Đề tài Phân tích thực trạng về công tác bảo hộ lao động tại công ty thuôc lá Thăng Long

Bất cứ dưới chế độ nào, sức lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất, cách mạng nhất trong sản xuất. Nhưng tuỳ theo từng chế độ mà quan điểm về lao động và bảo đảm an toàn cho người lao động lại khác nhau. Chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đích của nhà tư bản là mang lại lợi nhuận tối đa. Vì thế việc quan tâm đến an toàn và sức khoẻ cho người lao động là không được chú trọng. Việc tổ chức lao động và hoàn thiện kỷ thuật dưới chế độ tư bản chủ nghĩa không có tác dụng là cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động mà đó chỉ là phương tiện làm tăng lợi nhuận, ràng buộc người lao động làm việc trong điều kiện cực khổ về tinh thần cũng như về thể xác. Vì vậy dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động chưa thực sự được quan tâm mà đó là sự đấu tranh gay gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ngược lại hoàn toàn, chế độ xã hội chủ nghĩa thì khác hẳn, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Người lao động thực sự được giải phóng trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất. Cụ thể, xuất phát từ quan điểm “Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến đời sống và sức khoẻ của người lao động. Vì thế, công tác bảo hộ lao động luôn được quan tâm và đề ra phương châm chỉ đạo sản xuất “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Vì vậy bảo hộ lao động là chính sách lớn của đảng và nhà nước ta nhằm bảo đảm an toàn lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nói tóm lại, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động luôn là yếu tố dược quan tâm gắn liền với quá trình sản xuất. Ngày nay quan niệm của Bảo hộ lao động cho rằng : máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng không được để tồn tại những nguy cơ gây tai nạn, không được dẫn đến những cố gắng quá mức cả về thể lực và tinh thần tâm lý người điều khiển. Để hoàn thiện hệ thống bảo hộ lao động người ta đã áp dụng thành tựu Ecgônômi vào nghiên cứu đánh giá thiết bị công cụ lao động, áp dụng các chỉ tiêu tâm lý Ecgônômi, các điều kiện nhân trắc người lao động nhằm thiết kế những thiết bị máy móc , công cụ lao động, tổ chức làm việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, cải thiên điều kiện lao động, làm tăng sự tiện nghi an toàn lao động, giảm sự nặng nhọc trì trệ trong lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cho nên để hiểu rõ công tác bảo hộ lao động, theo tiêu chuẩn ban hành quyết định số 658/CTQĐ ngày 27-12-1989 đã định nghĩa bảo hộ lao động:

“Bảo hộ lao động là hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức kinh tế, xã hội, kỹ thuật và vệ sinh nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động”

 

doc72 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1305 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phân tích thực trạng về công tác bảo hộ lao động tại công ty thuôc lá Thăng Long, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần thứ nhất Lý luận cơ bản về công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiệp. I. Khái niệm, mục đích, ý nghĩa, tính chất của công tác bảo hộ lao động trong các doanh nghiêp. 