Đề tài Phân tích giá trị của tư tưởng về con người và xây dựng con người của triết học Nho giáo

Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung quốc, Ấn độ và Hy lạp cổ đại.

Quá trình hình thành và phát triển, triết học gắn liền với tri thức của con người. Khái quát lại, có thể cho rằng: Triết học là một một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế gới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó.

Qua từng giai đoạn phát triển trong lịch sử, triết học phát triển cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Thời cổ đại, ở Trung hoa, triết học gắn liền với với những vấn đề chính trị xã hội; ở Ấn Độ, triết học gắn liền với tôn giáo; ở hy lạp, triết học gắn liền với khoa học tự nhiên và gọi là triết học tự nhiên.

Sự hình thành và phát triển của triết học có tính quy luật của nó. Trong đó, các tính quy luật chung là: Sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội, với cuộc đấu tranh giai cấp, các lực lượng xã hội; với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; với sự thâm nhập và đấu tranh giữa các trường phái triết học với nhau.

Từ thời cổ đại đến nay, triết học đã phát triển qua nhiều giai đoạn và gắn với các điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi hình thái xã hội. Ở Trung hoa thời kỳ cổ đại, triết học phát triển gắn liền với những vấn đề chính trị, xã hội:

Về tự nhiên: Trung Quốc cổ đại là vùng đất rộng lớn. Miền bắc, xa biển, khí hậu lạnh, đất đai khô khan, cằn cỗi, sản vật nghèo. Miền nam, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, phong cảnh đẹp, sản vật phong phú.

Về kinh tế - xã hội, thời Đông Chu, quyền sở hữu tối cao về đất đai thuộc về tần lớp giai cấp địa chủ, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Nguyên nhân kinh tế này làm xuất hiện sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản, sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ và đẩy Trung Quốc cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt. Điều kiện lịch sử ấy đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu để xây dựng chế độ phong kiến; giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Thực trạng của xã hội đã làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu cho một xã hội tương lai, dẫn đến hình thành các nhà tư tưởng lớn và các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Theo sách hán thư có rất nhiều học phái như: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Nông gia, Binh gia, Tung hoành gia, Tiểu thuyết gia, Tạp gia Với các nhà triết học nổi danh như: Khổng - Mạnh – Tuân của Nho gia, Lão - Trang của Đạo gia, Mặc tử của Mặc gia Trong đó có sáu phái chủ yếu là: Nho, Mặc, Đạo, Danh, Pháp, Âm Dương. Có ảnh hưởng lớn nhất là ba phái: Nho, Mặc, Đạo.

 

