Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Miền Nam, ngày 15 - 1 - 1961 Bộ Công nghiệp nặng đã triệu tập hội nghị hiệp thương giữa ba cơ sở: Phân xưởng đồ điện I - thuộc trường kỹ thuật I, Phân xưởng đồ điện thuộc tập đoàn sản xuất Thống Nhất và xưởng cơ khí Công tư hợp doanh Tự lực để thành lập Nhà máy Chế tạo Điện cơ nay là Công ty Chế tạo Điện cơ thuộc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ công nghiệp.
Ngay từ những năm đầu thành lập với một số các thiết bị cũ từ thời Pháp thuộc, nhà xưởng là các xưởng trường, xưởng sản xuất ở 22 Ngô Quyền, 2F Quang Trung và 44B Lý Thường Kiệt, với 571 CBCNV Nhà máy đã phải mất nhiều công sức để vượt qua các khó khăn phức tạp của việc sát nhập, tư tưởng cục bộ mất đoàn kết và bắt tay vào tổ chức sản xuất, sản phẩm ban đầu là các động cơ 0,1 KW đến 10 KW và các phụ tùng thiết bị sản xuất. Năm 1961 Nhà máy đã phấn đấu sản xuất được 4288 động cơ và sản phẩm các loại.
Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Xã Hội Chủ nghĩa. Hàng trăm CBCNV Nhà máy đã xung phong lên đường nhập ngũ, chiến đấu trên khắp các chiến trường đánh Mỹ, chín liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập Tự do của Tổ quốc. Đại hội pháo cao xạ 100 ly cùng hàng trăm tay súng tự vệ ngày đêm trực chiến bảo vệ Thủ đô, góp phần đánh thắng âm mưu phá hoại miền Bắc.Vừa chiến đấu vừa bảo vệ tổ quốc với lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản, chính qui trong và ngoài nước, các thiết kế sản phẩm qui trình công nghệ, tiêu chuẩn xí nghiệp, phương pháp thử nghiệm, qui phạm, nội qui, chế độ . được từng bước hình thành. Để an toàn cho sản xuất Nhà máy đã sơ tán phân xưởng Khí cụ điện về Văn Giang - Hải Hưng, đến năm 1967 đã tách ra thành Nhà máy khí cụ điện I nay là Công ty VINAKIP. Năm 1968 phân xưởng A5 của Nhà máy cơ khí Hà Nội được Bộ chuyển giao cho Nhà máy.Trong giai đoạn này Nhà máy đã chế tạo động cơ 75 kW, động cơ - máy phát 1 chiều đến 16 kW, máy phát xoay chiều đến 30kW, các máy phát thông tin phục vụ quốc phòng , sửa chữa các động cơ, máy phát cho rađa, tên lửa. Năm 1968 Nhà máy được chính phủ khen thưởng Huân chương lao động hạng nhì. Vào những năm 70 Nhà máy đã có đội ngũ CBCNV lên đến 1480 người, trong đó có gần 100 kỹ sư, hàng năm chế tạo được gần trên 8000 sản phẩm các loại, các công trình tự trang, tự chế đòi hỏi sự sáng tạo cao như xe tải điện, máy vót tre, máy gia công tia lửa điện . lần lượt ra đời.
Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, những con người miền Nam tập kết và một số CBCNV trở về Nam công tác. Nhiều kỹ sư giỏi, cán bộ của Nhà máy đã được phân công giữ các cương vị giám đốc , phó giám đốc các Nhà máy, cơ sở ngành địa phương . Một số bộ phận CBCNV được điều động đi xây dựng xưởng sản xuất động cơ Việt Hung, sau này tách ra thành Nhà máy độc lập nay là Công ty Chế tạo Máy điện Việt Nam - Hung ga ri. Đất nước thống nhất bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế. Nhà máy đã sản xuất được các động cơ điện có công nghệ phức tạp đó là động cơ 3 pha có cổ góp 10/3,3 kW và 55/18,3 kW, phục vụ chương trình mía đường, các tổ máy phát 30 kW, 50 kW, các động cơ bơm giếng sâu 55 kW .
Năm 1979 nhà máy đã sử chữa thành công máy phát 325 KVA và 480 KVA bị hư hỏng nặng góp phần đem lại nguồn điện cho vùng mỏ bị cuộc chiến tranh tàn phá.
Từ những năm 60 đến năm 80 nhà máy luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch cho dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng không làm giảm được sự say mê nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của CBCNV trong lao động, trong học tập, trong sáng tạo và tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động .
