Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, một đất nước với gần 70% dân số sống trong khu vực nông thôn và thu nhập từ nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của các hộ nông dân,trong khi đó sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp, nông thôn nước ta còn nhiều khó khăn. Để giải quyết được vấn đề đóthì một trong những biện pháp mang tính cấp thiết và thực tiễn nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng.
Thanh trì là huyện ngoại thành Hà Nội, diện tích tự nhiên khoảng 102,71 Km2 , là vùng đồng bằng trũng do phù sa của sông Hồng bồi đắp, hàng năm diện tích gieo trồng của huyện đạt gàan 8000 ha cho nhiều loại cây trồng như lương thực, rau quả Hơn nữa Huyện có vị trí địa lí rất thuận lợi cho việc trao đổi hành hoá. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp còn những hạn chế, chưa phát huy tốt các tiềm năng vốn có của Huyện, do chưa xác định được một hệ thống cây trồng hợp lí , có hiệu quả kinh tế coa. Vấn đề đặt ra cho sản xuất nông nghiệp của huyện cho những năm tới lànghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên nguyên tắc đáp ứng nhu cầu lương thực cho tiêu dùng, chú trọng phát triển những loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao như cây ăn quả, rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng đô thị nhằm nâng cao thu nhập, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nông thôn.
Xuất phát từ yêu cầu đó em chọn nghiên cứu đề tài: “ Những biện pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội”. Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng và thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện Thanh Trì, đồng thời xác định và áp dụng cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm tăng thu nhập cho người nông dân trên cơ sở tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Cơ sở lí luận chung về cơ cấu cây Thanh Trìồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội
Chương III: Phương hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.
89 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1068 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Những biện pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đặt vấn đề
Trong những năm qua nền nông nghiệp nước ta đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy nhiên, một đất nước với gần 70% dân số sống trong khu vực nông thôn và thu nhập từ nông nghiệp chiếm khoảng 50% tổng thu nhập của các hộ nông dân,trong khi đó sự chênh lệch về mức sống giữa nông thôn và thành thị ngày càng gia tăng. Điều đó chứng tỏ nông nghiệp, nông thôn nước ta còn nhiều khó khăn. Để giải quyết được vấn đề đóthì một trong những biện pháp mang tính cấp thiết và thực tiễn nhất là chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn nói chung và chuyển dịch cơ cấu cây trồng nói riêng.
Thanh trì là huyện ngoại thành Hà Nội, diện tích tự nhiên khoảng 102,71 Km2 , là vùng đồng bằng trũng do phù sa của sông Hồng bồi đắp, hàng năm diện tích gieo trồng của huyện đạt gàan 8000 ha cho nhiều loại cây trồng như lương thực, rau quả… Hơn nữa Huyện có vị trí địa lí rất thuận lợi cho việc trao đổi hành hoá. Tuy vậy sản xuất nông nghiệp còn những hạn chế, chưa phát huy tốt các tiềm năng vốn có của Huyện, do chưa xác định được một hệ thống cây trồng hợp lí , có hiệu quả kinh tế coa. Vấn đề đặt ra cho sản xuất nông nghiệp của huyện cho những năm tới lànghiên cứu chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên nguyên tắc đáp ứng nhu cầu lương thực cho tiêu dùng, chú trọng phát triển những loại cây trồng có giá trị hàng hoá cao như cây ăn quả, rau có chất lượng cao phục vụ cho tiêu dùng đô thị … nhằm nâng cao thu nhập, góp phần ổn định và cải thiện đời sống nông thôn.
Xuất phát từ yêu cầu đó em chọn nghiên cứu đề tài: “ Những biện pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội”. Đề tài được nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá thực trạng cơ cấu cây trồng và thu nhập của nông dân trên địa bàn huyện Thanh Trì, đồng thời xác định và áp dụng cơ cấu cây trồng phù hợp nhằm tăng thu nhập cho người nông dân trên cơ sở tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích.
Kết cấu của đề tài bao gồm:
Chương I: Cơ sở lí luận chung về cơ cấu cây Thanh Trìồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Chương II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội
Chương III: Phương hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu cây trồng trên địa bàn huyện Thanh Trì - Hà Nội.
