Đề tài Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp

Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện thị trường mới, vấn đề đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong sản xuất kinh doanh đang làm cho các nhà quản trị hết sức quan tâm.

Sản phẩm mới giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, là động lực để cho doanh nghiệp phát triển. Thị trường có nhiều nhà cung ứng thì càng trở nên khó khăn. Nhu cầu của thị trường thay đổi, có nhiều yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, các sản phẩm thay thể ngày càng nhiều hơn, do đó, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp, các tập đoàn đang ngày càng trở nên quyết liệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh để không những có thể tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ. Xây dựng lợi thế cạnh tranh có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đối với một Viện vừa hoạt động nghiên cứu vừa tham gia sản xuất kinh doanh thì hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng tớ sự sống còn của doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm nên thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp.

Viện máy và Dụng cụ công nghiệp (Viện IMI) là một trong những doanh nghiệp đi đầu về nghiên cứu khoa hoc – công nghệ trong cả nước, Viện đã ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học vào trong nghiên cứu và sản xuất. Từ nhu cầu của thực tiễn đặt ra vấn đề: Làm sao để Viện máy và Dụng cụ công nghiệp làm tốt hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm để từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của Viện trong nền kinh tế thị trường mở cửa và đầy biến động như hiện nay.

Xuất phát từ yêu cầu trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp” để nghiên cứu.

 

doc85 trang | Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 1253 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang nội dung tài liệu Đề tài Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Trong những năm gần đây, nền kinh tế của nước ta có những chuyển biến tích cực, từ nền kinh tế tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Trong điều kiện thị trường mới, vấn đề đầu tư nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới trong sản xuất kinh doanh đang làm cho các nhà quản trị hết sức quan tâm. Sản phẩm mới giúp cho các doanh nghiệp mở rộng quy mô hoạt động, đa dạng hóa danh mục sản phẩm, là động lực để cho doanh nghiệp phát triển. Thị trường có nhiều nhà cung ứng thì càng trở nên khó khăn. Nhu cầu của thị trường thay đổi, có nhiều yêu cầu khắt khe hơn về sản phẩm, các sản phẩm thay thể ngày càng nhiều hơn, do đó, vấn đề cạnh tranh giữa các công ty, các doanh nghiệp, các tập đoàn đang ngày càng trở nên quyết liệt. Vì vậy, vấn đề đặt ra cho mỗi doanh nghiệp là phải tạo ra cho mình lợi thế cạnh tranh để không những có thể tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ. Xây dựng lợi thế cạnh tranh có thể bằng nhiều cách khác nhau, nhưng đối với một Viện vừa hoạt động nghiên cứu vừa tham gia sản xuất kinh doanh thì hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới có ý nghĩa vô cùng quan trọng tớ sự sống còn của doanh nghiệp. Nó tạo ra động lực để thu hút các nhà đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, làm nên thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp. Viện máy và Dụng cụ công nghiệp (Viện IMI) là một trong những doanh nghiệp đi đầu về nghiên cứu khoa hoc – công nghệ trong cả nước, Viện đã ứng dụng thành công nhiều thành tựu khoa học vào trong nghiên cứu và sản xuất. Từ nhu cầu của thực tiễn đặt ra vấn đề: Làm sao để Viện máy và Dụng cụ công nghiệp làm tốt hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm để từ đó nâng cao vị thế cạnh tranh của Viện trong nền kinh tế thị trường mở cửa và đầy biến động như hiện nay. Xuất phát từ yêu cầu trên em mạnh dạn lựa chọn đề tài: “ Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới tại Viện máy và Dụng cụ công nghiệp” để nghiên cứu. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP VÀ SỰ CẦN THIẾT ĐẨY MẠNH NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM MỚI TẠI VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP. QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN . Giới thiệu công ty Tên gọi đầy đủ: Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp Tên tiếng Anh : Industrial Machinery and Instruments Holding Tên viết tắt :  IMI Holding Logo : imi holding Trụ sở  giao dịch: Số 46 Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội Điện thoại :  (84-4) 3835 1010    Fax :   ( 84-4) 3834 4975 Email :   imi@hn.vnn.vn Website :    Tài khoản : 102010000069773 tại Ngân hàng Công Thương Đống Đa, Hà Nội Mã số thuế :    0100100128 Cơ quan quản lý Nhà nước: Bộ Công Thương Cơ quan chủ quản : Bộ Công Thương Loại hình doanh nghiệp : Công ty Nhà nước hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con trong đó Công ty mẹ là Doanh nghiệp Khoa học và Công nghệ; hạch toán độc lập, có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng. Sơ đồ tổ chức : Có bản đính kèm. 1.2. Quá trình hình thành và phát triển: Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp (Viện IMI), được thành lập ngày 23 tháng 5 năm 1973 theo Quyết định số 235/CL-CB của Bộ Cơ khí và Luyện kim với tên gọi ban đầu là Phân Viện Nghiên cứu Thiết kế máy công cụ, trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim. Năm 1979, Phân Viện được chuyển thành Viện Nghiên cứu và thiết kế máy công cụ và dụng cụ (gọi tắt là Viện máy công cụ và dụng cụ) trực thuộc Bộ Cơ khí và Luyện kim theo Quyết định số 119/QĐ-CP ngày 17/3/1979 của Thủ tướng Chính phủ. Trong suốt 10 năm (1979 - 1989), Viện vừa xây dựng cơ sở vật chất và đào tạo đội ngũ cán bộ vừa chủ trì các chương trình khoa học công nghệ của Nhà nước giao: + Chủ trì chương trình khoa học công nghệ cấp nhà nước KC 02. + Chương trình sản xuất bơm nước bằng tay cho UNICEF.      Đến cuối những năm 80 của thế kỷ XX, Viện bước đầu tự lập và tổ chức sản xuất kinh doanh sản phẩm cơ khí cung cấp cho các nhà máy thuộc ngành công nghiệp. Đây là giai đoạn Viện gặp rất nhiều khó khăn do chuyển đổi cơ chế từ kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế thị trường. Năm 1990, Viện chuyển về trực thuộc Tổng Công ty Máy và Thiết bị công nghiệp (MIE) theo quyết định số 296/QĐ/CNNg/TC ngày 17/8/1990 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Viện IMI bước đầu hoạt động tự lập, lấy thu bù chi phí do không được cấp kinh phí từ Ngân sách Nhà nước. Năm 1993, Viện được đổi tên thành Viện Nghiên cứu, Thiết kế, Chế tạo máy và dụng cụ công nghiệp (gọi tắt là Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp) theo Quyết định số 380 QĐ/TCNSĐT ngày 26/6/1993 của Bộ trưởng Bộ Công nghiệp nặng. Viện thành lập các Trung tâm nghiên cứu để tiếp cận và ứng dụng công nghệ mới; nghiên cứu, thiết kế máy công cụ điều khiển CNC và khuôn mẫu chính xác trên cơ sở Dự án VIE 87.021 ứng dụng cho ngành công nghiệp. Viện đã nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công một số sản phẩm hiện đại, tương đương các sản phẩm nước ngoài và bước đầu tiếp cận công nghệ cao theo định hướng Cơ điện tử (Mechatronic). Năm 2002, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp được chuyển đổi thành doanh nghiệp Khoa học và Công nghiệp, thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con theo Quyết định số 139/QĐ-TTg ngày 08/02/2002, Quyết định số 14/2004/QĐ-TTg ngày 29/01/2004 của Thủ tướng chính phủ và Quyết định số 56/2002/QĐ-BCN ngày 18/12/2002 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp. Cùng với quá trình nghiên cứu tạo ra các sản phẩm cơ điện tử, Viện IMI đã chú trọng đầu tư, chuyển giao các sản phẩm này vào sản xuất công nghiệp để hình thành các công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trực thuộc (công ty con). Sau 04 năm chuyển đổi, Viện IMI củng cố và phát triển được 12 Trung tâm nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, đào tạo và 12 Công ty thành viên. Các đơn vị thành viên trong mô hình công ty mẹ – công ty con đã góp phần quan trọng trong việc tạo ra sự phát triển nhanh, ổn định và bền vững của Viện IMI. Kết thúc kế hoạch năm 2006, Viện và các đơn vị thành viên đạt được tổng giá trị hợp đồng kinh tế 718,9 tỷ đồng, tăng 24,6 lần so với năm 1996; tổng doanh thu đạt 610 tỷ đồng, tăng 25 lần so với năm 1996; nộp thuế các loại 18,5 tỷ đồng tăng 26,6 lần so với năm 1996. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc, có giá trị cao về khoa học và công nghệ, tập thể khoa học của Viện IMI đã được Đảng và Nhà nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ đợt 3 (năm 2005). Năm 2005 Viện  được Chủ tịch nước tặng giải thưởng Hố Chí Minh về Khoa học công nghệ cho cụm chương trình “ Nghiên cứu thiết kế và chế tạo cụm thiết bị Cơ điện tử trong công nghiệp” với 51 sản phẩm Cơ điện tử, doanh thu vượt 500 tỷ đồng. Năm 2006 Viện triển khai đào tạo kỹ sư Cơ điện tử trên cơ sở phối hợp với Đại học Công nghệ- Đại học Quốc gia Hà Nội và đã phát triển đựơc 15 đơn vị thành viên ( Công ty con và Công ty lien kết) với gần 2000 CBCN viên trong đó có hơn 700 kỹ sư, thạc sỹ và tiến sỹ. Năm 2007 Viện được Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp ( Bộ Công Thương) phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động theo mô hình doanh nghiệp KH&CN, hoạt động Công ty Mẹ- Công ty Con có HĐQT.Chủ tịch viện: PGS.TS Trương Hữu Chí. Tổng Giám đốc: TS. Đỗ Văn Vũ. Giá trị hoạt động kinh tế vượt 1000 tỷ đồng. . Đặc thù hoạt động của Viện máy và dụng cụ Công nghiệp Từ năm 2002, Viện máy và dụng cụ công nghiệp được chuyển đổi thành doanh nghiệp khoa học và công nghiệp, thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con nên hoạt động của Viện chủ yếu chú trọng vào nghiên cứu tạo ra các sản phẩm cơ điện tử và đầu tư, chuyển giao các sản phẩm này vào sản xuất công nghiệp để hình thành các công ty sản xuất các sản phẩm công nghệ cao trực thuộc (công ty con). Do đó, đặc thù hoạt động của Viện IMI là hoạt động: Nghiên cứu – đào tạo – sản xuất theo mô hình từ thị trường đến thị trường. Hình 1: Mô hình nghiên cứu từ thị trường đến thị trường ThiÕt kÕ c¸c s¶n phÈm c«ng nghÖ cao NhiÖm vô khoa häc c«ng nghÖ S¶n xuÊt thö S¶n xuÊt c«ng nghiÖp thÞ tr­êng Hîp t¸c quèc tÕ ®Ó øng dông c¸c c«ng nghÖ míi Hoạt động nghiên cứu khoa học: Từ khi chuyển đổi từ Viện nghiên cứu sang doanh nghiệp hoạt động khoa học công nghệ, với sự quan tâm của Chính phủ, Bộ Công Thương cùng với sự cố gắng to