Đề tài Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - Kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông

Sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm cho không ít doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản. Nguyên nhân chính của tình trạng này, phần lớn là bắt nguồn từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp các doanh nghiệp này hoạt động chỉ quan tâm đến kết quả đạt được chỉ tiêu nhà nước giao mà không quan tâm đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh như thế nào tốt hay xấu, chi phí như thế nào. Vì vậy, có thể nói, hiệu quả sản xuất kinh doanh - chính là thước đo chất lượng, trình độ quản lý của doanh nghiệp và là một trong những điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp.

Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước ta. Nghành vận tải biển đóng vai trò hết sức quan trọng. Cùng với các nghành khác, nghành vận tải biển nói chung và nghành xếp dỡ nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do đó, xác định các phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nghành xếp dỡ là việc đánh giá lại quá trình sản xuất của các doanh nghiệp để tìm ra ưu điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khắc phục nhược điểm tồn tại, đồng thời đề xuất những phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp.

Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông là một xí nghiệp thành phần của Cảng Hải Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh là do xí nghiệp nhưng hoạch toán phụ thuộc. Với chức năng là một doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp được giao nhiệm vụ kinh doanh của dịch vụ như:

- Tổ chức xếp dỡ hàng hoá tàu biển.

- Kinh doanh kho bãi, cầu bến.

Kinh doanh trong việc giao nhận và bảo quản hàng hoá (gồm hàng container, hàng hoá thông qua cảng).

Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, xí nghiệp đã thực hiện chính sách đa dạng hoá để phù hợp với thị trường luôn biến động như hiện nay.

Trong thời gian thực tập ở xí nghiệp, qua tìm hiểu cùng với việc nghiên cứu có hệ thống em đã rút ra cho mình được những bổ ích:

Đề tài “Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông”.

Gồm các phần sau:

PHẦN I :CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT - KINH DOANH TRONG CÁC DOANH NGHIỆP.

PHẦN II :PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CỦA XÍ NGHIỆP.

PHẦN III :ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP LÊ THÁNH TÔNG.

PHẦN IV :PHƯƠNG HƯỚNG VÀ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA XÍ NGHIỆP XẾP DỠ LÊ THÁNH

 