1. Khái niệm bảo hộ lao động. Bất cứ dưới chế độ nào, sức lao động của con người cũng là yếu tố quyết định nhất, cách mạng nhất trong sản xuất. Nhưng tuỳ theo từng chế độ mà quan điểm về lao động và bảo đảm an toàn cho người lao động lại khác nhau. Chế độ tư bản chủ nghĩa, mục đích của nhà tư bản là mang lại lợi nhuận tối đa. Vì thế việc quan tâm đến an toàn và sức khoẻ cho người lao động là không được chú trọng. Việc tổ chức lao động và hoàn thiện kỷ thuật dưới chế độ tư bản chủ nghĩa không có tác dụng là cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động mà đó chỉ là phương tiện làm tăng lợi nhuận, ràng buộc người lao động làm việc trong điều kiện cực khổ về tinh thần cũng như về thể xác. Vì vậy dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động chưa thực sự được quan tâm mà đó là sự đấu tranh gay gắt giữa giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Ngược lại hoàn toàn, chế độ xã hội chủ nghĩa thì khác hẳn, tư liệu sản xuất thuộc sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể. Người lao động thực sự được giải phóng trở thành người làm chủ đất nước, làm chủ xã hội, làm chủ sản xuất. Cụ thể, xuất phát từ quan điểm “Đảng và nhà nước ta luôn luôn quan tâm đến đời sống và sức khoẻ của người lao động. Vì thế, công tác bảo hộ lao động luôn được quan tâm và đề ra phương châm chỉ đạo sản xuất “An toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn”. Vì vậy bảo hộ lao động là chính sách lớn của đảng và nhà nước ta nhằm bảo đảm an toàn lao động và cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động. Nói tóm lại, dưới chế độ xã hội chủ nghĩa, công tác bảo hộ lao động luôn là yếu tố dược quan tâm gắn liền với quá trình sản xuất. Ngày nay quan niệm của Bảo hộ lao động cho rằng : máy móc thiết bị khi đưa vào sử dụng không được để tồn tại những nguy cơ gây tai nạn, không được dẫn đến những cố gắng quá mức cả về thể lực và tinh thần tâm lý người điều khiển. Để hoàn thiện hệ thống bảo hộ lao động người ta đã áp dụng thành tựu Ecgônômi vào nghiên cứu đánh giá thiết bị công cụ lao động, áp dụng các chỉ tiêu tâm lý Ecgônômi, các điều kiện nhân trắc người lao động nhằm thiết kế những thiết bị máy móc , công cụ lao động, tổ chức làm việc tối ưu hoá quá trình sản xuất, cải thiên điều kiện lao động, làm tăng sự tiện nghi an toàn lao động, giảm sự nặng nhọc trì trệ trong lao động và bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Cho nên để hiểu rõ công tác bảo hộ lao động, theo tiêu chuẩn ban hành quyết định số 658/CTQĐ ngày 27-12-1989 đã định nghĩa bảo hộ lao động: “Bảo hộ lao động là hệ thống các văn bản luật pháp và các biện pháp tương ứng về tổ chức kinh tế, xã hội, kỹ thuật và vệ sinh nhằm bảo đảm an toàn, bảo vệ sức khoẻ và khả năng lao động của con người trong quá trình lao động” 2. Mục đích của công tác bảo hộ lao động. Trong quá trình lao động dù sử dụng công cụ thông thường hay máy móc hiện đại, dù áp dụng kỹ thuật công nghệ giản đơn hay áp dụng kỹ thuật công nghệ phức tạp, tiên tiến đều phát sinh và tiềm ẩn những yếu tố nguy hiểm, có hại, gây tai nạn lao động hay bệnh nghề nghiệp cho người lao động. Một quá trình lao động có thể tồn tại một hoặc nhiều yếu tố nguy hiểm có hại. Nếu không được phòng ngừa cẩn thận chúng có thể tác động vào con người gây chấn thương, bệnh nghề nghiệp, làm giảm sút hoặc mất khả năng lao động hoặc tử vong. Cho nên, việc chăm lo cải thiện điều kiện lao động, đảm bảo nơi làm việc an toàn, vệ sinh là mội trong những nhiệm vụ trọng yếu để phát triển sản xuất và tăng năng suất lao động. Chính vì vậy, công tác bảo hộ lao động luôn được Đảng và Nhà nước ta coi là một lĩnh vực công tác lớn, nhằm mục đích: -Đảm bảo an toàn thân thể của người lao động hạn chế mức thấp nhất hoặc không để xảy ra tai nạn, chấn thương gây tàn phế hoặc tử vong trong lao động. -Bảo đảm người lao động khoẻ mạnh, không bị mắc bệnh nghề nghiệp hoặc bệnh tật khác do điều kiện lao động gây ra. -Bồi dưỡng phục hồi kịp thời và duy trì sức khoẻ, khả năng lao động cho người lao động. Công tác bảo hộ lao động có vị trí rất quan trọng và là một trong những yêu cầu khách quan của hoạt động sản xuất kinh doanh. 