Đề tài Nhận thức -Đồ thức -tính khách quan

Trong hoạt động nhận thức, con người không chỉ tiếp nhận thông tin tập hợp

thành “bản mã tín hiệu”, mà còn lý giải ý nghĩa của nó. Cái “bản mã tín hiệu”

đó chính là đồ thức nhận thức. Đồ thức nhận thức là phương thức tiến hành

nhận thức và biểu đạt tri thức của con người. Nó vừa biểu hiện tính chỉnh thể

của các yếu tố trong quá trình nhận thức, vừa chỉ ra phương thức tồn tại và phát

triển cơ bản của nhận thức. Theo tác giả, quá trình chủ thểnhận thức xuất phát

từ những đồ thức chung và thông qua sự điều chỉnh từng bước để nắm bắt đúng

đối tượng biểu hiện một cách cụ thể nhận thức của con người đi từ tính chủ

quan đến tính khách quan như thế nào.

Nhận thức không bắt đầu từ “hư vô”, con người vốn xuất phát từ những quan

niệm và kinh nghiệm đã có để nhận thức, nắm bắt những cái chưa biết. Chỉ khi

thông qua vai trò trung gian của đồ thức, sự vật mới được con người nhận thức.

Dưới sự giúp đỡ của đồ thức, chúng ta luôn nhận thức được nhiều hơn những gì

sự vật đã biểu hiện ra; tương tự như vậy, chúng ta nhận thức sự vật không dừng

lại ở những gì do giác quan mang lại. Nhưng, giống như việc nhận thức không

thể chỉ do khách thể quyết định, nhận thức cũng không thể chỉ dựa duy nhất vào

đồ thức. Mặc dù đồ thức có thể giúp chúng ta quan sát và tư duy, sử dụng đồ

thức có thể giúp cho sự phản ánh và lý giải của con người đối với sự vật diễn ra

nhanh hơn, nhưng bản thân đồ thức lại không giải quyết được vấn đề chân -giả,

nghĩa là nó không thể đảm bảo tính phù hợp (tính ăn khớp) của đối tượng và

nhận thức. Chức năng của đồ thức bao hàm trong nó mâu thuẫn nội tại, mâu

thuẫn này thúc đẩy chúng ta tới chỗ nghiên cứu một cách toàn diện tính năng

động của đồ thức và tính khách quan của nhận thức cũng như mối quan hệ của

chúng. Tác giả bài viết này không đi vào phân tích toàn diện vấn đề trên, mà chỉ

mong muốn trình bày một vài suy nghĩ của mình.

I. Một ngành khoa học tồn tại và phát triển phải dựa vào sự lý giải ngày càng sâu

sắc đối với phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của nó. Do đó,

việc vận dụng quan điểm của ký hiệu học hiện đại để xem xét vấn đề nhận thức,

cũng như nghiên cứu nhận thức luận có thể sẽ dẫn đến một số vấn đề quan trọng.

Ký hiệu học hiện đại đưa ra hai mệnh đề quan trọng, gắn liền với nhận thức

luận. Mệnh đề thứ nhất là, “Văn hoá là ngôn ngữ (như một loại sự vật)”. Điều

này có nghĩa là, cũng giống như ngôn ngữ, đối với con người, những đối tượng

có tính văn hoá cũng là các sự vật có ý nghĩa khác nhau, cho dù cái môi giới của

những đốitượng đó không phải là ngôn ngữ, song nó cũng có chức năng tương

tự như ngôn ngữ. Sự thống nhất giữa ý nghĩa, biểu trưng (biểu hiện đặc trưng –

ND.), truyền đạt là đặc trưng cơ bản nhất của ký hiệu ngôn ngữ. Do đó, ngoài ý

nghĩa thông thường của ký hiệu ngôn ngữ, chúng ta có thể gọi những sự vật

không giống với ký hiệu nhưng lại có những đặc trưng như trên là “ký hiệu văn

hoá”. Một ví dụ rất rõ là, trong khi nghiên cứu bộ tộc nguyên thuỷ, chúng ta sẽ

có thể tự giác hoặc không tự giác coi tất cả những hiện tượng văn hoá của bộ tộc

đó (bao gồm công cụ lao động, chỗ ở, đồ trang sức, các nghi lễ tôn giáo, tô tem,

phong tục tập quán, v.v.) như là những ký hiệu hàm chứa những ý nghĩa nhất

định để xem xét, nghiên cứu. Mệnh đề thứ hai: “Ngôn ngữ là tinh thần, tinh thần

là ngôn ngữ”. Hàm nghĩa của mệnh đề này là, từ ngôn ngữ đến các loại đối

tượng văn hoá đều là sản phẩm tinh thần của nhân loại; ngôn ngữ thể hiện một

cách điển hình hoạt động tinh thần của con người, hoạt động tinh thần trong kết

cấu và công dụng của ngôn ngữ được tái hiện ra một cách cụ thể. Nói cách khác,

toàn bộ hoạt động tinh thần của nhân loại đều là các dạng tương tự như hoạt

động của ký hiệu hoặc nguyên lý kết cấu của ký hiệu và ngôn ngữ, do đó có thể

áp dụng ký hiệu học để phân tích đối với hoạt động nhận thức.