doc50 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1040 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - Kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Sự chuyển đổi cơ chế quản lý từ tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế thị trường đã làm cho không ít doanh nghiệp bị thua lỗ hoặc đứng trước nguy cơ bị phá sản. Nguyên nhân chính của tình trạng này, phần lớn là bắt nguồn từ hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Dưới cơ chế tập trung quan liêu bao cấp các doanh nghiệp này hoạt động chỉ quan tâm đến kết quả đạt được chỉ tiêu nhà nước giao mà không quan tâm đến hiệu quả sản xuất - kinh doanh như thế nào tốt hay xấu, chi phí như thế nào... Vì vậy, có thể nói, hiệu quả sản xuất kinh doanh - chính là thước đo chất lượng, trình độ quản lý của doanh nghiệp và là một trong những điều kiện quan trọng nhất đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. Trong giai đoạn phát triển hiện nay của đất nước ta. Nghành vận tải biển đóng vai trò hết sức quan trọng. Cùng với các nghành khác, nghành vận tải biển nói chung và nghành xếp dỡ nói riêng đã có những đóng góp to lớn cho sự nghiệp tăng trưởng kinh tế và công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Do đó, xác định các phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của nghành xếp dỡ là việc đánh giá lại quá trình sản xuất của các doanh nghiệp để tìm ra ưu điểm trong hoạt động sản xuất kinh doanh và khắc phục nhược điểm tồn tại, đồng thời đề xuất những phương hướng và biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh cho doanh nghiệp. Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông là một xí nghiệp thành phần của Cảng Hải Phòng, hoạt động sản xuất kinh doanh là do xí nghiệp nhưng hoạch toán phụ thuộc. Với chức năng là một doanh nghiệp nhà nước, xí nghiệp được giao nhiệm vụ kinh doanh của dịch vụ như: - Tổ chức xếp dỡ hàng hoá tàu biển. - Kinh doanh kho bãi, cầu bến. Kinh doanh trong việc giao nhận và bảo quản hàng hoá (gồm hàng container, hàng hoá thông qua cảng). Để thực hiện tốt nhiệm vụ này, xí nghiệp đã thực hiện chính sách đa dạng hoá để phù hợp với thị trường luôn biến động như hiện nay. Trong thời gian thực tập ở xí nghiệp, qua tìm hiểu cùng với việc nghiên cứu có hệ thống em đã rút ra cho mình được những bổ ích: Đề tài “Phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất - kinh doanh tại xí nghiệp Lê Thánh Tông”. Gồm các phần sau: Phần I :cơ sở lý luận của nâng cao hiệu quả sản xuất - kinh doanh trong các doanh nghiệp. Phần II :phân tích thực trạng của xí nghiệp. Phần III :đánh giá hoạt động sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp lê thánh tông. Phần IV :phương hướng và biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp xếp dỡ lê thánh Phần I Cơ sở lý luận của việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong các doanh nghiệp 1- Khái niệm hiệu quả sản xuất - kinh doanh Hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, gắn liền với các cơ chế thị trường có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên doanh nghiệp có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản quá trình kinh doanh có hiệu quả. Khi đề cập tới hiệu quả kinh doanh các nhà kinh tế dựa vào từng góc độ xem xét để đưa ra các định nghĩa khác nhau. - Định nghĩa 1: Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng chi phí thấp nhất (PGD - TS Phạm Thị Gái - Giáo trình phân tích hoạt động kinh tế) - Định nghĩa 2: Hiệu quả sản xuất diễn ra khi xã hội không thể tăng sản lượng một loại hàng hoá mà không cắt giảm sản lượng một loạt hàng hoá khác. Một nền kinh tế có hiệu quả nằm trên đường giới hạn khả năng sản xuất của nó (P.Samuelsons và W. Nordhaus - Giáo trình kinh tế học). - Định nghĩa 3: Hiệu quả kinh tế phản ánh chất lượng, hoạt động kinh tế được xác định bằng kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Từ những định nghĩa trên ta có thể rút ra khái niệm về hiệu quả kinh doanh như sau: “Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh các trình độ khai thác các nguồn lực và trình độ chi phí các nguồn lực đó trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh”. 