Kết luận và kiến nghị.
Chương I: cơ sở lí luận chung về cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
I . khái niệm, đặc trung của cơ cấu cây trồng.
1 . Khái niệm cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
1.1. Cơ cấu cây trồng.
Cơ cấu của một tổng thểlà cấu trúc bên trong của tổng thể đó với các bộ phận hợp thành và mối quan hệ tương đối ổn định giữa chúng.
Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành đó thể hiện vai trò, vị trí của từng bộ phận. Mỗi một cơ cấu cụ thể của sự vật hiện tượng chỉ phù hợp trong một giai đoạn nhất định, khi những yêu cầu khách quan thay đổithì cơ cấu cũng thay đổi cho phù hợp với những yêu cầu khachs quan đó.
Cơ cấu cây trồng là một phạm trù khoa học biểu hiện trình độ tổ chức và quản lí sản xuất nông nghiệp đồng thời cơ cấu cây trồng cũng là một chỉ tiêu rất quan trọng của chiến lược nông sản phẩm hàng hoá. Cũng có thể quan niệm cơ cấu cây trồng trên cơ sở của khái niệm cơ cấu kinh tế: là tổng thể các mối quan hệgắn bó hữu cơ với nhau theo những tỷ lệ nhất định, chúng tác động qua lại lẫn nhau trong những điều kiện không gian và thời gian nhất định, tạo thành một hệ thống kinh tế trong nông thôn,một bộ phận hộp thành không thể thiếu được của nền kinh tế. Cơ cấu cây trồng còn là một bộ phận chủ yếu của cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta.
Tuỳ theo điều kiện tự nhiên của vùng phù hợp với những loại cây trồng gì mà do đó cơ cấu cây trồng hình thành từ những loại cây trồng đó, cơ cấu cây trồng có thể được hình thành từ nhiều nhóm, chẳng hạn nhóm cây lương thực gồm có lúa, ngô, khoai, sắn; nhóm cây công nghiệp gồm cây gắn ngày như lạc, mía, đậu tương… và cây dài ngày như chè, cà fê, cao su…
Như vậy có thể khái niệm cơ cấu cây trồng một cách cụ thể hơn là thành phần và các loại cây trồng bố trí theo không gian và thời gian trong một cơ sở hay một vùng sản xuất nông nghiệp . cơ cấu cây trồng là một nội dung trong hệ thống các biện pháp kĩ thuật gọi là chế độ canh tác. Ngoài cơ cấu cây trồng, chế độ canh tác bao gồm chế độ luân canh, làm đất, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh. Cơ cấu cây trồng là yếu tố cơ bản của chế độ canh tác vì chính nó quyết định nội dung của các biện pháp kĩ thuật khác.
1.2. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
Chuyển dịch cơ cấu khi xem xét trong một tổng thể nhất định là sự phát triển về cơ cấu các bộ phận hợp thành tổng thể đó trong một khoảng thời gian nhất định ; quá trình phát triển về cơ cấu đó bao gồn sự thay đổi những mối quan hệ giữa các bộ phận với nhau trong quá trình phát triển của tổng thể. Như vậy chuyển dịch cơ cấu cây trồng là qúa trình phát triển hay qúa trình thay đổi về thành phần và các loại cây trồng trong một cơ sở hay một vùng nhất định .
Sự phát triển của cơ cấu cây trồng tuỳ thuộc vào trình độ của lực lượng sản xuất và sự phân công lao động xã hội. Quá trình phát triển của lực lượng sản xuất nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng tự nó đã xác lập những tỷ lệ theo mối quan hệ nhất định.
Nói cách khác chuyển dịch cơ cấu cây trồng mang tính khách quan thông qua nhận thức chủ quan của con người; đó là sự chuyển dịch phù hợp với sự thay đổi nhu cầu thị trường trên cơ sở khai thác những tiềm năng, thế mạnh của vùng.
