Chủ nghĩa duy vật trước Mác mang tính chất trực quan. Mác đã chỉ rõ: “Khuyết điểm chủ yếu, từ trước tới nay của mọi chủ nghĩa duy vật là không thấy được vai trò của thực tiễn”. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của các nhà triết học trước mình về thực tiễn, Mác và Ăngghen đã đem lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được chứng minh bởi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, của thực tiễn xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức: “nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn”.
Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.
Vậy thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng được phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy mà thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích và mang tính lịch sử - xã hội. Vì vậy thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật chất hay nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người. Bằng hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức. Do đó hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính năng động, sáng tạo, là hoạt động đối tượng hoá, là quá trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa các chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể, trên cơ sơ đó nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở thành mắt khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Con người nhờ vào thực tiễn, như là hoạt động có ý thức, có mục đích của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới. Con người không thoả mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất tạo ra của cải vât chất để nuôi sống mình. Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải biết chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới.
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuizn | Lượt xem: 1581 | Lượt tải: 1
Nội dung tài liệu Đề tài Nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn của chủ nghĩa mác - Lênin phê phán bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN TẮC THỐNG NHẤT GIỮA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN. PHÊ PHÁN BỆNH KINH NGHIỆM VÀ BỆNH GIÁO ĐIỀU
Chủ nghĩa duy vật trước Mác mang tính chất trực quan. Mác đã chỉ rõ: “Khuyết điểm chủ yếu, từ trước tới nay của mọi chủ nghĩa duy vật là không thấy được vai trò của thực tiễn”. Kế thừa những yếu tố hợp lý và khắc phục những thiếu sót trong quan điểm của các nhà triết học trước mình về thực tiễn, Mác và Ăngghen đã đem lại một quan niệm đúng đắn, khoa học về thực tiễn và vai trò của nó đối với nhận thức cũng như đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người.
Sự ra đời của chủ nghĩa duy vật biện chứng đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lý luận nhận thức. Bằng sự kế thừa những yếu tố hợp lý, phát triển một cách sáng tạo và được chứng minh bởi những thành tựu của khoa học, kỹ thuật, của thực tiễn xã hội, C.Mác và Ph.Ăngghen đã xây dựng nên học thuyết biện chứng duy vật về nhận thức: “nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng, tích cực, tự giác và sáng tạo thế giới khách quan vào đầu óc của con người trên cơ sở thực tiễn”.
Với việc đưa phạm trù thực tiễn vào lý luận nhận thức, các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mac-Lênin đã tạo nên một bước chuyển biến cách mạng trong triết học nói chung và trong lý luận nhận thức nói riêng.
Vậy thực tiễn là gì?
Thực tiễn là toàn bộ những hoạt động vật chất “cảm tính”, có mục đích, mang tính lịch sử - xã hội của con người, nhằm cải tạo tự nhiên và xã hội.
Khác với hoạt động tư duy, trong hoạt động thực tiễn, con người sử dụng những công cụ vật chất tác động vào những đối tượng vật chất làm biến đổi chúng theo mục đích của mình. Nó được thực hiện một cách tất yếu khách quan và không ngừng được phát triển bởi con người qua các thời kỳ lịch sử. Chính vì vậy mà thực tiễn bao giờ cũng là hoạt động vật chất có mục đích và mang tính lịch sử - xã hội. Vì vậy thực tiễn không phải bao gồm toàn bộ hoạt động của con người, mà chỉ là những hoạt động vật chất hay nói theo thuật ngữ của Mác là hoạt động cảm tính của con người. Bằng hoạt động thực tiễn, con người làm biến đổi bản thân sự vật trong hiện thực, từ đó làm cơ sở biến đổi hình ảnh của sự vật trong nhận thức. Do đó hoạt động thực tiễn là hoạt động có tính năng động, sáng tạo, là hoạt động đối tượng hoá, là quá trình chuyển hoá cái tinh thần thành cái vật chất. Hoạt động thực tiễn là quá trình tương tác giữa các chủ thể và khách thể, trong đó chủ thể hướng vào việc cải tạo khách thể, trên cơ sơ đó nhận thức khách thể. Vì vậy, thực tiễn trở thành mắt khâu trung gian nối liền ý thức con người với thế giới bên ngoài.
