Đề tài Những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại

Để đưa đất nước ta tiếp tục phát triển, giảm bớt khoảng cách do tụt hậu xa so với các nước tiên tiến khác, chúng ta cần phải quan tâm tới nông nghiệp coi nông nghiệp như một ngành nghề không thể thiếu được trong việc cung cấp sản phẩm cho xã hội và xuất khẩu, góp phần tăng khối lượng kim nghạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại của nước ta. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước, quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên TG, trong quá trình phát triển đất nước và thực hiện CNH-HĐH nước ta phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu là một tất yếu khách quan. Vào mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi sự vật cần có sự biến đổi cho phù hợp với xu thế mới, hoàn cảnh mới. Nền kinh tế của một quốc gia, một đất nước cũng có những bước phát triển thăng trầm như vậy. Cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu nói riêng đều mang tính lịch sử; nó có thể phù hợp với thời kỳ này, song lại có thể không phù hợp trong thời kỳ khác. Nếu cơ cấu đó không phù hợp tình hình mới thì cơ cấu đó sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất, giảm bớt những lợi thế của điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất và đời sống người dân. Tuỳ thuộc mục tiêu phát triển ,trình độ KHKT lạc hậu hay hiện đại, điều kiện địa lý tự nhiên, hoàn cảnh của mỗi đất nước trong các giai đoạn khác nhau mà hình thành nên các dạng cơ cấu kinh tế khác nhau . Cơ cấu nông sản xuất khẩu cũng mang tính chất như vậy. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo hơn 75 % dân số sống bằng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, của quốc tế có một tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc dân.

Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu bao gồm chuyển dịch cơ cấu nhóm mặt hàng nông sản , cơ cấu mặt hàng nông sản, cơ cấu vùng và cơ cấu thị trường.

Bài viết : Những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại gồm những nội dung chính sau đây :

 

I - Lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu Việt Nam .

1. Cơ cấu kinh tế .

2. Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu và vai trò của chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu.

II - Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu.

III -Tình hình xuất khẩu hàng nông sản và thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu .

1. Tình hình xuất khẩu hàng nông sản .

2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu .

A.Cơ cấu nhóm hàng nông sản xuất khẩu .

B.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu .

C. Cơ cấu vùng .

D. Cơ cấu thị trường .

IV -Những định hướng chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu trong

giai đoạn 2000-2010.

V- Những tồn tại và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu của Việt Nam .

1. Những tồn tại .

2. Một số các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu .

 