2- Bản chất của hiệu quả kinh doanh Hiệu quả kinh doanh được xét ở hai mặt: - Mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh trong việc thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu về và chi phí bỏ ra. Người ta chỉ thu được hiệu quả kinh tế khi nào mà kết quả thu về mà lớn hơn chi phí bỏ ra, chênh lệch càng lớn và hiệu quả càng cao và ngược lại. - Mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh sự cố gắng nỗ lực, trình độ quản lý của mỗi khâu, mỗi cấp trong hệ thống và sự gắn bó trong việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu chính trị - xã hội. Trường hợp cần phải định tính thành mức độ quan trọng hoặc vai trò của nhiệm vụ, công tác trong quá trình sản xuất. - Ta thấy hai mặt định lượng và định tính của phạm trù hiệu quả kinh doanh có quan hệ chặt chẽ với nhau. Việc thực hiện các mục tiêu định lượng cũng nhằm đạt được mục tiêu chính trị - xã hội nào cũng đạt được mục tiêu về định lượng. - Chính vì vậy, bản chất của hiệu quả kinh doanh chính là nâng cao năng xuất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội một cách hợp lý. Chính sự khan hiếm nguồn lực và việc sử dụng chúng có tính chất cạnh tranh nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đã đặt ra yêu cầu phải khai thác, tận dụng triệt để và tiết kiệm nguồn lực. Ngoài ra, để đạt được mục tiêu kinh doanh, các DN buộc phải coi trọng điều kiện hiện có của mình, phát huy năng lực, hiệu năng của các yếu tố sản xuất và tiết kiệm chi phí. 3- Một số quan điểm cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh Quan điểm 1: Đảm bảo sự thống nhất giữa nhiêm vụ chính trị và kinh doanh trong nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các doanh nghiệp mặc dù kinh doanh trong cơ chế thị trường nhưng có sự quản lý của nhà nước. Do vậy việc nâng cao hiệu quả kinh doanh phải xuất phát từ mục tiêu chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Đảng, Nhà nước. Điều này đảm bảo cân đối trên thị trường và tránh được việc đi ngược lại mục tiêu phát triển của đất nước. Quan điểm 2: Kết hợp hài hoà lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích người lao động. Sản xuất - Phân phối - Tiêu dùng là 3 quá trình gắn liền với nhau trong nền sản xuất xã hội. Phân phối phải hợp lý mới thoả mãn được lợi ích của các bộ phận, mới thực hiện được đòn bẩy kinh tế, kích thích nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong đó phải chú ý đến lợi ích của người lao động là yếu tố quyết định nâng cao hiệu quả kinh doanh. Quan điểm 3: Đảm bảo tính toàn diện và tính hệ thống trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh. Do hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm nhiều bộ phận, nhiều khâu, do vậy nâng cao hiệu quả sẽ có tính đồng bộ và phải thực hiện ở mỗi doanh nghiệp, mỗi nghành và toàn xã hội. Quan điểm 4: Đảm bảo tính thực tiễn trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh, chúng ta không thể đánh giá việc nâng cao hiệu quả kinh doanh mà chỉ dựa vào các chỉ tiêu đơn thuần mà cần phải xem xét mối tương quan giữa các doanh nghiệp với nghành, với địa phương và trong mối quan hệ tổng thể và cả nền kinh tế. Xem xét một cách khách quan như vậy sẽ giúp cho doanh nghiệp có biện