Hoạt động thực tiễn là hoạt động bản chất của con người, là hoạt động đặc trưng cho con người. Con người nhờ vào thực tiễn, như là hoạt động có ý thức, có mục đích của mình mà cải tạo thế giới để thoả mãn nhu cầu của mình, thích nghi một cách chủ động, tích cực với thế giới và làm chủ thế giới. Con người không thoả mãn với những gì mà tự nhiên cung cấp cho mình dưới dạng có sẵn. Con người phải tiến hành lao động sản xuất tạo ra của cải vât chất để nuôi sống mình. Để lao động và lao động có hiệu quả, con người phải biết chế tạo ra công cụ lao động và sử dụng công cụ lao động. Bằng hoạt động thực tiễn, trước hết là lao động sản xuất, con người tạo nên những vật phẩm vốn không có sẵn trong tự nhiên. Không có hoạt động đó, con người và xã hội loài người không thể tồn tại và phát triển được. Vì vậy, có thể nói rằng, thực tiễn là phương thức tồn tại cơ bản của con người và xã hội, là phương thức đầu tiên và chủ yếu của mối quan hệ giữa con người với thế giới.
Tuy thay đổi qua các giai đoạn lịch sử khác nhau của xã hội, nhưng thực tiễn luôn luôn là dạng hoạt động cơ bản và phổ biến của xã hội loài người. Hoạt động đó không thể được tiến hành chỉ bằng vài cá nhân riêng lẻ, mà phải bằng hoạt động đông đảo quần chúng nhân dân trong xã hội. Do đó, về nội dung cũng như về phương thức thực hiện, thực tiễn có tính lịch sử - xã hội.
Theo quan điểm duy vật biện chứng, nhận thức là quá trình con người phản ánh một cách biện chứng thế giới khách quan trên cơ sở thực tiễn lịch sử - xã hội. Đó là quá trình đi từ không biết đến biết, từ biết ít đến biết nhiều, từ nông đến sâu, từ không đầy đủ chính xác trở thành đầy đủ hơn và chính xác hơn. Quá trình nhận thức của con người và loài người nói chung trải qua hai giai đoạn là nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính ...
Sự phát triển của nhận thức loài người tất yếu dẫn tới sự xuất hiện của lý luận. Lý luận là sản phẩm của sự phát triển cao của nhận thức, đồng thời thể hiện như là trình độ cao của nhận thức.
Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là sự tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích luỹ lại trong quá trình lịch sử (Hồ Chí minh: Toàn tập).
Xét về bản chất, lý luận là một hệ thống những tri thức được khái quát hoá từ thực tiễn, phản ánh mối liên hệ về bản chất, những tính quy luật của thế giới khách quan. Lý luận được hình thành không phải ở bên ngoài thực tiễn mà trong mối liên hệ với thực tiễn. Giữa lý luận và thực tiễn có mối quan hệ biện chứng với nhau, tác động qua lại nhau, trong đó thực tiễn giữ vai trò quyết định, vì nó là cơ sở, nền tảng của lý luận bởi vì chính thực tiễn là cơ sở xuất phát của nhận thức nói chung trong đó có lý luận., nó đặt ra các vấn đề cho nhận thức, cho lý luận.
