Đề tài Quá trình mở cửa kinh tế đối ngoại của trung quôc từ năm 1978 đến nay : thực trạng và triển vọng

Ngoại thương là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân . nó đảm đương nhiệm vụ trao đổi, giao lưu kinh tế với nước ngoài,góp phần tăng cường và bảo đảm cơ sở vật chất kĩ thuật,tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Với một diện tích mênh mông ở Châu Á , có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, Trung Quốc là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn trong việc mở rộng hoạt động trao đổi ngoại thương với các nước trên thề giới.

Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, Trung Quốc đã hình thành và xây dựng một thể chế ngoại thương mới. Trước một nền kinh tế mang tình chất bán thuộc địa sa sút, lạc hậu và phụ thuộc, cơ cấu ngoại thương cũng đang ở tình trạng phân tán nhỏ lẻ, trình độ quản lí yếu kém và luôn chịu sự uy hiếp của chính sách “ phong toả, cấm vận” của chủ nghĩa đế quốc, nhà nước Trung Quốc không những phải tăng cường củng cố sự lãnh đạo của nhà nước chuyên chính dân chủ nhân dân, giải quyết những vấn đề cơ bản trong việc cải tạo xã hôị chủ nghĩa đối với nền kinh tế, mà còn phải nhanh chong đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội trong nước và mở rông phạm vi trao đổi buôn bán với nước ngoài. Trong lĩnh vực ngoại thương đã hình thành một thể chế ngoại thương quản lí tập trung, thực hiện chính sách điều phối thống nhất và nghiêm ngặt, đồng thời đẩy mạnh công tác cải tạo các cơ sở ngoại thương tư nhân , xây dựng một cơ cấu hoạt động ngoại thương trực thuộc nhà nước. Từ năm 1957 đến trước năm 1978, chính sách hoạt đông ngoại thương của Trung Quốc được điều chỉnh, bổ sung sửa đổi nhiều lần nhằm phù hợp với từng thời kỳ, hoàn cành và điều kiện phát triển riêng của đất nước. Trong một khoảng thời gian khá dài, thể chế và cơ cấu ngoại thương của Trung Quốc được duy trì một cách ổn định theo phương thức đồng bộ: Bộ máy ngoại thương trung ương lãnh đạo và quản lí hoạt động ngoại thương trong cả nước theo phương châm chính sách và pháp quy của nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền hành chính thông qua các công ty ngoại thương chuyên nghiệp, thực hiện kế hoạch trực tiếp và thu chi thống nhất đối với các đơn vị, doanh nghiệp ngoại thương ttrong cả nước. Do vậy, đặc trưng cơ bản của thể chế ngoại thương thời kỳ này là đã thích ứng với cơ sở kinh tế hiện vật và chế độ công hữu đơn nhất trong thể chế kinh tế kế hoach hoá tập trung.

Trong bối cảch lịch sử lúc đó, thể chế này đã có tác dụng tích cực có lợi cho việc phân phối, sử dụng các nguồn lực một cách có tập trung, điều hành việc xuất nhập khẩu một cách thống nhât, bảo đảm cho các hoạt động kinh tế đối ngoại thực hiện có trọng điểm, tập trung được các lực lượng đơn lẻ thành sức mạnh tổng hợp nên đã vượt qua được nhiều thử thách trong cạnh tranh mậu dịch quốc tế

Song cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương đặc biệt vào những năm 70, sau khi Trung Quốc đã khôi phục được chiếc ghế ở liên hợp quốc và trước sự thay đổi mạnh của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, thể chế ngoại thương trước đây đã bộc lộ những hạn chế và những nhược điểm nghiêm trọng trong công tác ngoại thương từ lâu nay. Những hạn chế và nhược điểm đó biểu hiện ở một số mặt sau:

Thứ nhất, trong một thời gian dài nhà nước duy trì chính sách kinh doanh độc quyền, thống nhất chỉ thông qua các công ty ngoại thương chuyên nghiệp làm cho tình trạng buôn bán luôn trong thế bị động , không thể phát huy được tình năng động và sáng tạo trong kinh doanh ngoại thương. Sản xuất của các doanh nghiệp ngoại thương bị tách hẳn với tiêu thụ tạo ra hình thức buôn bán đơn lẻ, tản mạn thiếu các kênh tiêu thụ ra thị trường quốc tế.

Thứ hai, doanh nghiệp sản xuất ngoại nhưng không có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thiếu năng động trong mậu dịch quốc tế, đã gây trở ngại lớn cho việc mở tộng khả năng và phạm vi hoạt động ngoại thương.

Thứ ba, chính sách quản lí quá nhiều quá chặt đối với công tác ngoại thương đã hạn chế nhiều tác dụng kinh doanh của ngành ngoại thương. Hình thức can thiệp hành chính, mệnh lệnh đã làm mất tác dụng điều tiết của đòn bẩy kinhtế, làm giảm sức cạnh tranh trong việc tham gia trao đổi mậu dịch trên thế giới.