pdf24 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1152 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nhận thức -Đồ thức -tính khách quan, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nghiên cứu triết học Đề tài: " NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN (*) " NHẬN THỨC - ĐỒ THỨC - TÍNH KHÁCH QUAN (*) LÝ CẢNH NGUYÊN (**) Trong hoạt động nhận thức, con người không chỉ tiếp nhận thông tin tập hợp thành “bản mã tín hiệu”, mà còn lý giải ý nghĩa của nó. Cái “bản mã tín hiệu” đó chính là đồ thức nhận thức. Đồ thức nhận thức là phương thức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con người. Nó vừa biểu hiện tính chỉnh thể của các yếu tố trong quá trình nhận thức, vừa chỉ ra phương thức tồn tại và phát triển cơ bản của nhận thức. Theo tác giả, quá trình chủ thể nhận thức xuất phát từ những đồ thức chung và thông qua sự điều chỉnh từng bước để nắm bắt đúng đối tượng biểu hiện một cách cụ thể nhận thức của con người đi từ tính chủ quan đến tính khách quan như thế nào. Nhận thức không bắt đầu từ “hư vô”, con người vốn xuất phát từ những quan niệm và kinh nghiệm đã có để nhận thức, nắm bắt những cái chưa biết. Chỉ khi thông qua vai trò trung gian của đồ thức, sự vật mới được con người nhận thức. Dưới sự giúp đỡ của đồ thức, chúng ta luôn nhận thức được nhiều hơn những gì sự vật đã biểu hiện ra; tương tự như vậy, chúng ta nhận thức sự vật không dừng lại ở những gì do giác quan mang lại. Nhưng, giống như việc nhận thức không thể chỉ do khách thể quyết định, nhận thức cũng không thể chỉ dựa duy nhất vào đồ thức. Mặc dù đồ thức có thể giúp chúng ta quan sát và tư duy, sử dụng đồ thức có thể giúp cho sự phản ánh và lý giải của con người đối với sự vật diễn ra nhanh hơn, nhưng bản thân đồ thức lại không giải quyết được vấn đề chân - giả, nghĩa là nó không thể đảm bảo tính phù hợp (tính ăn khớp) của đối tượng và nhận thức. Chức năng của đồ thức bao hàm trong nó mâu thuẫn nội tại, mâu thuẫn này thúc đẩy chúng ta tới chỗ nghiên cứu một cách toàn diện tính năng động của đồ thức và tính khách quan của nhận thức cũng như mối quan hệ của chúng. Tác giả bài viết này không đi vào phân tích toàn diện vấn đề trên, mà chỉ mong muốn trình bày một vài suy nghĩ của mình. I. Một ngành khoa học tồn tại và phát triển phải dựa vào sự lý giải ngày càng sâu sắc đối với phương pháp nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu của nó. Do đó, việc vận dụng quan điểm của ký hiệu học hiện đại để xem xét vấn đề nhận thức, cũng như nghiên cứu nhận thức luận có thể sẽ dẫn đến một số vấn đề quan trọng. Ký hiệu học hiện đại đưa ra hai mệnh đề quan trọng, gắn liền với nhận thức luận. Mệnh đề thứ nhất là, “Văn hoá là ngôn ngữ (như một loại sự vật)”. Điều này có nghĩa là, cũng giống như ngôn ngữ, đối với con người, những đối tượng có tính văn hoá cũng là các sự vật có ý nghĩa khác nhau, cho dù cái môi giới của những đối tượng đó không phải là ngôn ngữ, song nó cũng có chức năng tương tự như ngôn ngữ. Sự thống nhất giữa ý nghĩa, biểu trưng (biểu hiện đặc trưng – ND.), truyền đạt là đặc trưng cơ bản nhất của ký hiệu ngôn ngữ. Do đó, ngoài ý nghĩa thông thường của ký hiệu ngôn ngữ, chúng ta có thể gọi những sự vật không giống với ký hiệu nhưng lại có những đặc trưng như trên là “ký hiệu văn hoá”. Một ví dụ rất rõ là, trong khi nghiên cứu bộ tộc nguyên thuỷ, chúng ta sẽ có thể tự giác hoặc không tự giác coi tất cả những hiện tượng văn hoá của bộ tộc đó (bao gồm công cụ lao động, chỗ ở, đồ trang sức, các nghi lễ tôn giáo, tô tem, phong tục tập quán, v.v.) như là