Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo hiểm Quảng Ninh

Cùng với nhịp độ phát triển nền kinh tế của đất nước, chúng ta phải không ngừng học tập và phấn đấu để nâng cao sự hiểu biết để hoà nhập chung với sự phát triển không ngừng của đất nước, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên kinh tế nói riêng. Hiện nay chúng ta đang trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, việc trang bị kiến thức cho sinh viên năm cuối là rất quan trọng.

Trong thời gian vừa qua em đã theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy các cô trong khoa và trường. Là sinh viên năm cuối, tuy đã được trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh nhưng vẫn chưa đủ để có thể đến làm việc cho một doanh nghiệp. Chính vì vậy, em đã đi thực tập 15 tuần kể từ ngày 01/01/2007 nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn và tìm hiểu thực tế. Được sự đồng ý của các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và Ban giám đốc công ty Bảo hiểm Quảng Ninh em đã được về công ty thực tập.

Bài viết của em gồm 3 phần:

Phần 1:Giới thiệu khái quát chung về công ty Bảo hiểm Quảng Ninh.

Phần 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.

Phần 3: Đánh giá chung

 

doc32 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1220 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Bảo hiểm Quảng Ninh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Cùng với nhịp độ phát triển nền kinh tế của đất nước, chúng ta phải không ngừng học tập và phấn đấu để nâng cao sự hiểu biết để hoà nhập chung với sự phát triển không ngừng của đất nước, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên kinh tế nói riêng. Hiện nay chúng ta đang trên con đường hội nhập kinh tế thế giới, việc trang bị kiến thức cho sinh viên năm cuối là rất quan trọng. Trong thời gian vừa qua em đã theo học chuyên ngành quản trị kinh doanh tổng hợp, khoa quản trị kinh doanh, trường Đại học Kinh tế Quốc dân em đã được sự giúp đỡ tận tình của các thầy các cô trong khoa và trường. Là sinh viên năm cuối, tuy đã được trang bị những kiến thức cơ bản về quản trị kinh doanh nhưng vẫn chưa đủ để có thể đến làm việc cho một doanh nghiệp. Chính vì vậy, em đã đi thực tập 15 tuần kể từ ngày 01/01/2007 nhằm học hỏi những kinh nghiệm thực tiễn và tìm hiểu thực tế. Được sự đồng ý của các thầy cô khoa Quản trị kinh doanh và Ban giám đốc công ty Bảo hiểm Quảng Ninh em đã được về công ty thực tập. Bài viết của em gồm 3 phần: Phần 1:Giới thiệu khái quát chung về công ty Bảo hiểm Quảng Ninh. Phần 2: Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Phần 3: Đánh giá chung PHẦN 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY BẢO HIỂM QUẢNG NINH Tên doanh nghiệp: Công ty Bảo hiểm Quảng Ninh (Bảo Việt Quảng Ninh). Địa chỉ: 629 – Lê Thánh Tông – Thành phố Hạ Long - Quảng Ninh. Điện thoại: 033.628.616 Ngành nghề kinh doanh: Kinh doanh các loại hình bảo hiểm phi nhân thọ. Tài khoản: 014.1.00.000020.0,0 Tại Ngân hàng Ngoại thương tỉnh Quảng Ninh. 1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty Bảo Việt Quảng Ninh. 