Một số khái niệm hình thành trong quá trình chuyển dịch cơ cấu là: Điều chỉnh cơ cấu là quá trình chuyển dịch cơ cấu trên cơ sở thay đổi một số mặt, một số yếu tố của cơ cấu làm cho nó thích ứng với điều kiện khách quan từng thời kì, không toạ ra sự thay đổi đột biến, tức thời. Cải tổ cơ cấu là qúa trình chuyển dịchmang tính thay đổi về mặt chất so với thực trạng cơ cấu ban đầu, nhanh chóng tạo ra sự đột biến.
Cuộc cách mạng xanh diễn ra ở một số nướcnhiệt đới trong những năm gần đây, khi đưa những giống lúa ngắn ngày, năng suet cao vào cơ cấu cây trồng đã làm cho sản lượng lương thực tăng lên và tăng vụ đối với cây thức ăn gia súc, rau và cây công nghiệp ngắn ngày. Như vậy cơ cấu cây trồng là một vấn đề quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là nước ta đang phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá trong qúa trình công nghiệp hoá - hiện đại hoáđất nước, vì vậy cần có sự chuyển dịch của cơ cấu cây trồng ở nhiều vùng để đáp ứng yêu cầu của phương hướng sản xuất mới cũng như của cơ chế thị trường .
2. Đặc trưng của cơ cấu cây trồng.
cơ cấu cây trồng mang tính hợp lí khách quan, hình thành do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội. Cơ cấu cây trồng và xu hướng biến đổi của nó phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên , kinh tế, xã hội nhất định chứ không tuỳ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Tuy nhiên cùng với qúa trình phát triển kinh tế, xã hội; và qúa trình nhận thức của con người mà con người có thể tác động vào cơ cấu cây trồng làm cho nó chuyển dịch phù hợp với những điều kiện khách quan và nhu cầu phát triển của chính bản thân con người.
cơ cấu cây trồng mang tính lịch sử và xã hội nhất định. Qúa trình sản xuất cụ thể sẽ khác nhau giữa các vùng do chúng có điều kiện tự nhiên, điều kiện lịch sử và xã hội khác nhau. Vì vậy không có một cơ cấu cây trồng mẫu mã nào chung cho mọi vùng sản xuất mà nó chỉ có ý nghĩa kế thừa và chọn lọc để phù hợp với các điều kiện nhất định trong mọi giai đoạn nhất định. Cơ cấu cây trồng luân biến đổi theo xu hướng ngày càng hoàn thiện. Nó luân vận động và phát triển thông qua sự chuyển hoá từ cũ sang mới, từ đơn điệu đến đa dạng, từ hiệu quả thấp đến hiệu quả cao do yêu cầu của sự tăng trưởng và phát triển của xã hội.
- qúa trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng diễn ra nhanh hay chậm. Tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố: trình độ phát triển của lực lượng sản xuất, đáp ứng nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, nhận thức của người lãnh đạo và quản lí sản xuất.
- cơ cấu cây trồng sẽ đạt được hiệu quả kinh tế cao khi nó gắn liền với với một ngành công nghiệp, thương nghiệp phát triển. Thương nghiệp phát triển giúp cho cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng luôn thông suốt. Nghĩa là quá trình tiêu thụ sản phẩm nhanh và thuận lợi. Còn một ngành công nghiệp chế biến sẽ góp phần tăng giá trị sản phẩn nông nghiệp, nâng cao thu nhập cho người nông dân , đồng thời đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao càng đa dạngcủa xã hội. Điều đó đặt ra yêu câu Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ hợp lí đối với mỗi cơ cấu cây trồng hay mỗi vùng sản xuất nông nghiệp nhất định.
3. ý nghĩa của việc xác định cơ cấu cây trồng hợp lí.
Cơ cấu cây trồng hợp lí là cơ cấu cây trồng mà trước hết phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của vùng; hơn nữa,nó phải đáp ứng đúng nhu cầu về lương thực, thực phẩmcủa thị trường ; đồng thời nó phù hợp với quan điển tiên tiến về phát triển một nền nông nghiệp toàn diện trong bối cảnh phát triển kinh tế chung của cả đất nước.