Con người quan hệ với thế giới bắt đầu không phải bằng lý luận mà bằng thực tiễn. Chính từ trong quá trình hoạt động thực tiễn, cải tạo thế giới mà nhận thức, lý luận ở con người mới được hình thành và phát triển. Bằng hoạt động thực tiễn, con người tác động vào thế giới, buộc thế giới phải bộc lộ những thuộc tính, những tính quy luật để cho con người nhận thức chúng. Ban đầu con người thu nhận những tài liệu cảm tính, những kinh nghiệm, sau đó tiến hành so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hoá, trừu tượng hoá… để phát triển thành lý tính, xây dựng thành lý luận, khoa học phản ánh bản chất, quy luật vận động của các sự vật, hiện tượng trong thế giới. Do đó, có thể nói, thực tiễn cung cấp những tài liệu cho nhận thức, cho lý luận. Không có thực tiễn thì không có nhận thức, không có lý luận. Mọi tri thức dù trực tiếp hay gián tiếp đối với người này hay người kia, thế hệ này hay thế hệ khác, dù ở giai đoạn cảm tính hay lý tính, ở trình độ kinh nghiệm hay lý luận xét đến cùng đều bắt nguồn từ thực tiễn. Trong quá trình hoạt động thực tiễn, con người cũng biến đổi luôn cả bản thân mìn, phát triển năng lực bản chất, năng lực trí tuệ của mình, từ đó trình độ được nâng cao dần cho đến lúc có lý luận, khoa học.
Thực tiễn là động lực, là mục đích của nhận thức, của lý luận, vì chính thực tiễn luôn đề ra nhu cầu, nhiệm vụ, phương hướng phát triển cho nhận thức. Nhận thức phát triển được hay không là nhờ vào sự thúc đẩy của thực tiễn. Lý luận, khoa học không có mục đích tự thân. Lý luận, khoa học ra đời chính vì và chủ yếu vì chúng cần thiết cho hoạt động thực tiễn của con người. Thực tiễn là mục đích của nhận thức, lý luận. Nhận thức, lý luận sau khi ra đời phải quay về phục vụ thực tiễn, hướng dẫn, chỉ đạo thực tiễn, phải biến thành hành động thực tiễn của quần chúng. Lý luận, khoa học chỉ có ý nghĩa thực sự khi chúng được vận dụng vào thực tiễn, cải tạo thực tiễn phục vụ mục tiêu phát triển nói chung nhằm thỏa mãn những nhu cầu ngày càng tăng của con người.
Vai trò của thực tiễn còn được thể hiện ở chỗ nó là tiêu chuẩn để kiểm tra tính đúng sai của chân lý. Mác viết: “Vấn đề tìm hiểu xem tư duy của con người có thể đạt tới chân lý khách quan không, hoàn toàn không phải là một vấn đề lý luận mà là một vấn đề thực tiễn. Chính trong thực tiễn mà con người phải chứng minh chân lý…” Chỉ có lấy thực tiễn kiểm nghiệm mới xác nhận được tri thức đạt được là đúng hay sai, là chân lý hay sai lầm. Thực tiễn sẽ nghiêm khắc chứng minh chân lý, bác bỏ sai lầm. Tuy nhiên, cần phải hiểu tiêu chuẩn thực tiễn một cách biện chứng, tiêu chuẩn này vừa có tính tuyệt đối vừa có tính tương đối. Là tuyệt đối vì nó là tiêu chuẩn khách quan duy nhất của nhận thứ, là thước đo duy nhất khẳng định tính đúng sai của tri thức. Nhưng tiêu chuẩn thực tiễn có cả tính tương đối vì thực tiẽn không đứng yên một chỗ mà biến đổi và phát triển không ngừng, ở một phương diện thực tiễn nhất định, nó chỉ kiểm tra được sự đúng đắn của một nhận thức nhất định chứ không kiểm tra được toàn bộ nhận thức đã có, nên tiêu chuẩn thực tiễn không cho phép biễn những tri thức của con người thành những chân lý tuyệt đích cuối cùng, mà những tri thức này vẫn phải thường xuyên được kiểm nghiệm để tránh những cực đoan sai lầm như chủ nghĩa giáo điều, bảo thủ, hay chủ nghĩa chủ quan, duy ý chí, chủ nghĩa tương đối.
