Thực hiện chủ trương của Đảng làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội, đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và văn hoá, việc xã hội hoá, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm văn hoá đã có bước tiến mới. Tuy vậy, chúng ta vẫn rất lúng túng để tìm ra cơ chế, giải pháp thích hợp cho phát triển văn hóa trong bối cảnh mới. Những nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, trong đó có vấn đề phát triển ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa theo kịp với sự phát triển.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng đi vào chiều sâu thì văn hoá càng nổi lên là một trong những trụ cột chính của sự hợp tác. Những vấn đề trọng tâm được đặt ra đối với các quốc gia, như: sự đối thoại giữa các nền văn hoá văn minh, chính sách nhằm bảo vệ, phát huy sự đa dạng văn hoá và vấn đề xuất nhập khẩu các sản phẩm văn hoá Nhiều nước đã rất chú trọng đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá, xem đây là một biện pháp hữu hiệu. Công nghiệp văn hóa không những có khả năng to lớn trong việc truyền bá, bảo vệ, phát huy bản sắc, giá trị văn hoá dân tộc, mà còn giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tri thức. Phát triển công nghiệp văn hoá liên quan đến thị trường hàng hoá văn hoá, giá trị thương mại, liên quan đến chính sách văn hoá, chính sách đầu tư, sự thay đổi hệ thống pháp lý cũng như hệ thống đánh giá các hoạt động và sản phẩm văn hoá của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập.
Nhiều nền kinh tế trên thế giới, sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá đã và đang chiếm tỉ trọng đáng kể của tổng thu nhập quốc dân, thậm chí trở thành mũi nhọn về xuất khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam cả nhận thức và thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp văn hoá còn rất sơ khai. Thực tế đó đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, khả năng sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hoá của nhân dân. Thực tế đó cũng làm hạn chế việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Không phát triển nền công nghiệp văn hóa, không những ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc- mà còn là sự biểu hiện của yếu thế, không cạnh tranh được với các sản phẩm văn hoá của nước ngoài Nếu không vượt qua được những thách thức này, thì về mặt trái của nó, một mặt chúng ta phải chịu thua thiệt về kinh tế, mặt khác do tính phụ thuộc càng tăng, điều đó cũng đồng nghĩa là phải đối diện với những hệ luỵ khôn lường về văn hoá dưới góc độ xây dựng phát triển con người, cũng như việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Trên đây là những lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài “PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VĂN HOÁ Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP”. Hy vọng những kết quả đạt được sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn của phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế, hiện đại hóa nền văn hóa nhằm phát triển con người, phát triển đất nước trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay.
153 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2588 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thực hiện chủ trương của Đảng làm cho văn hoá thấm sâu vào đời sống xã hội, đảm bảo sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và văn hoá, việc xã hội hoá, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh sản phẩm văn hoá đã có bước tiến mới. Tuy vậy, chúng ta vẫn rất lúng túng để tìm ra cơ chế, giải pháp thích hợp cho phát triển văn hóa trong bối cảnh mới. Những nghiên cứu lý luận về mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, trong đó có vấn đề phát triển ngành công nghiệp văn hóa vẫn chưa theo kịp với sự phát triển.
Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế càng đi vào chiều sâu thì văn hoá càng nổi lên là một trong những trụ cột chính của sự hợp tác. Những vấn đề trọng tâm được đặt ra đối với các quốc gia, như: sự đối thoại giữa các nền văn hoá văn minh, chính sách nhằm bảo vệ, phát huy sự đa dạng văn hoá và vấn đề xuất nhập khẩu các sản phẩm văn hoá… Nhiều nước đã rất chú trọng đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá, xem đây là một biện pháp hữu hiệu. Công nghiệp văn hóa không những có khả năng to lớn trong việc truyền bá, bảo vệ, phát huy bản sắc, giá trị văn hoá dân tộc, mà còn giữ vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tri thức. Phát triển công nghiệp văn hoá liên quan đến thị trường hàng hoá văn hoá, giá trị thương mại, liên quan đến chính sách văn hoá, chính sách đầu tư, sự thay đổi hệ thống pháp lý cũng như hệ thống đánh giá các hoạt động và sản phẩm văn hoá của mỗi quốc gia trong quá trình hội nhập.
