Đề tài Phân tích khái niệm hành chính

Ngày nay, nhắc đến khái niệm hành chính, mọi người thường nói vui với nhau rằng “Hành chính nghĩa là hành là chính”. Điều đó, đã thể hiện phần nào những vấn đề nổi cộm đang đặt ra cho nền hành chính nước nhà hiện nay. Vậy thực chất hành chính được định nghĩa như thế nào? Và nó đã hình thành, phát triển ra sao trong lịch sử phát triển của nhân loại?

Trong xã hội, hoạt động của con người đều mang tính xã hội, luôn có quan hệ hợp tác, tương hỗ với nhau. Khi có một sự hợp tác giữa con người với con người (từ hai người trở lên) để thực hiện mục tiêu chung mà một con người không làm được thì khi đó xuất hiện yếu tố tổ chức và một thể thức thô sơ của quản lý (tổ chức, chỉ huy, điều hành) và hành chính là một dạng của sự quản lý đó.

Thuật ngữ "Hành chính" được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Thuật ngữ "Hành chính" có gốc từ tiếng La tinh "Administratio", tiếng Anh - "Administration" và tiếng Pháp là "Administration" có nghĩa là quản lý, lãnh đạo. Nó có bốn ý nghĩa: 1) Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, hoạt động tổ chức trong lĩnh vực quản lý; 2) Các cơ quan chấp hành của quyền lực nhà nước, bộ máy Chính phủ; 3) Những người có tổ chức, ban giám đốc, ban lãnh đạo cơ quan xí nghiệp; 4) Người điều hành, người chịu trách nhiệm chính tổ chức hoạt động một cơ quan xí nghiệp. nào đó.

Theo gốc nghĩa Hán Việt thì “hành chính” có nghĩa là sự thi hành những chính sách và pháp luật của chính phủ, tức là hoạt động quản lý hành chính nhà nước.

Trong luật pháp nước ta và trong quản lý, thuật ngữ hành chính còn được dùng với những nghĩa rất hẹp. Ví dụ: Lĩnh vực hành chính – chính trị - một trong ba lĩnh vực thuộc đối tượng của quản lý hành chính nhà nước; “công tác quản lý hành chính” – quản lý hộ khẩu, trật tự công cộng, an ninh vệ sinh đường phố. ở địa phương; “giấy tờ hành chính” – những loại công văn, giấy tờ không thuộc loại văn bản pháp luật; “vụ hành chính”, “phòng hành chính”. tên những cơ quan bộ phận có chức năng quản lý những công việc sự vụ, đảm bảo nề nếp, trật tự hoạt động chung của cơ quan nào đó.

Trong khoa luật hành chính Việt Nam và các nước khác thì thuật ngữ “hành chính” được áp dụng theo nghĩa thứ nhất và cũng là thông dụng nhất, tức là hoạt động quản lý.

(theo Nhập môn hành chính Nhà Nước – nhà xuất bản chính trị quốc gia)

Theo giáo trình “Hành chính học đại cương” của GS. Đoàn Trọng Truyến – nhà xuất bản chính trị quốc gia và theo “tập bài giảng một số vấn đề cơ bản về hành chính học”, hành chính được định nghĩa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “hành chính” là những biện pháp tổ chức và điều hành của các tổ chức, các nhóm, các đoàn thể hợp tác trong hoạt động của mình để đạt được mục tiêu chung.

Vì quản lý liên quan tới nhiều hoạt động hợp tác cho nên tất cả những ai tham gia vào hoạt động hợp tác đều có nghĩa là tham gia vào một dạng hoạt động của quản lý – đó là công việc hành chính. Các câu lạc bộ, các tổ chức chính trị, các hiệp hội, trường học, nhà thờ, và cả gia đình nữa đều cần đến hành chính để đạt được mục tiêu chung. Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng của chính quyền của doanh nghiệp, của nhà trường, của nhà thờ khác nhau rõ rệt, song các biện pháp để đạt được mục tiêu chung lại có nhiều mặt giống nhau. Ví dụ: về quyền lực, tổ chức hài hòa các chức năng phối hợp, hoạt động điều hòa nhũng mục tiêu và lợi ích cá nhân cho phù hợp hoặc không cản trở, chống lại mục tiêu cũng như lợi ích của tổ chức.v.v.