Nông nghiệp Việt Nam đã phát triển đến giai đoạn mà nó không chỉ đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn phục vụ xuất khẩu. Chuyển dịch cơ cấu cây trồng hướng tới một hệ thống sản xuất đa dạng. Tuy nhiên sự đa dạng hoá đó không thuồn tuý là tăng chủng loại sản phẩm nông nghiệp ở cấp nông trại mà nó phải hướng tới thị trường , tăng thu nhập.
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lí có ý nghĩa cơ bản và quan trọng trong quá trình chuyển đổi nền nông nghiệp từ độc canh cây lương thực sang nền nông nghiệp đa dạng có nhiều nông sản hàng hoá phục vụ cho tiêu dùng và cho xuất khẩu, làm cơ sở vững chắc cho việc thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. cơ cấu cây trồng còn là căn cứ để xây dung các kế hoạch đầu tư vốn , sử dụng lao động và các loại tư liệu sản xuất trong nông nghiệp cũng như áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật một cách có hiệu quả và chủ động.
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lí góp phần giải quyết vấn đề dư thừa lao động trong nông thôn, llld dồi dào ở nông thôn và không thể thu hút hết vào những hoạt động sản xuất trong một thời gian ngắn. Do đó, đây là một qúa trình rất khó khăn đối với dân cư nông thôn và có thể dẫn đến những xáo trộn về xã hội nếu như không tạo ra nhiều công ăn việc làm hoặc những loại hình công việc khác ngoài sản xuất lúa. Tạo ra khả năng luân canh, tăng vụ và hướng tới thị trường nên chuyển dịch cơ cấu cây trồng có khả năng tạo ra nhiều việc làm hơn cho dân cư nông thôn, giảm thời gian nhàn rỗi trong qúa trình sản xuất nông nghiệp. Từ đó nó tạo ra khả năng giảm sức ép về dân số và lao động đối với thành thị.
Xác định cơ cấu cây trồng hợp lí theo hướng đa dạng hoácơ cấu cây trồng sẽ tạo điều kiện cho người sản xuất giảm được rủi ro xuáat phát từ nền kinh tế mở với cơn sốc về giá cả sự thay đổi quá nhanh về cầu..
Ngoài ra, xác định cây trồng hợp lí với việc luân canh cây trồng , trồng xen hay gối vụ tạo khả năng giảm phân đạm cần thiết; nông dân có thế sử dụng những nguồn phân hữu cơ, phân xanh từ những phụ phẩm từ nông nghiệp để cải thiện độ phì và chất hữu cơ trong đất.
Với quan điểm phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nông nghiệp thì việc xác định một cơ cấu cây trồng hợp lí đạt hiệu quả cao là một đòi hỏi tất yếu đối với mỗi thành phần kinh tế sủ dụng đất nông nghiệp ở nước ta. Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng ở nước ta hiện nay vừa là nội dung trọng tâm của chủ trương chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng một nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vừa là biện pháp để phát triển nông nghiệp toàn diện và bảo vệ tốt nguồn tài nguyên đất đai. Từ việc nghiên cứu cơ cấu cây trồng đặt ra cho các nhà lí luận cũng như các nhà quản lý những nhiệm vụ mới có ý nghĩa chiến lược trong bố trí sản xuất trồng trọt, đó là xác định cơ cấu cây trồng trước mắt và trong tương lai phục vụ cho chiến lược phát triển nông nghiệp của nước ta trong qúa trình xây dựng nền kinh tế đất nước theo con đường công nghiệp hoá - hiện đại hoá.
II . những nhân tố ảnh hưởng và xu hướng chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá.
1. Những nhân tố ảnh hưởng.
1.1. nhóm nhân tố thuộc về điếu kiện tự nhiên.