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty. Bảo Việt Quảng Ninh là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc Tổng Công ty Bảo hiểm Việt Nam, doanh nghiệp được nhà nước xếp hạng đặc biệt. Quảng Ninh là một tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế mang hình thái đa dạng và tổng hợp. Quảng Ninh là khu công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước, bên cạnh đó lại có hơn 300 km bờ biển với hai cảng Hòn Gai và Cẩm Phả, có khu du lịch kinh tế công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, vận tải kinh tế biển, kinh doanh xuất nhập khẩu, các ngành dịch vụ khác đều phát triển. Mặt khác, Quảng Ninh còn là tỉnh nằm trong khu tam giác kinh tế trọng điểm phía Bắc là Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có nhịp độ tăng trưởng kinh tế hàng năm từ 10 – 12%. Quảng Ninh cũng có hệ thống giáo dục đa dạng từ cấp phổ thông trung học chuyên nghiệp đến cao đẳng, đại học.Tuy nhiên, Quảng Ninh lại là một tỉnh biên giới có cơ cấu địa hình phức tạp với nhiều đá ngầm dưới lòng biển, địa hình rừng núi hiểm trở, hệ thống đảo nằm rải rác…ẩn chứa rất nhiều rủi ro cho con người và tài sản. Vì vậy, nhu cầu bảo hiểm phát sinh nhằm thoả mãn nhu cầu đảm bảo an toàn trong cuộc sống của người dân. Trong hoàn cảnh đó, để đáp ứng nhu cầu tại địa phương cùng với chủ trương xây dựng mạng lưới cung cấp dịch vụ bảo hiểm trên khắp cả nước của công ty Bảo Hiểm Việt Nam (Bảo Việt), ngày 06/05/1980 Bộ tài chính ra quyết định thành lập chi nhánh bảo hiểm tại Quảng Ninh và đến ngày 18/10/1980 thì chi nhánh chính thức đi vào hoạt động. Từ ngày đầu thành lập, chi nhánh chỉ bảo hiểm cho hành khách trên tàu xe công cộng, làm đại lý giám định hàng hoá xuất nhập khẩu, với số nhân viên là 05 người. Đến ngày 17/12/1989 theo Quyết định số 27/TCQĐ của Bộ tài chính, chi nhánh Bảo hiểm Quảng Ninh được nâng cấp thành Công ty Bảo hiểm Quảng Ninh có nhiệm vụ tổ chức thực hiện tất cả các nghiệp vụ mà địa phương có nhu cầu. Tháng 1 năm 2006 Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam đã chính thức ra mắt tập đoàn Tài chính - Bảo hiểm đầu tiên ở Việt Nam đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm. Tính đến ngày 31/12/2006 Bảo Hiểm Quảng Ninh đã duy trì thực hiện 40 nghiệp vụ bảo hiểm, nộp ngân sách hơn 700 triệu đồng và là một doanh nghiệp được Nhà nước xếp hạng đặc biệt với khả năng tài chính lớn. Cùng với sự chuyển đổi nền kinh tế đất nước và nhịp độ phát triển kinh tế, chính trị trong tỉnh, công ty đã cùng với các ngành, cơ quan, đơn vị từng bước hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế, hoàn thành các nhiệm vụ được giao. 1.1.2. Chức năng nhiệm vụ của công ty. Gắn bó mật thiết với ngành than và công nhân vùng mỏ vì sự an toàn thành công của mỗi khách hàng, Bảo Việt Quảng Ninh luôn là người bạn tin cậy của các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và nhân dân trong tỉnh. Hiện tại, công ty triển khai trên 40 nghiệp vụ bảo hiểm được chia làm 3 nhóm chính là: - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm con người như: Bảo hiểm tai nạn con người; bảo hiểm trợ cấp nằm viện và phẫu thuật; bảo hiểm đối với học sinh, sinh viên… - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm tài sản: - Nhóm các nghiệp vụ bảo hiểm trách nhiệm dân sự: Trong đó, công ty chủ yếu tập trung vào khai thác các loại hình bảo hiểm như: bảo hiểm con người chiếm tỷ trọng 36%, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng 25%, bảo hiểm tàu thuyền chiếm 17%. Chiến lược phát triển của công ty trong những năm sắp tới vẫn là tập trung vào khai thác các loại hình bảo hiểm chủ yếu như trên, tăng cường vào công tác chăm sóc khách hàng. Song song với