Có thể nói con người là tài sản, là vốn quý của mỗi doanh nghiệp nói chung và
các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng.Đặc biệt trong ngành DVMM vai
trò của con người càng trở nên quan trọng vìhọ là tác nhân quyết định tới 50% chất
lượng dịch vụ. Căn cứ ban đầu để khách hàng lựa chọn DVMM có thể là do sự giới
thiệu của bạn bè, người thân hoặc chịuảnh hưởng của hoạt động Marketing v v
nhưng sự phục vụ tận tâm, nhiệt tình, khả năng chuyên môn củanhân viên Massage
tốt mới là những yếu tố thu hút sự trung thành của khách hàng. Vì thế các doanh
nghiệp, cơ sở cần có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thật tốt. Muốn vậy,
cần chú trọng các vấn đề sau:
Một là: Lập kế hoạch đào tạo và tái đào tạo nhân viên ở mọi cấp độ và vị trí.
? Đối với nhân viên Massage, tiếp tân và bảo vệ (những người trựctiếp phục
vụ khách hàng) cần chú trọng đào tạo tácphong, thái độ phục vụ khách hàng.
Trong quá trình đào tạo cần nhấn mạnh đến yếu tố “nụ cười”. Điều này
tưởng chừng rất đơn giản nhưng trên thực tế hầu hết nhân viên đều chưa làm
được.
48
? Đối với nhân viên Massage cần kết hợp đào tạo và thực hành. Đối với nhân
viên mới cần có thời gian tập sự dưới sự chỉ dẫn của những nhân viên có
thâm niên trong nghề trướckhi chính thức làm việc. Đối với nhân viên cũ,
hàng năm cần mở các cuộc thi kiểmtra, nâng cao kỹ năng Massage. Tăng
cường đào tạo cho nhân viên kiến thức về mỹ phẩm để giúp họ có thể tự tin
trao đổi, tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
? Đối với nhân viên quản lý: Đào tạo nghiệp vụ quản lý nhân viên, khả năng
xử lý tình huống (ví dụ trường hợp khách hàng có thắc mắc, khiếu nại tại
trung tâm ).
Hai là: Cần có chế độ lương, thưởng hợp lý để khuyến khích nhân viên làm tốt
công việc. Riêng đối với nhân viên Massage,căn cứ tính thưởng phải dựa vào hai yếu
tố số lượng khách hàng nhân viên phục vụ trong tháng + sự đánh giá của khách hàng
về nhân viên đó. Việc xét thưởng nhân viên nên được thực hiện định kỳ theo từng
tháng hoặc từng quí nhằm động viên khen thưởng nhân viên kịp thời.
Ba là: Cần có các qui định xử phạt nghiêmminh các hành vi viphạm nội qui của
doanh nghiệp, trung tâm nhằm răn đe và giáo dục nhân viên.
Bốn là: Nên có qui định rõ ràng về việc không được nhận tiền “bo – típ” của
khách để loại bỏ tư tưởng phân biệt khách bo nhiều, bo ít trong nhân viên. Đồng thời
tạo cho khách hàng cảm giác hoàn toàn yên tâm vì họ không phải trả thêm những
khoản tiền ngoài giá của dịch vụ đã được niêm yết
57 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1317 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Phân tích đánh giá ngành dịch vụ massage mỹ phẩm tại tp.HCM từ năm 2000 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ch
sạn, nhà hàng để tìm cơ hội phát triển hơn nữa.
Coi trọng việc đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề chuyên môn cao, kiến thức
vững vàng và đạo đức nghề nghiệp tốt nhằm góp phần nâng cao đẳng cấp của ngành.
3.1.3. Mục tiêu của chiến lược tổng quát:
Xây dựng DVMM thành một ngành dịch vụ chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp, có bản
sắc riêng, có uy tín và sức cạnh tranh, kinh doanh có hiệu quả, thông qua một chính
sách sản phẩm và dịch vụ chất lượng. Các mục tiêu chủ yếu của chiến lược tổng quát
ngành DVMM từ 2006 – 2010 gồm:
Về số lượng khách hàng: Năm 2010 sẽ thu hút được khoảng 5.500.000 khách
hàng trong đó khách hàng trong nước đạt 4.200.000 khách (chiếm tỉ lệ 76%) và
khách hàng du lịch đạt 1.300.000 khách (chiếm tỉ lệ 24%).