Những nhược điểm của một nền ngoại thương được điều hành bằng mệnh lệnh hành chính, dựa trên cơ sở tự cấp tự túc bế quan tự chủ của Trung Quốc rõ ràng không phù hợp với xu thế mở rộng quan hệ đối ngoại, hoà nhập kinh tế, tăng cường mậu dịch và hợp tác trên đà phát triển sôi động trong các quốc gia trên thế giới. Việc tăng cường sức sống cho toàn bộ thệ thống đối ngoại, nhanh chóng tổ chức xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu vật tư cần thiết cho sản xuất, tiếp nhận kĩ thuật và thiết bị tiên tiến trên thế giới đã trở thành vấn đề cấp thiết của Trung Quốc buộc nước này phải tiến hành mở cửa kinh tế đối ngoại để nó có thể đảm đương được nhiệm vụ quan trọng của mình cho sự nghiệp xây dựng nền kinh tế hiện đại của đất nước

 

doc24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1072 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Quá trình mở cửa kinh tế đối ngoại của trung quôc từ năm 1978 đến nay : thực trạng và triển vọng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
lịch sử kinh tế quốc dân quá trình mở cửa kinh tế đối ngoại của trung quôc từ năm 1978 đến nay : thực trạng và triển vọng mục lục lời giới thiệu phần I khái quát tình hình ngoại thương trung quốc trước khi mở cửa I . Tình hình hoạt động ngoại thương II. Yêu cầu của việc mở cửa với bên ngoài phần II quá trình mở cửa của trung quốc từ năm 1978 đến nay I . Nội dung của chính sách mở cửa II. Tác động của chính sách mở cửa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc 1.Tình hình ngoại thương a.Cơ cấu xuất khẩu b.Cơ cấu nhập khẩu c.Thị trường xuất nhập khẩu 2.Tình hình FDI 3.Tình hình du lịch III. Những vấn đề đặt ra trong quá trình cải cách 1.Về chính sách 2.Thực tiễn phần III bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và kết luận phần I khái quát tình hình ngoại thương trung quốc trước khi mở cửa I.Tình hình hoạt động ngoại thương Ngoại thương là một bộ phận quan trọng của nền kinh tế quốc dân . nó đảm đương nhiệm vụ trao đổi, giao lưu kinh tế với nước ngoài,góp phần tăng cường và bảo đảm cơ sở vật chất kĩ thuật,tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Với một diện tích mênh mông ở Châu á , có nguồn tài nguyên vô cùng phong phú, Trung Quốc là một trong những quốc gia có tiềm năng lớn trong việc mở rộng hoạt động trao đổi ngoại thương với các nước trên thề giới. Sau khi nước Trung Hoa mới ra đời, Trung Quốc đã hình thành và xây dựng một thể chế ngoại thương mới. Trước một nền kinh tế mang tình chất bán thuộc địa sa sút, lạc hậu và phụ thuộc, cơ cấu ngoại thương cũng đang ở tình trạng phân tán nhỏ lẻ, trình độ quản lí yếu kém và luôn chịu sự uy hiếp của chính sách “ phong toả, cấm vận” của chủ nghĩa đế quốc, nhà nước Trung Quốc không những phải tăng cường củng cố sự lãnh đạo của nhà nước chuyên chính dân chủ nhân dân, giải quyết những vấn đề cơ bản trong việc cải tạo xã hôị chủ nghĩa đối với nền kinh tế, mà còn phải nhanh chong đẩy mạnh công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội trong nước và mở rông phạm vi trao đổi buôn bán với nước ngoài. Trong lĩnh vực ngoại thương đã hình thành một thể chế ngoại thương quản lí tập trung, thực hiện chính sách điều phối thống nhất và nghiêm ngặt, đồng thời đẩy mạnh công tác cải tạo các cơ sở ngoại thương tư nhân , xây dựng một cơ cấu hoạt động ngoại thương trực thuộc nhà nước. Từ năm 1957 đến trước năm 1978, chính sách hoạt đông ngoại thương của Trung Quốc được điều chỉnh, bổ sung sửa đổi nhiều lần nhằm phù hợp với từng thời kỳ, hoàn cành và điều kiện phát triển riêng của đất nước. Trong một khoảng thời gian khá dài, thể chế và cơ cấu ngoại thương của Trung Quốc được duy trì một cách ổn định theo phương thức đồng bộ: Bộ máy ngoại thương trung ương lãnh đạo và quản lí hoạt động ngoại thương trong cả nước theo phương châm chính sách và pháp