việc triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm, công ty còn tiến hành hoạt động công tác phối giám định bồi thường tổn thất, kết hợp với các đơn vị và cảnh sát giao thông tổ chức giám định hướng dẫn lập hồ sơ bồi thường một cách nhanh chóng, đặc biệt công ty đã tổ chức tiếp nhận hồ sơ và chi trả bồi thường tổn thất tại các cơ sở, đơn vị tham gia bảo hiểm, từ đó tạo sự chủ động yên tâm tin tưởng và tiết kiệm thời gian đi lại cho khách hàng. 1.1.3. Quy trình công việc hoạt động nghiệp vụ bảo hiểm. KHÂU KHAI THÁC + Tìm kiếm khách hàng + Tiếp xúc, giới thiệu và ký kết hợp đồng. KHÂU ĐỀ PHÒNG VÀ HẠN CHẾ TỔN THẤT Nhằm ngăn ngừa đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất. KHÂU GIÁM ĐỊNH VÀ BỒI THƯỜNG Xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại thực tế của tổn thất xem có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. 1.1.3.1. Khâu khai thác - Tìm kiếm khách hàng. Điều kiện trở thành khách hàng bảo hiểm phi nhân thọ: + Thứ nhất: Có nhu cầu cần sự đảm bảo hỗ trợ tài chính khi gặp rủi ro, tai nạn. + Thứ hai: Phải có tài sản là đối tượng thuộc loại bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định. + Thứ ba: Có khả năng tham gia và chấp nhận bảo hiểm. + Thứ tư: Có khả năng tiếp cận. Nguồn khách hàng: + Từ mối quan hệ công ty. + Những khách hàng đang tham gia bảo hiểm. + Những cơ quan chức năng có ảnh hưởng lớn. + Những đơn vị doanh nghiệp chưa tham gia bảo hiểm Từ đó chọn và lập danh sách khách hàng, lập kế hoạch cụ thể, thu thập các thông tin và lên kế hoạch hẹn gặp khách hàng. - Tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm và ký hợp đồng. + Thiết lập cuộc hẹn qua điện thoại, hoặc gặp trực tiếp. + Tiếp xúc, giới thiệu các sảm phẩm bảo hiểm mà khách hàng có nhu cầu. + Thăm dò phản ứng của khách hàng và giải đáp thắc mắc của khách hàng. + Xác định được khách hàng đã hài lòng. + Ký hợp đồng bảo hiểm. 1.1.3.2. Khâu đề phòng và hạn chế tổn thất. Rủi ro mang tính bất ngờ nhưng con người có thể làm giảm tần suất xuất hiện của nó, nhất là rủi ro mang tính tất yếu. Rủi ro, tai nạn xảy ra nằm ngoài ý muốn của con người, nên công tác đề phòng và hạn chế tổn thất nhằm mang lại lợi ích cho khách hàng, công ty và toàn xã hội. Chương trình ngăn ngừa tổn thất tìm cách giảm bớt số lượng các tổn thất xảy ra hoặc loại bỏ chúng hoàn toàn. Ở đây, chuỗi rủi ro là rất quan trọng và các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tìm cách can thiệp vào ba mắt xích đầu tiên của chuỗi: Sự nguy hiểm môi trường rủi ro, sự tương tác mối nguy hiểm, môi trường. Điều đó có nghĩa là các hoạt động ngăn ngừa rủi ro tập trung vào: - Thay thế mối hiểm hoạ. - Thay thế hoặc sửa đổi môi trường nơi mối nguy hiểm tồn tại. - Can thiệp vào quy trình tác động lẫn nhau giữa sự nguy hiểm và môi trường. Đó là các biện pháp nhằm ngăn ngừa, đề phòng trước khi xảy ra tổn thất, còn khi tổn thất xảy ra chúng ta phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu tổn thất. Trong những năm vừa qua, Công ty đã triển khai nhiều giải pháp như: Phối hợp với đoạn đường sông sô 03, xây dựng 04 cột đèn trên Vịnh Hạ Long, khởi công xây dựng cột đo gió tại bến cầu du lịch Hạ Long, cùng các đơn vị cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tiến hành lắp đặt các biển báo chỉ dẫn trên đường bộ… bước đầu thu được kết quả khả quan. 1.1.3.3. Khâu giám định và bồi thường. Giám định là khâu có ý