3. ý nghĩa, lợi ích của công tác bảo hộ lao động. 3. 1. ý nghĩa chính trị. Bảo hộ lao động thể hiện quan điểm của con người vừa là động lực vừa là mục tiêu của sự phát triển. Một đất nước có tỷ lệ tai nạn thấp, ngưòi lao động khoẻ mạnh, không mắc bệnh nghề nghiệp là một xã hội luôn coi con người là vốn quý nhất, lực lượng lao động luôn luôn được bảo vệ, giữ gìn và phát triển. Bảo hộ lao động là góp phần tích cực chăm lo bảo vệ sức khoẻ, tính mạng và đời sống người lao động, đó là sự biểu hiện quan điểm quần chúng, quan điểm quý trọng con người của đảng và nhà nước, vai trò con người trong xã hội được tôn trọng, đặc biệt là người lao động. Ngược lại, nếu công tác bảo hộ lao động không tốt, không được chú trọng quan tâm đúng mức, điều kiện lao động của người lao động quá nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm để xảy ra nhiều vụ tai nạn đáng tiếc và bệnh nghề nnghiệp thì uy tín, niềm tin của doanh nghiệp sẽ bị giảm sút. 3. 2. ý nghĩa xã hội và nhân văn. Công tác bảo hộ lao động là thiết thực chăm lo đến đời sống, hạnh phúc của người lao động. Bảo hộ lao động vừa là yêu cầu cấp thiết của các hoạt động sản xuất kinh doanh, đồng thời là yêu cầu, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng của người lao động. Các thành viên trong mỗi gia đình hay mỗi doanh nghiệp ai cũng muốn được khoẻ mạnh, lành lặn, có trình độ văn hoá ngày càng được nâng cao để cùng chăm lo hạnh phúc và góp phần bảo đảm cho xã hội lành mạnh, trong sáng, mọi người lao động sống khỏe mạnh, làm việc có hiệu quả cao và có vị trí xứng đáng để thực hiện quyền làn chủ trong mọi lĩnh vực Kinh tế – Xã hội – Khoa học kỹ thuật. Công tác bảo hộ lao động được quan tâm thì tai nạn lao động không xảy ra, sức khoẻ được bảo đảm thì nhà nước và xà hội sẽ giảm bớt được những tổn thất do phải nuôi dưỡng, điều trị để khắc phục hậu quả xảy ra, tập trung đầu tư cho các công trình phúc lợi xã hội. 3. 3. Lợi ích về kinh tế: Công tác bảo hộ lao động được thực hiện tất sẽ mang lại lợi ích kinh tế thiết thực và rõ rệt. Trong sản xuất, nếu người lao động được bảo vệ tốt về tính mạng, có sức khoẻ, không bị ốm đau, bệnh tật, điều kiện làm việc thuận tiện, không nơm nớp bị tai nạn lao động, bị mắc bệnh nghề nghiệp thì sẽ an tâm, phấn khởi, tự tin trong sản xuất, ngày công sẽ cao, giờ công cũng cao, năng suất lao động tăng chất lượng sản phẩm tốt, luôn luôn hoàn thành kế hoạch sản xuất và công tác. Đặc biệt duy trì cho con người làm việc được liên tục và không ngừng tăng lên. . Do vậy, phúc lợi tập thể được tăng lên, có thêm những điều kiện để để cải thiện đời sống về vật chất và tinh thần của cá nhân người lao động và tập thể lao động. Nó có tác dụng tích cực bảo đảm đoàn kết nội bộ đẩy mạnh sản xuất. Ngược lại, nếu môi trường làm việc quá xấu, điều kiện làm việc lạc hậu, khi đó tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, ốm đau, bệnh tật xảy ra nhiều thì gây nên khó khăn cho quá trình sản xuất, khả nâng lao động của người lao động giảm, sự tin tưởng trong công việc không còn dẫn đến năng suất lao động giảm, chất lượng sản phẩm không đảm bảo, kế hoạch sản xuất không hoàn thành. Ngoài ra, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xẩy ra sẽ ảnh hưởng rất lớn tới mọi hoạt động xung quanh vì khi xẩy ra tai nạn, bệnh nghề nghiệp thì phải điều trị, bồi dưỡng, chăm lo