Đề tài Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp –nông thôn

Công nghiệp hoá đất nước trước hết là công nghiệp hoá kinh tế nông thôn.Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh chung của đát nước mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận đông đảo lao động và dân cư cả nước.

Nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm tới 80% dân số cả nước và 70% lực lượng lao động của cả nước .Kể từ sau đổi mới nền kinh tế, khu vực nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao .Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế, nhiều vấn đề xã hội nổi lên gay gắt như :tình trạng người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng; sự phân hoá giàu nghèo tăng nhanh; tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng .

Trong các vấn đề trên, việc làm cho người lao động đang là vấn đề bức xúc và là nguyên nhân chính của các hiện tượng nói trên. Các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng cũng đã thường xuyên đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho ngưoừi lao động đang ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn. Chính vì vậy, trong điều kiên hiện nay, việc nghiên cứu “Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp –nông thôn ” có một ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần hoàn thiện và xây dựng các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn

Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương :

Chương I:NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG TÙ NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP

Chương II:THỰC TRẠNG CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆPSANG PHI NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOAN 1996-2000

Chương III: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN DỊCH LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP SANG PHI NÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2001-2010

 

doc60 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1259 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp –nông thôn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu Công nghiệp hoá đất nước trước hết là công nghiệp hoá kinh tế nông thôn.Vấn đề này được đặt ra không chỉ bởi tầm quan trọng của phát triển kinh tế nông thôn trong bối cảnh chung của đát nước mà còn vì nông thôn là nơi cư trú, sinh sống và làm ăn của một bộ phận đông đảo lao động và dân cư cả nước. Nông thôn Việt Nam hiện nay chiếm tới 80% dân số cả nước và 70% lực lượng lao động của cả nước .Kể từ sau đổi mới nền kinh tế, khu vực nông nghiệp và nông thôn nói chung đã có bước tăng trưởng và phát triển tương đối cao .Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu kinh tế, nhiều vấn đề xã hội nổi lên gay gắt như :tình trạng người chưa có việc làm và thiếu việc làm ngày càng tăng; sự phân hoá giàu nghèo tăng nhanh; tệ nạn xã hội và tội phạm có chiều hướng gia tăng …. Trong các vấn đề trên, việc làm cho người lao động đang là vấn đề bức xúc và là nguyên nhân chính của các hiện tượng nói trên. Các văn kiện quan trọng của Đảng và Nhà nước và phương tiện thông tin đại chúng cũng đã thường xuyên đề cập đến vấn đề giải quyết việc làm cho ngưoừi lao động đang ngày một tăng lên ở khu vực nông thôn. Chính vì vậy, trong điều kiên hiện nay, việc nghiên cứu “Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp –nông thôn ” có một ý nghĩa thiết thực trong việc góp phần hoàn thiện và xây dựng các chính sách giải