doc7 trang | Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1411 | Lượt tải: 0download
Nội dung tài liệu Đề tài Phân tích giá trị của tư tưởng về con người và xây dựng con người của triết học Nho giáo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài tập: Phân tích giá trị của tư tưởng về con người và xây dựng con người của triết học Nho giáo. Triết học ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ VI trước công nguyên với các thành tựu rực rỡ trong triết học Trung quốc, Ấn độ và Hy lạp cổ đại. Quá trình hình thành và phát triển, triết học gắn liền với tri thức của con người. Khái quát lại, có thể cho rằng: Triết học là một một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế gới, về bản thân con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Qua từng giai đoạn phát triển trong lịch sử, triết học phát triển cũng thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử. Thời cổ đại, ở Trung hoa, triết học gắn liền với với những vấn đề chính trị xã hội; ở Ấn Độ, triết học gắn liền với tôn giáo; ở hy lạp, triết học gắn liền với khoa học tự nhiên và gọi là triết học tự nhiên. Sự hình thành và phát triển của triết học có tính quy luật của nó. Trong đó, các tính quy luật chung là: Sự hình thành, phát triển của triết học gắn liền với điều kiện kinh tế - xã hội, với cuộc đấu tranh giai cấp, các lực lượng xã hội; với các thành tựu khoa học tự nhiên và khoa học xã hội; với sự thâm nhập và đấu tranh giữa các trường phái triết học với nhau. Từ thời cổ đại đến nay, triết học đã phát triển qua nhiều giai đoạn và gắn với các điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi hình thái xã hội. Ở Trung hoa thời kỳ cổ đại, triết học phát triển gắn liền với những vấn đề chính trị, xã hội: Về tự nhiên: Trung Quốc cổ đại là vùng đất rộng lớn. Miền bắc, xa biển, khí hậu lạnh, đất đai khô khan, cằn cỗi, sản vật nghèo. Miền nam, khí hậu ấm áp, cây cối xanh tươi, phong cảnh đẹp, sản vật phong phú. Về kinh tế - xã hội, thời Đông Chu, quyền sở hữu tối cao về đất đai thuộc về tần lớp giai cấp địa chủ, chế độ sở hữu tư nhân về ruộng đất hình thành. Nguyên nhân kinh tế này làm xuất hiện sự phân hóa sang hèn dựa trên cơ sở tài sản, sự tranh giành địa vị xã hội của các thế lực cát cứ và đẩy Trung Quốc cổ đại vào tình trạng chiến tranh khốc liệt. Điều kiện lịch sử ấy đòi hỏi giải thể chế độ nô lệ thị tộc nhà Chu để xây dựng chế độ phong kiến; giải thể nhà nước của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước phong kiến nhằm giải phóng lực lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Thực trạng của xã hội đã làm xuất hiện những tụ điểm, những trung tâm “kẻ sĩ” luôn tranh luận về trật tự xã hội cũ và đề ra những hình mẫu cho một xã hội tương lai, dẫn đến hình thành các nhà tư tưởng lớn và các trường phái triết học khá hoàn chỉnh. Theo sách hán thư có rất nhiều học phái như: Nho gia, Mặc gia, Đạo gia, Danh gia, Pháp gia, Âm Dương gia, Nông gia, Binh gia, Tung hoành gia, Tiểu thuyết gia, Tạp gia … Với các nhà triết học nổi danh như: Khổng - Mạnh – Tuân của Nho gia, Lão - Trang của Đạo gia, Mặc tử của Mặc gia … Trong đó có sáu phái chủ yếu là: Nho, Mặc, Đạo, Danh, Pháp, Âm Dương. Có ảnh hưởng lớn nhất là ba phái: Nho, Mặc, Đạo. Điều kiện trên quy định nội dung, tính chất của triết học. Nét đặc thù của triết học Trung Quốc cổ, trung đại là hầu hết các học thuyết có xu