Đề tài Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản

Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị thặng dư đó. Để thực hiện mục đích tối đa hoá lợi nhuận tư bản trong CNTB luôn luôn vận động, trong quá trình vần động nó lớn lên không ngừng. Tư bản vận động để biến lượng tiền T thành lượng tiền T > T và để ngày càng sản sinh ra nhiều giá trị thặng dư.

Để trở thành T thì T phải trải qua quá trình tuần hoàn và chu chuyển lâu dài và phức tạp không phải tự nhiên mà tiền tệ tự đẻ ra, phần tiền tệ tăng thêm sau quá trình vận động là bản chất của sự bóc lột giá trị thặng dư đã được che dấu bởi hình thức bên ngoài là sự vận động.

Vì sao phải nghiên cứu quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản?

Nghiên cứu “Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản” là để hiểu biết đầy đủ hơn về sự vận động của tư bản cùng với những biểu hiện của quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa trong quá trình vận động của nó.

Trong thời đại ngày nay, quá trình tuần hoàn tư bản có thể hiểu là quá trình tuần hoàn vốn. Với nhịp độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế vấn đề tạo nguồn vốn , sử dụng và quay vòng vốn cho phát triển là một vấn đề lớn cần được xem xét. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế _ xã hội.

Nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản để có một cái nhìn rõ nét, đúng hướng về vấn đề vốn, tiền tệ trong những thời đại khác nhau.

Dưới giác độ môn kinh tế chính trị học ta chỉ nghiên cứu các hình thái khác nhau mà tư bản lần lượt khoác lấy rồi lại trút bỏ đi trong khi lặp đi lặp lại tuần hoàn của nó.Đồng thời cũng cần giả định rằng hàng hoá được bán đúng theo giá trị của chúng và việc bán hàng hoá như thế được tiến hành trong những tình hình không thay đổi.

Bằng sự kết hợp giữa hai phương pháp logic và lịch sử ta sẽ nghiên cứu quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản theo không gian và thời gian xem xét các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh có ảnh hưởng tới quá trình với cách tiếp cận ấy, bố cục nội dung của đề án này bao gồm hai phần chính:

- Cơ sở lý luận của vấn đề

- ý nghĩa vận dụng vào thực tiễn nước ta

Với khuôn khổ một đề án, ta không thể nào phân tích được hết những vấn đề sâu xa, chi tiết mà chỉ đủ để nói được những vấn đề chung nhất, điển hình nhất của quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản.

 

doc29 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1463 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I : Mở đầu Sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất biện chứng giữa quá trình sản xuất và quá trình lưu thông, giữa quá trình tạo ra giá trị thặng dư và quá trình thực hiện giá trị thặng dư đó. Để thực hiện mục đích tối đa hoá lợi nhuận tư bản trong CNTB luôn luôn vận động, trong quá trình vần động nó lớn lên không ngừng. Tư bản vận động để biến lượng tiền T thành lượng tiền T’ > T và để ngày càng sản sinh ra nhiều giá trị thặng dư. Để trở thành T’ thì T phải trải qua quá trình tuần hoàn và chu chuyển lâu dài và phức tạp không phải tự nhiên mà tiền tệ tự đẻ ra, phần tiền tệ tăng thêm sau quá trình vận động là bản chất của sự bóc lột giá trị thặng dư đã được che dấu bởi hình thức bên ngoài là sự vận động. Vì sao phải nghiên cứu quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản? Nghiên cứu “Quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản” là để hiểu biết đầy đủ hơn về sự vận động của tư bản cùng với những