Năm 1986 đất nước bướcvào thời kỳ đổi mới. Năm 1989 cơ chế bao cấp bị xoá bỏ. Bước vào cơ chế thị trường, nhiều khó khăn tưởng trừng không vượt qua được, sản phẩm của Nhà máy bền, khỏe nhưng nặng nề, mẫu mã không đẹp, chất lượng không ổn định, chi phí vật tư chính để làm ra sản phẩm cao hơn giá bán 1,3 lần, nhà máy càng sản xuất càng lỗ. Sản phẩm tồn kho không bán được, sản xuất bị ngưng trệ đã đẩy toàn bộ CBCNV vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, bươn trải kiếm sống bằng đủ các ngành nghề. Giai đoạn này đã làm mất đi một phần đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề. Phấn đấu vượt qua khó khăn chỉ bằng cách năng động tìm kiếm thêm việc làm để tồn tại ngoài ra phải nhanh chóng cải tiến toàn bộ sản phẩm để giảm chi phí vật tư, thiết kế lại mẫu mã đáp ứng với nhu cầu khách hàng. Từ năm 1990 đến 1994, hàng năm đã thiết kế chế tạo mới trên 20 sản phẩm đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, sản xuất đã có lãi.Tuy phải cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, có những sản phẩm như quạt trần Ba Đình không cạnh tranh nổi phải dừng sản xuất nhưng nhà máy vẫn từng bước vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển. Năm 1990 là năm khởi đầu cho hướng nghiên cứu chế tạo các sản phẩm máy điện lớn. Các động cơ 1000 kW, động cơ 500 kW, 900 CV, 750 HP . lần lượt ra đời. Công nghệ chế tạo bin dây cao áp được hoàn thiện qua đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã được bảo vệ xuất sắc. Năng động sáng tạo các kỹ sư trẻ đã nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị ổn áp máy phát, các tủ điều khiển động cơ mở ra ngành hàng mới cho Nhà máy. Năm 1991 Nhà máy được Nhà nước khen thưởng Huân chương lao động hạng nhất
Năm 1995 thực hiện chủ trương chuyển các nhà máy gây tiếng ồn , ô nhiễm ra khỏi trung tâm Thành phố, CBCNV Công ty Chế tạo Điện cơ đã có quyết định hết sức táo bạo, góp đất tại 44B Lý Thường Kiệt, để có 35% cổ phần của phía Việt Nam trong Liên doanh " Tổ hợp khách sạn Melia - nhà văn phòng ", chấp nhận mạo hiểm gian khổ để xây dựng Nhà máy mới đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trong 4 năm vừa di chuyển, vừa xây dựng, vừa sản xuất, trên mảnh đất hoang hoá, ao tù, nước đọng, CBCNV đã san nền, xây tường bao, kè ao, làm đường, xây nhà, dựng xưởng, lắp đặt hàng nghìn tấn thiết bị siêu trường, siêu trọng , hoàn thành hai cuộc di chuyển, từ Hà Nội lên Chèm , từ Chèm về Cầu Diễn. Trong những năm tháng đầy khó khăn gian khổ đó, tập thể CBCNV đã tin tưởng vào sự lành đạo của tổ chức Đảng, vào tương lai của công ty, thực sự là một tập thể đoàn kết, nhất trí, gắn bó và hết lòng về công việc. CBCNV Công ty đã xây dựng cho mình cơ ngơi ngày hôm nay, tiết kiệm được 1/3 chí phí so với dự toán. Đứng vững trong cơ chế thị trường , sản phẩm của công ty đang được bán trên 100 đại lý khắp toàn quốc. Doanh thu tăng gấp hai lần so với thời gian chưa di chuyển, nhịp độ tăng trưởng trong những năm qua đạt bình quân 16% năm. Sản phẩm truyền thống là hàng trăm loại động cơ , máy phát , thiết bị đồng hồ có công suất từ 0,12 kW đến 1000 kW. Công ty đã sửa chữa thành công các động cơ và máy phát đến 6500 kW.
27 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nhà máy điện cơ Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
***********Nhà máy điện cơ hà nội**********
1. Sự hình thành và phát triển của nhà máy
Thực hiện chủ trương đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH ở Miền Bắc làm hậu phương vững chắc cho cuộc cách mạng dân tộc giải phóng Miền Nam, ngày 15 - 1 - 1961 Bộ Công nghiệp nặng đã triệu tập hội nghị hiệp thương giữa ba cơ sở: Phân xưởng đồ điện I - thuộc trường kỹ thuật I, Phân xưởng đồ điện thuộc tập đoàn sản xuất Thống Nhất và xưởng cơ khí Công tư hợp doanh Tự lực để thành lập Nhà máy Chế tạo Điện cơ nay là Công ty Chế tạo Điện cơ thuộc Tổng Công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ công nghiệp.
Ngay từ những năm đầu thành lập với một số các thiết bị cũ từ thời Pháp thuộc, nhà xưởng là các xưởng trường, xưởng sản xuất ở 22 Ngô Quyền, 2F Quang Trung và 44B Lý Thường Kiệt, với 571 CBCNV Nhà máy đã phải mất nhiều công sức để vượt qua các khó khăn phức tạp của việc sát nhập, tư tưởng cục bộ mất đoàn kết và bắt tay vào tổ chức sản xuất, sản phẩm ban đầu là các động cơ 0,1 KW đến 10 KW và các phụ tùng thiết bị sản xuất. Năm 1961 Nhà máy đã phấn đấu sản xuất được 4288 động cơ và sản phẩm các loại.