hướng đi sâu giải quyết những vấn đề thực tiễn chính trị - đạo đức của xã hội với nội dung bao trùm là vấn đề con người, xây dựng con người, xã hội lý tưởng và con đường trị nước. Như ở trên đã trình bày, phái Nho giáo là một trong những phái triết học có ảnh hưởng lớn đến triết học Trung Quốc cổ, trung đại. Người sáng lập phái Nho giáo là Khổng tử (đời nhà Tần). Trong điều kiện xã hội thời đó, Ông thấy nhiều luân thường đạo lý bị đảo lộn: Vua chẳng ra Vua, Tôi chẳng ra Tôi… vì vấy ông xây dựng học thuyết của mình nhằm để khôi phục lại trật tự nhà Chu, xây dựng lại đạo đức xã hội, chuẩn mực xã hội, đề cao đạo đức, giáo dục. Tư tưởng về con người. Khi đặt vấn đề nguồn gốc của con người, Khổng tử cho rằng trời sinh ra con người và muôn vật. Khi xác định vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với trời, đất, con người và vạn vật trong vũ trụ thì Nho giáo cho rằng: con người được đặt lên vị trí cao nhất. Con người do trời sinh ra nhưng sau đó con người cùng với trời, đất là ba ngôi tiêu biểu cho tất cả mọi vật trong thế giới vật chất và tinh thần. Về quan hệ giữa trời với người, các nhà duy tâm đi sâu phát triển tư tưởng thiên mệnh của Khổng tử, cho rằng có mệnh trời và mệnh trời chi phối cuộc sống xã hội của con người, cuộc đời của mỗi con người. Về bản tính của con người, Khổng tử cho rằng “tính mỗi con người đều gần nhau, do tập tành và thói quen mới hóa ra xa nhau”. Tư tưởng về xây dựng con người. Nho giáo đặt vấn đế xây dựng con người một cách thiết thực, hướng con người vào tu thân và thực hành đạo đức là hoạt động thực tiễn căn bản nhất, luôn được đặt vào vị trí thứ nhất của hoạt động xã hội. Quan điểm về vũ trụ, về nhân sinh, về nhận thức luôn thấm đượm ý thức đạo đức. Tất cả cả mọi vấn đề đều lấy đạo đức làm chuẩn. Người Trung Quốc trong lịch sử coi việc tu thân dưỡng tính cá nhân liên hệ mật thiết với nhận thức thế giới khách quan, thậm trí coi tu thân dưỡng tính là cơ sở để nhận thức thế giới khách quan. Mục tiêu xây dựng con người của Nho giáo là giúp con người xác định được năm mối quan hệ cơ bản (ngũ luân) và làm tròn trách nhiệm trong năm mối quan hệ ấy. Năm mối quan hệ ấy quyết định đạo làm người và quyết định đức tính cần thiết nhất của con người để phục vụ mối quan hệ ấy. Năm quan hệ đó là: Vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè. Từ những quan hệ ấy, kinh điển cũng nêu lên các đức lớn cần có là vua nhân, tôi trung, cha từ, con hiếu, anh lành, em đễ, chồng có nghĩa, vợ vâng lời, bạn hữu phải có tín. Để củng cố năm mối mối quan hệ cơ bản trên, Nho giáo đã nêu lên những phẩm chất quan trọng bậc nhất mà mọi người phải đạt tới. Con đường phấn đấu là phải ra sức tu dưỡng bản thân để xây dựng cuộc sống gia đình, góp phần vào quản lý đất nước, sau đó đem lại yên vui cho thiên hạ (Tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ). Vấn đề tu dưỡng của bản thân hàng đầu là tu thân. Mục tiêu trước mắt của tu thân là là thái độ ứng xử trong gia đình. Nho giáo đặt vấn đề rằng “thiên hạ gốc ở nước, nước gốc ở nhà, nhà gốc ở thân mình” Vì vậy, tu sửa thân mình trước hết nhằm làm cho mình xứng đáng với vị trí là một thành viên trong gia đình. Mối quan hệ và trách nhiệm của mỗi người trong gia đình đã được kinh dịch xác định “Cha nên cha, con nên con, anh nên anh, em nên em, chồng nên chồng, vợ nên vợ, ấy là đạo chính”. Đặc biệt trong quan hệ gia