lớn của tập thể khoa học, Viện IMI đã trở thành một đơn vị nghiên cứu Cơ điện tử hàng đầu ở Việt Nam với những thế mạnh sau: + Cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học: để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học: ngoài các xưởng sản xuất thực nghiệm sẵn có, Viện đã từng bước đầu tư xây dựng một hệ thống phòng thí nghiệm đầu ngành như: Phòng thí nghiệm tia nước áp suất cao, Phòng thí nghiệm Tự động hoá, Phòng thí nghiệm Môi trường, Phòng thí nghiệm Cơ điện tử với tổng số vốn đầu tư lên tới gần 100 tỷ đồng + Đội ngũ cán bộ khoa học mạnh về chất lượng và đông về số lượng: từ năm 1997, Viện đã chủ trương xây dựng và chuyển đổi cơ cấu lao động kỹ thuật cho phù hợp với nội dung chuyển đổi từ nghiên cứu cơ khí truyền thống sang cơ điện tử bằng việc đào tạo lại và bổ sung các kỹ sư tự động hoá, kỹ sư điện tử, kỹ sư tin học cho các đơn vị để giảm tỷ lệ kỹ sư chế tạo máy tại các trung tâm nghiên cứu. Đến nay, Viện đã tuyển được hơn 500 kỹ sư tốt nghiệp loại khá và giỏi trong các ngành: Công nghệ chế tạo máy, Tự động hoá, Điện tử, Tin học, Môi trường. Hơn 60% trong số kỹ sư được tuyển dụng đã trở thành lực lượng cán bộ khoa học trẻ có chuyên môn tốt, có hoài bão trong hoạt động khoa học và gắn bó lâu dài với Viện. + Kết quả nghiên cứu và sản phẩm khoa học đã đạt được: Việc lựa chọn đúng những sản phẩm mang tính đột phá để xây dựng nhiệm vụ nghiên cứu khoa học được thực hiện theo mô hình nghiên cứu từ thị trường đến thị trường. Đến nay, Viện IMI đã nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công và chuyển giao vào sản xuất công nghiệp hơn 100 sản phẩm cơ điện tử. Các sản phẩm khoa học công nghệ này của IMI đã được ứng dụng rộng rãi trong sản xuất tại khắp mọi miền đất nước, góp phần nâng cao năng lực của nhiều ngành công nghiệp, tiết kiệm mỗi năm hàng chục triệu USD do thay thế thiết bị nhập khẩu mang lại thu nhập cho cán bộ khoa học và có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng cơ sở vật chất cho Viện. + Đề xuất sản phẩm quốc gia: theo chủ trương của Chính phủ, trên cơ sở năng lực và kết quả nghiên cứu của mình, Viện IMI đã đề xuất với Bộ Khoa học và công nghệ đề cương nghiên cứu phát triển Cơ điện tử trong y tế trên nền kỹ thuật Quang-Cơ điện tử bao gồm: máy X Quang thường quy kỹ thuật số, máy X Quang kiểu C- arm kỹ thuật số, máy C-T scanner. Sản phẩm máy X Quang thường quy kỹ thuật số đã được Bộ Khoa học và Công nghệ lựa chọn và đề xuất với Chính phủ là sản phẩm quốc gia giai đoạn 2007-2010. Là tổ chức dẫn đầu về nghiên cứu và phát triển Cơ điện tử, phát huy năng lực, kinh nghiệm và những thành tích đã có, Viện IMI mong muốn sẽ góp công đầu vào việc xây dựng và phát triển ngành công nghiệp Cơ điện tử tại Việt Nam, ngành công nghiệp có giá trị gia tăng lớn, và là xu hướng để chúng ta tiếp cận với nền kinh tế tri thức Hoạt động đào tạo: Công tác đào tạo là một chiến lược được Viện IMI đánh giá rất cao trong quá trình chuyển từ Viện nghiên cứu cơ khí thành nghiên cứu Cơ điện tử, nhằm mục đích xây dựng nguồn nhân lực có kiến thức công nghệ mới, IMI đã triển khai 03 loại hình đào tạo: + Đào tạo sau đại học: Thủ tướng Chính phủ đã ra quyết định số 29/1999/QĐ-TTg ngày 27/02/1999 về việc giao nhiệm vụ đào tạo tiến sỹ kỹ thuật cho Viện IMI nhằm mục tiêu gắn nghiên cứu khoa học với đào tạo. Đây là định hướng chiến lược nhằm phát triển nguồn lực của Viện IMI trong thời kỳ đổi mới, tạo ra đội ngũ cán bộ KHCN có đủ trình độ, năng lực tiếp thu và chuyển giao công nghệ vào thực