quyết việc làm cho lao động nông thôn Nội dung của đề tài bao gồm 3 chương : Chương I:Những vấn đề cơ bản về chuyển dịch lao động tù nông nghiệp sang phi nông nghiệp Chương II:thực trạng chuyển dịch lao động nông nghiệpsang phi nông nghiệp giai đoan 1996-2000 Chương III: Phương hướng và giải pháp chuyển dịch lao động nông nghiệp sang phi nông nghiệp giai đoạn 2001-2010 Chương I những vấn đề lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn I.Những vấn đề chung về lao động 1.Lao đông và những nhân tố ảnh hưởng lao động: 1.1.Khái niệm lao động 1.1.1.Lao động : -Lao động là hoạt động có mục đích của con người, lao động là hành động diễn ra giữa người với giới tự nhiên. Trong quá trình lao động, con người vận dụng sức tiềm tàng trong thân thể của mình, sử dụng công cụ lao động để tác động vào giới tự nhiên, chiếm lấy những vật chất trong tự nhiên, biến đổi vật chất ấy, làm cho chúng trở nên có ích cho đời sống con người.Vì thế lao động là điều kiện không thể thiếu được của đời sống con người, là một tất yếu vĩnh viễn, là một giới trao đổi vật chất giữa tự nhiên và con người, lao động chính là việc sử dụng sức lao động. - Sức lao động: Quá trình lao động đồng thời là quá trình sử dụng sức lao động. Sức lao động là năng lực lao động của con người, là toàn bộ thể lực và trí lực của con người. Sức lao động là yếu tố tích cực nhất, hoạt động nhất trong quá trình lao động. Nó phát động và dưa ra các tư liệu lao động vào hoạt động để tạo ra sản phẩm. Nếu coi sản xuất là một hệ thống gồm ba phần hợp thành (các nguồn lực, quá trình sản xuất, sản phẩm hàng hoá) thì sức lao động là một trong các nguồn lực(đầu vào của sản xuất) của sản xuất để tạo đầu ra sản phẩm hàng hoá(đầu ra) 1.1.2.Nguồn nhân lực (NNL): Nguồn nhân lực được hiểu là nguồn lực con người, là một trong những nguồn lực quan trọng nhất của sự phát triẻn kinh tế xã hội. NNL là một bộ phận của dân số trong độ tuổi nhất định theo qui định của pháp luật có khả năng tham gia lao động. NNL được biểu hiện trên hai mặt, về số lượng đó là tổng số những người trong độ tuổi lao động và thời gian làm việc có thể huy động được của họ.Việc qui định cụ thể độ tuổi lao động ở mỗi nước(Kể cả cận trên và cận dưới) rất khác nhau tuỳ theo yêu cầu trình độ phát triển của nền kinh tế xã hội trong từng giai đoạn. ở Việt Nam trước đây độ tuổi lao động qui định từ 16-60 tuổi đối với nam và 16-55 tuổi. Hiện nay theo bộ luật lao động qui dịnh lại là 15-60 tuổi đối với nam và 15-55 tuổi đối với nữ. *Số lượng nguồn nhân lực được đo lường thông qua chỉ tiêu, qui mô và tốc độ tăng, các chỉ tiêu này liên quan mật thiết với qui mô và tốc độ tăng dân số.Qui mô và tốc độ tăng dân số càng lớn thì qui mô và tốc độ tăng NNL càng lớn và ngược lại, tuy nhiên sự tăng đó phải sau một khoảng thời gian mới có biểu hiện rõ.Vì con người phải phát triển đến một mức độ nào đó mới trở thành người có sức lao động và có khả năng lao động *Chất lượng nguồn nhân lực : Chất lượng nguồn nhân lực là trạng thái nhất định của NNL, thể hiện mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên bản chất bên trong của nguồn nhân lực. Chất lượng nguồn nhân lực là chỉ tiêu phản ánh trình độ phát triển kinh tế và đời sống người dân trong một xã hội nhất định. Chất lượng nguồn nhân lực thể hiện thông qua một hệ thống các chỉ tiêu. Trong đó có các chỉ tiêu chủ yếu sau đây : - Chỉ tiêu biểu hiện trạng thái sức khoẻ của nguồn nhân lực : Sức khoẻ là trạng thái thoải mái về thể chất cũng như tinh thần của