đình, quan hệ cha – con, anh – em được biểu hiện tập trung ở hai đức hiếu và đễ, hai đức ấy được Khổng tử được xác định là gốc của nhân. Mục tiêu tiếp theo của tu thân là trách nhiệm với nước. Từ phụng sự cha mẹ người ta nâng lên phụng sự nhà vua, từ phép tắc trong nhà người ta suy rộng và vận dụngvào việc xây dựng thể chế, nghi thức và tổ chức bộ máy cai trị và trật tự tôn ti trong cả nước. Nho giao đã đem gắn chặt nước với nhà, coi tề gia là tiền đề của trị quốc. Nói tới nước tức là nói tới vua, vua có sứ mệnh lớn là cai trị đất nướccủa thần dân. Nho giáo khuyên họ trau rồi đạo đức trong công việc trị nước. Tất cả tập trung vào chữ nhân (= vua nhân). Với thần dân, số phận định đoạt cho họ là phụng sự. Nho giáo khuyên họ hết lòng phụng sự, nên sống yên phận, phục tùng, sẵn sàng xả thân bảo vệ Vua. Tất cả tập trung vào chữ Trung. Mục tiêu cuối cùng của tu dưỡng bản thân là bình thiên hạ. Thiên hạvới nghĩa là dưới gầm trời, luôn gắnvới sự ngự trị của một bậc thiên tử, nhận mệnh trời đứng ra bình thiên hạ, quyết định vận mệnh thiên hạ. Về những đức thường xuyên phải trau dồi, nhiều danh nho nêu lên năm đức (Ngũ thường): Nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Đối với người có vị trí, trọng trách, các danh nho gộp thành cụm ba đức: Nhân, trí, dũng. Nhứng đức được đề cao, coi là hạt nhân: nhân và lễ. Nhân là hết lòng tận tụy yêu thương đối với mọi người trong năm quan hệ. Nội dung hàng đầu của nhân là trung, hiếu Nghĩa là thấy việc đáng làm thì phải làm, thấy điều đáng nói thì nói, không hề mưu tính lợi ích riêng của mình Xét về mối liên hệ nhân với nghĩa thị nhân là sự thể hiện tình cảm sâu sắc nhất của con người. Ở Nho giáo, nghĩa thường đặt ngang hàng với nhân, tạo nên cặp phạm trù Nhân – Nghĩa. Lễ, theo nghĩa rộng là nghi thức, quy chế kỷ cương, trật tự, tôn ti của cuộc sống chung trong cộng đồng xã hội và cả lối cư xử hàng ngày. Với nghĩa rộng này, lễ là cơ sở của một xã hội có tổ chức, đảm bảo cho sự phân định trên dưới rõ ràng. Lễ hiểu theo nghĩa là một đức bên trong ngũ thường, đó là sự thực hành đúng những gíao huấn kỷ cương do Nho giáo đề ra. Đã là người thì phải học lễ, biết lễ và có lễ. Trí, nghĩa chung là sự hiểu biết điều hay lẽ phải để có những nhận thức đúng đắn và hành vi phải đạo trong năm mối quan hệ. Khổng tử coi trí là điều kiện để nhân có cơ sở hợp lý về nhận thức. Muốn có trí thì phải học. Tín là đức trong mối quan hệ bạn bè. Giữ đúng lời hứa, làm đíung điều đã nói là một biểu hiện cụ thể của tín. Tín rất quan trọng với mọt người, sách Đại học chỉ rõ rằng “Giao kết với người, cốt ở chữ tín”. Khổng tử nói: “Người mà không có tín, thì không biết sẽ ra thế nào”. Với người trị nước, trị dân, khổng tử cho rằng “dân không tin thì không đứng vững”. Tóm lại, theo Nho giáo, năm mối quan hệ mà con người phải xác định và làm tròn trách nhiệm của mìnhtrong các quan hệ ấylà vua tôi, cha con, anh em, chồng vợ, bạn bè (ngũ luân), trong đó có ba điều chính là vua tôi, cha con, chồng vợ (tam cương). Trong ba điều chính có hai điều mấu chốt là vua – tôi, biểu hiện bằng đức trung, cha – con biểu hiện bằng đức hiếu. Giữa trung và hiếu thì trung đứng đầu. Những đức con người thường xuyên phải trau dồi là: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín (ngũ thường). Đứng đầu ngũ thường là nhân, nghĩa trong đó nhân là chủ. Vì vậy gọi đạo của Khổng tử là đạo nhân. Ảnh