tế sản xuất. Đến năm 2006 Viện đã đào tạo xong các NCS khoá 1 và 2 với 05 Tiến sỹ, đang tiếp tục đào tạo 06 NCS, trong đó có 1 NCS gửi đào tạo ở nước ngoài. Nâng cao năng lực đào tạo về chất với việc được hội đồng chức danh GS, PGS Nhà nước bổ nhiệm 02 Phó Giáo sư. + Đào tạo lại và đào tạo liên tục: việc đào tạo lại các kỹ sư để tiếp cận kiến thức đương đại và đào tạo được thiết lập theo phương thức tối thiểu 2 năm một lần cho các kỹ sư của IMI, sau 3 năm làm việc được đào tạo thạc sỹ và sau 5 năm được đào tạo tiến sỹ. Việc đào tạo này nhằm bổ sung kiến thức cho nhu cầu nghiên cứu và sản xuất, đồng thời cung cấp cho IMI các cán bộ khoa học có học vị. Ngoài đào tạo cho cán bộ công nhân viên của Viện, hàng năm Viện IMI đã tiến hành đào tạo trung bình 200 cán bộ khoa học từ các cơ sở nghiên cứu và sản xuất trong nước. + Đào tạo đại học: Năm 2006 Viện IMI đã kết hợp với Trường Đại học Công nghệ - Đại học Quốc gia Hà Nội mở ngành cơ điện tử nhằm đào tạo cung cấp nhân lực trình độ đại học. Năm 2007 đã xây dựng xong chương trình đào tạo và giáo trình. Trong kỳ tuyển sinh khoá đầu năm 2007, ngành cơ điện tử đã tuyển sinh được 90 sinh viên với điểm chuẩn cao nhất trong các ngành của Đại học Công nghệ là 25 điểm. Căn cứ nhu cầu thực tế của các công ty thành viên của IMI và của các ngành công nghiệp, Viện IMI nhận thấy ở Việt Nam hiện tại và trong những năm tới đang rất thiếu các kỹ sư được trang bị đầy đủ kiến thức cả lý thuyết lẫn thực hành trong ngành mechatronics, đó là nhu cầu cấp thiết để thành lập một Trường đại học chuyên ngành, nhằm đào tạo một đội ngũ kỹ sư cơ điện tử, cung cấp nguồn nhân lực công nghệ mới có năng lực đáp ứng cho nhu cầu của sự phát triển của IMI nói riêng và ngành công nghiệp Cơ điện tử nói chung. Để thực hiện mục tiêu này, Viện Máy và Dụng cụ công nghiệp đề xuất được thành lập Trường Đại học công nghệ IMI đào tạo kỹ sư các ngành chế tạo máy, tự động hoá, điện tử- tin học công nghiệp theo định hướng Cơ điện tử. Trong mô hình của IMI, trường Đại học công nghệ IMI có kết hợp đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất công nghệ cao để đào tạo các cán bộ khoa học phù hợp với nhu cầu và quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của ngành Cơ điện tử. Bảng 1: Thống kê kết quả đào tạo Viện IMI giai đoạn 2006-2010 TT Kết quả Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 KH 2010 1 Đào tạo Tiến sỹ 04 04 05 06 06 2 Đào tạo Thạc sĩ 03 03 02 06 05 3 Đào tạo Kỹ sư ngành Cơ điện tử - 80 160 240 320 4 Đào tạo nâng cao kỹ thuật cho cán bộ kỹ sư 50 50 50 50 50 Hoạt động sản xuất: + Sản xuất, kinh doanh, lắp đặt các loại máy, Thiết bị công nghệ, các hệ thống điều khiển tự động, thiết bị tự động hoá, điện tử công nghiệp và Phần mềm ứng dụng trong sản xuất công nghiệp. + Kinh doanh xuất nhập khẩu các loại vật tư; thiết bị điện tử; máy, thiết bị, dụng cụ và dây chuyền công nghệ trong công nghiệp. + Đầu tư tài chính vào các công ty con và các loại hình doanh nghiệp khác. II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA VIỆN MÁY VÀ DỤNG CỤ CÔNG NGHIỆP. 