Đề tài Phân tích vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp bảo vệ vùng trời tổ quốc hiện nay

Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, khoa học công nghệ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng.

Qua hơn 20 năm đổi mới, khoa học kĩ thuật đã giúp phần quan trọng phát triển nền sản xuất, làm cho kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, chế độ chính trị được củng cố vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc, từng bước hội nhập với sự phát triển của thế giới và khu vực. Trong lĩnh vực quân sự, khoa học và kĩ thuật đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Nhiều thành tựu mới về khoa học kĩ thuật, nhiều dự án, đề tài đã được nghiên cứu áp dụng, phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, bảo đảm trang bị, kỹ thuật, hậu cần của quân đội.

Những tác động của khoa học kĩ thuật công nghệ được thể hiện trong nhiều mặt thuộc lĩnh vực quân sự khác nhau, nhưng có lẽ, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất vẫn là áp dụng cho các phương tiện tấn công đường không và từ đó ảnh hưởng sang lĩnh vực phòng không. Sự phát triển công nghệ cao dẫn đến sự đổi thay và phát triển của các loại trang thiết bị vũ khí trong quân đội, từ vũ khí lạnh, vũ khí nóng lên đến vũ khí hạt nhân, những tiến bộ khoa học kĩ thuật còn có tác động làm thay đổi tính chất cũng như cơ cấu của lực lượng vũ trang, làm xuất hiện thêm nhiều đơn vị, binh chủng, quân chủng mới nhằm đáp ứng với những đòi hỏi mới của các loại vũ khí trang bị. Không chỉ vậy, khoa học - kĩ thuật - công nghệ cao còn tác động nhiều đến nghệ thuật tác chiến, nghệ thuật quân sự.

Những yêu cầu của chiến tranh hiện đại đặt ra vấn đề tích hơp các loại vũ khí, khí tài thành hệ thống để đảm bảo tính linh hoạt, tin cậy, hiệu quả trong chiến đấu. Trong lực lượng vũ trang cũng đã và đang xây dựng các hệ tự động hoá chỉ huy lực lượng và vũ khí với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhằm đảm bảo tính kịp thời, linh hoạt, vững chắc của chỉ huy trong chế độ thời gian thực như: Các hệ thống chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch; các hệ thống quản lý vùng trời, quản lý vùng biển; các hệ thống chỉ huy điều khiển hoả lực của phòng không, chỉ huy bay của không quân; các hệ thống tác chiến điện tử; các hệ thống điều khiển vũ khí.

 

Đặc điểm của phòng không, là phải đối phó với những vũ khí tiến công đường không có vận tốc rất lớn. Đó là các loại máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tên lửa chiến thuật và chiến lược.Vì vậy, nhiệm vụ của lực lượng phòng không: đảm bảo giữ vững bầu trời Tổ quốc, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng chống là rất khó khăn. Do đó cần phải đem những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật áp dụng vào lĩnh vực này nhằm xây dựng một lực lượng phòng không vững mạnh, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đó.

Như vậy việc được trang bị vũ khí áp dụng khoa học kĩ thuật là không thể thiếu trong việc bảo vệ tổ quốc nói chung và trong việc bảo vệ vùng trời Việt Nam hiện nói riêng.

Để thấy rõ hơn tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật tới lĩnh vực phòng không không quân, ta sẽ phân tích sự phát triển của các trang thiết bị, vũ khí và khí tài phòng không. Đó là sự phát triển mang tính quy luật, nhằm đối phó với các phương tiện tiến công đường không ngày càng hiện đại hơn, tinh vi hơn.

Trong lĩnh vực vũ khí nói chung và vũ khí phòng không nói riêng, các tính năng của các loại vũ khí tăng mạnh nhờ những nghiên cứu về thuốc phóng, động cơ, vật liệu chế tạo, điều khiển đường đi, cải tiến hình dáng khí động học. Tác động ảnh hưởng sâu sắc nhất của khoa học công nghệ tới vũ khí là hoả lực và khả năng cơ động.