Nhóm nhân tố này bao gồm các yếu tố như: vị trí địa lí của các vùng lãnh thổ, điều kiện đất đai các vùng, điều kiện khí hậu các vùng, các nguồn tài nguyên khác của vùng, các nguồn tài nguyên khác của các vùng như nước, rừng, biển, khoáng sản…
Các nhân tố tác động trực tiếp tới sự hình thành, vận động và biến đổi cơ cấu cây trồng; sự tác động và ảnh hưởng của acá điều kiện tự nhiên tới mỗi loại cây trồng không giống nhau. Chính từ sự không giống nhau đó làm cho số lượng và quy mô của các loại cây trồng khác nhau. Điều này thể hiện rõ nẻttong sự phân biệt về cơ cấu cây trồng giữa các vùng trong cả nước đặc biệt là giữa đồng bằng và miền núi hay là ngay bản thân cùng mmột lãnh thổ. Do đó phải dựa vào cơ sở của các phương án phân vùng quy hoạch nông nghiệp, nhất là việc hình thành các vùng chuyên canh cây trồng, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất hàng hoá có hiệu quảkinh tế cao. Cần phải nhận thức rằng không thể dựa vào quan niệm sản xuất hàng hoá nhỏ, phân tán, manh mún dể bố trí cây trồng một cách dàn trải, bất hợp lí mà phải dựa vào khai thác lợi thế từng vùng, từng địa phươngđể bố trí cơ cấucay trồng hợp lí, lấy hiệu quả kinh tế – xã hội làm thước đo.
- Vị trí địa lí của vùng lãnh thổ và cơ cấu cây trồng.
Vị trí địa lí của vùng lãnh thổ là nơi chốn của vùng lãnh thổ đó trong mối quan hệ với các vùng lãnh thổ khác. Mỗi vùng lãnh thổ thích hợp với một số loại cây trồng nhất định và vị trí địa lí của vùng lãnh thổ cùng với một số yếu tố thuộc về kinh tế, xã hội ảnh hưởng tới cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng qua qúa trình xác định và chuyển dịch cơ cấu cây trồng sao cho phù hợp với mối quan hệ giữa vùng lãnh thổ đóvới các vùng lãnh thổ khác đặc biệt là giữa các vùng lãnh thổ lân cận.
Xác định cơ cấu cây trồng và chuyển dịch cơ cấu cây trồng của một vùng lãnh thổ phải dựa trên những thế mạnh của vùng đồng thời phù hợp với quan điểm về chuyên môn hoá và đa dạng hoasx nông nghiệp của cả nước. Vị trí địa lí là một trong những nhân tố quan trọng quyết định thế mạnh của vùng thông qua mối quan hệ giữa các vùng lãnh thổ về cơ sở hạ tầng, thị trường…
- Khí hậu và cơ cấu cây trồng.
Khí hậu là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu của việc xác định cơ cấu cây trồng. Đối với việc bố trí cơ cấu cây trồng hàng năm thì việc quan trọng phải xem xét là có thể trồng được mấy vụ trong một năm. Điều này phụ thuộc vào nhu cầu nhiệt lượng của cây trồng và tổng nhiệt lượng hàng năm của vùng đó. Các cây trồng hàng năm ở sứ nóng có thời gian sinh trưởng khoảng từ 90 đến 150 ngày, tuỳ thuộc nhiệt độ trung bình ngày để cây có trể tích luỹ được một tổng nhiệt lượng cần thiết- được gọi là tổng tích ôn, khoảng từ 2500 – 2600oc. Nừu một vùng nào đó có tổng nhiệt độ khoảng 9000oc/năm thì có thể gieo trồng được 3 vụ/năm.
- Đất đai và cơ cấu cây trồng.
Đất là nguồn cung cấp nước và dinh dưỡng chủ yếu cho cây.Đất và khí hậu tạo thành một hệ thống tác động vào cây trồng. Do đó cần phải lắm được mồi quan hệ giữa cây trồng và các đặc điểm của đất thì mới xác định được cơ cấu cây trồng.
Tuỳ thuộc vào địa hình, chế độ nước của đất, thành phần cơ giới đất, độ chua, phèn, mặn của đất cũng như một số đặc điểm lý, hoá tính khác của đất để bố trí các loại cây trồng phù hợp.
Hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất chủ yếu quyết định đến năng suất cây trồng hơn là quyết định tính thích ứng của cây trồng. Hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đất có thể khắc phục bằng cách bón phân thêm. thông thường các loại đất tốt sẽ trồng loại cây mà có độ phản ứng mạnh với độ phì của đất và có giá trị kinh tế cao. Do nắm được đặc điểm lí, hoá tình của đất, nên con người có thể tác động cải toạ đất dần dần phù hợp với cây trồng hơn.
- Cây trồng và cơ cấu cây trồng.
Cây trồng là thành phần chủ yếu của hệ sinh tái nông nghiệp, cụ thể hơn là của hệ sinh thái đồng ruộng.nội dung của việc bố trí cơ cấu cây trồng hợp lí là chọn những loại cây trồng nào để`lợi dụng tốt nhất các điều kiện khí hậu đất đai cũng như các nguồn tài lực, vật lực khác của vùng. Khác với khí hậu và đất đai là các yếu tố mà con người ít có khả năng thay đổi, thì đối với cây trồng thì con người có thể thay đổi, lựa chọn, di chuyển chúng từ nơi này đến nơi khác. Với trình độ phát triển của nền sinh học hiện đại con người còn có khả năng thay đổi bản chất bên trong của chúng theo hướng mà mình mong muốn bằng các biện pháp như: lai tạo, chọn lọc, gây đột biến gen…
- Các nhân tố sinh vật và cơ cấu cây trồng.
Xây dung cơ cấu cây trồng là xây dung một hệ thống sinh thái trong nông nghiệp. Như vậy ngoài thành phần chính là các cây trồng, hệ sinh thái này còn có các thành phần sống khác như cỏ dại, động vật, vi sinh vật… các thành phần sống này cùng với cây trồng tạo nên quần thể sinh vật, chúng chi phối lẫn nhau tạo nên các mối tác động qua lại rất phức tạp. Vấn đề là phải tạo dựng và duy trì mối cân bằng sinh học trong hệ sinh thái theo hướng hạn chế mặt có hại, phát huy các mặt có lợi đối với lợi ích của con người. Khi bố trí cơ cấu cây trồng cần chú ý đến các mối quan hệ giữa các thành phần sinh vật trong hệ sinh thái nông nghiệp dựa trên các nguyên tắc sau: lợi dụng tốt nhất mối quan hệ giữa các sinh vật khác với cây trồng mà có lợi cho con người nhưng không nên lợi dụng thái quá.
Khắc phục, phòng tránh, hạn chế các mối quan hệ gây tác hại đối với cây trồng cũng như đối với các lợi ích của con người. Các mối quan hệ giữa cây trồng và vi sinh vật trong hệ sinh thái được biểu hiện qua các mối quan hệ như: Cạnh tranh cộng sinh, kí sinh và ăn nhau, theo nguyen tắc hình tháp số lượng trong mạng lưới thức ăn. Vì vậy khi xác địnhccct cần chú ý đến các mặt sau:
+ Xác định thành phần, tỷ lệ và giống cây trồng thích hợp với điều kiệncụ thể của đôn vị sản xuất.
+ Bố trí cây trồng theo thời vụ tốt, tránh độc canh, tỷ lệ các giống và giống chống chịu sâu bệnh hợp lí sẽ đảm bảo được năng suất, sản lượng cây trồng, dồng thời hạn chế được tác hại của cỏ dại, sâu bệnh, thời tiết khắc nghiệt.
+ Trồng xen nhiều loại cây trồng trong cùng một ruộng một cách hợp lí có thể làm giảm được sự gây tác hại của cỏ dại, sâu bệnh, đồng thời làm tăng được năng suất đất đai ví dụ như trồng cây họ đậu, cây phân xanh xen với cây mầu lương thực.
Tóm lại các nhân tố thuộn về điều kiện tự nhiên của một vùng lãnh thổ tác động một cách đồng thời tới tất cả các loại cây trồng đã đặt ra yêu cầukhách quan cho việc lựa chọn các loại cây trồng và việc bố trí cơ cấu cây trồng một cách hợp lí theo mùa vụ, chế độ luân canh, xen canh, gối vụ.
