn được trái cây nói chung. Tuy nhiên, nếu đem quy vật chất vào một dạng vật thể cụ thể nào đó như các nhà triết học Hy Lạp cổ đại đã làm thì lại là hết sức sai lầm và phiến diện.
Thứ hai, theo Mác - Ăngghen, phạm trù vật chất và phạm trù ý thức có sự khác nhau về cơ bản. Đặc tính chung để phân biệt giữa phạm trù vật chất với phạm trù ý thức đó là đặc tính tồn tại khách quan, độc lập với ý thức. Mác - Ăngghen cho rằng: vật chất không phải là sản phẩm của tinh thần, nhưng tinh thần là sản phẩm cao nhất của vật chất.
Thứ ba, Mác - Ăngghen cũng chỉ ra rằng: thế giới thống nhất ở tính vật chất, vật chất tồn tại thông qua vô số các dạng vật thể cụ thể của nó và con người có thể nhận thức được vật chất thông qua việc nhận thức các dạng vật thể cụ thể của nó bằng các hình thức phản ánh khác nhau như trực tiếp, gián tiếp, cảm giác và tư duy trừu tượng.
Khái quát những thành tựu mới nhất của khoa học tự nhiên, đặc biệt là của vật lý học đầu thế kỷ XX, kế thừa và phát triển sáng tạo quan niệm của Mác và Ăngghen về phạm trù vật chất, Lênin đã đưa ra định nghĩa mang tính kinh điển về vật chất. Người viết: “Vật chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác” Sđd, tập 18, tr. 151.
. Như vậy, với việc đưa ra định nghĩa này, chúng ta thấy Lênin đã lần đầu tiên đưa ra một phương pháp định nghĩa hết sức khoa học, đó là định nghĩa vật chất thông qua phạm trù đối lập với nó. Để chống lại đòi hỏi vô lý của nhưng người theo chủ nghĩa Makhơ đối với chủ nghĩa duy vật biện chứng: phải đưa ra một định nghĩa về vật chất mà không được nhắc lại rằng vật chất, giới tự nhiên, tồn tại là cái có trước, còn tinh thần, ý thức, cảm giác là cái có sau. Lênin khẳng định: “đó là những khái niệm rộng đến cùng cực,
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- CNDVBC TP Chu nghia duy vatlam.doc