Nhiều nền kinh tế trên thế giới, sự phát triển của ngành công nghiệp văn hoá đã và đang chiếm tỉ trọng đáng kể của tổng thu nhập quốc dân, thậm chí trở thành mũi nhọn về xuất khẩu. Trong khi đó ở Việt Nam cả nhận thức và thực tiễn để phát triển ngành công nghiệp văn hoá còn rất sơ khai. Thực tế đó đã ảnh hưởng lớn đến nhu cầu, khả năng sáng tạo, hưởng thụ các giá trị văn hoá của nhân dân. Thực tế đó cũng làm hạn chế việc tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại. Không phát triển nền công nghiệp văn hóa, không những ảnh hưởng đến quá trình hiện đại hoá nền văn hoá dân tộc- mà còn là sự biểu hiện của yếu thế, không cạnh tranh được với các sản phẩm văn hoá của nước ngoài… Nếu không vượt qua được những thách thức này, thì về mặt trái của nó, một mặt chúng ta phải chịu thua thiệt về kinh tế, mặt khác do tính phụ thuộc càng tăng, điều đó cũng đồng nghĩa là phải đối diện với những hệ luỵ khôn lường về văn hoá dưới góc độ xây dựng phát triển con người, cũng như việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong bối cảnh hiện nay.
Trên đây là những lý do để chúng tôi nghiên cứu đề tài “Phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp”. Hy vọng những kết quả đạt được sẽ góp phần làm sáng tỏ về phương diện lý luận và thực tiễn của phát triển văn hóa gắn với phát triển kinh tế, hiện đại hóa nền văn hóa nhằm phát triển con người, phát triển đất nước trong thời kỳ mới ở nước ta hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Những nghiên cứu về xây dựng phát triển ngành công nghiệp văn hóa còn quá ít ỏi. Có thể khái quát về tình hình nghiên cứu như sau:
Nhóm thứ nhất: Những quan điểm có tính chất chỉ đạo trong đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về xây dựng và phát triển văn hoá trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, có liên quan đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá (Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 (khoá VII); Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII, IX, X; Nghị quyết Trung 5 (khoá VIII); Kết luận Hội nghị Trung 10 (khoá IX)...
- Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá VII) đã bàn đến những khía cạnh kinh tế trong hoạt động và kinh doanh văn hoá phẩm ở nước ta ( Đảng cộng sản Việt Nam: Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 (khóa VII), 1993, tr.22,23.
). Những vấn đề được nêu ra trong Nghị quyết: bằng mọi cách phải đưa những giá trị văn hoá của dân tộc và thế giới đến với nhân dân, mở rộng giao lưu văn hoá với nước ngoài (như xuất nhập khẩu văn hoá phẩm, khuyến khích việc trao đổi nghệ thuật với các đoàn nghệ thuật); cấm sản xuất và phổ biến những tác phẩm, phim ảnh, băng hình có nội dung độc hại, phản động đồi truỵ… Nghị quyết cũng đề ra nhiệm vụ tiếp tục bổ sung và hoàn chỉnh các quy định về mua, bán tác phẩm, vấn đề thuế; xây dựng và hoàn chỉnh các văn bản pháp quy về Luật Xuất bản, Luật bảo vệ di tích văn hoá dân tộc…
- Nghị quyết Trung ương 5 (khoá VIII) Về xây dựng phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc đã đánh giá những mặt tích cực và tiêu cực của tác động văn hoá đến đời sống tinh thần xã hội, và chỉ ra khuynh hướng “thương mại hoá” đang có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển văn hoá nghệ thuật, chiều theo những thị hiếu thấp kém, làm cho chức năng giáo dục tư tưởng và thẩm mỹ của văn học nghệ thuật bị suy giảm…( Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm BCH Trung ương Đảng khóa VIII, năm 1998, tr. 48.
).
- Kết luận của Hội nghị Trung ương X (khóa IX) đến Nghị quyết Đại hội X, đã tập trung nhấn mạnh phải bảo đảm sự gắn kết giữa phát triển văn hóa với phát triển kinh tế, phát triển kinh tế là trọng tâm, phát triển văn hóa làm nền tảng tinh thần của xã hội.
- Nghị quyết 23 của Bộ Chính trị Về phát triển văn học, nghệ thuật trong thời kỳ mới, khẳng định nước ta đã hình thành thị trường văn hóa phẩm, xây dựng, phát triển ngành công nghiệp văn hoá vì một nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển đất nước, hội nhập quốc tế.