biểu hiện của quan hệ bóc lột tư bản chủ nghĩa trong quá trình vận động của nó. Trong thời đại ngày nay, quá trình tuần hoàn tư bản có thể hiểu là quá trình tuần hoàn vốn. Với nhịp độ phát triển như vũ bão của nền kinh tế vấn đề tạo nguồn vốn , sử dụng và quay vòng vốn cho phát triển là một vấn đề lớn cần được xem xét. Nó đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế _ xã hội. Nghiên cứu lý thuyết tuần hoàn và chu chuyển tư bản để có một cái nhìn rõ nét, đúng hướng về vấn đề vốn, tiền tệ trong những thời đại khác nhau. Dưới giác độ môn kinh tế chính trị học ta chỉ nghiên cứu các hình thái khác nhau mà tư bản lần lượt khoác lấy rồi lại trút bỏ đi trong khi lặp đi lặp lại tuần hoàn của nó.Đồng thời cũng cần giả định rằng hàng hoá được bán đúng theo giá trị của chúng và việc bán hàng hoá như thế được tiến hành trong những tình hình không thay đổi. Bằng sự kết hợp giữa hai phương pháp logic và lịch sử ta sẽ nghiên cứu quá trình tuần hoàn và chu chuyển tư bản theo không gian và thời gian xem xét các mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng xung quanh có ảnh hưởng tới quá trình với cách tiếp cận ấy, bố cục nội dung của đề án này bao gồm hai phần chính: - Cơ sở lý luận của vấn đề - ý nghĩa vận dụng vào thực tiễn nước ta Với khuôn khổ một đề án, ta không thể nào phân tích được hết những vấn đề sâu xa, chi tiết mà chỉ đủ để nói được những vấn đề chung nhất, điển hình nhất của quá trình tuần hoàn và chu chuyển của tư bản. Phần II: Nội dung A - Cơ sở lý luận của vấn đề. I.- Sự tuần hoàn của tư bản. 1. Khái niệm: Tư bản luôn luôn vận động, nó vận động qua ba giai đoạn, chuyển hoá qua ba hình thái, thực hiện qua ba chức năng rồi lại quay về với hình thái chức năng ban đầu nhưng với số lượng lớn hơn đó là tuần hoàn của tư bản. Thực chất của tuần hoàn tư bản là gì? Nó được hiểu như một chu kỳ hay một vòng quay của tiền tệ, sự tuần hoàn đó sẽ không mất đi mà chỉ biến đổi từ dạng này sang dạng khác và được biểu hiện qua công thức: T_H_T’ T_số tiền tệ (tư bản) bỏ ra ban đầu để mua tư liệu sản xuất, sức lao động, sau đó biến thành “ H” đem bán để thu về một lượng giá trị là T’. T ‘_ số tiền hay giá trị kết tinh của sản xuất hàng hoá mà chúng ta nói một cách chính xác hơn là lợi nhuận mà nhà tư bản thu được qua quá trình đầu tư sản xuất. Mỗi quá trình của tư bản, tiền tệ càng lớn thì lợi nhuận thu được càng cao tức T’ càng nhiều. Để minh chứng cho điều đó ta hãy nghiên cứu các giai đoạn tuần hoàn của tư bản. 2.- Các giai đoạn tuần hoàn của tư bản tiền tệ. Quá trình tuần hoàn của tư bản trải qua ba giai đoạn: hai giai đoạn lưu thông và một giai đoạn sản xuất. - Giai đoạn thứ nhất: Nhà tư bản với tư cách là người mua, xuất hiện trên thị trường hàng hoá và thị trường lao động; tiền của hắn chuyển hoá thành hàng hoá, hay thông qua hành vi lưu thông T_ H. - Giai đoạn thứ hai: Nhà tư bản tiêu dùng bằng cách sản xuất những hàng hoá mà hắn đã mua. Hắn hoạt động với tư cách là người sản xuất hàng hoá TBCN, tư bản của hắn thực hiện quá trình sản xuất. Kết quả là có một hàng hoá có giá trị lớn hơn giá trị của các yếu tố sản xuất ra hàng hoá đó. - Giai đoạn thứ ba: Nhà tư bản trở lại thị trường với tư cách người bán, hàng hoá của hắn chuyển hoá thành tiền hay thực hiện hành vi lưu thông. Do đó công thức có thể ứng dụng cho tuần hoàn của tư bản tiền tệ là: T_H_...sản xuất... H’_T’. Đường ... chỉ ra rằng quá trình lưu thông bị đứt quãng còn H’ và T’ là H và T đã tăng thêm giá trị thặng dư. a.