con người, vầ được biểu hiện thông qua chuẩn mực đo lường về chiều cao cân nặng , các giác quan nội khoa, ngoại khoa…bên cạnh việc đánh giá trạng thái sức khoẻ người ta còn dùng các chỉ tiêu đánh giá một quốc gia như, tỷ lệ sinh chết tỷ lệ tăng tự nhiên, tỷ lệ tử vong của trẻ em dưới một tuổi và dưới năm tuổi , tỷ lệ chết của trẻ em, tuổi thọ trung bình cơ cấu giới tính, tuổi tác, mức GDI/ 1 người . . . - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ văn hoá của nguồn nhân lực Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực là trạng thái hiểu biết của người lao động đối với những kiến thức phổ thông về tự nhiên và xã hội. Trong chừng mực nhất định, trình độ văn hoá dân cư biểu hiện bằng mặt bằng văn hoá dân trí của một quốc gia . Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực được thể hiện thông qua một số chỉ tiêu sau : + Số lượng và tỷ lệ người biết chữ +Số lượng và tỷ lệ người qua các cấp học như : tiểu học , trung học cơ sở ,thpt, cĐ, đh ,trên đh. Trình độ văn hoá của nguồn nhân lực là chỉ tiêu hết sức quan trọng. Nó phản ánh chất lượng NNL và có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển kinh tế xã hội. Trình độ văn hoá cao tạo khả năng vận dụng và tiếp thu nhanh chóng những tiến bộ khkt vào thực tiễn - Chỉ tiêu biểu hiện trình độ chuyên môn kỹ thuật của NNL: Trình độ chuyên môn kỹ thuật là trạng thái hiểu biết, kỹ năng thực hành về một chuyên môn nghề nghiệp nào đó được biểu hiện thông qua các chỉ tiêu : -Số lượng lao động được đào tạo và chưa đào tạo -Cơ cấu lao động được đào tạo : + Cấp đào tạo ( sơ cấp, trung cấp, cao cấp ) + Công nhân kỹ thuật và có bằng chuyên môn + Trình độ đào tạo ( cơ cấu bậc thợ, cơ cấu ngành nghề ) Cchỉ tiêu trình độ cnkt của nguồn nhân lực là chỉ tiêu quan trọng nhất phản ánh chất lượng nnl thông qua chỉ tiêu này cho thấy năng lực sản xuất của con người trong nghành, trong một quốc gia, trong một lãnh thổ, và khả năng sử dụng khkt vào sản xuất -Chỉ số phát triển của con người HDI: được đo lường thông qua 3 tiêu chí cơ bản: +Tuổi thọ bình quân +Thu nhập bình quân gdp/ người +Trình độ học vấn ( tỷ lệ biết chữ và số năm đi học trung bình của dân cư) Chỉ tiêu HDI là chỉ tiêu đánh giá sự phát triển của con người. Về mặt kinh tế có tính đến chất lượng cuộc sống và công bằng xã hội. Ngoài những chỉ tiêu trên người ta còn xem xét về năng lực, phẩm chất, nguồn nhân lực thông qua các chỉ tiêu:Ttruyền thống lịch sử về văn hoá, văn minh, phong tục tập quán của dân tộc... chỉ tiêu này nhằm nhấn mạnh ý chí năng lực tinh thân của người lao động 1.1.3.Nguồn lao động ( lực lượng lao động ) Nguồn lao động là một bộ phận dân số trong độ tuổi qui định thực tế có tham gia lao động ( đang có việc làm ) và những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Cũng như nguồn nhân lực, nguồn lao động được biểu hiện trên cả hai mặt là số lượng và chất lượng Như vậy theo khái niệm nguồn lao động thì có một số người được tính vào nguồn nhân lực nhưng lại không phải là nguồn lao động Đó là những người đang đi học những người đang làm việc nội trợ trong gia đình mình và những người thuộc tình trạng khác (nghỉ hưu trước tuổi qui định ) Trong nguồn lao động chỉ có những người đang tham gia lao động mới trực tiếp tạo ra của cải cho xã hội 1.2.Các nhân tố ảnh hưởng 1.2.1.Các yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động Có 4 yếu tố ảnh hưởng đến số lượng lao động +Dân số Dân số được coi là yếu tố cơ bản quyết định đến số lượng lao động qui mô dân số có ý nghĩa quyết định đến qui mô và cơ cấu nguồn lao động. Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến sự biến động dân số là: Phong tục tập quán của từng nước trình độ phát triển kinh tế mức độ chăm sóc y tế và chính sách của từng nước đối với vấn đề phát triển sinh đẻ. Tình hình tăng dân số trên thế giới hiện nay có sự khác nhau giữa các nước. Nhìn chung các nước phát triển có mức sống cao thì tỷ lệ tăng dân số thấp, ngược lại những nước đang phát triển và kém phát triển có tỷ lệ tăng dân số cao. Mức tăng dân số bình quân trên thế giới hiện nay là 1.8 % ở các nước châu âu thường ở dưới mức 1% các nước châu á là 2- 3%, các nước châu phi là 3-4%. Hiện nay 3/4 dân số thế giới sống ở các nuớc đang phát triển ở đó dân só tăng nhanh trong khi nền kinh tế phát triển chậm làm cho mức sống của người dân không tăng lên được và tạo ra áp lực lớn trong việc giải quyết việc làm. Do đó việc kế hoạch hoá dân số đi đôi với việc phát triển kinh tế là vấn đề quan tâm của các nước đang phát triển +Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là số phần trăm của dân số trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động trong tổng số nguồn nhân lực. Nhân tố tác động cơ bản đến tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là bộ phận dân số trong độ tuổi lao động không có nhu cầu làm việc vì đang ở độ tuổi đi học, đang làm công việc nội trợ hoặc ở trong tình trạng khác Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động thường được sử dụng để ước tính qui mô của dự trữ lao động trong nền kinh tế và có vai trò quan trọng trong thống kê thất nghiệp + Thất nghiệp và tỷ lệ thất nghiệp: Thất nghiệp gồm những người không có việc làm nhưng đang tích cực tìm việc làm. Số người không có việc làm sẽ ảnh hưởng đến kết quả hoạt động của nền kinh tế . Thất nghiệp là vấn đề trung tâm của mọi quốc gia, nó không chỉ có tác động về kinh tế mà còn tác động cả về khía cạnh xã hội . Theo cách tính thông thường thì tỷ lệ thất nghiệp tính băng tỷ lệ % giữa tổng số nguời thất nghiệp và tổng số người lao động. Nhưng đối với các nước đang phát triển thì tỷ lệ thất nghiệp chưa phản ánh đúng sự thực về nguồn lao động chưa sử dụng hết. Trong thống kê thất nghiệp có các nước đang phát triển, số người nghèo thường chiếm tỷ lệ rất nhỏ và khi họ thất nghiệp thì cố gắng không để thời gian đó kéo dài. Bởi vì họ không có các nguồn lực dự trữ, họ phải chấp nhận làm mọi việc nếu có. Do đó ở các nước đang phát triển để biểu hiện tình trạng chưa sử dụng hết lao động người ta sử dụng khái niệm thất nghiệp hữu hình và thất nghiệp trá hình, thất nghiệp trá hình gồm bán thất nghiệp và thất nghiệp vô hình Người ta cho rằng thất nghiệp trá hình là biểu hiện chính của tình trạng chưa sử dụng hết lao động ở các nước đang phát triển. Họ là những người có việc làm trong khu vực nông thôn hoặc thành thị không chính thức nhưng làm việc với mức năng suất rất thấp, họ đóng góp rất ít hoặc không đáng kể vào phát triển sản xuất .Vấn đề khó khăn là không đánh giá được chính xác nguồn lao động chưa được sử dụng hết dưới hình thức bán thất nghiệp hoặc thất nghiệp vô hình. Thời gian lao động được tính bằng số ngày làm việc trong năm ( ngày làm việc /năm ); số giờ làm việc / năm; số ngày làm việc / tuần, số giờ làm việc / tuần hoặc số giờ làm việc / ngày. Xu huớng chung của các nước là thời gian làm việc sẽ giảm đi khi trình độ phát triển kinh tế được nâng cao . 1.2.