Năm 1965 đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc Xã Hội Chủ nghĩa. Hàng trăm CBCNV Nhà máy đã xung phong lên đường nhập ngũ, chiến đấu trên khắp các chiến trường đánh Mỹ, chín liệt sỹ đã anh dũng hy sinh vì độc lập Tự do của Tổ quốc. Đại hội pháo cao xạ 100 ly cùng hàng trăm tay súng tự vệ ngày đêm trực chiến bảo vệ Thủ đô, góp phần đánh thắng âm mưu phá hoại miền Bắc.Vừa chiến đấu vừa bảo vệ tổ quốc với lực lượng cán bộ, kỹ sư, công nhân kỹ thuật được đào tạo bài bản, chính qui trong và ngoài nước, các thiết kế sản phẩm qui trình công nghệ, tiêu chuẩn xí nghiệp, phương pháp thử nghiệm, qui phạm, nội qui, chế độ ... được từng bước hình thành. Để an toàn cho sản xuất Nhà máy đã sơ tán phân xưởng Khí cụ điện về Văn Giang - Hải Hưng, đến năm 1967 đã tách ra thành Nhà máy khí cụ điện I nay là Công ty VINAKIP. Năm 1968 phân xưởng A5 của Nhà máy cơ khí Hà Nội được Bộ chuyển giao cho Nhà máy.Trong giai đoạn này Nhà máy đã chế tạo động cơ 75 kW, động cơ - máy phát 1 chiều đến 16 kW, máy phát xoay chiều đến 30kW, các máy phát thông tin phục vụ quốc phòng , sửa chữa các động cơ, máy phát cho rađa, tên lửa. Năm 1968 Nhà máy được chính phủ khen thưởng Huân chương lao động hạng nhì. Vào những năm 70 Nhà máy đã có đội ngũ CBCNV lên đến 1480 người, trong đó có gần 100 kỹ sư, hàng năm chế tạo được gần trên 8000 sản phẩm các loại, các công trình tự trang, tự chế đòi hỏi sự sáng tạo cao như xe tải điện, máy vót tre, máy gia công tia lửa điện ... lần lượt ra đời.
Năm 1975 miền Nam hoàn toàn giải phóng, những con người miền Nam tập kết và một số CBCNV trở về Nam công tác. Nhiều kỹ sư giỏi, cán bộ của Nhà máy đã được phân công giữ các cương vị giám đốc , phó giám đốc các Nhà máy, cơ sở ngành địa phương ... Một số bộ phận CBCNV được điều động đi xây dựng xưởng sản xuất động cơ Việt Hung, sau này tách ra thành Nhà máy độc lập nay là Công ty Chế tạo Máy điện Việt Nam - Hung ga ri. Đất nước thống nhất bước vào giai đoạn khôi phục và phát triển kinh tế. Nhà máy đã sản xuất được các động cơ điện có công nghệ phức tạp đó là động cơ 3 pha có cổ góp 10/3,3 kW và 55/18,3 kW, phục vụ chương trình mía đường, các tổ máy phát 30 kW, 50 kW, các động cơ bơm giếng sâu 55 kW ...
Năm 1979 nhà máy đã sử chữa thành công máy phát 325 KVA và 480 KVA bị hư hỏng nặng góp phần đem lại nguồn điện cho vùng mỏ bị cuộc chiến tranh tàn phá.
Từ những năm 60 đến năm 80 nhà máy luôn phấn đấu hoàn thành vượt mức kế hoạch cho dù đời sống còn gặp nhiều khó khăn thiếu thốn nhưng không làm giảm được sự say mê nhiệt tình, tinh thần trách nhiệm của CBCNV trong lao động, trong học tập, trong sáng tạo và tích cực tham gia vào các phong trào hoạt động .
Năm 1986 đất nước bướcvào thời kỳ đổi mới. Năm 1989 cơ chế bao cấp bị xoá bỏ. Bước vào cơ chế thị trường, nhiều khó khăn tưởng trừng không vượt qua được, sản phẩm của Nhà máy bền, khỏe nhưng nặng nề, mẫu mã không đẹp, chất lượng không ổn định, chi phí vật tư chính để làm ra sản phẩm cao hơn giá bán 1,3 lần, nhà máy càng sản xuất càng lỗ. Sản phẩm tồn kho không bán được, sản xuất bị ngưng trệ đã đẩy toàn bộ CBCNV vào hoàn cảnh hết sức khó khăn, bươn trải kiếm sống bằng đủ các ngành nghề. Giai đoạn này đã làm mất đi một phần đội ngũ cán bộ kỹ thuật, công nhân lành nghề. Phấn đấu vượt qua khó khăn chỉ bằng cách năng động tìm kiếm thêm việc làm để tồn tại ngoài ra phải nhanh chóng cải tiến toàn bộ sản phẩm để giảm chi phí vật tư, thiết kế lại mẫu mã đáp ứng với nhu cầu khách hàng. Từ năm 1990 đến 1994, hàng năm đã thiết kế chế tạo mới trên 20 sản phẩm đáp ứng các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, sản xuất đã có lãi.Tuy phải cạnh tranh gay gắt trong cơ chế thị trường, có những sản phẩm như quạt trần Ba Đình không cạnh tranh nổi phải dừng sản xuất nhưng nhà máy vẫn từng bước vượt qua khó khăn và tiếp tục phát triển. Năm 1990 là năm khởi đầu cho hướng nghiên cứu chế tạo các sản phẩm máy điện lớn. Các động cơ 1000 kW, động cơ 500 kW, 900 CV, 750 HP ... lần lượt ra đời. Công nghệ chế tạo bin dây cao áp được hoàn thiện qua đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước đã được bảo vệ xuất sắc. Năng động sáng tạo các kỹ sư trẻ đã nghiên cứu chế tạo thành công các thiết bị ổn áp máy phát, các tủ điều khiển động cơ mở ra ngành hàng mới cho Nhà máy. Năm 1991 Nhà máy được Nhà nước khen thưởng Huân chương lao động hạng nhất
Năm 1995 thực hiện chủ trương chuyển các nhà máy gây tiếng ồn , ô nhiễm ra khỏi trung tâm Thành phố, CBCNV Công ty Chế tạo Điện cơ đã có quyết định hết sức táo bạo, góp đất tại 44B Lý Thường Kiệt, để có 35% cổ phần của phía Việt Nam trong Liên doanh " Tổ hợp khách sạn Melia - nhà văn phòng ", chấp nhận mạo hiểm gian khổ để xây dựng Nhà máy mới đàng hoàng hơn, to đẹp hơn. Trong 4 năm vừa di chuyển, vừa xây dựng, vừa sản xuất, trên mảnh đất hoang hoá, ao tù, nước đọng, CBCNV đã san nền, xây tường bao, kè ao, làm đường, xây nhà, dựng xưởng, lắp đặt hàng nghìn tấn thiết bị siêu trường, siêu trọng , hoàn thành hai cuộc di chuyển, từ Hà Nội lên Chèm , từ Chèm về Cầu Diễn. Trong những năm tháng đầy khó khăn gian khổ đó, tập thể CBCNV đã tin tưởng vào sự lành đạo của tổ chức Đảng, vào tương lai của công ty, thực sự là một tập thể đoàn kết, nhất trí, gắn bó và hết lòng về công việc. CBCNV Công ty đã xây dựng cho mình cơ ngơi ngày hôm nay, tiết kiệm được 1/3 chí phí so với dự toán. Đứng vững trong cơ chế thị trường , sản phẩm của công ty đang được bán trên 100 đại lý khắp toàn quốc. Doanh thu tăng gấp hai lần so với thời gian chưa di chuyển, nhịp độ tăng trưởng trong những năm qua đạt bình quân 16% năm. Sản phẩm truyền thống là hàng trăm loại động cơ , máy phát , thiết bị đồng hồ có công suất từ 0,12 kW đến 1000 kW. Công ty đã sửa chữa thành công các động cơ và máy phát đến 6500 kW.