Về doanh thu: tăng bình quân khoảng 15% - 20% và sẽ đạt khoảng 65triệu USD
(tương đương khoảng 104 tỉ đồng) vào năm 2010.
Phấn đấu đưa TP.HCM trở thành thành phố có ngành dịch vụ Massage lành
mạnh phát triển nhất khu vực Đông Nam Á.
3.1.4. Xây dựng chiến lược phát triển ngành DVMM giai đoạn 2006 – 2010:
Như đã đề cập đến ở trên, chúng ta không nên coi DVMM là một ngành “nhạy
cảm” mà cần coi nó như một ngành dịch vụ “vàng” của nền kinh tế. Phải xuất phát từ
sự đánh giá khách quan này để xây dựng chiến lược phát triển dài hạn cho ngành.
Dưới đây là một số chiến lược phát triển ngành DVMM giai đoạn 2006 – 2010:
43
Chiến lược khác biệt hoá dịch vụ so với các nước láng giềng trong khu vực: Xây
dựng một loại hình DVMM “trong sạch, lành mạnh” dựa trên nền tảng là kỹ thuật
Massage của các nước kết hợp với các động tác đấm bóp cổ truyền của người Việt
Nam nhằm đem lại hiệu quả thư giãn và chữa trị tốt nhất cho khách hàng. Tạo sự
khác biệt so với DVMM của các nước khác như Thái Lan, Nhật Bản, Trung Quốc.
Đặc biệt là chúng ta cương quyết dẹp bỏ loại hình DVMM có dính dáng đến các tệ
nạn xã hội.
Chiến lược giá cả hợp lý: Tận dụng lợi thế chi phí nhân công lao động rẻ kết hợp
với tiết kiệm chi phí quản lý nhằm xây dựng mức giá cạnh tranh cho ngành này so với
những nước khác trong khu vực Châu Á như Thái Lan, Nhật Bản, Malaysia … nhằm
thu hút khách nước ngoài đến Việt Nam.
Chiến lược liên kết phát triển: Tăng cường đưa DVMM vào các khách sạn, khu
nhà nghỉ cao cấp để vừa đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch vừa tạo thêm nguồn
thu cho ngành dịch vụ này. Bên cạnh đó các đơn vị có kinh doanh DVMM cần liên
kết với các công ty du lịch để xây dựng nên các “Chương trình Massage làm đẹp”
“Beauty Massage Tour” nhằm tạo “điểm nhấn” mới lạ cho các tour du lịch đồng thời
thu hút thêm khách hàng đến với DVMM ở Việt Nam nói chung, TP.HCM nói riêng.
3.2. Các giải pháp nâng cao chất lượng DVMM tại TP.HCM giai đoạn 2006 – 2015:
3.2.1. Đầu tư thoả đáng cho phương tiện hữu hình:
DVMM là loại hình dịch vụ cao cấp mà sự cảm nhận của nó phần lớn phụ thuộc
vào sự cảm nhận của khách hàng. Vì vậy các công ty, cơ sở kinh doanh trong ngành
phải có sự đầu tư hợp lý cho các phương tiện hữu hình để tạo niềm tin và làm cơ sở
cho khách hàng đánh giá về dịch vụ. Phương tiện hữu hình ở đây được hiểu là qui mô,
cách thức trang trí bề ngoài của trung tâm và các máy móc thiết bị phục vụ cho quá
trình Massage (các yếu tố thuộc thành phần HUUHINH – xem phụ lục 1.6).