Vai trò của thực tiễn đối với lý luận còn thể hiện ở chỗ chỉ thông qua thực tiễn, lý luận mới được vật chất hóa, chỉ thông qua thực tiễn thì lý luận mới có giá trị tham gia vào biến đổi hiện thực, mới có sức mạnh cải tạo hiện thực
Tuy nhiên, việc coi trọng thực tiễn không có nghĩa là coi nhẹ lý luận, hạ thấp vai trò của lý luận. Không nên đề cao cái này hạ thấp cái kia, và ngược lại. Không thể dừng lại ở những kinh nghiệm thu nhận được trực tiếp từ thực tiễn mà phải nâng lên thành lý luận. Kinh nghiệm và lý luận là hai trình độ khác nhau của nhận thức, đồng thời lại thống nhất với nhau, chúng bổ sung cho nhau, giả định lẫn nhau, thâm nhập và chuyển hoá lẫn nhau. Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận cũng không đồng nhất với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, tuy chúng có quan hệ với nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính. Bởi vì trong nhận thức kinh nghiệm ngoài hoạt động trực quan cảm tính, còn có sự tham gia của yếu tố lý tính. Do đó, có thể coi kinh nghiệm và lý luận là những bậc thang của lý tính, nhưng khác nhau về đối tượng, về trình độ, tính chất phán ánh hiện thực, về chức năng cũng như về trật tự lịch sử. Vì vậy, không nên coi thường kinh nghiệm song cũng không nên cường điệu kinh nghiệm, không nên dừng lại ở kinh nghiệm mà cần nâng lên trình độ lý luận. Lý luận là trình độ cao hơn về chất so với kinh nghiệm, “Lý luận là sự tổng kết những kinh nghiệm của loài người, là tổng hợp những tri thức về tự nhiên và xã hội tích trữ lại trong quá trình lịch sử” (Hồ Chí minh: Toàn tập). Lý luận mang tính trừu tượng và khái quát cao hơn kinh nghiệm, nó thể hiện tính chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn, hệ thống hơn, nên phạm vi ứng dụng của lý luận mang tính phổ biến hơn, rộng hơn nhiều lần so với tri thức kinh nghiệm.
Lý luận là “kim chỉ nam” cho hoạt động thực tiễn, nó soi đường dẫn dắt, chỉ đạo thực tiễn. Lý luận vạch ra các quy luật khách quan của hiện thực, từ đó mới có cơ sở để định ra mục tiêu, phương hướng, phương pháp đúng đắn cho hoạt động thực tiễn. Nhờ có lý luận khoa học mới làm cho hoạt động thực tiễn của con người trở nên chủ động, tự giác, hạn chế tình trạng mò mẫm, tự phát. Như vậy, chính lý luận thông qua hoạt động của con người để tác động trở lại với thực tiễn, góp phần làm biến đổi thực tiễn. “Không có lý luận thì lúng túng như nhắm mắt mà đi” (Hồ Chí minh: Toàn tập), khi lý luận đã xâm nhập vào quần chúng thì biến thành sức mạnh vật chất vì trong khi khát quát thực tiễn, lý luận đã vạch ra được sự liên hệ lẫn nhau giữa các hiện tượng, các quy luật khách quan của sự phát triển, đồng thời nó còn thể hiện dự báo, chỉ ra những phương hướng mới cho sự phát triển của thực tiễn, làm cho hoạt động của thực tiễn có hiệu quả hơn. “Không có lý luận cách mạng thì cũng không thể có phong trào cách mạng” (Lênin: Toàn tập). Thống nhất với thực tiễn và trên cơ sở đó sáng tạo và phát triển, đó là nguyên tắc rất cơ bản, đảm bảo sức sống cho lý luận, đưa lại cho nó khả năng định hướng đôí với những mâu thuẫn cốt lõi của đời sống sinh động. Nếu vi phạm nguyên tắc này thì bản thân lý luận sẽ mất động lực phát triển, rơi vào chủ nghĩa thực dụng, chủ quan duy ý chí. Điều đó cũng có nghĩa là phải luôn luôn quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động thực tiễn. Chúng ta luôn nhớ lời căn dặn của Bác Hồ: “Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mac-Lênin. Thực tiễn không có lý luận hướng dẫn thì thành thực tiễn mù quáng, lý luận mà không thực tiễn là lý luận suông”.
*Chúng ta coi trọng lý luận, nhưng không cường điệu vai trò lý luận, coi thường thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn. Điều đó cũng có nghĩa, phải quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn trong nhận thức khoa học và hoạt động cách mạng.