Như vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, hành chính với nghĩa rộng nhất, có mục đích bảo đảm cho cho các hành vi có ý thức và có hiệu năng đối với một bộ phận các thành viên của tổ chức. Hành chính như là một loại hoạt động quản lý chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung. Chính những đặc điểm phổ biến này cho chúng ta thấy, hành chính là một quá trình tổng hợp và đã được khái quát hóa thành các học thuyết hành chính, các nguyên tắc và các mối quan hệ chung để đạt được mục đích chung của tổ chức, buộc các nhà hành chính và các tổ chức khác nhau phải tuân theo.

Hành chính theo nghĩa hẹp được nhiều học giả xem là hoạt động của quản lý các công việc của nhà nước, xuất hiện cùng với nhà nước.

Ở Trung Quốc, thuật ngữ hành chính có một lịch sử lâu dài. Trong bộ “Tả truyện” viết cách đây hơn 2000 năm đã có ghi “hành kỳ chính sự”, “hành kỳ chính mệnh”.

 

doc7 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1373 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Phân tích khái niệm hành chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI TẬP MÔN HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG Đề bài: Phân tích khái niệm hành chính BÀI LÀM Ngày nay, nhắc đến khái niệm hành chính, mọi người thường nói vui với nhau rằng “Hành chính nghĩa là hành là chính”. Điều đó, đã thể hiện phần nào những vấn đề nổi cộm đang đặt ra cho nền hành chính nước nhà hiện nay. Vậy thực chất hành chính được định nghĩa như thế nào? Và nó đã hình thành, phát triển ra sao trong lịch sử phát triển của nhân loại? Trong xã hội, hoạt động của con người đều mang tính xã hội, luôn có quan hệ hợp tác, tương hỗ với nhau. Khi có một sự hợp tác giữa con người với con người (từ hai người trở lên) để thực hiện mục tiêu chung mà một con người không làm được thì khi đó xuất hiện yếu tố tổ chức và một thể thức thô sơ của quản lý (tổ chức, chỉ huy, điều hành) và hành chính là một dạng của sự quản lý đó. Thuật ngữ "Hành chính" được định nghĩa theo nhiều cách khác nhau. Thuật ngữ "Hành chính" có gốc từ tiếng La tinh "Administratio", tiếng Anh - "Administration" và tiếng Pháp là "Administration" có nghĩa là quản lý, lãnh đạo. Nó có bốn ý nghĩa: 1) Hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước, hoạt động tổ chức trong lĩnh vực quản lý; 2) Các cơ quan chấp hành của quyền lực nhà nước, bộ máy Chính phủ; 3) Những người có tổ chức, ban giám đốc, ban lãnh đạo cơ quan xí nghiệp; 4) Người điều hành, người chịu trách nhiệm chính tổ chức hoạt động một cơ quan xí nghiệp... nào đó. Theo gốc nghĩa Hán Việt thì “hành chính” có nghĩa là sự thi hành những chính sách và pháp luật của chính phủ, tức là hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Trong luật pháp nước ta và trong quản lý, thuật ngữ hành chính còn được dùng với những nghĩa rất hẹp. Ví dụ: Lĩnh vực hành chính – chính trị - một trong ba lĩnh vực thuộc đối tượng của quản lý hành chính nhà nước; “công tác quản lý hành chính” – quản lý hộ khẩu, trật tự công cộng, an ninh vệ sinh đường phố... ở địa phương; “giấy tờ hành chính” – những loại công văn, giấy tờ không