nghĩa quan trọng đối với hoạt động bảo hiểm, giám định nhằm xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại thực tế của tổn thất từ đó xem tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không? Nếu giám định chính xác, nhanh chóng thì kết quả bồi thường sẽ chính xác, tránh tình trạng trục lợi bảo hiểm. Ngay sau khi được thông bảo về tình hình tổn thất của người tham gia bảo hiểm, Công ty phải cử ngay nhân viên hoặc người được uỷ quyền đi giám định tổn thất, xác định nguyên nhân tổn thất có thuộc phạm vi bảo hiểm hay không. Sau đó tính toán mức tổn thất, giá trị tận thu và lập biên bản giám định với sự chứng kiến của các bên liên quan. Bồi thường là khâu thể hiện chất lượng của sản phẩm bảo hiểm. Vì vậy, nếu giám định nhanh chóng bồi thường thoả đáng sẽ giữ được khách hàng và lôi kéo khách hàng mới cho công ty. Vì vậy, hàng năm lãnh đạo công ty đòi hỏi bộ phận thống kê và kế toán trong công ty phải thu thập đầy đủ số liệu, phân tích đánh giá được chính xác khâu giám định và bồi thường tổn thất để từ đó giúp đưa ra những quyết định cần thiết. 1.1.4. Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty. Do đặc thù của ngành bảo hiểm đó là ngành dịch vụ đặc biệt, bởi vì sản phẩm của bảo hiểm là sản phẩm vô hình, có chu trình sản xuất ngược nghĩa là trong sản xuất kinh doanh thông thường các doanh nghiệp phải đầu tư chi phí để thực hiện việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình. Ngược lại, đối với công ty bảo hiểm lại nhận phí bảo hiểm của người tham gia bảo hiểm đóng góp trước, rồi sau đó mới thực hiện nghĩa vụ chi trả của mình khi xảy ra sự cố bảo hiểm. Đặc điểm của người mua hàng có tâm lý chung là không muốn sử dụng sản phẩm này. Chính vì vậy mà công ty luôn lấy chữ "Tín" để làm nền tảng cho sự phát triển và khâu phục vụ khách hàng sau bán hàng là quan trọng nhất, với phương châm "Phục vụ khách hàng một cách tốt nhất để phát triển" Bảo Hiểm Quảng Ninh đã chiếm được ưu thế trên thị trường bảo hiểm Quảng Ninh. Là công ty bảo hiểm ra đời đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm, với nhiều loại hình bảo hiểm đa dạng và phong phú. Những sản phẩm mà công ty hiện nay đang triển khai gồm có: + Bảo hiểm bắt buộc. + Bảo hiểm tự nguyện. * Có 3 loại hình bảo hiểm phi nhân thọ chính: - Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại + Tài sản hữu hình và tài sản vô hình có thể tính được giá trị bằng tiền. + Thiệt hại do hậu quả tài sản được bảo hiểm bị tổn thất gây ra. - Bảo hiểm trách nhiệm dân sự + Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. - Bảo hiểm con người + Bảo hiểm sinh mạng. + Bảo hiểm sức khoẻ. + Bảo hiểm tai nạn. Một số sản phẩm chủ yếu của công ty - Bảo hiểm xe cơ giới: Đây là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo Nghị định 115/1997/NĐ – CP ngày 17/12/1997 của Chính phủ. Bảo hiểm theo "Quy tắc bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới" ban hành Quyết định số 229/1998/QĐ-BTC ngày 16/03/1998 của Bộ tài chính. Phạm vi bảo hiểm: Bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do xe cơ giới gây ra đối với người thứ ba; ngoài ra đối với xe kinh doanh vận chuyển hành khách còn bảo hiểm trách nhiệm dân sự chủ xe đối với hành khách theo hợp đồng vận chuyển hành khách. Mức trách nhiệm bảo hiểm chủ xe có thể lựa chọn Thủ tục yêu cầu bảo hiểm: chủ xe kê khai yêu cầu bảo hiểm trên cơ sở yêu cầu bảo hiểm, Bảo Việt cấp giấy