Cùng với việc nghiên cứu để tăng tầm bắn thì việc nâng cao tính cơ động của các loại pháo phòng không cũng là một vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Xu hướng nghiên cứu là chế tạo pháo tự hành để nâng cao tính cơ động, rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn để nâng cao tốc độ bắn, do đó khả năng sát thương cũng được tăng theo. Cùng với những hướng cải tiến đó thì pháo còn được giảm tối ưu kết cấu, thuận lợi cho việc vận chuyển, cất giữ và triển khai.

 

doc13 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1090 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Phân tích vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp bảo vệ vùng trời tổ quốc hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: Phân tích vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp bảo vệ vùng trời tổ quốc hiện nay. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, khoa học công nghệ luôn đóng vai trò hết sức quan trọng. Qua hơn 20 năm đổi mới, khoa học kĩ thuật đã giúp phần quan trọng phát triển nền sản xuất, làm cho kinh tế của đất nước ngày càng phát triển, chế độ chính trị được củng cố vững mạnh, giữ vững độc lập, chủ quyền của dân tộc, từng bước hội nhập với sự phát triển của thế giới và khu vực. Trong lĩnh vực quân sự, khoa học và kĩ thuật đã phục vụ đắc lực nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Nhiều thành tựu mới về khoa học kĩ thuật, nhiều dự án, đề tài đã được nghiên cứu áp dụng, phục vụ nhiệm vụ chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, bảo đảm trang bị, kỹ thuật, hậu cần của quân đội. Những tác động của khoa học kĩ thuật công nghệ được thể hiện trong nhiều mặt thuộc lĩnh vực quân sự khác nhau, nhưng có lẽ, rõ ràng nhất, mạnh mẽ nhất vẫn là áp dụng cho các phương tiện tấn công đường không và từ đó ảnh hưởng sang lĩnh vực phòng không. Sự phát triển công nghệ cao dẫn đến sự đổi thay và phát triển của các loại trang thiết bị vũ khí trong quân đội, từ vũ khí lạnh, vũ khí nóng lên đến vũ khí hạt nhân, những tiến bộ khoa học kĩ thuật còn có tác động làm thay đổi tính chất cũng như cơ cấu của lực lượng vũ trang, làm xuất hiện thêm nhiều đơn vị, binh chủng, quân chủng mới nhằm đáp ứng với những đòi hỏi mới của các loại vũ khí trang bị. Không chỉ vậy, khoa học - kĩ thuật - công nghệ cao còn tác động nhiều đến nghệ thuật tác chiến, nghệ thuật quân sự. Những yêu cầu của chiến tranh hiện đại đặt ra vấn đề tích hơp các loại vũ khí, khí tài thành hệ thống để đảm bảo tính linh hoạt, tin cậy, hiệu quả trong chiến đấu. Trong lực lượng vũ trang cũng đã và đang xây dựng các hệ tự động hoá chỉ huy lực lượng và vũ khí với sự ứng dụng mạnh mẽ của công nghệ thông tin, nhằm đảm bảo tính kịp thời, linh hoạt, vững chắc của chỉ huy trong chế độ thời gian thực như: Các hệ thống chỉ huy cấp chiến lược, chiến dịch; các hệ thống quản lý vùng trời, quản lý vùng biển; các hệ thống chỉ huy điều khiển hoả lực của phòng không, chỉ huy bay của không quân; các hệ thống tác chiến điện tử; các hệ thống điều khiển vũ khí... Đặc điểm của phòng không, là phải đối phó với những vũ khí tiến công đường không có vận tốc rất lớn. Đó là các loại máy bay chiến đấu, máy bay ném bom, tên lửa chiến thuật và chiến lược...Vì vậy, nhiệm vụ của lực lượng phòng không: đảm bảo giữ vững bầu trời Tổ quốc, bảo vệ các mục tiêu quan trọng, phát hiện những dấu hiệu tiến công đường không của địch để kịp