thuộc loại văn bản pháp luật; “vụ hành chính”, “phòng hành chính”... tên những cơ quan bộ phận có chức năng quản lý những công việc sự vụ, đảm bảo nề nếp, trật tự hoạt động chung của cơ quan nào đó... Trong khoa luật hành chính Việt Nam và các nước khác thì thuật ngữ “hành chính” được áp dụng theo nghĩa thứ nhất và cũng là thông dụng nhất, tức là hoạt động quản lý. (theo Nhập môn hành chính Nhà Nước – nhà xuất bản chính trị quốc gia) Theo giáo trình “Hành chính học đại cương” của GS. Đoàn Trọng Truyến – nhà xuất bản chính trị quốc gia và theo “tập bài giảng một số vấn đề cơ bản về hành chính học”, hành chính được định nghĩa theo nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, “hành chính” là những biện pháp tổ chức và điều hành của các tổ chức, các nhóm, các đoàn thể hợp tác trong hoạt động của mình để đạt được mục tiêu chung. Vì quản lý liên quan tới nhiều hoạt động hợp tác cho nên tất cả những ai tham gia vào hoạt động hợp tác đều có nghĩa là tham gia vào một dạng hoạt động của quản lý – đó là công việc hành chính. Các câu lạc bộ, các tổ chức chính trị, các hiệp hội, trường học, nhà thờ, và cả gia đình nữa đều cần đến hành chính để đạt được mục tiêu chung. Tất nhiên, mục tiêu cuối cùng của chính quyền của doanh nghiệp, của nhà trường, của nhà thờ khác nhau rõ rệt, song các biện pháp để đạt được mục tiêu chung lại có nhiều mặt giống nhau. Ví dụ: về quyền lực, tổ chức hài hòa các chức năng phối hợp, hoạt động điều hòa nhũng mục tiêu và lợi ích cá nhân cho phù hợp hoặc không cản trở, chống lại mục tiêu cũng như lợi ích của tổ chức.v.v.. Như vậy, về mặt lý luận cũng như thực tiễn, hành chính với nghĩa rộng nhất, có mục đích bảo đảm cho cho các hành vi có ý thức và có hiệu năng đối với một bộ phận các thành viên của tổ chức. Hành chính như là một loại hoạt động quản lý chung nhất của các nhóm người hợp tác với nhau để hoàn thành các mục đích chung. Chính những đặc điểm phổ biến này cho chúng ta thấy, hành chính là một quá trình tổng hợp và đã được khái quát hóa thành các học thuyết hành chính, các nguyên tắc và các mối quan hệ chung để đạt được mục đích chung của tổ chức, buộc các nhà hành chính và các tổ chức khác nhau phải tuân theo. Hành chính theo nghĩa hẹp được nhiều học giả xem là hoạt động của quản lý các công việc của nhà nước, xuất hiện cùng với nhà nước. Ở Trung Quốc, thuật ngữ hành chính có một lịch sử lâu dài. Trong bộ “Tả truyện” viết cách đây hơn 2000 năm đã có ghi “hành kỳ chính sự”, “hành kỳ chính mệnh”. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về hành chính. Tùy theo những góc độ khác nhau mà người ta gán cho nó những ý nghĩa khác nhau. Ngay cả theo nghĩa có liên quan tới công việc quản lý của nhà nước cũng có nhiều cách hiểu khác nhau. Ví dụ: nhiều tác giả đi từ góc độ “tam quyền phân lập”, đã giải thích rằng: hành chính được dùng để chỉ một bộ phận trong “tam quyền”, đứng ngang hành với quyền tư pháp và quyền lập pháp. Có người đi từ góc độ mối quan hệ giữa hành chính với chính trị, lại cho rằng, chính trị là sự biểu hiện ý chí của nhà nước, còn hành chính chỉ là sự chấp hành ý chí của nhà