sức khoẻ cho người bị nạn thì ngày công và giờ công sản xuất sẽ giảm, năng suất lao động cũng giảm theo. Đặc biệt là chi phí bỏ ra bồi thường, điều trị tai nạn, bệnh tật là rất lớn, đồng thời lại kéo theo các chi phí sửa chữa máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên vật liệu sản xuất bị hỏng khác. Nói chung, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp xảy ra dù nhiều hay ít đều làm thiệt hại về người và của, gây trở ngại cho quá trình sản xuất. Vì vậy, quan tâm thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động là thể hiện quan điểm đầy đủ về sản xuất, là điều kiện đảm bảo cho quá trình sản xuất phất triển, mang lại hiệu quả kinh tế cao. 4. Tính chất của công tác bảo hộ lao động. 4.1. Tính chất pháp luật. Công tác bảo hộ lao động là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước, nó được thiết lập dựa vào các quy định thành pháp luật của nhà nước. Nó được lập ra để đảm bảo thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho người lao động trong sản xuất, giúp người lao động tin tưởng trong công việc. Văn bản pháp luật về công tác bảo hộ lao động thì được ban hành cũng khá lâu, đặc biệt năm 1964 bản điều lệ tạm thời về bảo hộ lao động được ban hành theo quyết định số 181 – CP của hội đồng chính phủ cũng như các luật, chế độ chính sách về bảo hộ lao động gồm các quy phạm, quy trình an toàn lao động và vệ sinh lao động do nhà nước ban hành đều mang tính chất pháp luật. Điều đó buộc các nghành các cấp từ cấp bộ trưởng, cục trưởng, giám đốc xí nghiệp đến tổ trưởng sản xuất và mọi công nhân và lao động đều phải triệt để thi hành. Nếu vi phạm những điều khoản đã được quy định thì tuỳ theo mức độ nghiêm trọng có thể bị phê bình cảnh cáo… đến truy tố trước toà án. 4.2. Tính chất khoa học và kỹ thuật. Nguyên nhân cơ bản gây ra tai nạn lao động và bện nghề nghiệp cho người lao động là do điều kiện kỹ thuật không đảm bảo an toàn lao động, điều kiện vệ sinh nơi làm việc không tốt như thiếu dưỡng khí, thiếu ánh sáng hoặc nóng quá, lạnh quá, áp suất không khí không bình thường… Vì vậy muốn đảm bảo quá trình sản xuát được an toàn và hợp vệ sinh vấn đề đặt ra là phải cải thiện diều kiện làm việc cho người lao động bao gồm các biện pháp lớn về cải tiến kỹ thuật máy móc, dụng cụ lao động, bố trí mặt bằng, nhà xưởng, hợp lý hoá dây chuyền và phương pháp sản xuất…. Việc cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất đòi hỏi phải vận dụng nhiều kiến thức về khoa học kỹ thuật không những để nâng cao năng suất lao động mà còn là một yếu tố quan trọng bậc nhất để bảo hộ người lao động tránh được những nguy cơ tai nạn và bệnh nghề nghiệp. 4.3. Tính chất quần chúng. Công tác bảo hộ lao động không chỉ riêng của những cán bộ quản lý sản xuất mà còn là trách nhiệm chung của toàn thể cán bộ, công nhân viên chức. Chỉ có những người lao động sản xuất hàng ngày trực tiếp với máy móc, thiết bị biết rõ tình hình sản xuất và những nguy cơ gây ra tai nạn, bệnh tật mới đề xuất được nhiều sáng kiến để cải tiến thiết bị, cải tiến phương pháp sản xuất và do đó ngăn ngừa kịp thời tai nạn và bệnh nghề nghiệp xảy ra. Mặt khác khi mà người công nhân tự nguyện, tự giác chấp hành tốt các quy phạm, quy trình an toàn và vệ sinh trong sản xuất, chấp hành tốt các luật lệ, chế độ, chính sách bảo hộ lao động, sử dụng đầy đủ các phương tiện phòng hộ lao động đã được cấp phát như quần áo phòng hộ, giày, ủng, kính, găng tay… thì công tác bảo hộ lao động mới đạt nhiều kết quả tốt. II. Những nội dung cơ bản của công tác bảo hộ lao động. 1.Nội dung về luật lệ bảo hộ lao động Bảo