Đề tài Phân tich quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam

 

Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ năm 1991 đén nay, ở nước ta có rất nhiều công ty cổ phần được thành lập. Chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua đã hoàn thành cơ bản một phần các mục tiêu đã đề ra: vừa tăng đóng góp thêm cho ngân sách Nhà nước, vừa tăng thu nhập cho người lao động, vừa tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Sự tồn tại và phát triển của chúng trong những năm qua đã chứng tỏ rằng sự hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, một xu hướng phù hợp với thời đại. Là sinh viên việc nghiên cứu về công ty cổ phần và quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam là thật sự cấp thiết. Đề tài “Phân tich quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam” đã mở ra cho em cơ hội hiểu rõ những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế Việt Nam

Công ty cổ phần hình thành và phát triển ở Việt Nam là một vấn đề có tính thời sự, mặt khác do trình độ còn hạn chế nên trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ nêu lên một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, tóm lược quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam trong thời gian qua và một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở nước ta. Bài viết này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và sự giúp đỡ của thư viện trường về nhiều tài liệu bổ ích.

 

Phần nội dung của bài viết được bố cục thành 3 chương chính.

ã Chương 1: "Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty cổ phần" bàn về một số khái niệm cơ bản về công ty cổ phần

 

ã Chương 2: "Thực trạng về công ty cổ phần ở Việt Nam. Vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta". Chương này cho thấy việc hình thành công ty cổ phần ở nước ta là tất yếu, vai trò của chúng đối với nền kinh tế, thưc trạng về quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua .

 

ã Chương 3: "Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ở nước ta.

 

doc23 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 971 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phân tich quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần mở đầu C ông ty cổ phần là hình thức kinh tế mới xuất hiện khi nước ta chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. Từ năm 1991 đén nay, ở nước ta có rất nhiều công ty cổ phần được thành lập. Chính sách cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước trong thời gian qua đã hoàn thành cơ bản một phần các mục tiêu đã đề ra: vừa tăng đóng góp thêm cho ngân sách Nhà nước, vừa tăng thu nhập cho người lao động, vừa tăng doanh thu và lợi nhuận, đồng thời thu hút thêm vốn đầu tư, góp phần tạo công ăn việc làm cho người lao động. Sự tồn tại và phát triển của chúng trong những năm qua đã chứng tỏ rằng sự hình thành các công ty cổ phần ở Việt Nam là một tất yếu khách quan, một xu hướng phù hợp với thời đại. Là sinh viên việc nghiên cứu về công ty cổ phần và quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam là thật sự cấp thiết. Đề tài “Phân tich quá trình cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam” đã mở ra cho em cơ hội hiểu rõ những vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, vai trò của công ty cổ phần trong nền kinh tế Việt Nam Công ty cổ phần hình thành và phát triển ở Việt Nam là một vấn đề có tính thời sự, mặt khác do trình độ còn hạn chế nên trong khuôn khổ bài viết này, tôi chỉ nêu lên