pháp về nâng cao hiệu quả kinh doanh mang tính khả thi cao, phù hợp điều kiện cơ sở thực tiễn và chỉ tiêu nâng cao hiệu quả kinh doanh mới đủ điều kiện để thực hiện. Quan điểm 5: Căn cứ vào kết quả cuối cùng cả về hiện vật và giá trị để đánh giá hiệu quả kinh doanh. Khi xem xét hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp phải kết hợp cả về hiện vật và giá trị chứ không được chứ không được xem xét trên một mặt thì mới chính xác. Bởi vì mặt hiện vật mới phản ánh được một phần kết quả kinh doanh của doanh nghiệp mà chưa thể hiện những giá trị mà doanh nghiệp thu về từ hiệu quả kinh doanh đó. Có thể phải dựa vào hai mặt để xem xét. Để đánh giá hiệu quả kinh doanh giữa các kỳ, các doanh nghiệp thường dùng phương pháp so sánh đơn giản. Các chỉ tiêu được so sánh phải thống nhất với nhau: + Đảm bảo thống nhất về nội dung kinh tế các chỉ tiêu. + Đảm bảo thống nhất về về phương pháp tính các chỉ tiêu. + Đảm bảo thống nhất về đơn vị các chỉ tiêu số lượng, thời gian, giá trị. 4- Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh Các nhân tố cũng đồng thời là các yếu tố chủ yếu của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh. Nó có thể tác động một cách tích cực hoặc tiêu cực hay tác động có tính chất hai mặt tuỳ vào từng thời điểm. Nó quyết định đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh cao hay thấp, chi phí cho quá trình sản xuất kinh doanh thấp hay cao. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải nghiên cứu các nhân tố này để phát huy hay hạn chế sự tác động của nó vào quá trình kinh doanh của đơn vị mình, từ đó làm cơ sở đề ra các chiến lược kinh doanh thích hợp. 4.1. Các nhân tố thuộc về bản thân doanh nghiệp (yếu tố chủ quan) - Về lao động: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh - việc tuyển dụng và bố trí lực lượng lao động xem là đã hợp lý chưa, đã sử dụng phù hợp với năng lực sở trường của từng người chưa, số người cần đào tạo thêm là bao nhiêu... - Về tài sản cố định: Đây là yếu tố phản ánh năng lực sản xuất hiện có, trình độ tiến bộ kỹ thuật và trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại ở mức nào, có ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh ở mức độ nào. - Nhiên, nguyên vật liệu: Việc đảm bảo kịp thời đồng bộ đúng chất lượng các nhiên, nguyên vật liệu là điều kiện có tính chất tiền đề cho sự liên tục của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh góp phần tiết kiệm được vật tư, tăng tích luỹ cho doanh nghiệp. 4.2. Các nhân tố ảnh hưởng thuộc về bên ngoài (yếu tố khách quan) - Khách hàng: Đây là yếu tố quan trọng hoạt động kinh doanh. Mọi hoạt động của doanh nghiệp chỉ nhằm thoả mãn, đáp ứng tốt mọi yêu cầu của khách hàng. Khách hàng là người mua quyết định thị trường, quyết định người bán, là người đặt ra yêu cầu về hàng hoá dịch vụ trên thị trường; khách hàng chỉ ưa thích những hàng hoá dịch vụ có chất lượng cao, giá cả phải chăng và được phục vụ mua bán thuận lợi. Khách hàng mong muốn và đòi hỏi người bán luôn quan tâm đến lợi ích của họ. - Cạch tranh: Trong cơ chế thị trường hiện nay, không có thế lực nào áp đặt sự độc quyền kinh doanh của bất kỳ ai, vì vậy cạnh tranh là tất yếu, là quy luật của kinh tế thị trường. Cạnh tranh vừa là môi trường vừa là mục tiêu của doanh nghiệp. Vì vậy cạnh tranh thể hiện 4 chức năng cơ bản sau: Cạnh tranh làm giá cả thị trường giảm xuống; thông qua thị trường buộc các doanh nghiệp tối yêu hoá các yếu tố đầu trong sản xuất; phải ứng dụng các tiến bộ, khoa học kỹ thuật để nâng cao chất lượng sản phẩm; giữ chữ đối với khách hàng. - Sản phẩm - dịch vụ: Để thu hút được khách hàng thì sản phẩm sản xuất ra có chất lượng cao thì doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được