chứng nhận cho từng xe. Hồ sơ yêu cầu trả tiền bảo hiểm: Thông báo tai nạn, giấy yêu cầu bồi thường; Bản sao giấy chứng nhận bảo hiểm, giấy chứng nhận đăng ký xe, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kĩ thuật môi trường; Bản kết luận điều tra tai nạn của Công an, sơ đồ hiện trường, biên bản khám nghiệm hiện trường, biên bản khám nghiệm xe, biên bản giải quyết tai nạn giao thông, quyết định của Toà án; Các chứng từ sửa chữa xe, chứng từ cứu chữa nạn nhân. - Các nhóm nghiệp vụ bảo hiểm con người: + Bảo hiểm trường hợp chết + Bảo hiểm tai nạn + Bảo hiểm kết hợp: . Bảo hiểm kết hợp con người . Bảo hiểm toàn diện học sinh . Bảo hiểm khách du lịch - Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển nội địa Áp dụng "Quy tắc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển trong lãnh thổ Việt Nam năm 1998" ban hành trong quyết định số 3002/BHQĐ/97 ngày 15/12/1997 của Tổng công ty Bảo Hiểm Việt Nam. Phạm vi áp dụng: Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển bằng đường bộ, đường sắt và đường thuỷ thuộc lãnh thổ Việt Nam. Khi có thoả thuận riêng trong hợp đồng bảo hiểm có thể vận dụng cho việc bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đi các nước lân cận và vận chuyển từ nước ngoài quá cảnh qua Việt Nam sang các nước lân cận. Số tiền bảo hiểm: là giá trị hàng hóa do người được bảo hiểm kê khai phù hợp với giá thị trường. - Bảo hiểm mọi rủi ro trong xây dựng - lắp đặt: + Bảo hiểm xây dựng - lắp đặt là loại hình bảo hiểm bắt buộc theo quy định của Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08/07/1999 của Chính phủ. + Đối tượng bảo hiểm là tất cả các hạng mục công trình do chủ thầu tiến hành theo hợp đồng xây dựng - lắp đặt ký kết giữa chủ thầu và chủ đầu tư. + Giá trị bảo hiểm là giá trị dự toán công trình theo hợp đồng xây dựng. + Phạm vi bảo hiểm: Các rủi ro thiên tai: động đất, nủi lửa phun, sóng thần, đất đá sụt lở, lũ lụt, sét đánh, mưa, gió, bão…;Các rủi ro do con người: Trộm cắp, hành vi phá hoại, thiếu kinh nghiệm, sơ suất hay cố ý nhầm lẫn của con người nhưng không phải là người được bảo hiểm; Các rủi ro khác: cháy nổ và tổn thất do tiến hành các biện pháp chữa cháy… + Thời hạn bảo hiểm: Theo đơn tiêu chuẩn kéo dài từ khi khởi công công trình (hoặc cả thời gian lưu kho trước đó nhưng không quá 3 tháng ) cho đến khi công trình hoàn thành, được giao đưa vào sử dụng. 1.1.5. Đối tượng khách hàng của công ty. Quảng Ninh là tỉnh có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế mang hình thái đa dạng và tổng hợp, là khu công nghiệp khai thác than lớn nhất cả nước với nhiều mỏ than lớn yêu cầu về máy móc thiết bị và lao động trực tiếp rât nhiều nên nhu cầu bảo hiểm là rất cần thiết. Trong những năm qua, công ty luôn là bạn đồng hành của Tổng Công ty than Việt Nam, bảo hiểm về tài sản và con người cho tất cả các công ty than thuộc Tổng Công ty nằm trên địa bàn tỉnh như: - Công ty than Hà Tu - Công ty than Đèo Nai - Công ty than Hà Lầm - Công ty than thống nhất - Công ty than Núi Béo - Công ty than Cao Sơn - Công ty than Vàng Danh - Công ty sàng tuyển Hòn Gai - Công ty tuyển than Cửa Ông Ngoài ra, Công ty còn bảo hiểm toàn diện cho học sinh và bảo hiểm kết hợp con người cho tất cả các trường trong 09 huyện thị của tỉnh như: - Trường trung học chuyên ban Hạ Long. - Trường trung học chuyên ban Ngô Quyền. - Trường trung học bán công Hạ Long. - Trường trung