doc51 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 941 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu Để đưa đất nước ta tiếp tục phát triển, giảm bớt khoảng cách do tụt hậu xa so với các nước tiên tiến khác, chúng ta cần phải quan tâm tới nông nghiệp coi nông nghiệp như một ngành nghề không thể thiếu được trong việc cung cấp sản phẩm cho xã hội và xuất khẩu, góp phần tăng khối lượng kim nghạch xuất khẩu, cải thiện cán cân thanh toán, cán cân thương mại của nước ta. Cùng với quá trình đổi mới kinh tế đất nước, quá trình hội nhập của nước ta vào nền kinh tế của các nước trong khu vực và trên TG, trong quá trình phát triển đất nước và thực hiện CNH-HĐH nước ta phải thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu. Thực hiện chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu là một tất yếu khách quan. Vào mỗi thời kỳ khác nhau, mỗi sự vật cần có sự biến đổi cho phù hợp với xu thế mới, hoàn cảnh mới. Nền kinh tế của một quốc gia, một đất nước cũng có những bước phát triển thăng trầm như vậy. Cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu nói riêng đều mang tính lịch sử; nó có thể phù hợp với thời kỳ này, song lại có thể không phù hợp trong thời kỳ khác. Nếu cơ cấu đó không phù hợp tình hình mới thì cơ cấu đó sẽ kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc dân và khả năng ứng dụng KHKT vào sản xuất, giảm bớt những lợi thế của điều kiện tự nhiên, hiệu quả sản xuất và đời sống người dân. Tuỳ thuộc mục tiêu phát triển ,trình độ KHKT lạc hậu hay hiện đại, điều kiện địa lý tự nhiên, hoàn cảnh của mỗi đất nước trong các giai đoạn khác nhau mà hình thành nên các dạng cơ cấu kinh tế khác nhau . Cơ cấu nông sản xuất khẩu cũng mang tính chất như vậy. Đặc biệt trong hoàn cảnh đất nước ta còn nghèo hơn 75 % dân số sống bằng nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu đúng đắn phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, của quốc tế có một tầm quan trọng đối với sự phát triển kinh tế quốc dân. Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu bao gồm chuyển dịch cơ cấu nhóm mặt hàng nông sản , cơ cấu mặt hàng nông sản, cơ cấu vùng và cơ cấu thị trường. Bài viết : Những giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu trong điều kiện tự do hoá thương mại gồm những nội dung chính sau đây : I - Lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu Việt Nam . Cơ cấu kinh tế . Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu và vai trò của chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu. II - Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu. III -Tình hình xuất khẩu hàng nông sản và thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu . Tình hình xuất khẩu hàng nông sản . 2. Nội dung chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu . A.Cơ cấu nhóm hàng nông sản xuất khẩu . B.Cơ cấu mặt hàng xuất khẩu . C. Cơ cấu vùng . D. Cơ cấu thị trường . IV -Những định hướng chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu trong giai đoạn 2000-2010. V- Những tồn tại và các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu của Việt Nam . Những tồn tại . Một số các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu . Nội dung , lý luận chung về chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu việt nam : I - Lý luận chung về cơ cấu kinh tế và chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu Việt Nam : 1/ Cơ cấu kinh tế : Mỗi một quốc gia một đất nước trong từng thời kỳ phát triển của nó đều gắn liền với 1 cơ cấu kinh tế nhất định . Cơ cấu kinh tế của một đất nước là 1 tổng thể bao gồm các nhóm ngành các yếu tố cấu thành hệ thống kinh tế của nước đó . Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau , tác động qua lại lẫn nhau trong những không gian và thời gian nhất định , trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định được biểu hiện cả về mặt định tính lẫn định lượng , cả về số lượng và chất lượng phù hợp với mục tiệu đã xác định của nền kinh tế dựa trên trình độ phát triển khoa học công nghệ . Trong nền kinh tế quốc dân có 3 bộ phận cơ bản cấu thành nên cơ cấu kinh tế là cơ cấu ngành kinh tế , cơ cấu thành phần kinh tế và cơ cấu lãnh thổ . Cơ cấu ngành kinh tế : Là tổ hợp các ngành hợp thành các tương quan tỷ lệ biểu hiện mối liên hệ giữa các nhóm ngành của nền kinh tế quốc dân . Cơ cấu ngành phản ánh trình độ phân công lao động xã hội ( PCLĐXH ) chung của nền kinh tế và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất . Khi phân tích cơ cấu ngành của 1 quốc gia người ta thường phân tích theo 3 nhóm ngành chính . - Nhóm ngành nông nghiệp bao gồm : các ngành nông , lâm , ngư nghiệp . - Nhóm ngành công nghiệp bao gồm : các ngành công nghiệp và xây dựng . - Nhóm ngành dịch vụ bao gồm : các ngành thương mại , bưu điện và dịch vụ . Cơ cấu lãnh thổ : là biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ . Xu hướng phát triển kinh tế lãnh thổ thường là phát triển nhiều mặt tổng hợp có ưu tiên một vài ngành và gắn liền với hình thành sự phân bổ dân cư phù hợp với các điều kiện tiềm năng phát triển kinh tế của lãnh thổ . Cơ cấu ngành kinh tế và cơ cấu lãnh thổ thực chất là 2 mặt của 1 thể thống nhất và đều là biểu hiện của sự PCLĐXH .Cơ cấu lãnh thổ hình thành gắn liền cơ cấu ngành và thống nhất trong vùng kinh tế. Cơ cấu thành phần kinh tế : nếu như PCLĐXH là cơ sở hình thành cơ cấu ngành và cơ cấu lãnh thổ thì chế độ sở hữu là cơ sở hình thành cơ cấu thành phần kinh tế . Một cơ cấu thành phần kinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống tổ chức kinh tế với chế độ sở hữu có khả năng thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất , thúc đẩy PCLĐXH . Ba bộ phận có mối quan hệ hữu cơ khăng khít với nhau . Một đất nước muốn phát triển kinh tế nhanh chóng và bền vững phải xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý . Một cơ cấu kinh tế hợp lý là 1 cơ cấu kinh tế có các bộ phận , yếu tố cấu thành được kết hợp với nhau 1 cách hài hoà ,sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài nguyên của đất nước làm cho nền kinh tế phát triển toàn diện có nhịp độ tăng trưởngvà phát triển kinh tế ổn định , nâng cao mức sống của người dân và tạo điều kiện cho người lao động làm việc có hiệu quả . Ngoài ra cơ cấu đó phải phản ánh được các yêu cầu của quy luật khách quan : quy luật tự nhiên kinh tế xã hội . Thông qua việc nhận thức đầy đủ sâu sắc các quy luật khách quan , người ta phân tích đánh giá hiện trạng cơ cấu kinh tế , biết được xu hướng biến đổi của các cơ cấu kinh tế . Trên cơ sở đó tìm ra các phương án xác lập các cơ cấu kinh tế cụ thể và lựa chọn phương án tối ưu có hiệu quả kinh tế xã hội cao nhất trong những điều kiện cụ thể của đất nước . Nếu như cơ cấu kinh tế không tuân theo các quy luật khách quan của quá trình phát triển kinh tế xã hội thì cơ cấu kinh tế không đem lại hiệu quả mà mà ngược lại kìm hãm sự phát triển của nền kinh tế quốc dân . Sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của nhân dân ta , miền Bắc hoà bình và bắt tay vào xây dựng XHCN .Nền kinh tế được quản lý theo mô hình kinh tế kế hoạch hoá tập trung bao cấp , áp dụng cơ chế phân phối hiện vật mạng nặng tính tự cấp tự túc chính vì vậy cơ cấu kinh tế cũng được xác định trên cơ sở mô hình kinh tế đó . Về cơ cấu ngành,tại Đại hội lần thứ V ,Đảng ta đã xác định : " ... Đưa nền kinh tế của nước ta từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN , ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ...", coi công