quy của nhà nước. Nhà nước thực hiện quyền hành chính thông qua các công ty ngoại thương chuyên nghiệp, thực hiện kế hoạch trực tiếp và thu chi thống nhất đối với các đơn vị, doanh nghiệp ngoại thương ttrong cả nước. Do vậy, đặc trưng cơ bản của thể chế ngoại thương thời kỳ này là đã thích ứng với cơ sở kinh tế hiện vật và chế độ công hữu đơn nhất trong thể chế kinh tế kế hoach hoá tập trung. Trong bối cảch lịch sử lúc đó, thể chế này đã có tác dụng tích cực có lợi cho việc phân phối, sử dụng các nguồn lực một cách có tập trung, điều hành việc xuất nhập khẩu một cách thống nhât, bảo đảm cho các hoạt động kinh tế đối ngoại thực hiện có trọng điểm, tập trung được các lực lượng đơn lẻ thành sức mạnh tổng hợp nên đã vượt qua được nhiều thử thách trong cạnh tranh mậu dịch quốc tế Song cùng với sự phát triển của hoạt động ngoại thương đặc biệt vào những năm 70, sau khi Trung Quốc đã khôi phục được chiếc ghế ở liên hợp quốc và trước sự thay đổi mạnh của tình hình kinh tế trong nước và quốc tế, thể chế ngoại thương trước đây đã bộc lộ những hạn chế và những nhược điểm nghiêm trọng trong công tác ngoại thương từ lâu nay. Những hạn chế và nhược điểm đó biểu hiện ở một số mặt sau: Thứ nhất, trong một thời gian dài nhà nước duy trì chính sách kinh doanh độc quyền, thống nhất chỉ thông qua các công ty ngoại thương chuyên nghiệp làm cho tình trạng buôn bán luôn trong thế bị động , không thể phát huy được tình năng động và sáng tạo trong kinh doanh ngoại thương. Sản xuất của các doanh nghiệp ngoại thương bị tách hẳn với tiêu thụ tạo ra hình thức buôn bán đơn lẻ, tản mạn thiếu các kênh tiêu thụ ra thị trường quốc tế. Thứ hai, doanh nghiệp sản xuất ngoại nhưng không có quyền tự chủ trong sản xuất kinh doanh, thiếu năng động trong mậu dịch quốc tế, đã gây trở ngại lớn cho việc mở tộng khả năng và phạm vi hoạt động ngoại thương. Thứ ba, chính sách quản lí quá nhiều quá chặt đối với công tác ngoại thương đã hạn chế nhiều tác dụng kinh doanh của ngành ngoại thương. Hình thức can thiệp hành chính, mệnh lệnh đã làm mất tác dụng điều tiết của đòn bẩy kinhtế, làm giảm sức cạnh tranh trong việc tham gia trao đổi mậu dịch trên thế giới. Những nhược điểm của một nền ngoại thương được điều hành bằng mệnh lệnh hành chính, dựa trên cơ sở tự cấp tự túc bế quan tự chủ của Trung Quốc rõ ràng không phù hợp với xu thế mở rộng quan hệ đối ngoại, hoà nhập kinh tế, tăng cường mậu dịch và hợp tác trên đà phát triển sôi động trong các quốc gia trên thế giới. Việc tăng cường sức sống cho toàn bộ thệ thống đối ngoại, nhanh chóng tổ chức xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu vật tư cần thiết cho sản xuất, tiếp nhận kĩ thuật và thiết bị tiên tiến trên thế giới đã trở thành vấn đề cấp thiết của Trung Quốc buộc nước này phải tiến hành mở cửa kinh tế đối ngoại để nó có thể đảm đương được nhiệm vụ quan trọng của mình cho sự nghiệp xây dựng nền kinh tế hiện đại của đất nước II Yêu cầu của việc mở cửa với bên ngoài Phần II Quá trình mở cửa của Trung Quốc từ 1978 đến nay I Nội dung của chính sách mở cửa Căn cứ vào đường lối cơ bản của Đảng Cộng Sản (ĐCS) Trung quốc trong gia đoạn đầu của CNXH, một mặt phải lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm các công việc khác đều phải phục tùng và phục vụ cho trọng tâm đó, mặt khác phải kiên trì 4 nguyên tắc cơ bẳn: kiên trì con đường XHCN, kiên trì chuyên chính dân chủ nhân dân, kiên trì sự lãnh đạo của ĐCS, kiên trì CN Mác-Lê nin tư tưởng Mao Trạch Đông. Thực tế lịch sử cho thấy chỉ có CNXH mới cứu được Trung Quốc, chỉ có CNXH mới phát triển được Trung quốc. Bản thân việc thực hiện mở cửa đối ngoại không phải là mục đích mà chỉ là một biện pháp. Mục đích căn bản của việc mở cửa đối ngoại là ở chỗ đẩy nhanh phát triển sức sản xuất xã hội, đẩy nhanh việc thực hiện chiến lược hiện đại hoá, xây