một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần, tóm lược quá trình cổ phần hoá ở Việt Nam trong thời gian qua và một số biện pháp nhằm thúc đẩy quá trình cổ phần hoá ở nước ta. Bài viết này được hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy cô giáo và sự giúp đỡ của thư viện trường về nhiều tài liệu bổ ích. Phần nội dung của bài viết được bố cục thành 3 chương chính. Chương 1: "Một số vấn đề lý luận cơ bản về công ty cổ phần" bàn về một số khái niệm cơ bản về công ty cổ phần Chương 2: "Thực trạng về công ty cổ phần ở Việt Nam. Vai trò của nó đối với nền kinh tế nước ta". Chương này cho thấy việc hình thành công ty cổ phần ở nước ta là tất yếu, vai trò của chúng đối với nền kinh tế, thưc trạng về quá trình thực hiện cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua . Chương 3: "Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ở nước ta. Phần nội dung Chương 1 một số vấn đề cơ bản về công ty cổ phần. 1. Khái niệm về Công ty cổ phần V ào đầu thế kỷ XVII và đến nửa sau thế kỷ XIX, nhiều phát minh mới xuất hiện đã giúp các nước phương Tây chuyển từ công nghiệp nhẹ sang công nghiệp nặng. Thêm vào đó là sự phát triển của quan hệ tín dụng. Kết quả là sự ra đời của một hình thức kinh tế mới, đó là công ty cổ phần. Công ty cổ phần là một xí nghiệp mà vốn của nó do nhiều người tham gia góp dưới hình thức mua cổ phiếu. Công ty cổ phần là hình thức tổ chức phát triển của sở hữu hỗn hợp, từ sở hữu vốn của một chủ sang hình thức sở hữu của nhiều chủ diễn ra trên phạm vi công ty. Công ty cổ phần là sản phẩm tất yếu của quá trình xã hội hoá về kinh tế xã hội và cũng là sản phẩm tất yếu của quá trình tích tụ và tập trung hoá sản xuất. Cổ phiếu của công ty cổ phần là một loại chứng khoán có giá, bảo đảm cho cổ đông được quyền lĩnh một phần thu nhập từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty thông qua lợi tức cổ phiếu (thu nhập từ cổ phiếu). Thông thường, lợi tức cổ phiếu cao hơn lợi tức ngân hàng, nếu không, người có tiền sẽ gửi tiền vào ngân hàng, ít rủi ro hơn. Cổ phiếu có thể mua bán trên thị trường chứng khoán dựa vào mệnh giá cổ phiếu, dao động giữa mệnh giá tối thiểu và tối đa. Người chủ sở hữu cổ phiếu là cổ đông. Các cổ đông là chủ của công ty và họ có quyền tham dự các đại hội cổ đông, hưởng lợi tức cổ phiếu, chuyển nhượng cổ phần, đầu phiếu. Trong nền kinh tế thị trường, công ty cổ phần là một hình thức kinh doanh có tư cách pháp nhân và các cổ đông chỉ có trách nhiệm pháp lý hữu hạn trong phần vốn góp của mình. Vì vậy công ty cổ phần có đủ tư cách pháp lý để huy động lượng vốn lớn rải rác của các cá nhân trong xã hội. Công ty cổ phần, ngoài việc phát hành cổ phiếu để huy động vốn, còn có thể đi vay nợ rồi trả lãi hoặc phát hành hối phiếu, tín phiếu và các giấy nợ khác để thu hút vốn. Hình thức công ty cổ phần có sức hấp dẫn riêng mà các hình thức khác không thể thay thế được. Đó là, thứ nhất, việc mua cổ phiếu không những đem lại cho cổ đông lợi tức cổ phần mà còn hứa hẹn mang đến cho họ một khoản thu nhập nhờ việc gia tăng trị giá cổ phiếu khi công ty làm ăn có hiệu quả. Thứ hai, các cổ đông có quyền tham gia quản lý theo điều lệ của công ty và được pháp luật bảo đảm, điều đó làm cho quyền sở hữu của cổ đông trở nên cụ thể và có sức hấp dẫn hơn. Thứ ba, cổ đông có quyền được ưu đãi trong vịêc mua những cổ phiếu mới phát hành của công ty trước khi chúng được bán rộng rãi cho công chúng. Như vậy, công ty cổ phần đã thực hiện được việc tách quan hệ sở hữu khỏi quá trình kinh doanh, tách quyền sở hữu với quyền quản lý và sử dụng. Từ đó, nó