Đề tài Phân tích nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là một

Từ mấy nghìn năm nay, các dân tộc cùng chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta. Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, của người Thái, người Mường, người Ba Na, Ê Đê. đều mô tả người Kinh, người Thượng là anh em một nhà, đặc biệt là truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, người Kinh và người dân tộc thiểu số đều có chung một mẹ, đều sinh từ một bọc, đều là đồng bào. Vua Hùng là tổ tiên chung. Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi".

Với bài luận : “phân tích nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là môt” sẽ làm rõ hơn vấn đề này.

 

doc9 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1364 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Phân tích nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là một, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU Từ mấy nghìn năm nay, các dân tộc cùng chung sống trên dải đất Việt Nam có nhu cầu tự nhiên là phải cố kết nhau lại để chống chọi với thiên tai, giặc giã, trở thành một cộng đồng bền chặt - đại gia đình các dân tộc Việt Nam, cùng nhau dựng nước và giữ nước. Đoàn kết là truyền thống từ ngàn xưa của dân tộc ta. Truyền thuyết về nguồn gốc dân tộc Việt Nam, của người Thái, người Mường, người Ba Na, Ê Đê... đều mô tả người Kinh, người Thượng là anh em một nhà, đặc biệt là truyền thuyết mẹ Âu Cơ đẻ trăm trứng, người Kinh và người dân tộc thiểu số đều có chung một mẹ, đều sinh từ một bọc, đều là đồng bào. Vua Hùng là tổ tiên chung... Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã khẳng định: "Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một. Sông có thể cạn, núi có thể mòn, song chân lý ấy không bao giờ thay đổi". Với bài luận : “phân tích nước Việt Nam là một dân tộc Việt Nam là môt” sẽ làm rõ hơn vấn đề này. 1. Nước Việt Nam là một 1.1 lịch sử dựng nước Nước Việt Nam không thể chia cắt về lãnh thổ. Việc bảo vệ và giữ gìn sự toàn vẹn lãnh thổ (đất liền và biển đảo) là nghĩa vụ và trách nhiệm thiêng liêng của mỗi người Việt Nam từ xưa đến nay: Trong tiến trình phát triển lịch sử, Việt Nam là một trong những khu vực được coi là cái nôi của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc) đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn minh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ. Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12 thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Một điều đã trở thành quy luật của các cuộc chiến tranh giữ nước của dân tộc Việt Nam là phải "lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh 1.2 Đất nước nhiều lần bị chia cắt Lịch sử Việt Nam đã ghi lại nhiều giai đoạn đất nước bị phân ly. Thời Trịnh - Nguyễn phân tranh để giành ảnh hưởng cho tộc họ; Thời Pháp Thuộc với ba kỳ chia để trị của người Pháp và thời chiến tranh Quốc - Cộng với tham vọng cộng sản hóa đất nước của Hồ Chí Minh.Nhưng rồi cuối cùng, tất cả những lần phân ly đó đều được nhân dân đồng lòng, đấu tranh đi đến thống nhất,toàn ven lãnh thổ.Đất nước ta là của dân tộc ta,của toàn dân ta.Không một thế lực hay mâu thuẫn nào có thể thay đổi và chia rẽ đất nước.Điều này đã được minh chứng qua truyền thống đấu tranh bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của dân tộc từ xưa đến nay. Trong tất cả những cuộc phân ly nói trên, có lẽ cuộc phân ly năm 1954, dẫn đến cuộc chiến tranh Quốc - Cộng đã để lại trong lòng người Việt Nam một sự chua xót đầy cay đắng. Chua xót vì nó không chỉ chia cắt đất nước với hai miền Nam và Bắc mà còn chia cắt cả lòng người ở bên này và bên chia chiến tuyến. Chua xót vì người dân Việt Nam đã không có những quyết định gì trong sự chia cắt này, trong khi một thiểu số người Việt Nam vì tham vọng quyền lực đã cấu kết với ngoại nhân chia cắt đất nước để làm tay sai. Trong hơn 20 năm (1954-1975) Việt Nam lại phải tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Vượt qua muôn vàn khó khăn gian khổ, chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử năm 1975 đã kết thúc thắng lợi. Từ đó, nước Việt Nam thống nhất đi vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên của hòa bình, thống nhất và xây dựng đất nước trên phạm vi cả nước.Khẳng định tính toàn vẹn lãnh thổ không thể chia cắt của Việt Nam. 2.Dân tộc Việt Nam là một 2.1 lịch sử các hình thành các dân tộc Việt Nam Cả nước hiện có 54 dân tộc anh em. Trong số 54 dân tộc, có những dân tộc vốn sinh ra và phát triển trên mảnh đất Việt Nam ngay từ thửa ban đầu, có những dân tộc từ nơi khác lần lượt di cư đến nước ta. Do vị trí nước ta giao lưu hết sức thuận lợi nên nhiều dân tộc ở các nước xung quanh vì nhiều nguyên nhân đã di cư từ Bắc xuống, từ Nam lên, từ Tây sang, chủ yếu từ Bắc xuống, rồi định cư trên lãnh thổ nước ta. Những đợt di cư nói trên kéo dài mãi cho đến trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, thậm chí có bộ phận dân cư còn chuyển đến nước ta sau năm 1945. Ðây là những đợt di cư lẻ tẻ, bao gồm một số hộ gia đình đồng tộc.Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, dân số giữa các dân tộc rất không đều nhau, có dân tộc có số dân trên một triệu người như Tày, Thái... nhưng cũng có dân tộc chỉ có vài trăm người như PuPéo, Rơ-măm, Brâu... Trong đó, dân tộc Kinh là dân tộc đa số, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong dân cư nước ta, có trình độ phát triển cao hơn, là lực lượng đoàn kết, đóng vai trò chủ lực và đi đầu trong quá trình đấu tranh lâu dài dựng nước và giữ nước, góp phần to lớn vào việc hình thành, củng cố và phát triển cộng đồng dân tộc Việt Nam. Tuy số dân có sự chênh lệch đáng kể, nhưng các dân tộc vẫn coi nhau như anh em một nhà, quý trọng, thương yêu đùm bọc lẫn nhau, chung sức xây dựng và bảo vệ tổ quốc, cả khi thuận lợi cũng như lúc khó khăn. Ở nước ta không có tình trạng dân tộc đa số cưỡng bức, đồng hoá, thôn tính các dân tộc ít người, do đó cũng không có tình trạng dân tộc ít người chống lại dân tộc đa số. Ngày nay, trước yêu cầu phát triển mới của đất nước, các dân tộc anh em trên đất nước ta tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp, tăng cường đoàn kết, nỗ lực phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam độc lập, thống nhất, dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội. Đất nước Việt Nam gồm nhiều dân tộc anh em, nhiều địa phương có truyền thống văn hóa đa dạng phong phú. Không kẻ thù nào có thể chia rẽ, phân hóa, chia rẽ sự đoàn kết giữa các dân tộc Việt Nam để dễ bề xâm chiếm đất nước ta, biến nhân dân ta thành tay sai hay phụ thuộc vào chúng:Cộng đồng người Việt Nam có 54 dân tộc anh em.Trong đó dân tộc Việt (Kinh) chiếm gần 90% tổng số dân cả nước,hơn 10% còn lại là dân số của 53 dân tộc.Trải qua bao thế kỷ,cộng đồng các dân tộc Việt Nam đã gắn bó với nhau trong suốt quá trình lịch sử đấu tranh chống kẻ thù xâm lược,bảo vệ bờ cõi ,giành tự do,độc lập và xây dựng đất nước.Mỗi dân tộc hầu như có tiếng nói,chữ viết và bản sắc văn hóa riêng. Bản sắc văn hóa của các dân tộc thể hiện rất rõ nét trong các sinh hoạt cộng đồng và trong các hoạt động kinh tế.Từ trang phục,ăn ,ở quan hệ xã hội,các phong tục tập quán trong cưới xin,ma chay,thờ cúng,lễ tết ,lịch,văn nghệ,vui chơi cả mỗi dân tộc lại mang những nét chung.