Càng đi sâu vào các vấn đề thực tiễn của đất nước trong thời kỳ đổi mới càng thấy lý luận lại gắn liền với chính sách, mô hình, mà chính sách, mô hình lại không thể tách rời đường lối, thực chất là biểu hiện cụ thể của lý luận, đường lối. Những vấn đề cụ thể đó lại đang là những đòi hỏi bức xúc của số đông cán bộ, đảng viên, công chức đối với vấn đề lý luận. Không xông vào giải quyết những vấn đề đó thì mãi mãi lý luận sẽ bị coi là lạc hậu, đi sau cuộc sống, không giải đáp được những vấn đề mắc mứu mà xã hội trong thời kỳ đổi mới đặt ra, do đó không thể có vai trò tích cực hướng dẫn hoạt động, không thể được đông đảo cán bộ, đảng viên quan tâm. Không có lý luận đúng đắn, rõ ràng chỉ đường thì hành động dễ chệch choạc hoặc không dám làm, sinh ra trì trệ, thậm chí có thể gây hiểu lầm, mất đoàn kết nội bộ.
Lý luận luôn luôn gắn liền với thực tiễn và chỉ đường cho hoạt động thực tiễn. Nhưng đổi mới là sự nghiệp rất mới mẻ. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta không giống như ở Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu cũ, mà có điều kiện, hoàn cảnh và đặc thù khác... Nên nghị quyết Đại hội VI đã chỉ rõ rằng: sự nghiệp đổi mới của ta "không có tiền lệ", phải "vừa làm vừa rút kinh nghiệm". Nói như thế không có nghĩa rằng sự nghiệp đổi mới của nước ta không có lý luận soi đường. Nhưng chắc chắn sơ đồ, lộ trình vạch ra không thể một lúc đã rõ ràng, đầy đủ được. Điều đó nói lên rằng, tổng kết thực tiễn nhất là thực tiễn thời kỳ đổi mới càng có vị trí rất quan trọng đối với việc phát triển lý luận của chủ nghĩa xã hội Việt Nam. Trong các văn kiện Đại hội VII, Đại hội VIII và Đại hội IX đều nhấn mạnh "tổng kết thực tiễn và nghiên cứu lý luận", và đều đặt tổng kết thực tiễn lên trên, từ tổng kết thực tiễn đổi mới mà vận dụng sáng tạo, phát triển lý luận, từng bước hoàn chỉnh lý luận về chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Vai trò của thực tiễn đối với nhận thức, lý luận đòi hỏi chúng ta phải quán triệt quan điểm thực tiễn. Quan điểm này yêu cầu việc nhận thức phải xuất phát từ thực tiễn, dựa trên cơ sở thực tiễn, đi sâu đi sát thực tiễn, coi trọng việc tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận phải liên hệ với thực tiễn. Nếu xa rời thực tiễn sẽ dẫn tới sai lầm của bệnh chủ quan, giáo điều, máy móc, bệnh quan liêu, chủ nghĩa xét lại.*
II. Phê phán bệnh kinh nghiêm và bệnh giáo điều:
Việc vi phạm nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn thường dẫn đến hai sai lầm cực đoan là bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa và bệnh giáo điều chủ nghĩa. Đây là hai “căn bệnh” mà cán bộ, đảng viên chúng ta ít nhiều đã mắc phải trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa qua và đã gây những tác hại nhất định. Vì vậy, Đại hội VII của Đảng ta đã đề ra nhiệm vụ phải xây dựng phương pháp tư duy khoa học, chống chủ nghĩa giáo điều, chủ nghĩa kinh nghiệm.
Trong triết học, khái niệm “giáo điều” chỉ một nguyên lý hay một luận điểm được tiếp nhận như là một chân lý hiển nhiên không thể phê phán, không cần chứng minh mà chỉ dựa vào lòng tin mù quáng.
