Đề tài Phương hướng và giải pháp chủ yếu huy động và sử dụng vốn tín dụng ngân hàng để phát triển kinh tế hộ sản xuất ở huyện Thanh Trì
1.1. Vị trí địa lý.
Thanh Trì là huyện ngoại thành cửa ngõ phía Nam thủ đô Hà Nội, trên đường trục quốc lộ 1A. Phía Bắc và Tây Bắc giáp quận Hai Bà Trưng và quận Đống Đa. Phía Nam, Tây nam giáp tỉnh Hà Tây (Thị xã Hà Đông và Huyện Thường Tín). Phía Đông và Đông Nam giáp huyện Gia Lâm với rang giới tệ nhiên là sông Hồng.
Toạ độ địa lý của Thanh Trì từ 20050 đến 21000 vĩ độ Bắc và từ 105045 đến 10056 kinh độ Đông.
Chiều dài Bắc Nam tương ứng với chiều dài Đông sang Tây vào khoảng 100 Km. Có tổng diện tự nhiên 9988,54 ha.
1.2. Về nguồn nước:
Thanh Trì có 6 con sông chảy qua, trong đó có hai con sông lớn, đó là sông Hồng và sông Nhuệ. Riêng sông Hồng hàng năm bồi đắp phù sa cho khoảng 800 ha, đồng thời còn có khả năng cho hàng vạn m3 cát. Và sông Nhuệ là con sông tiêu nước chính của huyện cùng với 4 sông là: Sông Lừ, sông Sét, sông Tô Lịch, sông Kim Ngưu từ nội thành chảy ra. Hàng năm 4 nhánh sông này vận chuyển khoảng 100 triệu m3 nước thải của nội thành chảy ra, đây là mặt thuận lợi để phát triển chăn nuôi cá của Thanh Trì. Tuy nhiên lượng nước thải ở đô thị dồn về Thanh Trì chưa qua xử lý cũng đang đặt ra nhiều vấn đề cần được giải quyết để phát triển nền nông nghiệp sinh thái bền vững.
1.3. Địa hình và đất đai của huyện.
Thanh Trì là vùng đồng bằng trũng, có cao độ trung bình 4-4,5 m. Cao nhất là 6,5 m, thấp nhất là 2,5 - 2,8 m được xếp vào vùng ô trũng ven đô của đồng bằng sông Hồng. Địa hình biến đổi phức tạp nghiêng và dốc từ Tây Bắc xuống Đông Nam, hình thành những vùng trũng cục bộ liên tiếp. Khu vực ngoài đê gồm 4 xã ven sông Hồng, thổ cư là sống đất bồi cao nằm giữa đê và lòng sông cao khoảng 8 - 9,5 m, đồng bãi có cao độ 7 - 7,5m nhiều đầm hồ chạy dài theo chân đê giữa được nước khi sông cạn. Phần trong đê gồm 21 xã và một thị trấn (Văn Điển) bị chia cắt bởi ba trục đường đê sông Hồng, quốc lộ 1A, đường sông Tô Lịch, các trục đường cao ngang Pháp Văn - Yên Sở, Văn Điển - Đồng Chì, đường 70A. và các con sông tiêu nước chảy của thành phố.
Đất đai chủ yếu được kiến tạo trên đất phù sa cổ 80% là đất thịt nặng, còn lại là cát phù sa sông Hồng bồi đắp hàng năm.
Về độ dày của đất trên 1 m, độ dốc dưới 1506 và không bị nhiễm mặn đều đạt 100% diện tích đất canh tác. Có 486 ha (chiếm 11% đất canh tác) thuộc đất có độ phì nhiêu trung bình, số còn lại thuộc loại đất tốt. Chân đất thịt năng hay sét có 2021 ha (chiếm 46,2%0 đất khó tưới 884 ha (chiếm 20,2%) đất bị ngập dài ngày 1.119 ha (chiếm 27,4%).
Đất đai của huyện Thanh Trì chủ yếu là đất bãi, đất đồng có độ phì nhiêu cao phù hợp với phát triển, trồng lúa, rau, màu hoa. Do hiểu rõ chất đất trong những năm gần đây người dân trong huyện đã bước chuyển hướng cây trồng có giá trị cao gấp 5 - 10 lần cây lúa.
Về mặt sông ngòi, trên địa bàn có 6 con sông chảy qua, trong đó có 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Nhuệ.
Qua sự phân tích ở trên ta thấy đất đai, sông ngòi huyện Thanh Trì thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp, nhưng phải chọn cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích hợp sao cho đem lại hiệu quả kinh tế cao nhất nhằm nâng cao thu nhập cho các hộ nông dân và tận dụng hết lượng lao động dư thừa.
1.4. Điều kiện thời tiết khí hậu:
Huyện Thanh Trì nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng thuộc khí hậu nhiệt đới gió mùa có hai mùa nóng lạnh rõ rệt. Có mùa đông lạnh từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau.
Nhiệt độ bình quân năm là 23,40C, tháng 6 nóng nhất với nhiệt độ bình quân 290C, ngày nóng nhất là 42,80C. Ngoài ra lạnh tập trung vào tháng 12 -1. Độ ẩm bình quân năm 85%, tháng 3 có độ ẩm cao nhất 89% tháng 11, 12 có độ ẩm thấp nhất 81%.
Lượng mưa hàng năm thường từ 170 đến 2000 ly. Trung bình có 142 ngày mưa trong năm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 9 với 1.420 ly bằng 79% lượng mưa cả năm. Năm mưa nhiều, mưa dồn dập vào tháng 7, 8, 9 theo quy luật gây ngập úng 67% diện tích lúa mùa, tháng 12 hầu như không có mưa.
Số ngày nắng cả năm của Thanh Trì là 220 ngày với khoảng 1.640 giờ/năm. Tháng 1, 2, 3 ít nắng nhất chỉ có 1,3 - 1,4 giờ/ngày. Các tháng này có tác dụng tích cực cho thời kỳ làm dòng phơi màu của lúa.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- TM072.doc