nước. Như vậy, bất kì bộ phận quản lý nào, bất kì hoạt động quản lý thuộc loại chấp hành ý chí của nhà nước đều được gọi là hành chính. Lại có người đi từ góc độ khoa học quản lý để giải thích hành chính. Theo họ, mọi sự quản lý đều là hành chính. Bất kì một cơ quan quản lý nhà nước nào, bất kì một cơ quản lý công hay tư, có mục đích lợi nhuận hay không... đều thực hiện hành chính trên cơ sở phân tích công việc một cách khoa học, có căn cứ lý luận, nguyên tắc, phương pháp có ý nghĩa phổ biến. Đặc biệt là cách tiếp cận quản lý của Henry Fayol, ông đã tiếp cận quản lý theo góc độ hành chính. Fayol cho rằng trong tất cả các loại hình tổ chức đều có 6 loại hình hoạt động cơ bản: hoạt động chuyên môn, hoạt động huy động vốn, hoạt động thương mại, hoạt động an ninh, hoạt động kế toán – hạch toán và hoạt động quản lý hành chính. Trong đó, theo ông, hoạt động thứ 6 (hoạt động quản lý hành chính) bao gồm: dự đoán và lập kế hoạch; tổ chức; điều khiển, phối hợp và kiểm tra. Hoạt động thứ 6 thực chất là hoạt động quản lý. Nó là hoạt động kết nối 5 hoạt động trên lại với nhau. Ông cho rằng hoạt động quản lý đóng vai trò đặc biệt quan trọng quyết định tới sự thành bại của tổ chức (đặc biệt, Fayol còn nêu ra 14 nguyên tắc quản lý hành chính). Giống Henry Fayol, Max weber cũng tiếp cận về quản lý hành chính và thiên về chủ thể quản lý. Ông đã nêu ra ưu thế của thể chế quản lý hành chính lý tưởng đó là: 1. Thiết lập sự phân công rõ ràng theo chức năng 2. Thiết lập chế độ cấp bậc rõ ràng 3. Thiết lập những quy định pháp luật và quy chế về chức quyền, chức trách 4. Xử lý và truyền đạt công việc phải bằng văn bản 5. Tất cả các chức vụ trong tổ chức và việc tuyển chọn, đề bạt phải được đào tạo và căn cứ vào năng lực chuyên môn 6. Tất cả mọi vị trí quản lý phải được tuyển dụng theo tiêu chuẩn nhất định 7. Mọi thành viên của tổ chức phải làm tròn chức trách, nhiệm vụ của mình với thái độ “chủ nhân ông”. Như vậy, trường phái hành chính chủ trương cho rằng, năng suất lao động sẽ cao trong một tổ chức được sắp đặt hợp lý. Nó đóng góp rất nhiều trong lý luận cũng như thức hành quản trị, nhiều nguyên tắc quản trị của tư tưởng này vẫn còn áp dụng đến ngày nay. Các hính thức tổ chức, các nguyên tắc tổ chức, quyền lực và sự ủy quyền... đang ứng dụng phổ biến hiện nay chính là sự đóng góp quan trọng của trường phái quản trị hành chính. Bên cạnh đó, trường phái này cũng có những hạn chế là các tư tưởng được thiết lập trong một tổ chức ổn định, ít thay đổi, quan điểm quản trị cứng rắn, ít chú ý đến con người và xã hội nên dễ dẫn tới việc xa rời thực tế, chứ không phải là từ bỏ nguyên tắc đó. (theo tập bài giảng Khoa học quản lý đại cương và website: www.wattpad.com). Như vậy, đa số những định nghĩa được đưa ra đều thường xoay quanh “hành chính là quản lý”. Vậy thực chất, hành chính có là quản lý và quản lý có là hành chính hay không? “Hành chính” là một dạng quản lý đặc biệt, nhất là quản lý nhà nước. Theo tiếng latinh cổ, hành chính có hai nghĩa phân biệt nhau: giúp đỡ, hỗ trợ hay phục vụ - (một người hay một nhóm người dành cho một người khác hay nhóm người