Chủ nghĩa giáo điều là phương pháp tư duy vận dụng những khái niệm, những công thức bất biến, không chú ý đến những tài liệu mới của thực tiễn và của khoa học, những điều kiện cụ thể của địa điểm và thời gian, tức là coi thường nguyên lý về tính cụ thể của chân lý. Bệnh giáo điều là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hoá lý luận coi thường kinh nghiệm, khuyếch đại vai trò của lý luận để hạ thấp vai trò của thực tiễn, tách rời lý luận khỏi thực tiễn, thiếu quan điểm lịch sử cụ thể, áp dụng kinh nghiệm một cách rập khuôn máy móc.
Sự xuất hiện chủ nghĩa giáo điều về mặt lịch sử gắn liền với sự phát triển của những quan niệm tôn giáo, của những yêu cầu tin vào những tín điều của tôn giáo được khẳng định với tính cách là chân lý bất di bất dịch, không thể phê phán và có tính chất bắt buộc đối với tất cả các tín đồ. Trong triết học hiện đại, chủ nghĩa giáo điều gắn liền với những quan niệm phản biện chứng, phủ nhận tư tưởng về tính biến đổi và sự phát triển của thế giới, cũng như gắn liền với tình trạng không hiểu rõ bản thân những quy luật biện chứng được thể hiện một cách khách nhau trong những điều kiện lịch sử khác nhau, trong những sự vật và quá trình khác nhau.
Xét về mặt nhận thức và phương pháp luận, sai lầm của những người mắc bệnh giáo điều là ở chỗ không hiểu được thực chất, tính biện chứng, năng động, phức tạp của quá trình nhận thức, đặc biệt là mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn. Bệnh giáo điều cản trở sự phát triển của lý luận và tư duy lý luận khoa học, từ đó làm trì truệ sự phát triển của xã hội, hạ thấp vai trò của con người, hạn chế tính năng động của nhân tố chủ quan trong cải tạo hiện thực. Hai khái niệm “bệnh giáo điều” và “chủ nghĩa giáo điều” xét về bản chất, hai khái niệm này vẫn được sử dụng như nhau, song giữa chúng có sự khác biệt: Nói về “Chủ nghĩa giáo điều” tức là nói tới một quan điểm lý luận nhận thức tương đối hoàn chỉnh, có tính hệ thống, lôgích nhất quán nhằm tuyệt đối hoá vai trò của lý luận hay luận điểm, quan niệm, học thuyết nào đó. Còn nói tới khái niệm “Bệnh giáo điều” là chúng ta muốn nói tới một trạng thái, tính chất biểu hiện đặc thù sai lầm trong quá trình tư duy của chủ thể, như tính máy móc, rập khuôn, cứng nhắc, thiếu sáng tạo, mang lại hiệu quả tiêu cực trong hoạt động thực tiễn và hoạt động lý luận.
- Những biểu hiện chủ yếu của bệnh giáo điều:
Biểu hiện đầu tiên của bệnh giáo điều là bệnh sách vở, nắm lý luận chỉ dừng ở câu chữ, ở những nguyên lý chung chung, trừu tượng mà không thâu tóm được thực chất cách mạng và khoa học của nó, nặng nề những gì đã có trong sách vở mà không đối chiếu với cuộc sống, không xuất phát từ những hoàn cảnh lịch sử cụ thể, từ thực tiễn vận động để vận dụng lý luận. Tiếp thu những nguyên lý của chủ nghĩa xã hội khoa học một cách đơn giản, phiến diện mang tính chất cảm tính, áp dụng rập khuôn mô hình chủ nghĩa xã hội của nước ngoài. Nhất là khi đề ra những chủ trương chính sách, thường nặng về sách vở, mà không xuất phát từ điều kiện lịch sử cụ thể của thực tiễn đất nước, xa rời thực tiễn sinh động.