2. CƠ CấU Tổ CHứC CủA NHà MáY:
Phòng kỹ thuật:
Nhiệm vụ chính của phòng kỹ thuật là thiết kế sản phẩm. Khi nhận được đơn đặt hàng thì phòng kỹ thuật phải thiết kế, lập ra quy trình sản xuất ra sản phẩm đó.Phòng kỹ thuật có 29 người
Ngoài việc thiết kế sản phẩm phòng kỹ thuật còn quản lý phòng thí nghiệm, thử nghiệm các sản phẩm mà nơi khác đưa đến.Bên cạnh đó phòng còn phải bảo quản các tài liệu, công nghệ. Xem xét các bản vẽ để nắm được cách thiết kế sản phẩm. Cụ thể gồm các bản vẽ :
- Bản vẽ kích thước ngoài.
- Bản vẽ nêm rãnh stato.
- Bản vẽ tổng lắp.
- Bản vẽ sơ đồ trải cuộn dây stato.
- Bản vẽ thân.
- Bản vẽ bối dây stato.
- Bản vẽ stato vào thân.
- Bản vẽ khuôn quấn dây.
- Bản vẽ lá tôn stato.
- Bản vẽ rô to trên trục.
- Bản vẽ rôto đúc nhôm.
- Bản vẽ lá tôn rôto.
- Bản vẽ gông ép stato.
- Bản vẽ trục.
Mỗi bản vẽ có ghi đầy đủ kích thước và các điều kiện gia công đảm bảo trong điều kiện có thể của công nghệ chế tạo.
Phòng thí nghiệm.
Được trang bị thiết bị của Tiệp Khắc làm nhiệm vụ thử tải các động cơ mới sản xuất. Phòng thí nghiệm có thể thử được động cơ có công suất tới 200kW.
Phòng tổ chức cán bộ.
Phòng tổ chức cán bộ có nhiệm vụ quản lý công nhân viên của công ty. Đào tạo, tuyển dụng các cán bộ công nhân viên. Các công tác vệ sinh môi trường. Tính toán trả lương và các chính sách, chế độ, khen thưởng.
Phòng kinh doanh.
Phòng kinh doanh có nhiệm vụ tổ chức tiêu thụ sản phẩm. Điều hành và lập kế hoạch sản xuất . Mua vật tư và bán thành phẩm.
Phòng kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm qua từng khâu chế tạo. Quản lý hệ thống chất lượng của toàn bộ công ty.
Phòng tài chính kế toán.
Quản lý tiền, thu chi, tư vấn cho lãnh đạo đưa ra những quyết định, điều hành vốn.
3. Yêu cầu kỹ thuật đối với Động cơ cải tiến 3K200
3.1. Kích thước ngoài
Động cơ
L1
L2
L3
KL
30 _ 1500 vg/ph
30 _ 3000 vg/ph
22 _ 1500 vg/ph
22 _ 3000 vg/ph
33 _ 1500 vg/ph
267
267
228
228
267
344
344
305
305
344
741,5
741,5
701,5
701,5
741,5
267
251
224
215
273
3.2. Nắp động cơ
- Làm sạch các hạt bụi trên các mặt đúc.
- Dung sai đúc tính theo TCVN 385 – 70 chính xác cấp II.
- Độ nghiêng đúc theo TCVN 386 – 70.
- Kích thước tự do gia công theo cấp chính xác 12.
- Các góc lượn không ghi trên bản vẽ lấy R = 3
- Vật đúc không rạn, nứt, rỗ, ngót.
- Bề mặt trong không gia công quét sơn chống rỉ; bề mặt ngoài không gia công lớp trong quét sơn chống rỉ, lớp ngoài quét sơn cùng màu động cơ.
3.3. Nắp mỡ ngoài
- Dung sai đúc tính theo TCVN 385 – 70 chính xác cấp II.
- Độ nghiêng đúc theo TCVN 386 – 70.
- Dung sai kích thước tự do gia công theo cấp chính xác 12.
- Các góc lượn không ghi trên bản vẽ lấy R = 3.