thời đánh trả và phòng chống là rất khó khăn. Do đó cần phải đem những thành tựu tiên tiến nhất của khoa học kỹ thuật áp dụng vào lĩnh vực này nhằm xây dựng một lực lượng phòng không vững mạnh, đủ năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đó. Như vậy việc được trang bị vũ khí áp dụng khoa học kĩ thuật là không thể thiếu trong việc bảo vệ tổ quốc nói chung và trong việc bảo vệ vùng trời Việt Nam hiện nói riêng. Để thấy rõ hơn tác động mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật tới lĩnh vực phòng không không quân, ta sẽ phân tích sự phát triển của các trang thiết bị, vũ khí và khí tài phòng không. Đó là sự phát triển mang tính quy luật, nhằm đối phó với các phương tiện tiến công đường không ngày càng hiện đại hơn, tinh vi hơn. Trong lĩnh vực vũ khí nói chung và vũ khí phòng không nói riêng, các tính năng của các loại vũ khí tăng mạnh nhờ những nghiên cứu về thuốc phóng, động cơ, vật liệu chế tạo, điều khiển đường đi, cải tiến hình dáng khí động học... Tác động ảnh hưởng sâu sắc nhất của khoa học công nghệ tới vũ khí là hoả lực và khả năng cơ động. Cùng với việc nghiên cứu để tăng tầm bắn thì việc nâng cao tính cơ động của các loại pháo phòng không cũng là một vấn đề đặt ra cần được giải quyết. Xu hướng nghiên cứu là chế tạo pháo tự hành để nâng cao tính cơ động, rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn để nâng cao tốc độ bắn, do đó khả năng sát thương cũng được tăng theo. Cùng với những hướng cải tiến đó thì pháo còn được giảm tối ưu kết cấu, thuận lợi cho việc vận chuyển, cất giữ và triển khai. Nếu ở thời điểm đầu lịch sử chế tạo pháo nói chung mà tiêu biểu là những khẩu thần công thì độ rộng nòng pháo càng lớn, uy lực của vũ khí đó càng cao. Tất nhiên là đường kính nòng pháo không thể tăng đến vô hạn vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: khả năng chịu đựng của vật liệu, độ chính xác và giới hạn của công nghệ chế tạo... Nhưng hiện nay với công nghệ tiên tiến hơn hẳn thì đường kính nòng pháo không cần phải là rất lớn, mà điểm mấu chốt là việc tăng độ tích hợp của các vật liệu chế tạo nên nòng pháo, đạn pháo. Do đó tuy đường kính nòng pháo tuy không lớn nhưng khả năng hoả lực lại tăng lên. Mặt khác, độ chính xác trong việc điều khiển, vận hành các cỗ pháo cũng rất quan trọng để có thể tiêu diệt mục tiêu. Nếu ngày xưa việc sử dụng pháo chỉ gói gọn trong các thao tác đơn giản: nhồi thuốc nổ, lấy góc bắn, châm bùi nhùi... để bắn thì hiện nay, các phương tiện pháo còn được trang bị nhiều thiết bị phụ trợ khác như: radar, các thiết bị máy tính để xử lý số liệu, máy đo cự ly, máy hỏi để tránh bắn phải máy bay quân nhà... Các cỗ pháo tự hành có khả năng cơ động lớn do đó việc di chuyển trận địa đòi hỏi ít thời gian hơn, nâng cao hiệu suất chiến đấu lên nhiều lần. Ví dụ: pháo tự hành M109 của Mỹ, nặng 55 tấn, trang bị động cơ 1500 mã lực, khi di chuyển đạt đến tốc độ 60-70 km/h, có thể bắn xa đến 50km, với tốc độ bắn 12 phát/phút. Pháo tự hành Herter của Nga nhoài 2 nòng pháo 155mm, 1 nòng 30mm còn có thiết bị khác như: thiết bị truyền hình để tăng khả năng chính xác khi bắn, thiết bị ảnh nhiệt để quan sát, 1 giá phóng tên lửa chống tăng. Do vậy mà loại pháo này có thể sẵn sàng chiến đấu trong mọi địa hình, mọi điều kiện thời tiết. * Bên cạnh các loại pháo phòng không thì một vũ khí khác là tên lửa phòng không cũng ngày càng mở rộng khả năng chiến đấu. Tên lửa trở nên đa