tạo nên một hình thái xã hội hoá sở hữu giữa một bên là đông đảo quần chúng với một bên là tầng lớp các nhà quản trị kinh doanh chuyên nghiệp sử dụng tư bản xã hội cho các kế hoạch kinh doanh qui mô lớn. Những người đóng vai trò sở hữu trong công ty cổ phần không trực tiêp đứng ra kinh doanh mà uỷ thác cho bộ máy quản lý của công ty. Trong đó, Đại hội cổ đông và Hội đồng quản trị là hai tổ chức chính đại diện cho quyền sở hữu của các cổ đông trong công ty, quyền sở hữu tối cao thuộc về Đại hội cổ đông. Chương 2 thực trạng về công ty cổ phần ở việt nam và vai trò của nó đối với nền kinh tế ở nước ta 2.1. Tính tất yêu khách quan của việc hình thành công ty cổ phần ở nước ta Công ty cổ phần là hình thức kinh tế mới đối với nước ta khi chúng ta chuyển sang nền kinh tế nhiều thành phần. Vấn đề cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước được đặt ra từ năm 1991 và cho đến nay đã có rất nhiều công ty cổ phần được thành lập ở mọi thành phần kinh tế. Điều đó cho thấy sự hình thành các công ty cổ phần ở nước ta là một thực tế khách quan, một xu hướng tất yếu, nó không phụ thuôc vào ý chí chủ quan của bất cứ một tổ chức nào. Thật vậy, công ty cổ phần ra đời là do đòi hỏi của nền kinh tế hàng hóa phát triển. Nó sẽ hình thành và phát triển ở nước ta nếu hội tụ đầy đủ những điều kiện cần thiết. 2.1.1.Nước ta cần phải hình thành công ty cổ phần. Hiện nay khu vực doanh nghiệp nhà nước nắm giữ trên 70% tổng số vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế, thu hút phần lớn lực lượng cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý, công nhân lành nghề... song chỉ tạo ra trên 40% tổng GDP của toàn bộ nền kinh tế. Cho đến cuối năm 2000, nước ta có khoảng 6000 doanh nghiệp nhà nước thì chỉ có 50% doanh nghiệp có lãi, trong đó thực sự kinh doanh có lãi và lâu dài chỉ chiếm 30%. Thực tế doanh nghiệp nhà nước nộp ngân sách chiếm 80 – 85% tổng số thu, nhưng nếu trừ khấu hao cơ bản và thuế gián thu thì doanh nghiệp nhà nước chỉ đóng góp được trên 30% ngân sách nhà nước. Đặc biệt nếu tính đủ chi phí và tài sản cố định, đất đai theo giá thị trường thì các doanh nghiệp nhà nước không tạo ra được tích luỹ. Những điêu trên cho phép khẳng định rằng khu vực kinh tế nhà nước kinh doanh kém hiệu quả. Dẫn đến tình trạng trên, cơ cấu kinh tế và phương thức quản lý lạc hậu là một nguyên nhân cơ bản. Tình trạng sở hữu chung chung, vô chủ, duy trì cơ chế quản lý hành chính bao cấp là những cản trở lớn của quá trình cải cách các doanh nghiệp nhà nước. Do đó, cải cách hệ thống các doanh nghiệp nhà nước theo hướng đa dạng hóa sở hữu, cải tiến quản lý và nâng cao hiệu quả là việc làm cấp bách. Các doanh nghiệp nhà nước cần phải nâng cao hiệu quả kinh tế, nếu không sẽ không thể vươn lên giữ vai trò chủ đạo, không thể hướng các thành phần kinh tế khác đi theo quĩ đạo xã hội chủ nghĩa, dẫn đến mất ổn định xã hội. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một trong những biện pháp cải cách các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta. Vì vậy, việc hình thành các công ty cổ phần từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước là một xu hướng tất yếu. Nước ta đang thực hiện công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Tuy nhiên công nhiệp hoá - hiện đại hóa đòi hỏi phải huy động và sử dụng có hiệu quả cao mọi nguồn vốn trong và ngoài nước, trong đó nguồn vốn trong nước đóng vai trò quyết định và nguồn vốn bên ngoài là quan trọng. Tích luỹ vốn nội bộ nền kinh tế quốc dân được thực hiện trên cơ sở hiệu quả sản xuất và