- Vật đúc không rỗ, ngót, nứt.
- Mặt trong không gia công quét sơn chống rỉ, mặt ngoài không gia công quét sơn cùng màu với thân.
3.4. Nắp mỡ trong
- Dung sai đúc tính theo TCVN 385 – 70 chính xác cấp II.
- Dung sai kích thước tự do gia công theo chính xác cấp 12.
- Các góc lượn không ghi trên bản vẽ lấy R = 2.
- Vật đúc không rỗ, ngót, nứt (theo quy định động cơ xuất khẩu của nhà máy).
- Mặt trong không gia công quét sơn chống rỉ, mặt ngoài không gia công quét sơn cùng màu với nắp.
3.5. Trục
- Dung sai kích thước tự do gia công theo chính xác cấp 12.
- Dung sai kích thước F66 K6 căn cứ vào lỗ lá tôn rôto thực tế để động cơ sao cho đảm bảo chế độ lắp ghép.
- Bề mặt F60 K5, F48 K5 được mài tinh.
- Vật liệu được chế tạo bằng thép 45 hoặc tương đương.
3.6. Nắp gió
- Kích thước các chi tiết khai triển theo bản vẽ lắp.
- Các góc uốn không được nứt, gẫy.
- Làm sạch các mối hàn, gờ sắc, góc vát.
3.7. Lõi thép stato
- Phải ghép đủ các lá tôn và ép đạt kích thước L
- Độ nhấp nhô giữa các lá tôn không vượt quá 0,1.
- Lá tôn được xếp trên trục có đường kính FD (độ mòn cho phép –0,05)
3.8. Lá tôn stato
- Ba via không lớn hơn 0,1.
- Mỗi lần làm khuôn dịch dấu định vị R3 đi một góc 70.
- Dung sai kích thước rãnh cho phép để kiểm tra độ mòn của khuôn.
- Các góc cho phép lượn với R = 0,5.
3.9. Gông ép stato
- Làm sạch bavia gờ cạnh sắc.
3.10. Vành ép stato
- Làm sạch các cạnh sắc.
- Các chi tiết phải phẳng, không cong vênh.
3.11. Sơ đồ dây quấn
Z1 = 36 2p = 4 y = 1 _ 8
m1 = 3 a1 = 4 q1 = 3
3.12. Nêm rãnh
- Tre già luộc dầu lạnh và sấy khô.
3.13. Rôto trên trục
- Rôto phải được cân bằng động bằng các miếng được ép chặt vào giữa hai cánh tản nhiệt.
- Bi lắp bằng phương pháp lắp máy.
- Các mặt biên lõi tôn, các cánh quạt gió, các bề mặt không lắp ghép của trục phải được quét sơn chống rỉ.
- Mặt ngoài của lõi tôn phải được một màng sơn trong suốt chống rỉ. Chiều dày không vượt quá 0,05 và phải đều nhau trên toàn bộ bề mặt với dung sai 0,01.
3.14. Rôto đúc nhôm
- Mặt đúc không được rỗ, không được sứt mẻ ở các cạnh cũng như ở vòng chập.
- Độ nhấp nhô của lá tôn sau khi xếp ép không lớn hơn 0,1.
- Kiểm tra độ ép chặt bằng cách đếm số lá tôn hay cân tổng số các lá tôn và kích thước đảm bảo chiêù dài L±1.
- Các cánh đúc đúng kích thước không hụt quá 2mm.
- Lá tôn được xếp vào trục gá F66 h6.
- Cấp chính xác đúc III TCVN 385 – 70.
- Không xếp các lá tôn khác khuôn dập vào cùng một lõi.
3.15. Lá tôn rôto
- Bavia không lớn hơn 0,1.
- Mỗi lần làm khuôn dịch đi một góc a = 130.
- Dung sai kích thước rãnh cho để kiểm tra độ mòn của khuôn.
3.16. Thân hộp cực
- Độ nghiêng đúc theo TCVN 385 – 70.
- Dung sai đúc theo TCVN 385 – 70 chính xác cấp II.
- Mặt trong không gia công quét sơn chống rỉ, mặt ngoài không gia công quét sơn cùng màu với nắp.
- Vật đúc không rỗ, ngót, nứt.
- Các góc lượn không ghi trên bản vẽ lấy R = 3.
3.17. Nắp hộp cực
- Độ nghiêng đúc theo TCVN 385 – 70.
- Dung sai đúc theo TCVN 385 – 70 chính xác cấp II.
- Mặt trong không gia công quét sơn chống rỉ, mặt ngoài không gia công quét sơn cùng màu với thân.
- Vật đúc không rỗ, ngót, nứt.
- Các góc lượn không ghi trên bản vẽ lấy R = 3.
3.18. Bulông cọc cực
- Dung sai kích thước theo cấp chính xác cấp 12.
3.19. Đai ốc ống dẫn dây
- Dung sai đúc theo TCVN 385 – 70 chính xác cấp II.
- Dung sai kích thước tự do gia công theo chính xác cấp 12.
- Mặt trong không gia công quét sơn chống rỉ, mặt ngoài không gia công quét sơn cùng màu với thân.
- Vật đúc phải phẳng, không rỗ ngót.
3.20. ống dẫn dây ra
- Độ nghiêng đúc theo TCVN 386 – 70.
- Dung sai đúc theo TCVN 385 – 70 chính xác cấp II.
- Dung sai kích thước tự do gia công theo chính xác cấp 12.
- Mặt trong không gia công quét sơn chống rỉ, mặt ngoài không gia công quét sơn cùng màu với thân, mặt không gia công phía trong quét sơn chống rỉ.
