Phần 1: Các văn bản có liên quan đến đề tài:
1.Luật bảo vệ môi trường 2005 được QH khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005.
2.Luật đa dang sinh học số: 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 .
3.Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung 2009
30 trang |
Chia sẻ: maiphuongzn | Lượt xem: 1436 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Pháp luật về bảo tồn đa dạng sinh học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÁP LUẬT VỀ BẢO TỒN Đề Tài 8: Phần 1: Các văn bản có liên quan đến đề tài: 1.Luật bảo vệ môi trường 2005 được QH khóa XI, kì họp thứ 8 thông qua ngày 29/11/2005. 2.Luật đa dang sinh học số: 20/2008/QH12 ngày 13/11/2008 Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 51/2001/QH10 . 3.Bộ luật hình sự 1999 được sửa đổi bổ sung 2009 4.Nghị định số: 65/2010/NĐ-CP ngày 11/06/2010 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật đa dạng sinh học. 5.Nghị định số: 117/2009/NĐ-CP về việc xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. 6.Thông Tư số:22/2011//TT-BTNMT, ngày01/07/2011. Quy định tiêu chí xác định loài sinh vật ngoại lai xâm hại và ban hành danh mục loài ngoại lai xâm hại. Phần 2: Khái niệm, vai trò, nội dung quy định của pháp luật hiện hành điều chỉnh các hành vi vi phạm và các loại trách nhiệm pháp lí: I. KHÁI QUÁT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC: 1.1.Các khái niệm chung: * Bảo tồn đa dạng sinh học là việc bảo vệ sự phong phú của các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng, đặc thù hoặc đại diện; bảo vệ môi trường sống tự nhiên thường xuyên hoặc theo mùa của loài hoang dã, cảnh quan môi trường, nét đẹp độc đáo của tự nhiên; nuôi, trồng, chăm sóc loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; lưu giữ và bảo quản lâu dài các mẫu vật di truyền.(khoản 1 điều 3 Luật đa dạng sinh học) * Đa dạng sinh học là sự phong phú về nguồn gen, về giống, về loài sinh vật và hệ sinh thái trong tự nhiên.(khoản 16 điều 3 Luật bảo vệ môi trường) -Gen là một đơn vị di truyền, một đoạn của vật chất di truyền quy định các đặc tính cụ thể của sinh vật. - Hành lang đa dạng sinh học là khu vực nối liền các vùng sinh thái tự nhiên cho phép các loài sinh vật sống trong các vùng sinh thái đó có thể liên hệ với nhau. - Hệ sinh thái là quần xã sinh vật và các yếu tố phi sinh vật của một khu vực địa lý nhất định, có tác động qua lại và trao đổi vật chất với nhau(khoản 7,8,9 điều 3 luật đa dạng sinh học) - Đa dạng sinh học xem xét theo 3 mức độ : + Đa dạng sinh học ở cấp loài bao gồm toàn bộ các sinh vật sống trên trái đất, từ vi khuẩn đến các loài thực, động vật và các loài nấm. + Ở cấp quần thể đa dạng sinh học bao gồm sự khác biệt về gen giữa các loài, khác biệt về gen giữa các quần thể sống cách ly nhau về địa lý cũng như khác biệt giữa các cá thể cùng chung sống trong một quần thể. + Đa dạng sinh học còn bao gồm cả sự khác biệt giữa các quần xã mà trong đó các loài sinh sống và các hệ sinh thái, nơi mà các loài cũng như các quần xã sinh vật tồn tại và cả sự khác biệt của các mối tương tác giữa chúng với nhau. Thuật ngữ "đa dạng sinh học" này bao hàm sự khác nhau trong một loài, giữa các loài và giữa các hệ sinh thái khác nhau.Đây là đa dạng sinh học tại 1 rạn san hô 1.2.Vai trò của bảo tồn đa dạng sinh học: Đa dạng sinh học có vai trò rất quan trọng đối với việc duy trì các chu trình tự nhiên và cân bằng sinh thái. Đó là cơ sở của sự sống còn và thịnh vượng của loài người và sự bền vững của thiên nhiên trên trái đất. Theo ước tính giá trị của tài nguyên đa dạng sinh học toàn cầu cung cấp cho con người là 33.000 tỷ đô la mỗi năm (Constan Za et al-1997). Đối với Việt Nam nguồn tài nguyên đa dạng sinh học trong các ngành Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thủy sản hàng năm cung cấp cho đất nước khoảng 2 tỷ đô la. II. THỰC TRẠNG ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM: 2.1.Sự đa dạng về tài nguyên sinh học ở Việt Nam: Do đặc điểm về vị trí địa lí, địa hình, khí hậu đất đai và các nhân tố sinh thái khác đã hình thành các hệ sinh thái đa dạng. Mỗi một hệ sinh thái mang đặc thù riêng , tất cả tạo nên nguồn tài nguyên sinh vật phong phú đa dạng và rất độc đáo. Việt Nam được thiên nhiên ưu đãi về nguồn tài nguyên sinh vật rất phong phú và được thế giới công nhận là một trong những trung tâm đa dạng sinh học của vùng Đông Nam Á. 2.2.Sự suy thoái của đa dạng sinh học: 2.2.1.Khái niệm : Suy thoái đa dạng sinh học có thể hiểu là sự suy giảm tính đa dạng, bao gồm sự suy giảm loài, nguồn gen và hệ sinh thái, từ đó làm suy giảm giá trị, chức năng của đa dạng sinh học. Sự suy thoái đa dạng sinh học được thể hiện các mặt : Hệ sinh thái bị biến đổi Mất loài Mất đa dạng di truyền 2.2.Sự suy thoái của đa dạng sinh học: 2.2.2.Nguyên nhân : - Những yếu tố cơ bản làm mất mát hoặc suy giảm đa dạng sinh học ở Việt Nam có thể tập trung trong hai nhóm nguyên nhân chủ yếu là do các thiên tai và tác động của con người. + Nhóm nguyên nhân gây nên bởi các thiên tai như động đất, sụt lỡ, bảo lụt, hạn hán, thay đổi khí hậu bất lợi,cháy rừng....