Nhóm thứ hai: Những công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát triển công nghiệp văn hoá ở nước ta trên bình diện lý luận và thực tiễn, như: vấn đề kinh tế thị trường và kinh tế thị trường định hướng XHCN; vai trò của văn hoá trong quá trình phát triển, phát triển văn hoá trong kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam; sự tác động của toàn cầu hoá đối với phát triển văn hoá hiện nay; phát triển văn hoá phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá...
* Một số công trình nghiên cứu:
- Kinh doanh Xuất bản phẩm trong cơ chế thị trường ở Việt Nam (Luận án của Phạm Thị Như Tâm - Đại học Kinh tế quốc dân, năm 1994).
- Văn hoá vì phát triển - Phạm Xuân Nam, Nxb CTQG, Hà Nội 1998.
- Chống những biểu hiện của văn hoá, văn nghệ thương mại; Xã hội hoá các hoạt động văn hoá và xã hội hoá kinh doanh văn hoá- của Trần Trọng Đăng Đàn, Nxb Văn nghệ Sở Văn hoá Thông tin TP. Hồ Chí Minh, 1998.
- Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn xây dựng văn hoá ở nước ta - Hoàng Vinh (Nxb Văn hoá Thông tin - Hà Nội 1999).
- Một số nghiên cứu bước đầu về kinh tế học văn hoá - Lê Ngọc Tòng (NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2004).
- Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam, Nxb Văn hóa –Thông tin, Bộ Văn hóa-Thể thao và Du lịch, H, 2007
* Một số đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước:
- Kinh tế thị trường định hướng xã hội giai đoạn 2001 - 2004 (Đề tài cấp Nhà nước - KX.03.05, đã nghiệm thu).
- Phát triển văn hoá, con người và nguồn lực trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Đề tài Chương trình KX. 05, giai đoạn 2001 - 2004, đã nghiệm thu).
- Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc trong lĩnh vực vui chơi giải trí ở khu vực đô thị nước ta - thực trạng và giải pháp (Đề tài cấp Bộ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Phạm Duy Đức chủ nhiệm, đã nghiệm thu năm 2003).
- Mỹ thuật đương đại Việt Nam liên ứng với thế giới (nhìn từ Hà Nội)- Đào Mai Trang, (Đề tài khoa học cấp cơ sở, Bộ Văn hoá Thông tin - Tạp chí Văn hoá Nghệ thuật), năm 2005.
- Âm nhạc Việt Nam thời kỳ đổi mới thực trạng và giải pháp - Nguyễn Đăng Nghị (Đề tài cấp cơ sở - Bộ Văn hoá Thông tin - Tạp chí Văn hoá nghệ thuật), năm 2005.
- Thị trường văn hoá phẩm ở nước ta - hiện trạng và giải pháp (Đề tài cấp Bộ - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Nguyễn Thị Hương chủ nhiệm, đã nghiệm thu năm 2006).
- Hoạt động văn hoá và sản phẩm văn hoá trong cơ chế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay (Đề tài độc lập cấp Nhà nước - Bộ Khoa học công nghệ, TS. Trần Chiến Thắng chủ nhiệm, nghiệm thu cơ sở năm 2008).
- Nghiên cứu xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hoá của Thủ đô Hà Nội trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (Sở Văn hoá Thông tin Hà Nội - 01 X-12/01-2006-3, Phạm Duy Đức làm chủ nhiệm, đã có báo cáo tổng kết lần 1, năm 2008).
* Một số bài bài viết:
- Chính sách văn hóa- nhìn từ bản quyền tác giả trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, Nguyễn thị Hương (Thông tin Văn hóa và Phát triển, số 5, 2005).
- Xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hoá ở nước ta - Tô Huy Rứa (Tạp chí Cộng sản, số 1, tháng 1/2006).
- Quan điểm của C.Mác và Ph.Ăng-ghen về sản xuất văn hoá và thị trường hàng hoá văn hoá - Nguyễn Thị Hương (Tạp chí Lý luận chính trị, số 10, 2006).
- Xây dựng ngành công nghiệp văn hoá ở nước ta - Mai Hải Oanh, Tạp chí Văn hoá - Nghệ thuật, số 6/2006.
- Phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế- Nguyễn Thị Hương (Tạp chí Lý luận Chính trị, số 10, năm 2008).
- Chính sách kinh tế trong văn hóa và phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam - Nguyễn Thị Hương (Tạp chí Lý luận Chính trị và Truyền thông, số tháng 5/2009).