Điểm lưu ý đầu tiên là các công ty phải xác định rõ phân khúc thị trường mà
doanh nghiệp hay cơ sở nhắm đến để có chính sách đầu tư cho phương tiện hữu hình
một cách hợp lý. Đối với những doanh nghiệp muốn nhắm đến phân khúc cao cấp thì
nhất thiết phải xây dựng các trung tâm DVMM ở những nơi có vị trí thật lớn, trang trí
nội thất và ngoại thất phải là loại cao cấp. Nhưng lựa chọn loại nguyên vật liệu nào
44
lại tuỳ thuộc vào phong cách, kiến trúc mà doanh nghiệp định xây dựng. Cách trang
trí bên ngoài phải thật ấn tượng và đảm bảo có thể thu hút được tầm nhìn, sự chú ý
của khách hàng. Nên thuê các kiến trúc sư chuyên nghiệp tư vấn thiết kế cũng như
cách bố trí không gian sao cho trung tâm có ấn tượng ngay từ ngoài cổng hoặc cửa.
Một điểm cần lưu ý nữa là trong những năm tới trào lưu trở về với thiên nhiên sẽ
ngày càng phát triển nên có thể sử dụng những tông màu nhẹ nhàng hoặc những bố
trí không gian hoà đồng với thiên nhiên chắc chắn sẽ tạo được ấn tượng với khách
hàng.
Các trung tâm, cơ sở nhỏ cũng cần thiết phải có sự tư vấn chuyên nghiệp để đảm
bảo xây dựng được 1 trung tâm DVMM đẹp và ấn tượng trong điều kiện tài chính eo
hẹp. Các cơ sở này không nên dập khuôn hay bắt chước theo mô hình của các doanh
nghiệp hay cơ sở khác mà phải tạo ra một phong cách riêng biệt, để đảm bảo khách
hàng sẽ nhớ đến trung tâm.
Các công ty, cơ sở trong ngành cũng cần có kế hoạch đầu tư các loại trang thiết
bị hiện đại phục vụ cho qui trình Massage mỹ phẩm như máy soi da, máy thuỷ lực,
máy xông hơi … vì những máy móc vừa giúp khách hàng cảm thấy yên tâm hơn khi sử
dụng dịch vụ vừa giúp các kỹ thuật viên Massage làm việc tốt hơn. Và điểm đặc biệt
lưu ý là phải lựa chọn thương hiệu mỹ phẩm, loại mỹ phẩm phù hợp với khách hàng
mà trung tâm nhắm tới.
3.2.2. Năng cao Năng lực phục vụ của các trung tâm DVMM:
Có thể nói phương tiện hữu hình là thành phần đầu tiên giúp khách hàng cảm
nhận về chất lượng DVMM nhưng thành phần tác động nhiều nhất đến quyết định
đánh giá của khách hàng chính là NANGLUCPV (trọng số là 0,647 trong phương trình
đánh giá chất lượng DVMM). Vì thế tìm ra giải pháp để tăng cường khả năng đảm
bảo chất lượng DVMM là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Các giải pháp nâng cao
năng lực phục vụ gồm có:
Một là: Cần lập kế hoạch đào tạo và tái đào tạo kiến thức về da, tâm lý khách
hàng, các loại mỹ phẩm cho nhân viên Massage. Các khoá huấn luyện cần kết hợp
giữa giảng dạy lý thuyết và cho thực hành thường xuyên để đảm bảo rằng nhân viên
45
Massage phải biết rõ về công dụng, ưu điểm của loại mỹ phẩm sử dụng trong quá
trình Massage cũng như có thể tư vấn cho khách hàng chọn mua sản phẩm mỹ phẩm.
Hai là: Huấn luyện thật kỹ các nguyên tắc, động tác Massage cơ bản và nâng
cao. Chỉ rõ với nhóm khách hàng nào thì nên kéo dài hay rút ngắn một vài động tác
hoặc cách điều chỉnh độ mạnh, nhẹ của các động tác nhằm đáp ứng tốt nhất sở thích
của từng cá nhân.
Ba là: Huấn luyện cho nhân viên tác phong làm việc chuyên nghiệp. Sự chuyên
nghiệp phải được thể hiện ở từng hành động cụ thể, cách chào đón khách ra sao, mời
khách vào phòng chờ như thế nào, chuẩn bị khăn và nước cho khách trong khi chờ
đợi… và đặc biệt là không được có thái độ phân biệt đối xử với khách hàng. mọi
khách hàng khi đã vào DVMM đều phải được đối xử như nhau tránh tình trạng khách
hàng nào “bo – tip” nhiều cho nhân viên thì được ưu tiên làm trước hoặc được đón
tiếp niềm nở hơn.
