Tách và gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty cổ phần mà không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay toàn bộ giá trị thị trường tại thời điểm tách hoặc gộp cổ phiếu
56 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1397 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiệp vụ tách - Gộp cổ phiếu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nhóm Pyramid: Vi Ca Ven Trần Thị Diệu Hiền Đỗ Thị Thùy Trang Nguyễn Thị Ngọc Hà La Thị Kiều Oanh CK Thị trường chứng khoán là một thị trường “đỏng đảnh” với những biến động khó đoán trước Mọi dự đoán cho "ngày mai" của thị trường này đều có thể là sai vì sự biến động của nó có thể vượt ngoài tầm dự đoán của con người Sức khỏe của nền kinh tế Tình hình hoạt động kinh doanh của các công ty cổ phần Các dự án mới sắp đầu tư … Và việc tách-gộp cổ phiếu Tách-gộp cổ phiếu Trả cổ tức bằng cổ phiếu Thay đổi quy mô cổ phần… Tách và gộp cổ phiếu là việc làm tăng hoặc giảm số cổ phiếu đang lưu hành của một công ty cổ phần mà không làm thay đổi vốn điều lệ, vốn cổ phần hay toàn bộ giá trị thị trường tại thời điểm tách hoặc gộp cổ phiếu. Trường hợp gộp cổ phiếu sẽ làm giảm số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành, mệnh giá cổ phiếu tăng lên và giá thị trường của cổ phiếu cũng tăng lên tương ứng với tỷ lệ gộp cổ phiếu nhưng tổng giá trị các cổ phiếu không đổi ( hay phần vốn công ty vẫn không thay đổi ) ngay tại thời điểm gộp cổ phiếu Ví Dụ: Giả sử công ty A có tổng số 120.000 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành trên thị trường: Mệnh giá cổ phiếu : 1USD/cổ phiếu Thị giá cổ phiếu : 2USD/cổ phiếu Công ty thực hiện gộp cổ phiếu theo tỉ lệ 12 cổ phiếu cũ thành 1 cổ phiếu mới. Nếu bạn là nhà đầu tư sở hữu 1,200 cổ phiếu A, tổng giá trị số cổ phiếu bạn đang nắm giữ là 1,200 x 1USD = 1,200USD, sau khi công ty thực hiện gộp cổ phiếu thì thay đổi như sau: Số cổ phiếu nắm giữ: 100 cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu: 12USD (tổng giá trị cổ phiếu đang nắm giữ là 100 x 12USD = 1,200USD) Thị giá cổ phiếu: dao động ở mức 24USD Trường hợp nếu số lượng cổ phiếu nhà đầu tư nắm giữ bị lẻ so với tỉ lệ gộp thì nhà đầu tư sẽ nhận được tiền mặt tương ứng với số cổ phiếu lẻ đó. Vụ gộp cổ phiếu của Công ty Cổ phần Xây dựng và Đầu tư Việt Nam - Cavico (mã CAVO) Từ giữa tháng 9/2009 trở về trước, giá cổ phiếu này thấp đều đặn (mức thấp nhất là vào ngày 18/8/2009 với giá 0,15 USD/cổ phiếu, khối lượng giao dịch 47.200 cổ phiếu). Nhưng gần 1 tháng sau, giá của mã cổ phiếu này đã tăng đột biến (12,1 USD/cổ phiếu, khối lượng giao dịch tăng nhẹ, đạt 57.600 cổ phiếu). Ngày 18/9/2009, công ty chính thức gộp 40 cổ phiếu phổ thông đang lưu hành thành 1 cổ phiếu mới (giảm từ 130 triệu cổ phiếu đang lưu hành xuống còn 3 triệu cổ phiếu) Mã CAVO cũng đã được niêm yết toàn bộ cổ phiếu trên Nasdaq vào ngày 18/09/2009 Chưa xét đến các chỉ số kinh doanh, chỉ riêng thông tin gộp cổ phiếu khá “hoành tráng” này cũng đã đủ thu hút sự chú ý của nhà đầu tư. Cổ phiếu được định ở mức giá cao hơn sẽ nâng cao khả năng thu hút các nhà đầu tư lớn. Tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu công ty CAVICO. Để đạt chuẩn niêm yết trên các sàn chứng khoán. Làm tăng giá cổ phiếu, khi giá cổ phiếu quá thấp. Làm tăng tính thanh khoản cho cổ phiếu. Đánh bóng tên tuổi công ty. Thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư, đặc biệt là giới đầu tư “lướt sóng”. Tách cổ phiếu sẽ làm tăng số lượng cổ phiếu phổ thông đang lưu hành và làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách, do đó giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm tương ứng và giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn. Nhưng đồng thời vốn điều lệ hay toàn bộ giá trị thị trường công ty không thay đổi tại thời điểm tách cổ phiếu. Ví Dụ: Một công ty cổ phần ABC có 1 triệu cổ phiếu đang lưu hành: Mệnh giá cổ phiếu : 10.000 đồng/cổ phiếu (tổng giá trị niêm yết là 10 tỷ đồng) Thị giá của cổ phiếu : 100.000 đồng/cổ phiếu. Công ty tiến hành tách cổ phiếu theo tỷ lệ 1:2 (nghĩa là người sở hữu 1 cổ phiếu cũ sẽ nhận được 2 cổ phiếu mới), sau khi tách sẽ có những thay đổi sau: Tổng số cổ phiếu mới : 2 triệu cổ phiếu Mệnh giá cổ phiếu : 5.000 đồng/cổ phiếu (tổng giá trị niêm yết vẫn là 10 tỷ đồng) Thị giá của cổ phiếu : dao động ở mức 50.000 đồng/cổ phiếu. Hoạt đông tách cổ phiếu có tác động lớn đến giá cổ phiếu trên thị trường và thường xảy ra hơn nghiệp vụ gộp cổ phiếu Khi giá cổ phiếu tăng cao trên thị trường thì việc tách cổ phiếu là cần thiết để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch cổ phiếu vì giá cổ phiếu sau khi tách có phần giảm các nhà đầu tư nhỏ dễ tiếp cận với cổ phiếu của công ty hơn. Là một trong các cổ phiếu có tác động mạnh lên VN-Index, STB nổi lên với tính thanh khoản khá cao thể hiện qua khối lượng giao dịch qua các thời kỳ STB là một trong những cổ phiếu thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư nước ngoài với các cổ đông chiến lược tên tuổi lớn như Dragon Financial Holdings, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng IFC (trực thuộc WB). Giá STB có lúc chạm tới ngưỡng 169.000 đồng/CP ngày 21/3/2008 và đã phải thực hiện giải pháp tách cổ phiếu vào ngày 7/6/2008 làm giá STB giảm từ 144.000 xuống còn 78.500 đồng/CP.Thông tin chia tách cổ phiếu và kinh doanh có lãi của Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương tín (Sacombank) đã khiến nhiều nhà đầu tư quay trở lại với cổ phiếu này sau một thời gian dài quên lãng. Còn như trường hợp Sacom, với kế hoạch sau năm 2010 trở thành tập đoàn kinh doanh đa ngành có vốn điều lệ hơn 1.000 tỷ đồng, vừa có dự định tách cổ phiếu với tỷ lệ 2 cổ phiếu cũ trở thành 3 cổ phiếu mới (3:2). Lập tức các nhà đầu tư đang đổ tiền vào chứng khoán Sacom do nguồn này đang mang lại lợi nhuận lớn và có những cổ phiếu hấp dẫn trong tương lai Giai đoạn 1: Trước khi công bố thông tin chia tách, một số nhà đầu tư có thông tin nội gián hoặc nghe ở đâu đó và mua cổ phiếu vào. Lúc đó giá cổ phiếu chưa lên mạnh. Giai đoạn 2: Khi thông tin chia tách được chính thức công bố, lúc đó nhiều nhà đầu tư bắt đầu mua vào và làm giá cổ phiếu tăng mạnh. Giai đoạn 3: Khi giá cổ phiếu tăng mạnh, đến một lúc nào đấy thì nhà đầu tư ngắn hạn chợt nhận thấy đã thoả mãn với kỳ vọng và bán ra. Lúc