học chuyên Hạ Long. - Trường trung học cơ sở Lê Văn Tám. ….. Trong những năm gần đây, ngành du lịch Quảng Ninh phát triển mạnh mẽ, công ty còn tiến hành bảo hiểm cho các hành khách du lịch trong và ngoài nước bằng sản phẩm bảo hiểm du lịch thông qua công tu du lịch Quảng Ninh. Bảo hiểm có vai trò hết sức quan trọng đối với tất cả mọi sống kinh tế, xã hội; vì vậy thông qua hệ thống đại lý của mình công ty đã và đang bảo hiểm cho tất cả các doanh nghiệp tư nhân, mọi tầng lớp nhân dân trong tỉnh, những đơn vị có nhu cầu bảo hiểm. Như vậy chúng ta cũng có thể thấy thị trường của công ty là địa bàn tỉnh. Bảng tiêu thụ sản phẩm theo thị trường năm 2004 – 2005 Đơn vị : nghìn đồng STT Thị trường Năm 2004 Năm 2005 So sánh 2004/2005 Số lượng HĐ Doanh thu Số lượng HĐ Doanh thu Giá trị Tỷ lệ (%) 1 Ngành than 43296 10256321 45023 12969256 2142935 23.5 2 Ngành xây dựng 10628 3215326 11796 5356257 1840931 57.2 3 Ngành giáo dục 25369 5364158 27230 6735244 1371086 25.5 4 Các ngành khác 11860 4284065 11963 5935601 851536 19.8 Tổng 91153 23119870 96012 30996358 6206488 28.4 (Nguồn Phòng hành chính tổng hợp) Nhận xét: Nhìn vào bảng tiêu thụ ta thấy công ty đã tập trung nhiều vào các thị trườngg chủ yếu như ngành than, xác định đây là một thị trường tiềm năng có số lượng lao động lớn, số lượng tài sản máy móc thiết bị nhiều. Bên cạnh đó, ngành giáo dục cũng là một trong những thị trường trọng điểm mà công ty luôn chú trọng đầu tư vào và tạo mối quan hệ lâu dài. 1.1.6.Đối thủ cạnh tranh của công ty Đối thủ cạnh tranh của công ty trên địa bàn Quảng Ninh là công ty Bảo hiểm Bảo Minh (Bảo Minh) và công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO, trong đó: -Bảo Minh là công ty nhà nước thuộc Bộ tài chính, khai trương hoạt động ngày 20/4/1994, vốn đăng ký kinh doanh là 40 tỷ đồng, có 23 chi nhánh, 7 văn phòng đại diện. Năm 2005 chiếm 28,4% thị phần. - Công ty Cổ phần Bảo hiểm PJICO là công ty cổ phần đầu tiên hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm. Khai trương hoạt động ngày 27/5/1995, vốn đăng ký kinh doanh 55 tỷ đồng. Năm 2005 chiếm 21,6% thị phần. Thị trường bảo hiểm Quảng Ninh diễn ra sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty. Các đối thủ cành tranh bằng nhiều hình thức giảm phí, mở rộng điều kiện bảo hiểm, tăng cường chi phí bồi dưỡng trực tiếp cho cộng tác viên nên rất khó khăn cho công ty trong công tác khai thác. 1.2. Cơ cấu tổ chức của công ty. 1.2.1.Quy mô của công ty. Ngoài trụ sở chính của công ty tại 629 – Lê Thánh Tông – thành phố Hạ Long với 27 cán bộ công nhân viên và 120 đại lý khai thác bảo hiểm, công ty còn có ba phòng bảo hiểm khu vực. 1.2.2.Cơ cấu tổ chức của công ty. Bộ máy của công ty gọn nhẹ, ban lãnh đạo công ty là những người có năng lực, trình độ trong quản lý và điều hành kinh doanh, đội ngũ cán bộ trẻ và năng động, nhiệt tình với công việc. Cơ cấu tổ chức của công ty gồm: - Ban giám đốc: Gồm có 1 Giám đốc và một phó Giám đốc cùng điều hành kinh doanh theo mức phân cấp và uỷ quyền khác nhau. Trong đó: + Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước theo luật quy định, phụ trách chung, chỉ đạo hoạt động toàn công ty, trực tiếp quản lý các phòng: Phòng tài chính kế toán, phòng tổng hợp, phòng hàng hải, phòng bảo hiểm Cẩm Phả. + Phó Giám đốc: Thay mặt Giám đốc giải quyết các công việc khi Giám đốc đi vắng, trực tiếp quản lý các phòng: Phòng phi hàng hải, phòng