những ký hiệu hàm chứa những ý nghĩa nhất định để xem xét, nghiên cứu. Mệnh đề thứ hai: “Ngôn ngữ là tinh thần, tinh thần là ngôn ngữ”. Hàm nghĩa của mệnh đề này là, từ ngôn ngữ đến các loại đối tượng văn hoá đều là sản phẩm tinh thần của nhân loại; ngôn ngữ thể hiện một cách điển hình hoạt động tinh thần của con người, hoạt động tinh thần trong kết cấu và công dụng của ngôn ngữ được tái hiện ra một cách cụ thể. Nói cách khác, toàn bộ hoạt động tinh thần của nhân loại đều là các dạng tương tự như hoạt động của ký hiệu hoặc nguyên lý kết cấu của ký hiệu và ngôn ngữ, do đó có thể áp dụng ký hiệu học để phân tích đối với hoạt động nhận thức. Xuất phát từ mệnh đề “Văn hoá là ngôn ngữ”, chúng ta có thể mở rộng thêm một mệnh đề mới - “đối tượng nhận thức là ngôn ngữ” (một loại sự vật). Đối tượng nhận thức bao gồm văn hoá và tự nhiên. Đối tượng văn hoá do con người sáng tạo ra, là sự vật có ý nghĩa trực tiếp đối với con người, điểm này thì tương đối dễ lý giải. Đối tượng tự nhiên có chút khác biệt so với đối tượng văn hoá, ý nghĩa của chúng đối với con người chưa bộc lộ rõ, mà cần phải có sự tác động thêm của con người. Khi nhận thức một đối tượng, cần phải xem nó như là hình thức ký hiệu để giải thích nội dung của đối tượng đó. Con người có mối quan hệ với “những sự vật có ý nghĩa” không chỉ trên phương diện ngôn ngữ, mà trên tất cả các lĩnh vực khác. Sự khác biệt chỉ là ở chỗ, xem xét ngôn ngữ như một mã tín hiệu lý tưởng, thì ký hiệu và chức năng của ký hiệu là một thể thống nhất không thể tách rời; còn đối với những ký hiệu phi ngôn ngữ khác, thì thông thường chức năng của ký hiệu được ưu tiên hơn ký hiệu. Giống như một học giả đã chỉ ra, rất nhiều sự vật được “ký hiệu” hoá thông qua phán đoán chủ quan của con người và do vậy, nó có thể được xem như là “ký hiệu”, mà ở phạm vi này, trên thực tế là vô hạn. Hầu hết sự vật đều có thể biến thành “ký hiệu” trong quá trình này(1). Ký hiệu là đại biểu của mỗi một sự vật, sản sinh trong quan hệ của mỗi một sự vật. Khi sự vật này trở thành vật thay thế cho sự vật khác, thì chức năng của nó chính là chức năng ký hiệu, thừa nhận sự vật có loại chức năng này thì cũng có thể gọi là ký hiệu; cái đóng vai trò mối quan hệ của nội dung và hình thức của ký hiệu giữa hai sự vật có thể là tính quy ước, nghĩa là đôi bên có mối quan hệ tương tự và quan hệ nhân quả, nhưng cũng có thể là phi quy ước, hay là tuỳ ý. Hình thái cơ bản của ký hiệu ngôn ngữ hoặc bản chất của nó là phi quy ước, còn như đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên, thì giữa hình thức và nội dung ký hiệu của nó lại có tính quy ước. Bất kỳ ngôn ngữ nào cũng đều có ý nghĩa, tác dụng tiềm tại. Khi chúng ta thừa nhận những sự vật khác ở bên ngoài ngôn ngữ có ý nghĩa, tác dụng, thì cũng có nghĩa là thừa nhận chúng có tác dụng tương tự như ngôn ngữ. Thừa nhận chức năng ký hiệu của đối tượng cũng có nghĩa là thừa nhận quá trình thông tin và quá trình nhận thức là một quá trình thống nhất. Khi chúng ta coi quá trình nhận thức như là quá trình tiếp nhận, xử lý và lưu giữ thông tin để xem xét, thì cũng chính là so sánh quá trình nhận thức với quá trình trao đổi thông tin giữa người và vật, giữa chủ thể và khách thể. Chúng ta vẫn hay nói đến “tin tức”, mà về thực chất, đó là một cách gọi khác của ký hiệu. Nếu nói bản chất của ký hiệu là tính biểu ý hoặc tính biểu trưng của nó, thì bản chất của tin tức cũng giống như vậy. Những mối liên hệ nội tại và thuộc tính của sự vật được thông tin tự nhiên biểu hiện, cũng có thể gọi là hàm nghĩa vốn có của bản thân sự vật. Tương