nghiệp là mặt trận hàng đầu trong phát triển kinh tế . Thời kỳ này nước ta là 1 nước nông nghiệp lạc hậu , cơ sở vật chất kỹ thuật còn yếu kém , đại bộ phận lao động là nông dân , phân công lao động xã hội kém phát triển , năng suất lao động còn thấp . Không những thế , nền kinh tế còn phải chịu hậu quả của chiến tranh ác liệt cơ sở hạ tầng bị tàn phá nặng nề , nền công nghiệp bị kìm hãm . Trình độ tổ chức và quản lý kinh tế còn thấp kém bộ máy quản lý mới hình thành non nớt chưa có nhiều kinh nghiệm lại do tư tưởng chủ quan nóng vội đốt cháy giai đoạn , muốn phát triển nền kinh tế từ một nước nông nghiệp lạc hậu lên thẳng nền kinh tế hiện đại trên cơ sở phát triển công nghiệp nặng . Do chưa đánh giá phân tích kỹ tình hình và quy luật phát triển từ trình độ thấp lên trình độ cao của nền kinh tế nên đã tạo ra sự mất cân đối nghiêm trọng trong nền kinh tế . Sản xuất phát triển chậm không đủ tiêu dùng. Trong thời kỳ 1978-1980 nước ta phải nhập 5,6 triệu tấn lương thực ; còn công nghiệp tuy được đầu tư nhiều nhưng không đem lại hiệu quả thúc đẩy kinh tế phát triển .Về cơ cấu thành phần kinh tế , nước ta áp dụng mô hình quốc doanh hoá và tập thể hoá triệt để . Các thành phần kinh tế tư nhân , tiểu thương bị kìm hãm và triệt tiêu . Cơ cấu lãnh thổ hướng vào mục tiêu cân đối tại chỗ, tập trung xây dựng các đô thị vùng công nghiệp tập trung . Mô hình trên chỉ thích hợp trong điều kiện chiến tranh ,nhà nước có thể huy động được mọi tiềm lực cho kháng chiến và xây dựng kinh tế . Sau năm 1975 Miền Nam giành thắng lợi đất nước hoà bình . Miền Bắc đã không nhanh nhạy xem xét đánh giá tình hình KTXH thời kỳ mới để có thể thay đổi chuyển dịch cơ cấu cho phù hợp mà vẫn áp dụng cơ cấu kinh tế theo kiểu cũ đã khiến kinh tế chậm phát triển ; đời sống người dân gặp nhiều khó khăn . Từ năm 1986, nước ta đã có những chuyển biến đáng kể chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường , thực hiện nền kinh tế mở . Đảng ta nhận định , giai đoạn này đất nước ta là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống bằng nghề nông cho nên cần phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang phát triển nông nghiệp coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu. Còn công nghiệp nặng thì phát triển có chọn lọc và chủ yếu là để nhằm phục vụ cho nhu cầu phát triển nông nghiệp , công nghiệp nhẹ là chính . Ba mặt hàng phát triển chủ lực là hàng nông nghiệp , hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu . Những chuyển biến , đổi mới phù hợp với qui luật phát triển đó đã tạo ra những bước phát triển nhảy vọt tăng trưởng nền kinh tế nước ta . Như vậy , để có một nền kinh tế phát triển với một nhịp độ cao , tốc độ tăng trưởng cao và ổn định tất yếu phải có một cơ cấu kinh tế hợp lý . 2 - Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu và vai trò của chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu. A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Lịch sử phát triển kinh tế của nhân loại đã cho thấy cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống mang tính bất biến mà luôn ở trạng thái vận động và không ngừng biến đổi, phát triển . Do tác động của khoa học kỹ thuật và ứng dụng công nghệ mới ,do sự phát triển của khoa học quản lý và ứng dụng nó trong thực tiễn hoạt động kinh tế xã hội , cơ cấu kinh tế phát triển và ngày càng hoàn thiện , ngày càng chuyển dịch phù hợp hơn với xu thế mới . Nằm trong cơ cấu kinh tế ,cơ cấu nông sản cũng có xu hướng phát triển như vậy . Cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang phát triển không ngừng những thành tựu của nó đã làm biển đổi sâu sắc trong mọi mặt của đời sống, kinh tế xã hội. Việc ứng dụng các thành tựu cách mạng khoa học công nghệ và hoá chất đặc biệt là cách mạng sinh học đã tạo ra giống cây con mới có năng suất chất lượng cao , mức độ thích nghi tốt hơn và đem lại hiệu quả hơn cho sản xuất nông nghiệp . Tất cả những điều đó đã và đang tạo ra những yếu tố vật chất góp phần làm chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấu nông nghiệp nói chung và cơ cấu nông sản nói riêng . Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là sự thay đổi của cơ cấu kinh tế từ trạng thái cấu trúc này sang trạng thái cấu trúc khác cho phù hợp với môi trường phát triển với hoàn cảnh mới,điều kiện và tình hình mới . Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu là một cơ cấu bao gồm tất cả các mặt hàng nông sản xuất khâủ được xem xét dưới giác độ giá trị và sản lượng xuất khẩu trong một thời gian và không gian nhất định. B. Chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu và vai trò của nó . Trong xu thế hợp tác ,mở cửa và hội nhập với quốc tế ,đánh giá được tầm quan trọng của sản phẩm nông nghiệp và vị trí của sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Đảng và nhà nước ta đã có chủ trương chuyển dịch cơ cấu nông sản theo hướng xuất khẩu. Đây là một phương hướng đúng đắn và có tầm quan trọng tác động tích cực tới sự phát triển phồn vinh của đất nước . Xuất khẩu nông sản được coi là một xung lực mạnh mẽ để phát triển nhanh nền kinh tế, tăng thu nhập quốc dân bằng cách sử dụng tính hơn hẳn của PCLĐQT . Vậy chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu là quá trình điều chỉnh chuyển đổi về số lượng , tỷ trọng các loại mặt hàng nông sản xuất khẩu nhằm phát huy lợi thế so sánh của đất nước , tiềm năng của đất nước đảm bảo hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh và phù hợp với các mục tiêu đã đề ra trong điều kiện tình hình mới . Chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu là một tất yếu khách quan và nó có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của đất nước ta . Thứ nhất, chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối và lợi thế so sánh . Sử dụng những lợi thế của PCLĐQT để xuất khẩu những sản phẩm nông nghiệp mà việc sản xuất ra chung trong nước thuận lợi hơn và hao phí lao động thấp hơn các nước khác . Hay nói cách khác , việc xuất khẩu nông sản sẽ giúp cho Việt Nam khai thác được tốt những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên , nguồn nhân lực để sản xuất ra những sản phẩm có chất lượng cao và đáp ứng được những nhu cầu cuả thị trường nâng cao khả năng cạnh tranh của mặt hàng nông sản VN trên thị trường quốc tế . Mỗi một vùng sinh thái , mỗi địa phương, cơ sở sản xuất kinh doanh nông nghiệp đều có thể có những lợi thế về điều kiện tự nhiên: đất đai , thời tiêt , khí hậu và lao động so với các vùng khác của đất nước hay so với quốc tế . Trong thời kỳ bao cấp thực hiện cơ chế tập trung ,vấn đề nâng cao hiệu quả kinh tế và chất lượng sản phẩm nông sản không được quan tâm chú trọng đúng mức . Hiện nay trong xu thế mở cửa và hội nhập , hàng nông sản không những phải cạnh tranh trên thị trường trong nước mà còn chuyển dịch theo hướng phát triển ra thị trường nước ngoài . Như vậy để đứng vững trên thị trường quốc tế , mặt hàng nông sản xuất khẩu VN buộc phảỉ phát huy được những tiềm năng , tận dụng được những ưu thế của từng vùng kinh tế nhằm giảm chi phí tối đa và nâng cao chất lượng hàng nông sản . Thứ hai , xuất khẩu nông sản góp phần đa dạng hoá về chủng loại và số lượng các mặt hàng xuất khẩu tăng thêm nguồn ngoại tệ cho đất nước . Trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước , kim ngạch xuất khẩu hàng nông sản chiếm tới 50% . Nguồn ngoại tệ thu được từ việc xuất khẩu nông sản là nguồn tích luỹ lớn cho sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước . Trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước chúng ta cần rất nhiều nguồn vốn để đầu tư cho các công trình quan trọng : các hệ thống giao thông vận tải cơ sở hạ tầng cũng như các máy móc thiết bị , công cụ và các dụng cụ, giống cây trồng và công nghệ mới phục vụ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trong nước . Thực tế cho thấy nhu cầu về vốn thì nhiều mà khả năng đáp ứng thì quá ít . Điều đó sẽ cản trở rất nhiều tới sự phát triển của đất nước . Chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu góp phần giảỉ quyết một phần nào những đòi hỏi bức bách trên . Thứ ba , việc chuyển dịch cơ cấu nông sản tập trung chuyên môn hoá theo ngành nghề phát huy nội lực đã từng bước giải quyết nhu cầu của đời sống xã hội , giải quyết được vấn đề lương thực . Đảm bảo đủ lương thực cho nhu cầu nội địa có dự trữ và xuất khẩu .Cuộc sống của người dân từng bước được cải thiện ,thu nhập bình quân đầu người ngày càng tăng ,góp phần năng cao trình độ dân trí. Trên thị trường các loại hàng hoá đa dạng và phong phú hơn ngày càng đáp ứng tốt hơn thị hiếu của người tiêu dùng . Thứ tư , chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu đã khẳng định được vị trí hàng nông sản trên thị trường quốc tế , góp phần đưa nước ta tiếp tục phát triển , giảm dần khoảng cách do tụt hậu so với các nước trong khu vực và trên thế giới ,nâng cao vị thế của VN và cải thiện cán cân thanh toán , cán cân thương mại . Mở rộng quan hệ giao dịch mua bán môi trường cạnh tranh trên thị trường thế giới, các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu hàng nông sản buộc phải nhanh nhạy trong chuyển giao công nghệ sản xuất và chế biến các sản phẩm của mình ; tạo điều kiện cho khoa học kỹ thuật thâm nhập vào Việt Nam nâng cao năng suất và chất lượng hàng hoá . II - Những nhân tố ảnh hưởng tới chuyển dịch cơ cấu hàng nông sản xuất khẩu. Trong xu hướng toàn cầu hoá ,khu vực hoá và cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã và đang thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác hoá ,trao đổi mua bán giữa các quốc gia làm cho lực lượng sản xuất được quôc tế hoá và phát triển . Trong xu thế đó ,chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu có nhiều thuận lợi đồng thời cũng chịu nhiều ảnh hưởng do các nhân tố khách quan và chủ quan gây ra .Chúng ta cần nghiên cứu và phân tích kỹ các nhân tố này để xây dựng cơ cấu nông sản xuất khẩu hợp lý và theo đúng mục tiêu mà nhà nước đã đề ra. Nhân tố đầu tiên phải kể đến có ảnh hưởng trực tiếp tới sản lượng ,chất lượng hàng nông sản xuất khẩu nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông sản nói riêng là điều kiện tự nhiên,khí hậu, ,đất đai ,thời tiết ,tài nguyên thiên nhiên,khoáng sản.Như trên ta đã nói chuyển dịch cơ cấu nông sản phải dựa trên cơ sở phát huy lợi thế tiềm năng của mỗi khu vực sinh thái .Điều kiện tự nhiên,thời tiết,khí hậu ảnh hưởng trực tiếp có ý nghĩa quyết định đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và chuyển dịch cơ cấu nông sản nói riêng .Mỗi vùng kinh tế có những lợi thế ,thuận lợi ,điều kiện tự nhiên đất đai để phát triển một hoặc một số loại cây cho năng suất cao và chất lượng tốt .Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long có đất đai mầu mỡ là một vựa thóc lớn cung cấp phần lớn lúa gạo cho nhu cầu tiêu dùng trong nước và nhu cầu xuất khẩu .Một số vùng đât trồng được những loại gạo đặc sản như gạo tám thơm ở miền Bắc , gạo dự ,gạo đặc sản tám xoan ở vùng ĐBSCL mà theo đánh giá của người tiêu dùng có hương vị thơm ngon độc đáo hơn nhiều gạo của các nước khác như gạo đặc sản Mali của Thái Lan. Vùng ĐBSH lại có ý nghĩa quốc gia và quốc tế trong việc phát triển cây trồng xuất khâủ vụ đông ,đặc biệt là các loại rau đậu cao cấp .Còn việc nuôi trông xuất khẩu lại có thể tìm thấy khả năng to lớn ở các tỉnh Duyên Hải miền trung .Các vùng Trung du miền núi lại có tiềm lực phát triển xuất khẩu một số cây công nghiệp dài ngày , ngắn ngày như cây ăn quả ,các đặc sản của rừng như cà phê ,cao su , chè, lạc ,đậu tương .cam, dưa chuột,trâm hương , mật ong và một số cây dược quý hiếm .Dựa vào vùng sinh thái ,từng địa phương, từng vùng hướng chuyên môn hoá , chuyên canh phát triển vật nuôi ,cây trồng hợp lý sẽ tác động chuyển dịch cơ câú vùng kinh tế và cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu .Sự chuyển dịch đó ngày càng có xu hướng hợp lý và cân đối hơn . Điều kiện khí hậu thuận tiện "mưa thuận ,gió hoà " sẽ tạo điều kiện cho sản xuất được tiến hành đồng bộ theo kế hoạch đã định trước và đảm bảo chất lượng cây trồng vật nuôi .Ngược lại , nếu thời tiết thất thường nắng gắt, mưa dầm hay hạn hán lũ lụt nạn dịch sâu bệnh sẽ ảnh hưởng xấu tới việc canh tác ,sản xuất của nông dân .Hiện tượng ELNINO vừa diễn ra vào cuối năm 1998 đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các vùng sản xuất cà phê của nước ta . Tình trạng thiếu nước dài ngày khíến cây bị chết khô phải thanh lý hoặc cưa bỏ tán cây ,những vùng có nước nhưng không đủ lượng cần thiết khiến quả và nhân kém phát triển dẫn đến chất lượng cây cà phê giảm xướng rõ rệt .Tiếp đó ,mùa mưa cuối vụ 1998 kéo dài đến hết năm đã ảnh hưởng đến tiến độ thu hái và bảo quản .Có nông trường mưa nhiều không thu hoạch kịp để cà phê rụng ,thu về không sấy được khiến cà phê bị hỏng sản lượng thu hoạch giảm xuống chỉ còn 30% mọi năm. Nhân tố thứ hai tác động tới chuyển dịch cơ cấu nông sản xuất khẩu đó là khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất ;cũng như là vấn đề cơ sở vật chất trang thiết bị máy móc phục vụ cho quá trình sản xuất ,thu hoạch và trình độ chế biến .Trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật , việc ứng dụng các tiến bộ khoa học mới sẽ tác động lớn và có vai trò quan trọng đối với việc thúc đẩy sản xuất ,nâng cao năng suất lao động và phát triển nền kinh tế của đất nước .Thâm nhập vào thị trường quốc tế ,nông sản xuất khẩu của Việt Nam phải làm tốt việc nâng cao chất lượng sản phẩm và tăng khả năng cạnh tranh của mình .Công nghệ chế biến ảnh hưởng nhiiều tới chất lượng hàng hoá.Hiện nay,công nghệ chế biến của nước ta còn lạc hậu ,cũ nát ;có những ngành sản xuất còn sử dụng máy móc từ những năm 1950-1960 mà chưa được thay thế .Những máy móc cũ kỹ không đảm bảo được yêu cầu về chất lượng đối với các sản phẩm được chế biến ra và công suất quá thấp kém. Tại Miền bắc có tới 6 trong 13 nhà maý xay xát gạo được lắp đặt các thiết bị viện trợ từ năm 1960 trở về trước .Về chế biến chè ,cả nước có khoảng 76 cơ sở chế biến có quy mô 6 tấn /ngày trở lên với công suất 1,046 tấn chè tươi /ngày .Với năng lực ấy ,ngyên liệu chè tươi trong nước mới đáp ứng được 50-65% công suất .Một số mặt hàng nông sản xuất khẩu của ta có chất lượng hơn hẳn nước khác nhưng khâu chế biến ,bảo quản không thực hiện tốt làm chất lượng giảm ,giảm khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế .Các doanh nghiệp sản xuất hàng NSXK của nước ta cần phải có các chủ trương đổi mới trong thiết bị sản xuất và chế biến hiện đại để có thể vừa đảm bảo chất lượng hàng hoá vừa nâng cao năng suất lao động ,nâng cao khả năng cạnh tranh và thị phần hàng nông sản Việt Nam . Nhân tố thứ ba là giá cả ,nhu cầu ,thị hiếu của khách hàng trên thị trường quốc tế. Xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là hoạt động kinh doanh coi thị trường thế giới là thị trường trung tâm .Nhu cầu Thế Giới có vai trò quan trọng và quyết định tới hoạt động sản xuất và xuất khẩu hàng hoá trong nước .Nhu cầu và