- Giai đoạn thứ nhất. T_ H ở đây chỉ là hành vi mua bán thông thường, tiền tệ được sử dụng làm phương tiện mua bán như mọi số tiền khác trong lưu thông. Tiền tuy làm phương tiện mua nhưng phải mua được hàng hoá sức lao động và tư liệu sản xuất nhằm mục đích sản xuất giá trị thặng dư. Hành vi T_ H không chỉ đơn thuần biểu thị việc chuyển hoá một món tiền thành hàng hoá mà nó đã bước vào những giai đoạn vận động tuần hoàn của tư bản. Hơn nữa, việc mua TLSX và SLĐ không những phải phù hợp với loại sản phẩm cần chế tạo mà phải tỷ lệ thích hợp với nhau về số lượng. Tỷ lệ đó nhằm đảm cho quá trình sản xuất được tiến hành bình thường và nhất là để sử dụng triệt để thời gian lao động của công nhân. Nếu thiếu tư liệu sản xuất thì công nhân không đủ việc làm và ngược lại nếu thiếu công nhân thì tư liệu sản xuất không được sử dụng triệt để. Do đó lòng thèm khát lao động thặng dư của nhà tư bản cũng không được thoả mãn. TLSX T_ H SLĐ Công thức vận động: Rõ ràng trong quá trình này hành vi T_ SLĐ ( việc mua sức lao động) là yếu tố đặc trưng khiến tiền xuất hiện ngay từ đầu với tư cách là tư bản. Hành vi T_TLSX chỉ cần thiết để sức lao động đã mua có thể hoạt động được song T_ SLĐ được coi là nét đặc trưng của phương thức sản xuất TBCN không phải do tính chất tiền tệ của mối quan hệ đó. Nét đặc trưng không phải ở chỗ người ta có thể mua sức lao động bằng tiền mà sức lao động tiến hành hàng hoá. Đây là một việc mua bán, một quan hệ hàng hoá tiền tệ những người mua là nhà tư bản_ kẻ chiếm hữu tư liệu sản xuất và người bán là người lao động làm thuê bị tách rời hoàn toàn với tư liệu sản xuất và tư liệu sinh hoạt. Vậy không phải bản chất của tiền tệ đã đẻ ra mối quan hệ TBCN; trái lại chính sự tồn tại của quan hệ TBCN mới làm cho chức năng của tiền tệ là công cụ của lưu thông hàng hoá nói chung biến thành chức năng của tư bản. Hoàn thành quá trình T_ H, giá trị tư bản đã trút bỏ hình thái tiền tệ và mang hình thái các yếu tố của sản xuất TBCN: TLSX và SLĐ, tức là hình thái tư bản sản xuất. b.- Giai đoạn thứ hai: ...SX... Tư bản ứng ra mua hàng hoá sức lao động, tư liệu sản xuất nhằm mục đích thu về một tư bản có giá trị lớn hơn. Mục đích đó không thể thực hiện được bằng cách sử dụng các hàng hoá đã mua mà chỉ có thể đạt được bằng cách sử dụng các hàng hoá ấy để sản xuất ra hàng hoá mới. Do đó, tiếp theo giai đoạn thứ nhất tất yếu dẫn đến giai đoạn thứ hai_ giai đoạn sử dụng các hàng hoá đã mua, tức là sản xuất. Quá trình này có thể biểu diễn như sau: TLSX T .... SX .... SLĐ Quá trình sản xuất ở đây diễn ra cũng giống như quá trình sản xuất của mọi hình thái xã hội khác, là sự kết hợp của hai yếu tố sức lao động và tư liệu sản xuất. Phương thức kết hợp đặc thù nàykhông chỉ là kết quả mà còn là yêu cầu của sự vận động tư bản; quá trình sản xuất vì vậy mà trở thành một chức năng của tư bản, trở thành quá trình sản xuất TBCN. Trong khi thực hiện chức năng của mình, tư bản sản xuất tiêu dùng các thành phần của nó để biến thành một khối lượng sản phẩm có giá trị lớn hơn. Kết quả là một hàng hoá mới được tạo ra cả về giá trị sử dụng và lượng giá trị so với hàng hoá cấu thành tư bản sản xuất. Hàng hoá mới này là hàng hoá mang giá trị thặng dư, đã trở thành H’, có giá trị bằng giá trị của tư bản sản xuất hao phí ra nó cộng với giá trị thặng dư do tư bản sản xuất ấy đẻ ra. Kết quả của giai đoạn này là tư bản sản xuất biến thành tư bản hàng hoá. c.