2.1. Sản phẩm chủ yếu của Viện IMI 2.1.1. Sản phẩm Với mô hình nghiên cứu: “ Nghiên cứu thị trường – nhiệm vụ nghiên cứu – hợp tác quốc tế để ứng dụng các công nghệ mới – thiết kế các sản phẩm công nghệ cao- sản xuất thử - sản xuất công nghiệp – thị trường “ và trên cơ sở tiếp nhận, ứng dụng chuyển giao công nghệ của các hãng tiên tiến trên thế giới như : SIEMÉN, MAHO, BUTTNER của cộng hòa liên bang Đức…Viện đã xác định hoạt động khoa học công nghệ xuất phát từ nhu cầu thị trường cho khoa học công nghệ là yếu tố sống còn của viện. Hiện nay, Viện sản xuất được các sản phẩm cơ khí có độ hiện đại và chất lượng tương đương như chất lượng của các nước trong nhóm G7, nhưng giá thành chỉ bằng 25%- 40% so với nhập ngoại. Ngoài ra viện cũng đã đưa ra thị trường trên 20 sản phẩm công nghệ cao có khả năng cạnh tranh trong đó có 6 nhóm sản phẩm tiêu biểu: + Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành xây dựng : Sản phẩm dây chuyền Terrazzo tự động, trạm trộn bê tông xi măng tự động, trạm trộn bê tông asphalt tự động, bơm bê tông xi măng tự động, máy hàng lồng ghép tự động CNC… Đặc biệt với trạm trộn bê tông tự động với 99 chương trình cài đặt từ trước , năng suất 30- 120 m3 /h chiếm 90% thị phần trong nước mang lại cho viện hơn 70 tỷ đồng năm 2002. + Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành đo lường công nghiệp : Các loại cân to axe , cân ô tô, cân băng tải , cân silo liên hợp tự động, cân đóng bao dấu tự động. Trong đó, các loại cân điện tử có phần mềm tự động có được thị trường rất ổn định mang lại gần 20 tỷ đồng giá trị hợp đồng kinh tế mỗi năm + Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành máy công cụ CNC trong đó máy cắt tôn plasma khí ga điều khiển CNC hiện đang chiếm hầu hết thị trường tại Việt Nam, mang lại cho viện giá trị hợp đồng kinh tế gần 15 tỷ mỗi năm kể từ năm 2001. + Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành chế biến nông sản : trong đó máy phân loại cà phê xuất khẩu dự kiến trong 5 năm tới viện sẽ xuất 20 máy mỗi năm và đạt giá trị hợp đồng kinh tế tương đương 15 tỷ đồng / năm. + Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành xử lý và bảo vệ môi trường: lọc bụi túi điều khiển PLC , lọc bụi tĩnh điện điều khiển PLC … + Các sản phẩm trong các lĩnh vực khác Các sản phẩm cơ điện tử của Viện IMI đã được nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công từ 1994-2008 được thể hiện trong bảng 1 Bảng 2: Sản phẩm cơ điện tử  –Viện IMI STT Tên thiết bị Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực máy công cụ Máy công cụ các loại điều khiển CNC Máy cắt kim loại tấm bằng Plasma - Gas CP 2580 CNC Máy cắt kim loại tấm bằng Plasma - Gas CP 60120 CNC Máy cắt kim loại tấm bằng Plasma - Gas CP 90200 CNC Máy phay điều khiển số F4025 – CNC Máy cắt laser CO2 – CNC Máy gia công quả cầu không gian – CNC Máy hàn cốt thép ống kích thước lớn điều khiển CNC Máy hàn cốt thép dạng tấm điều khiển CNC Máy khoan dầm thép 5 trục tọa độ điều khiển CNC Máy ép thủy lực lực ép 150-600 tấn điều khiển CNC Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành chế biến nông sản Máy phân loại cà phê hạt theo màu sắc OPSOTEC 5.01 A Máy phân loại cà phê hạt theo màu sắc OPSOTEC 5.01 B Máy phân loại gạo theo màu sắc ROPSOTEC 4.01 A Máy sấy cà phê bằng công nghệ vi sóng công suất lớn. Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành Xây dựng, Thủy lợi, Thủy điện và Giao thông vận tải Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM30, năng suất 30 m3/h Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM45, năng suất 45 m3/h Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM60, năng suất 60 m3/h Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM80, năng suất 80 m3/h Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM100, năng suất 100 m3/h Trạm trộn bê tông kiểu cố định BM120, năng suất 120 m3/h Trạm trộn bê tông kiểu di động BMF20, năng suất 20 m3/h Trạm trộn bê tông kiểu