hộ lao động : Luật lệ bảo hộ lao động là những quy định cụ thể về chế độ chính sách của Đảng và Nhà nước ta với công tác bảo hộ lao dộng cho công nhân sản xuất như: các biện pháp về kinh tế – xã hội, tổ chức quản lý và cơ chế quản lý công tác bảo hộ lao động, đồng thời nó còn là cơ sở pháp lý để đảm bảo việc chấp hành những điều quy định ấy nhằm mục đích thực hiện tốt việc bảo vệ tính mạng và sức khoẻ cho công nhân sản xuất. Để công tác Bảo hộ lao động ngày càng trở nên hoàn thiện và hoạt động có hiệu quả, đi đôi với công tác phát triển và áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật. Thật vậy Dảng và Nhà nước ta không ngừng hoàn thiện các văn bản có tính luật pháp quy định các chế độ chính sách baỏ vệ con người trong lao động sản xuất. Luật lệ bảo hộ lao động được xây dựng trên cơ sở yêu cầu thực tế của quần chúng, căn cứ vào trình độ phát triển của nền kinh tế, trình độ khoa học kỹ thuật của nước ta theo từng thời kỳ, giai đoạn phát triển, xây dựng kinh tế đất nước mà được bổ sung dần dần để luật lệ bảo hộ lao động ngày càng hoàn thiện hơn. Luật lệ bảo hộ lao động ban hành những văn bản, điều lệ, chính sách, chế độ bảo hộ lao động nhằm bảo đảm thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp kỹ thuật an toàn, biện pháp vệ sinh lao động như chế độ trách nhiệm của cán bộ quản lý, của tổ chức bộ máy làm công tác bảo hộ lao động, kế hoạch hoá công tác bảo hộ lao động, các chế độ về tuyên truyền huấn luyện, chế độ về thanh tra, kiểm tra, chế độ về khai báo , điều tra, thống kê, báo cáo tai nạn lao động… Nội dung của luật lệ bảo hộ lao động bao gồm: - Những quy định về giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi, nhằm một mặt bảo đảm sản xuất phát triển, mặt khác bảo đảm sức khoẻ lâu dài và tạo điều kiện cho công nhân viên chức tham gia mọi sinh hoạt chính trị, văn hoá, xã hội để không ngừng nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt của người lao động. - Những quy định về theo dõi và chăm sóc sức khoẻ của người lao động như: khám sức khoẻ khi tuyển dụng, khám sức khoẻ định kỳ nhằm sử dụng hợp lý khả năng của mổi người công nhân và kịp thời phát hiện bệnh nghề nghiệp để có biện pháp đề phòng và điều trị thích đáng. - Những quy định về bồi dưỡng sức khoẻ cho công nhân làm việc ở những nơi độc hại, nặng nhọc, nguy hiểm, những nơi khí hậu không bình thường, làm việc ở những nơi áp suất không khí quá cao, quá thấp hoặc phải làm thêm giờ, làm ca đêm…để có điều kịn bù đắp thêm sức lực dã bị hao phí trong khi làm việc. - Những quy định về bảo vệ nữ công nhân và thiếu niên học nghề nhằm tạo điều kiện làm việc thích hợp với sức khoẻ, tầm vóc và tâm sinh lý của phụ nữ và thiếu niên học nghề. - Những quy định về việc ban hành những tiêu chuẩn về hàm lượng, nồng độ độc hại cho phép trong vệ sinh công nghiệp, trang bị phòng hộ lao động thích hợp cho từng ngành, từng loại công việc nhằm phòng tránh tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. 2. Nội dung về kỹ thuật an toàn Bảo hộ lao động : Kỹ thuật an toàn là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm trong sản xuất đối với người lao động. Để đạt được mục đích phòng ngừa tác động của các yếu tố nguy hiểm gây ra tai nạn trong sản xuất đối với người lao động thì tất cả chúng ta phải quán triệt các biện pháp trên ngay từ khi thiết kế, xây dựng hoặc chế tạo các thiết bị máy móc, các quá trình công nghệ phục vụ cho sản xuất. Trong quá trình hoạt động sản xuất phải thực hiện đồng bộ các biện pháp về tổ chức, kỹ thuật, sử dụng các thiết bị an toàn và các thao tác làm việc an toàn thích