lao động thặng dư của của người lao động thuộc tất cả các thành phần trong nền kinh tế. Muốn vậy phải ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ để hợp lý hóa sản xuất. Ngoài việc nghiên cứu trong nước, chúng ta cần phải nắm bắt được các thành tựu khoa học mới của thế giới. Việc này đòi hỏi phải có sự đầu tư lớn về vốn và thời gian. Cổ phần hóa là một giải pháp tốt, vừa là cơ sở để tiếp cận công nghệ mới trong thời gian ngắn vừa thu hút được đầu tư với qui mô lớn từ nhiều nguồn khác nhau. Mặt khác, để học tập được phương thức quản lý tiên tiến từ những nền kinh tế phát triển trên thế giới thì tổ chức doanh nghiệp theo hình thức công ty cổ phần là phù hợp nhất. Nói tóm lại, công ty cổ phần ra đời là tất yếu và nước ta cần phải nhanh chóng tạo ra những điêu kiện thuận lợi cho nó phát triển. Đây là việc cấp bách vì với công ty cổ phần, chúng ta có điều kiện tập trung vốn, đẩy mạnh khoa học công nghệ và thay đổi phương thức quản lý, rút ngắn quá trình công nghiệp hóa đất nước. cũng tạo môi trường chính trị ổn định, môi trường kinh tế lành mạnh, khuyến khích nhân dân đầu tư, mua bán cổ phiếu... tạo điều kiện thuận lợi cho công ty cổ phần ra đời và phát triển. 2.2.Vai trò của công ty cổ phần và cổ phần hoá các doanh nhà nước ở nước ta hiên nay. Các công ty cổ phần, trong đó chủ yếu là các công ty được hình thành từ cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã có vai trò không nhỏ trong sự nghiệp đổi mới nền kinh tế nước ta. Cổ phần hóa đã đáp ứng phần nào những yêu cầu bức thiết của công cuộc cải cách doanh nghiệp nhà nước đòi hỏi, giải toả những khó khăn trong ngân sách Chính phủ, khuyến khích người lao động đống góp tích cực và có trách nhiệm sức lực, trí tuệ của họ cho hoạt động sản suất kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty cổ phần ra đời và phát triển đã tháo gỡ khó khăn cho ngân sách nhà nước, đồng thời huy động được nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội. Những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam đang trong thời kỳ chuyển đổi mạnh mẽ, việc đảm bảo nền tài chính quốc gia vững mạnh là yêu cầu cực kỳ bức thiết. Ngân sách nhà nước không chỉ cần được phân bổ một cách hợp lý, có lợi cho việc tái cơ cấu nền kinh tế quốc dân mà tài sản nhà nước cũng cần được sử dụng nhằm mang lại hiệu quả đầu tư tối đa. Cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước đã giúp chính phủ giải quyết phần nào những đòi hỏi trên. Chính phủ không những có thể điều tiết hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bằng cách khống chế số cổ phiếu bán ra hoặc những biện pháp khác mà còn được hưởng cổ tức từ kết quả kinh doanh của công ty. Tài sản của doanh nghiệp nhà nước nhờ cổ phần hóa thu hồi lại sẽ được phân bố cho những dự án quốc gia giàu tính khả thi hoặc đầu tư vào những ngành mang lại nhiều lợi ích kinh tế, xã hội quan trọng nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững, phục vụ cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước. Hơn nữa, các công ty cổ phần dưới quền điều hành của chủ nhân mới, với động lực mới trong quản lý doanh nghiệp, phương hướng hoạt động thay đổi theo hướng lấy hiệu quả kinh doanh làm mục tiêu, không ngừng củng cố sức mạnh cạnh tranh, các doanh nghiệp sẽ huy động thêm nhiều nguồn vốn nhà rỗi từ nhiều tầng lớp trong xã hội. Thực tế đã chứng minh rất rõ điều này. Vốn kinh doanh của công ty cổ phần cơ điện lạnh(Ree) tăng gần 3 lần, từ 16.295 triệu năm 1993 lên 49.921 triệu năm 1996. Năm tài chính 2000, tổng doanh thu của Ree đạt 299 tỷ đồng, tăng 17% so với năm 1999, lợi nhuận của công ty đạt 36,19 tỷ đồng. Ngay trong tháng 1/2001, công ty cổ phần kho vận giao nhận ngoại thương(Transimex Saigon) đạt doanh thu 4.183.306.187 đồng, lãi trước thuế 407.936.836 đồng[11,7]10. Các công ty cổ phần ở Việt Nam với khả năng tích luỹ vốn và thu hút các nguồn đầu tư khác nhau đã có thể dần dần đổi mới công nghệ - kỹ thuật, đồng thời tổ chức cơ cấu lao động theo hướng hợp lý hóa đã làm cho năng suất lao động của công ty tăng rõ rệt, sức sản xuất xã hội cũng tăng theo. Điều này chứng tỏ rằng, cùng với sự phát triển của công ty cổ phần, trình độ phát triển của lực lượng sản xuất ở nước ta đang được cải thiện. Công ty cổ phần phát triển trong nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra một khối lượng việc làm đáng kể cho người dân. Thu nhập của người lao động trong các công ty cổ phần cao hơn khi còn là quốc doanh từ 1,5 đến 2 lần chưa kể nguồn thu từ lợi tức cổ phần, tăng khoảng 22 – 24%/năm. Hơn nữa, phía các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa cũng giải quết được tình trạng vô chủ của doanh nghiệp. Sự tách biệt quyền sở hữu với quyền quản lý, tổ chức trong công ty cổ phần đã đẩy lùi ý thức của người lao động cho rằng tài sản của doanh nghiệp nhà nước được coi là “tài sản chung”, mọi người đều có thể tuỳ tiện sử dụng mà không phải bận tâm. Các công ty cổ phần trở nên năng động hơn, hoạt động có hiệu quả hơn nhờ phương pháp và kinh nghiệm quản lý mới. Quyền lợi của người điều hành và lao động gắn liền với sự thành bại của doanh nghiệp, vì thế, tất cả các thành viên đều rất quan tâm đến công việc của mình, lao động tích cực với tinh thần trách nhiệm cao và óc sáng tạo phong phú. Công ty cũng luôn phải thực hiện hạch toán kinh doanh một cách nghiêm túc, đồng thời quan sát kỹ những biến động của thị trường. Nói tóm lại, công ty cổ phần ra đời và phát triển đã tạo ra những thay đổi quan trọng trong phương thức hoạt động của các doanh nghiệp nước ta. Công ty cổ phần đóng vai trò lớn trong việc thu hút nguồn vốn nhàn rỗi phục vụ cho đầu tư phát triển; nó cũng là cầu nối cho chúng ta tiếp thu những kinh nghiệp mới trong việc hợp lý hóa quản lý và tổ chức sản xuất. Vấn đề vốn được giải quyết đã tạo diều kiện cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, mặt khác nó đã cải thiện được một phần thu nhập cho người lao động. 2.3.Thực trạng về công ty cổ phần và quá trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở nước ta 2.3.1.Thực trạng các doanh nghiệp nhà nước ta trước cổ phần hóa. Sau khi đất nước hòa bình, các doanh nghiệp nhà nước đã được thành lập ở Việt Nam. Do hậu quả của chiến tranh và được xây dựng trên cơ sở của nhiều quan điểm khác nhau nên các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam có những đặc trưng khác biệt so với nhiều nước. Các doanh nghiệp nhà nước phần lớn có qui mô nhỏ bé, cơ cấu phân tán, biểu hiện ở số lượng lao động và mức độ tích luỹ vốn. Đến năm 1999, cả nước có trên 2/3 tổng số doanh nghiệp nhà nước có số lượng lao động dưới 200 người. Số lao động trong khu vực doanh nghiệp nhà nước chiếm một tỷ trong khá nhỏ trong tổng số lao động xã hội, khoảng 5 –6%. Do đã được thành lập từ khá lâu, trình độ kỹ thuật công nghệ lạc hậu nhưng chậm đổi mới, cho nên phần lớn các doanh nghiệp nhà nước sử dụng công nghệ lạc hậu so với các nước từ 3 – 4 thế hệ. Có doanh nghiệp còn sử dụng công nghệ được trang bị từ năm 1939 và trước đó. Mãi đến sau năm 1986 thì một số doanh nghiệp nhà nước(khoảng 18%) được đầu tư mới. Chính vì sự lạc hậu trong