- Giai đoạn thứ ba: H' - T' Hàng hoá do quá trình sản xuất TBCN tạo ra là tư bản hàng hoá hay tư bản tồn tại dưới hình thài hàng hoá, trong đó chứa đựng không phải chỉ có giá trị tư bản ứng trước mà có cả giá trị thặng dư ( H’=H+ h). Khi tồn tại dưới hình thái hàng hoá, tư bản chỉ thực hiện được các chức năng của hàng hoá khi nó được bán đi tức là chuyển hoá được thành tiền, trong đó có sự chuyển hoá trở lại của giá trị tư bản về hình thái tiền H_T và sự chuyển hoá giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất dưới hình thái hàng hoá thành tiền. Chức năng của H’ không chỉ là chức năng của mọi sản phẩm hàng hoá, mà quan trọng hơn còn là chức năng thực hiện giá trị thặng dư được tạo ra trong quá trình sản xuất. Kết thúc giai đoạn này tư bản hàng hoá đă biến thành tư bản tiền tệ. Đến đây mục đích của tư bản được thực hiện. Tư bản trở lại hình thái ban đầu với số lượng lớn hơn trước. Sự vận động của tư bản T_ H ... sản xuất ... H’_ T’ là sự vận động có tính chất tuần hoàn: từ hình thái tiền đầu quay lại hình thái tiền cuối quá trình đó tiếp tục và lặp đi lặp lại không ngừng. Trong mỗi giai đoạn tư bản mang một hình thái và thực hiện một chức năng. Tư bản tiền tệ chuyển thành tư bản sản xuất rồi tư bản hàng hoá. Vận động của tư bản là một chuỗi những biến hoá hình thái của tư bản. Điều đó cho thấy rõ tư bản không phải là vật mà là một quan hệ xã hội, quan hệ sản xuất; nó chỉ lấy vật làm hình thái tồn tại trong quá trình vận động. Hơn nữa tư bản là một quan hệ sản xuất khác với quan hệ sản xuất của sản xuất hàng hoá. Nó chỉ lấy các phạm trù của kinh tế hàng hoá , lấy hàng và tiền làm hình thái tồn tại của mình.Sự vận động của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi các giai đoạn của nó diễn ra liên tục, các hình thái tư bản cùng tồn tại và được chuyển hoá một cách đều đặn. Mỗi sự ách tắc, gián đoạn ở một giai đoạn nào đó đều gây rối loạn hay đình trệ cho sự vận động của tư bản. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới thời gian tư bản nằm lại ở mỗi giai đoạn. Tuy nhiên trong mỗi ngành ở mỗi thời kỳ nhất định có một mức thời gian trung bình xã hội, thu hẹp hay kéo dài các thời gian đó đều ảnh hưởng tới hiệu quả của tư bản. Trong các loại tư bản chỉ có tư bản công nghiệp mới có hình thái tuần hoàn gồm đầy đủ ba giai đoạn. Nó là hình thái tư bản duy nhất không chỉ chiếm đoạt giá trị thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng dư. 3.- Các hình thái của tuần hoàn và sự thống nhất giữa chúng_ tư bản công nghiệp. Trong quá trình vận động trải qua ba giai đoạn, tư bản lần lượt khoác lấy các hình thái tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất, tư bản hàng hoá và ở mỗi hình thái nó hoàn thành một chức năng thích hợp. Đó là tư bản công nghiệp ( công nghiệp với ý nghĩa bao quát mọi ngành sản xuất vật chất kinh doanh). Vì tư bản công nghiệp là hình thái tồn tại duy nhất của tư bản với chức năng không chỉ chiếm lấy giá trị thặng dư mà còn tạo ra giá trị thặng dư. Tư bản tiền tệ, tư bản sản xuất và tư bản hàng hoá đều không phải là những loại tư bản độc lập mà chỉ là những hình thái chức năng đặc thù của tư bản công nghiệp. Tư bản này lần lượt mang ba hình thái và xét trong quá trình vận động liên tục, mỗi hình thái đều có thể xem là điểm xuất phát đồng thời là điểm hồi quy của nó. Vì vậy tư bản công nghiệp vận động đồng thời cùng một lúc dưới cả ba dạng tuần hoàn: tuần hoàn của tư bản tiền tệ, tuần hoàn của tư bản sản xuất, tuần hoàn của tư bản hàng hoá. a.