tự, từ quan hệ tam giác ngữ nghĩa có thể biết được ngữ từ thông qua việc biểu thị thuộc tính sự vật mà tiến hành phân loại, đặt tên cho sự vật; còn thuộc tính hay quá trình hình thành ngữ nghĩa chính là quá trình nhận thức của con người, ý nghĩa của từ chẳng qua là thành quả nhận thức do hình thức của ký hiệu ngôn ngữ đúc kết mà thành. Ký hiệu học ra đời đã dự báo ngoài ngôn ngữ ra, đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên đều biến thành “hệ thống ngữ nghĩa” phổ biến; từ đó, chỉ ra tính thống nhất của quá trình nhận thức và quá trình thông tin. Như vậy, chúng ta có thể xuất phát từ góc độ thông tin để tiến thêm một bước trong việc nắm chắc tính chất của nhận thức. Dựa vào quan điểm của ký hiệu học, có thể phân thông tin thành hai loại: loại thứ nhất là thông tin truyền đạt, đặc trưng cơ bản của nó là dựa vào mã tín hiệu. Mã tín hiệu là sự thống nhất của ngữ nghĩa học và cú pháp học. Xét từ góc độ ngôn ngữ học, mã tín hiệu do hình thức ký hiệu và nội dung ký hiệu phối hợp lẫn nhau tạo nên. Trong quá trình truyền đạt thông tin, vật phát tín hiệu và vật thu tín hiệu nhất định phải thông qua mã tín hiệu. Do đó, loại thông tin này hoàn toàn chịu sự chi phối của nguyên tắc mã tín hiệu. Quá trình truyền đạt là do tin tức cố định biến đổi cùng với sự biến đổi của mã tín hiệu cố định trong quá trình thông tin. Thông thường, người ta gọi loại thông tin chỉ dựa vào mã tín hiệu để tiến hành là “thông tin lý tưởng”. Thông tin lý tưởng luôn lấy vật phát tín hiệu làm trung tâm, bởi lẽ vật thu tín hiệu chỉ cần thông qua một mã tín hiệu là có thể tiến hành giải thích tin tức mà vật phát tín hiệu dựa vào mã tín hiệu để truyền tải. Do đó, trong quá trình “tiếp nhận”, địa vị chủ đạo thuộc về vật phát tín hiệu. Một hình thức khác của thông tin là giải thích thông tin, đặc trưng cơ bản của nó là quá trình thông tin thoát khỏi hoặc siêu vượt quy định của mã tín hiệu. Trong cuộc sống hiện thực, vật phát tín hiệu không thể chỉ truyền đạt trong phạm vi của mã tín hiệu; khi tin tức được truyền đạt tới thoát khỏi quy định của mã tín hiệu, thì vật thu tín hiệu có thể dựa vào “ngữ cảnh” để nhận thức ý nghĩa mà vật phát tín hiệu muốn truyền đạt. Rất rõ là, loại thông tin dựa vào ngữ cảnh được thực hiện trên cơ sở lấy vật thu tín hiệu làm trung tâm. Khi chúng ta so sánh quá trình nhận thức với quá trình thông tin, điều quan trọng là coi nhận thức như bản chất đặc thù của thông tin để tiến hành phân tích ở góc độ nhận thức luận. Rõ ràng, nhận thức hoàn toàn không phải là loại hình lý tưởng hoặc thông tin truyền đạt, mà là một loại thông tin giải thích. Trong khi quá trình nhận thức chứa đựng tính chất giải thích, thì cả chủ thể lẫn khách thể đều có một loạt tính quy định đặc thù, đồng thời làm cho chức năng của đồ thức phát sinh vô số biến hoá. Đầu tiên, đối tượng nhận thức đóng vai trò là sự phân biệt quan trọng giữa ký hiệu và ngôn ngữ. Trong tất cả các loại ký hiệu, chỉ có ngôn ngữ là lấy biểu hiện, truyền đạt ý nghĩa làm chức năng và điểm xuất phát của mình, vì thế nó là “ký hiệu biết nói", còn tuyệt đại đa số đối tượng văn hoá và đối tượng tự nhiên là “ký hiệu không biết nói”, điều này có sự ảnh hưởng to lớn đối với hoạt động nhận thức. Điều này cho thấy, những tin tức mà sự vật trong tự nhiên đã phát đi hoàn toàn không phải là “tin tức ngôn ngữ”. Sự vật tự nhiên hoàn toàn không dựa vào mã tín hiệu “biết nói” do con người tạo nên, mà dựa vào mã tín hiệu của bản thân nó. Tin tức tự nhiên lấy thuộc tính và quy luật của khách thể làm nội dung, lấy thuộc tính và hình thái biến hoá để