Đây cũng là nguyên nhân làm giảm đa dạng sinh học.Điều đáng lo hơn cả là sau khi bị tàn phá lớn, thì rừng hoặc các hệ sinh thái không thể phục hồi lại như cũ được. +Nhóm nguyên nhân do tác động của con người bao bao gồm các nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp. Có thể khái quát nguyên nhân làm suy thoái đa dạng sinh học gồm : Do môi trường sống bị hủy hoại, khai thác quá mức , ô nhiễm môi trường, di nhập và xâm lấn các loại sinh vật lạ, sự nghèo đói của sức ép dân số. III. CÁC HÀNH VI VI PHẠM VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÍ ÁP DỤNG ĐỐI VỚI CÁC HÀNH VI VI PHẠM: Các hành vi bị nghiêm cấm về đa dạng sinh học: (Điều 7 Luật đa dạng sinh học số: 20/2008/QH12 ) 1. Săn bắt, đánh bắt, khai thác loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ việc vì mục đích nghiên cứu khoa học; lấn chiếm đất đai, phá hoại cảnh quan, hủy hoại hệ sinh thái tự nhiên, nuôi trồng các loài ngoại lai xâm hại trong khu bảo tồn. 2. Xây dựng công trình, nhà ở trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của khu bảo tồn, trừ công trình phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh; xây dựng công trình, nhà ở trái phép trong phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn. 3. Điều tra, khảo sát, thăm dò, khai thác khoáng sản; chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô trang trại, nuôi trồng thuỷ sản quy mô công nghiệp; cư trú trái phép, gây ô nhiễm môi trường trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và phân khu phục hồi sinh thái của khu bảo tồn. 4. Săn bắt, đánh bắt, khai thác bộ phận cơ thể, giết, tiêu thụ, vận chuyển, mua, bán trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; quảng cáo, tiếp thị, tiêu thụ trái phép sản phẩm có nguồn gốc từ loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 5. Nuôi sinh sản, nuôi sinh trưởng và trồng cấy nhân tạo trái phép loài động vật, thực vật hoang dã thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 6. Nhập khẩu, phóng thích trái phép sinh vật biến đổi gen, mẫu vật di truyền của sinh vật biến đổi gen. 7. Nhập khẩu, phát triển loài ngoại lai xâm hại. 8. Tiếp cận trái phép nguồn gen thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 9. Chuyển đổi trái phép mục đích sử dụng đất trong khu bảo tồn. 3.1/ Những quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng nguồn gen: Những năm gần đây, sinh vật ngoại lai nguy hại theo nhiều con đường khác nhau đã du nhập vào nước ta. . Để thắt chặt quản lý sinh vật ngoại lai xâm hại, cùng với Luật Đa dạng sinh học, thông tư 22/2011 quy định về tiêu chí xác định loài ngoại lai xâm hại. Đây là văn bản pháp luật quan trọng nhằm ngăn ngừa nguy cơ phá vỡ đa dạng sinh học và môi trường sinh thái của nước ta… Vi phạm các quy định về quản lý sinh vật ngoại lai xâm lấn, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng ( Điều 28 NĐ117/2009/NĐ-CP về việc xử lí vi phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường) 1. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, sử dụng, nhập khẩu, xuất khẩu, lưu giữ và vận chuyển sinh vật ngoại lai xâm lấn, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học theo quy định. 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với các hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây hậu quả nghiêm trọng. 3. Hình thức phạt bổ sung: Tịch thu phương tiện, công cụ được sử dụng để vi phạm hành chính. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc tiêu hủy hoặc buộc tái xuất, đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam sinh vật ngoại lai xâm hại, sinh vật biến đổi gen và sản phẩm của chúng không đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn sinh học; b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại điều này gây ra. Điều 191a (BLHS 1999 sửa đổi bổ sung 2009 về tội nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại Người nào cố ý nhập khẩu, phát tán các loài ngoại lai xâm hại gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt tiền từ năm mươi triệu đồng đến năm trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; c) Tái phạm nguy hiểm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 3.2 Những quy định của pháp luật về bảo tồn đa dạng loài Vi phạm các quy định về bảo vệ các loài hoang dã trong khu bảo tồn 1. Tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác trái phép loài hoang dã trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt bị xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi mang dụng cụ, thiết bị, phương tiện vào để khai thác trái phép loài hoang dã; b) Phạt tiền như quy định đối với hành vi khai thác trái phép loài hoang dã không phải là loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; c) Phạt tăng thêm 50% của mức phạt quy định đối với hành vi khai thác trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 2. Tổ chức, cá nhân có hành vi khai thác trái phép loài hoang dã trong phân khu hành chính dịch vụ, phân khu phục hồi sinh thái bị xử phạt như sau: a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi mang dụng cụ, thiết bị, phương tiện vào để khai thác trái phép loài hoang dã b) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi khai thác trái phép loài hoang dã không phải là loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ; c) Phạt tăng thêm 30% của mức phạt quy định tại Điều 13 Nghị định này, đối với hành vi khai thác trái phép loài thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ. 3. Tổng số tiền phạt đối với mỗi hành vi vi phạm tại Điều này tối đa không vượt quá 500 triệu đồng. 4. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định tại Điều này ngoài bị phạt tiền còn bị xử phạt bổ sung tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 3.3.Những quy định về bảo tồn đa dang hệ sinh thái: 1. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi không thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo quy định. 2. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều này gây ô nhiễm môi trường. 3. Biện pháp khắc phục hậu quả: a) Buộc thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ theo đúng quy định; b) Buộc trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường do các hành vi vi phạm quy định tại Điều này gây ra. (Điều 30. Vi phạm quy định về thu hồi, xử lý sản phẩm hết hạn sử dụng hoặc thải bỏ (117/2009/NĐ-CP) 1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: a) Không lập bản đồ khu vực khai thác, chế biến quặng phóng xạ đã kết thúc hoạt động theo quy định; b) Không báo cáo kết quả thực hiện phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên cho cơ quan có thẩm quyền theo quy định. 2. Phạt tiền từ 70.000.000 đến 100.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên theo quy định trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này. 3. Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi không cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc từng giai đoạn hoặc khi kết thúc toàn bộ hoạt động thăm dò, khai thác quặng phóng xạ. 4. Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc phục hồi môi trường theo đúng quy định đối với trường hợp vi phạm quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này. (Điều 31. Vi phạm các quy định về phục hồi môi trường khi kết thúc hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên (117/2009/NĐ-CP) IV.ĐỀ XUẤT VỀ BẢO TỒN ĐA DẠNG SINH HỌC Ở VIỆT NAM Kiến nghị cho tương lai,bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững đa dạng sinh học về các nguồn gen, loài sinh vật và hệ sinh thái phong phú của Việt Nam; quản lý an toàn sinh học một cách có hiệu quả để bảo vệ sức khỏe nhân dân, môi trường và đa dạng sinh học; có những đóng góp thiết thực vào công tác bảo tồn và phát triển đa dạng sinh học trong khu vực và toàn cầu; thực hiện đầy đủ các cam kết quốc tế về đa dạng sinh học và an toàn sinh học mà Việt Nam là thành viên; Hoàn thiện hệ thống tổ chức, cơ chế, chính sách và văn bản quy phạm pháp luật quản lý đa dạng sinh học và an toàn sinh học ở nước ta; Hoàn chỉnh hệ thống các khu bảo tồn thiên nhiên (trên cạn, đất ngập nước và biển); phục hồi được 50% hệ sinh thái tự nhiên đặc thù, nhạy cảm đã bị phá huỷ. Nhóm 8 cám ơn cô và các bạn đã chú ý theo dõi ! Danh sách thành viên nhóm 8 thực hiện 1.TV0832N069 - Ôn Thị Mít 2.TV0832N071 - Hà Thị Phương Nga 3. TV0832N072 - Nguyễn Thị Hồng Nga 4. TV0832N073 - Nguyễn Thanh Nghị 5. TV0832N074 - Lê Thị Bé Ngoan 6. TV0832N075 - Dương Thị Bích Ngọc 7. TV0832N076 - Nguyễn Thị Kim Ngọc 8. TV0832N077 - Nguyễn Thị Ánh Ngọc
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luat_ve_bao_ton_da_dang_sinh_hoc_1_5173.ppt