dựng CNXH mang màu sắc Trung quốc một cách tốt hơn. Bắt đầu từ hội nghị trung ương 3 khoá XI 1978 ĐCS Trung quốc,Trung quốc đã xác lập đường lối lấy xây dựng kinh tế làm trọng tâm, thực hiện cải cách mở cửa, phát triển kinh tế quốc dân, đẩy mạnh công cuộc xây dựng hiện đại hoá XHCN và nền kinh tế Trung quốc đã dần dần chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ sang nền kinh tế thị trường XHCN từ đóng cửa nửa đóng cửa sang mở cửa, dần dần hoàn thiện cục diệnmở cửa đối ngoại toàn phương vị nhiều tầng nấc, mở rộng trên nhiều lĩnh vực Nội dung mở cửa đối ngoại của Trung Quốc còn được nhấn mạnh trong các báocáo chính trị ở các kì Đại hội tiếp theo. Đại hội XIII 1987 Năm 1987 Đại hôi ĐCS Trung Quốc lần thứ XIII đưa ra mô hình “nhà nước điều tiết thị trường thị trường dẫn dắt xí nghiệp” đã làm nổi bật tác dụng của thị trường và có thể coi đó là giai đoạn quá độ từ thuyết kinh tế hàng hoá XHCN sang thuyết kinh tế thị trường XHCN. Do trong một thời gian dài nhà nước chưa quản lí thống nhất các hoạt động xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước nên trong thời kì này Trung Quốc thực hiện việc mở rộngcửa ra thế giới nhằm tranh thủ vốn và kĩ thuật. Đại hội XIV 1992 Trung Quốc bắt đầu thí điểm việc thực hiện thu hút vốn vào ngành buôn bán lẻ ở 5 đặc khu kinh tế “ Thâm Quyến, Chu Hải ,Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam” và 6 thành phố lớn ở Trung Quốc “Bắc Kinh , Thượng Hải, Thiên Tân,Quảng Châu, Đại Liên, Thanh Đảo” với 14 công ty. Trung Quốc đã ban hành chính sách nhằm mở rộng cửa hơn nữa đối với khu vực miền Trung và miền Tây. Như năm 1996 đã công bố: Thông tư về quyền hạn phê chuẩn các hạng mục thu hút vôn đầu tư trực tiếp của nước ngoài cho các đơn vị: Tỉnh, khu tự trị, thành phố và các bộ hữu quan thuộc quốc vụ viện, quy định cho phép các địa phương , các bộ có quyền phê chuẩn mức đầu tư vốn nước ngoài vào hạng mục từ dưới 10 triệu USD nay nâng lên mức 30 triệu USD . ở Trung Quốc, từ 1996 đã tiếp thu nghĩa vụ trong điều khoản thứ 8 của hiệp định tổ chức tiền tệ quốc tế, bắt đầu thực hiện việc chuyển đổi tự do đồng nhân dân tệ Đại hội XV 1997 Với tư thế mới Trung Quốc càng tích cực hơn nữa đi ra thế giới hoàn thiện hơn bố cục mở của đối ngoại. Trong báo cáo ở Đại hội XV tổng bí thư Giang Trạch Dân đã nhấn mạnh “ mở cửa đối ngoại là một quốc sách lâu dài của TQ”. Đứng trước xu thế toàn cầu hoá về kinh tế, khoa học kĩ thuật Trung Quốc cần phải tích cực hơn nữa để đi ra thế giới hoàn thiện cục diện đối ngoại trên phương vị nhiều tầng nấc mở rộng nhiều lĩnh vực, phát triển kinh tế loại hình mở cửa, tăng cường sức cạnh tranh quốc tế, thúc đẩy việc tôi ưu hoá cơ cấu kinh tế và nâng cao tố chất kinh tế quốc dân, Báo cáo cũng đề ra biện pháp nhằm tăng cường hơn nữa trình độ mở cửa đối ngoại: Cần phải nâng cao hiệu quả kinh tế làm trọng tâm, cố gắng việc mở cửa buôn bán đối ngoại: hàng hoá và dịch vụ, tối ưu hoá cơ cấu xuất nhâpk khẩu . Kiên trì chiến lược chiến thắng trong cạnh tranh bằng chất lượng và đa dạng hoá thị trường, tích cực khai thác thị trường quốc tế. Giảm hơn nữa mức thuế quan, thu hút kĩ thuật tiên tiến và thiết bị then chốt, đi sâu vào cải cách thể chế mậu dịch đối ngoại hoàn thiện hơn nữa môi trường chính sách, mở rộng quyền kinh doanh mậu dịch đối ngoại của xí nghiệp, hình thành sự cạnh tranh bình đẳng...tích cực tham gia hợp tác kinh tế khu vực và hệ thông mậu dịch nhiều bên trên phạm vi toàn cầu. Cần phải sử dụng vốn nước ngoại hợp lí có hiệu quả. Từng bước thúc đẩy mở cửa đối ngoại ngành dịch vụ. Đưa vào pháp luật để bảo vệ quyền lợi của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thực hiện đãi ngộ quốc dân, tăng cường dẫn dắt, giám sát, quản lí. Khuyến khích đầu tư ra nước ngoài, có thể phát huy ưu thế tương đối của Trung Quốc. Cần sử dụng tốt hơn hai thị