- Vật đúc không rỗ ngót nứt.
3.21. Cầu nối cực
- Dung sai kích thước tự do chính xác cấp 12.
- Tráng thiếc dày 15 micrông.
3.22. Bạc quạt gió
- Độ lệch giữa đường tâm rãnh then so với đường tâm bạc không quá 0,2.
- Độ lệch giữa đường tâm rãnh phay so với đường tâm bạc không quá 0,2.
- Dung sai kích thước tự do theo cấp chính xác 12.
3.23. Cánh quạt gió
- Các góc lượn không ghi trên bản vẽ lấy R = 3 á5.
- Dung sai kích thước tự do theo chính xác cấp 12.
- Phải đảm bảo bề mặt phẳng sau khi dập.
3.24. Khuôn quấn dây
- Gỗ phải tốt, nhẵn, phẳng.
- Làm sạch các gờ cạnh sắc.
- Làm bốn khuôn cho bốn động cơ.
3.25. Nhãn động cơ
- Nền nhãn và các chữ số trong khung sâu 0,2 sơn đen.
- Ô khung, đường viền, chữ và số ngoài khung có màu kim loại.
- Bề mặt nhãn phải phẳng và được phủ sơn trong suốt.
- Dấu hiệu nhà máy theo đúng tỷ lệ đã quy định.
******************Nhà máy vinakip*****************
1 . Giới thiệu chung về nhà máy:
1.1. Tên và địa chỉ của nhà máy:
- Tên công ty: Công ty khí cụ điện I trực thuộc : Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ công nghiệp.
- Sản phẩm chính: chuyên thiết kế, chế tạo và dịch vụ thương mại thiết bị điện.
- Địa chỉ: phường Xuân Khanh - Thị xã Sơn Tây - Tỉnh Hà Tây.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty khí cụ điện i là doanh nghiệp nhà nước, thành lập năm 1967, với tên giao dịch VINAKIP , nhãn hiệu hàng hoá độc quyền KIP. Cơ quan chủ quản : Tổng công ty Thiết bị kỹ thuật điện - Bộ công nghiệp .
2. Những sản phẩm và dịch vụ của nhà máy:
- Thiết bị đóng cắt, bảo vệ và điều khiển mạch điện hạ áp đến 1000 V.
- Tiếp điểm hợp kim gốm cao áp đến 35 KV và tiếp điểm hạ áp đến 1000 A.
- Tủ điện trạm , tủ phân phối , tủ điều khiển, tủ chiếu sáng đèn đường và tủ bảng điện trọn bộ cho các thiết bị khác .
- Thiết bị điện cùng các hộp, bảng điện dân dụng.
- Lắp ráp các thiết bị và đường dây điện hạ áp.
- Xuất nhập khẩu vật tư - vật liệu điện và thiết bị điện.
Ngoài các dịch vụ trên, công ty đă chế tạo được nhiều các sản phẩm như : + Máy cắt tự động (áp TO MAT):
ơ A32 - MT 32A - 250V - 2 cực
ư A30 - MT(15,20,25,30)A - 250V - 2 cực
đ A50 - 3MT(16,25,40,50)A - 500V
¯ A800 - 3MT(400,500,600,800) - 500V
+ Tiếp điểm hợp kim gốm cao áp đến 35 KV và tiếp điểm hạ áp đến 1000 A:
Chế tạo mới hoặc phục hồi:
ơ Tiếp điểm áptomát
ư Tiếp điểm khởi động từ
+ Tủ bảng điện:
ơ Tủ điện trạm phòng hạ áp 0,4 kV , dòng điện 3200A
ư Tủ phân phối
đ Tủ điều khiển
+ Khởi động từ :
ơ K20 - (10,16,20)A - ( 380/220)V
ư K50 - (25,40,50)A - ( 380/220)V
đ K150 - (100,125,150)A - ( 380/220)V
+ Cầu dao hộp có cài an toàn:
ơ CDH 3P - (100,150,200)A - 500V
ư CDH 3P - (250,300,400,500)A - 500V
đ CDH 3P - (630,800,1000)A - 500V
+ Cầu dao kiểu hở:
ơ CD - (100,150,200)A - 500V
ư CD - (250,400,...,1000)A - 500V
+ Cầu dao đế sứ:
ơ CD2P - (15,20,30,60)A - 250V
ư CD2P - 2N - (30,60)A - 250V
đ CD3P (100 ,150,200)A - 380V
+ Thiết bị điều khiển phụ trợ:
ơ Nút ấn 5A loại 1 nút ,2 nút , 3 nút
ư Cực đấu dây loại (10,25,40,60,100)A từ 2 phần tử đến 12 phần tử
đ Chuyển mạch vạn năng 4,6,8 phân đoạn
¯ Công tắc đèn (6,19)A-250V lắp nổi , lắp chìm tường
° ổ cắm, ổ nối điện đến 10A-250V lắp nổi , lắp chìm tườngdi động
± Công tắc liền ổ cắm , công tắc đèn cầu thang
+ Các sản phẩm cơ khí:
ơ Máng cáp điện
ư Tủ văn phòng
đ Chi tiết xe máy : hộp xích , giá để chân trước , giá để chân sau, chân chống chính , chân chống bên , cụm cần phanh , trục xe, càng xe
+ Lắp ráp các thiết bị và đường dây điện hạ áp
+ Xuất nhập khẩu vật tư, vật liệu điện và thiết bị điện.