* Một số Hội thảo khoa học:
- Kỷ yếu Hội thảo Phát triển văn hóa Việt Nam giai đoạn 2010-2020 ở TP.Hồ Chí Minh ngày 21/2/2009 (Đề tài cấp Nhà nước do PGS,TS. Phạm Duy Đức chủ nhiệm).
- Hội thảo “Công nghiệp văn hóa ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” tại Hà Nội, do Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch tổ chức ngày 30/8/2009.
- Hội thảo “Phát triển công nghiệp văn hóa vui chơi giải trí ở nước ta hiện nay” do Viện Văn hóa phát triển tổ chức ngày 24/11/2009.
Các công trình nghiên cứu trên đây, bước đầu đã bàn về vấn đề phát triển ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phẩm ở nước ta trên các mặt chủ yếu, như: vấn đề kinh tế trong văn hoá, bản chất của hàng hoá văn hoá tinh thần và thị trường hàng hoá văn hoá tinh thần; quản lý thị trường văn hoá và cơ chế quản lý thị trường văn hoá. Tuy chưa hoàn thiện, nhưng một số công trình trên đã đưa ra quan niệm về công nghiệp văn hóa và cơ cấu của ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam, phân tích vai trò của công nghiệp văn hóa đối với việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Riêng công trình nghiên cứu phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô Hà Nội, đã khái quát được bức tranh cơ bản về tình hình phát triển công nghiệp văn hóa Thủ đô trong những năm qua.
Nhóm thứ ba: Một số công trình nghiên cứu về quản lý các hoạt động văn hoá và cơ chế quản lý văn hoá liên quan đến phát triển ngành công nghiệp văn hoá trong điều kiện hiện nay ở nước ta. Những công trình này gồm các đề tài, sách, hoặc các giáo trình đang được sử dụng giảng dạy, như:
- Đổi mới cơ chế quản lý doanh nghiệp công ích ngành văn hoá thông tin trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Nguyễn Danh Ngà - Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, 1997).
- Lược sử quản lý văn hoá ở Việt Nam (Tập bài giảng của Trường Đại học Văn hoá Hà Nội - Hoàng Sơn Cường (Nxb VH-TT, Hà Nội 1998).
- Quản lý hoạt động văn hoá - Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Hoàng Sơn Cường, Lê Thị Hiền, Trần Thị Diên (Nxb VH TT, Hà Nội 1998).
- Thể chế xã hội trong lĩnh vực văn hoá, văn nghệ ở nước ta (Đề tài cấp Bộ - Học viện CTQG Hồ Chí Minh - do GS, TS. Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2000).
- Xây dựng thể chế quản lý kinh doanh văn hoá phẩm hiện thời ở nước ta. (Đề tài cấp Bộ - Học viện CTQG Hồ Chí Minh - do GS, TS. Hoàng Vinh chủ nhiệm, nghiệm thu năm 2005).
- Quản lý văn hoá đô thị trong điều kiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước - Lê Như Hoa, Viện Văn hoá, năm 2000.
- Quản lý nhà nước đối với thị trường băng đĩa trong giai đoạn hiện nay, do TS. Đinh Thị Vân Chi làm chủ nhiệm (Đề tài cấp Bộ, năm 2005).
Nhiều vấn đề được bàn đến trong các công trình trên: quan niệm quản lý, quản lý văn hóa, trình độ khoa học công nghệ và công tác quản lý, những tác động tích cực và tiêu cực của quản lý văn hóa đến đời sống xã hội. Những vấn đề này liên quan trực tiếp đến phát triển nền công nghiệp văn hoá.
Như vậy, các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề phát triển ngành công nghiệp công nghiệp văn hóa ở Việt Nam chỉ mới quan tâm đến các phương diện sau:
1/ Những định hướng thể hiện trong chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển văn hoá, thực hiện chính sách kinh tế trong văn hoá, bảo đảm sự gắn kết giữa phát triển kinh tế và phát triển văn hoá. Đây là cơ sở quan trọng cho việc phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam trong cơ chế thị trường định hướng XHCN.
2/ Nghiên cứu sự phát triển của văn hoá Việt Nam trước tác động của kinh tế thị trường và toàn cầu hoá; bản chất của sản phẩm hàng hoá văn hoá, cơ sở lý luận của thị trường văn hoá phẩm, về quản lý văn hoá và việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, thể chế quản lý văn hoá ở nước ta hiện nay…
3/ Vai trò của Nhà nước trong việc tổ chức các hoạt động văn hoá và các sản phẩm văn hoá trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, liên quan đến cơ chế, chính sách phát triển ngành công nghiệp văn hoá và thị trường văn hoá phẩm ở Việt Nam.