Đó là đức tính cần cù chịu khó,thong minh trong sản xuất ,với thiên nhiên gắn- bó hòa đồng,với kẻ thù - không khoan nhượng ,với con người-nhân hậu vị tha,khiêm nhường….Tất cả những đặc tính đó là phẩm chất của con người Việt Nam. 2.2 Truyền thống đoàn kết Việt Nam ta là một nhà nước độc lập, thống nhất gồm nhiều dân tộc anh em chung sống. Đối với các dân tộc thì tình yêu quê hương, yêu dân tộc, yêu đất nước gắn bó chặt chẽ với nhau là cả một quá trình trong sự nghiệp giải phóng đất nước và xây dựng cuộc sống mới. Sinh thời, Bác Hồ từng kêu gọi: “Phải đoàn kết các dân tộc anh em, cùng nhau xây dựng Tổ quốc. Phải ra sức làm cho miền núi tiến kịp miền xuôi, vùng cao tiến kịp vùng thấp”. Ngay từ buổi đầu cách mạng, với đường lối đúng đắn, Đảng cộng sản Việt Nam đã tập hợp được một đội ngũ chiến sĩ kiên cường, những người con ưu tú của các dân tộc anh em tham gia xây dựng lực lượng vũ trang, thành lập Mặt trận Việt Minh, lập nên các khu căn cứ địa, mở đường tiến lên giải phóng hoàn toàn đất nước. Với 116 anh hùng ở 22 dân tộc và 236 bà mẹ anh hùng ở 32 dân tộc thiểu số đã nói lên sự đóng góp to lớn, sự hy sinh cao cả cho sự nghiệp chung của toàn Đảng toàn dân ta. Khối đoàn kết thống nhất ấy được ghi rõ trong Hiến pháp năm 1992: "Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là Nhà nước thống nhất của các dân tộc cùng sinh sống trên đất nước Việt Nam". Tính tích cực cao của nhân dân các dân tộc thiểu số trong sự nghiệp giải phóng đất nước là do Đảng cộng sản Việt Nam với những chính sách đúng đắn của mình đã động viên, phát huy lòng yêu nước và tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh và tinh thần đoàn kết giữa các dân tộc ở nước ta. Từ sau ngày giải phóng thống nhất đất nước 1975, được sự chăm lo của Đảng và Nhà nước, các dân tộc thiểu số Việt Nam đã có sự phát triển khá đồng đều từ Bắc chí Nam, nhiều vùng, nhiều địa phương đã có những bước đi khá mạnh mẽ, đời sống vật chất, tinh thần được nâng cao rõ rệt. 54 dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam hôm nay cư trú ở khắp các tỉnh, thành phố đã có những đổi mới cực kỳ sâu sắc. Trước đây phần lớn các dân tộc thiểu số là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa đi lại khó khăn, có chỗ sống rất biệt lập, nặng về tự cấp, tự túc thì nay cuộc sống đan xen (xen canh, xen cư) quan hệ hôn nhân, hợp pháp làm ăn của bà con các dân tộc đang trở thành phổ biến ở trên 40 tỉnh, thành phố. Trong cộng đồng dân tộc Việt Nam, nhiều dân tộc có chung cội nguồn. Nói về nguồn gốc dân tộc Việt Nam đã có nhiều truyền thuyết như truyện "Quả bầu mẹ" giải thích các dân tộc có chung nguồn gốc; truyện "Ðôi chim" đẻ ra hàng trăm, hàng ngàn trứng nở ra người Kinh, người Mường, người Thái, người Khơ-mú...; truyện của dân tộc Ba-na, Ê-đê kể rằng người Kinh, người Thượng là anh em một nhà; đặc biệt là truyện Lạc Long Quân lấy bà Âu Cơ đẻ ra một bọc trăm trứng nở ra trăm người con, một nửa theo cha xuống biển trở thành người Kinh, một nửa theo mẹ lên núi thành các dân tộc thiểu số. Vua Hùng được coi là Tổ tiên chung của cả nước. Còn các tài liệu lịch sử cũng cho thấy, người Việt, người Mường là con cháu của người Lạc Việt, là chủ nhân của nền văn hoá Ðông Sơn. Theo nhiều nhà nghiên cứu, việc tách nhóm Việt -Mường thành các dân tộc là một quá trình lâu dài, bắt đầu vào cuối thiên niên kỷ I, đầu thiên niên kỷ II sau công nguyên. Người Tày, Thái, Nùng là những bộ phận của người Tày, Thái cổ, trong quá trình lịch sử đã tách thành các dân tộc Tày, Thái, Nùng. Người H'mông, Dao xưa kia có cùng nguồn gốc, sau tách thành các dân tộc H'mông, Dao và Pà Thẻn. Cũng có những dân tộc khác nhau về nguồn gốc lịch sử như các dân tộc La Hủ, Lô Lô, Vân Kiều, Sán Dìu... Các dân tộc có cùng nguồn gốc lịch sử, có nhiều điểm tương đồng là điều kiện thuận lợi dễ gần gũi gắn bó với nhau. Song dù cùng hoặc không cùng một nguồn gốc sinh ra, có sự khác nhau về tâm lý, phong tục, tập quán... thì đều là người trong một nước, con trong một nhà, vận mệnh gắn chặt với nhau, các dân tộc nước ta luôn kề vai sát cánh bên nhau, thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Nước ta ở khu vực địa lý có nhiều thuận lợi song điều kiện tự nhiên cũng rất khắc nghiệt. Do nắng lắm mưa nhiều nên hàng năm thường bị hạn hán, lũ lụt. Do yêu cầu tồn tại và phát triển ở một nước nông nghiệp, trồng lúa nước là chính, cư dân ở Việt Nam phải liên kết nhau lại, hợp sức để khai phá đất hoang, chống thú dữ, xây dựng các hệ thống thuỷ lợi (mương, phai), đê, đập, nhằm đảm bảo phát triển sản xuất. Trải qua nhiều thế kỷ dựng nước và giữ nước, sự gắn bó, giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất của đồng bào các dân tộc đã được coi như một tiêu chuẩn đạo đức. 3.Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một :Luôn song hành gắn bó mật thiết với nhau Ngay từ khi Đảng ta ra đời đến nay, nhất là từ khi giành được chính quyền về tay nhân dân, Đảng và Nhà nước ta luôn luôn thực hành trước sau như một chính sách bình đẳng dân tộc. Ngay sau khi thành lập nước, trong hoàn cảnh thù trong giặc ngoài, vận mệnh đất nước "ngàn cân treo sợi tóc", tháng 9-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký sắc lệnh thành lập Nha dân tộc thiểu số. Ngày 19-4-1946, Đại hội các dân tộc thiểu số miền nam họp tại Plây Cu (Gia Lai), Bác Hồ gửi tới đồng bào bức thư đầy thương mến: "Tiếc rằng vì đường sá xa xôi, tôi không đến dự hội được. Tôi tuy xa, nhưng lòng tôi và Chính phủ vẫn gần gũi đồng bào. Đồng bào Kinh hay Thổ, Mường hay Mán, Gia Rai hay Ê Đê, Xê Đăng hay Ba Na và các dân tộc thiểu số khác, đều là con cháu Việt Nam, đều là anh em ruột thịt. Chúng ta sống chết có nhau, sướng khổ cùng nhau, no đói có nhau. Trước kia chúng ta xa cách nhau, một là vì thiếu dây liên lạc, hai là vì có kẻ xui giục để chia rẽ chúng ta.Ngày nay nước Việt Nam là nước chung của chúng ta. Trong Quốc hội có đủ đại biểu dân tộc. Chính phủ thì có "Nha dân tộc thiểu số" để săn sóc cho tất cả các đồng bào.Giang sơn và Chính phủ là giang sơn và Chính phủ của chúng ta. Vậy nên tất cả dân tộc chúng ta phải đoàn kết chặt chẽ để giữ gìn nước non ta, để ủng hộ Chính phủ ta...". Từ cuộc đời tối tăm dưới ách áp bức của thực dân, ăn đói, mặc rách, mù chữ..., đồng bào các dân tộc thiểu số đã đứng lên đi theo ánh sáng cách mạng, kề vai sát cánh, chia ngọt sẻ bùi cùng các dân tộc anh em chiến đấu giành độc lập, tự do cho Tổ quốc. Núi rừng đã trở thành những căn cứ địa của kháng chiến. Tấm lòng kiên trung của đồng bào thiểu số trở thành điểm tựa vững chắc của các đội quân cách mạng. Anh hùng Núp của núi rừng Tây Nguyên là một biểu tượng cao đẹp của khí phách người dân trước quân xâm lược và tấm lòng nồng hậu của đồng bào đối với cách mạng. Sau giải phóng, Đảng, Nhà nước có nhiều chỉ thị, nghị quyết riêng về phát triển kinh tế - xã hội miền núi, rất nhiều chương trình, dự án đầu tư cho địa bàn này, nhằm nâng cao đời sống kinh tế, văn hóa, giáo dục, chăm sóc sức khỏe đồng bào các dân tộc thiểu số. Qua đây có thể thấy truyền thống đoàn kết của các dân tộc anh em trên khắp lãnh thổ Việt Nam luôn gắn liền với truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm,bảo vệ chủ quyền lãnh thổ của nhân dân ta. Kết Luận Nhìn lại tiến trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực đạo lý Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt cũng như trong cộng đồng nhà – làng - nước - dân tộc. Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng; tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng nghĩa, khoan dung. Đây chính là sức mạnh tiềm tàng, là nội lực vô tận cho công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh. Chúng ta có thể tự hào về truyền thống của dân tộc, và cần phải phát huy hơn nữa truyền thống đó.đồng thời cũng củng cố hơn nữa đời sống của các dân tộc anh em ở những vùng xâu vùng xa.Nơi có điều kiện sinh hoạt còn khó khăn.Tuyên truyền khuyến khích kịp thời, tránh những âm mưu chia rẽ của kẻ thù.Để làm được điều đó cần có sự quan tâm thiết thực từ Đảng và Nhà Nước.Đem giáo dục đến với các dân tộc miền núi.Như vậy các dân tộc sẽ them gắn kết với nhau hơn,đoàn kết hơn.Cùng nhau chống kẻ thù phá hoại.Đúng theo lời khẳng định của Bác : “Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một”.Chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam không ai có thể chia cắt được.Nước Việt Nam là của toàn dân tộc Việt Nam

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110695.doc
Tài liệu liên quan