biểu hiện tác dụng của nó. Do đó, giữa chủ thể và khách thể không tồn tại một “bản mã tín hiệu” thông dụng nào, tin tức tự nhiên trên thực tế đòi hỏi chúng ta tạo ra mã tín hiệu đồng thời giải thích ý nghĩa của nó. Điều này, như Duy Nạp Tăng đã chỉ rõ, nhằm “mang lại sự thuận tiện cho bản thân chúng ta trong việc khám phá, phát hiện khi tiến hành giải thích khoa học đối với hệ thống tồn tại, nhưng hệ thống tồn tại khi được sáng tạo ra không hề có một chút thuận tiện nào đối với con người. Kết quả là, trên thế giới, sự vật lâu đời nhất, phức tạp nhất, bí mật nhất đồng thời được ẩn giấu bởi một hệ thống mã tín hiệu phức tạp chính là quy luật của giới tự nhiên”(2). Tiếp theo, trong hoạt động nhận thức, ngoài việc tiếp nhận những tin tức tập hợp thành mã tín hiệu, con người còn phải tiến hành lý giải ý nghĩa của các tin tức đó. Do vậy, nhận thức khi đóng vai trò là thông tin giải thích hoặc thông tin không lý tưởng thì thường chứa đựng tính chất giả thiết và suy luận. Rất rõ ràng, trong hai loại hoạt động thông tin hoặc nhận thức, nhận thức đồ thức (bản mã tín hiệu) tuy đều phát huy tác dụng nhưng những tác dụng đó hoàn toàn không giống nhau. Trong thông tin lý tưởng và hoạt động nhận thức mang tính tái hiện, chủ thể chỉ cần dựa vào những đồ thức đã có là có thể tiến hành dự đoán và phán đoán; nhưng trong thông tin không lý tưởng hoặc trong quá trình suy luận mang tính giả thiết, nếu chủ thể dựa vào những đồ thức đã định thì không thể đưa ra những phán đoán chính xác về sự vật, do vậy đồ thức không thể chi phối sự lý giải và tri giác của con người một cách hoàn toàn. Trong sự suy luận mang tính giả thiết, mã tín hiệu và ngữ cảnh, đồ thức và khách thể bổ sung lẫn nhau, cùng phát huy tác dụng. Suy luận mang tính chất giả thiết dựa vào quy tắc để phán đoán sự vật, nhưng những quy tắc do đồ thức cung cấp chỉ có đặc điểm là khả năng thành lập. Suy luận mang tính giả thiết vừa dựa vào đồ thức vừa tham khảo suy luận theo “ngữ cảnh” (khách thể), vì thế có sự thống nhất của đồ thức nhận thức tương ứng và đồng hoá với đối tượng nhận thức. Trên thực tế, đồ thức trong thông tin lý tưởng hoặc trong chức năng của hoạt động nhận thức mang tính tái hiện, chỉ là một dạng đặc biệt, ngoại lệ. Quan hệ của đồ thức và đối tượng có tính phổ biến và tính đặc thù, tính phổ biến của đồ thức tuy là phương tiện để nắm bắt các đối tượng cá biệt, nhưng tính cá biệt không thể hoàn toàn nằm trong tính phổ biến. Đây chính là nguyên nhân khiến đồ thức không thể tự nó phát huy tác dụng. Trong khi chủ thể phản ánh khách thể bên ngoài một cách trung thực, tác dụng tương hỗ của đồ thức nhận thức và đối tượng khách quan sẽ hình thành nên một loại kết cấu bổ trợ. Kết cấu này không chỉ là cơ sở cho việc thống nhất giữa tính khách quan của nhận thức và tính năng động chủ quan của nhận thức, mà còn cho thấy con người lợi dụng việc quy về đồ thức để nắm bắt những điều kiện và con đường của sự vật mới. Sự suy luận mang tính giả thiết của con người gắn liền với một loại chức năng quan trọng của đồ thức nhận thức. Sự lý giải trước đây đối với chức năng của đồ thức chủ yếu hạn chế trong phương diện đồng hoá đối tượng của nó. Theo cách lý giải này, quá trình tri giác của con người chính là quá trình lợi dụng những đồ thức đã có để tiến hành phân biệt và nhận thức đối với những sự vật bên ngoài tác động vào; tri giác chính là sự kích hoạt đối với đồ thức kinh nghiệm; sự phù hợp giữa kích thích của sự vật bên ngoài với các đồ thức có sẵn là tiền đề của phản ánh, đồ thức chỉ là cơ cấu tái nhận thức các sự vật quen thuộc. Cách