4/ Nhận thức chung về phương diện lý luận phát triển công nghiệp văn hoá, như: quan niệm công nghiệp văn hóa, cấu trúc của ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta..., khảo sát thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở một số lĩnh vực, khu vực…
5/ Bước đầu nghiên cứu tính tất yếu, vai trò, ý nghĩa của phát triển công nghiệp văn hoá đối với việc xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, và những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng, phát triển ngành công nghiệp văn hoá ở nước ta.
6/ Tìm hiểu một số kinh nghiệm từ các mô hình về phát triển nền công nghiệp văn hoá của thế giới và khu vực.
Có thể nói cho đến nay, chưa có một công trình nào đặt vấn đề nghiên cứu một cách toàn diện vấn đề công nghiệp văn hoá ở Việt Nam, cả về lý luận và thực tiễn, chỉ ra tính tất yếu, đặc điểm cũng như việc khảo sát đánh giá thực trạng công nghiệp văn hoá ở nước ta trong quá trình đổi mới đất nước, đề xuất các giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN, hội nhập quốc tế hiện nay. Dù vậy, những kết quả nghiên cứu trên đây là cơ sở rất quan trọng cho việc nghiên cứu đề tài.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận về xây dựng phát triển ngành công nghiệp văn hoá, đề tài khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp văn hóa ở nước ta qua một số lĩnh vực, đề xuất phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,HĐH và chủ động hội nhập quốc tế.
Nhiệm vụ : Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập phát triển. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của ngành công nghiệp văn hoá nước ta trong những năm qua trên một số lĩnh vực chủ yếu. Dự báo xu hướng vận động, phát triển của ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam trong thời gian tới. Xác định phương hướng, đề xuất những giải pháp khả thi cho phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Công nghiệp văn hóa xét theo cơ cấu trong quan niệm của thế giới hiện nay, bao gồm rất nhiều ngành (quảng cáo, kiến trúc, giải trí kỹ thuật số, mỹ thuật đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, điện ảnh và video, in ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và phần mềm vi tính...), do hạn chế, nên phạm vi của đề tài này không thể nghiên cứu khảo sát toàn bộ các ngành. Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát ba lĩnh vực: Điện ảnh, sàn diễn và âm nhạc.
- Phạm vi khảo sát: Thực trạng nghiên cứu của đề tài được khảo sát ở một số thành phố lớn, đặc biệt là như Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, nơi có một số lĩnh vực thuộc công nghiệp văn hóa đang hoạt động khá sôi động.
6. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận mácxit và quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đề tài đã sử dụng phương pháp liên/đa ngành, phối hợp giữa các nhà quản lý văn hóa, các nhà doanh nghiệp, các nhà kỹ thuật và công nghệ gắn liền với hoạt động của ngành công nghiệp văn hóa để thực hiện mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra.
1. Nghiên cứu định tính (nghiên cứu lý thuyết): Đề tài dựa trên những cơ sở lý thuyết về công nghiệp văn hóa, vai trò của công nghiệp này đối với sự phát triển kinh tế, văn hóa xã hội và thực tiễn phát triển công nghiệp văn hóa ở một số nước trên thế giới. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá, dự báo các yêu cầu mà mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội đặt ra đối với việc xây dựng phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta trong bối cảnh mới, đưa ra định hướng và các giải pháp để phát triển.
2. Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh- Điểm yếu- Thời cơ- Thách thức: Strengths - Weaknesses - Opportunities- Threats) được sử dụng để phân tích nhằm làm rõ những điểm mạnh, điểm yếu của chính sách văn hóa ở nước ta, những thuận lợi cũng như khó khăn trong việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Phương pháp điều tra xã hội học. Nội dung điều tra tập trung vào 2 vấn đề chính: sử dụng phương pháp liên ngành, phối hợp giữa các nhà quản lý văn hóa, các nhà doanh nghiệp, các nhà kỹ thuật và công nghệ gắn liền với hoạt động của ngành công nghiệp văn hóa; những thuận lợi, khó khăn và yêu cầu đặt ra đối với phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt Nam hiện nay.