khác), và quản lý, hướng dẫn hay cai trị - (một người hay một nhóm người đối với một người hay một nhóm người khác). Kết hợp hai nghĩa này với nhau, ta thấy thuật ngữ “hành chính” vừa có nghĩa là phục vụ, hỗ trợ vừa có nghĩa là quản lý và điều hành. Ban đầu hai khái niệm hành chính và “quản lý” có cùng ý nghĩa, đều là chăm lo cộng việc hay chịu trách nhiệm về công việc.v.v.. Về sau, người ta càng tìm ra được những điểm khác nhau giữa hai khái niệm này và đưa ra được những định nghĩa chính xác và tinh vi hơn về hành chính. Quản lý và hành chính là hoạt động thực tiễn, nhưng chúng cũng được xem là một khoa học bởi vì chúng đều có tính quy luật, có các nguyên lý và các mối quan hệ tương hỗ khác với các ngành học thuật khác. Mặt khác, hành chính cũng được coi là một nghệ thuật vì chúng bao hàm cả các hành vi và thái độ xử sự giữa các yếu tố (tác nhân) tham gia trong đó. C. Mác đã hình dung quản lý như công việc của một người nhạc trưởng chỉ huy một dàn nhạc, biết phối hợp một cách hài hòa âm thanh của những nhạc cụ khác nhau tạo nên những bản nhạc tuyệt vời. Quản lý công cũng như tư, đều bao gồm nhiều chức năng khác nhau. Trở lại với học thuyết quản lý của Fayol, trong một xí nghiệp, các chức năng quản lý cần thiết là: kỹ thuật, thương mại, nhân sự, tài chính, an toàn lao động, kế toán và hành chính. Như vậy, nội dung hành chính không bao hàm nội dung quản lý. Xét về mặt nhà nước thì hành chính cũng không bao hàm toàn bộ nội dung của quản lý nhà nước. Nếu nội dung quản lý toàn diện của quản lý nhà nước bao gồm cả quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp thì “hành chính chỉ là quyền hành pháp trong hành động”, là hoạt động quản lý cụ thể của bộ máy hành pháp. Như vậy, khái niệm hành chính hẹp hơn khái niệm quản lý. Ngoài ra, có những tài liệu viết về “hành chính” như sau: - Theo “tập bài giảng một số vấn đề cơ bản về hành chính học” thì hành chính theo nghĩa rộng gồm 15 nghĩa khác nhau. Theo GS.TS Vũ Huy Từ, hành chính là “giúp đỡ”, “phục vụ”, “hướng dẫn”, “cai quản”, “điều hành”,... và ông đưa ra định nghĩa về hành chính theo nghĩa rộng là những biện pháp tổ chức và điều hành của các tổ chức, các nhóm, các đoàn thể hợp tác trong hoạt động của mình để đạt được mục tiêu chung. Và theo website: trieufile.vn viết: - Hành chính có nghĩa là sự thi hành những chính sách và pháp luật của chính phủ, thi hành việc công, trái với quân sự và chính trị (khác với hành chính pháp là pháp luật về hành chính). Hành chính gồm có: Hành chính công (hành chính nhà nước) và hành chính văn phòng. - Theo Từ điển tiếng Việt, thuật ngữ "Hành chính" được hiểu như sau: + "Thuộc phạm vi chỉ đạo quản lý việc chấp hành luật pháp, chính sách của Nhà nước, cơ quan hành chính các cấp. + Thuộc về những công việc sự vụ như: văn hoá, tổ chức, kế toán... trong cơ quan Nhà nước. Công tác hành chính, cán bộ hành chính; Có tính chất giấy tờ, mệnh lệnh khác với giáo dục, thuyết phục. Biện pháp hành chính". Theo TS. Nguyễn Hữu Khiển - Học viện Hành chính Quốc gia: "Hành chính ngày nay được hiểu là hoạt động quản lý xã hội của nhà nước, nó phải được xem xét