Một biểu hiện khác của bệnh giáo điều là áp dụng một cách rập khuôn, máy móc kinh nghiệm của nước này vào nước khác, địa phương này vào địa phương khác, lĩnh vực này vào lĩnh vực khác… ở đây bệnh giáo điều thể hiện thành giáo điều kinh nghiệm, đây là bệnh giáo điều chủ yếu ở nước ta, và là căn bệnh cũng do trình độ lý luận, tư duy lý luận còn yếu kém, hiểu lý luận một cách chung chung, tách rời lý luận với thực tiễn. Chính sự yếu kém về lý luận làm cho dễ tiếp thu lý luận một cách đơn giản, phiến diện, cắt xén, sơ lược, không đến nơi đến chốn, và chính sự tiếp thu lý luận từ trình độ tư duy kinh nghiệm dễ dẫn đến méo mó lý luận, dẫn đến cán bộ ta thường phải dựa vào kinh nghiệm cũng như tư duy kinh nghiệm trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Song, ở những người giáo điều, việc tiếp thu kinh nghiệm nhiều khi thiếu phân tích, chọn lọc và vận dụng cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
Bệnh giáo điều tồn tại đồng thời và đan kết với bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh kinh nghiệm. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta vừa qua, cán bộ ta không những mắc bệnh giáo điều mà cả bệnh chủ quan duy ý chívà kinh nghiệm chủ nghĩa, chúng đan kết quyện chặt thành một khối làm cho mõi mặt thêm trầm trọng.
Với Việt Nam, đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền sản xuất nhỏ, mang nặng dấu ấn của nền kinh tế phong kiến. Do đó, bệnh giáo điều còn thể hiện ở tư tưởng gia trưởng phong kiến, hay nói cách khác bệnh giáo điều ở nước ta mang đậm màu sắc phong kiến.
- Những nguyên nhân chủ yếu của bệnh giáo điều:
Nguyên nhân đầu tiên là do hiểu lý luận một cách trừu tượng, do tách rời lý luận với thực tiễn. Chính sự yếu kém về lý luận làm cho dễ tiếp thu lý luận một cách gián đơn, phiến diện, cắt xén, sơ lược, không đến nới đến chốn. Chính sự tiếp thu lý luận từ trình độ tư duy kinh nghiệm dễ dẫn đến làm méo mó lý luận. Sự yếu kém về phương pháp tư duy khoa học bộc lộ rõ trên các khía cạnh như: tư duy nặng tính chung chung, hời hợt, sơ lược, phiến diện và chủ quan, duy ý chí; yếu về khả năng luận chứng, lập luận, tính phê phán, tính chiến đấu, tính hoài nghi khoa học; yếu kém về tính logic cũng như khả năng phân tích, tổng hợp, khái quát thực tiễn và khả năng tư duy độc lập sáng tạo.
Nguyên nhân thứ hai là sự xa rời thực tiễn đất nước và thời đại trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến bệnh giáo điều. Vì lẽ, xa rời thực tiễn sẽ không có cơ sở và khả năng vận dụng lý luận một cách đúng đắn, cũng như phát triển sáng tạo lý luận. Mặt khác, do không bám sát sự vận động của cuộc sống nên lý luận, chủ trương, chính sách không được kiểm tra và kịp thời điều chỉnh, bổ sung, đổi mới cho phù hợp với hiện thực luôn vận động. Do vậy xa rời thực tiễn sẽ không tránh khỏi giáo điều.
Nguyên nhân tiếp theo là do sự tác động tiêu cực của cơ chế tập trung quan liêu bao cấp kéo dài cũng dẫn tới chủ nghĩa giáo điều. Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, hành chính hoá là cơ chế đối lập với yêu cầu phát triển sáng tạo của sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa. Nó làm triệt tiêu tính năng động, tích cực sáng tạo của cán bộ, làm nảy sinh tệ quan liêu, xa rời quần chúng do mọi vấn đề hầu như được tiến hành theo “pháp lệnh” từ trên xuống dưới, bất chấp thực tiễn có chấp nhận hay không, coi nhẹ hoạt động dân chủ, dần dần làm phát sinh tệ độc đoán, chuyên quyền, gia trưởng, coi thường kỷ cương pháp luật, coi thường quần chúng. Cơ chế bao cấp trong công tác lý luận nói chung và trong nghiên cứu triết học nói riêng cũng là nguyên nhân quan trọng gây ra tình trạng lý luận xa rời cuộc sống, ngăn cách lý luận với thực tiễn. Thực chất của cách nghĩ không đúng đắn này có lẽ xuất phát từ nhận thức sai lệch nguyên tắc thống nhất giữa tính đảng và tính khoa học, nên đã dẫn tới phá vỡ sự thống nhất lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu lý luận nói chung và triết học nói riêng.