trường , hai nguồn vốn trong và ngoài nước. Hoàn thiện hơn nữa và thực thi pháp luật, pháp quy liên quan tới kinh tế buôn bán đối ngoại. Xử lí đúng mối quan hệ giữa mở cửa đối ngoại với độc lập tự chủ, tự lực cánh sinh, bảo vệ an ninh kinh tế quốc gia. Cần phải xây dựng đặc khu kinh tế và khu mới Phố Đông Thượng Hải tôt hơn nữa. Khuyến khích các đặc khu này cần phải phát huy tác dụng: làm mẫu, lan toả , lôi kéo đối với cả Trung Quốc, tiếp tục phát triển hơn nữa các mặt tạo ra thể chế mới, nâng cấp ngành nghề,mở rộng cửa... II. Tác động của chính sách mở cửa đối với hoạt động kinh tế đối ngoại của Trung Quốc 1.Tình hình ngoại thương: Tính đến cuối 1997 Trung Quốc đã có quan hệ buôn bán với 227 nước và khu vực trên thế giới, tăng 177 nước và khu vực so với trước khi thực hiện cải cách mở cửa. Năm 1978, tổng kim ngạch ngoại thương của Trung Quốc mới chỉ đạt 20,6 tỷUSD, đến 1984 đã vọt lên 50 tỷ USD, tăng gấp 2,5 lần so với năm 1978. Bốn năm sau, năm 1988 tổng kim ngạch ngoại thương tăng gấp đôi năm 1984, đạt 100 tỷ USD, năm 1994 ngoại thương Trung Quốc lại nêu kỉ lục mới, gấp đôi năm 1988, đạt 200 tỷ USD, năm 1997, con số đạt tới 235,1 tỷ USD. Tính đến năm đó mức tăng bình quân hàng năm của kim ngạch ngoại thương Trung Quốc đạt 15,4 % trong thời kì mở cửa. Năm 1998 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á, ngoại thương Trung Quốc giảm nhẹ với mức 0.4 % so với năm trước, tổng kim ngạch đạt 324 tỷ USD trong đó xuất khẩu đạt 283,8 tỷ USD tăng 0,5 %, nhập khẩu đạt 140,2 tỷ USD giảm 1,5%. Như vậy, kim ngạch xuất nhập khẩu của TQ đã tăng xấp xỉ gần 20 lần trong 20 năm đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 32 lên vị trí cường quốc ngoại thương thứ 10 trên thế giới, chỉ sau: Mỹ, Đức, Nhât, Anh, Pháp, ý, Canada, Hồng Kông và Hà Lan,từ chỗ chỉ chiếm 0,75% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của thế giới tới chỗ chiễm tới 3,3%. Ngoại thương mấy năm gần đây liên tục xuất siêu, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc tăng lên nhanh chóng, năm 1979 mới chỉ có 480 triệu USD đến năm 1998 đã đạt 145 tỷ USD , đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Nhật Bản Trong sự phát triển chung của nền kinh tế , kinh tế đối ngoại của TQ đã đạt được thành quả nhất định, trước hết là do kết quả sản xuất của các ngành cùng với các chính sách nhất quán và ngày một đồng bộ bắt kịp với xu thế hội nhập với thế giới. Trước hết là đẩy mạnh xuất nhập khẩu; xuất nhập khẩu đều tăng nhanh, đến năm1994 đã đưa đất nước thoát khỏi tình trạng nhập siêu sang xuất siêu và thay đổi cơ cấu nhóm hàng xuất khẩu. Thật vậy, nếu năm 1952 chỉ xuât được 0.8 tỷ USD thì năm 1998 đã xuất được 182,4 tỷ USD, cũng thời gian này, nhập từ 1,12 tỷ USD lên 140,5 tỷ USD, cơ chế hàng công nghiệp chế biến trong giá trị xuất khẩu từ 49% năm 1980 tăng lên trên 86% năm 1995, thị trường xuất nhập khẩu của Trung Quốc trải khắp các quốc gia trên thế giới. Năm 1997 hoạt động ngoại thương Trung Quốc đã đạt được kết quả rất khả quan xuất khẩu đạt 182,7 tỷ USD xếp thứ 10 nhập khẩu 142,3 tỷ USD xếp thứ 12 thế giới. Nền ngoại thương của Trung Quốc còn đạt được sự cải thiện rõ rệt về cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu, từ chỗ xuất nhập khẩu hàng cấp thấp là chính chuyển sang xuất nhập khẩu hàng thành phẩm công nghiệp là chính. a.Cơ cấu xuất khẩu: Có thể chia cơ cấu hàng hoá xuất nhập khẩu của Trung Quốc thành 4 loại như sau: Các loại sản phẩm sơ cấp mà chủ yếu là nông sản và khoáng sản Các sản phẩm công nghiệp nhẹ, bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động Sản phẩm công nghiệp của các ngành sử dụng vốn tập trung(công nghiệp nặng, hoá chất ...) Sản phẩm sử dụng kĩ thuật cao công nghệ tiên tiến (điện tử, máy vi tính...) Trước kia hàng xuất khẩu chủ yếu của Trung Quốc là nguyên liệu khô và các