Khu vực công là một bộ phận rất lớn trong toàn bộ nền kinh tế của nước ta. Đóng góp một phần không nhỏ trong việc; Ổn định xã hội, thu nhập cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ nền kinh tế chung Từ những năm 1986 trở về trước khu vực công phát triển rất mạnh mẽ và rộng khắp, thể hiện qua việc mọi hoạt động trong nền kinh tế đều do nhà nước quản lí. Một nền kinh tế bao cấp toàn phần dưới các hình thức như: Hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước Nhưng đây cũng là một thời kì mà “khu vực công” được thực hiện không đúng với cái nghĩa của nó. Việc bao cấp toàn bộ đã làm cho nền kinh tế thiếu cạnh tranh,chất lượng thấp, chậm phát triển. Nhận định được điều này trong thời kì đổi mới (từ năm 1991 tới nay) nhà nước ta đã có nhiều những thay đổi trong quản li khu vực công về: Cơ cấu, tính chất,quản lí giúp nó vận hành với hiệu quả tối ưu. Trong đó nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt tới các nguyê tắc quản lí khu vực công trong thời kì mới. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong quản lí khu vực công của nhà nước ta, và những hoạt động thực hiện các nguyên tắc này của nhà nước ta.
6 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1478 | Lượt tải: 0
Nội dung tài liệu Đề tài Những nguyên tắc cơ bản của quản lí khu vực công -Đánh giá việc thực hiện nguyên tắc này của nhà nước ta, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐỀ TÀI: - NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA QUẢN LÍ KHU VỰC CÔNG
-ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC NÀY CỦA NHÀ NƯỚC TA
ĐÔI NÉT VỀ KHU VỰC CÔNG Ở NƯỚC TA:
Khu vực công là một bộ phận rất lớn trong toàn bộ nền kinh tế của nước ta. Đóng góp một phần không nhỏ trong việc; Ổn định xã hội, thu nhập cho ngân sách nhà nước, hỗ trợ nền kinh tế chung…Từ những năm 1986 trở về trước khu vực công phát triển rất mạnh mẽ và rộng khắp, thể hiện qua việc mọi hoạt động trong nền kinh tế đều do nhà nước quản lí. Một nền kinh tế bao cấp toàn phần dưới các hình thức như: Hợp tác xã, doanh nghiệp nhà nước…Nhưng đây cũng là một thời kì mà “khu vực công” được thực hiện không đúng với cái nghĩa của nó. Việc bao cấp toàn bộ đã làm cho nền kinh tế thiếu cạnh tranh,chất lượng thấp, chậm phát triển. Nhận định được điều này trong thời kì đổi mới (từ năm 1991 tới nay) nhà nước ta đã có nhiều những thay đổi trong quản li khu vực công về: Cơ cấu, tính chất,quản lí… giúp nó vận hành với hiệu quả tối ưu. Trong đó nhà nước ta đã quan tâm đặc biệt tới các nguyê tắc quản lí khu vực công trong thời kì mới. Dưới đây là một số nguyên tắc cơ bản trong quản lí khu vực công của nhà nước ta, và những hoạt động thực hiện các nguyên tắc này của nhà nước ta.
NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ THỰC HIỆN CỦA NHÀ NƯỚC:
Có 7 nguyên tắc cơ bản như sau:
Nguyên tắc hỗ trợ:
Theo nguyên tắc này, nhà nước sẽ hỗ trợ cho các thành phần kinh tế cùng phát triển. Bao gồm: Hỗ trợ để bảo vệ các hoạt động cạnh tranh và khuyến khích cạnh tranh có hiệu quả. Cạnh tranh chính là sự ganh đua để vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh. Mục tiêu của cạnh tranh có thể là: Tối đa hóa lợi nhuận, chiếm lĩnh thị trường, phát triển…Nhà nước ta khuyến khích các hoạt động cạnh tranh lành mạnh theo cơ chế thị trường. Vừa tạo ra sự ganh đua nâng cao hiệu quả sản xuất, đồng thời đẩy nhanh sự phát triển của các thành phần trong nền kinh tế nước nhà. Để làm được điều này, nhà nước ta đã xây dựng một hành lang pháp lí qui định về hoạt động của các đối tượng tham gia khu vực công nói riêng, và toàn bộ nền kinh tế nói chung, luật chống độc quyền, liên minh nhóm…Nhà nước hỗ trợ vốn cho các chủ thể trong nền kinh tế có thể tiếp cận được với các khoản vay. Giúp họ có đủ vốn đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất và nâng cao năng suất hoạt động. Đặc biệt trong thời kì khủng hoảng kinh tế, nhà nước ta đã đưa ra các gói kích cầu nhằm khôi phục nền kinh tế nước nhà. Nội dung của các gói kích cầu này là các khoản vay ngắn, trung hạn bằng đồng Việt Nam của các tổ chức, cá nhân vay mua máy móc, thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở ở khu vực nông thôn. Mức tiền cho vay tối đa bằng 100% giá trị hàng hóa đối với các sản phẩm máy móc, thiết bị cơ khí, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp và máy vi tính được hỗ trợ 100% lãi suất vay; đối với các sản phẩm vật tư nông nghiệp mức tiền cho vay tối đa là 100% giá trị hàng hóa nhưng không vượt quá 07 triệu đồng/ha…
Nguyên tắc này còn là việc nhà nước hỗ trợ đảm bảo sự ổn định về tiền tệ, chống lạm phát giữ vững giá trị của đồng tiền. Để thực hiện điều này nhà nước đã sử dụng đến các công cụ tài chính như: Chính sách tài khóa. Khi có lạm phát cao, giá trị đồng tiền sụt giảm, nhà nước sẽ giảm bớt lượng cung tiền ra thị trường bằng cách giảm chi tiêu của nhà nước. Và ngược lại khi nhu cầu vốn tăng cao thì nhà nước sẽ tăng mức cung tiền ra ngoài thị trường. Điều này sẽ giúp ổn định tiền tệ, các doanh nghiệp, chủ thể kinh tế được hoạt động trong môi trường ổn định hơn. Việc thực hiện các gói kích cầu, hỗ trợ vốn vay…cũng là những biện pháp ổn định về tiền tệ.
Đồng thời nhà nước bảo vệ quyền sở hữu tư nhân và khuyến khích tư nhân phát triển. Cần khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là vấn đề chiến lược lâu dài trong phát triển kinh tế nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa, từ đó làm cho các doanh nhân yên tâm về tư tưởng đem hết sức mình phát triển sản xuất, kinh doanh”. Nội dung này đã được thể hiện tại kết luận của Ban bí thư sau một năm thực hiện các nghị quyết số 13, 14, 15 Hội nghị lần 5 Ban chấp hành Trung ương khóa IX. Do vậy thực hiện khuyến khích và bảo hộ bằng pháp luật cho việc phát triển kinh tế tư nhân.
Nguyên tắc tương hợp với thị trường:
Như chúng ta đã biết nền kinh tế thị trường luôn bị chi phối bởi một yếu tố vô hình mà trong lý thuyết kinh tế họ gọi là “bàn tay vô hình”. Đó chính là giá cả thị trường. Bất cứ sự thay đổi nào của nó đều dẫn đến sự thay đổi của mức sản xuất trong nền kinh tế. Ngoài ra sự vận hành của nền kinh tế còn chịu ảnh hưởng của rất nhiều các yếu tố khác nữa. Do vậy để nó hoạt động tốt và hiệu quả thì mọi quyết định quản lí của nhà nước đều phải tính toán đến các quy luật của thị trường. Sau đây là một số ví dụ:
Quy luật về đường cong Lafer:
Nhìn vào mô hình ta thấy: Trong trường hợp thuế thấp, nếu tăng thuế sẽ làm cho doanh thu tăng lên. Nhưng khi tăng thuế tới một mức nào đó, cụ thể là mức thuế cao. Khi tăng thuế lên sẽ làm cho doanh thu giảm xuống. Áp dụng quy luật này, khi ra quyết định về thuế nhà nước ta cần xác định mức thuế hiện tại đang là thuế cao hay thuế thấp, để từ đó có những biện pháp phù hợp để doanh thu tăng hay giảm theo đúng mục đích của mình.
Một ví dụ nữa về các quy luật của thị trường. Mối quan hệ giữa cung và cầu sẽ quyết định giá cả và sản lượng trên thị trường. Sự chênh lệch về cung cầu dẫn đến nhiều tác động trong các quyết định của nhà nước. Trường hợp cung co giãn hơn cầu, nếu nhà nước tăng thuế thì người chịu nhiều thuế vẫn là người tiêu dùng. Việc tăng thuế sẽ không có tác động mạnh tới các nhà sản xuất. Còn trong trường hợp cầu co giãn hơn cung, khi nhà nước tăng thuế thì người sản xuất sẽ chịu nhiều thuế hơn là người tiêu dùng. Vì vậy cần xem xét các quy luật của thị trường khi đưa ra quyết định nào đó. Nếu các quyết định này phù hợp với các quy luật vốn có này sẽ giúp cho nền kinh tế phát triền. Ngược lại sẽ làm cho nền kinh tế rơi vào khủng hoảng.