- Tuần hoàn của tư bản tiền tệ: T_ H ... sản xuất ... H’_T’ ( hay T_T’) Mở đầu và kết thúc tuần hoàn đều là tiền. Sự vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của tiền. Hàng hoá hay sản xuất chỉ là những yếu tố trung gian, chỉ là những “ tai vạ cần thiết” để đẻ ra tiền. Trong T_T’ mọi quá trình trung gian đều biến mất, quan hệ bóc lột của tư bản với lao động làm thuê bị che giấu. Dưới TBCN, tư bản cho vay là một bộ phận của tuần hoàn tư bản công nghiệp dưới hình thức tư bản tiền tệ tách ra. Trong quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp tất yếu sẽ dẫn đến hai hiện tượng trái ngược nhau: một số nhà tư bản có lượng tiền tạm thời chưa dùng đến, họ cần cho vay để thu lợi tức; trong khi đó một số nhà tư bản khác cần tư bản để mua nguyên vật liệu, cần mở rộng kinh doanh mà chưa tích luỹ đủ vốn... họ cần phải đi vay. Từ đó xuất hiện tư bản cho vay. Tư bản cho vay là tư bản mà quyền sử dụng và quyền sở hữu tách rời nhau. Cùng một tư bản, đối với người cho vay nó là tư bản sở hữu, tức là nó chỉ được tạm giao cho người khác sử dụng sau kỳ hạn nhất định sẽ được hoàn lại kèm theo một số lãi, đối với người đi vay nó là tư bản hoạt động làm chức năng tạo ra lợi nhuận. Tư bản cho vay là một loại hàng hoá đặc biệt vì người bán không mất quyền sở hữu còn người mua khi dùng thì giá trị của nó không mất đi mà còn tăng lên, giá cả của nó không do giá trị mà do giá trị sử dụng của nó quyết định và thấp hơn nhiều so với giá trị. Hình thái tuần hoàn này phản ánh rõ nét nhất mục đích, động cơ vận động của tư bản là làm tăng giá trị, là đem lại giá trị thặng dư. Hơn nữa, giá trị thặng dư lại biểu hiện dưới hình thức chói lọi nhất của nó là hình thái tiền tệ. Bởi vậy, T_T’ là hình thái biểu hiện phiến diện nhất nhưng cũng đặc trưng nhất cho sự vận động của tư bản. b.- Tuần hoàn của tư bản sản xuất: H’_T’_ H ... sản xuất. Tuần hoàn này nói lên sự lặp đi lặp lại một cách chu kì của tư bản sản xuất, do đó nói lên quá trình tái sản xuất hay quá trình sản xuất của tư bản với tư cách là quá trình tái sản xuất gắn liền với việc tăng thêm giá trị; nó không những nói lên việc sản xuất mà còn nói lên việc tái sản xuất giá trị thặng dư một cách chu kì; nó nói lên hoạt động của tư bản công nghiệp đang nằm dưới hình thái sản xuất của nó, hoạt động không chỉ có một lần, mà lặp đi lặp lại một cách chu kì, thành thử sự lặp đi lặp lại đã do chính điểm xuất phát quy định. Mở đầu và kết thúc tuần hoàn là sản xuất, vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động không ngừng của sản xuất. Trong quá trình này tư bản hàng hoá cho thấy rõ nó là kết quả trực tiếp của sản xuất, còn hàng hoá và tiền tệ chỉ là những yếu tố trung gian, toàn bộ quá trình lưu thông H’_ T’ _ H chỉ là điều kiện cho sản xuất. Tuần hoàn của tư bản sản xuất không chỉ ra động cơ, mục đích của vận động tư bản nhưng lạilàm rõ được nguồn gốc của tư bản. Nguồn gốc đó là lao động của công nhân tích luỹ lại. Tuần hoàn của tư bản sản xuất phản ánh tính chất liên tục của sản xuất. Một số nhà kinh tế chỉ căn cứ vào hình thái tuần hoàn này đã cho rằng nền kinh tế tư bản chủ nghĩa sẽ không thể có khủng hoảng sản xuất thừa. c.