này giá cổ phiếu đi xuống. Giai đoạn 4: Đến thời gian cận kề chia tách, các nhà đầu tư nhận thấy đến thời điểm chia tách thì lại lao vào mua. Lúc này có sự tham gia của các nhà đầu tư mới và các nhà đầu tư ngắn hạn quay trở lại khiến giá lại tăng mạnh. Giai đoạn 5: Ngay sau khi chia tách, giá cổ phiếu có sự điều chỉnh thấp nên thu hút thêm nhiều nhà đầu tư mới mua vào khiến giá có thể cao lên một chút rồi sau đó giá lại đi xuống. Lúc này, giá cổ phiếu sẽ đi dần vào sự ổn định để chờ đợi những thông tin mới. Sự khác biệt giữa trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu, trước tiên, là sự khác biệt về cách xử lý về mặt kế toán. Với chi trả cổ tức bằng cổ phiếu, trị giá cổ tức được chuyển từ tài khoản lợi nhuận giữ lại sang tài khoản vốn. Ví dụ: Minh họa cách hạch toán giao dịch trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu. Giả sử công ty ABC quyết định trả cổ tức bằng cổ phiếu là 15%. Giá cổ phiếu hiện tại là 14$. Trước khi trả cổ tức, tình hình tài khoản vốn trong bảng Cân đối kế toán công ty như sau: Sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu là 15% Số cổ phần tăng lên 1,000,000 x 15% = 150,000 cổ phần. Giá trị thị trường của cổ phần tăng thêm này bằng 14$ x 150,000 = 2,100,000$. Để ghi nhận giao dịch này, 2,100,000$ được chuyển từ tài khoản Lợi nhuận giữ lại sang tài khoản Mệnh giá cổ phiếu 150,000 x 2 = 3000,000$ và tài khoản thặng dư vốn phát hành 2,100,000 – 300,000 = 1,800,000$. Kết quả hạch toán làm thay đổi tình hình vốn cổ phần như sau: Giả sử ban quản lí công ty thay đổi quyết định, không trả cổ tức bằng cổ phiếu mà chia tách cổ phiếu theo tỷ lệ một cổ phiếu cũ bằng hai cổ phiếu mới. Kết quả là số cổ phần của công ty tăng lên 100%, tức là tăng từ 1 triệu cổ phần lên 2 triệu cổ phần trong khi mệnh giá cổ phần giảm từ 2$ xuống còn 1$. Tình hình tài khoản vốn cổ phần sau khi chia tách cổ phiếu như sau: Qua ví dụ minh họa trên đây, chúng ta có thể thấy rằng về mặt kế toán có sự khác nhau giữa trả cổ tức bằng cổ phiếu và chia tách cổ phiếu nhưng về mặt giá trị công ty vẫn không có gì hay đổi trong cả hai trường hợp. Làm giảm mệnh giá cổ phiếu tương ứng với tỷ lệ tách -> giá cổ phiếu trên thị trường cũng sẽ giảm tương ứng và giao dịch được thực hiện dễ dàng hơn. Việc tách cổ phiếu thường thu hút các nhà đầu tư -> giá cổ phiếu thường có xu hướng tăng lên Số lượng cổ phiếu được giao dịch trên thị trường tăng lên -> tăng số lượng cổ đông của công ty, qua đó góp phần làm hạn chế khả năng công ty bị thâu tóm. Việc tách cổ phiếu cũng là một cách thức mà các công ty sử dụng để thổi phồng danh tiếng của mình trên các phuơng tiện thông tin và là một bước đi để công ty tiến gần đến công chúng hơn Các cổ đông sẽ nhận được nhiều cổ tức nếu giá thị trường của cổ phiếu ngày càng tăng Tính thanh khoản gia tăng, do thông tin gộp cổ phiếu làm tăng giá cổ phiếu khiến các nhà đầu tư bị thu hút, đặc biệt là giới đầu tư “lướt sóng”. Nhà đầu tư cũ cũng được “thơm lây” do thương hiệu của cổ phiếu được biết đến nhiều hơn, nghĩa là một mặt nào đó cổ phiếu đã được “làm giá” một cách tích cực. Việc giảm số lượng cổ phiếu và tăng giá trị thông qua hình thức gộp