Trong đó đất đai là nhân tố quan trọng trong qúa trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng cũng như đa dạng hoánông nghiệp. Địa hình đất đai( thể hiện ở độ cao thấp của từng vùng, từng chân ruộng) gắn liền với những điều kiện tưới tiê luôn là điều kiện quan trọng trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng . Độ phì của đất là chỉ tiêu quan trọng trong việc bố trí cây trồng cũng như công thức luân canh cụ thể để sử dụng đầy đủ và hợp lí hàm lương dinh dưỡng của từng loại đất, tránh tình trạng huỷ hoại đất đai và môi trường nhằm tăng hiệu quả chung của toàn bộ hệ thống. Các nhân tố khác như khí hậu, thời tiết, nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, hạn hán, lũ lụt… thường chi phối đến năng suất cây trồng và hiệu quả kinh tế của hệ thống canh tác.
1.2. Nhóm nhân tố kinh tế – xã hội.
Nhóm này bao gồmcác nhân tố như: thị trường( trong nước và ngoài nước), vốn, hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước, cơ sở hạ tầng, kinh nghiêm, tập quán, truyền thống sản xuất của dân cư, dân số và lao động … Nhóm nhân tố này luôn có tác động mạnh mẽ tới sụ hình thành và biến đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riên.
Nhân tố thị trường có ảnh hưởng tới quyết định tới sự phát triển kinh tế nói chung và sự hình thành biến đổi cơ cấu kinh tế, bởi vì nó chỉ tồn tại và vận động thông qua hoạt động của con người . Những người sản xuất hàng hoá chỉ sản xuất và đem bảna thị trường, trao đổi những sản phẩm mà họ cảm they chúng đem lại lợi ích thoả đáng, như vậy thị trường thông qua quan hệ cung cầu mà tín hiệu là giá cả, hàng hoá, thúc đẩy hay ngăn cản người sản xuất tham gia hay không tham gia vào thị trường, do đó chính từ thị trường mà người sản xuất tự xác định khả năng tham gia cụ thể của mình vào thị trường những loại sản phẩm hay hàng hoá, dịch vụ gì? với quy mô như thế nào? thông qua đó phản ánh cơ cấu kinh tế từng vùng, từng địa phương. Tuy nhiên do mức độ tiếp cận thông tin khác nhau và khả năng xử lí cũng khác nhau, điề kiện sản xuất lại chi phối dẫn đến lượng người tham gia vào việc tạo ra và tiêu thụ sản phẩm cũng không giống nhau.
Cơ cấu cây trồng về cơ bản phản ánh yeu cầu của sản xuất hàng hoá và thị trường, tuân theo sự phân công lao động xã hội, tính chất chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất. Nhu cầu sản xuất hàng hoá và thị trường là diều kiện quyết định sự biến đổi về chất của cơ cấu cây trồng. Suy cho cùng thì nhu cầu về nông sản và môi sinh của xã hội cành cao thì càng thúc đẩy cơ cấu cây trồng chuyển dịch theo hướng tiến bộ.
Từ các đặc điểm đó đòi hỏi khi xác định cơ cấu cây trồng thì cần dựa vào nhu cầu thị trường nông sản, điều kiện tự nhiên, kinh tế –xã hội của mỗi vùng, mỗi địa phương, sự phân công quy hoạch nông nghiệp và phương hướng phát triển nông nghiệp trong từng thời kì. Vốn cho sản xuất giữ vai trò quyết định cho chuyển dịch cơ cấu cây trồng, nhất là đối vowis những hệ thống sản xuất nông nghiệp mang lại hiệu quả kinh tế cao và mang tính thay đổi về chất như nuôi trồng thuỷ sản, trồng cây lâu năm.
Chính sách kinh tế cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy hay kìm hãm qúa trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng. Nhờ chính sách đổi mới trong những năm 90 của Nhà nước thông qua việc giao đất lâu dài cho hộ nông dân nên ngưới sản xuất ở một số vùng đã mạnh dạn chuyển đổi hệ thống cây trồng, thay đổi phương thức canh tác đã thu được lợi ích lớn. Tuy nhiên có những chính sách nhiều khi chưa tạo môi trường thuận lợi cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng như chính sách an toàn lương thực, chính sách đất đai( ruộng đất chia manh mún).