kỹ thuật, phòng bảo hiểm Uông Bí, phòng bảo hiểm Móng Cái. - Phòng ban chức năng: Gồm phòng tài chính kế toán và phòng tổng hợp. Trong đó: + Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tham mưu cho Giám đốc về kế hoạch tài chính của công ty, giám sát mọi hoạt động kinh tế phát sinh cân đối tài khoản, hạch toán theo chế độ, phân tích tình hình hoạt động kinh doanh của công ty. + Phòng tổng hợp: Làm công tác hành chính, tổ chức lao động, đào tạo cán bộ, tuyển đại lý, tuyên truyền quảng cáo, quản lý toàn bộ tài sản của công ty. - Phòng nghiệp vụ: Gồm phòng bảo hiểm phi hàng hải, phòng bảo hiểm hàng hải, phòng kỹ thuật. Trong đó: + Phòng bảo hiểm phi hàng hải: Có chức năng nhiệm vụ, tham mưu cho Giám đốc về các nghiệp vụ phi nhân thọ, khai thác các loại hình bảo hiểm: Bảo hiểm xe cơ giới, bảo hiểm xây dựng lắp đặt, bảo hiểm toàn diện học sinh…Giám định khi có rủi ro xảy ra, thu thập hồ sơ, giải quyết bồi thường. + Phòng bảo hiểm hàng hải: Khai thác các nghiệp vụ về bảo hiểm hàng hải, giám định và bồi thường thiệt hại. + Phòng kỹ thuật: - Các chi nhánh bảo hiểm: Gồm chi nhánh bảo hiểm khu vực Móng Cái, chi nhánh bảo hiểm Uông Bí, chi nhánh bảo hiểm Cẩm Phả. Trong đó: Phòng bảo hiểm Móng cái có 04 cán bộ nghiệp vụ và 33 Đại lý khai thác bảo hiểm. Phòng bảo hiểm Cẩm Phả có 05 cán bộ nghiệp vụ và 70 đại lý khai thác bảo hiểm. Phòng bảo hiểm Uông Bí có 05 cán bộ và 70 đại lý khai thác. Các phòng bảo hiểm khu vực khai thác và quản lý đại lý, phục vụ khách hàng, thu thập hồ sơ, trả tiền bồi thường… Các phòng ban có mối quan hệ mật thiết với nhau. Trong đó, phòng nghiệp vụ và các chi nhánh là các đơn vị trực tiếp tiến hành triển khai các nghiệp vụ bảo hiểm, các đơn vị này không thực hiện hạch toán độc lập nhưng có toàn quyền quyết định các hoạt động của mình ở mức phân cấp cho phép và được hưởng lương và các chế độ khác theo hợp đồng. Phòng chức năng và các phòng nghiệp vụ có quan hệ mật thiết với nhau và cùng phối hợp vơi Ban Giám đốc đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh, đưa ra các quyết định nghiệp vụ, đề ra các biện pháp, đối sách kịp thời với tình hình. SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY. BAN GIÁM ĐỐC P.TC.KT P.TỔNG HỢP P.PHI HẰNG HẢI P.CHÁY KỸ THUẬT P.PHI HẰNG HẢI CNBH CẨM PHẢ CNBH UÔNG BÍ CNBH MÓNG CÁI PHẦN 2: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM QUẢNG NINH. 2.1. Đánh giá chung Bảng 2.1 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty năm 2003 – 2005 Đơn vị : nghìn đồng STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1 Tổng doanh thu 1.000đ 16.554.500 19.119.870 21.396.350 2 Hiệu quả nội bộ 1.000đ 3.345.245 3.358.457 3.535.973 3 nộp ngân sách nhà nước 1.000đ 693.076 702.345 751.463 4 Tổng số lao động người 239 245 279 5 Lương bình quân đ/ng-tháng 1.050.000 1.280.000 1.370.000 Qua bảng trên cho ta thấy tổng doanh thu năm sau cao hơn năm trước. Nguyên nhân chủ yếu là do trong năm 2004, 2005 trở lại đây doanh nghiệp có thêm những chính sách giới thiệu sản phẩm mới, công tác tuyên truyền quảng cáo các sản phẩm của ngành tăng làm tăng khách hàng của công ty. 2.