năng hơn, có thể vừa chống máy bay vừa chống tên lửa chiến thuật. Việc phóng tên lửa có thể được thực hiện ở nhiều địa hình, hoàn cảnh khác nhau: phóng trên mặt đất, trên biển, trên không; có thể phóng nghiêng hoặc thẳng đứng. Cũng giống như pháo, tên lửa cũng được tăng khả năng cơ động, rút ngắn thời gian chuẩn bị bắn, nâng cao độ chính xác...Tuy ra đời sau pháo phòng không nhưng tên lửa đã chứng tỏ được sức mạnh của mình trong nhiệm vụ bảo vệ vùng trời, đánh trả các phương tiện tiến công đường không. Tên lửa là một loại khí cụ bay không người lái, có hoặc không có điều khiển và thường chỉ được sử sụng một lần . Tên lửa chuyển động dưới tác động của trọng lực do động cơ phản lực tạo ra . Động cơ phản lực của tên lửa có khác so với động cơ phản lực của máy bay ở chỗ là không cần Ôxy trong không khí để đốt cháy nhiên liệu mà nó tự kích hoạt để đốt cháy nhiên liệu, động cơ tên lửa tạo ra một lực đẩy rất lớn làm tốc độ quả tên lửa bay rất nhanh, vì do hiệu suất tiêu hao nhiên liệu lớn nên cự ly tên lửa có thể bay vẫn còn hạn chế . Tuy nhiên, hiện nay trên thế giới đã xuất hiện rất nhiều các loại tên lửa vượt đại châu bắn phá các mục tiêu với độ chính xác rất cao do vậy mà hạn chế về cự ly bay của tên lửa đã được khắc phục . Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, những mục tiêu quan trọng của đối phương thường được bảo vệ bởi một hệ thống phòng không rất mạnh do vậy việc đột kích bằng tên lửa vào các mục tiêu này trở thành một yêu cầu trước tiên cho một cuộc chiến tranh hiện đại, nó thay thế dần việc sử dụng lực lượng không quân để đánh phá . Tên lửa có tầm bắn xa độ chính xác cao, uy lực mạnh đặc biệt với các loại tên lửa đường đạn, tên lửa hành trình thì trong cuộc chiến tranh hiện đại, tên lửa sẽ là lực lượng tác chiến đầu tiên trong cuộc chiến . Các loại tên lửa này được trang bị một hệ thống dẫn đường để đảm bảo tên lửa có thể bay đúng phương vị và phá huỷ mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ. Tên lửa hành trình Nhờ những cải tiến về nhiên liệu phóng mà tầm xa của các loại tên lửa được tăng lên rõ rệt. Ngày nay tên lửa thường sử dụng nhiên liệu rắn hoặc tuabin phản lực, được ghép nối từ nhiều tầng để tăng cự ly phóng. Đầu đạn tên lửa có thể là thuốc nổ thông thường hoặc đầu đạn hạt nhân. Hệ thống điều khiển dẫn đường sẽ đảm bảo cho tên lửa bay đúng hướng và tới đích chính xác. Các loại tên lửa ngày nay thường dùng các hệ thống dẫn đường như: radar, tia hồng ngoại, tia laser... Một số loại kháclại có khả năng tự tìm mục tiêu như tên lửa tầm nhiệt, tên lửa chống radar,.. Nhờ có những tính năng đó mà hiệu suất cuả tên lửa được nâng cao. Các loại tên lửa đường đạn hiện đại ngày nay có thể bay với một tốc độ rất lớn hàng nghìn km/h sức huỷ diệt lớn, nó có thể mang nhiều loại đầu đạn khác nhau như đầu đạn hạt nhân, đầu đạn hoá học,... Tên lửa đường đạn thường được sử dụng để tấn công những mục tiêu cố định đã xác định trước và được đưa vào bộ nhớ của tên lửa, nó khó có khả năng bị gây nhiễu và bị ảnh hưởng của địa hình tới quỹ đạo bay. Các loại tên lửa hành trình giảm thời gian thao tác, sác xuất trúng đích cao,có lắp đặt các thiết bị kỹ thuật tiếp nhận hệ thống định vị toàn cầu, độ chính xác cao, tầm bắn xa... Ví dụ như tên lửa Tomahark được cài đặt hệ thống các dữ liệu liên lạc vệ tinh, có độ chính xác mục tiêu tới 10m, tầm bắn 1600 km, tốc độ bay tối đa 891 km/h, đầu Tomahark được bọc