Bốn là: Khi thiết kế hệ thống ánh sáng cần lưu ý đến vị trí đặt bóng đèn sao cho
dù ở khách hàng ở trong bất cứ tư thế nào (nằm hoặc ngồi …) đều cảm nhận được ánh
sáng dịu dàng, thư giãn không gây ảnh hưởng đến thần kinh hay sự cảm nhận của
khách hàng.
Năm là: Những trung tâm DVMM cao cấp nên sử dụng dàn âm thanh HI-END.
Aâm thanh trung thực và sống động của dàn âm thanh này sẽ dẫn dắt cảm xúc, khách
hàng như được thả lỏng hoàn toàn, thoát khỏi những suy nghĩ, lo toan của cuộc sống
để khách hàng có thể cảm nhận tốt nhất về một khoảng thời gian thư giãn thật sự.
Sáu là: Sau khi hoàn thành Massage cho một khách hàng, phải có nhân viên tạp
vụ thay gối, drap, khăn… ngay để khách hàng sau luôn thấy yên tâm vì họ được sử
dụng đồ mới, bảo đảm cho sức khoẻ của họ.
Bảy là: Phải có qui định về vệ sinh cá nhân cũng như đồng phục của nhân viên.
Để đảm bảo sự sạch sẽ và sự mới đẹp, nên phát đồng phục cho nhân viên vào đầu
mỗi ca làm việc, cuối ca làm việc đồng phục sẽ được thu lại để giặt ủi và tẩy trắng.
46
3.2.3. Nâng cao tính chuyên nghiệp cho DVMM:
Theo qui định muốn đăng ký thành lập một doanh nghiệp có ngành nghề
Massage đòi hỏi phải có chứng chỉ Massage. Đây là qui định đúng đắn nhằm bảo vệ
quyền lợi, sức khoẻ của người tiêu dùng. Nhưng trên thực tế, những doanh nghiệp, cá
nhân kinh doanh ở lĩnh vực này lại không hề có bằng cấp hay chứng chỉ liên quan. Để
đối phó với qui định của Nhà nước, các chủ trung tâm DVMM thường thuê chứng chỉ
chứ không tuyển các bác sĩ hay những người có bằng cấp chuyên môn theo dõi, chăm
sóc cho khách hàng trong quá trình Massage. Bằng cách đó họ có thể trốn tránh được
qui định của pháp luật nhưng không thể trốn tránh được khách hàng. Qua khảo sát cho
thấy khách hàng thường đánh giá cao và rất tin tưởng vào DVMM có bác sỹ chuyên
môn. Vì thế thiết nghĩ các trung tâm DVMM cần lưu ý một số điểm dưới đây:
¾ Thuê hoặc tuyển bác sỹ có chuyên môn, kinh nghiệm về da, tâm lý hoặc vật lý
trị liệu. Các bác sỹ chuyên môn sẽ xác định loại da, thể trạng của khách hàng
phù hợp với loại hình Massage nào từ đó sẽ quyết định nên sử dụng liệu pháp
nào, thời gian bao lâu, liều lượng và loại mỹ phẩm nào sử dụng cho khách hàng
trong quá trình Massage. Trường hợp có dị ứng hoặc phản ứng không tốt với
loại mỹ phẩm sử dụng, các bác sỹ sẽ trực tiếp điều trị cho khách hàng. Điều
này vừa thể hiện tính chuyên nghiệp của DVMM vừa thể hiện sự cam kết, tôn
trọng khách hàng của trung tâm.
¾ Nhân viên Massage phải tuân thủ chỉ định của bác sỹ trong quá trình Massage.
Trường hợp khách hàng có những yêu cầu riêng (trái với chỉ định của bác sỹ về
loại mỹ phẩm, phương pháp Massage …), nhân viên Massage phải báo cho bác
sỹ chuyên môn để tìm cách giải quyết.