xem xét này, về nguyên tắc, là đúng, nhưng nó hoàn toàn không chứa đựng toàn bộ đặc điểm của nhận thức con người. Ví dụ, so sánh và giả thiết là hai phương thức tư duy quan trọng để nhận thức những sự vật mới, chúng có mối liên hệ mật thiết với đồ thức của chủ thể. Trên thực tế, con người không chỉ có phản ứng đối với mỗi một sự vật mà họ đã biết rõ, cho dù là gặp phải những sự vật mới không thể lý giải trong phạm vi của mã tín hiệu, cũng đòi hỏi đồ thức lý giải ý nghĩa của nó. Mặc dù sự giải thích này chứa đựng tính hoài nghi, nhưng khi chúng được kiểm nghiệm, nghĩa là khi có đầy đủ căn cứ thực tiễn, sẽ được đưa vào hệ thống mã tín hiệu vốn có, đôi lúc còn có thể thay thế những mã tín hiệu cũ. Nhấn mạnh một cách phiến diện tác dụng đồng hoá của đồ thức vừa không thể giải thích được là phải làm gì khi gặp phải những hiện tượng khác biệt trong nhận thức, vừa không thể nói rõ con người làm thế nào để có thể đưa ra những phát hiện mới mang tính sáng tạo trong những hoàn cảnh chưa hề có tiền lệ. Ký hiệu học cho rằng, không giống với động vật chỉ dựa vào tính di truyền của cơ thể, con người là chủ thể của sáng tạo và sử dụng mã tín hiệu văn hoá. Bản chất của việc con người sáng tạo ra mã tín hiệu văn hoá là nhằm mang lại ý nghĩa và giá trị đối với thế giới bên ngoài, nhằm tiến hành mã tín hiệu hoá, trình tự hoá. Nhưng cần phải chỉ ra rằng, bất kỳ cơ sở phát triển và hình thức của mã tín hiệu văn hoá nào cũng đều là hoạt động thực tiễn của con người. Ký hiệu ngôn ngữ đóng vai trò là hình thức phát triển nhất và là hình thái điển hình của ký hiệu văn hoá khác. Nghiên cứu kết cấu và chức năng của nó có thể giúp chúng ta đưa ra những hình mẫu và chìa khoá lý tưởng cho việc lý giải hoạt động nhận thức và những mã tín hiệu điển hình khác; tương tự như vậy, cũng không được quên rằng ngôn ngữ vốn có tính phái sinh và nó cũng chỉ là tương đối đối với các đối tượng văn hoá và hoạt động nhận thức mà thôi. II. Như trên đã trình bày, con người trong cùng hoàn cảnh trao đổi tin tức cần phải nhất quán dựa vào “bản mã tín hiệu” của mình, cái “bản mã tín hiệu” này chính là đồ thức nhận thức trên góc độ ý nghĩa nhận thức luận. Đồ thức là phương thức tiến hành nhận thức và biểu đạt tri thức của con người. Nó là bản mẫu có tính khái quát của hệ thống tri thức được đưa vào trong quá trình nhận thức, là sự thể hiện tập trung nhất của quan niệm truyền thống, tri thức và kinh nghiệm vốn có của con người. Khái niệm đồ thức không chỉ biểu hiện tính chỉnh thể của hiệu ứng chức năng và kết cấu quan hệ của các yếu tố trong quá trình nhận thức, mà còn chỉ ra đặc trưng chủ yếu, phương thức tồn tại và phát triển cơ bản của nhận thức. Chúng ta thường thấy những nghiên cứu về chức năng của đồ thức, còn trong bài viết này chúng tôi chú trọng trình bày nhân tố chế ước nội tại trong chức năng của đồ thức, từ đó giúp chúng ta hiểu được cơ chế chuyển đổi của đồ thức. Thứ nhất, khi coi đồ thức nhận thức như đối tượng cần đi sâu nghiên cứu của tư duy, chúng ta có thể sẽ gặp phải rất nhiều vấn đề vướng mắc. Vấn đề đầu tiên gặp phải là sự lý giải khác nhau về đồ thức. Ví dụ, Piaget giải thích đồ thức là kết cấu vận động chuyển biến của tư duy, quan điểm này nghiêng về phương diện suy luận lôgíc của đồ thức. Herbert A. Simon, người sáng lập ra tâm lý học nhận thức và trí tuệ nhân tạo, thì giải thích đồ thức là kết cấu chỉ số, nghĩa là bao hàm nội dung tri thức nhất định, mà không phải là chỉ tính trình tự của tri thức(3). Hai quan điểm trên rõ ràng không tương đồng với nhau. Vấn đề tiếp theo, khi chúng ta tiếp cận