di động BMF60, năng suất 60 m3/h Trạm trộn bê tông xi măng năng suất 120 m3/h Trạm trộn bê tông xi măng năng suất 150 m3/h Trạm trộn bê tông xi măng năng suất 250 m3/h Trạm trộn bê tông đầm lăn RCC công suất đến 250-500 m3/h Hệ thống làm lạnh cốt liệu đồng bộ kèm theo các trạm trộn bê tong đầm lăn công suất đến 500 m3/h dùng cho các công trình thi công đập thủy lợi, thủy điện Hệ thống vận chuyển bê tông đầm lăn đồng bộ với trạm trộn bê tong đầm lăn công suất đến 500 m3/h dùng cho các công trình thi công đập thủy lợi, thủy điện Máy rải bê tông tự động công suất đến 60 m3/h phục vụ thi công các đường bê tong, mặt bằng sân đỗ… Trạm trộn bê tông nhựa nóng ABP60, năng suất 60 - 80t/h Trạm trộn bê tông nhựa nóng ABP80, năng suất 80 - 100 t/h Trạm trộn bê tông nhựa nóng ABP100, năng suất 100 - 150 t/h Bơm bê tông tự động THP60, năng suất 60 m3/h Bơm bê tông tự động THP85, năng suất 85 m3/h Nhóm sản phẩm Cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp Cân tàu hỏa động điện tử WW80, tải trọng 80 tấn Cân tàu hỏa động điện tử WW100, tải trọng 100 tấn Cân tàu hỏa động điện tử WW120, tải trọng 120 tấn Cân ôtô điện tử AW30, tải trọng 30 Tấn Cân ôtô điện tử AW40, tải trọng 40 Tấn Cân ôtô điện tử AW50, tải trọng 50 Tấn Cân ôtô điện tử AW60, tải trọng 60 Tấn Cân ôtô điện tử AW80, tải trọng 80 Tấn Cân ôtô điện tử AW100, tải trọng 100 Tấn Cân ôtô điện tử AW120, tải trọng 120 Tấn Cân Silô liên hợp tự động có chương trình quản lý SW200, năng suất 200 T/h Cân Silô liên hợp tự động có chương trình quản lý SW300, năng suất 300 T/h Cân đóng bao phân đạm BUW20, năng suất 20 tấn/h Cân đóng bao phân đạm BUW50, năng suất 50 tấn/h Cân đóng bao phân lân BPW70, năng suất 70 tấn/h Cân đóng bao phân vi sinh BMMW30, năng suất 30 tấn/h Cân đóng bao bentonite BBW40, năng suất 40 t/h Cân đóng bao vữa xây dựng BMW, năng suất 40 t/h Cân băng định lượng BF30 ¸ BF350, năng suất 30-350 t/h Hệ thống định lượng và cấp phối cốt liệu cho sản xuất gạch Terrazzo TDS30, năng suất 30 tấn/h Hệ thống định lượng và cấp phối cốt liệu cho sản xuất gạch Block BDS30, năng suất 30 tấn/h Nhóm sản phẩm Cơ điện tử phục vụ ngành xử lý và bảo vệ môi trường Hệ thống thiết bị lọc bụi tĩnh điện được điều khiển tự động PLC Hệ thống thiết bị lọc bụi túi được điều khiển tự động PLC Hệ thống thiết bị lọc và xử lý nước điều khiển PLC Hệ thống thiết bị xử lý rác thải đô thị, chế biến thành phân vi sinh điều khiển PLC Hệ thống thiết bị xử lý rác thải đô thị và đốt rác phát điện Các sản phẩm trong các lĩnh vực khác Nhà máy phát điện sử dụng hơi bão hòa Máy chụp X quang thường quy kỹ thuật số cho các bệnh viện và trung tâm y tế. Máy ép cắt phế liệu điều khiển CNC, năng suất 8 tấn/h Máy quấn dây điện tự động điều khiển PLC Máy cuốn dây biến thế tự động điều khiển lập trình PLC Máy cắt băng tôn silic tự động điều khiển PLC Các hệ thống điều khiển và quản lý tòa nhà thông minh (BMS) Khách hàng chính của Viện IMI Qua nhiều năm hình thành và phát triển, Viện đã có nhiều kinh nghiệm để chế tạo ra những sản phẩm đòi hỏi tính kĩ thuật cao. Do vậy lượng khách hang ngày càng tăng và hầu hết là những công ty lớn. Tuỳ vào từng nhóm sản phẩm mà Viện có những khách hang chủ yếu sau: - Nhóm sản phẩm cơ điện tử trong ngành máy xây dựng : trạm trộn bê tông, bơm bêtông tự động: + Tổng công ty công trình giao thông 1 + Tổng công ty xây dựng cầu Thăng Long + Tổng công ty xây dựng VINACONEX + Tổng công ty xây dựng và phát triển LICOGI + Tổng cô ng ty xây dựng Bạch Đằng - Nhóm sản phầm cơ điện tử