thành phẩm sử dụng nhiều lao động(nhóm các hàng truyền thống loại 1 và 2) như : than , dầu mỏ, quần áo, đồ chơi trẻ em, hàng đệt may và thủ công mỹ nghệ. Hiện nay, Trung Quốc đã coi trọng và bắt đầu tăng nhanh xuất khẩu các thành phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao hơn(nhóm 2-loại 3 và 4) như các sản phẩm hóa chất, điện tử, máy tính...tỉ trọng các thành phẩm công nghiệp nói chung trong tổng xuất khẩu đã tăng từ 40,5% năm 1978 lên gần 80% trong những năm đầu thập kỷ 90. Về phương châm chiến lược, Trung Quốc chia chiến lược xuất khẩu của họ thành 3 giai đoạn: Giai đoạn 1: chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm thô, sơ cấp sang xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ sử dụng nhiều lao động. Giai đoạn 2: chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm công nghiệp nhẹ và bán thành phẩm sử dụng nhiều lao động sang xuất khẩu các thành phẩm công nghiệp cần nhiều vốn mà chủ yếu là các sản phẩm công nghiệp nặng –hóa chất. Giai đoạn 3: Tập trung vào coi trọng xuất khẩu các sản phẩm sử dụng kĩ thuật cao, công nghệ tiên tiến. Trong những năm tới cơ cấu hàng xuất khẩu của Trung Quốc vẫn là các sản phẩm công nghiệp nhẹ , công nghiệp dệt và nguyên liệu. Tuy nhiên, xét theo khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào các cơ sở chế tạo máy, tỷ trọng may móc thiết bị xuất khẩu sẽ tăng đáng kể. Hiện nay Trung Quốc đang cố gắng điều chỉnh cơ cấu hàng hoá xuất khẩu để chuyển từ xuất khẩu các sản phẩm dệt, công nghiệp nhẹ sử dụng vốn tập trung kết hợp từng bước tăng xuất khẩu các sản phẩm có hàm lượng kĩ thuật cao. Thực hiện mục tiêu này, Trung Quốc đã đề ra các biện pháp như sau: Nâng cao trình độ gia công các sản phẩm sơ cấp, coi trọng xuất khẩu những hàng hoá có độ tinh xảo cao sử dụng nhiều lao động, những sản phẩm nông lâm nghiệp, gia tăng tỷ trọng xuất khẩu hàng hoá thành phẩm Tích cực sử dụng kĩ thuật, tri thức, công nghệ mới tăng xuất khẩu những hàng hoá là sản phẩm của ngành công nghiệp nặng – hoá chất, sử dụng kĩ thuật cao và đổi mới thiết bị của ngành dêt, công nghiệp nhẹ, chế biến lương thực, thực phẩm, nâng cao chất lượng và trình độ kĩ thuật của các hàng hoá xuất khẩu truyền thống. Về xuất khẩu: Năm 1997, tỷ trọng hàng thành phẩm công nghiệp trong hàng xuất khẩu của Trung Quốc đã tăng từ 49,7 % năm 1980 lên 86,9 % vào năm 1997, nghĩa là tăng tới 37 điểm phần trăm. Riêng hàng cơ điện đã trị giá 59,32 tỷ USD chiếm 32,4% tổng kim ngạch xuất khẩu. Công cuộc mở cửa và giao lưu buôn bán của Trung Quốc ngày càng có ảnh hưởng quan trọng đối với đời sông kinh tế xã hội của Trung Quốc . Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Trung Quốc đã tương đương với 36% giá trị tổng sản phẩm trong nước.Cơ cấu hàng xuất nhập khẩu và cơ cấu thị trường có nhiều thay đổi rõ rệt: số lương hàng thành phẩm công nghiệp xuất khẩu tăng nhanh nhất là những mặt hàng truyền thống như quần áo , giày dép, dụng cụ thể thao và các loại hàng thủ công mỹ nghệ... những mặt hàng này tỉ lệ xuất khẩu mỗi năm tăng 18,5%. Năm 1980 những mặt hàng nêu trên chiếm 25% trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu. Chỉ riêng mặt hàng giầy dép của Trung Quốc xuất sang thị trường tư bản chủ nghĩa( Mỹ, Nhật, ý, Pháp) đã trị giá 160 triệu USD. Việc xuất khẩu than và dẩu mỏ tăng nhanh chiếm 21,5% trong tổng giá trị hàng hoá xuất khẩu. Hoạt động này thu được kết quả trên cơ sở tăng lượng khai thác và mở rộng thị trường buôn bán. Năm 1987, Trung Quốc đã xuất 27,2 triệu tán dầu,13,5 triệu tấn than ,trong đó 80% là sang Nhật, 20%, sang Mỹ. Bên cạnh đó, Trung Quốc còn xuất một số loại nông phẩm sang thị trường Mỹ .