3.2.4. Xây dựng, nâng cấp phòng DVMM theo xu hướng chung của thời đại:
Việc cải tiến nâng cấp phòng dịch vụ là cần thiết với tất cả các trung tâm
DVMM. Không nên tiết kiệm diện tích (đồng nghĩa với việc tiết kiệm chi phí) bằng
cách đặt nhiều giường trong một phòng Massage khiến phòng trở nên chật chội,
không gian trở nên bức bối gây cảm giác khó chịu cho khách hàng. Để giải quyết vấn
đề tiết kiệm diện tích các trung tâm nên thiết kế các loại giường gập có thể gập lại
47
khi cần thiết. Khoảng cách tối thiểu giữa các giường Massage phải bằng với diện tích
của một chiếc giường.
Để tạo cảm giác mới lạ cho khách hàng mỗi lần đến Massage, cách trang trí các
phòng của một trung tâm DVMM có thể chia theo chủ đề như phòng Mùa hạ lấy cảm
hứng thiết kế từ nắng vàng, hoa phượng đỏ, phòng Mùa thu lấy cảm hứng từ những
chiếc lá vàng rơi, phòng Tuổi Trẻ được trang trí theo tông màu hồng, xanh trẻ trung…
nhưng dù chọn chủ đề nào, theo phong cách nào cách thiết kế vẫn phải đảm bảo yếu
là nhẹ nhàng nhằm mang lại cảm giác thư giãn cao nhất cho khách hàng.
Các trung tâm DVMM cũng cần lưu ý đến vấn đề thông thoáng của phòng
Massage. Các thiết kế phòng Massage sao cho không khí có thể lưu thông dễ dàng.
Bên cạnh đó cần thiết kế hệ thống ánh sáng sao cho hợp lý để đảm bảo khách hàng
có cảm giác thật sự thư giãn và thoải mái, tạm quên đi những lo toan, vất vả trong
cuộc sống.
3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực:
Có thể nói con người là tài sản, là vốn quý của mỗi doanh nghiệp nói chung và
các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ nói riêng. Đặc biệt trong ngành DVMM vai
trò của con người càng trở nên quan trọng vì họ là tác nhân quyết định tới 50% chất
lượng dịch vụ. Căn cứ ban đầu để khách hàng lựa chọn DVMM có thể là do sự giới
thiệu của bạn bè, người thân hoặc chịu ảnh hưởng của hoạt động Marketing v…v
nhưng sự phục vụ tận tâm, nhiệt tình, khả năng chuyên môn của nhân viên Massage
tốt mới là những yếu tố thu hút sự trung thành của khách hàng. Vì thế các doanh
nghiệp, cơ sở cần có kế hoạch đào tạo, phát triển nguồn nhân lực thật tốt. Muốn vậy,
cần chú trọng các vấn đề sau:
Một là: Lập kế hoạch đào tạo và tái đào tạo nhân viên ở mọi cấp độ và vị trí.
Đối với nhân viên Massage, tiếp tân và bảo vệ (những người trực tiếp phục
vụ khách hàng) cần chú trọng đào tạo tác phong, thái độ phục vụ khách hàng.
Trong quá trình đào tạo cần nhấn mạnh đến yếu tố “nụ cười”. Điều này
tưởng chừng rất đơn giản nhưng trên thực tế hầu hết nhân viên đều chưa làm
được.
48
Đối với nhân viên Massage cần kết hợp đào tạo và thực hành. Đối với nhân
viên mới cần có thời gian tập sự dưới sự chỉ dẫn của những nhân viên có
thâm niên trong nghề trước khi chính thức làm việc. Đối với nhân viên cũ,
hàng năm cần mở các cuộc thi kiểm tra, nâng cao kỹ năng Massage. Tăng
cường đào tạo cho nhân viên kiến thức về mỹ phẩm để giúp họ có thể tự tin
trao đổi, tư vấn và giải đáp thắc mắc của khách hàng.