Titan, có thể xuyên sâu các bức tường kiên cố rồi phát nổ, phóng ra 166 quả bom con gây sát thương. Một loại khí tài không thể thiếu trong phòng không là RADAR. Radar là từ viết tắt của tiếng Anh (Radio Detection and Ranging), có nghĩa là phương tiện dùng sóng vô tuyến điện để phát hiện và xác định vị trí mục tiêu. Việc phát minh ra radar là một trong những thành tựu khoa học và kỹ thuật vĩ đại nhất trong thời đại ngày nay. Radar đã được ứng dụng vào rất nhiều ngành kỹ thuật và đời sống khác nhau. Một đài radar dùng trong đẫn đường Khi được áp dụng trong kỹ thuật quân sự, do radar có thể phát hiện ra máy bay ở cự ly rất xa, trong bất kỳ điều kiện thời tiết nào, tính toán được tốc độ, hướng bay và các đặc điểm của máy bay để chị thị cho các đơn vị hoả lực có thể bám sát và tiêu diệt. Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai đã xuất hiện nhiều đài radar có công dụng khác nhau, và chúng đã góp phần đắc lực vào việc tiêu diệt máy bay đối phương, bảo vệ không phận. Khi kỹ thuật tên lửa và vũ khí tiến công đường không ngày càng phát triển thì vai trò của radar càng trở nên quan trọng. Trong các vũ khí, khí tài quân sự nói chung và trong phòng không nói riêng không thể không trang bị radar nhằm xác định mục tiêu và điều khiển hoả lực chính xác hơn. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, bộ đội radar Việt Nam đã làm chủ được bầu trời Tổ quốc, phát hiện từ xa các hoạt động trên không của địch, báo động kịp thời cho các lực lượng phòng không sẵn sàng đánh trả. Nhờ sự phối hợp tác chiến đó mà chúng ta đã làm nên một trận Điện Biên Phủ trên không, đập tan uy thế của không lực Hoa Kỳ. Trong điều kiện nước ta hiện nay bộ đội radar phòng không có nhiệm vụ quan trọng là quản lý chặt chẽ bầu trời đất nước, không để Tổ quốc bị bất ngờ khi địch xâm phạm bầu trời hoặc tập kích đường không. Sự phát triển của công nghệ vi điện tử và máy tính đã tạo nên một bước phát triển của radar. Các loại radar hiện nay có những tính năng rất ưu việt: cự ly phát hiện mục tiêu được mở rộng, độ phân giải mục tiêu cao, thiết bị gọn nhẹ, các số liệu được xử lý và hiển thị bằng kỹ thuật số, nhiều khâu xử ký tín hiệu được tự động hoá nên tạo thuận lợi cho người sử dụng. Ngoài những ứng dụng trong quân sự, radar còn được sử dụng để làm các công việc khác như: quản lý, dẫn đường cho máy bay dân sự tại các sân bay, lập bản đồ, dự báo khí tượng thuỷ văn, đo vận tốc các phương tiện trong việc quản lý giao thông... * Trong các loại vũ khí không quân thì máy bay chiến đấu là nòng cốt, trình độ của máy bay chiến đấu thể hiện thực lực không chiến và trình độ khoa học kỹ thuật của một quốc gia. Các loại máy bay cũng không ngừng được cải tiến, áp dụng những công nghệ khoa học tiên tiến nhất. Hai quốc gia đi đầu trong công nghệ chế tạo máy bay là Mỹ và Nga. Có thể kể đến những loại máy bay chiến đấu tiêu biểu : F-16, F-22, F-117 của Mỹ, MIG-29, SU-37 của Nga... Trang thiết bị và vũ khí trên máy bay được chế tạo với công nghệ cao để thuận lợi cho việc tấn công và tránh các phương tiện phòng không của đối phương. Máy bay F-117A Sự ra đời và phát triển của máy bay quân sự gắn liền với sự phát triển của kỹ thuật hàng không. Máy bay quân sự hiện đại được ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới nhất, trong các lĩnh vực: vật liệu, điều khiển, dẫn đường vô tuyến, vi xử lý, laser.. Việc bay ở tốc độ cao không còn là điều khó khăn như trước