3. Những thành tựu công ty đã đạt được
VINAKIP, nơi sản xuất hơn 200 loại khí cụ điện và sản phẩm điện dân dụng có uy tín trên thị trường trong và ngoài nước, đã giành được 35 huy chương vàng tại các kỳ hội chợ quốc tế Hàng công nghiệp cho các chủng loại và sản phẩm. Nhóm sản phẩm ổ cắp điện đã được người tiêu dùng bình chọn " Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2000 ''.
Nhóm sản phẩm máy cắt điện tự động (aptomat) đã được Tổng cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng cấp chứng chỉ " Đạt yêu cầu chất lượng thay thế hàng nhập khẩu ".
VINAKIP không ngừng đầu tư công nghệ tiên tiến , thiết bị hiện đại để nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Hệ thống gia công khuôn mẫu bằng máy cắt điện cực dây CNC, Máy xung điện với công nghệ phần mềm thiết kế 3 chiều (CAD/CAM - CIMATRON)
- Sản phẩm được bảo vệ và trang trí bề mặt công nghệ mạ, sơn tĩnh điện và nhiều công nghệ khác .
- Công nghệ ép nhựa nhiệt dẻo và nhựa nhiệt cứng trên máy ép phun điều khiển tự động theo chương trình.
- Hệ thống thiết bị và công nghệ đặc biệt chế tạo tiếp điểm hợp kim gốm .
- Thiết bị chế tạo lò xo với công nghệ quấn dây tự động điều khiển theo chương trình .
sản phẩm VINAKIP được sản xuất dưới sự kiểm soát của hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với yêu cầu của tiêu chuẩn ISO - 9002 đã được chứng nhận độc lập bởi BVQI ( Vương quốc Anh )
4. Quy trình công nghệ chế tạo công tắc tơ
- Chế tạo mạch từ (lõi,nắp thân bằng sắt từ và cuộn dây...)
- Chế tạo thanh dẫn tĩnh
- Chế tạo thanh dẫn động
- Chế tạo cuộn hút
- Chế tạo lò xo tiếp điểm
- Chế tạo lò xo nhả
- Chế tạo dây nối mềm
- Chế tạo tấm cách điện
- Chế tạo vòng ngắn mạch ( vòng chống rung)
5. Mạng lưới phân phối sản phẩm của công ty
Ngoài trụ sở chính của công ty ở phường Xuân Khanh - Thị xã Sơn Tây - Tỉnh Hà Tây, công ty còn 6 chi nhánh trên các tỉnh thành phố khác:
+ Chi nhánh thành phố Hà Nội.
+ Chi nhánh thành phố Thái Nguyên.
+ Chi nhánh thành phố HCM.
+ Chi nhánh thành phố Đà Nẵng.
+ Chi nhánh thành phố Vinh -Nghệ An.
+ Chi nhánh thành phố Buôn Ma Thuột.
Các khu vực khác là đại lý :
+ Thành phố Hải Phòng.
+ Thành phố Hải Dương.
+ Lạng Sơn.
+ Tuyên Quang.
+ Yên Bái.
+ Thành phố Việt Trì.
+ Thành phố Nam Định.
+ Thành phố Thanh Hoá.
+ Hà Tây.
+ Bắc Giang.
+ Bắc Ninh.
+ Thành phố Huế.
+ Thành phố Vũng Tàu.
+ Quảng Bình.
+ Thành phố Biên Hoà(Đồng Nai).
*********Nhà máy thiết bị điện đông anh********
1. Khái quát về nhà máy chế tạo thiết bị điện đông anh
Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh được thành lập ngày 26/3/1971 theo quyết định số 88/NC-QLKT của Bộ Điện và Than, với nhiệm vụ chính là chế tạo và sửa chữa các loại máy biến áp, một số các sản phẩm dân dụng chạy bằng điện khác và sản xuất cáp nhôm. Ngày 05/04/1971 nhà máy sáp nhập thêm xưởng sửa chữa cơ điện (thuộc Công ty điện lực miền Bắc) và lấy tên là Nhà máy sửa chữa thiết bị điện Đông Anh.
Đến năm 1982 Công ty sửa chữa và chế tạo thiết bị điện được thành lập, nhà máy là một cơ sở của Công ty, thực hiện hạch toán tập trung, là bộ máy cơ quan của công ty kiêm bộ máy quản lý nhà máy. Đây là thời kỳ đầu nhà máy bắt tay vào việc thiết lập cơ sở hạ tầng, gây dựng các mối quan hệ đối tác trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh với nguồn vốn còn rất hạn hẹp và trình độ quản lý kinh tế non kém.Tháng 06/1988 Nhà máy tách khỏi Công ty, tiến hành hạch toán độc lập đồng thời cũng đổi tên nhà máy thành Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh cho đến ngày nay.
1.1. Quy mô và sự phát triển của nhà máy trải qua các thời kỳ khác nhau:
Từ năm 1971 đến năm 1976: Thời kỳ này nhà máy có quy mô nhỏ, nhiệm vụ chủ yếu lúc đó là sửa chữa các thiết bị điện có nguồn gốc từ Liên Xô (cũ), trình độ tay nghề của đội ngũ công nhân còn yếu kém nên chỉ đáp ứng được đòi hỏi của nền kinh tế bao cấp thời bấy giờ, đặt ra nhiều trở ngại cho quá trình phát triển của nhà máy.