với những tài liệu hình thành đồ thức và tài liệu về chức năng của đồ thức, giữa hai loại này tồn tại sự không hài hòa, không phù hợp. Trong quan điểm của Piaget, hình thức cuối cùng của đồ thức chính là hình thức hoá cấu trúc tư duy, nhưng trong rất nhiều tác phẩm bàn về chức năng của đồ thức, lại chủ yếu trình bày về tác dụng chế ước và quy phạm của những tri thức cụ thể đối với nhận thức. Điều làm cho mọi người chú ý là, cùng một học giả, khi trình bày về những vấn đề khác nhau của đồ thức, cũng có những sự không nhất quán. Như trên đã nói, Piaget tập trung vào vấn đề kết cấu lôgíc, do đó ông đã phân biệt rõ sự khác nhau giữa phương diện vận dụng toán học của tư duy và phương diện phản ảnh biểu tượng của tư duy, đồng thời coi kết cấu vận dụng toán học là phương diện bản chất của tư duy. Nhưng, khi ông bàn về vấn đề tương ứng và đồng hoá của đồ thức, thì thực chất lại thoát ly khỏi những quy định đối với đồ thức của mình. Bởi vì đồ thức đóng vai trò là kết cấu suy luận lôgíc của tư duy, phát triển đến hết giai đoạn hình thức hoá thì rất khó để có thể tiếp tục nói đến vấn đề tương ứng. Vấn đề tương ứng nghĩa là tương ứng với sự vật, chỉ khi xem đồ thức như là cái cấu thành tri thức mới có thể lý giải vấn đề tương ứng của đồ thức. Theo quan điểm của Piaget, đồ thức xuất phát từ kết cấu hoạt động của chủ thể, mà không phải do khách thể đem lại. Do vậy, vấn đề đồ thức tương ứng với khách thể là tương đối khó lý giải. Những loại vấn đề này đều nói lên rằng, cần phải nắm một cách toàn diện tính quy định của đồ thức, đồng thời phải tiến hành phân tích một cách có hệ thống sự cấu thành của đồ thức. Ở đây, tôi chỉ xuất phát từ một góc độ là hệ thống tri thức để tiến hành một số phân tích đối với vấn đề cấu thành của đồ thức. Mọi người đều biết, sự nghiên cứu của triết học khoa học đối với lôgíc phát triển của khoa học tập trung ở góc độ hệ thống tri thức, về thực chất, là nghiên cứu đồ thức nhận thức theo nghĩa hẹp, cho dù người ta dùng những thuật ngữ không giống với nhận thức luận và tâm lý học. Do vậy, việc nghiên cứu chức năng của đồ thức nhận thức cần phải dựa vào kết quả nghiên cứu của nó. Khi chúng ta xem đồ thức nhận thức như một hệ thống tri thức, đồ thức nhận thức của con người và triết học khoa học nghiên cứu hệ thống tri thức là giống nhau, nhưng cũng có thể phân thành ba cấp độ: cấp độ kinh nghiệm, cấp độ lý luận và cấp độ nguyên lý. Hệ thống tri thức của con người vừa phản ánh quá trình hình thành và phát triển của đồ thức, nghĩa là quá trình thăng hoa từ thấp lên cao xuất phát từ cấp độ kinh nghiệm cảm tính, vừa cho kinh nghiệm đóng vai trò bộ phận hợp thành sự tồn tại của đồ thức, mà không xem nó như một giai đoạn phát triển của đồ thức. Giống như sự cấu thành tri thức của đồ thức nhận thức, chức năng của đồ thức cũng bộc lộ tính cấp độ. Cấp độ nguyên lý đóng vai trò là cấp độ cao nhất của đồ thức, nó khống chế và điều tiết cấp độ kinh nghiệm và lý luận, đồng thời quyết định bản chất của đồ thức nhận thức. Sự khác biệt giữa các đồ thức khác nhau mặc dù cũng xuất phát từ hai cấp độ khác, nhưng chỉ có cấp độ nguyên lý mới là nhân tố quyết định về chất của đồ thức. Cấp độ nguyên lý là kết cấu cao hơn của hệ thống tri thức, còn cấp độ kinh nghiệm và lý luận chỉ là kết cấu bên ngoài. Nếu cho rằng, nhận thức và lý giải đối với khách thể là chức năng của lý luận và kinh nghiệm, thì nguyên lý sẽ đưa ra cấu trúc của sự lý giải. Cấp độ nguyên lý là “mệnh lệnh”, nó quy định sự phát triển biến hoá, chế ước sự biểu hiện và sản sinh tri thức mới, đồng thời chọn lựa, tổ chức, chú giải đối với nhận thức để đưa ra tiêu chuẩn hợp lý nhất. Tóm lại, cấp độ nguyên lý là do con người tạo nên, là mô thức chung nhất để nhận thức thế giới; nó đưa ra một loại mô thức phản ánh mang tính khả năng và phù hợp với sự biến hoá của thế giới. Sự biến đổi của cấp độ nguyên lý sẽ dẫn đến toàn bộ kết cấu của lý luận và kinh nghiệm cũng biến đổi theo. Nhưng loại mô thức nhận thức chung nhất này quy định không chỉ các hình thức của tư duy (như kết cấu lôgíc toán học), mà cả phương thức và góc độ quan sát của con người chịu ảnh hưởng bởi sự chế ước của lịch sử và thời đại. Do vậy, nó thực chất là phương thức tư duy mà chúng ta vẫn thường nói đến. Phương thức tư duy đóng vai trò là những kết cấu tinh thần để phát huy văn hoá thế giới trong những thời kỳ và giai đoạn lịch sử nhất định, sự ảnh hưởng của nó luôn có ý nghĩa vượt thời gian, nhưng lại không thể tồn tại độc lập, mà luôn thâm nhập vào đồ thức nhận thức của con người để phát huy tác dụng. Nếu mô thức nhận thức ẩn chứa trong những kết cấu cao hơn của những hệ thống tri thức nhất định, thì lý luận và kinh nghiệm là mô thức biểu hiện của mô thức nhận thức, nghĩa là cấp độ chức năng của nó. Như mọi người đều biết, chức năng nhận thức của mô thức lý luận biểu hiện tập trung trong việc quan sát lý luận. Đối với cùng một đối tượng, những gì mà nhà vật lý học nhìn thấy thì khác với nhà hoá học. Nguyên nhân là ở chỗ, họ áp dụng những tri thức khác nhau với cùng một đối tượng, tức là đem các tri thức lý luận khác nhau gắn vào đối tượng, tạo nên sự lý giải và phân loại khác nhau đối với đối tượng. Cấp độ lý luận có sự ổn định tương đối so với cấp độ kinh nghiệm, nó vừa có sự trợ giúp của cấp độ kinh nghiệm, vừa nhận được sự bảo đảm của cấp độ nguyên lý. Khi một loại lý luận đồng thời có tính thực dụng hợp lý (tính hợp lý của cấp độ kinh nghiệm) và có tính hợp lý của niềm tin (tính hợp lý do cấp độ nguyên lý quyết định), nó sẽ nhận được sự trợ giúp của hai loại cấp độ kia và do vậy, càng tăng cường vai trò giải thích của mình. Cấp độ kinh nghiệm nằm ở ngoài phạm vi của hệ thống tri thức; nó nằm trong quá trình tác động qua lại giữa chủ thể và khách thể, do vậy mà Piaget cho rằng, đó là chỗ quan trọng nhất của cấu tạo nội hoá và cấu tạo ngoại hoá. Cấp độ kinh nghiệm cùng với sự phát triển hoạt động thực tiễn của con người cũng luôn luôn ở trong quá trình vận động, biến đổi, cho dù cấp độ kinh nghiệm chịu sự chi phối và chỉ đạo của lý luận, nhưng từ góc độ phát sinh học mà xét, nó lại là xuất phát điểm của hệ thống tri thức của con người. Một mặt, cấp độ kinh nghiệm, do mối liên hệ tự nhiên giữa nó và thực tiễn mà sản sinh hạt nhân hợp lý của trình tự lôgíc và tri thức ngữ nghĩa; mặt khác, đồ thức nhận thức thường thông qua cấp độ kinh nghiệm như là trung gian để tiến hành tác động qua lại với môi trường nhằm đạt được sự điều chỉnh và phát triển. Đối với việc chấp nhận văn hoá nước ngoài và tính có thể lý giải được về sự khác biệt giữa các nền văn hoá khác nhau, thì cũng căn cứ vào tính tương đồng của loài người trên phương diện lý tính thực dụng, nghĩa là trong điều kiện phương thức sinh hoạt khác nhau, con người luôn có rất nhiều kinh nghiệm sống tương tự như nhau. Những phân tích ở trên cho thấy, trong các lĩnh vực khoa học khác nhau, việc sử dụng và lý giải khái niệm “đồ thức” thường do tính chất chuyên môn của chúng mà có sự khác nhau. Vấn đề phân biệt mô thức trong nghiên cứu của tâm lý học chủ yếu thuộc về cấp độ kinh nghiệm; “phép

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdftriet_hoc_52__7754.pdf