giá cả thị trường TG là hai nhân tố tác động trực tiếp tới số lượng và khối lượng kim ngạch hàng nông sản .Xem xét trên thị trường cà phê TG trong những năm qua ;đây là thị trường mà giá cả lên xuống thất thường và hiện nay đang có xu hướng giảm giá gây ảnh hưởng tới hoạt động sản suất và xuất khẩu của nhiều nước trong đó có VN. Sau một chuỗi những năm sản xuất dư thừa cung vượt qua cầu ;năm 1992 giá cà phê xuống thấp đến mức có ngày chỉ có 600USD;Thị trường cà phê lại vào thời kỳ cung cấp dưới mức nhu cầu .Vụ cà phê năm 97/98 là năm cuối cùng của thời kỳ thiếu hụt đó .Để từ đó ,cung lại vuợt cầu và giá cả cà phê TG lại bước vào một giai đoạn sụt giá liên tiếp .Nhu cầu tiêu thụ TG từ 98,6triệu bao (mỗi bao 60kg) năm 1997 đạt 100 triệu bao ,năm 1998 tăng 1,5% .Sản lượng cà phê vụ 98/99 đạt104 triệu bao so với 96,8triệu bao vụ 97/98 tăng 7,2triệu bao gần 7,5%. Như vậy trong khi nhu cầu tiêu thụ TG tăng 1,5% thì sản lượng cung cấp lại tăng những 7,5% ,cung lớn hơn cầu 5 lần . Chính mối quan hệ ,tác động qua lại và sự hoạt động của quy luật cung cầu đã khiến cho giá cà phê bị giảm xuống .Tình hình sản xuất và tiêu thụ cà phê của nước ta ,do đó, cũng bị ảnh hưởng .Mặc dù quy mô tăng nhanh cả về diện tích ,năng suất và chất lượng nhưng xét về hiệu quả kinh tế và thu nhập từ cà phê lại có 1 nghịch lý là tốc độ tăng của sản lưọng XK ngày càng thấp so với tốc độ tăng của giá trị kim ngạch XK . Biểu 1: Tốc độ tăng trưởng của cà phê xuất khẩu . Năm 1996 1997 1998 1999 Tốc độ tăng, giảm SL xuất khẩu (%) + 14,6 +37,8 -2,5 +27,6 Tốc độ tăng, giảm giá trị xuất khẩu (%) -19,2 +18,4 +19,4 - 0,4 Đơn giá xuất khẩu (USD/Tấn) 1479 1270 1554 1214 Năm 1996 tốc độ tăng của sản lượng xuất khẩu là +14,6 thì giá trị kim ngạch thu về lại giảm -19,2%. Không chỉ một mặt hàng cà phê mà tất cả các mặt hàng nông sản xuất khẩu của Việt Nam nói chung do chưa tìm được một chỗ đứng và vị thế cao trên thị trường quốc tế nên mỗi sự thay đổi nhu cầu và giá cả hàng hoá trên thị trường quốc tế đều ảnh hưởng tới sản lượng và và cơ cấu của từng mặt hàng nói riêng và cơ cấu mặt hàng nông sản xuất khẩu nói chung . Trong thời đại bùng nổ thông tin , các phương tiện thông tin đại chúng , thông tin liên lạc ngày càng được mở rộng và phát triển , các phương tiện này là công cụ hữu hiệu và quan trọng hỗ trợ đắc lực các nhà kinh doanh và sản xuất . Đặc biệt trong xuất khẩu các đối thủ cạnh tranh của chúng ta là các cường quốc mạnh về tiềm lực kinh tế và thông tin liên lạc hiện đại . Việc nắm bắt được những thông tin dự báo chính xác các nhu cầu trên thị trường về loại mặt hàng và giá cả sẽ giúp các doanh nghiệp xuất khẩu hoạt động có hiệu quả . Việc thiếu thông tin về thị trường đã gây ra sự thua thiệt về giá cả và là một bài học cay đắng cho các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê tại Việt Nam . Đầu năm 1997 khi giá bắt đầu tăng từ 1000 USD / tấn lên 1200 đến 1300 USD / tấn thì các doanh nghiệp Việt Nam đã tranh thủ bán ngay vì sợ cà phê xuống giá . Đầu tháng 06/1997 giá cà phê tăng mạnh có lúc tăng từ 2400 đến 2500 USD / tấn thì lúc này lượng cà phê còn lại không nhiều chỉ khoảng vài chục tấn . Kết quả vụ cà phê 1996/1997 chỉ xuất được 2230 nghìn tấn nhưng thu về 420 triệu USD . Thiếu thông tin nhạy bén về thị trường luôn là lực cản đáng kể hiệu quả xuất khẩu của Việt Nam . Chính vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam cần phải luôn luôn nắm bắt được các thông tin về thị trường , giá cả và thị hiếu của khách hàng để có những quyết định đúng đắn trong hoạt động kinh doanh của mình . Ngoài ra chính phủ và nhà nước ta cũng cần có sự hỗ trợ cung cấp tin , xây dựng trung tâm nghi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc23.doc
Tài liệu liên quan