úc, Pháp ... b.Về nhập khẩu: Trong những năm đầu thực hiện mở cửa, Trung Quốc không thực hiện tự do nhập khẩu nhưng chính sách thương mại của Trung Quốc lại là nhằm thúc đẩy tiến bộ KHKT và phát triển kinh tế trong nước tăng khả năng xuất khẩu, tiết kiệm ngoại tệ nên TQ phải lựa chọn những khoản mục nhập khẩu phù hợp, từ đó duy trì sự cân bằng thương mại. Chính sách của TQ là ưu tiên nhập khẩu những laọi máy móc và kỹ thuật tiên tiến phục vụ công cuộc hiện đại hoá nền kinh tế đặc biệt để đáp ứng các yêu cầu phát triển về năng lượng, giao thông vận tải và xây dựng cơ sở hạ tầng. Ngoài ra Trung Quốc cũng coi nhập khẩu các loại nhu yếu phẩm và những loại hàng hoá mà thị trường trong nước thiếu hụt. Bên cạnh đó các chính sách thương mại cũng thường xuyên được điều chình để thay đổi cơ cấu nhập khẩu, làm cho cơ cấu này trở nên hợp lý hơn. Trong những năm 70, cùng với sự phát triển của các mối quan hệ đối ngoại và nhu cầu phát triển kinh tế quốc dân, khối lượng nhập khầu của Trung Quốc tăng rất nhanh, đặc biệt trong ba năm liên tiếp 1977-1979.Tổng lượng nhập khẩu của ba năm này bằng một nửa giá trị nhập khẩu trong cả thập kỷ 70. So với thập kỷ 60, tỷ lệ nhập khẩu tư liệu sản xuất tăng từ 71,6% lên 81%. Tương ứng tỷ lệ nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm từ 28,4% xuống còn 19%. Trong thời gian này, ngoài máy móc thiết bị, TQ còn nhập nhiều loại nguyên vật liệu và hàng tiêu dùng khác như: thép, nhôm, đồng, cao su,hoá chất công nghiệp, gạo, bông... để phát triển kinh tế phục vụ chương trình “ Bốn hiệ đại hoá”. Từ năm 1972 đến năm 1979, TQ đã nhập khẩu 367 lại hang háo với tổng giá trị 13,56 tỷ USD. Sang thập kỷ 80, cả nước TQ đắm mình trong công cuộc cải cách và xây dựng kinh tế, với chính sách mở cửa, hoạt động ngoại thương của TQ bước vào một thời kỳ mới đầy sôi động. Từ năm 1980 đến 1984, khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc tăng 30%. Trong 5 năm (1986-1990) khối lượng nhập khẩu đạt 253,82 tỷ USD, trung bình mỗi năm tăng 15%. Trrong thời gian này, Trung Quốc rất coi trọng thu hút vốn và kỹ thuật hiện đậi , do vậy nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như : Anh, Pháp, Mỹ,Nhật, Đức chiếm hơn 80% tổng khối lượng nhập khẩu của Trung Quốc trong những năm 80. Năm 1996 Trung Quốc nhập khẩu với tổng giá trị là 138,8 tỷ USD, trong đó tỷ lệ nhập khẩu hàng sơ chế chiếm 28,3%, hàng chế tạo chiếm 81,7%. Trong hàng chế tạo, nhập khẩu máy móc và thiết bị vận tải chiếm 48,3%. Nhìn chung hầu hết các sản phẩm nhập khẩu của Trung Quốc trong những năm đầu thập kỷ 90 đề liên quan đến sử dụng kĩ thuật nước ngoài. Xu hướng này nằm trong chủ trương coi trọng nhập khẩu kỹ thuật phục vụ các ngành năng lượng , thép, máy móc, và công nghiệp hoá chất sẽ tiếp tục được duy trì trong những năm cuối thập kỷ 90 này. FDI: Muốn phát triển kinh tế Trung Quốc đã thực hiện giải pháp tích cực là tăng đầu tư. Trong nhiều năm gần đây mức độ tăng vốn đầu tư trung bình hàng năm xấp xỉ 10%, năm 98 lên tới 15% và dự kiến năm 2000 là 13%. Từ năm 1978 với Luật đầu tư nước ngoài và các chính sách đồng bộ(theo xếp hạng của thế giới năm 1999 Trung Quốc đứng thư hai trên toàn thế giới về tạo cơ hội thuận lợi thu hút vốn đầu tư nước ngoài,sau Mỹ), đã thu hút được nhiều vốn đầu tư của nước ngoài, tính đến cuối tháng 3/1999 đã có 238.228 dự án FDI được cấp giấy phép , với tổng vốn đầu tư lên tới 581,2 tỷ USD(năm cao nhất là năm 1993 vối số vốn FDI lên tới 111 tỷ USD). Vai trò của FDI ngày càng quan trọng , riêng năm 1997 vốn đầu tư nước ngoài vào TQ đã góp chiếm 15% tài sản cố định, giá trị sản xuất cỉa các cơ sở có vốn đầu tư nước ngoài chiếm gần 19% giá trị sản xuất của ngành công nghiệp, đống góp hơn 13% thuế thu từ các ngành công nghiệp và thương mạu giải quyết công ăn việclàm cho 17,5 triệu người, bằng 10% lao động trong khu vực phi nông nhgiệp. Mặc dù tỷ lệ vốn đầu tư thực hiệnkhá cao ,gần 50%; có luật và chính sách đầu tư nhất quán nên thu hút được vốn của người Hoa ở Hồng Kông, Ma