Nguyên tắc 3:
Nền kinh tế nước ta là một nền kinh hỗn hợp, nó bao gồm nhiều thành phần kinh tế khác nhau. Chúng tác động chặt chẽ với nhau tạo ra một hệ thống kinh tế rộng lớn. Cùng hoạt động trên cơ sở hạ tầng, lợi ích xã hội như nhau. Có hệ thống pháp luật bình đẳng, cơ hội phát triển là như nhau. Trong nền kinh tế nước ta có nhiều loại hình kinh tế khác nhau: Các hình thức kinh tế tư nhân, cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân vẫn cần thiết lâu dài cho nền kinh tế và nằm trong cơ cấu nền kinh tế hàng hóa đi lên chủ nghĩa xã hội. Đại hội VIII của Đảng nêu 5 thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Đại hội IX của Đảng xác định, ở nước ta hiện nay, cần phát triển 6 thành phần kinh tế, tức là ngoài 5 thành phần kinh tế nêu trên, có thêm thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và nhấn mạnh các thành phần kinh tế đó đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh, trong đó kinh tế nhà nước cùng với kinh tế tập thể ngày càng trở thành nền tảng vững chắc của nền kinh tế quốc dân. Nhà nước tạo mọi cơ hội cho các thành phần này phát triển lành mạnh, công bằng, để nền kinh tế phát triển đồng đều không lệch lạc, què quặt.
Đồng thời nếu khu vực nào mà tư nhân đang hoạt động quản lí tốt thì nhà nước sẽ không can thiệp vào. Mà chỉ thực hiện giám sát, kiểm tra hoạt động của tư nhân xem có đúng pháp luật không, có duy trì được khả năng hoạt động không.
Nguyên tắc 4:
Nhà nước ta phải chấp nhận đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế và công bằng xã hội trong những trường hợp cần thiết. Việc đánh đổi này phải phù hợp với tình hình xã hội trong từng giai đoạn, từng trường hợp cụ thể. Ví dụ như nhà nước mở ra các doanh nghiệp ở miền núi. Nhà nước đã đánh đổi giữa hiệu quả kinh tế lấy công bằng xã hội. Việc làm này sẽ giúp cho người dân vùng cao có công ăn việc làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự phát triển đồng đều giữa miền núi và đồng bằng. Nhưng do địa hình hiểm trở, trình độ dân trí chưa cao nên hiệu quả kinh tế sẽ thấp. Hoặc việc nhà nước mở khu chế lọc dầu Dung Quất ở Quãng Ngãi, với mục đích tạo đà phát triển, cải thiện kinh tế cho khu nực miền trung. Nhưng đây lại là một kế hoạch đánh đổi không phù hợp. Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã chịu nhiều chỉ trích quốc tế về địa điểm và giá trị của nó. Những người chỉ trích cho rằng chính trị đã xen vào quyết định kinh tế. Năm 1995, tập đoàn Total SA của Pháp đã chấm dứt thương lượng đầu tư với lý do rằng chính phủ đòi phải đặt nhà máy tại miền trung, cách xa những cơ sở hạ tầng dầu mỏ trong nước. 7000 hộ gia đình phải tái định cư ở nơi khác trước năm 2015 để có chỗ cho khu kinh tế Dung Quất. Một số người làm nghề đánh cá cũng đã nhận thấy có ít cá hơn vì tiếng động từ nhà máy. Thực tại thì công nghệ dây chuyền chế lọc dầu ở đây không phải là công ngệ mới nhất. Do vậy năng suất hoạt động giảm, sản lượng thấp mà giá thành vẫn cao hơn thế giới…
Nguyên tắc 5:
Nhà nước có chính sách buộc người gây ra những chi phí cho xã hội thì phải trả tiền hoặc đền bù.Ví dụ như chi phí làm ô nhiễm môi trường, sản xuất hàng giả kém chất lượng…Khi doanh nghiệp nào mắc phải các lỗi này sẽ bị nhà nước xử phạt nghiêm minh khi bi phát hiện ra. Sau đó sẽ bị người tiêu dùng lên án, tẩy chay sản phẩm của họ.