- Tuần hoàn của tư bản hàng hoá: H’_ T’_ H ... sản xuất _ H’. Điểm mở đầu và kết thúc tuần hoàn đều là hàng hoá. Vận động của tư bản biểu hiện ra là sự vận động của hàng hoá; sản xuất và tiền tệ chỉ là những hình thái trung gian, là điều kiện cho sự vận động của hàng hoá. Hình thái tuần hoàn này nhấn mạnh vai trò của lưu thông hàng hoá và tính liên tục của lưu thông đó; quá trình sản xuất và lưu thông của tiền chỉ là điều kiện môi giới cho lưu thông hàng hoá. Trong nền kinh tế TBCN, tư bản thương nghiệp là một bộ phận của tư bản công nghiệp dưới hình thái tư bản hàng hoá tách ra. Nó được hình thành khi có một thương nhân ứng tư bản tiền tệ ra đảm bảo việc mua và bán hàng hoá cho tư bản công nghiệp nhằm mục đích thu lợi nhuận. Tư bản thương nghiệp là tư bản hoạt động trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá. Nó thực hiện chức năng của tư bản hàng hoá đã tách ra khỏi quá trình tuần hoàn của tư bản công nghiệp. Sự tách rờinàyphản ánh sự phát triển sản xuất và phân công lao động xã hội. Tuần hoàn của tư bản hàng hoá khác hẳn với cách hình thái tuần hoàn khác, điểm xuất phát của nó bao giờ cũng bắt đầu bằng H’_ một giá trị đã tăng thêm giá trị, một giá trị tư bản ứng trước đã chứa đựng giá trị thặng dư với bất kỳ quy mô như thế nào. Do đó tuần hoàn tư bản hàng hoá có một số đặc trưng sau: Ngay từ đầu nó đã biểu hiện là hình thái của sản xuất tư bản chủ nghĩa nên đã bao gồm cả tiêu dùng sản xuất và tiêu dùng cá nhân. Kết thúc bằng H chứ chưa chuyển hoá trở lại thành tiền đã tăng thêm giá trị mới (T’), nó là hình thái chưa hoàn thành còn phải tiếp tục vận động. Tuần hoàn của tư bản hàng hoá là hình thái nổi bật sự liên tục của lưu thông hàng hoá. H’ là điểm bắt đầu tuần hoàn và H’ _ điểm kết thúc tuần hoàn đều biểu hiện một khối lượng giá trị sử dụng được sản xuất ra để bán. Do đó H’_điểm bắt đầu tuần hoàn đòi hỏi lưu thông thì điểm kết thúc tuần hoàn cũng đòi hỏi một quá trình lưu thông mới. Hình thái tuần hoàn này còn trực tiếp bộc lộ mối quan hệ giữa những người sản xuất với nhau. Tóm lại, nếu xét riêng từng hình thái tuần hoàn, mỗi hình thái chỉ phản ánh hiện thực tư bản chủ nghĩa một cách phiến diện, làm nổi bật bản chất này lại che dấu bản chất khác của sự vận động. Do đó phải xem xét đồng thời cả ba hình thái tuần hoàn mới nhận thức đầy đủ sự vận động thực tế của tư bản, mới hiểu biết đúng đắn bản chất của mối quan hệ giai cấp mà tư bản biểu hiện trong sự vận động của nó. Tuần hoàn của tư bản chỉ tiến hành được bình thường khi cả ba giai đoạn chuyển tiếp một cách trôi chảy. Nếu một giai đoạn nào ngừng trệ thì toàn bộ tuần hoàn sẽ bị ngừng trệ. Song muốn đảm bảo tuần hoàn không ngừng của tư bản, đảm bảo cho tư bản liên tục chuyển hoá hình thái qua các giai đoạn kế tiếp nhau thì phải có đủ hai điều kiện: - Thứ nhất, toàn bộ tư bản phải phân ra ba bộ phận, tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái - Thứ hai, mỗi bộ phận tư bản ở mỗi hình thái khác nhau đều phải không ngừng liên tục trải qua ba hình thái. Hai điều kiện trên quan hệ chặt chẽ với nhau, ràng buộc lẫn nhau, làm tiền đề cho nhau. d.- Sự vận động của tư bản công nghiệp là sự thống nhất của ba hình thái tuần hoàn. Đặc trưng của tư bản là sự vận động liên tục. Điều kiện cho sự vận động liên tục đó là cùng một lúc tư bản phải tồn tại đồng thời ở cả ba hình thái: tiền tệ, sản xuất và hàng hoá; mỗi hình thái đó đều thực hiện vòng tuần hoàn của mình. Vậy tuần hoàn của tư bản trong sự liên tục của nó không những là sự thống nhất của quá trình lưu thông và quá trình sản xuất mà còn là sự thống nhất của cả ba hình thái tuần hoàn của nó. Tỷ lệ phân chia tư bản thành ba hình thái phụ thuộc vào những yếu tố khác nhau ở các ngành và các hoàn cảnh khác nhau. Trong chủ nghĩa tư bản đương đại có những yếu tố làm cho quy mô của tư bản ứng trước ngày càng tăng như: do cạnh tranh, do công nghệ hiện đại, do khó khăn về tiêu thụ và việc vươn tới những thị trường ngày càng xa với yêu cầu chất lượng ngày càng cao. Ngược lại cũng có những yếu tố làm giảm quy mô tư bản ứng trước như công nghệ mới, tổ chức quản lý khoa học, quan hệ tín dụng... 4.