khoản chi phí do sửa chữa, đồng thời tạo lòng tin đối với khách hàng. Đồng thời phải có giá cả phù hợp đối với người tiêu dùng. Với các yếu tố này sẽ giúp các doanh nghiệp tăng lợi nhuận từ việc kinh doanh. - Đổi mới sản phẩm kinh doanh, phương thức phục vụ khách hàng, đổi mới trang thiết bị phục vụ bán hàng hiện đại chính xác, đảm bảo nhanh, Thuận lợi, Xây dựng phong cách bán hàng văn minh, lịch sự, nhạy bén nhằm thoả mãn nhu cầu của khách hàng và gây được lòng tin với khách hàng. 5- Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh tổng hợp Hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là vấn đề phức tạp có quan hệ với tất cả các yếu tố trong quá trình kinh doanh nên doanh nghiệp chỉ có thể đạt được hiệu quả cao khi việc sử dụng các yếu tố cơ bản của quá trình kinh doanh có hiệu quả. 5.1.1. Lợi nhuận Lợi nhuận được coi là hiệu quả chung cho mọi doanh nghiệp, lợi nhuận giúp cho doanh nghiệp tồn tại, phát triển và là nguồn vốn quan trọng để tái sản xuất, mở rộng toàn bộ nền kinh tế và doanh nghiệp. Lợi nhuận còn là một đòn bẩy kinh tế quan trọng có tác dụng khuyến khích người lao động, các đơn vị ra sức sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Trong kinh doanh, lợi nhuận là phần chênh lệch giữa doanh thu và chi phí bỏ ra đẻ có được doanh thu đó. Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí Lợi nhuận trong kinh doanh được tính bằng công thức: P = TR - (TC + TAX + T0) Trong đó: P : Lợi nhuận thu được từ hoạt động sản xuất kinh doanh. TR : Tổng doanh thu thực hiện dịch vụ, tiêu thụ sản phẩm. TC : Tổng chi phí để có khối lượng sản phẩm, dịch vụ đem tiêu thụ. TAX : Thuế trong kinh doanh. T0 : Tổn thất (+) hoặc thu nhập (-) ngoài hoạt động cơ bản. 5.1.2. Một số chỉ tiêu so sánh Để đánh giá hiệu quả kinh doanh nhằm phát hiện những mặt mạnh, mặt yếu, những tiềm năng cũng như những hạn chế của doanh nghiệp ngoài những chỉ tiêu trên thì còn phải sử dụng một số chỉ tiêu so sánh. * Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Chỉ tiêu nói lên mức sinh lãi trên một (đồng) doanh thu bán hàng sẽ thu được bao nhiêu (đồng) lãi. Nếu trị số nghiên cứu lớn hơn trị số kỳ gốc càng nhiều thì càng tốt chứng tỏ xí nghiệp có sản lượng cao, tiết kiệm được chi phí, nếu trị số kỳ nghiên cứu nhỏ hơn kỳ gốc thì xí nghiệp làm ăn kém hiệu quả, cần xem lại toàn bộ quá trình sản xuất của mình. * Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí Chỉ tiêu này cho ta biết một đồng chi phí sản xuất thì tạo ra được bao nhiêu (đồng) lợi nhuận và trị số càng nhỏ càng tốt chứng tỏ xí nghiệp đang trên đà phát triển. * Tỷ suất lợi nhuận theo vốn sản xuất Chỉ tiêu này cho biết một (đồng) vốn sản xuất sẽ mang về cho doanh nghiệp bao nhiêu đồng lợi nhuận. * Tỷ suất lợi nhuận theo lao động Chỉ tiêu này nói lên mức lãi của một cán bộ làm được trong năm. * So sánh kết quả đầu ra với chi phí đầu vào Hiệu quả kinh doanh Kết quả đầu ra bao gồm: Tổng doanh thu lợi nhuận thuần. Yếu tố đầu vào bao gồm: Vốn lưu động, vốn cố định, đối tượng lao động. Nếu kết quả bằng hoặc lớn hơn 1 thì doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả, ngược lại doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả nếu kết quả nhỏ hơn 1. 5.2. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng các yếu tố đầu vào 5.2.1. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu năng suất lao động thể hiện trực tiếp hiệu quả sử dụng các yếu tố lao động trong việc thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Năng suất lao động được xác định bằng công thức: Trong đó: W: Năng suất lao động bình quân trong kỳ. Q: Khối lượng sản phẩm sản xuất trong kỳ. T: Số lượng lao động bình quân trong kỳ. Chỉ tiêu trên phản ánh sản phẩm mà một người lao động tạo ra trong một đơn vị thời gian 5.2.2. Nhóm chỉ tiêu tài sản cố định trong sản xuất kinh doanh: Tài sản cố định (TSCĐ) là những tư liệu lao động chủ yếu mà nó có đặc điểm cơ bản là tham gia vào những chu kỳ sản xuất, hình thái vật chất gần như không bị thay đổi từ chu kỳ đầu tiên cho đến khi bị đào thải khỏi quá trình sản xuất. Giá trị chúng được chuyển rần vào giá trị sản phẩm. Sau đây là một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ: Sức sản xuất của TSCĐ Chỉ tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng doanh thu thuần: Sức sinh lời của TSCĐ Chỉ tiêu này cho biết một đồng nguyên giá bình quân TSCĐ đem lại mấy đồng lợi nhuận thuần hay lãi gộp. 5.2.3. Nhóm chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản lưu động (TSLĐ) và vốn lưu động trong sản xuất: Vốn lưu động là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị TSLĐ và vốn lưu thông để đảm bảo cho sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp tiến hành bình thường. Vốn lưu động chuyển toàn bộ giá trị vào sản phẩm sau mọi chu trình sản xuất. Hiệu quả về sử dụng TSCĐ được phản ánh qua các chỉ tiêu: Sức sản xuất của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết một đồng vốn lưu động đem lại mấy đồng doanh thu thuần. Sức sinh lợi của vốn lưu động Chỉ tiêu này phản ánh 1 đồng vốn lưu động làm ra được mấy đồng lợi nhuận thuần trong kỳ. Số vòng quay của vốn lưu động Chỉ tiêu này cho biết vốn lưu động quay được mấy vòng trong kỳ. Nếu số vòng quay càng tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng lớn và ngược lại. Thời gian của 1 vòng luân chuyển Chỉ tiêu này cho ta biết số ngày cần thiết để vốn lưu động quay được một vòng. Thời gian của 1 vòng luân chuyển thì tốc độ luân chuyển càng lớn. 5.3. Chỉ tiêu hiệu quả về mặt kinh tế xã hội 5.3.1. Tăng các khoản nộp ngân sách Tất cả các doanh nghiệp tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều có nhiệm vụ nộp cho nhà nước dưới hình thức là các loại thuế như thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất,... Các khoản nộp ngân sách tăng chứng tỏ kết quả kinh doanh của doanh nghiệp tăng. Điều này sẽ phản ánh doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hơn. 5.3.2. Thu nhập bình quân của mọi người lao động tăng Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, lương trả cho công nhân tính bằng sản phẩm hoặc thời gian. Nếu năng suất lao động tăng sẽ làm cho số sản phẩm sản xuất ra tăng, từ đó dẫn đến tăng lương. Ngoài lương ra, nếu doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả thì sẽ nâng cao tiền lương. phần II đánh giá thực trạng của xí nghiệp xếp dỡ lê thánh tông 1- Quá trình hình thành và phát triển của xí nghiệp - Cảng Hải Phòng là một cảng lớn nhất miền Bắc. Đây là nơi chung chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu góp phần thúc đẩy sự phát triển nền kinh tế của đất nước Cảng Hải Phòng nằm ở vĩ độ 200 32’ Bắc, kinh độ 100 36’ Đông, nằm bên bờ của sông Cấm, cách cửa biển 38 km. Luồn lạch vào cảng rất thuận lợi cho tàu có trọng tải đến 10.000DWT ra cập bến. Được khởi công xây dựng từ năm 1876, trải qua gần 124 năm xây dựng và phát triển, Cảng Hải Phòng từng bước được cải tạo, trang bị các thiết bị và công cụ xếp dỡ hệ thống cơ sở vật chất bến bãi ngày càng hoàn thiện, hiện đại hơn. Trong hơn 80 năm thuộc Pháp, nơi đây là nơi xếp dỡ hàng hoá mà đế quốc vơ vét bóc lột của nước ta. Từ năm 1997, Cảng khẩn trương triển khai dự án cải tạo và nâng cấp cảng theo quyết định 492/TTg ngày 31/7/1996 của Thủ tướng Chính phủ, nhằm xây dựng bến mới xếp dỡ hàng hoá vào hàng hiện đại nhất Đông Nam á và cải tạo các