Bệnh kinh nghiệm:
Bệnh kinh nghiệm là khuynh hướng tư tưởng tuyệt đối hoá kinh nghiệm, coi thường lý luận khoa học, khuếch đại vai trò thực tiễn để hạ thấp vai trò lý luận. Người mắc bệnh kinh nghiệm thường thoả mãn với vốn kinh nghiệm bản thân, ngại học lý luận, không chịu nâng cao trình độ lý luận, coi thường khoa học kỹ thuật, coi thường giới trí thức, thiếu nhìn xa trông rộng, dễ bảo thủ trì trệ. Nước ta vì điều kiện sản xuất nhỏ là phổ biến, trình độ dân chí thấp, khoa học kỹ thuật chưa phát triển, tư tưởng phong kiến còn ảnh hưởng nhiều trong nhân dân nên đó là những mảnh đất thuận lợi cho bệnh kinh nghiệm chủ nghĩa nảy sinh.
Như vậy, sự yếu kém về lý luận là một nguyên nhân trực tiếp và rất quan trọng của bệnh kinh nghiệm. Tuy nhiên, sự yếu kém về lý luận không chỉ dẫn đến bệnh kinh nghiệm mà còn dẫn đến bệnh giáo điều. Bởi vì, chính sự yếu kém về lý luận làm cho chúng ta dễ tiếp thu lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin một cách đơn giản, phiến diện, cắt xén, sơ lược, không đến nơi đến chốn. Việc tiếp thu lý luận từ trình độ tư duy kinh nghiệm dễ dẫn đến làm méo mó lý luận. Trước đây, khi nói về Đảng ta, Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng Đảng ta còn có nhiều nhược điểm, mà một trong những nhược điểm lớn là trình độ lý luận còn thấp kém. Có thể nói, nhận định đó ngày nay vẫn đúng. Vì vậy, nâng cao một cách căn bản trình độ lý luận, trình độ trí tuệ của Đảng, là một phương hướng quan trọng và cấp bách để khắc phục cả bệnh kinh nghiệm và cả bệnh giáo điều trong cán bộ ta.
Để khắc phục sự yếu kém về lý luận, trước hết, phải coi trọng lý luận và công tác lý luận của Đảng trên nền tảng chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh,phải quán triệt nhiệm vụ và hướng nghiên cứu chủ yếu cũng như những phương châm lớn chỉ đạo hoạt động lý luận đã được nêu ra trong nghị quyết của Bộ Chính Trị về công tác lý luận trong giai đoạn hiện nay.
Phải tiếp tục đổi mới tư duy lý luận, khắc phục sự lạc hậu của lý luận, thu hẹp tối đa khoảng cách giữa lý luận và thực tiễn.Phải đổi mới việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn; từ bỏ lối nghiên cứu kinh viện, tư biện; thường xuyên đối chiếu lý luận với cuộc sống, kết hợp lý luận với thực tiễn, vận dụng lý luận vào hoàn cảnh thực tế cách mạng nước ta một cách sáng tạo.
Coi trọng tổng kết thực tiễn là một phương pháp cơ bản trong hoạt động lý luận.Đó cũng là phương pháp cơ bản để khắc phục bệnh kinh nghiệm và bệnh giáo điều, thực hiện sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Qua tổng kết thực tiễn mà sửa đổi, phát triển lý luận đã có, bổ sung hoàn chỉnh đường lối, chính sách, hình thành lý luận mới, quan điểm mới để chỉ đạo sự nghiệp đổi mới xã hội nước ta.
Phương hướng, biện pháp khắc phục và ngăn ngừa bệnh giáo điều, bệnh kinh nghiệm:
Phải nâng cao trình độ tư duy lý luận khoa học cho đội ngũ cán bộ. Muốn vậy cần giải quyế
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Thongnhatlyluanthuctien.doc