- Lưu thông: Sự vận động của tư bản thông qua lĩnh vực sản xuất và hai giai đoạn của lĩnh vực lưu thông được thực hiện nối tiếp nhau trong thời gian. Thời gian mà tư bản nắm trong lĩnh vực sản xuất là thời gian sản xuất của tư bản, thời gian mà tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông là thời gian lưu chuyển hay lưu thông của tư bản. Do đó, toàn bộ thời gian mà tư bản dùng để hoàn thành vòng tuần hoàn của nó bằng thời gian sản xuất và thời gian lưu thông cộng lại. Tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông dưới hình thái tư bản hàng hoá và tư bản tiền tệ. Hai quá trình lưu thông ấy biểu hiện ở chỗ là nó chuyển hoá từ hình thái hàng hoá sang hình thái tiền và từ hình thái tiền thành hình thái hàng hoá. ở đây sự chuyển hoá của hàng hoá thành tiền cũng đồng thời là sự thực hiện giá trị thặng dư chứa đựng trong hàng hoá và sự chuyển hoá của tiền thành hàng hoá động thời lại là sự chuyển hoá trở lại của giá trị tư bản thành hình thái các yếu tố sản xuất của tư bản. Thời gian lưu thông và thời gian sản xuất loại trừ lẫn nhau. Trong thời gian lưu thông, tư bản không hoạt động với tư cách là tư bản sản xuất vì vậy không sản xuất ra hàng hoá cũng không sản xuất ra giá trị thặng dư. Chừng nào thời gian lưu thông còn kéo dài thì chừng đó quá trình sản xuất và do đó, sự tăng thêm giá trị thặng dư của tư bản cũng bị gián đoạn. Tuỳ theo thời gian lưu thông dài hay ngắn mà quá trình sản xuất lặp đi lặp lại nhanh hay chậm. Vậy thời gian lưu thông của tư bản nói chung giới hạn thời gian sản xuất của nó, do đó cũng giới hạn quá trình tăng thêm giá trị của tư bản. II.- Chu chuyển của tư bản: Sự tuần hoàn của tư bản nếu xét nó là một quá trình định kỳ đổi mới và lặp đi lặp lại chứ không phải là một quá trình cô lập, riêng rẽ thì gọi là chu chuyển của tư bản. Nếu như khi phân tích tuần hoàn của tư bản ta phân tích các hình thái chuyển đổi của tư bản qua ba giai đoạn vận động của nó thì khi phân tích chu chuyển của tư bản ta sẽ phải lần lượt phân tích tốc độ vận động của tư bản nhanh hay chậm và sự ảnh hưởng của tốc độ đó tới việc sản xuất và giá trị thặng dư. 1- Thời gian chu chuyển và số vòng chu chuyển. a.Thời gian chu chuyển: Thời gian chu chuyển của tư bản là khoảng thời gian kể từ khitư bản ứng ra dưới một hình thức nhất định ( tiền tệ, sản xuất, hàng hoá ) cho đến khi nó trở về tay nhà tư bản cũng dưới hình thức như thế nhưng đã có thêm giá trị thặng dư. Đó là thời gian tư bản thực hiện được một vòng tuần hoàn. Thời gian Thời gian Thời gian Chu chuyển = sản xuất + lưu thông Thời gian sản xuất = thời gian lao động + thời gian gián đoạn lao động + thời gian dự trữ sản xuất. Thời gian lao động là thời gian người lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra sản phẩm. Đây là thời gian hữu ích nhất, vì nó tạo ra giá trị cho sản phẩm. Thời gian gián đoạn lao động là thời gian đối tượng lao động dưới dạng bán thành phẩm nằm trong lĩnh vực sản xuất, nhưng không có sự tác động của lao động mà chịu sự tác động của tự nhiên như thời gian để cây luá tự lớn lên, rượu trong thời gian ủ men ... Thời gian gián đoạn lao động có thể xen kẽ với thời gian lao động hoặc tách ra thành một thời kỳ riêng biệt; nó có thể dài ngắn khác nhau phụ thuộc vào các ngành sản xuất, các sản phẩm chế tạo, phụ thuộc vào công nghệ sản xuất và