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm và các hoạt động marketing 2.2.1. Tình hình tiêu thụ của công ty Bảng 2.2: Tổng hợp doanh thu theo mặt hàng đ/vị : nghìn đồng STT Mặt hàng Năm 2004 Năm 2005 so sánh (+/-) I Nhóm bảo hiểm con người 8.017.250 9.571.000 1.553.750 II Bảo hiểm xe cơ giới 2.992.479 4.080.000 1.087.521 III Bảo hiểm tầu 3.315.650 3.558.350 242.700 IV BH hàng hoá vận chuyển 1.103.567 826.000 -277.567 V BH xây lắp và lắp đặt 2.961.243 3.035.000 73.757 VI Bảo hiểm khác 729.681 326.000 -403.681 Cộng 19.119.870 21.396.350 2.276.480 Bảng 2.3. Kết quả đề phòng và hạn chế tổn thất nghiệp vụ bảo hiểm(2003 – 2005) Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 1. Số vụ tai nạn 856 872 895 2. Số tiền bồi thường (tr.đ) 7.725 9.408 8.682 3.Số tiền chi ĐPHCTT (tr.đ) 721 1.315 1.772 Qua bảng trên ta thấy số tiền chi cho khâu đề phòng và hạn chế tổn thât tăng lên qua các năm chứng tở công ty ngày càng quan tâm đến công tác này. Và số tiền bồi thường năm 2005 đã giảm so với năm 2004. 2.2.2. Chính sách giá (Phí bảo hiểm) - Chi phí bảo hiểm chính là mức giá của sản phẩm bảo hiểm. Đó là lượng tiền mà khách hàng phải trả để được đảm bảo một mức bồi thường về mặt tài chính, được quy định cụ thể trong hợp đồng bảo hiểm. - Phí của sản phẩm bảo hiểm có những đặc điểm sau: + Phí gắn liền với sản phẩm bảo hiểm thông qua việc đưa mẫu biểu phí cho khách hàng lựa chọn. + Phí bảo hiểm thường nhỏ hơn rất nhiều so với mức độ tài chính của công ty bảo hiểm bồi thường cho khách hàng. + Phí bảo hiểm chịu sự điều tiết và quản lý vĩ mô của Nhà nước. + Giữa phí bảo hiểm và chi trả bồi thường có một ranh giới tương đối. Khách hàng phải đóng phí bảo hiểm khi tham gia bảo hiểm, song có thể họ không nhận được chi trả bồi thường từ phía công ty bảo hiểm nếu không xảy ra sự cố rủi ro. Cơ sở xây dựng phí bảo hiểm. + Nhân tố bên trong như chi phí kinh doanh, mục tiêu của chính sách phí bảo hiểm, quỹ dự phòng tổn thất. + Nhân tố bên ngoài như: Giá trị của tổn thất, quan hệ cung - cầu về sản phẩm trên thị trương, áp lực của quy luật cạnh tranh, thu nhập và khả năng thanh toán của các nhóm khách hàng, thuế và các chính sách của Nhà nước... + Phí bảo hiểm còn được hình thành từ hai yếu tố cơ bản là phí thuần và phụ phí. Phí thuần được tính toán từ kết quả kỹ thuật theo phương pháp thống kê có hệ số đảm bảo an toàn. Phụ phí bao gồm các chi phí liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty như chi phíd thiết lập hợp đồng, chi phí quản lý, chi phí marketing, khấu hao tài sản cố định, hoa hồng cho các nhà trung gian, nhà phân phối... Mức phí hiện tại của các sản phẩm chủ yếu của công ty: + Mức phí áp dụng đối với cán bộ, công nhân viên đang công tác tại cơ quan đơn vị. Thời hạn bảo hiểm : 01 năm kể từ ngày yêu cầu bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm và quyền lợi bảo hiểm: Điều kiện A: Bảo hiểm sinh mạng con người (chết do ốm đau bệnh tật). Điều kiện B: Bảo hiểm tai nạn con người. Điều kiện C1: Bảo hiểm trợ cấp, phẫu thuật. Điều kiện C2: Bảo hiểm trợ cấp nằm viện (không quá 60 ngày/năm) Bảng 2.4:Bảo hiểm theo điều kiện B (Bảo hiểm tai nạn) Mức BH Phí BH (đồng) Mức BH Phí BH (đồng) Mức BH Phí BH (đồng) Mức BH Phí BH (đồng) 6tr 16.800 10tr 28.000 14tr 39.200 18tr 50.400 8tr 22.400 12tr 33.600 16tr 44.800 20tr 56.000 (Nguồn Phòng hành chính tổng hợp) Bảng 2.5:Bảo hiểm theo điều kiện A + B (Bảo hiểm sinh mạng và tai nạn). Mức BH A (đồng) Mức BH B (đồng) Phí BH (đồng) Mức BH A (đồng) Mức BH B Phí BH (đồng) 6tr 8tr 31.000 5tr 15tr 56.500 8tr 10tr 39.600 6tr 20tr 73.400 (Nguồn Phòng hành chính tổng h

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc254.doc
Tài liệu liên quan