công nghệ mà khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước khó có thể cạnh tranh nổi ngay cả trong nước. Mặt khác, các doanh nghiệp nhà nước tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn phía Bắc và phía Nam của đất nước. Đi liền với sản xuất kinh doanh kém hiệu quả là phương pháp quản lý lạc hậu và trình độ tổ chức thấp. Giám đốc trong doanh nghiệp nhà nước trước đây vừa giữ chức năng chủ sở hữu, vừa là người điều hành và họ giống quan chức hành chính hơn là một nhà kinh doanh thực thụ. Tình trạng các giám đốc, các nhà tổ chức và quản lý trong công ty nhà nước là những người không có kiến thức hoặc không được đào tạo một cách hệ thống khá phổ biến. Khi chuyển sang nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp nhà nước hầu như không có khả năng cạnh tranh và đổi mới công nghệ. Ngân sách nhà nước thì hạn hẹp. Các ngân hàng cho vay cũng phải có những điều kiện đảm bảo như là tài sản thế chấp, khả năng kinh doanh để tính khả năng thu hồi vốn. Các doanh nghiệp ở trong vòng luẩn quẩn, vốn không có nhưng cũng chẳng có cách nào để huy động. 2.3.2.Quá trình thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước ở Việt Nam Vấn đề cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước lần đầu tiên được nêu tại nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóa VII (tháng 11/1991) được cụ thể hóa dần trong các Nghị quyết và thông báo tiếp theo của Hội nghị. Đây là một giải đúng đắn để huy động vốn lâu dài cho các doanh nghiệp nhà nước đầu tư chiều sâu. Quá trình thực hiện cổ phần hóa có thể chia thành 2 giai đoạn chính: ã Giai đoạn thí điểm (1999 – (2004) Quyết định số 202/CT của Chủ tịch Thủ tướng Chính phủ được ban hành ngày 8/6/1992 về thực hiện thí điểm chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Sau 4 năm thực hiện, nước ta đã chuyển được 5 doanh nghiệp nhà nước thành các công ty cổ phần, bao gồm: ã Công ty Đại lý Liên hiệp vận chuyển thuộc Bộ Giao thông vận tải(1993). ã Công ty Cơ điện lạnh thuộc Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh(1993). ã Xí nghiệp giày Hiệp An thuộc Bộ Công nghiệp(1994). ã Xí nghiệp chế biến hàng xuất khẩu, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh Long An(1994). ã Xí nghiệp chế biến thức ăn gia súc, thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn(1995). Trong những năm thí điểm cổ phần hóa thì các doanh nghiệp nhà nước đều tập trung về phía Nam, trong đó có 4 doanh nghiệp thuộc địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, 1 doanh nghiệp thuộc đĩa bàn tỉnh Long An. ã Giai đoạn mở rộng từ năm 1996 đến nay. Ngày7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 28/CP xác định rõ giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu tiên cho người lao động trong doanh nghiệp, giúp Thủ tướng chỉ đạo công tác cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, đồng thời giao nhiệm vụ cho các Bộ, các địa phương hướng dẫn và tổ chức thực hiện công tác này. Đến tháng 9/1998, nước ta đã có 33 doanh nghiệp nhà nước được chuyển thành công ty cổ phần. Tính từ năm 1992 đến năm 1998 thì cả nước mới có 38 doanh nghiệp đã hoàn thành quá trình cổ phần hóa. Ngoài ra, trong năm 1998 còn hơn 178 doanh nghiệp nhà nước đang chuẩn bị triển khai cổ phần hóa ở các bước khác nhau. Trong hai năm 1996 – 1997, nhờ thực hiện tốt những văn bản pháp qui về triển khai cổ phần hóa do Chính phủ ban hành nên công tác cổ phần hóa đạt được những kết quả khá cao. Số doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa trong hai năm này tăng gấp nhiều