trong lĩnh vực đo lường công nghiệp: cân tàu hoả, cân băng tải tự động, cân đóng bao tự động + Nhà máy Supe Phốt phát và hoá chất Lâm Thao + Công ty phân đạm và hoá chất Hà Bắc + Cảng Hải Phòng + Xí nghiệp xi măng Lưu Xá Khi Viện tham gia đấu thầu, khách hàng của Viện đóng vai trò là chủ đầu tư. Dựa trên quyền lực của khách hàng, họ đặt ra những yêu cầu hết sức khắt khe cả về giá cả và chất lượng đòi hỏi Viện phải đáp ứng. Đối thủ cạnh tranh Viện nghiên cứu cơ khí : trực thuộc bộ Công nghiệp là cơ quan nghiên cứu triển khai của nhà nước về khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực cơ khí và có 46 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí và tự động hóa. Công ty cổ phần LILAMA thuộc Tổng Công ty Lắp máy Việt Nam đang làm chủ nhiều thiết bị, công nghệ hiện đại cung cấp cho ngành công nghiệp. Công ty VIMEO M & J.S.C : Là công ty chế tạo các sản phẩm kết cấu thép và các sản phẩm cơ khí: cốt pha, gầm… Một số công ty TNHH khác cũng đang sản xuất các thiết bị công nghệ, máy tự động Trong tình hình kinh tế thị trường như hiện nay, để cạnh tranh được Viện cần có những chiến lược để giữ vững vị trí hàng đầu như hiện nay cùng với việc không ngừng nghiên cứu, chế tạo và phát triển các sản phẩm. Đặc điểm máy móc công nghệ Trước đây, để sản xuất một sản phẩm, Viện phải nghiên cứu công nghệ của nước ngoài mà đặc biệt là của Cộng hòa liên bang Đức, chỉ tự chế tạo trong nước phần cơ khí, còn phần thiết bị phải nhập ngoại hoàn toàn. Nay phần lớn các thiết bị đó Viện đã nghiên cứu và chế tạo được. Tuy nhiên, công nghệ kỹ thuật là những nhân tố luôn luôn thay đổi, chỉ sử dụng sau một thời gian sẽ trở nên lạc hậu. Do vậy, Viện đã có tư tưởng liên kết, hợp tác với các hãng nước ngoài chuyên sản xuất các sản phẩm công nghệ cao, là khách hàng quen thuộc của Viện trên cơ sở chuyển giao cho Viện công nghệ mới nhất, tiên tiến nhất. Cơ sở vật chất cho nghiên cứu khoa học: Để phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, ngoài các xưởng sản xuất thực nghiệm sẵn có, Viện đã từng bước đầu tư xây dựng một hệ thống phòng thí nghiệm đầu ngành như: Phòng thí nghiệm tia nước áp suất cao, Phòng thí nghiệm Tự động hoá, Phòng thí nghiệm Cơ điện tử với tổng số vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng. Do các sản phẩm của viện rất đa dạng phong phú nên viện không có dây chuyền sản xuất hàng loạt cho một sản phẩm cụ thể mà thường sản xuất theo đơn đặt hàng. Với đặc điểm công ty mẹ là một đơn vị nhà nước ứng dụng nên việc chuyển giao công nghệ được thực hiện theo 4 nội dung sau : Chuyển giao Li xăng ( chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp , chuyển giao bản vẽ kỹ thuật và chuyển giao bí quyết công nghệ ) , đào tạo và cung cấp cán bộ khoa học công nghệ, chuyển giao thị trường khoa học công nghệ Quy trình sản xuất của “ trạm bê tông tự động “ – để minh họa một sản phẩm tiêu biểu của viện có hệ thống điều khiển bằng máy tính. Sơ đồ 1: Qui trình sản xuất Trạm trộn bê tông tự động Công suất 80 m3 / giờ Chuẩn bị các thiết bị chính Thiết kế trạm trộn Chế tạo trạm trộn Lắp đặt hệ thống 1 2 3 Kiểm tra, hiệu chỉnh , chạy sửa Hướng dẫn điều hành 4 5 6 Chuẩn bị vít tải cứng , lò xo cối trộn , động cơ 3 pha, động cơ 11 kw Thiết kế các moodun cơ khí chi tiết, hệ thống định lượng, hế thống khí nén thủy lực. Chuẩn bị vật tư( phôi) , thiết bị khác, tám lọt cối trơn, thiết bị tự động hóa, thiết bị điện tử. Chế tạo các b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc112356.doc
Tài liệu liên quan