dự trữ sản xuất đủ , thiếu hay thừa. Thời gian dự trữ sản xuất là thời gian các yếu tố sản xuất đã được mua về ,sẵn sàng tham gia vào quá trình sản xuất nhưng chưa thực sự được sử dụng vào sản xuất,còn ở dạng dự trữ. Sự dự trữ đó là điều kiện cho quá trình sản xuất liên tục. Quy mô dự trữ phụ thuộc vào nhiều yếu tố: đặc điểm của các ngành, tình hình của thị trường và năng lực tổ chức quản lý sản xuất...Cả thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất đều không tạo ra giá trị cho sản phẩm. Sự tồn tại của các thời gian này là không tránh khỏi, nhưng thời gian của chúng ngày càng dài hay sự chênh lệch giữa thời gian sản xuất với thời gian lao động ngày càng lớn thì hiệu quả của tư bản ngày càng thấp. Rút ngắn thời gian này là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của tư bản. Trong chủ nghĩa tư bản đương đại, dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại, việc sử dụng các giống mới, các công nghệ sản xuất mới, việc tổ chức sản xuất khoa học... đã rút ngắn được đáng kể thời gian gián đoạn lao động, thời gian dự trữ sản xuất do đó làm tăng hiệu quả của tư bản. Thời gian lưu thông là thời gian nằm trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian lưu thông = thời gian mua + thời gian bán. Nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: - Trình độ thị trường, quan hệ cung cầu và giá cả trên thị trường. - Khoảng cách tới thị trường. - Trình độ phát triển của giao thông vận tải ... Trong thời gian lưu thông, tư bản không làm chức năng sản xuất, nhìn chung không tạo ra giá trị thặng dư cho tư bản. Tuy nhiên sự tồn tại của nó là tất yếu và có vai trò quan trọng vì đó là đầu vào và đầu ra của sản xuất, cung cấp các điều kiện cho sản xuất và thực hiện tiêu thụ sản phẩm. Rút ngắn thời gian lưu thông làm cho tư bản nằm trong lĩnh vực lưu thông giảm xuống, tăng được lượng tư bản đầu tư cho sản xuất, đồng thời còn rút ngắn thời gian chu chuyển, làm cho quá trình sản xuất được lặp lại nhanh hơn tạo được nhiều giá trị và giá trị thặng dư, làm tăng hiệu quả của tư bản. Do chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như vậy, nên thời gian chu chuyển của các tư bản khác nhau là rất khác nhau. b - Số vòng chu chuyển. Thời gian chu chuyển của tư bản dài ngắn khác nhau nên muốn tính toán và so sánh chúng người ta thường tính tốc độ chu chuyển của các tư bản trong cùng một khoảng thời gian nhất định thường là một năm, xem tư bản đã quay được mấy vòng Ta có công thức: Trong đó: n – số vòng chu chuyển CH – thời gian trong một năm (12 tháng) ch – thời gain chu chuyển một vòng của tư bản Ví dụ: Tư bản thứ nhất có thời gian chu chuyển 6 tháng, tư bản thứ hai có thời gian chu chuyển 8 tháng thì số vòng chu chuyển trong năm của hai tư bản đó là: Hay tư bản thứ nhất chu chuyển nhanh hơn tư bản thứ hai. 2. Tư bản cố định và tư bản lưu động. Tham gia vào quá trình sản xuất gồm có tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra sản phẩm. Căn cứ vào phương thức chu chuyển giá trị của các bộ phận tham gia vào sản xuất mà người ta chia tư bản sản xuất ra thành tư bản cố định và tư bản lưu động. Tư bản cố định là bộ phận tư bản được sử dụng toàn bộ vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó chỉ chuyển từng phần vào sản phẩm. Đặc điểm của tư bản cố định là về hiện vật, nó luôn luôn bị cố định trong quá trình sản xuất chỉ có giá trị của nó là tham gia vào quá trình lưu thông cùng

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc50033.doc
Tài liệu liên quan