lần 3 năm trước và đã đưa tổng số doanh nghiệp nhà chuyển thành công ty cổ phần hoạt động theo luật công ty lên 18 doanh nghiệp. Hầu hết các doanh nghiệp này sau khi chuyển sang công ty cổ phần đều phát triển tốt với chỉ tiêu tăng trưởng hàng năm cao. Tuy vậy, tiến trình cổ phần hóa diễn ra chậm (chỉ có 18 doanh nghiệp trong 5 năm). Do đó, ngày 29/6/1998, Chính phủ ban hành Nghị định 44/1998/NĐ-CP về chuyển một số doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần. Chỉ riêng 6 tháng đầu năm 1998 có tới 12 doanh nghiệp nhà nước hoàn thành cổ phần hóa. Trong tháng 7/1998 có ít nhất 5 doanh nghiệp xong cổ phần hóa, đưa tổng số doanh nghiệp nhà nước hoạt động theo Luật công ty lên bằng tổng số doanh nghiệp được cổ phần hóa trong 5 năm công lại. Đến 1/9/1998, cả nước có 38 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa. Ngoài ra còn có hơn 90 doanh nghiệp khác đang tiến hành cổ phần hóa ở những giai đoạn khác nhau, trong đó có nhiều công ty sắp hoàn thành; một số doanh nghiệp đang đăng ký tiến hành cổ phần hóa. 2.3.3.Một số kết quả ban đầu sau khi thực hiên cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước. Tính từ năm 1991 đến năm 1998, trong số 38 doanh nghiệp nhà nước đã được cổ phần hóa, có 12 doanh nghiệp đã hoạt động từ một năm trở lên theo Luật công ty. Nói chung, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa do huy động thêm được vốn để đầu tư chiều sâu, đổi mới công nghệ nên năng lực sản xuất kinh doanh, năng suất, hiệu quả và lợi nhuận cao hơn trước: vốn điều lệ (kể cả vốn của Nhà nước) tăng bình quân 19,06%/năm, doanh thu tăng bình quân 46%/năm, lợi nhuận tăng bình quân 44%/năm, các khoản nộp ngân sách tăng bình quân 82%/năm; tỷ suât lợi nhuận năm 1997 trên vốn sở hữu (gồm vốn góp ban đầu và tích luỹ) là 44%[6,126]. Quyền lợi của người lao động trong công ty, đồng thời là các cổ đông gắn liền với quyền lợi của công ty. Số lao động làm việc tại công ty cổ phần tăng bình quân 30%/năm, thu nhập của người lao động tăng bình quân 14,3%/năm; ngoài ra, người lao động trong công ty còn được chia lợi tức trên vốn góp cổ phần từ lợi nhuận sau thuế từ 22 – 24%/năm [6,131]. Phương pháp quản lý, điều hành công ty thay đã được đổi, do đó trách nhiêm của Hội đồng quản trị và giám đốc điều hành cao hơn nhiều, hoạt động của công ty trở nên có tính hiệu quả cụ thể, rõ ràng hơn. Công ty cổ phần đã tạo điều kiện vho người lao động thực sự làm chủ doanh nghiệp, khai thác và động viên mọi nguồn vốn trong xã hội vào hoạt động kinh doanh, bổ sung cho nguồn thu của Nhà nước. Tính từ năm 1992 đến năm 1997 có 18 doanh nghiệp được cổ phần hóa đem lại cho Nhà nước 37.724 triệu đồng, bao gồm: tiền thu về bán cổ phần 30.207 triệu đồng, phần lợi tức của Nhà nước từ các công ty cổ phần 6.995 triệu đồng, lãi tiền vay mua chịu cổ phần của cán bộ công nhân viên 522 triệu đồng[5,33]. Tóm lại, các doanh nghiệp dã chuyển thành công ty cổ phần đều cho thấy hiệu quả hoạt động kinh doanh tăng rõ rệt. Nhờ hiệu qua được cải thiện nên tăng thêm được việc làm, tăng thu nhập cho cổ đông(trong đó có Nhà nước và người lao động) vừa hưởng mức cổ tức cao, vừa tăng giá trị vốn góp tại công ty. Nhà nước không những tăng trưởng vốn góp, được chia cổ tức mà còn tăng cường được những khoản nộp ngân sách. 2.4. Một số vấn đề còn tồn tại khi triển khai cổ phần hoá các doanh nghịêp nhà nước ở Việt Nam. 2.4.1.Một số vấn đề còn tồn tại Tuy tính khả thi và hiệu quả của các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa nói riêng và các doanh nghiệp cổ phần nói chung