đây, các máy bay quân sự hiện nay có thể đạt đến vận tốcgấp tới 2 lần vận tốc của âm thanh. Độ cao hoạt động của máy bay cũng được nâng lên tới khoảng 35-38 km, mặt khác khả năng bay thấp để tránh bị radar phát hiện cũng được cải thiện đáng kể. Cùng với việc phát triển các tính năng của máy bay, các vũ khí và trang bị trên máy bay cũng được nghiên cứu chế tạo cho phù hợp với điều kiện trên không. Vũ khí được dùng chủ yếu là tên lửa và bom , ngoài ra còn có các phương tiện khác như: radar, hệ thống dẫn đường tự động, hệ thống lái tự động... Xu hướng hiện nay trong chế tạo máy bay là tăng khả năng “tàng hình”, chống lại sự phát hiện của radar mà máy bay F-117A là điển hình. Các vật liệu có tính chất hấp thụ hoặc tán xạ sóng radar đang được nghiên cứu để phủ trên thân máy bay cho mục đích trên. Máy bay F-15 được trang bị tên lửa không đối đất Nếu nhìn nhận tên lửa dưới góc độ một phương tiện tiến công đường không ta thấy so với máy bay, tên lửa có nhiều tính năng ưu việt hơn. Công nghệ chế tạo tên lửa không phức tạp bằng công nghệ chế tạo máy bay, tên lửa có thể sử dụng ở nhiều phương tiện, địa hình khác nhau nên có tính linh hoạt và đa dạng hơn. Do diện phản xạ sóng radar nhỏ nên cũng khó bị phát hiện hơn so với máy bay. Tầm xa của tên lửa đã đạt đến mức độ vượt đại châu, có thể lên tới 10000 km đối với loại tên lửa đường đạn, mặt khác các loại tên lửa hành trình lại có khả năng bay thấp (khoảng 20 – 60 m) nên việc phát hiện bằng radar rất khó khăn. Một số loại tên lửa được dẫn đường bằng laser nên độ chính xác rất cao, một số loại khác lại có khả năng tự động tìm và diệt mục tiêu. Những điểm vượt trội trên làm cho tên lửa trở thành một lực lượng đột kích đường không quan trọng với chiến thuật sử dụng đa dạng. Tuy nhiên bên cạnh những điểm mạnh, tên lửa còn bộc lộ nhiều nhược điểm: tên lửa đường đạn có giá thành chế tạo cao, quỹ đạo chuyển động khó thay đổi nên dễ bị đánh chặn; còn tên lửa hành trình do tốc độ bay thấp, thời gian bay lâu nên dễ bị tiêu diệt bởi vũ khí bộ binh và pháo phòng không cỡ nhỏ. Một vũ khí khác dùng trên máy bay là các loại bom. Cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật thì ngày nay việc ném bom không còn chỉ sử dụng phương pháp thả rơi tự do như trước. Các loại bom hiện đại có thể điều khiển được nhờ ứng dụng về laser hoặc truyền hình. Cấu tạo của một loại bom điều khiển được Tuy nhiên giá thành của các loại bom này lại rất cao (chi phí cao gấp khoảng từ 50 –100 lần so với bom không điều khiển) nên chưa được sử dụng rộng rãi. * Những thành tựu của lĩnh vực quân sự nói chung và trong phòng không nói riêng là nhờ vào sự phát triển của khoa học, đặc biệt là trong các lĩnh vực: vật lý, công nghệ vật liệu, điện, điện tử, tin học, hoá học, sinh học ... Một trong các thành tựu nổi bật của khoa học áp dụng trong quân sự là kỹ thuật số và việc số hoá các trang thiết bị chiến tranh. Từ đó nảy sinh ra nhiều khái niệm mới như: chiến tranh thông tin, chiến trường số hoá, bộ đội số hoá... Kỹ thuật số được đánh giá như một bước nhảy vọt trong công nghệ thông tin. Sự khó khăn trong lưu trữ, bảo mật hay thông tin liên lạc khi biểu diễn thông tin một cách liên tục theo công nghệ analog đã được giải quyết nhờ công nghệ số hoá . Kỹ thuật số là kỹ thuật biểu diễn những đại lượng biến thiên liên tục theo thời gian bằng hai đại lượng cơ bản là 0 và 1. Nhờ vậy mà thông tin được xử lý, truyền dẫn và mã