Các hình phạt mà nhà nước đưa ra được căn cứ vào những điều luật quy định. Nhưng một khó khăn trong việc áp dụng hình phạt đối với các trường hợp vi phạm là việc xác định chi phí phải trả là rất khó. Không có một thước đo chính xác nào có thể tính toán một cách chính xác mức độ gây hại cho xã hội.
Trong năm vừa qua một vụ gây ô nhiễm môi trường cực kì nghiêm trọng. Đó là vụ công ty VEDAN xả nước thải ra sông Thị Vải. Về việc Vedan gây ô nhiễm môi trường, đại diện Sở Tài Nguyên Môi Trường cho biết, đến nay Công ty Vedan đã cam kết nộp số tiền phí bảo vệ môi trường, trước mắt công ty này đã nộp 15 tỷ đồng và sẽ nộp dần 15 tỷ đồng/quý.
Đối với việc xử lý trách nhiệm cán bộ liên quan, Sở Tài Nguyên Môi Trường Đồng Nai cho biết, đơn vị này đã họp hội đồng kỷ luật để xem xét trách nhiệm vào ngày 8-12 và sẽ công bố hình thức kỷ luật vào cuối tháng 12 này. Theo bà Huỳnh Thị Nga, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai, tỉnh đang thực hiện nhiều biện pháp nhằm xử lý nghiêm các trường hợp gây ô nhiễm môi trường, không để tái diễn một Vedan thứ 2.
Nguyên tắc 6:
Trong khu vực công các quyết định đưa ra phải mang tính tập thể, đại đa số. Không được mang tính cá nhân vì nó có thể không chính xác và gây ra hậu quả nghiêm trọng cho xã hội. Các nguyên nhân sau đây giải thích vì sao các quyết định phải có tính tập thể.
Các quyết định trong khu vực công thường là rất khó.
Các quyết định trong khu vực công liên quan tới nhiều lĩnh vực khác nhau.
Đối với nhiều loại hàng hóa dịch vụ, khu vực công rất khó tính toán hiệu quả kinh tế. Nên cần có sự đánh giá tập thể để độ chính xác cao hơn.
Ví dụ như trong sự đầu tư vào an ninh, quốc phòng của nhà nước ta, chí phí rất là tốn kém, mất nhiều thời gian…Việc quyết định đầu tư vào cái gì, đầu tư ở đâu, với một lượng là bao nhiêu…Đây là một điều rất khó cần có ý kiến của nhiều người. Đầu tư vào lĩnh vực này không chỉ ảnh hưởng riêng tới an ninh quốc phòng hay chính trị, mà nó còn ảnh hưởng tới kinh tế, văn hóa của đất nước. Đầu tư nhiều vào quốc phòng sẽ làm giảm đầu tư vào các lĩnh vực khác. Do vậy, cần có sự tính toán kĩ lưỡng và chính xác tránh lãng phí, hiệu quả thấp.
Nguyên tắc 7: Nguyên tắc làm giảm đường cong phân phối không công bằng.
Trong xã hội nước ta hiện nay, tình trạng phân hóa giàu nghèo, cấp bậc…đang diễn ra ngày càng sâu sắc. Thu nhập ''giàu" - "nghèo'' ở VN chênh nhau gần 14 lần. Đây là con số vừa được Tổng cục Thống kê công bố sau khi điều tra về thu nhập và mức sống của dân cư thời kỳ 1999-2002. Theo đó, sự cách biệt giữa thành thị và nông thôn, giữa người giàu và nghèo ngày càng gia tăng. Số hộ nghèo ở các tỉnh miền núi, vùng sâu, vùng xa còn khá cao. Sự phân phối thu nhập giữa người giàu và người nghèo không công bằng. Mà nguyên nhân chính là do sự phân phối không công bằng về tư liệu sản xuất, về tiền bạc (vốn sản xuất, kinh doanh), về cơ hội phát triển…Người giàu đã giàu lại có điều kiện, cơ hội nên ngày càng giàu. Còn người nghèo lại càng nghèo…
Chính vì vậy nhà nước ta, đã và đang tìm và thực hiện các phương pháp như: Hỗ trợ vốn sản xuất cho người nghèo, tạo công ăn việc làm, hỗ trợ kĩ thuật sản xuất…nhằm làm giảm mức độ không công bằng trong xã hội. Nâng cao chất lượng cuộc sống toàn xã hội, làm cho xã hội phát triển đồng đều, có cuộc sống ấm no_tự do_hạnh phúc.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- quan_tri_khu_vuc_cong.doc