đã được thực tế chứng minh, nhưng so với mục tiêu chuyển 150 doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần năm 1998 và so với số lượng doanh nghiệp nhà nước không thuộc diện Nhà nước giữ 100% vốn thì quá chậm, hơn nữa lại không đồng đều giữa các ngành, các địa phương. Cho đến năm 1998, cả nước còn 5 bộ, 35 tỉnh, thành phố và 11 Tổng công ty do Tủ tướng Chính phủ thành lập chưa triển khai cổ phần hóa một doanh nghiệp nào. Việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước vẫn đang dừng lại ở mức độ thử nghiệm mặc dù Nhà nước có khuyến khích động viên các doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thông qua một số ưu đãi về thuế và các điều kiện tài chính khác nhằm làm cho việc cổ phần hóa mang tính chất tự nguyện. Trong khi đó các cấp, các ngành ở trung ương và địa phương chưa quán triệt đầy đủ các quan điểm về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Một số lãnh đạo chính quyền cơ sở lo ngại cổ phần hóa làm mất chủ quyền của Nhà nước, làm mất vai trò kinh tế của quốc doanh, từ đó do dự, chần chừ chưa muốn cổ phần hóa. Nhà nước chưa có những văn bản đủ tầm cỡ về mặt pháp lý, các văn bản của Nhà nước vẫn chỉ là những Nghị định, Nghị quyết, Thông báo chứ chưa có những văn bản tầm cỡ luật, pháp lệnh về cổ phần hóa. Một số nội dung trong văn bản chỉ đạo chưa rõ ràng, thiếu cụ thể, nhiều vấn đề chưa được khẳng định dứt khoát. Cho đến năm 1998, nước ta chưa có cơ quan chuyên trách về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước. Bộ phận chỉ đạo cổ phần hóa ở cả trung ương lẫn địa phương đều kiêm nhiệm nên chưa tập trung vào các công tác chỉ đạo cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, dẫn đến công ciệc cổ phần hóa trở nên chậm trễ, kéo dài. Ban chỉ đạo cổ phần hóa trung ương không đủ thẩm quyền quyết định trực tiệp các đề án, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước mà chỉ có nhiệm vụ hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc và giám sát các bộ, ngành, địa phương thực hiện cổ phần hóa. Một số chính sách, chế độ cụ thể đối với các doanh nghiệp nhà nước chưa đủ sức hấp dẫn, chưa lôi cuốn các doanh nghiệp hăng hái tiến hành cổ phần hóa. Huy động vốn của toàn xã hội là mực tiêu của cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhưng tỷ lệ cổ phần bán ra ngoài xã hội còn quá thấp, các công ty cổ phần hiện nay đại đa số là các công ty cổ phần nội bộ, vì thế thị trường tài chính hiện nay chưa có sự quan tâm của quảng đại quần chúng trong xã hội. Việc tuyên truyền phổ biến chủ trương cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chưa được tiến hành sâu rộng trong nhân dân, người lao động trong doanh nghiệp. Chính vì những lẽ trên mà tiến trình cổ phần hóa ở nước ta trong thời gian qua vẫn còn rất chậm, do đó các doanh nghiệp nhà nước được cổ phần hóa không nhiều, công ty cổ phần vẫn chưa thể hiện đầy đủ vai trò của mình trong nền kinh tế quốc dân. Chương 3 Một số giải pháp góp phần thúc đẩy quá trình cổ phần hóa ở nước ta.. 3.1. Mục tiêu, phương hướng cổ phần hóa ở nước ta. Muốn cổ phần hóa thì chúng ta cần phải chỉ ra những mục tiêu của việc cổ phần hóa. Nghị định 44/1998/NĐ-CP ngày 19/6/1998 nêu rõ: ã Huy động vốn của toàn xã hội, bao gồm cá nhân, các tổ chức kinh tế, xã hội trong và ngoài nước để đầu tư đổi mới công nghệ tạo viêc làm, phát triển doanh nghiệp, nâng cao sức mạnh cạnh tranh, thay đổi cơ cấu doanh nghiệp nhà nước. ã Tạo điều kiện để người lao động trong

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc72328.doc
Tài liệu liên quan