cao,Đài Loan... lên tới 62% tổng vốn đầu tư nước ngoài và trên 64% vốn đầu tư thựchiện trong cả thời kỳ 1979-1997. Tuy nhiên một số năm gần đây đầu tư nước ngoài giảm sút. Năm 1998 FDI* chỉ đạt 54 tỷ USD. Theo tính toán và công bố của Bộ ngoại thương và kinh tế đối ngoại, từ nay đến năm 2005 Trung Quốc dự tính cần cầu đầu tư vào trong thiết bị khoảng 1000 tỷ USD để phát triển kinh tế. Đây là một cơ hội để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Trung Quốc . Các nhà đầu tư quốc tế nhận xét răng, cách đây 20 năm , Trung Quốc hoàn toàn là một “mảnh đất hoang” về đầu tư quốc tế. Song nhờ cố gắng mở rộng đường để thu hút vốn đầu tư nước ngoài đến nay Trung Quốc đã trở thành mảnh đất mầu mỡ cho các nhà đầu tư Châuávà thế giới. Từ năm 1979 đến năm 1997, Trung Quốc đã thu hút được một lượng đầu tư từ bên ngoài đạt 348,35 tỷ USD. Trong đó 63% là FDI , đạt trên 220 tỷ USD từ 100 nước và khu vực vào trên 20 ngành nghề. Năm 1998, dù có chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ Châuánhưng lượng đầu tư vào Trung Quốc vẫn tăng, tuy mức tăng không lớn như mấy năm trước. Các hợp đồng trị giá 52,1 tỷ USD tăng 2/5 so với năm 1997; mức sử dụng thực tế là 58,9 tỷ USD , trong đó FDI là 45,6 tỷ USD tăng 0,7%. Nhờ những cố gắng trong thu hút vốn nước ngoài từ năm 1993 Trung Quốc trở thành nước đứng đầu các nước đang phát triển, đứng thứ 2 sau Mỹ và giữ được vị thế đó trong 6 năm liền. Sử dụng cốn đầu tư trực tiếp đã trở thành một bộ phận quan trọng, gắn liền với nềnkinh tế quốc dân của Trung Quốc. Nhất là từ sau 1992 tới nay, lĩnh vực thu hút FDI ở Trung Quốc không ngừng được mở rộng, quy mô không ngừng được gia tăng,trình độ khôngngừng được nâng cao. Từ năm 1993-1997 trong 5 năm liền Trung Quốc là nước thu hút vốn FDi nhiều nhất trong các nước đang phát triển và thứ hai toàn cầu sau Mỹ. Tính đến cuối năm 1998 đã có 324.712 xí nghiệp có vốn FDI vào Trung Quốc đã được phê chuẩn. Tổng số vốn FDI thu hợp đồng là 572,52 tỷ USD, tổng số vốn doanh nghiệp hải ngoại đầu tư trực tiếp đã được sử dụng trên thực tế là 267,45 tỷ USD. Hiện nay có 145.000 xí nghiệp do doanh nghiệp hải ngoại đầu tư trực tiếp đã đi vào hoạt động, số người là việc là 17,5 triệu người Bắt đầu từ năm 1995 Trung Quốc đã thựchiện chuyển đổi từ chính sách ưu đãi sang chính sách “ đãi ngộ quốc dân” với các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và còn mở rộng cửa hơn nữa cho việc thu hút vốn. Du lịch: Du lịch- ngành “công nghiệp không khói” cũng sớm trở thành ngành mũi nhọn để thu hút ngoại tệvà giải quyết công ăn việc làm , chưa kể còn nhằm mục đích giới thiệu cho thế giới về một đất nưcớ có nhiều danh lam thắng cảnh, một chế độ chính trị XHCN theo kiểu Trung Quốc. Năm 1980 Trung Quốc mới có 5,7 triệu khách du lịch, trong đó khách du lịch nước ngoài là 53 vạn, Hoa kiều là 5,3 vạn, đông nhất là bà con ở Hồng Kông, Macao,Đài Loan về thăm lên tới 5,1 triệu; 17 năm sau khách du lịch đã lên tới 57,6 triệu trong đó người nước ngoài là 7,6 còn là 50 triệu bà còn ở Hồng Kông, Macao, Đài Loan... Thu nhập từ du lịch năm 1980 mới có 617 triệu USD thì năm 1997đạt tới 12 tỷ USD. Trước khi thực hiện cải cách – mở cửa, Trung Quốc là một quốc gia khép kín về mọi mặt, không những không mở cửa giao lưu kinh tế mà còn hạn chế khách nước ngoài đến thăm. Năm 1978 trên đất nước mênh mông đầy danh lam thắng cảnh và các di tích lịch sử văn hoá lại là quê cha đất tổ của mấy chục triệu người Hoa và Hoa Kiến, vậy mà chỉ đón có 1,89 triệu du khách với thu nhập vẻn vẹn chỉ có 260 triệu USD. Nhờ phát huy tiềm năng to lớn và phong phú, ngày nay ngành “ công nghiệp không khói” của Trung Quốc đã trở thành một trong những ngành có nhịp độ tăng trưởng nhanh nhất. Số người đến thăm Trung Quốc năm

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc60804.doc
Tài liệu liên quan