Địa bàn điều tra: Đề tài dự kiến điều tra chủ yếu ở các thành phố và đô thị lớn, đặc biệt là Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh.
4. Phương pháp thống kê - so sánh: Sử dụng các số liệu thống kê để phân tích và so sánh nhằm đưa ra kết luận về thực trạng phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta.
5. Phương pháp dự báo: Kết hợp cả phương pháp dự báo định tính và định lượng nhằm dự báo xu hướng phát triển của công nghiệp văn hóa Việt Nam trong giai đoạn tới.
7. Đóng góp mới về khoa học
- Đề tài tổng hợp các kết quả nghiên cứu về công nghiệp văn hoá từ các góc độ khác nhau, khái quát quan niệm, bản chất, cấu trúc của công nghiệp văn hoá - góp phần xây dựng lý thuyết phát triển công nghiệp văn hoá ở Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
- Làm rõ vai trò của phát triển công nghiệp văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển công nghiệp văn hoá của nước ta hiện nay trên một số lĩnh vực cơ bản, dự báo xu hướng, đề ra một số giải pháp để phát triển ngành công nghiệp văn hóa nước ta.
Những kết quả đạt được có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu và giảng dạy, cơ sở cho việc hoạch định chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế.
8. Nội dung nghiên cứu
Chương 1: Lý luận chung về công nghiệp văn hoá và vai trò của phát triển công nghiệp văn hoá đối với phát triển kinh tế, xã hội và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
Chương 2: Thực trạng phát triển ngành công nghiệp văn hoá Việt Nam từ năm trong những năm qua (qua khảo sát một số lĩnh vực)
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển công nghiệp văn hoá Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế
9. Lực lượng tham gia nghiên cứu
Tham gia thực hiện đề tài gồm những cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của Viện Văn hoá và phát triển, các nhà khoa học trong, ngoài Học viện, các cơ quản lý, cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm ngành công nghiệp văn hóa.
a. Cơ quan phối hợp:
- Ban Tuyên giáo Trung ương
- Vụ pháp chế - Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch
- Cục Nghệ thuật biểu diễn
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Hà Nội
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
- Sở Văn hóa - Thể thao - Du lịch Thành phố Đà Nẵng
- Khoa Văn hóa và Phát triển-Học viện Khu vực 2
Chương 1
Lý luận chung về công nghiệp văn hoá và vai trò của công nghiệp văn hóa đối với phát triển kinh tế-xã hội, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc
1.1. Quan niệm và cơ cấu của công nghiệp văn hoá
Sự phát triển mới và áp dụng những thành tựu của công nghệ-kỹ thuật xuất bản, kỹ thuật ghi âm, ghi hình, sắp chữ điện tử, mạng lưới truyền thông và kỹ thuật số…những thập kỷ gần đây trong lĩnh vực văn hóa, đã làm cho sản phẩm văn hóa-nghệ thuật được sản xuất ra với khối lượng lớn. Trong nền kinh tế thị trường, thực tế đó làm cho nhận thức từ lý thuyết đến thực tiễn về công nghiệp văn hóa đã được bàn thảo khá nhiều.
1.1.1. Quan niệm của thế giới về công nghiệp văn hóa
Công nghiệp văn hóa là gì?
Công nghiệp văn hóa xuất hiện gắn với nền văn hóa đại chúng, bắt đầu khoảng từ giữa thế kỷ XX.
Văn hóa đại chúng (mass culture), được hiểu ngắn gọn là nền văn hóa của một xã hội đại chúng - xã hội, được hình thành trên những điều kiện: sự gia tăng về số lượng của người lao động; sự phát triển của quá trình sản xuất, tiêu thụ lớn theo cơ chế thị trường; sự mở rộng không giới hạn không gian nhờ những tiến bộ về giao thông, thông tin; quá trình đô thị hóa và tập trung dân cư tại các đô thị và đời sống chính trị dân chủ. Nền văn hóa này có đối tượng thụ hưởng là đại đa số dân chúng - cả những người không có hoặc có trình độ giáo dục ở mức độ tương đối. Những giá trị văn hóa được phổ cập, truyền bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo chí, truyền thanh và ngày nay là truyền hình, internet…Một vài thập kỷ trở lại đây, người ta không chỉ nói đến ảnh hưởng của nền văn hóa đại chúng Mỹ, nền văn hóa đại chúng phương Tây…, mà còn nói đến nền văn hóa đại chúng Nhật, Hàn Quốc và một số nước khác của châu á. Giờ đây văn hóa đại chúng ngày càng phát triển đáp ứng, nuôi dưỡng nhu cầu của tầng lớp thị dân mới, tầng lớp trung lưu, những người làm công ăn lương, tầng lớp có trình độ học thức cao.