hoá một cách dễ dàng hơn. Trong việc xử lý thông tin, ta chỉ cần dùng 2 trạng thái cơ bản nên thời gian xử lý giảm, điều đó thể hiện qua sự xuất hiện và phát triển vuợt bậc của máy tính điện tử. Trong truyền dẫn công việc kiểm tra, kiểm soát và sửa lỗi không còn khó khăn như khi dùng tín hiệu tương tự. Việc mã hoá để giữ bí mật thông tin được đảm bảo. Một đặc điểm vô cùng quan trọng của số hoá trong quân sự là khả năng chống nhiễu của tín hiệu số, do đó tránh được việc kẻ thù sử dụng nhiễu phá để vô hiệu khả năng thông tin. Nhờ ứng dụng kỹ thuật số vào kỹ thuật radar mà việc truyền số liệu được thực hiện tư động, làm đơn giản hoá thao tác của người sử dụng. Tín hiệu được số hoá nên các công việc xử lý tín hiệu: khuyếch đại, lọc nhiễu đuợc thực hiện với chất lượng cao hơn, làm tăng độ tin cậy của radar khi làm việc. Các thành tựu trong công nghệ vi điện tử cũng có ảnh hưởng quan trọng đến lĩnh vực quân sự. Để thực hiện cùng một chức năng, nếu dùng các mạch điện bán dẫn chiếm một không gian lớn thì kích thước của vũ khí, khí tài quân sự cũng lớn theo. Nhưng nếu dùng các vi mạch tích hợp thì việc giảm kích thước, tăng khả năng của các loại vũ khí là điều hoàn toàn có thể thực hiện được. Nhờ việc vi mạch hoá các thiết bị điều khiển mà ta có được những bộ óc điện tử của các loại vũ khí thông minh. Trong các đài radar phòng không, việc sử dụng vi mạch điện tử làm giảm kích thước của đài, tăng khả năng nhận biết mục tiêu. Do đó mà các đài radar dễ nguỵ trang và cơ động hơn, tránh được những đòn tấn công của địch nhằm huỷ diệt hệ thống radar . Các tên lửa phòng không nhờ sử dụng kỹ thuật vi điện tử trong chế tạo đã giảm được khối lượng để tăng tầm bắn, mà việc điều khiển cũng trở nên dễ dàng. Việc sử dụng các bộ óc điện tử trong tên lửa làm ra đời một loại vũ khí mới: vũ khí phóng rồi quên, vì sau khi phóng ta không cần phải điều khiển mà chính tên lửa sẽ tự động tìm và xử lý thông tin để tiêu diệt mục tiêu. Bởi sự ưu việt của kỹ thuật vi điện tử nên sự cao thấp về tính năng của vũ khí có liên quan chặt chẽ tới mức độ vận dụng kỹ thuật vi điện tử trong vũ khí đó. Cùng với việc từng bước hiện đại hoá vũ khí thì tỷ lệ sử dụng kỹ thuật vi điện tử ngày càng tăng. Đi cùng với việc số hoá thông tin, những nghiên cứu trong lĩnh vực viễn thông cùng góp phần nâng cao khả năng tác chiến cho vũ khĩ, khí tài. Công nghệ trải phổ, công nghệ đa truy nhập ứng dụng trong điều khiển làm giảm tác động của nhiễu phá, đảm bảo an toàn thông tin. Sự xuất hiện của vệ tinh làm cho việc định vị mục tiêu trở nên dễ dàng. Hệ thống định vị toàn cầu GPS (Global Positioning System) có thể xác định chính xác vị trí của một vật thể trên mặt đất với sai số khoảng 1m. Hệ thống cáp quang với băng thông cực lớn cũng phục vụ cho sự thông suốt liên lạc. Trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng máy tính Internet được mở rộng rất nhanh, nối liền hàng triệu máy tính lại với nhau. Trải qua các cuộc chiến tranh chống ngoại xâm, nghệ thuật quân sự của chúng ta đã phát triển những bước dài, trong đó phải kể đến vai trò của khoa học kỹ thuật công nghệ. Mặc dù ở mọi thời đại dân tộc ta, nếu so sánh về lực lượng, về các loại vũ khí trang bị với các nước xâm lược, thì chúng ta luôn thua kém về mọi mặt, nhưng bù lại, chiến tranh của ta luôn là những cuộc chiến tranh chính nghĩa bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, chống sự đô hộ để được tự