ứng. Tất cả các biện pháp đó được quy định cụ thể tại các quy phạm, tiêu chuẩn và các văn bản khác về lĩnh vực kỹ thuật an toàn. Các biện pháp của kỹ thuật an toàn trước khi bước vào sản xuất để tránh nhữngvụ tai nạn lao động xảy ra đáng tiếc. Tai nạn lao động có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng trong đó do kỹ thuật an toàn không được đảm bảo và chú trọng quan tâm như: máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất và nhà xưởng… các điều kiện làm việc không bảo đảm an toàn, dễ gây ra tai nạn, rủi ro. Vì vậy công tác kỹ thuật an toàn luôn là yếu tố hàng đầu cần được quan tâm, bảo đảm điều kiện làm việc thuận lợi, tạo niềm tin cho người lao động bước vào quá trình sản xuất đạt hiệu quả tốt hơn. Người lãnh đạo, tổ chức của doanh nghiệp phải nghiên cứu, chế tạo các loại thiết bị an toàn như: thiết bị bao che máy móc, thiết bị báo hiệu an toàn, các loại thiết bị tự động ngăn chặn tai nạn, nghiên cứu cải tiến phương pháp sản xuất như cơ khí hoá, tự động hoá các quá trình sản xuất nặng nhọc, độc hại và nguy hiểm. Phải biết tổ chức lao động một cách khoa học, tránh trồng chéo, nhầm lẫn, bố trí nơi làm việc an toàn, thuận lợi, thoải mái tạo sự an tâm cho người lao động làm việc. Nghiên cứu chế độ kiểm tra, nghiệm thu và sữa chữa các loại máy móc, thiết bị trước khi đưa vào sản xuất. Đặc biệt là phải xây dựng các quy phạm, quy trình an toàn cho từng loại máy móc, thiết bị, công cụ sản xuất, từng loại công việc, từng loại ngành nghề và việc tổ chức huấn luyện cho người lao động về kỹ thuật an toàn để tránh xảy ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. Nội dung về kỹ thuật an toàn : 2.1. Kỹ thuật an toàn điện: Ngày nay trong xã hội điện được sử dụng rỗng rãi đặc biẹt là trong sản xuất. Nhưng con người không có khả năng cảm nhận điện bằng các giác quan nên không thể thấy mức độ nguy hiểm của điện đối ới cơ thể và tính mạng con người .Thực tế cho thaays việc thiếu hiểu biết về điện, không tuân thủ những nguyên tắc an toàn về điện và những nội quy sử dụng điện nên đã gây ra những tai nạn điện nghiêm trọng thậm chí là chết người. Do đó khoa học kỹ thuật - Bảo hộ lao động đi sâu nghiên cứu. Phân tích các yếu tố của điện và những tác động hậu quả của điện đến con người từ đó tìm ra nguyên nhân thường gây tai nạn điện trong sản xuất để xây dựng những nội quy, tiêu chuẩn và đưa ra những biện pháp hữu hiệu khác nhau phối hợp với nhau đảm bảo an toàn cho người lao động. 2.2. Kỹ thuật an toàn cơ khí : Có thể nói răng cơ khí có mặt hầu hết trong các ngành sản xuất có sử dụng máy móc thiết bị và các máy móc thiết bị này thường mang tính nguy hiểm cao như : máy tiện ,máy phay ,máy bào, máy cưa…Do đó kỹ thuật an toàn cơ khí à một mặt quan trọng của khoa học về kỹ thuật an toàn. Kỹ thuật an toàn cơ khí đi sâu vào nghidên cứu, đánh giá thiết bị ,máy móc, phân tích cac bộ phận, các máy thường gây tai nạn và tác động của nó đến người lao động để từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục, phòng ngừa , đảm bảo an oàn cho người lao động. 2.3. Kỹ thuật an toàn nồi hơi và thiết bị chịu áp lực: Ngày nay việc sử dụng nồi hơi và thiết bị chịu áp lực đã đem lại lợi ích inh tế to lớn, hiệu quả sản xuất cao, năng suất lao động cao và sự tiện lợi trong sinh hoạt nên nhu cầu sử dụng nồi hơi và thiết bị chịu áp lực ngày càng nhiều.Tuy vậy chúng ta thường làm việc trong những điều kiẹn khắc nghiệt với tính chất làm việc liên tục ở nhiệt độ cao và môi chất làm việc ở áp suất lớn hơn áp suất hí quyển.Do đó khộng tránh khỏi những sự cố nổ vỡ mà nguyên nhân xảy ra lại