trong mối quan hệ Nhà nước và hệ thống chính trị, tức là trong một thể chế xã hội cụ thể". Mặc dù có rất nhiều quan điểm và cách giải thích khác nhau về thuật ngữ "Hành chính" nhưng chúng đều có những điểm chung, đó là: + Hành chính là hoạt động tổ chức, quản lý và điều hành; + Hành chính là hoạt động có mục đích phục vụ lợi ích chung; + Đa số các hoạt động hành chính là hoạt động của các cơ quan Nhà nước. Từ các khái niệm trên ta có thể rút ra kết luận như sau: Hành chính là hệ thống thừa hành được đặt dưới một quyền lực để thực thi chính quyền lực đó. * Hành chính Nhà nước Thuật ngữ "Hành chính" theo nghĩa rộng nêu ở trên bao gồm cả 2 khái niệm: "Hành chính công" và "Hành chính tư". Nhiều tài liệu khoa học ngày nay đều quan niệm rằng: "Hành chính nhà nước là hành chính công" và xem "Hành chính công, cụ thể là công việc của bộ máy hành pháp". Theo Từ điển thuật ngữ hành chính, Hành chính nhà nước được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: Hành chính nhà nước chỉ "Toàn bộ bộ máy và hoạt động của các cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương trong mối quan hệ giữa Nhà nước với các chủ thể khác (cá nhân, tổ chức), giữa các cơ quan nhà nước với nhau, giữa Nhà nước với cán bộ, công chức nhà nước, trên cơ sở những nguyên tắc hay quy tắc xử sự nhất định do pháp luật quy định, được Nhà nước bảo đảm thực hiện, có tính chất áp đặt, mệnh lệnh (quyền lực - phục tùng) nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước". Theo nghĩa hẹp: Hành chính nhà nước chỉ “Toàn bộ hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương trong mối quan hệ với chủ thể khác (cá nhân, tổ chức) và quan hệ nội bộ trong hệ thống bộ máy hành chính (Chính phủ trở xuống, cấp xã), dựa trên cơ sở những quy định pháp luật do Nhà nước ban hành bảo đảm thực hiện, có tính chất mệnh lệnh (quyền lực - phục tùng) nhằm thực hiện các chức năng quản lý, điều hành của Nhà nước”. Như vậy, xung quanh “hành chính” còn có khá nhiều quan điểm khác nhau và các quan điểm đó chúng ta cũng không thể đánh giá một cách chính xác là nó hoàn toàn đúng hay chỉ đúng một phần. Bởi trong từng trường hợp, trong từng tình huống và sự nhận thức của mỗi giai đoạn là khác nhau nên nó nảy sinh ra nhiều quan điểm khác nhau như vậy. Trong thực tế, khi tìm hiểu về “hành chính” chúng ta cũng nên đặt nó trong mối quan hệ với các phạm trù khác như: tổ chức, chính trị, luật pháp, kinh tế,... để có cái nhìn toàn diện và đúng hướng. Bởi chỉ có hiểu khái niệm hành chính là gì? Chức năng hành chính là gì? Từ đó chúng ta mới tránh được những nhược điểm trong nền hành chính nước nhà, để bộ máy hành chính không còn cồng kềnh, nặng nề đối với người dân và ngay cả những người học và làm hành chính đôi khi cũng phải định nghĩa “hành chính tức là hành là chính”! Các tài liệu tham khảo: 1. Hành chính học đại cương – nhà xuất bản chính trị quốc gia 2. Nhập môn hành chính nhà nước – nhà xuất bản chính trị quốc gia 3. Tập bài giảng một số vấn đề cơ bản về hành chính học 4. website: “wattpad.com” và “trieufile.vn”.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docbaitap1.doc