bến cũ nhằm đưa sản lượng tăng lên. - Xí nghiệp Container là một xí nghiệp thành phần của Cảng Hải Phòng. Được thành lập vào ngày 01/07/1993. Trước năm 1998, nền kinh tế Việt Nam với chế độ tập trung, quan liêu bao cấp, chậm phát triển giao lưu hàng hoá thương mại chủ yếu bằng các hiệp định ký với các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Lượng hàng hoá thông qua Cảng là hàng nhập thông qua đội tàu của Liên Xô đảm nhận, lượng hàng vận chuyển bằng Container qua Cảng rất ít cho nên lúc đó Cảng chưa cần tổ chức một đơn vị chuyên làm nhiệm vụ xếp dỡ Container. Từ năm 1989 với đường nối đổi mới nền kinh tế do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng và lãnh đạo, nền kinh tế nước ta chuyển sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, giao lưu thương mại và hợp tác làm ăn giữa nước ta với các nươc trong khu vực và trên thế giới diễn ra hết sức mạnh mẽ. Trong khi đó vận chuyển hàng hoá bằng Container là phương thức vận tải tiên tiến được nhiều nước trên thế giới và trong khu vực sử dụng. - Do vậy, trước yêu cầu cấp bách của sự phát triển phương thức vận tải bằng Container đã xuất hiện ở Việt Nam. Tháng 9/1998, Tổng cục đường biển (nay là Tông Công ty Hằng hải Việt Nam) đã ký hợp đồng liên doanh với hãng CGM (nước Cộng hò Pháp) Công ty liên doanh này lấy tên là G EMARTRANS . Tháng 11/1989 GEMARTRANS đã ký hợp đồng bốc xếp, giao nhận và bảo quản Container với Cảng Hải Phòng. Để thực hiện hợp đồng này, Giám đốc Cảng Hải Phòng đã ra quyết định xây dựng một bãi Container ở khu vực cầu 1, mua sắm trang thiết bị chuyên dùng và thành lập một đội bốc xếp tổng hợp đảm nhận việc bốc hàng cho hãng CGM. Tháng 12/1990 đội công nhân bốc xếp tổng hợp thứ hai được thành lập đảm bảo cho việc làm hàng cho hãng EAC sau khi hãng này chuyển xuống Cảng Chùa Vẽ thì đội này được giao nhiệm vụ làm cho hãng HEUNG – A (Hàn Quốc) do VIETFRACHT làm đại lý. Hai đội bốc xếp này cùng làm hàng Container nhưng lại ở vị trí xa nhau là cầu 1 và cầu 7 thuộc hai xí nghiệp thành phần quản lý. Vì vậy việc kết hợp, bố trí công việc xếp dỡ, nhân lực, tổ chức sản xuất gặp rất nhiều khó khăn. - Chính vì vậy, tháng 7/1993 xí nghiệp Container được ra đời là hợp nhất 2 đội sản xuất với nhiệm vụ xếp dỡ Container cho hãng HEUNG – A,GEMARTRANS và sau này hãng STRAITS (hãng tàu của Singapore). Khi thành lập xí nghiệp chịu trách nhiệm quản lý hệ thông cầu cảng, từ cầu số 1 đến cầu số 3. Với trang thiết bị gồm 6 cần trục chân đế có sức nâng từ 1 – 16 tấn (do nhà máy Kinow-Liên Xô sản xuất) cùng hệ thống kho bãi hàng Container và các loại hàng hoá khác nhau bao gồm 62.000m2 bãi xếp Container và hơn 3.000m2 bãi xếp các loại sắt thép, thiết bị cùng một hệ thống kho kín chứa hàng như kho 1, kho 2 và kho 3. Xí nghiệp đã chuẩn bị kho nâng hàng Container có sức nâng tới 40 tấn, xe nâng vỏ Container khác và nhiều xe chuyên dùng. - Sau đó do kế hoạch phát triển tương lai của Cảng hàng Container sẽ được di chuyển dần xuống Cảng Chùa Vẽ nên xí nghiệp Container vừa tiếp nhận hàng Container vừa tiếp nhận các loại hàng hoá khácdo lượng hàng Container giảm, các loại hàng hoá khác bắt đầu tăng lên. Để phù hợp với nhiệm vụ mới, tháng 9/1999 Xí nghiệp Xếp dỡ Container được chuyển thành Xí nghiệp xếp dỡ Lê Thánh Tông với nhiệm vụ tổ chức xếp dỡ giao nhận và bảo quản hàng Container và các loại hàng hoá khác. 2- Nhiệm vụ sản xuất - kinh doanh của xí nghiệp - Xí nghiệp Xếp dỡ Lê Thánh Tông là một xí nghiệp thành viên của Cảng Hải Phòng do đó mọi hoạt động kinh doanh chủ yếu của xí nghiệp đều nằm dưới sự chỉ đạo trực tiếp của lãnh đạo Cảng Hải Phòng. Tất cả hoạt động bốc xếp hàng hoá cũng như tình hình thực hiện các chỉ tiêu chủ yếu