rất đa dạng và phong phú.Vậy nồi hơi và thiét bị chịu áp lực là những thiết bị mang tính nguy hiểm cao, có những yêu cầu nghiêm ngặt trong việc vận hành và bảo quản.Công tác Bảo hộ lao động nói chung và kỹ thuật an toàn nói riêng về mặt nồi hơi và thiết bị chịu áp lực đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các yếu tố nguy hiểm gây nên nổ vỡ thiết bị áp lực để từ dó đưa ra những biện pháp phongf ngùa, xây dựng các tiêu chuẩn, qu phạm hướng dẫn tỷ mỷ cho người sử dụng và đề ra những biện pháp quản lý ,sử dụng nồi hơi và các thiếtbị chịu áp lực đảm bảo tính an toàn cho quá trình sản xuất và cho ngời lao động. 2.4. Kỹ thuật an toàn nâng chuyển: Khi nền công nghiệp ngày càng phát triển, các công trình xây dựng ngày càng nhiều vì thế thiết bị nâng chuyển ngày càng được sử dụng rộng rãi.Do sự sử dụng bừa bãi các thiết bị nâng chuyển với sự thiếu hiểu biết về nó và an toàn thiết bị khi vận hành đã gây ra không ít tai nạn Cho nên nhiệm vụ của khoa học kỹ thuạt an toàn về thiết bị nâng chuyển là khảo sát, phân tích, làm rõ từng yếu tố có liên quan, vạch rõ nguyên nhân chủ yếu gây ra các tai nạn lao động , đề xuất các giải phap khả thi nhằm ngăn chặn, loại trừ hạn chế đến mức tối đa các tai nạn xẩy ra. 3. Nội dung về vệ sinh lao động Bảo hộ lao động : Trong quá trình sản xuất, người công nhân không chỉ làm việc ở những nơi chỉ có máy móc và thiết bị, dụng cụ sản xuất, mà họ còn phải trực tiếp tiếp xúc với những nơi làm việc nguy hiểm và độc hại gây nên những bệnh tật đáng tiếc. Vì vậy, người lãnh đạo tổ chức công ty phải xây dựng và nghiên cứu một hệ thống về vệ sinh lao động cho người lao động của doanh nghiệp mình. Vệ sinh lao động là hệ thống các biện pháp và phương tiện về tổ chức và kỹ thuật nhằm phòng ngừa sự tác động của các yếu tố có hại trong sản xuất đối với người lao động. Nếu công tác về sinh lao động không được thực hiện tốt thì sẽ gây nên bệnh nghề nghiệp cho người lao động vì người lao động thường phải tiếp xúc với các loại chất độc kỹ nghệ, hoặc những công việc dễ bị nhiểm trùng, những công việc quá nặng nhọc phải sử dụng nhiều công sức, những công việc đòi hỏi tư thế lao động bắt buộc không phù hợp với sinh lý bình thường của con người. Để ngăn ngừa sự tác động của các yếu tố có hại phải tiến hành một loạt các việc cần thiết. Trước hết, phải ngiên cứu sự phát sinh và tác động của các yếu tố đó đối với cơ thể con người, trên cơ sở đó xác định tiêu chuẩn giới hạn cho phép của các yéu tố có hại trong môi trường lao động, xây dựng các biện pháp về vệ sinh lao động. Những nội dung chủ yếu về vệ sinh lao động mà tất cả chúng ta phải thực hiện: - Xác định khoảng cách an toàn về vệ sinh. - Xây dựng các tiêu chuẩn vệ sinh công nghiệp bảo đảm vệ sinh trong môi trưởng sản xuất. - Nghiên cứu các biện pháp về tổ chức, tuyên truyền, giáo dục ý thức và kiến thức về vệ sinh lao động, theo dõi quản lý sức khoẻ thuờng xuyên, tuyển dụng lao động. - Các biện pháp về vệ sinh sinh học, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường. - Nghiên cứu và quy định các chế độ làm việc, nghỉ ngơi, bồi dưỡng súc khoẻ, khám sức khẻ thường xuyên…phải phù hợp với từng ngghành nghề và sức khoẻ của từng người lao động. -Nghiên cứu các biện pháp về kỹ thuật vệ sinh: bao che, cách ly các nguồn phát sinh ra chất độc, bụ, nóng, tiếng ồn, rung chuyển, kỹ thuật thông gió, chiếu sáng, kỹ thuật chống bức xạ, phóng xạ, điện từ trường… phối hợp với kỹ thuật công nghệ, kỹ thuật cơ điện…để giải quyết về mặt kỹ thuật cụ thể đối với các biện pháp đó. - Nghiên cứu các biện pháp thông gió nhân tạo hoặc