Đối với nhân viên quản lý: Đào tạo nghiệp vụ quản lý nhân viên, khả năng
xử lý tình huống (ví dụ trường hợp khách hàng có thắc mắc, khiếu nại tại
trung tâm …).
Hai là: Cần có chế độ lương, thưởng hợp lý để khuyến khích nhân viên làm tốt
công việc. Riêng đối với nhân viên Massage, căn cứ tính thưởng phải dựa vào hai yếu
tố số lượng khách hàng nhân viên phục vụ trong tháng + sự đánh giá của khách hàng
về nhân viên đó. Việc xét thưởng nhân viên nên được thực hiện định kỳ theo từng
tháng hoặc từng quí nhằm động viên khen thưởng nhân viên kịp thời.
Ba là: Cần có các qui định xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm nội qui của
doanh nghiệp, trung tâm nhằm răn đe và giáo dục nhân viên.
Bốn là: Nên có qui định rõ ràng về việc không được nhận tiền “bo – típ” của
khách để loại bỏ tư tưởng phân biệt khách bo nhiều, bo ít trong nhân viên. Đồng thời
tạo cho khách hàng cảm giác hoàn toàn yên tâm vì họ không phải trả thêm những
khoản tiền ngoài giá của dịch vụ đã được niêm yết.
3.2.6. Đẩy mạnh hoạt động Marketing, xây dựng, quảng bá cho ngành DVMM:
Đây là một ngành dịch vụ còn khá mới mẻ ở Việt Nam nói chung, TP.HCM nói
riêng nên việc thường xuyên nghiên cứu thị trường, tìm hiểu các thông tin liên quan
đến nhu cầu, thị hiếu của khách hàng là điều vô cùng cần thiết và cấp bách. Nhưng
hiện nay hầu hết các công ty phân phối kinh doanh mỹ phẩm (chủ quản của DVMM)
thường sử dụng kết quả nghiên cứu thị trường mỹ phẩm để làm tài liệu tham khảo cho
thị trường DVMM. Tình trạng này xảy ra tương tự tại các trung tâm DVMM ở các
khách sạn. Xuất phát từ quan điểm chỉ coi DVMM như một dịch vụ cộng thêm cho
khách hàng nên họ chưa quan tâm đúng mức đến vấn đề này còn phần lớn các doanh
49
nghiệp, cơ sở khác đều bỏ qua giai đoạn này vì cho rằng nó tốn kém quá nhiều chi
phí. Đây là sai lầm đáng tiếc vì nghiên cứu thị trường là một hoạt động không thể
thiếu được khi hoạch định chiến lược Marketing. Cụ thể hơn, nếu các doanh nghiệp
không hiểu thật cận kẽ về khách hàng sẽ không thể cung cấp dịch vụ thoả mãn được
họ và nguy cơ thu hẹp thị trường này là hoàn toàn có thể xảy ra. Bên cạnh đó các
doanh nghiệp, cơ sở cũng chưa coi trọng hoạt động Marketing nên các hoạt động
thường rời rạc, không chuyên nên hiệu quả chưa cao. Một số giải pháp dưới đây sẽ
giúp cải thiện tình hình:
Thứ nhất: Các doanh nghiệp cần lập kế hoạch nghiên cứu thị trường tối thiểu là
1 lần/1năm. Nên thuê các công ty nghiên cứu thị trường chuyên nghiệp để đảm bảo
kết quả nghiên cứu phản ánh đúng những mong muốn, nhu cầu của khách hàng.
Trong trường hợp ngân sách quá eo hẹp không thể sử dụng toàn bộ dịch vụ bên ngoài
doanh nghiệp có thể thuê tư vấn kết hợp với sử dụng nội lực để vừa đạt mục tiêu tiết
kiệm chi phí vừa có kết quả nghiên cứu chân thực. Ngoài ra các doanh nghiệp cũng
nên có kế hoạch liên kết với các công ty du lịch để tìm hiểu về nhu cầu Massage của
khách du lịch khi đến TP.
Thứ hai: Lập bộ phận Marketing chịu trách nhiệm xây dựng chiến lược, kế
hoạch, thực hiện và đánh giá hiệu quả của các hoạt động này.