đều do Cảng Hải Phòng đề ra, dựa trên cơ sở những báo cáo về tình hình thực hiện các chỉ tiêu mà xí nghiệp đã thực hiện và phải nộp đều đặn tháng, hàng quý, hàng năm cho Cảng. Chính vì vậy xí nghiệp có nhiệm vụ:- - Tổ chức, xếp dỡ, giao nhận và bảo quản hàng Container và hàng hoá khác thông qua Cảng. - Hoàn thành kế hoạch sản lượng Cảng giao cho. - Quản lý vốn, tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đạt hiệu quả cao nhất và giảm giá thành xếp dỡ, tiến hành hoạch toán kinh tế (xí nghiệp hoạch toán vào Cảng) 3- Một số sơ đồ cơ giới hoá xếp dỡ hàng Container Container xuất hiện đầu tiên trong vận chuyển ở Công ty Đường sắt Newtorrk - Mỹ vào ngày 19/3/1921. Công ty này đã khánh thành dịch cụ Container giữa Bleveland và Chicago. Lần đầu tiên trong lịch sử ngành đường sắt tiếp cận giai đoạn vận chuyển từ cửa đến cửa và từ đó được áp dụng rộng rãi trên các tuyến đường sắt ở Châu Âu và Nhật Bản sau chiến tranh thế giới lần thứ II. Trong vận tải biển hàng Container được sử dụng đầu tiên trong lĩnh vực quân sự của Mỹ, trong chiến tranh thế giới lần thứ II. Đến năm 1966 Công ty dịch vụ biển bộ (Sealand Service Ine) đã dùng tàu Container hoá lan tràn nhanh chóng trên các tuyến thương mại quốc tế. Container là một thiết bị vận tải có tính cố định được thiết kế riêng để làm rễ ràng cho công việc chuyên chở hàng hoá bằng một hay nhiều phương thức vận tải khác nhau mà không cần phải xếp lại hàng hoá. Container được trang bị những bộ phận cho phép bốc xếp ngay, đặc biệt để di chuyển từ phương tiện này sang phưong tiện khác. Container được thiết kế theo tiêu chuẩn quốc tế để dễ dàng cho việc chuyển tải: Container có dạng hình hộp, kín nước để chứa đựng một đơn vị hàng hoá nhất định đảm bảo an toàn cho hàng hoá bên trong tránh được những tác động xấu của thời tiết đến hàng hoá. Container mang lại nhiều lợi ích cho các chủ hàng và các chủ tàu, làm thuận lợi cho việc tổ chức bốc xếp và bảo quản hàng hoá ở các Cảng, giảm thời gian tàu nằm ở các Cảng, tăng số chuyến đi cho tàu, giảm chi phí đóng gói, chi phí lưu kho ít tốn kém, dễ dàng cho việc kiểm tra hang tồn kho, bảo quản hàng hoá tốt. Kích thước của Container 40 feet - Sức chở tối đa : 32 tấn - Chiều dài : 12 m -Chiều rộng : 2,438 m - Chiều cao : 2,60 m Kích thước của Container 20 feet - Sức chở tối đa : 25 tấn - Chiều dài : 06 m -Chiều rộng : 2,438 m - Chiều cao : 2,60 m 3.1. Sơ đồ xếp dỡ hàng Container 3.2. Lược đồ xếp dỡ hàng Container 2 2’ 2’ 1 1’ 1’ 3.3. Các phương án bố trí trong lược đồ Quá trình 1: Tàu - Ô tô ( toa ) Quá trình 1’: Tàu - Sà lan Quá trình 1: Tàu - Bãi ( Trong quá trình 2 gồm: 2; 2’; 2” ) Quá trình 1: Bãi - Ô tô ( toa ) 4- Cơ sở vật chất kỹ thuật Đối với nghành vận tải biển nói chung và các xí nghiệp xếp dỡ nói riêng thì cơ sở vật chất là yếu tố quan trọng nhất. Nó là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh được giao và nó ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Cơ sở vật chất kỹ thuật của XNXD Lê Thánh Tông bao gồm: Cầu tàu, kho bãi, thiết bị xếp dỡ, phương tiện vận chuyển, công cụ mang hàng, nhà xưởng, thiết bị văn phòng ... Tài sản cố định gồm: * Nguyên giá của 74 tài sản: 109.104.305.085 (đồng) * Đã khấu hao: 48.600.316.142 (đồng) * Giá trị còn lại: 60.504.033.943 (đồng) 4.1. Hệ thống cầu tàu, kho bãi a. Cầu tàu: Hiện nay xí nghiệp có 330m cầu tàu cùng một lúc có thể tiếp nhận được 3 tàu Container có trọng tải mỗi tàu 10.000 T với số Container dưới 250 TEU. Cầu tàu được xây dựng theo kiểu bệ cọc cao bằng bê tông cốt thép theo tiêu chuẩn cảng biển cấp 1. b. Kho bãi: - Kho chưa hàng hiện có kho CFS có diện

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc100000.doc
Tài liệu liên quan