do, đồng thời dân tộc ta cũng là một dân tộc có truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, chưa bao giờ chịu khuất phục trước kẻ thù cho dù kể thù có mạnh đến đâu. Truyền thống đánh giặc giữ nước của dân tộc ta được kết tinh qua hàng ngàn năm lịch sử luôn phải chống lại những kẻ thù có ưu thế về trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh nên đã hình thành nên cách đánh hết sức độc đáo: lấy ít thắng nhiều, lấy nhỏ thắng lớn, buộc địch phải đánh theo cách đánh của ta. Đế quốc Mỹ là một bằng chứng cụ thể. Đó là một cường quốc về Kinh tế lẫn quân sự mà cả thế giới kính nể. Đế quốc Mỹ xâm lược đất nước ta, cùng với nhiều loại vũ khí, trang bị hiện đại, đặc biệt là các loại vũ khí tấn công đường không, như máy bay B52, Máy bay trinh sát, các loại Ra đa, các loại bom, các loại tên lửa, Pháo cao xạ...tương đối hiện đại. Vũ khí tiến công đường không tuy có nhiều ưu việt song cũng còn tồn tại những mặt yếu không thể khắc phục hết được, không có giải pháp kỹ thuật nào mà lại không có biện các pháp để đối phó khắc phục chống lại. Thực tế đã cho thấy trong điều kiện chưa có nền công nghệ tiên tiến nhiều ngành công nghiệp mũi nhọn còn kém phát triển, để chống lại có thể thực hiện nhiều biện pháp đối phó, từ quyết tâm chiến đấu, phương thức sử dụng lực lượng, sử dụng phương tiện và cách đánh mưu trí, sáng tạo kết hợp các loại vũ khí thô sơ với tương đối hiện đại và hiện đại để làm mất hiệu lực và đánh bại các phương tiện tiến công đường không của Mỹ. Làm nên một Điện Biên Phủ trên không tại Thủ đô Hà nội, trong toàn cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, lực lưọng Phòng không đã tiêu diệt được hơn 3.000 chiếc Máy bay các loại và nhiều loại vũ khí trang bị khác. Ngày nay chúng ta cũng không ngừng nghiên cứu về địch, về các loại phương tiện phòng không, kịp thời theo sát nắm bắt và làm chủ khoa học công nghệ hiện đại, dự báo khả năng phát triển của khoa học công nghệ để chủ động có phương án đối phó. Không ngừng cải tiến và nâng cấp vũ khí theo hướng số hoá, tự động hoá các khâu điều khiển làm cho vũ khí trở nên đa năng hơn. Chúng ta đã biết khả năng ứng dụng của khoa học kỹ thuật trong quân sự nói riêng và trong lĩnh vực phòng không nói chung là rất to lớn. Do đó để nâng cao chất lượng của lực lượng phòng không Việt Nam chúng ta phải lưu ý đến nhiều vấn đề. Từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất trong lực lượng phòng không để theo kịp sự phát triển không ngừng của kỹ thuật, công nghệ của thế giới. Do các phương tiện chiến tranh ngày càng hiện đại nên mỗi người quân nhân đều phải tự trang bị vốn tri thức, hiểu biết nhất định để theo kịp với tình hình mới. Như vậy, khi khoa học công nghệ càng phát triển thì kĩ thuật quân sự cũng phát triển theo. Việc nắm bắt kịp thời các thanh tựu khoa học kỹ thuật để áp dụng trong quốc phòng nói chung và trong lĩnh vực phòng không nói riêng trở nên hết sức cấp thiết để có thể bảo vệ tốt vùng trời tổ quốc ta trong điều kiện hiện nay, khi mà tình hình thế giới còn nhiều biến động phức tạp, trước sự phát triển như vũ bão của khoa học và kỹ thuật và hoàn cảnh thực tế của đất nước, chúng ta - những sinh viên của trường đại học Bách khoa, trường đại học kỹ thuật hàng đầu của quốc gia cần phát huy truyền thống dân tộc, nỗ lực học tập để làm chủ khoa học kỹ thuật, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc111999.doc
Tài liệu liên quan