cổ phiếu sẽ dẫn đến việc nhà đầu tư nhỏ lẻ khó tiếp cận loại cổ phiếu này hơn. Khi đó, doanh nghiệp sẽ phải nỗ lực rất lớn để tiếp cận nhà đầu tư lớn. Điều này không dễ dàng nếu giá trị thực sự của công ty chưa đủ sức hấp dẫn nhà đầu tư. Có thể làm mất lòng tin của nhà đầu tư hiện tại khi họ phát hiện ra công ty chỉ cố thu hút nhà đầu tư mới bằng thủ thuật gộp cổ phiếu, trong khi các nhà đầu tư hiện hữu vẫn không thể mua, bán gì được cổ phiếu đang nắm giữ (nghĩa là thanh khoản của cổ phiếu vẫn kém). Có thể bị hiểu nhầm gộp cổ phiếu như là một tín hiệu cho thấy sức khỏe của doanh nghiệp đang sa sút, nên tăng cường bán ra hơn là mua vào, khiến cho giá cổ phiếu giảm. Nhà đầu tư có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt là các nhà đầu tư trên thị trường phát triển đã miễn nhiễm với kiểu tự đánh bóng công ty bằng cách gộp cổ phiếu này, họ không mấy quan tâm công ty không nên quá lạm dụng vào thủ thuật tách gộp cổ phiếu. Khi gộp cổ phiếu sẽ làm giá cổ phiếu có thể là quá cao khiến các nhà đầu tư nhỏ lẻ khó tiếp cận cổ phiếu này. Khi đó doanh nghiệp phải nổ lực rất lớn để có thể thu hút các nhà đầu tư lớn. Điều này không dễ dàng nếu giá trị thực sự của công ty chưa đủ sức hấp dẫn các nhà đầu tư. Nếu nhiều nhà đầu tư nghĩ rằng tách cổ phần sẽ làm cho giá cổ phiếu tăng cao thì họ sẽ đổ xô đi mua cổ phần, và như vậy càng nhiều người mua sẽ càng làm cho giá cao hơn. Cho đến nay, nghiệp vụ tách, gộp cổ phiếu chưa thực sự xảy ra trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Theo bà Châu Lệ Nga, Giám đốc Đầu tư, Công ty Bảo hiểm SVIC, người có nhiều kinh nghiệm về thị trường này, nhận định, hoạt động gộp hầu như không thấy xảy ra mà chỉ thấy hoạt động tách và chủ yếu nằm trong khối ngân hàng. Thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, với khối lượng giao dịch ở qui mô nhỏ dễ dàng nhạy cảm với một đột biến về cung hoặc cầu. Trước đây, việc chia tách cổ phiếu cho cổ đông của REE (Tổng công ty cơ điện lực) hay SAM (Công ty cổ phần cáp và vật liệu viễn thông) đều tạo nên một khối lượng cung đột biến, làm cho giá cổ phiếu bị giảm ngay sau khi chia tách. Chính vì vậy tách cổ phiếu ở thị trường Việt Nam chưa thực sự góp phần nâng cao tính thanh khoản cho giao dịch cổ phiếu, tác động tích cực này chưa kịp phát huy thì tác động tiêu cực đã xuất hiện dìm giá cổ phiếu xuống Bên cạnh đó, các nhà đầu tư hiện nay vẫn chưa thực sự hiểu rõ về nghiệp vụ tách-gộp cổ phiếu và tác động của nó đến thị trường, nên họ có thể không quá nhạy cảm với việc này, vì vậy mục đích của các doanh nghiệp khi muốn tách-gộp cổ phiếu sẽ không thực hiện được. Nhà nước chưa có những cơ chế thích hợp để quản lý và kiểm soát việc tách-gộp của các công ty sao cho nó có tác động tích cực đến thị trường chứng khoán nói riêng và nền kinh tế vĩ mô nói chung. Để ngiệp vụ tách-gộp cổ phiếu thực sự mang lại tác động tích cực đối với thị trường chứng khoán Việt Nam, các công ty không nên nôn nóng trong việc thực hiện. Hãy chờ đợi một thị trường chứng khoán Việt Nam ổn định và thân thiết hơn đối với nhà đầu tư.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- bia_chinh_5398.ppt
- bia_chinh.PDF