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động Chất lượng lao động biểu hiện cuối cùng ở năng suất lao động xã hội với các nhân tố khác không đổi, chất lượng lao động càng cao sẽ cho năng suất lao động cao hơn, có thể qui các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng lao động thành 3 nhóm chủ yếu - Nhóm thứ nhất bao gồm hành vi và giá trị của người lao động như sẵn sàng làm việc ở nơi xa lạ và khó khăn, kỷ luật về thời gian lao động, tận tuỵ với công việc, yên tâm với công việc đã lựa chọn và luôn có ý thức trau dồi nghề nghiệp Những giá trị này được ra thông qua học tập ở nhà trường truyền thống giả định, kinh nghiệp trong công việc . . .và có tác động rất lớn đến năng suất lao xã hội thúc đẩy phát triển kinh tế -Nhóm thứ hai thuộc về kỹ năng người lao động Đó là khả năng vận dụng những kiến thức thu thập được trong lý thuyết vào công việc thực tế. Nếu những hành vi và giá trị của người lao động liên quan đến phương pháp để nhìn nhận thế giới thì kỹ năng phản ánh phương pháp làm việc, khả năng thực hiện một công việc nào đó như thế nào. Các kỹ năng của người lao động được tạo nên thông qua học tập, tích luỹ trong nhà trường, trong xã hội và trong chính công việc của người lao động - Nhóm thứ ba liên quan đến tình trạng sức khoẻ của nguồn lao động Sức khoẻ được hiểu là khả năng chịu đựng cần thiết về thể chất và tinh thần để có thể học tập, nắm bắt các kỹ năng và áp dụng chung trong công việc thực tế. Tình hình sức khoẻ phụ thuộc vào chế độ chăm sóc y tế và đảm bảo về mặt định tính đối với lao động 2. Vai trò của lao động trong quá trình phát triển kinh tế xã hội 2.1.Nguồn lao động là yếu tố hàng đầu quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất . Mọi quá trình sản xuất chung qui lại gồm 3 yếu tố cơ bản, lao động của con người, đối tượng lao động và tư liệu lao động. Trong quá trình lao động con người tìm tòi, suy nghĩ, năng động sáng tạo, không chỉ sáng chế ra tư liệu lao động có năng xuất cao mà còn kết hợp tư liệu lao động với đối tượng lao động nhằm tạo ra những sản phẩm theo mục đích đã định. Nhờ có lao động của con người mà các tư liệu sản xuất được hoàn thiện từng bước và chỉ thông qua hoạt động của con người các tư liệu sản xuất mới phát huy hết tác dụng, thúc đẩy lực lượng sản xuất và nền kinh tế phát triển Trong giai đoạn này, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ , con người được đặt vào qui trình lao động hết sức phức tạp, đòi hỏi một năng lực sáng tạo, một trình độ kỹ thuật cao và ý thức trách nhiệm rất lớn , cả lao động cơ bắp, cả lao động kỹ thuật, và lao động quản lý có như vậy lực lượng vật chất to lớn mới sử dụng một cách hợp lý, có hiệu quả góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội Trong quá trình lao động, con người không chỉ làm biến đổi hình thái những cái do tự nhiên cung cấp, con người còn đồng thời thực hiện các mục đích tự giác của mình, mục đích ấy quyết định phương thức hành động của họ, giống như một qui luật và bắt ý chí của họ phải phục tùng nó. Vì vậy con người không chỉ là một yếu tố hàng đầu, năng động của quá trình sản xuất mà còn là chủ thể sáng tạo, đổi mới và hoàn thiện quá trình ấy. 2.2.Nguồn lao động là động lực to lớn của quá trình phát triển kinh tế xã hội Nhu cầu là động cơ cơ bản nhất của con người. Bất kỳ sự hoạt động nào của con người cũng đều bắt nguồn từ nhu cầu. Thoả mãn các nhu cầu chính là đảm bảo các lợi ích của con người. Vì lợi ích mà con người hoạt động. Lợi ích của con người bao gồm lợi ích vật chất và lợi ích tinh thần, lợi ích tâm