tự nhiên làm cho không khí nơi sản xuất được lưu thông trong sạch và tươi mát. - Nghiên cứu và bố trí về ánh sáng trong sản xuất để đảm bảo đủ ánh sáng nhằm bảo vệ sinh lý đôi mắt người lao động và đảm bảo chất lượng sản phẩm, tăng năng suất lao động. -Nghiên cứu việc chế tạo các dụng cụ phòng hộ cá nhân và các biện pháp vệ sinh cá nhân trong sản xuất. Vì vậy, các biện pháp về vệ sinh lao động phải được quán triệt ngay từ khâu thiết kế xây dựng các công trình nhà xưởng, tổ chức nơi sản xuất, thiết kế chế tạo máy móc thiết bị, quá trình công nghệ. Và trong quá trình sản xuất phải thường xuyên theo dõi sự phát sinh của các yếu tố có hại, ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động, thực hiện các biện pháp bổ sung làm giảm các yếu tố có hại, đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh cho phép. 4.Tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động . Công tác Bảo hộ lao động liên quan đến mọi người từ người lao động quản lý đến người lao động sản xuất . Công tác này sẽ la vô nghĩa nếu không được sự ủng hộ của mọi người và nó chỉ đạt hiệu quả khi mà người lao động hiểu và nhận thức đầy đủ các luật lẹ chế độ và quy định về Bảo hộ lao động đó là nội dung vef công tác tuyên truyền , giáo dục vận động quần chúng làm công tác Bảo hộ lao động .Để thực hiện tốt công tác này, nội dung giáo dục vận động quần chúng bao gồm những nội dung sau: - Tuyên ruyền, giáo dục cho nười lao động nhận thức được sự cần thiết phải đảm bảo sự an toàn trong sản xuất nâng cao hiểu biết về Bảo hộ lao động nhằm mục đích tự bảo vệ mình và người khác. - Huấn luyện cho nười lao động có tay nghề vững vàng , nắ vững về yêu cầu kỹ thuật an toàn trong sản xuất . - Giáo dục ý thức kỷ luật, đảm bảo công tác an toàn thực hện nghiêm chỉnh các quy trình tiêu chuẩn an toàn chống làm bừa làm ẩu, sử dụng và bảo quản tốt phương tiện cá nhân. - Vận động quần chúng phát huy sáng kién cải tạo điều kiện lao động. -Tổ chức tốt chế độ tự kiểm tra tai đơn vị, cơ sở sản xuất và làm cho mọi người lao động thấy được ý nghĩa tác dụng của việc tự kiểm tra Bảo hộ lao động , duy trì tốt mạng lưới an toàn vệ sinh viên tại các phân xưởng , xí nghiệp sản xuất và nhận thức được tầm quan trọng cũng như tác dụng của mạng lưới này. - Nhận thức được sự tăng cường hợp tác giữa hai hía, giữa người lao động và người sử dụng lao động để làm tốt công tác Bảo hộ lao động . Là một tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của người lao động , tổ chức Công đoàn có một vai trò quan trọng trong việc tổ chức và hướng dẫn quần chúng thực hiện phong traò làm công tác Bảo hộ lao động . Công đoàn với chức năng cơ bản là bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động có quan hệ mật thiết với công tác Bảo hộ lao động . Trong lĩnh vực Bảo hộ lao động tổ chức Công đoàn cần tuyên truền giáo dục cho người lao động hiểu biết những vấn đề cơ bản cần thiết về Bảo hộ lao động phù hợp với nghề nghiệp của họ và vận đọng mọi người thực hiện nghiêm chỉnh những quy định tieeu chuẩn an toàn - vệ sinh lao động làm cho Bảo hộ lao động thực sự là sự nghiệp của quần chúng III. Những nhân tố ảnh hưởng đến công tác Bảo hộ lao động. 1. Điều kiện lao động. Điều kiện lao động là tổng thể các yếu tố về kinh tế, xã hội, tổ chức, kỹ thuật, tự nhiên thể hiện qua quá trình công nghệ, công cụ lao động, đối tượng lao động, môi trường lao động, con người lao động và sự tác động qua lại giữa chúng tạo nên những điều kiện cần thiết cho sự hoạt động của con người

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc922.doc
Tài liệu liên quan