Đến năm 1983: với sự giúp đỡ của nước bạn Liên Xô nhà máy đã tiến hành mở rộng quy mô, hoạt động của nhà máy, nâng tổng diện tích của nhà máy lên 11ha, trong đó có tới 30.000m2 nhà xưởng chính để sản xuất, tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy thời kỳ này là 1.178 người. Nhiệm vụ vẫn là sửa chữa các thiết bị điện.
Từ năm 1982 đến năm 1988: Thời kỳ này nhà máy đã tiến thêm một bước phát triển mới, ngoài nhiệm vụ sửa chữa nhà máy còn mạnh dạn đi sâu vào nghiên cứu để chế tạo các thiết bị điện góp phần vào công tác điện khí hoá nước nhà, thực hiện chương trình sản xuất thiết bị điện và vật liệu kỹ thuật điện, điện áp đến 35KV.
Từ năm 1988 đến năm 1998: Năm 1993 nhà máy được thành lập lại và đổi tên là Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh trực thuộc Công ty sản xuất thiết bị điện của Tổng công ty điện lực Việt Nam. Nhà máy có công suất theo thiết kế là 5.000 tấn sản phẩm/năm. Hiện nay các loại sản phẩm chính do nhà máy chế tạo là:
- Máy biến áp các loại.
- Cầu dao cao thế 6-35KV.
- Tủ điện hạ thế.
- Cáp nhôm trần tải điện A và AC.
- Cáp chống sét.
- Các loại phụ kiện cho đường dây tải điện.
Sửa chữa các loại biến áp, động cơ và máy phát điện.
Đặc biệt trong vòng 10 năm qua (1991 – 2000) nhà máy đã thiết kế và chế tạo được nhiều máy biến áp lớn từ 25.000 KVA đến 63.000 KVA, đạt chất lượng cao và vận hành tốt, được lắp đạt trong cả nước. Cụ thể như sau:
Năm
Khối lượng (tấn cáp)
Máy biến áp
Ghi chú
1991
276
137
1992
311
122
1993
699
130
1994
528
105
1995
107
801
1996
119
910
1997
102
1.005
Có 7 máy 63.000KVA
1998
120
1.010
Có 14 máy 25.000KVA
1999
130
1.046
Có 20 máy 25.000, 20.000, 40.000 và 63.000 KVA
2000
105
1.100
Có 16 máy 25.000, 31.000, 40.000 và 63.000 KVA
Hiện nay, tổng số cán bộ công nhân viên của nhà máy gồm 732 người trong đó tổng số lao động nữ là 318 người, số người có trình độ Đại học là 76 người, số người tốt nghiệp Cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp là 74 người, số còn lại đều tốt nghiệp trung học.
1.2. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của nhà máy:
giám đốc
phó giám đốc kinh doanh
phó giám đốc kỹ thuật
Phòng hành chính y tế
Phòng KH điều độ
Phòng tài chính kế toán
Phòng thanh tra bảo vệ
Phòng tổ chức lao động
Phòng tiếp
thị
Phòng kỹ thuật
Phòng vật
tư
Phòng cơ
điện
Phòng KCS
Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của nhà máy
Xưởng quấn dây
Xưởng lắp
ráp
Xưởng cơ
khí
Xưởng mạch từ
Xưởng sửa chữa điện
Xưởng cáp nhôm
Xưởng chế tạo vỏ
Xưởng cơ điện
Xưởng sấy lọc dầu
Xưởng mộc
Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Nhà máy chế tạo thiết bị điện Đông Anh rất chặt chẽ, các Phòng ban ngoài những chức năng nhiệm vụ riêng của mình còn có các mối quan hệ rất mật thiết với nhau trong nhiều lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực an toàn vệ sinh lao động. Các phân xưởng được bố trí hài hoà nhằm mục đích thuận lợi cho quá trình sản xuất dây chuyền, đồng thời cũng đảm bảo khoảng cách an toàn cho những phân xưởng có nhiều yếu tố gây nguy hiểm.
1.3. Vấn đề an toàn trong nhà máy:
Để đảm bảo an toàn cho người nhà máy đã tổ chức buổi học an toàn yêu cấu đối với mỗi người :
+ Đảm bảo an toàn cho người, cho các thiết bị chung thì phải nắm được tính năng
+ Không được đi lại dưới các vật cẩu
+ Cấm lửa ( không hút thuốc ) không gây ra cháy nổ
+ Tất cả các thiết bị đều mang điện cần phải cẩn trọng trong quá trình tiếp xúc với thiết bị. Phải mang các thiết bị cách điện như xào, găng tay, đi ủng…
+ Phải có các thiết bị bảo vệ nối đất
+ Nếu bị điện giật phải đưa ra những vị trí thoáng mát chữa ngay tại chỗ, còn nếu bị tai nạn đưa ra bệnh viện gần nhà máy. Nếu bị tai nạn trên cao phải đỡ lấy nạn nhân, còn ở dưới đất thì cắt điện hoặc tìm xào khô hay vật cách điện để đỡ lấy.
2. Trình tự thiết kế của nhà máy
2.1. Đưa ra thông số của khách hàng :
Các thông số :
+ Công suất : S (KVA)
+ Điện áp sơ cấp và thứ cấp máy biến áp : U1/U2 (KV)
+ Tổ nối dây
+ Các thông số ngắn mạch : Uk , Pk
+ Các thông số không tải : Io , Po
2.2. Tính toán :
Người thiết kế phải tính toán sao cho thoả mãn được các chỉ tiêu về kỹ thuật nhưng phải đạt được tối ưu về mặt kinh tế.
Các bước tiến hành : + Cho ra bản vẽ
+ Theo dõi sản phẩm
+ Kiểm t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- sfdsg.doc