Thứ ba: Xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu, chiến lược Marketing dài
hạn để có tầm nhìn tổng quát về sự phát triển của doanh nghiệp trong tương lai và
chiến lược này phải dựa trên những thông tin có được từ các cuộc nghiên cứu thị
trường. Đi đôi với hoạt động đó, hàng năm, hàng quí cần lập kế hoạch Marketing
nhằm đảm bảo các hoạt động Marketing diễn ra đúng vào những thời điểm quan
trọng và đảm bảo tính đồng nhất của các chương trình.
Thứ tư: Sau khi thực hiện các chương trình Marketing, cần nghiên cứu lại thị
trường, khách hàng để đánh giá hiệu quả của chương trình đồng thời thông qua đó có
thể điều chỉnh những chương trình sau cho sát với thực tế hơn.
Thứ năm: Đa dạng hoá các loại hình dịch vụ. Nên phát triển các dịch vụ riêng
biệt nhằm phục vụ nhu cầu của từng nhóm khách hàng. Chẳng hạn có thể phát triển
50
dịch vụ Teen Massage nhằm giúp cho giới thanh thiếu niên mới lớn chăm sóc hình
thể ngay khi chưa trưởng thành. Hoặc các gói dịch vụ riêng biệt Japanese Style
Massage dành cho khách Nhật Bản, Korea Style Massage dành cho khách Hàn Quốc,
Euro Style Massage dành cho khách Châu Aâu. Các loại dịch vụ riêng biệt này phải
được thực hiện dựa trên viện tìm hiểu kỹ lưỡng sở thích, nhu cầu khách hàng các nước
này. Bên cạnh phải liên tục cập nhật các xu hướng Massage mới của thế giới từ đó có
sự điều chỉnh sao cho phù hợp với nhu cầu của khách hàng Việt Nam.
Thứ sáu: Xây dựng chính sách giá hợp lý, mang tính cạnh tranh cao. Khi doanh
nghiệp hay cơ sở đã lựa chọn tham gia vào phân khúc nào trên thị trường sẽ phải xây
dựng chính sách giá cho phù hợp với phân khúc đó. Aùp dụng chính sách một giá cho
khách Việt Nam và khách nước ngoài. Tính giá DVMM nên cộng luôn phí dịch vụ
dành cho nhân viên để khách hàng không phải trả thêm bất cứ khoản phí nào. Khi
xây dựng chính sách giá đối với dịch vụ đặc biệt dành cho khách nước ngoài như
Japanese Style Massage, Korean Style Massage … cần so sánh với giá các dịch vụ
tương tự ở các nước đó để đảm bảo tính cạnh tranh cao nhất.
Thứ bẩy: Xây dựng hệ thống DVMM hợp lý. Việc lựa chọn vị trí xây dựng trung
tâm DVMM phải dựa vào nhu cầu của nhóm khách hàng ở phân khúc mà doanh
nghiệp nhắm tới. Ví dụ trung tâm DVMM cao cấp nhắm đến những người có thu nhập
cao nên đặt ở khu vực gần trung tâm TP nhưng phải đảm bảo sự yên tĩnh (điều kiện
cần thiết để khách hàng có thể thư giãn và cảm nhận được dịch vụ). Trường hợp này
lựa chọn đường Tú Xương, Ngô Thời Nhiệm (Q.3) hay Đồn Đất cũ (Q.1) là thích hợp
nhất. Nếu doanh nghiệp nhắm đến đối tượng khách du lịch nước ngoài thì khu vực
đường Đề Thám, Bùi Viện, Mạc Thị Bưởi (Q.1)… là thích hợp.
Thứ tám: Đẩy mạnh hoạt động chiêu thị. Hiện nay các công ty mỹ phẩm coi
DVMM như một dịch vụ cộng thêm cho khách hàng nên ngân sách chiêu thị phụ
thuộc hoàn toàn vào ngân sách dành cho mỹ phẩm. Đối với các trung tâm DVMM
khác, hoạt động Marketing thường được giao luôn cho bộ phận bán hàng nên chưa có
tính chuyên nghiệp, đồng bộ dẫn đến hiệu quả còn thấp. Do đó doanh nghiệp cần
thực hiện tốt các điểm sau:
51
Phải coi DVMM là hoạt động kinh doanh độc lập, từ đó có cơ sở để lập ngân
sách chiêu thị cho hợp lý.