1.3. Nhóm các nhân tố về tổ chác kĩ thuật.
Nhóm nhân tố này bao gồm các hình thức tổ chức sản xuất, sự phát triển của khoa học kĩ thuật và việc ứng dụnh tiến bộkhoa học kĩ thuật vào sản xuất.
Việc ứng dụng những tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất góp phần hoàn thiện các phương thức sản xuất nhằm khai thác, sử dụng hợp lí, hiệu quả hơn các nhuồn lực xã hội vào tronh ngành trồng trọt.
Trong lĩnh vực trồng trọt việc xác định cơ cấu cây trồng trước hết phải tìm hiểu nhu cầu của thị trường cả trong và ngoài nước về số lương, chất lương, chủng loại, giá cả. Trên cơ sở đó mà có sự bố trí, sắp xếp hợp lí đáp ứng nhu cầu thị trường thúc đẩy nhanh tái sản xuất mở rộng.
1.4. Nhân tố về tổ chức quản lí.
Mặc dù người sản xuất có tính độc lập và tự chutrong việ sản xuất nông nghiệp của mình nhưng để đạt hiệu quả kinh tế – xã hội cao hơn thì người sản xuất phải có sự hợp tác trong qúa trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Từng hộ riêng lẻ không thể chuyển dịch cơ cấu cây trồng có hiẹu quả vì sản xuất nông nghiệp có đặc điểm riêng gắn lion với ddất đai, sinh vật, hệ thống tưới tiêu, bảo vệ thực vật và ruộng đồng… Điều này đòi hỏi việc chuyển đổi cây trồng và đa dạng hoá sản phẩm phải gắn lion với qúa trình mở rộng các mối quan hệ hợp tác liên kết, liên doanh, đồn đồng đổi thửa…
2. Những yêu cầu đặt ra và xu hướng có tính quy luật của chuyển dịch cơ cấu cây trồng.
2.1. Những yêu cầu.
- Đáp ứng được việc tổ chức các vùng sản xuất chuyên canh có tỷ suất hàng hoá cao.
- Đảm bảo cho việc tổ chức các yếu tố đầu vào hợp lí phát triển sản xuất đa dạng và kết hợp chặt chẽ giữa trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thuỷ sản và chế biến.
Trong qúa trình tái sản xuất bao gồm cả khâu sản xuất, lưu thông, tiêu thụ, phân phối. Cơ cấu cây trồng không thể dừng lại ở một khâu nào đó mà nó là một qúa trình liên tục, chi phối trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau theo hướng hoàn thiện trong từng hoàn cảnh cụ thể.
2.2. Xu hướng.
Xu hướng phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá. Đây là xu hướng vận động, phát triển tất yếu của nền nông nghiệp nói chung và cơ cấu cây trồng nói riêng. Nền nông nghiệp phát triển có quan hệ chặt chẽ với công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Nhờ có công nghiệp hoá cho phép sản xuất nông nghiệp được thực hiện theo phương pháp sản xuất và quản lí kiểu công nghiệp, nhờ có hiện đại hoá nông nghiệp mà vùng nông thôn có thể tiến kịp thành thị, sản xuất nông nghiệp đạt hiệu quả cao.
Phát triển sản xuất hàng hoá tạo nên sự năng động trong sản xuất kinh doanh, đặt ra yêu cầu cải tiến nhanh về kĩ thuật, công nghệ sản xuất, nâng cao năng suất lao động xã hội, thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển .
Phát triển sản xuất hàng hoá làm cho sự phân công lao động xã hội ngày càng phát triển sâu sắc, chuyên môn hoá, hợp tác hoá, mối quan hệ giữa các vùng, các ngành ngày càng chặt chẽ hơn và kết quả là đẩy mạnh được qúa trình xã hội hoá sản xuất và lao động.
Sản xuất hàng hoá có quy mô lớn, có ưu thế về trình độ kĩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 935.doc