lý. Trong đó lợi ích vật chất đóng vai trò quan trọng. Người lao động dù làm việc ở đâu dưới hình thức nào cũng đều nhằm đạt được lợi ích của mình. Lợi ích càng cao càng tạo nên sức hấp dẫn để con người hoạt động có hiệu quả hơn. Như vậy chính lợi ích là những nhu cầu trở thành động cơ của hành động. Thoả mãn lợi ích chính đáng của người lao động là động lực kinh tế trực tiếp thúc đẩy nền kinh tée xã hội phát triển 2.3.Nguồn lao động với tư cách là lực lượng tiêu dùng luôn là mục đích của sự phát triển kinh tế xã hội : Trong mọi phương thức sản xuất xã hội, sản xuất cái gì, sản xuất cho ai ? sản xuất như thế nào? suy cho cùng đều để phục vụ cho nhu cầu của con người. Vì vậy nhu cầu của con người trở thành thị trường sâu rộng, tác nhân kích thích sản xuất là “ đơn đặt hàng “ của xã hôi đối với sản xuất và là động cơ mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất phát triển. Nhu cầu của con người rất đa dạng, phức tạp gồm nhiều mức độ khác nhau phát triển từ thấp đến cao, có nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Nhu cầu trước mắt và nhu cầu lâu dài, nhu cầu cống hiến và nhu cầu hưởng thụ . . . các nhu cầu ấy quan hệ chặt chẽ với nhau và chi phối mạnh mẽ các hành vi của con người kể cả trong quan hệ đối với tự nhiên , xã hội và bản thân con người Như vậy nguồn lao động nói riêng và con người nói chung có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội ở mọi thời đại. Nhận thức đúng đắn vấn đề không chỉ là giúp chúng ta thấy rõ hơn ý nghĩa, tầm quan trọng của nó mà còn có cơ sở phương pháp luận để xem xét việc sử dụng nguồn lao động trong thời gian qua, trên cơ sở đó để định rõ phương hướng và giải pháp sử dụng và phát huy nguồn lao động trong tương lai II . Một số vấn đề chung về chuyển dịch cơ cấu lao động 1.Khái niệm chuyển dịch cơ cấu lao động 1.1.Cơ cấu lao động : Là sự phân chia về tỷ lệ lao động theo một số tiêu thức nào đó.Trong phạm vi đề tài này có hai loại cơ cấu lao động được xem xét đó là cơ cấu cung lao động và cơ cấu sử dụng lao động . * Cơ cấu cung lao động: Được xác định thông qua các chỉ tiêu phản ánh cơ cấu số lượng và chất lượng của nguồn lao động * Cơ cấu sử dụng lao động: Được xác định bằng tỷ lệ lao động theo ngành nghề theo khu vực nông thôn thành thị , theo thành phần kinh tế , tình trạng việc làm Dưới chế độ kế hoạch hoá tập trung cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu là do sự áp đặt của nhà nước thông qua phân công, phân bố lao động xã hội theo kế hoạch hàng năm. Trong cơ chế thị trường thì cơ cấu lao động được hình thành chủ yếu qua quan hệ cung cầu lao động trên thị trường. Tuy vậy vai trò của nhà nước vẫn có ý nghĩa hết sức quan trọng là điều tiết thông qua các chính sách để có được cơ cấu lao động hợp lý, phù hợp với cơ cấu kinh tế và môi trường phát triển kinh tế xã hội được xây dựng trong các kế hoạch định hướng cũng như để tạo thêm việc làm Về nguyên tắc, cơ cấu lao động phải phù hợp với cơ cấu kinh tế và chính vì thế nó phản ánh trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ văn minh của một xã hội, cũng do vậy, theo qui luật phát triển không ngừng của xã hội – cơ cấu lao động luôn luôn vân động. Đó là sự chuyển dịch cơ cấu lao động 1.2.Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn 1.2.1.Chuyển dịch cơ cấu lao động Chuyển dịch cơ cấu lao động là sự vận động chuyển hoá cơ cấu lao động từ trạng thái này ( cơ cấu lao động cũ ) sang trạng thái kia ( cơ cấu lao động mới) phù hợp với quá trình phát triển kinh tế xã hội Chuyển dịch cơ cấu lao động là một quá trình nhằm làm thay đổi cấu trúc và mối liên hệ lao động theo một mục tiêu nhất định. Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu lao động là quá trình phân bố, bố trí lực lượng lao động theo những qui luật những xu hướng tiến bộ nhằm mục đích sử dụng đầy đủ và có hiệu quả, nguồn lực lao động để thực hiện các mục tiêu tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế . 1.2.2.Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn *Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp là quá trình phân bố lại lực lượng lao động của các ngành nông-lâm- ngư nghiêp theo tỷ lệ phù hợp với qui trình vận động và phát triển của nền kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là luôn luôn biến đổi vì vậy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động cũng không kết thúc và diễn ra không ngừng.Trong điều kiện nước ta hiện nay cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Việc thực hiện quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn là một tất yếu khách quan. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu lao động trong điều kiện hiện nay không chỉ xuất phát từ yêu cầu phát triển của ngành nông nghiệp mà còn để đáp ứng yêu cầu mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động và tham gia hội nhập kinh tế khu vực và thế giới nhằm xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc tổ quốc * Về nguyên tắc: Chuyển dịch cơ cấu lao động phải được đặt ra trong tổng thể các mối quan hệ với các nhân tố kinh tế xã hội khác. Khi hoạch định các chính sách định hướng chuyển dịch cơ cấu lao động cần phải chú ý đến những nhân tố này.Trong đó tác động của cơ cấu vốn đầu tư đặc biệt tỷ lệ đầu tư cho con người, cho KHCN, thay đổi cơ cấu đầu tư giữa các vùng thành thị nông thôn, thay đổi cơ cấu đầu tư trong công nghiệp …sẽ tạo ra những điều kiện thuận lợi để làm phù hợp giữa cung và cầu lao động ->Về phía cung: Thúc đẩy đầu tư con người sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng lao động mà đây chính là điều mấu chốt để thực hiện thay đổi về cơ cấu lao động , đáp ứng nhu cầu sản xuất ->Về phía cầu: Khối lượng, cơ cấu đầu tư và hệ thống chính sách kèm theo quyết định cơ cấu sản xuất và nó thúc đẩy lại sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất.Với sự đầu tư cho KHCN cho các ngành phi nông nghiệp nhưng sẽ góp phần làm tăng năng suất là yếu tố quan trọng tác động đến chuyển dịch cơ cấu lao động theo khu vực. * Chuyển dịch cơ cấu cung lao động: Bao gồm sự thay đổi về trình độ học vấn, trình độ CMKT, thể lực, ý chí, thái độ và tinh thần trách nhiệm … suy cho cùng đây cũng là những nội dung chính của phát triển NNL. *Chuyển dịch cơ cấu sử dụng lao động hay (chuyển dịch cơ cấu việc làm)bao gồm sự thay đổi về cơ cấu lao động thao ngành, theo vùng, theo nghề, sự thay đổi cơ cấu của loại lao động (chủ, thợ..tự làm việc..) sự thay đổi cơ cấu theo hình thức sở hữu hay theo thành phần kinh tế 2.ý nghĩa của chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn * Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp nông thôn tạo điều kiện để thực hiện để chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng CNN-HĐH, nhằm thích ứng với cơ cấu của kinh tế mới. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới cho thấy, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đòi hỏi phải phối hợp chặt chẽ với sự thay đổi về chính sách khoa học kĩ thuật, công nghệ, tài chính với chính sách phát triển nguồn nhân lực * Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp tạo điều kiện phân bố lại lực lượng lao động hợp lí hơn giữa các vùng lãnh thổ, giữa các ngành nghề, giữa các khu vực kinh tế trong nông thôn, tạo điều kiện cho người lao động lựa chọn ngành nghề phù hợp hơn, tăng cơ hội tìm được việc làm *Chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp tạo điều kiện cân đối lại cung cầu về lao động, giải quyết vấn đề thất nghiệp và thất nghiệp cơ cấu, tạo điều kiện giải quyết việc làm và tăng thu nhập cho người lao động Vì vậy chuyển dịch cơ cấu lao động góp phần làm xích gần cung và cầu lao động và do đó được coi là một giải pháp tạo việc làm tích cực. Các nước châu á thái bình Dương đã có trách nhiều bài học quí về giải quyết việc làm thông qua. Chuyển dịch cơ cấu lao động ở Nhật bản, đầu những năm 60 của thế kỉ 20 hiện tượng thiếu việc làm ở nông thôn đã được chấm dứt và về cơ bản trên toàn lãnh thổ không có thất nghiệp (tỷ lệ thất nghiệp năm 1960 là 1,2%) vào nửa đầu những năm 80, Malaixia đã đạt được tình trạng đủ việc làm, còn ở Thái Lan, một nước nông nghiệp đang phát triển có nhiều nét tương tự như Việt Nam, luôn duy trì được tỷ lệ thất nghiệp ở dưới mức 3% suốt từ năm 1975 đến nay (hiện nay tỷ lệ là 2,5%)1995. ở nông thôn nước ta thì chuyển dịch cơ cấu lao động theo nghề đã tăng dần trong lao động phi nông nghiệp, thực hiện đa dạng hoá nông nghiệp là giải pháp duy nhất để giải quyết vấn đề thiếu việc làm, tăng thu nhập cho người lao động thực hiện xoá đói giả nghèo bền vững. Đặc biệt chuyển dịch cơ cấu chất lượng lao động làm tăng tỷ trọng lao động đã qua đào tạo, lao động có kĩ thuật, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng ngày càng cao là điều kiện tiên quyết bảo đảm thực hiện thành công yêu cầu của sự nghiệp CNN-HĐH đất nứớc 3. Sự cần thiết phải chuyển dịch cơ cấu lao động từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp 3.1.Xu hướng chuyển dịch: Các nước trong khu vực bước vào thời kỳ công nghiệp hoá từ rất lâu vào những năm 50 của thế kỷ 20 và đẩy mạnh cộng nghiệp hoá từ 1980 . Singapore thúc đẩy công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu từ năm 1967 . Hàn quốc chuyển sang công nghiệp hoá phát triển công nghiệp hoá và công nghiệp nặng từ 1973- 1979. Đài Loan công nghiệp hoá thay thế nhập khẩu từ năm 1953-1957 và đẩy mạnh công nghiệp hoá từ 1973-1975 Kinh nghiệm của các nước này cho thấy, để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá phải có một cơ cấu lao động tương thích mà đặc biệt là phải chuyển dịch về cơ cấu chất lượng lao động. Các nước phát triển nhanh trong khu vực châu á đã quan tâm từ lâu đến vấn đề mà Singapo từ năm 1959 đã nghiên cứu về đào tạo công chức nhà nước, từ năm 1960 đã dành một kế 5 năm để phát triển đào tạo nghề, năm 1973 có chương trình nâng cao tay nghề cho lao động khu vực chế tạo là mũi nhọn của xuất khẩu lúc bấy giờ. Đài Loan mặc dù đã đạt tới mức tăng trưởng cao ,thời kì 1981-1984 trong chính sách chuyển dịch cơ cấu của kinh tế nhằm áp dụng kĩ thuật và hiện đại hoá đã khuyến khích các cơ sở đào tạo nguồn nhân lực kĩ thuật thuộc chuyên nghành cơ bản và ứng dụng (khoa học ,toán,máy tính ..) để hướng vào các kĩ thuật tin học, công nghệ sinh học, máy móc và dụng cụ chính xác, công nghiệp, công nghệ môi trường, quang học điện tử … Một so sánh cho thấy vai trò chất lượng của nguồn nhân lực đới với

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100252.doc
Tài liệu liên quan