Nhất thiết phải thuê các công ty quảng cáo thực hiện toàn bộ hoặc từng phần
chiến dịch quảng cáo. Trong trường hợp các trung tâm DVMM là đại lý của một
hãng Massage nổi tiếng trên thế giới và phải sử dụng hình ảnh quảng cáo chung
của hãng cũng cần phải có những hiệu chỉnh nhất định cho phù hợp với văn hoá
của người Việt Nam. Bên cạnh việc quảng bá về dịch vụ trên các phương tiện
truyền thông như Báo, Đài, Truyền hình… nên chú trọng đến việc truyền thông
trên Internet. Việc đầu tiên và đơn giản nhất mà doanh nghiệp nào cũng có thể
thực hiện được là xây dựng một trang web với đầy đủ thông tin về dịch vụ, giá
cả, địa chỉ liên lạc… bước tiếp theo là gửi thư điện tử. Cách làm này vừa nhanh,
có thể gửi được nhiều thông tin, hình ảnh, chi phí lại không cao.
Nên kết hợp với các công ty du lịch thực hiện các chiến dịch “quảng cáo mềm”,
coi DVMM như một dịch vụ cộng thêm cho sản phẩm du lịch.
Xây dựng hình ảnh DVMM “trong sáng, lành mạnh” đối với người tiêu dùng
bằng cách thường xuyên tổ chức các hội thảo, chuyên đề. Để đạt hiệu quả
tuyên truyền cao, các doanh nghiệp nên kết hợp với Nhà văn hoá Phụ Nữ, Nhà
văn hoá Thanh Niên, Công đoàn của một số công ty, sở ban ngành để giới thiệu
cho họ.
Để khuyến khích người tiêu dùng cũng cần phải có các chương trình khuyến
mãi hấp dẫn chẳng hạn như mua một suất Massage tặng 1 cây son hoặc hộp
phấn. Hoặc vào vài thời điểm đặc biệt trong ngày (gold hour) ví dụ từ 12’00 –
14’00 sẽ giảm 50% giá dịch vụ…
52
3.3. Một số kiến nghị:
3.3.1. Kiến nghị với chính phủ:
Một quốc gia muốn phát triển kinh tế đòi hỏi Chính phủ phải có một chính sách
vĩ mô phù hợp, Chính phủ phải thể hiện vai trò như một “nhạc trưởng” điều khiển dàn
nhạc (là các công cụ của chính sách kinh tế vĩ mô) sao cho thật hài hoà. Điều này
được một số nước láng giềng của chúng ta trong khu vực Đông Nam Á như: Thái Lan,
Singapore và gần đây là Malaixia thực hiện rất hiệu quả. Chẳng hạn để thực hiện
chính sách tăng cường phát triển du lịch (trong đó dịch vụ Massage được coi như là
trọng tâm của ngành du lịch), Chính phủ Thái Lan đã có nhiều biện pháp như kết hợp
các ngành liên quan như hàng không, nhà hàng, khách sạn, các trung tâm mua sắm,
DVMM cùng giảm giá tối đa để tạo sức mạnh tổng thể cho ngành du lịch. Kết quả là
chỉ tính riêng ngành Massage trong năm 2004, Thái Lan đã thu được 24 tỷ baht (tương
đương khoảng 9.600 tỉ VND) và dự kiến trong năm 2005, Thái Lan sẽ thu được
khoảng 40,7 tỷ baht (tương đương khoảng 16.280 tỉ VND). Đây quả là con số lý tưởng
cho ngành DVMM. Các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh DVMM rất cần sự hỗ trợ của
Chính phủ về nhiều mặt:
Một là: Cần có chính sách rõ ràng, ổn định đối với ngành dịch vụ. Đặc biệt là có
chính sách hỗ trơ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 44042.pdf