ở giai đoạn đầu, khi nền văn hóa đại chúng xuất hiện cùng với ngành công nghiệp văn hóa và những ảnh hưởng của nó, đã có những nhận thức khác nhau về quan niệm và vai trò của công nghiệp văn hóa.
Khái niệm “công nghiệp văn hóa” xuất hiện đầu tiên ở Mỹ, sau đó là quan niệm của một số học giả phương Tây. Những thập kỷ cuối thế kỷ XX, khi nền văn hóa đại chúng xuất hiện nhiều nước trên thế giới, thì công nghiệp văn hóa được nhận thức khá đầy đủ từ lý thuyết đến thực tiễn. Thời kỳ đầu khi công nghiệp văn hóa xuất hiện, có quan niệm xem đây là một bước thụt lùi của sáng tạo văn hóa, nhấn mạnh mặt tiêu cực của công nghiệp văn hóa.
Những ý kiến này cho rằng, khác với quá trình sản xuất, thưởng thức các giá trị văn hóa theo phương thức cổ điển, văn hóa đại chúng không thể hiện hết chiều sâu, chiều cao trong sáng tạo văn hóa. Công nghiệp văn hóa làm ra văn hóa đại chúng, là thứ văn hóa phục vụ số đông, không phải là văn hóa “bản gốc” mà là văn hóa “bản thế” (có sự thay thế, hỗ trợ sáng tạo bằng máy móc). Họ nhấn mạnh, trước hết những sáng tạo văn hóa bao giờ cũng bắt đầu từ những cá nhân. Và vì sản phẩm văn hoá được sáng tạo mang dấu ấn cá nhân, có tính độc đáo, tính đơn nhất của nó, nên khác với những sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng loạt bởi công nghiệp.
Những học giả người Mỹ Max Horkheimer (1895-1973) và Theodor Adorno (1902-1969) đã quan niệm văn hoá đại chúng giống như một nhà máy sản xuất hàng loạt các sản phẩm văn hoá theo một tiêu chuẩn nhất định để lôi kéo quần chúng vào sự hưởng thụ một cách bị động. Nhu cầu giải trí của công chúng được đáp ứng một cách dễ dàng, sẵn có, thông qua việc tiêu dùng những sản phẩm văn hoá đại chúng. Điều này khiến con người trở nên dễ bằng lòng và thoả mãn, cho dù điều kiện kinh tế có khó khăn thế nào, vì thế những sản phẩm văn hoá được sản xuất hàng loạt đó là một hiểm hoạ đối với những giá trị nghệ thuật chân chính (cấp cao). Theo họ, chính nền công nghiệp văn hoá đã kích thích những nhu cầu sai lầm, những thứ được tạo ra và thỏa mãn giá trị kinh tế đã làm hạn chế sự sáng tạo của con người. Những đòi hỏi chân chính của con người, ngược lại, chính là sự tự do, sáng tạo và hạnh phúc thực sự. Chính những người làm ngành công nghiệp văn hoá tuyên bố rằng để thoả mãn nhu cầu giải trí, nhưng họ lại che giấu cách thức tiêu chuẩn hoá những nhu cầu đó và việc xúi giục người tiêu dùng thèm muốn những sản phẩm của ngành công nghiệp ấy. Hậu quả là nền sản xuất hàng loạt đã duy trì cơ chế thị trường hàng loạt mà ở đó cá tính và sở thích riêng của cá nhân người tiêu dùng ngày càng không được coi trọng và bản thân những người tiêu dùng cũng dễ thay đổi như chính những hàng hoá mà họ mua.
Tuy nhiên, nếu đặt ra câu hỏi cho thực tế: tại sao các sản phẩm công nghiệp văn hoá ấy có thể phổ biến đến như thế không nếu như mọi người không thích chúng? và nền văn hoá đó có hay không có khả năng tự vận động trong sự quản lý? Thì chính điều đó đã phủ định luận điểm của Adorno và Horkheimer về công nghiệp văn hoá. Dù vậy, xét ở góc độ nào đó, quan điểm của Adorno và Horkheimer cũng đã ảnh hưởng đến quá trình nhận thức về văn hoá đại chúng và công n