hưởng của triết học Nho giáo trong lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam. Do đặc điểm về vị trí địa lý, Việt Nam là một nước nằm phía đông năm châu á. Vị trí địa lý đó đã tạo tạo lập cơ sở tự nhiên cho khả năng giao lưu, thông thương về kinh tế, chính trị, văn hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ trong nhiều thế kỷ trước. Trong quá trình tiếp biến các hệ tư tưởng triết học được du nhập từ bên ngoài, Nho giáo từ Trung Quốc và phật giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ đã đóng góp một vai trò đặc biệt quan trọng. Ở thế kỷ XX và hiện nay, triết học Mác – Lênin và chủ nghĩa Mác – Lênin là các nhân tố chủ đạo. Rất nhiều quan điểm triết học của các học thuyết nói trên đã trở thành nhân tố hữu cơ của tư duy triết học, quan điểm triết học của ngưởi Việt Nam. Nhiều nội dung của các quan điểm đó đã được biến đổi cho phù hợp với tư duy triết học truyền thống của người Việt Nam. Nhiều tư tưởng tiến bộ trong các quan điểm về chính trị đạo đức của Nho giáo đã được các nhà tư tưởng Việt nam kế thừa theo tinh thần thực tiễn của dân tộc. Đó là tư tưởng thân dân, trọng dân, coi dân là gốc của quốc gia; nhà nước của dân, do dân, vì dân, đó là tư tưởng nhân, nghĩa trong đời sống chính trị - xã hội; đó là mối quan hệ biện chứng song trùng giữa vua - tôi, cha – con, chồng - vợ; đó là phạm trù đạo đức trung, hiếu, tiết, nghĩa … Từ những ảnh hưởng của triết học nho giáo Trung Quốc, các quan điểm về con người anh hưởng đến việt nam rất sâu sắc và được các nhà tư tưởng của Việt nam kế thừa và đi vào cuộc sống. Nho giáo vốn quy giá trị nhân sinh thành giá trị xã hội, cho rằng con người phải có trách nhiệm nhất định đối với gia đình, xã hội, đất nước và cả thế giới: đó là lý tưởng cuộc đời và là lẽ sống của mỗi người. Mặt khác, Nho gia cũng đồng thời quy giá trị nhân sinh vào giá trị đạo đức mà giá trị đạo đức Nho gia lấy hiếu thân (hiếu với cha mẹ làm nền tảng “trung” với nướccũng suy từ hiếu với cha mẹ mà ra. Những giá trị này sẽ có ý nghĩa nhất định trong việc đẩy lùi sự ô nhiễm xã hội do hiện đại hóa mang lại và góp phần làm cân bằng trạng thái tinh thần của môi trường sống Giá trị đạo đức xã hội được đề cao, có nhiều các chuẩn mực đạo đức xã hội được vận dụng, thực hiện trong đời sống. Đạo đức của người lãnh đạo, người cách mạng vừa hồng, vừa chuyên; Đối với người quân nhân trong quân đội thì: Trung với nước, hiếu với dân; Trong mỗi ngành được đề cao đạo đức của con người như: y đức, đạo đức kinh doanh, Những chuẩn mực trong gia đình cha - con, vợ - chồng. Các quan điểm trong giáo dục: Tiên học lễ, hậu học văn; người phụ nữ trong xã hội: Công, dung, ngôn, hạnh; Giỏi việc nước, đảm việc nhà. Các quan hệ xã hội, gia đình, bạn bè đề cao chữ tín. Trong giai đoạn hiện nay, nền kinh tế nước ta trong giai đoạn mở cửa, hội nhập, nhiều mặt đạo đức của xã hội đã bị ảnh hưởng bởi những mặt tiêu cực của kinh tế thị trường, tình trạng tham nhũng, buôn lậu, lừa đảo, quan hệ trong gia đình cũng bị ảnh hưởng (Cha – con, vợ - chồng, anh - em, bạn - bè), những chuẩn mức, đạo đức xã hội truyền thống bị ảnh hưởng. Vì vậy, tư tưởng triết học của nho giáo về con người, phát triển của con người có vai trò tích cực trong việc giữ vững đạo đức xã hội. Mỗi người tốt làm một việc tốt, cả xã hội thành một rừng hoa đẹp.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBX149.DOC